Tiêu chuẩn TCVN 5258:2008 Ngô dạng hạt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:2008

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:2008 Ngô (hạt)
Số hiệu:TCVN 5258:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5258:2008

NGÔ (HẠT)

Maize (Corn)

Lời nói đầu

TCVN 5258:2008 thay thế TCVN 5258-90;

TCVN 5258:2008 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 153-1985, Soát xét 1-1995;

TCVN 5258:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

NGÔ (HẠT)

Maize (Corn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ngô hạt thực phẩm dưới dạng bao gói sẵn hoặc bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với ngô răng ngựa nguyên hạt, Zea mays indentata L., đã tách vỏ và/hoặc ngô đá Zea mays indurata L., hoặc các dòng lai của chúng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho ngô đã qua chế biến.

2. Mô tả

2.1. Định nghĩa sản phẩm

Ngô (hạt) là ngô đã được tách khỏi bắp như qui định trong điều 1.

3. Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng

3.1. Chỉ tiêu chất lượng – Yêu cầu chung

3.1.1. Ngô phải đảm bảo an toàn và thích hợp cho người tiêu dùng.

3.1.2. Ngô phải không có mùi, vị lạ và không được chứa côn trùng sống.

3.1.3. Ngô phải không được lẫn tạp chất với lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3.2. Chỉ tiêu chất lượng – Yêu cầu cụ thể

3.2.1. Độ ẩm tối đa 15,5 % (tính theo khối lượng).

Giới hạn độ ẩm cũng có thể qui định ở mức thấp hơn ở một số nơi do ảnh hưởng của khí hậu, thời gian vận chuyển và bảo quản.

3.2.2. Chất ngoại lai bao gồm tạp chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ không phải là ngô, hạt vỡ, các loại hạt khác và chất bẩn.

3.2.2.1. Chất bẩn là các tạp chất có nguồn gốc động vật (bao gồm xác côn trùng): tối đa 0,1 % (tính theo khối lượng).

3.2.2.2. Hạt gây độc và hạt gây hại

Sản phẩm qui định trong tiêu chuẩn này không được chứa các hạt gây độc hoặc hạt gây hại với lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Crotolaria (loài Crotalaria spp.), hạt cỏ dại (Agrostemma githago L.,), hạt thầu dầu (Ricinus commuis L.,), hạt cà độc dược (Datura spp.), và các loại hạt thông thường khác có hại cho sức khỏe con người.

3.2.2.3. Chất hữu cơ ngoại lai khác được xác định như các thành phần hữu cơ khác không phải ngũ cốc (hạt ngoại lai, cuống .v.v…) [tối đa là 1,5 % (tính theo khối lượng)].

3.2.2.4. Chất vô cơ ngoại lai được xác định như các thành phần vô cơ bất kỳ (đá, bụi.v.v….) [tối đa 0,5 % (tính theo khối lượng)].

4. Chất nhiễm bẩn

4.1. Kim loại nặng

Ngô (hạt) không được chứa các kim loại nặng với một lượng có thể gây hại cho sức khỏe con người.

4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Ngô (hạt) phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo qui định của Codex về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm này.

4.3. Độc tố nấm mốc

Ngô (hạt) phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo qui định của Codex về độc tố nấm mốc đối với sản phẩm này.

5. Vệ sinh

5.1. Sản phẩm qui định trong tiêu chuẩn này được sản xuất và xử lý phù hợp với các phần tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969; Rev.4:2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các Qui phạm thực hành khác có liên quan đến sản phẩm này.

5.2. Theo thực hành sản xuất tốt (GMP), thì sản phẩm không được có các tạp chất không mong muốn.

5.3. Khi thử nghiệm bằng các phương pháp lấy mẫu và kiểm tra thích hợp, sản phẩm phải:

- không chứa vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khỏe con người.

- Không được chứa ký sinh trùng có thể gây hại đến sức khỏe con người; và

- không được chứa bất kỳ một chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khỏe con người.

6. Bao gói

6.1. Ngô (hạt) phải được đóng gói trong bao bì hợp vệ sinh, đảm bảo chất lượng vệ sinh, dinh dưỡng, công nghệ và đặc tính cảm quan của sản phẩm.

6.2. Bao bì, bao gồm cả vật liệu bao gói, được làm bằng chất liệu đảm bảo an toàn và thích hợp với mục đích sử dụng. Chúng không được thôi nhiễm các chất độc hoặc mùi, vị không mong muốn vào sản phẩm.

6.3. Sản phẩm được đóng gói trong các bao bì sạch, bền và được khâu chắc chắn hoặc kín.

7. Ghi nhãn

Ngoài các qui định trong TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1:1985, Rev.1-1991) Ghi nhãn cho thực phẩm bao gói sẵn còn áp dụng các điều khoản cụ thể sau đây:

7.1. Tên sản phẩm

7.1.1. Tên sản phẩm phải ghi rõ trên nhãn là “Ngô (hạt)”.

7.2. Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ

Thông tin đối với các vật chứa không dùng để bán lẻ phải ghi ngay trên vật chứa hoặc để trong các tài liệu kèm theo, ngoại trừ tên của sản phẩm, nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đóng gói phải được ghi trên vật chứa. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

8. Các phương pháp phân tích và lấy mẫu

Xem danh mục các phương pháp phân tích và lấy mẫu của Codex tập 13.

PHỤ LỤC

Trong những trường hợp có nhiều hơn một chỉ tiêu giới hạn và/hoặc một phương pháp phân tích thì người sử dụng sẽ lựa chọn một giới hạn và một phương pháp phân tích thích hợp.

Chỉ tiêu chất lượng/Mô tả

Giới hạn

Phương pháp phân tích

Màu khác của hạt ngô

Ngô vàng: Hạt ngô có màu vàng và/hoặc màu đỏ nhạt. Hạt ngô có màu vàng lẫn màu đỏ thẫm, màu đỏ thẫm chiếm ít hơn 50 % bề mặt hạt cũng được coi là hạt ngô vàng.

Tối đa: 5,0 % khối lượng ngô có màu sắc khác

Kiểm tra bằng cảm quan

Ngô trắng: Hạt ngô có màu trắng và hoặc màu hồng nhạt. Ngô trắng cũng có nghĩa là hạt ngô có màu trắng lẫn hồng, màu hồng chiếm ít hơn 50 % bề mặt hạt

Tối đa: 2,0 % khối lượng ngô có màu sắc khác

Ngô đỏ: Hạt ngô có màu hồng và trắng hoặc màu đỏ thẫm và vàng, màu hồng hoặc đỏ thẫm chiếm nhiều hơn hoặc bằng 50 % bề mặt của hạt

Tối đa: 5,0 % khối lượng của ngô có màu sắc khác

Ngô hỗn hợp

Các dạng hạt ngô

Ngô đá

Tối đa: 5,0 % khối lượng của ngô có hình dạng khác

Kiểm tra bằng cảm quan

Ngô răng ngựa

Tối đa: 5,0 % khối lượng của ngô có hình dạng khác

Khoảng: 5,0 % đến 95 %

Ngô đá và ngô răng ngựa

Bằng khối lượng của ngô đá

Khuyết tật

Hạt bị khuyết tật: hạt bị côn trùng hoặc sâu bọ phá hoại, bị bẩn, bị bệnh, bị biến màu, bị mọc mầm, bị hủy hoại do giá rét hoặc do các nguyên nhân khác

Tối đa: 7,0 % trong đó các hạt bị bệnh không được quá 0,5 %

Kiểm tra bằng cảm quan

Hạt vỡ

Tối đa: 6,0 %

TCVN 4994-89 (ISO 5223:1983) (dùng rây kim loại có đường kính 4,50 mm)

Các hạt khác

Tối đa: 2,0 %

Kiểm tra bằng cảm quan

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi