Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 8323:2010 Xác định dư lượng flusilazole trong rau quả bằng sắc ký khí
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8323:2010
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8323:2010 Rau quả-Xác định dư lượng flusilazole-Phương pháp sắc ký khí
Số hiệu: | TCVN 8323:2010 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Năm ban hành: | 2010 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8323:2010
RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG FLUSILAZOLE - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
Vegetables and fruits - Determination of flusilazole residues - Gas chromatographic method
Lời nói đầu
TCVN 8323:2010 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG FLUSILAZOLE - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
Vegetables and fruits - Determination of flusilazole residues - Gas chromatographic method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật flusilazole trong rau và quả bằng sắc kí khí.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
3. Nguyên tắc
Dư lượng flusilazole trong mẫu thử được chiết bằng dung môi axeton sau đó được xác định bằng thiết bị sắc kí khí với detector nitơ-phospho (NPD).
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có qui định khác.
4.1. Axeton, tinh khiết phân tích.
4.2. Diclometan, tinh khiết phân tích.
4.3. Ete dầu mỏ, nhiệt độ sôi trong dải từ 40oC đến 60oC.
4.4. Toluen, tinh khiết phân tích.
4.5. Natri sulfat khan, hoạt hóa ở 130oC trong 8 h, để nguội trong bình hút ẩm, bảo quản trong bình kín.
4.6. Hỗn hợp dung môi, chứa n-hexan và toluen với tỉ lệ thể tích 9:1.
4.7. Chất chuẩn flusilazole, đã biết độ tinh khiết.
4.8. Dung dịch chuẩn gốc, nồng độ 100 mg/ml
Dùng cân phân tích (5.8) cân 0,01 g chất chuẩn flusilazole (4.7), chính xác đến 0,01 mg, cho vào bình định mức dung tích 10 ml (5.1), thêm toluen (4.4) đến vạch và trộn.
4.9. Dung dịch chuẩn trung gian, nồng độ 10 mg/ml
Dùng micropipet (5.3) lấy 200 ml dung dịch chuẩn gốc flusilazole (4.8) cho vào bình định mức dung dịch 20 ml (5.1), thêm hỗn hợp dung môi (4.6) đến vạch và trộn.
4.10. Dung dịch chuẩn làm việc
Pha loãng liên tục dung dịch chuẩn trung gian (4.9) để thu được 3 dung dịch chuẩn làm việc với các nồng độ tương ứng là 1 mg/ml (dung dịch chuẩn làm việc 1), 0,5 mg/ml (dung dịch chuẩn làm việc 2) và 0,05 mg/ml (dung dịch chuẩn làm việc 3).
Các dung dịch chuẩn làm việc được bảo quản ở 4oC và có thời hạn sử dụng là 6 tháng.
4.11. Khí heli, có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,999 %.
4.12. Khí hydro, có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99,999 %.
4.13. Không khí nén dùng cho thiết bị sắt kí khí.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm như sau:
5.1. Bình định mức, dung tích 10 ml và 20 ml.
5.2. Pipet, dung tích 1 ml và 2 ml.
5.3. Micropipet, có thể đo từ 50 ml đến 200 ml
5.4. Cốc ly tâm, dung tích 250 ml hoặc loại tương đương.
5.5. Bình nón, dung tích 100 ml.
5.6. Xyranh, dung tích 10 ml, chia vạch đến 1 ml.
5.7. Ống đong, dung tích 50 ml.
5.8. Cân phân tích, có thể chính xác đến 0,01 mg.
5.9. Cân kỹ thuật, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
5.10. Thiết bị đồng hóa Ultra-Turrax, tốc độ không nhỏ hơn 13 500 r/min.
5.11. Thiết bị cô quay chân không
5.12. Máy nghiền mẫu.
5.13. Máy ly tâm, tốc độ không nhỏ hơn 2 000 r/min, có ống ly tâm dung tích 250 ml.
5.14. Thiết bị sắc ký khí, được trang bị như sau:
- buồng bơm mẫu, chia dòng và không chia dòng:
- detector nitơ - phospho (NPD);
- cột mao quản DB-5, dài 30 m, đường kính 0,32 mm, chiều dày pha tĩnh 0,25 mm, hoặc loại tương đương;
- máy vi tính.
6. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999) Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).
7. Cách tiến hành
7.1. Yêu cầu chung
Toàn bộ quá trình phân tích nên được thực hiện trong ngày. Nếu không phân tích được trong ngày thì phải bảo quản dịch mẫu ở 4oC.
7.2. Chuẩn bị mẫu
Mẫu thử được nghiền trong máy nghiền mẫu (5.12) đến khi đồng nhất.
7.3. Chuẩn bị phần mẫu thử
Dùng cân (5.9) cân khoảng 20 g mẫu thử (m) đã được đồng nhất (xem 7.2), chính xác đến 0,01g, vào cốc ly tâm dung tích 250 ml (5.4). Thêm vào cốc 40 ml axeton, đồng hóa trong 30 s bằng thiết bị Ultra-Turrax (5.10) với tốc độ 13 500 r/min, thêm lần lượt 40 ml ete dầu mỏ, 40 ml diclometan, 5g natri sulfat khan, đồng hóa trong 30 s bằng thiết bị Ultra-Turrax (5.10) với tốc độ 13 500 r/min, sau đó ly tâm bằng thiết bị ly tâm (5.13) với tốc độ 2 000 r/min trong 10 min, thu toàn bộ dịch chiết và ghi lại thể tích (V1). Dùng ống đong (5.7) lấy 30 ml (V2) dịch lỏng thu được cho vào bình nón dung tích 100 ml (5.5) và cô cạn (làm bay hơi) bằng thiết bị cô quay chân không (5.11) ở 40oC, dùng 2 ml (VE) hỗn hợp dung môi (4.6) để hòa tan dư lượng thu được phần mẫu thử.
7.4. Chuẩn bị phần mẫu trắng
Mẫu trắng là mẫu được biết trước không chứa dư lượng flusilazole, được chuẩn bị theo quy trình trong 7.3.
7.5. Chuẩn bị phần mẫu kiểm tra hiệu suất thu hồi
Dùng cân (5.9) cân khoảng 20 g mẫu trắng đã được đồng nhất (xem 7.2), chính xác đến 0,01 g, vào cốc ly tâm dung tích 250 ml (5.4). Dùng micropipet (5.3) thêm 200 ml dung dịch chuẩn trung gian (4.9), để yên trong nhiệt độ phòng tối thiểu 15 min. Tiếp tục thực hiện theo 7.3.
7.6. Điều kiện phân tích
Nhiệt độ buồng bơm mẫu: | 240oC; |
Thể tích bơm mẫu: | 2 ml, không chia dòng; |
Nhiệt độ cột tách: | nhiệt độ ban đầu 80oC giữ trong 1 min, tăng 40oC/min đến nhiệt độ 160oC, tăng 3oC/min đến 250oC, tăng 10oC/min đến nhiệt độ cuối 280oC và giữ trong 10 min; |
Tốc độ khí mang (He): | 1,7 ml/min; |
Nhiệt độ detector: | 270oC; |
Tốc độ khí hydro (H2): | 4 ml/min; |
Tốc độ dòng không khí: | 120 ml/min; |
Tốc độ khí heli bổ trợ: | 10 ml/min. |
7.7. Dựng đường chuẩn
Dựng đường chuẩn của flusilazole (tương quan giữa diện tích/chiều cao píc và nồng độ chất chuẩn) tại 3 điểm có nồng độ tương ứng trong dung dịch chuẩn làm việc 1, dung dịch chuẩn làm việc 2 và dung dịch chuẩn làm việc 3 (4.10).
7.8. Xác định
Bơm lần lượt dung dịch phần mẫu trắng (7.4), dung dịch phần mẫu thử (7.3), dung dịch phần mẫu kiểm tra hiệu suất thu hồi (7.5) vào thiết bị sắc kí khí (5.14). Xác định nồng độ các dung dịch dựa vào đường chuẩn. Nếu nồng độ của mẫu thử nằm ngoài đường chuẩn thì điều chỉnh bằng cách pha loãng dung dịch phần mẫu thử (không pha loãng lượng mẫu bơm).
8. Tính kết quả
Dư lượng flusilazole, X, biểu thị bằng miligam trên kilogam (mg/kg), được tính theo công thức:
trong đó:
X0 là nồng độ flusilazole được xác định bằng đường chuẩn (7.8), tính bằng microgam trên mililit (mg/ml);
VE là thể tích mẫu thử (xem 7.3), tính bằng mililit (ml);
V1 là thể tích dịch chiết thu được (xem 7.3), tính bằng mililit (ml);
V2 là thể tích dịch chiết được lấy ra để làm bay hơi (xem 7.3), tính bằng mililit (ml);
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
P là độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%).
9. Hiệu suất thu hồi và giới hạn xác định
9.1. Hiệu suất thu hồi của phương pháp: từ 70 % đến 110 %.
9.2. Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ): 0,02 mg/kg.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng đến kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] British Crop Protection Council 2003, The Pesticide Manual.
[2] Food and Drug Aministration of USA, 1994, Pesticide Analysis Manual, Volume 1, Section 302, E1.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.