Tiêu chuẩn TCVN 5140:2008 Bộ phận hàng hóa áp dụng giới hạn dư lượng tối đa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5140:2008

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5140:2008 Bộ phận hàng hóa áp dụng giới hạn dư lượng tối đa và được dùng để phân tích
Số hiệu:TCVN 5140:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5140:2008

BỘ PHẬN HÀNG HÓA ÁP DỤNG GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA VÀ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH

Portion of commodities to which codex maximum residue limits apply and which is analyzed

Lời nói đầu

TCVN 5140:2008 thay thế TCVN 5140:1990;

TCVN 5140:2008 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 41-1993, Volume 2A, Part 1-2000;

TCVN 5140:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BỘ PHẬN HÀNG HÓA ÁP DỤNG GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA VÀ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH

Portion of commodities to which codex maximum residue limits apply and which is analyzed

Giới thiệu

Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) trong hầu hết các trường hợp đã được công bố đối với sản phẩm nông nghiệp cụ thể chưa qua chế biến khi đưa vào thương mại quốc tế. Trong một số trường hợp, tiêu chuẩn gồm cả việc mô tả phần sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến áp dụng MRL, ví dụ: quả hạnh và đậu được bỏ vỏ. Trong các trường hợp khác, các tiêu chuẩn như vậy không được cung cấp. Bởi vậy, trừ khi trường hợp có qui định khác, phần sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến áp dụng MRL và được chuẩn bị làm mẫu phân tích để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được mô tả theo bảng dưới đây.

Phân loại hàng hóa

Phần sản phẩm áp dụng MRL (và được dùng để phân tích)

Nhóm 1 - Rau ăn rễ và rau ăn củ

Nhóm này là loại thực phẩm giàu chất tinh bột bao gồm các loại rễ cứng phình to, củ, thân hành hoặc thân rễ, hầu hết là ở dưới đất, của nhiều loại thực vật khác nhau. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Rau ăn rễ và củ:

Tất cả các loại sản phẩm được cắt bỏ cuống. Rửa củ và rễ với nước lạnh, dùng bàn chải chải nhẹ để bỏ đi phần đất bẩn, nếu cần thiết, và sau đó dùng giấy thấm nhẹ cho khô. Đối với cà rốt, sau khi khô, dùng dao cắt bỏ cẩn thận toàn bộ phần cuống bằng cách cắt đến tận đáy của cuống tại điểm thấp nhất.

Loại bỏ đất bám vào sản phẩm (bằng cách rửa bằng nước hoặc chải nhẹ đối với hành khô).

củ cải đường

củ cải

củ cải Thụy Điển

củ khoai tây

cà rốt

củ từ

cần tây

củ khoai lang

củ cải đỏ

Nhóm 2 - Hành

Hành là loại thực phẩm có vị hăng bao gồm các loại hành củ, hoặc mầm của họ lily (Liliaceae).

Loại bỏ đất bám vào sản phẩm (bằng cách rửa bằng nước hoặc chải nhẹ).

Tất cả các loại hành đều được dùng bằng cách bỏ đi lớp vỏ mỏng ở ngoài giống như da.

Các loại hành

củ tỏi

hành

Đối với hành/hành khô và tỏi: toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ rễ, các vật dính ngoài vỏ.

hành tây

hành lá

Với hành tây và hành lá: toàn bộ sản phẩm sau khi bỏ rễ và làm sạch đất bám vào.

Nhóm 3 - Rau ăn lá (không kể bắp cải)

Rau có lá (trừ những loại thuộc nhóm 4) là thực phẩm bao gồm các thực vật ăn, các phần lá Nhóm 1. Toàn bộ lá có thể dùng làm thực phẩm. Họ bắp cải sẽ được phân thành nhóm riêng.

Rau ăn lá

Toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ những lá bị thối hoặc héo.

lá cây củ cải đường

lá củ cải

ngô non

rau chân vịt

rau diếp quăn

lá củ cải đường

rau diếp

củ cải Thụy Sỹ

Nhóm 4 - Họ bắp cải

Họ bắp cải là thực phẩm gồm lá, cuống và hoa non của các loại thực vật được biết phổ biến và xếp vào họ bắp cải. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Họ bắp cải:

Toàn bộ sản phẩm được loại bỏ lá thối hoặc bị héo. Đối với súp lơ và ngọn bông cải xanh, búp cải Brusel thì ngọn và cuống tước bỏ lá; đối với ngọn bông cải xanh thì chỉ loại bỏ nụ hoa.

súp lơ xanh

súp lơ

bắp cải Brusel

collard

cải bắp

cải xoăn

cải bắp Trung Quốc

xu hào

cải đỏ

cây mù tạt xanh

cải Xavoa

Nhóm 5 - Rau ăn thân

Rau ăn thân là thực phẩm bao gồm các loại cuống hay cành non ăn được của nhiều loại cây.

Rau ăn thân:

Toàn bộ sản phẩm được loại bỏ lá thối hoặc bị héo. Đối với cây đại hoàng và măng tây: chỉ giữ cuống. Với cần tây và cây đại hoàng: loại bỏ đất bẩn (bằng cách rửa hoặc chải nhẹ sản phẩm khô).

cây atiso

rễ rau diếp xoăn

cần tây

cây đại hoàng

Nhóm 6 - Rau họ đậu

Rau họ đậu bao gồm hạt khô hoặc mọng nước, đậu non hoặc cây được biết đến thuộc họ đậu. Với loại hạt mọng nước có thể ăn cả hạt đậu hoặc bóc vỏ. Cây họ đậu cho gia súc ăn thuộc Nhóm 18.

Rau họ đậu:

Toàn bộ là sản phẩm.

đậu

đậu navy

đậu tằm

cây đậu tây

đậu lùn

đậu Snap

đậu Pháp

đậu nành

đậu xanh

đậu Hà Lan

đậu tây

đậu cow

đậu lima

đậu ngọt Hà Lan

Nhóm 7 -  Rau ăn quả - ăn cả vỏ

Bao gồm quả non hoặc chín của rất nhiều loại cây, thường là cây leo hoặc cây bụi. Toàn bộ quả có thể dùng làm thực phẩm

Rau ăn quả - ăn cả vỏ:

Toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ cuống.

dưa chuột

ớt

quả cà

dưa chuột bao tử

cà chua

cây mướp tây

Nhóm 8 - Rau ăn quả - không ăn vỏ

Bao gồm các loại quả non hoặc chín của nhiều loại cây, thường là cây leo hoặc cây bụi. Phần ăn được được bảo vệ trong một lớp da, vỏ, hoặc vỏ khô mà sẽ loại bỏ trước khi sử dụng.

Quả rau - không ăn vỏ:

Toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ cuống.

dưa đỏ

dưa

dưa hấu

bí ngô

quả bí mùa đông

Nhóm 9 - Nhóm quả có múi

Giống cam quýt được thu hoạch từ cây họ cửu lý hương và có các đặc tính: vỏ chứa dầu thơm, quả hình cầu, bên trong gồm nhiều múi. Trong quá trình sinh trưởng quả được phun thuốc bảo vệ thực vật. Phần thịt quả có thể sử dụng làm đồ uống.

Nhóm quả có múi:

Toàn bộ sản phẩm

Nhóm 10 - Nhóm quả táo, lê

Là quả của các loại cây có họ với quả lê thuộc họ hoa hồng. Chúng có đặc điểm là phần thịt bao quanh lõi, lõi gồm có phần da giống như lá noãn bao lấy hạt. Toàn bộ quả, trừ phần lõi có thể ăn tươi hoặc ở dạng nước quả xay.

Nhóm quả, táo lê

Toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ cuống.

táo

quả mộc qua

Nhóm 11 -  Quả có hạt

Là quả của các loại cây có họ với quả lê thuộc họ hoa hồng, có đặc điểm là phần thịt bọc lấy một hạt cứng. Cả quả, trừ hạt có thể ăn tươi hoặc chế biến.

Quả có hạt:

Toàn bộ sản phẩm sau khi bỏ cuống và hạt nhưng dư lượng được tính toán và biểu thị theo toàn bộ sản phẩm không có cuống.

quả mơ

quả xuân đào

quả anh đào

quả đào

quả anh đào chua

quả mận

quả anh đào ngọt

Nhóm 12 - Nhóm quả mọng

Nhóm quả mọng bao gồm rất nhiều loại thực vật có quả với tỉ trọng vỏ ngoài cao. Quả thuộc nhóm này thường có hạt, có thể ăn tươi hoặc chế biến.

Nhóm quả mọng:

Toàn bộ sản phẩm sau khi loại bỏ cuống và núm. Riêng với nho Hy Lạp thì để lại cuống.

quả mâm xôi

quả lý gai (gooseberries)

cây việt quất

nho

boysenberries

loganberries

nam việt quất

raspberries

nho Hy Lạp

dâu tây

dewberries

Nhóm 13 - Quả được phân loại - có ăn vỏ

Bao gồm quả non và chín của nhiều loại cây, thường là cây bụi hay cây thuộc vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, có thể ăn tươi hoặc chế biến.

Quả được phân loại - có ăn vỏ:

Với chà là và ô liu: Toàn bộ sản phẩm sau khi bỏ cuống và hạt nhưng dư lượng được tính trên toàn bộ quả.

Sung: toàn bộ quả.

quả chà là

quả ô liu

quả sung

Nhóm 14 - Quả được phân loại - không ăn vỏ

Bao gồm quả non và chín của nhiều loại cây, thường là cây bụi hay cây thuộc vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, phần ăn được có lớp bảo vệ có thể ăn tươi hoặc chế biến.

Quả được phân loại - không ăn vỏ:

Toàn bộ sản phẩm, nếu không có quy định khác:

Dứa: bỏ phần đầu.

Lê và xoài: là thành phẩm sau khi bỏ đất bẩn nhưng tính dư lượng trên toàn bộ quả.

Chuối: sau khi bỏ phần cuống và núm

lê tàu

xoài

chuối

đu đủ

ổi

quả lạc tiên

quả kiwi

dứa

Nhóm 15 - Ngũ cốc

Ngũ cốc bao gồm nhóm các loại hạt chứa tinh bột thu hoạch từ nhiều loại thực vật chủ yếu thuộc nhóm cây thân cỏ (Gramineae). Lớp vỏ khô bên ngoài được bỏ đi trước khi sử dụng.

Ngũ cốc:

Toàn bộ sản phẩm.

Ngô tươi và ngô ngọt: gồm hạt và lõi, bỏ lớp vỏ.

lúa mạch

lúa mạch đen

ngô

cây lúa miến

yến mạch

ngô ngọt

lúa gạo

lúa mì

Nhóm 16 - Thân cuống của cây trồng

Gồm thân của nhiều loại cây trồng, hầu hết là nhóm thân cỏ được trồng rộng rãi để làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất đường. Phần thân cây trồng làm thức ăn chăn nuôi thường dưới dạng cỏ tươi, ủ xilô, hoặc cỏ khô. Cây để làm đường thì được chế biến.

Thân và cuống của cây trồng:

Toàn bộ sản phẩm.

rơm và rạ lúa mạch

thân cây ngô

lúa mạch phơi khô

rơm lúa miến

Nhóm 17 - Hạt cây họ đậu có dầu

Hạt cây họ đậu có dầu là hạt chín của cây họ đậu được trồng để sản xuất dầu ăn thực vật hoặc trực tiếp làm thực phẩm cho con người.

Hai cây họ đậu có dầu:

Lấy toàn bộ hạt sau khi bỏ vỏ.

Lạc

Nhóm 18 - Thức ăn chăn nuôi và cây họ đậu

Gồm rất nhiều loại khác nhau của cây họ đậu làm cỏ tươi, cỏ khô hay ủ xilô có thể có cả hạt hoặc không. Dùng làm thức ăn cho động vật dưới dạng tươi hoặc khô.

Thức ăn chăn nuôi và cây họ đậu:

Toàn bộ sản phẩm

cỏ linh lăng khô

đậu phộng khô

đậu khô

đậu Hà Lan khô

cỏ ba lá khô

đậu tương

Nhóm 19 - Quả hạnh

Quả hạnh và quả của rất nhiều loại cây hoặc cây bụi, đặc điểm của chúng là có một lớp vỏ cứng không ăn được bao quanh phần hạt chứa dầu. Phần ăn được của quả cây có thể ăn tươi, phơi khô hoặc chế biến.

Quả hạnh:

Toàn bộ sản phẩm sau khi bỏ vỏ.

Hạt dẻ: Toàn bộ phần trong vỏ mềm (áo).

quả hạnh

quả macadania

hạt dẻ

hồ đào

hạt phỉ

quả óc chó

Nhóm 20 - Hạt có dầu

Hạt có dầu bao gồm hạt của rất nhiều loại cây được sử dụng trong sản xuất dầu ăn thực vật. Một số loại hạt có dầu thực vật quan trọng là sản phẩm phụ của thu hoạch sợi hoặc quả.

Hạt có dầu:

Toàn bộ sản phẩm.

hạt bông

hạt cây rum

hạt lanh

hạt hoa hướng dương

hạt cải dầu

Nhóm 21 - Hạt cây nhiệt đới

Hạt cây nhiệt đới bao gồm hạt của một vài cây hoặc cây bụi nhiệt đới hay cận nhiệt đới hầu hết được sử dụng trong sản xuất đồ uống và bánh kẹo. Chúng được tiêu thụ sau khi chế biến.

Hạt cây nhiệt đới:

Toàn bộ sản phẩm.

hạt cacao

hạt cà phê

Nhóm 22 - Rau thơm

Rau thơm bao gồm lá, cuống và rễ của nhiều loại cây thảo mộc được dùng để tăng mùi vị của các loại thực phẩm khác. Chúng được tiêu thụ dưới dạng tươi hoặc khô trong thành phần của thực phẩm khác.

Rau thơm:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 23 - Gia vị

Gia vị bao gồm hạt, rễ, quả và quả mọng có mùi thơm của nhiều loại cây được sử dụng làm tăng hương vị cho thực phẩm khác. Chúng được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng khô làm thành phần của thực phẩm khác.

Gia vị:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 24 - Chè

Chè bao gồm lá của một vài loại cây, nhưng chủ yếu là họ cây hoa trà Camellia sinensis, được sử dụng để làm đồ uống. Chúng được tiêu thụ dưới dạng chất chiết sản phẩm khô hoặc đã qua chế biến.

Chè:

Toàn bộ sản phẩm

Nhóm 25 - Thịt

Thịt là phần mô cơ, bao gồm cả phần mỡ dính kèm lấy từ thân thịt của động vật để bán. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Thịt:

Toàn bộ sản phẩm. (Đối với thuốc bảo vệ thực vật tan được trong mỡ thì một phần mỡ thịt được phân tích và MRL áp dụng cho mỡ thịt)1

thịt nguyên thân (và mỡ)

thịt gia súc nguyên thân

thịt dê nguyên thân

thịt lợn nguyên thân

thịt cừu nguyên thân

Nhóm 26 - Mỡ động vật

Mỡ động vật là mỡ được rán hay tách chiết từ mô mỡ của động vật. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Mỡ động vật:

Toàn bộ sản phẩm.

mỡ đại gia súc

mỡ cừu

mỡ lợn

Nhóm 27 - Phụ phẩm của thịt

Phụ phẩm thịt là những mô và nội tạng ăn được, ngoài thịt và mỡ động vật, thu được khi giết mổ động vật để bán. Ví dụ như: gan, bầu dục, lưỡi, tim. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Phụ phẩm của thịt (như gan, bầu dục, v.v…)

Toàn bộ sản phẩm.

phụ phẩm thịt của gia súc

phụ phẩm thịt của dê

phụ phẩm thịt của lợn

phụ phẩm thịt của cừu

Nhóm 28 - Sữa

Sữa là chất được tiết ra từ vú của nhiều loại động vật ăn cỏ nhai lại cho sữa, thường là đã thuần hóa. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Sữa2:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 29 - Chất béo của sữa

Chất béo của sữa được tách hoặc chiết từ sữa.

Chất béo của sữa:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 30 - Thịt gia cầm

Thịt gia cầm là mô cơ gồm cả mỡ và da của gia cầm dùng để bán. Có thể dùng toàn bộ để làm thực phẩm.

Thịt gia cầm:

Toàn bộ sản phẩm. (Đối với thuốc bảo vệ thực vật tan được trong mỡ thì một phần mỡ được phân tích và MRL áp dụng cho mỡ thịt).

Nhóm 31 - Mỡ gia cầm

Mỡ gia cầm là phần mỡ được lọc ra từ mô mỡ của gia cầm.

Mỡ gia cầm:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 32 - Phụ phẩm thịt gia cầm

Phụ phẩm thịt gia cầm là các mô và nội tạng, ngoại trừ thịt và mỡ gia cầm, thu được sau khi giết mổ gia cầm.

Phụ phẩm thịt gia cầm:

Toàn bộ sản phẩm.

Nhóm 33 - Trứng

Trứng là phần tươi ăn được, thu được từ quá trình sinh sản của một vài gia cầm. Phần ăn được bao gồm lòng trắng và lòng đỏ sau khi bỏ vỏ.

Trứng:

Toàn bộ lòng trắng và lòng đỏ trứng được trộn lẫn sau khi bỏ vỏ.


1 Đối với sữa và sản phẩm sữa liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tan được trong chất béo, xem phần 1 của Volume 2A.

2 Đối với sữa và sản phẩm sữa liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tan được trong chất béo, xem phần 1 của Volume 2A.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi