Tiêu chuẩn TCVN 8153:2009 Xác định chỉ số phân tán nước của bơ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8153:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8153:2009 ISO 7586:1985 Bơ-Xác định chỉ số phân tán nước
Số hiệu:TCVN 8153:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8153:2009

ISO 7586:1985

BƠ - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ PHÂN TÁN NƯỚC

Butter - Determination of water dispersion value

Lời nói đầu

TCVN 8153 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 7586 : 1985;

TCVN 8153 : 2009 do Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BƠ - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ PHÂN TÁN NƯỚC

Butter - Determination of water dispersion value

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định chỉ số phân tán nước của bơ.

CHÚ THÍCH: Chỉ số phân tán nước của bơ được dùng cho mục đích phân hạng, vì kích cỡ và sự phân bố của các hạt nước liên quan chặt chẽ với thời hạn sử dụng của bơ.

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại bơ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Chỉ số phân tán nước của bơ (water dispersion value of butter)

Ước tính sự phân bố nước theo thang chia độ, biểu thị bằng đơn vị chia độ, theo phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này.

4. Nguyên tắc

Cho một loại giấy chỉ thị đặc biệt tiếp xúc với bề mặt phẳng mới cắt của miếng bơ, nước có trong bơ sẽ tạo ra những đốm trên giấy chỉ thị. (Các đốm này cho biết số lượng, hình dạng và kích cỡ của các hạt nước trong bơ và sự phân bố của chúng). Ước tính sự phân tán của nước bằng cách so sánh các điểm đánh dấu trên giấy chỉ thị với thang chia độ.

5. Dụng cụ và vật liệu

5.1. Giấy chỉ thị "wator"1), là những miếng hình chữ nhật có kích thước khoảng 40 mm x 78 mm

Giấy chỉ thị được sử dụng phải là giấy lọc không nhăn (bề mặt không có gấp nếp), không xeo, không cứng, bề mặt không dày, không có bụi xơ giấy. Cả hai mặt đều có chất lượng như nhau.

Khối lượng trên một đơn vị diện tích: 85 g/m2 đến 90 g/m2.

Chiều cao hút: 90 mm đến 100 mm trong 30 min.

Độ tương phản màu của các đốm trên giấy chỉ thị phải tương đương với độ tương phản màu của thang chia độ. Màu sắc của các lô hàng khác nhau phải giống nhau.

Giấy và chất chỉ thị không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm tương đối nhỏ hơn 70 %. Chất chỉ thị phải bền với không khí. Các đốm trên giấy chỉ thị được sử dụng phải bền trong ít nhất 2 tháng mà không bị thay đổi cơ bản.

Các bao gói sử dụng trong phòng thử nghiệm phải không thấm nước. Bảo quản các bao gói kín khí và chống ẩm sao cho không làm thay đổi các tính chất của giấy chỉ thị trong thời gian 6 tháng.

5.2. Dây cắt, được giữ căng, đường kính 0,5 mm, hoặc dụng cụ cắt thích hợp khác.

5.3. Kẹp, bằng thép không gỉ.

5.4. Dao trộn, bằng thép không gỉ.

5.5. Thang chia độ (xem Hình 1).

CHÚ THÍCH: Việc phân loại các thang chỉ thị thành 2A, 2B và 2C tương đương với các dạng phân tán nước, mặc dù khác nhau về hình dạng, tỉ lệ nhưng có cùng chỉ số. Tương tự đối với 3A, 3B và 3C.

Hình 1 - Thang chia độ (bảng ASSILEC)

6. Lấy mẫu

6.1. Lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).

6.2. Bảo quản mẫu trước và trong quá trình vận chuyển đến phòng thử nghiệm ở nhiệt độ 0 0C đến 15 0C, tốt nhất là 13 0C ± 2 0C.

7. Cách tiến hành

7.1. Giữ mẫu ở 13 0C ± 2 0C trong ít nhất 24 h.

7.2. Cho mẫu chưa đóng gói lên giá đỡ thích hợp, sau đó dùng dây cắt hoặc dụng cụ thích hợp (5.2) cắt mẫu một lần nhưng không quá nhanh để thu được mẫu bề mặt tươi, nhẵn, phẳng có kích thước phù hợp với giấy chỉ thị theo quy định trong 7.3.

CHÚ THÍCH: Sự biến dạng của bơ có thể làm thay đổi sự phân bố nước và do vậy phải tránh làm biến dạng bơ trong quá trình cắt đến mức có thể.

Không để mặt cắt phẳng của mẫu bơ tiếp xúc tiếp với phần loại bỏ và dây cắt.

7.3. Ngay sau khi cắt, dùng kẹp khô (5.3) đặt một tờ giấy chỉ thị (5.1) lên mặt cắt sao cho toàn bộ diện tích giấy nằm trên mặt cắt của mẫu bơ, khoảng cách giữa mép giấy và mép tương ứng của mặt cắt không nhỏ hơn 1 cm. Dùng dao trộn khô (5.4) ấn nhẹ giấy lên mặt cắt, không để cho giấy trượt. Giữ yên trong 20 min đến 30 min, sau đó dùng kẹp cẩn thận lấy giấy ra khỏi mẫu bơ.

7.4. So sánh mặt giấy không tiếp xúc với bơ với thang chia độ (5.5).

CHÚ THÍCH: Mặt giấy tiếp xúc với bơ có thể được tách nhẹ bằng dao. Có thể giữ giấy này trong túi nhỏ bằng chất dẻo trong suốt làm căn cứ cho sự phân "hạng".

8. Biểu thị kết quả

Ghi lại chỉ số phân tán nước theo chỉ số gần nhất tương ứng với mật độ các đốm thu được trên mẫu.

9. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép xác định, tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp do cùng một người thao tác, trên các bề mặt phẳng gần nhau của cùng một mẫu bơ, không quá 1 điểm trên thang chia độ.

CHÚ THÍCH: Nếu chênh lệch giữa hai phép xác định vượt quá 1 điểm trên thang chia độ thì có thể có sự phân bố nước không đồng đều.

Trong trường hợp này, cần thực hiện phép xác định thứ ba trên cùng một mẫu. Chỉ số phân tán nước được lấy theo giá trị trung bình của ba phép xác định, làm tròn đến số nguyên.

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp thử đã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập đến các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tùy chọn, cùng với các chi tiết của các tình huống có ảnh hưởng đến kết quả.

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử.


1) "Wator" là tên thương mại độc quyền của sản phẩm có bán sẵn của hãng Macherey Nagel and Co, Duren, CHLB Đức. Có thể sử dụng sản phẩm thay thế tương đương, tuy nhiên nên sử dụng sản phẩm này nếu cần tính độ tái lập của các kết quả thử. Hiện nay chưa có sản phẩm bán sẵn nào khác được dùng để tính độ tái lập. Thông tin này đưa ra nhằm mục đích tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này, còn ISO không ấn định phải sử dụng sản phẩm trên.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi