Tiêu chuẩn TCVN 8335:2010 Mực tươi đông lạnh ăn liền

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8335:2010 Mực tươi đông lạnh ăn liền
Số hiệu:TCVN 8335:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8335:2010

MỰC TƯƠI ĐÔNG LẠNH ĂN LIỀN

Frozen ready-to-eat fresh squid and cuttlefish

Lời nói đầu

TCVN 8335 : 2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8335:2010

MỰC TƯƠI ĐÔNG LẠNH ĂN LIỀN

Frozen ready-to-eat fresh squid and cuttlefish

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm mực tươi đông lạnh ăn liền

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4829 : 2005 (ISO 6579 : 2002), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.

TCVN 4884 : 2005 (ISO 4833 : 2003), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 0C.

TCVN 4991 : 2005 (ISO 7937 : 2004), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp định lượng Clostridium perfringens trên đĩa thạch. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 5276:1990, Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 5652:1992, Mực tươi.

TCVN 6846 : 2007 (ISO 7251 : 2005), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định – Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1:2005), Thực phẩm bao gói sẵn.

NMKL 156, 2nd Ed.1997, Pathogenic Vibrio species. Detection and enumeration in food (các loài Vibrio gây bệnh. Phát hiện và định lượng trong thực phẩm).

3. Yêu cầu

3.1 Yêu cầu đối với nguyên liệu

Mực làm nguyên liệu để chế biến mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định trong TCVN 5652:1992.

3.2 Yêu cầu đối với sản phẩm

3.2.1 Chỉ tiêu cảm quan

Theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Từ trắng đến trắng ngà

2. Mùi

Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ

3. Vị

Ngọt đậm, không có vị lạ

4. Trạng thái

Săn chắc, đàn hồi; vết cắt nhẵn, cho phép dính ít màng lụa, không có khuyết tật trên miếng mực

5. Tạp chất

Không được có

3.2.2 Chỉ tiêu hoá học

Hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, không lớn hơn 30 mg/100 g.

3.2.3 Chất nhiễm bẩn

3.2.3.1 Hàm lượng kim loại nặng

Theo quy định hiện hành.

3.2.3.2 Dư lượng thuốc kháng sinh

Theo quy định hiện hành.

3.2.4 Yêu cầu vệ sinh

3.2.4.1 Chỉ tiêu vi sinh

Theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Chỉ tiêu vi sinh

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/g, không lớn hơn

1 ´ 105

2. E. coli, MPN/g, không lớn hơn

3

3. Salmonella, CFU/25 g

Không được có

4. Vibrio parahaemolyticus, CFU/g, không lớn hơn

10

5. Clostridium perfringens, CFU/g, không lớn hơn

10

3.2.4.2 Kí sinh trùng

Không được có kí sinh trùng gây hại cho sức khoẻ con người.

3.2.5 Phụ gia thực phẩm

Chỉ được phép sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành.

4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử, theo TCVN 5276

4.2 Xác định hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, theo Phụ lục A.

4.3 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 4884 : 2005 (ISO 4833 : 2003)

4.4 Xác định E. coli, theo TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005).

4.5 Xác định Salmonella, theo TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002).

4.6 Xác định Clostridium perfringens, theo TCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004).

4.7 Xác định Vibrio parahaemolyticus, theo NMKL 156, 2nd Ed.1997.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

5.1 Bao gói

Sản phẩm được đóng gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.

5.2 Ghi nhãn

Ghi nhãn sản phẩm theo các quy định hiện hành và theo TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1:2005).

5.3 Vận chuyển

Sản phẩm được vận chuyển trong xe lạnh chuyên dùng và trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo nhiệt độ của tâm sản phẩm không cao hơn –18 oC. Cho phép nhiệt độ tăng không quá 3 oC khi thời gian vận chuyển không vượt quá 12 h. Xe phải được làm vệ sinh, khử trùng trước khi sử dụng và theo quy định.

5.4 Bảo quản

Sản phẩm phải bảo quản trong kho lạnh chuyên dùng, nhiệt độ tâm sản phẩm phải không cao hơn –18 oC.

PHỤ LỤC A

(Quy định)

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ BAY HƠI TỔNG SỐ TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN

A.1 Phạm vi áp dụng

Phương pháp này quy định quy trình xác định hàm lượng nitơ bay hơi tổng số trong sản phẩm thủy sản. Phương pháp này có thể áp dụng khi hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số nằm trong dải từ 5 mg/100 g đến 100 mg/100 g.

A.2 Nguyên tắc

Các nitơ bazơ bay hơi có trong mẫu được chiết bằng dung dịch axit percloric. Sau khi được kiềm hóa, dịch chiết được chưng cất bằng hơi nước và các thành phần nitơ bazơ bay hơi được hấp thụ trong bình chứa axit. Chuẩn độ các nitơ bazơ đã hấp thụ bằng dung dịch axit clohydric chuẩn.

A.3 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

A.3.1 Dung dịch axit percloric, 6 g/100 ml.

A.3.2 Dung dịch natri hydroxit, 20 g/100 ml.

A.3.3 Dung dịch chuẩn axit clohydric, 0,05 mol/l.

CHÚ THÍCH Khi sử dụng thiết bị chưng cất tự động thì chuẩn độ bằng dung dịch axit clohydric 0,01 mol/l.

A.3.4 Dung dịch axit boric, 3 g/100 ml.

A.3.5 Thuốc thử silicon chống tạo bọt.

A.3.6 Dung dịch phenolphtalein, 1 g/100 ml etanol 95 %.

A.3.7 Dung dịch chỉ thị (chỉ thị hỗn hợp Tashiro), 2 g đỏ metyl và 1 g xanh metylen được hòa tan trong 1 000 ml etanol 95 %.

A.4 Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

A.4.1 Máy xay thịt để đồng hóa mẫu.

A.4.2 Máy trộn tốc độ cao, có thể quay từ 8 000 r/min đến 45 000 r/min.

A.4.3 Giấy lọc gấp nếp, đường kính 150 mm, loại lọc nhanh.

A.4.4 Buret, 5 ml, được chia độ đến 0,01 ml.

A.4.5 Thiết bị chưng cất (xem Hình A.1), có thể điều chỉnh lượng hơi nước đi qua và cung cấp một lượng hơi nước không đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết bị này phải đảm bảo kín khí để trong quá trình bổ sung các chất kiềm thì không làm thất thoát các nitơ bazơ tự do.

 

 Hình A.1 – Thiết bị chưng cất hơi nước đối với nitơ bazơ bay hơi

A.5 Cách tiến hành

CẢNH BÁO Axit percloric là chất ăn mòn mạnh, nên phải hết sức chú ý về an toàn. Các mẫu cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt sau khi phòng thử nghiệm nhận được.

A.5.1 Chuẩn bị mẫu

Nghiền kỹ mẫu, sử dụng máy xay thịt (A.4.1).

Cân 10 g ± 0,1 g phần mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình chứa thích hợp. Thêm 90,0 ml dung dịch axit percloric (A.3.1), đồng hóa mẫu trong 2 min bằng máy trộn (A.4.2) rồi lọc.

Dịch chiết có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 oC đến 6 oC trong 7 ngày.

A.5.2 Chưng cất hơi nước

Cho 50,0 ml dịch chiết thu được vào thiết bị chưng cất hơi nước (A.4.5). Để kiểm tra độ kiềm hóa của dịch chiết, thêm vài giọt phenolphtalein (A.3.6). Sau đó bổ sung vài giọt chất chống tạo bọt silicon, 6,5 ml dung dịch natri hydroxit (A.3.2) vào dịch chiết và tiến hành chưng cất ngay.

Điều chỉnh hơi nước sao cho thu được 100 ml dịch chưng cất trong 10 min. Đầu ra của thiết bị chưng cất ngập trong 100 ml dung dịch axit boric (A.3.4) đã được bổ sung năm giọt dung dịch chất chỉ thị (A.3.7). Sau đúng 10 min kết thúc việc chưng cất. Tháo ống ra của thiết bị chưng cất ra khỏi bình thu nhận và rửa sạch bằng nước.

A.5.3 Chuẩn độ

Các bazơ bay hơi có trong dung dịch nhận được sau khi chưng cất được chuẩn độ bằng dung dịch axit clohydric chuẩn (A.3.3).

Giá trị pH cuối cùng phải là 5,0 ± 0,1.

Tiến hành hai phép phân tích lặp lại. Chênh lệch giữa hai kết quả của phép xác định lặp lại không được lớn hơn 2 mg/100 g.

A.6 Phép thử trắng

Tiến hành phép thử trắng đồng thời với phép xác định nhưng sử dụng 50,0 ml dung dịch axit percloric (A.3.1) thay cho dịch chiết mẫu.

A.7 Tính toán

Hàm lượng nitơ bazơ bay hơi tổng số, TVB_N, được tính bằng miligam trên 100 g mẫu thử (mg/100 g), theo công thức sau:

trong đó

V1               là thể tích dung dịch axit clohydric đã dùng cho mẫu thử, tính bằng mililit (ml);

V0               là thể tích dung dịch axit clohydric đã dùng cho mẫu trắng, tính bằng mililit (ml);

a                là số miligam nitơ tương ứng với một mililit dung dịch chuẩn axit clohydric

                  - đối với dung dịch axit clohydric 0,01 mol/l, a = 0,14 mg/ml;

                  - đối với dung dịch axit clohydric 0,05 mol/l, a = 0,70 mg/ml.           

m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Commission Regulation (EC) No 2074/2005 of 5 December 2005. 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi