Tiêu chuẩn TCVN 8176:2009 Xác định hàm lượng chất khô trong sữa chua

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8176:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8176:2009 ISO 13580:2005 Sữa chua-Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)
Số hiệu:TCVN 8176:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8176:2009

ISO 13580:2005

SỮA CHUA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TỔNG SỐ (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

Yogurt - Determination of total solids content (Reference method)

Lời nói đầu

TCVN 8176 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 13580 : 2005;

TCVN 8176 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sa và sản phm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Cht lượng đ ngh, Bộ Khoa hc và ng nghệ công bố.

SỮA CHUA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHT KHÔ TNG SỐ (PHƯƠNG PHÁP CHUN)

Yogurt - Determination of total solids content (Reference method)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp chuẩn đ xác định hàm lượng cht khô tổng số trong sữa chua thường, các loại sữa chua có bổ sung trái cây, đường và hương liệu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6509 (ISO 11869), Sữa chua - Xác định độ axit chun độ - Phương pháp điện thế1

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Hàm lượng chất khô tổng s (total solids content)

Phn khối lượng của các cht còn lại sau khi kết thúc quá trình sy được qui định trong tiêu chun này.

CHÚ THÍCH: Hàm lượng cht khô tổng số được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

4. Nguyên tắc

Nước trong phần mẫu thử được cho bay hơi với sự có mặt của kẽm oxit trong tủ sấy ở 102 oC ± 2 oC. Hàm lượng axit lactic được xác định để bù vào lượng nước đã mt do trung hòa.

5. Thuốc thử

Ch sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng là nước khoáng hoặc nước ít nht có độ tinh khiết tương đương.

5.1. Km oxit, có độ tinh khiết tối thiểu 99 %.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ th như sau.

6.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg, có thể đọc chính xác đến 0,1 mg.

6.2. Bình hút m, chứa cht làm khô hiệu quả (ví dụ: silica gel mới sấy khô với cht ch thị m)

6.3. Tủ sấy, được đối lưu không khí, có thể duy trì nhiệt độ ở 102 oC ± 2 oC trong khắp buồng sấy.

6.4. Đĩa đáy phẳng, có chiu cao 20 mm đến 25 mm và đường kính từ 50 mm đến 75 mm, bng vật liệu thích hợp (như thép không gỉ, niken hoặc nhôm), có nắp đậy kín, dễ dàng tháo ri.

6.5. Nồi cách thủy đun sôi hoặc nồi hơi.

6.6. Que khuấy ngn, bằng thủy tinh, một đu được làm dẹt và có kích thước phù hợp với đĩa (6.4).

6.7. Thiết b đồng hóa, đ đồng nht sữa chua có chứa trái cây (xem 8.2).

6.8. Thìa hoặc dao trộn.

7. Lấy mẫu

Mu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này, nên ly mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707)

Bảo quản mẫu sao cho không làm hư hỏng hoặc thay đổi thành phần của mẫu.

8. Chuẩn bị mẫu thử

8.1. Sữa chua thường và có bổ sung hương liệu, sữa chua có đường

Đưa mẫu về nhiệt độ từ 20 oC đến 25 oC. Dùng thìa hoặc dao trộn đ trộn kỹ mẫu, bằng cách khuy tròn ở lớp trên bề mặt mẫu đ trộn kỹ.

8.2. Sữa chua có bổ sung trái cây

Đưa mẫu v nhiệt độ từ 20 oC đến 25 oC. Dùng thiết bị thích hợp đ đồng hóa mẫu, sao cho trái cây được nghin nhvà phân tán đều.

Chuyn mẫu thử sang vật chứa kín khí cho đến khi phân tích, tiến hành phân tích càng sớm càng tốt sau khi mẫu đã đồng nhất.

Nếu không th thực hiện được ngay thì chú ý bảo qun mẫu không bị giảm cht lượng và tránh ngưng tụ m bên trong vật chứa

9. Cách tiến hành

9.1. Chuẩn bị đĩa

Sấy đĩa đã mở (6.4) chứa khoảng 2 g kẽm oxit (5.1), cùng với nắp và que khuy (6.6) được đặt trên nắp trong tủ sấy (6.3) 102 oC ít nht 1 h.

Đậy nắp đĩa cùng với que khuy ở trên đĩa và chuyển ngay sang bình hút ẩm (6.2). Đ nguội đến nhiệt độ phòng ít nht 45 min.

Cân đĩa cùng với nắp và que khuy chính xác đến 1 mg.

9.2. Phần mẫu thử

Nghiêng đĩa để dồn kẽm oxit vào một bên của đĩa đã chuẩn bị (9.1). Cho khoảng 1 g mẫu thử đã chuẩn bị (Điu 8) vào phần trống trong đĩa. Đậy nắp đĩa cùng với que khuấy ở trên.

Cân đĩa cùng vi nắp đậy và que khuấy trên, chính xác đến 1 mg.

9.3. Xác định hàm lượng chất khô tng số

9.3.1. Bổ sung 5 ml nước vào phn mẫu thử (9.2) trong đĩa. Dùng que khuấy để trộn kỹ phần mẫu thử đã pha loãng cùng với km oxit. Dàn đều hỗn hợp trên đáy đĩa. Đ que khuấy có đầu dẹt để trộn nm trong hỗn hợp và đầu còn lại dựa trên thành đĩa.

9.3.2. Làm nóng đĩa trên nồi cách thủy đun sôi hoặc nồi hơi (6.5), sao cho diện tích tối đa của đĩa được tiếp xúc vi hơi nóng. Tiếp tục làm nóng khoảng 30 min, thường xuyên khuấy lượng chứa trong đĩa giai đoạn làm nóng ban đầu, sao cho phn cht lng bay hơi tối đa.

9.3.3. Lấy đĩa ra khỏi nồi cách thủy hoặc ni hơi và lau đĩa đ loại bỏ hết nước. Đ que khuấy trong đĩa rồi đặt đĩa cùng với np đậy bên cạnh vào trong t sấy (6.3) đ 102 oC trong 3 h. Đậy ngay nắp đĩa cùng vi que khuy trong đĩa và chuyển ngay sang bình hút ẩm (6.2).

9.3.4. Đ đĩa cùng với lượng cha bên trong vào bình hút m nguội đến nhiệt độ phòng cân ít nht 45 min. Cân đĩa cùng với lượng cha bên trong, chính xác đến 1 mg.

9.3.5. Sấy lại đĩa với lượng chứa bên trong cùng với nắp đậy thêm 1 h như trong 9.3.3.

Đậy np đĩa và chuyn ngay sang bình hút m (6.2). Làm nguội như trong 9.3.4. Cân đĩa cùng với lượng chứa bên trong và nắp đậy, chính xác đến 1 mg.

9.3.6. Lặp lại quá trình sy này và qui trình cân (9.3.5) cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 1,0 mg.

Ly phn khối lượng nhỏ nht đ tính.

9.4. Phương pháp xác đnh hàm lượng axit lactic

Đ bù cho lượng nước tht thoát do việc trung hòa sữa chua bng kẽm oxit, xác định độ axit chuẩn độ của mẫu thử (tính bng gam axit lactic trên 100 g mẫu) theo TCVN 6509 (ISO 11869)

10. Tính và biểu thị kết quả

10.1. Phương pháp tính

Tính hàm lượng chất khô tổng số, w, của mẫu thử, theo phần trăm khối lượng bng công thức sau:

w =

trong đó

m0 là khối lượng của đĩa (c kẽm oxit), cùng với nắp đậy và que khuấy (9.1), tính bằng gam (g);

m1 là khối lượng của đĩa (cả kẽm oxit), cùng với nắp đậy và que khuấy và mẫu thử (9.2), tính bng gam (g);

m2 là khối lượng của đĩa, cùng với nắp đậy, que khuấy và mẫu thử đã sấy khô (gồm c kẽm oxit) (9.3.6), tính bằng gam (g);

a là độ axit chun độ thu được trong 9.4, tính bằng gam axit lactic trên 100 g sản phm;

0,1 giá trị bù cho sự hao hụt nước do kết quả trung hòa axit của sữa chua với kẽm oxit (9.3.1).

10.2. Biu thị kết quả

Biểu thị các kết quả thu được đến hai chữ số thập phân.

11. Độ chụm

11.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm

Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm vđộ chụm của phương pháp được đưa ra trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ và các chất nền khác với các giá trị đã nêu.

11.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử độc lập, đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dựng cùng thiết bị, thực hin trong một khoảng thi gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá 0,28 %.

11.3. Độ tái lp

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống ht nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá 0,45 %.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ v mẫu thử;

b) phương pháp lấy mu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử nghiệm đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điu được coi là tuỳ ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thử;

e) kết quả thử nghiệm thu được; nếu thỏa mãn yêu cầu v độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Phép thử liên phòng thử nghiệm

Phép thử cộng tác quốc tế (xem [4]) gồm tám phòng thử nghiệm tham gia thực hiện trên tám mẫu sữa chua. Phép thử này do Swiss Dairy Reseach Institute tổ chức thực hiện.

Các kết quả thu được đã được phân tích thống kê theo TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) đ cho các số liệu v độ chụm như trong Bảng A.1. Tt c các giá trị trong bảng A.1 được tính bng phần trăm khối lượng.

Bảng A.1 – Kết quả của phép thử Iiên phòng thử nghiệm

Mẫu thử

A

B

C

D

E

F

G

H

Trung bình

S lượng phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

8

8

8

8

8

8

8

8

Giá trị trung bình, %

12,88

19,42

24,53

21,62

11,37

11,65

13,63

21,9

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr %

0,096

0,092

0,068

0,107

0,096

0,132

0,071

0,107

0,096

Hệ số biến thiên lp lại, %

0,75

0,48

0,40

0,50

0,84

1,14

0,52

0,51

0,64

Giới hạn lặp li, r(=2,8 sr), %

0,27

0,26

0,27

0,30

0,27

0,37

0,20

0,30

0,28

Độ lệch chuẩn tái lập, sR %

0,150

0,196

0,207

0,182

0,132

0,157

0,093

0,175

0,16

Hệ s biến thiên tái lập, %

1,16

1,02

0,85

0,85

1,16

1,34

0,69

0,83

0,99

Giới hạn tái lập, R (=2,8 sR), %

0,42

0,55

0,58

0,51

0,37

0,44

0,26

0,49

0,45

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phm sữa - Hướng dẫn lấy mu.

[2] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Các định nghĩa và nguyên tắc chung.

[3] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phn 2: Phương pháp cơ bản để xác định độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp đo tu chuẩn.

[4] Bulletin of the International Dairy Federation, No.285, 1993, p. 30


1 Tương đương IDF 150.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi