Tiêu chuẩn TCVN 10111:2013 Xác định độ kiềm của dầu mỡ động thực vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10111:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10111:2013 ISO 10539:2002 Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định độ kiềm
Số hiệu:TCVN 10111:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10111:2013

ISO 10539:2002

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM

Animal and vegetable fats and oils – Determination of alkalinity

Lời nói đầu

TCVN 10111:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 10539:2002;

TCVN 10111:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM

Animal and vegetable fats and oils – Determination of alkalinity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ kiềm của dầu mỡ động vật và thực vật không phân biệt các thành phần khác nhau. Phương pháp này không áp dụng cho mỡ động vật tan chảy, cũng như cho dầu và mỡ có độ axit lớn hơn 60% (phần khối lượng) xác định được theo TCVN 6127 (ISO 660).

CHÚ THÍCH: Dầu và mỡ có thể chứa thành phần kiềm tự nhiên (ví dụ: canxi xà phòng hóa từ xương) hoặc ngẫu nhiên (ví dụ: natri xà phòng hóa không hết trong dầu và mỡ đã tinh luyện chưa hoàn chỉnh).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6127:2007 (ISO 660:1996)*), Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định trị số axit và độ axit.

TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989)**), Dầu mỡ động vật và thực vật – Chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Độ kiềm (alkalinity)

Phần chất kiềm trong dầu hoặc mỡ xác định được bằng phương pháp chuẩn độ với axit clohydric, theo phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này.

4. Nguyên tắc

Phần mẫu thử được hòa tan trong dung dịch axeton ấm và được chuẩn độ bằng axit clohydric.

5. Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích, trừ khi có qui định khác.

5.1. Nước, loại 3 qui định trong TCVN 4851 (ISO 3696).

5.2. Dung dịch axeton

Trộn 970 ml axeton, 20 ml nước và 10 ml dung dịch xanh bromophenol (2 g/l trong axeton). Thêm dung dịch natri hydroxit [c(NaOH) = 0,1 mol/l] để tạo màu xanh, sau đó thêm axit clohydric [c(HCl) = 0,1 mol/l] cho đến khi xuất hiện màu xanh vàng.

5.3. Dung dịch chuẩn axit clohydric, c(HCl) = 0,01 mol/l, được chuẩn hóa không quá 7 ngày trước khi sử dụng.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

6.1. Dụng cụ thủy tinh bo silicat, để đựng dung dịch axeton (5.2).

6.2. Bình nón, có cổ rộng và dung tích từ 400 ml đến 500 ml.

7. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.

Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 2625 (ISO 5555).

8. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6128 (ISO 661).

9. Cách tiến hành

9.1. Chuẩn bị dụng cụ thử

Tráng bình nón (6.2) và khuấy bình bằng các phần 20 ml dung dịch axeton (5.2) cho đến khi dung dịch axeton không đổi màu. Để khô bình và thanh khuấy.

9.2. Phần mẫu thử

Cân phần mẫu thử (Điều 8) đến 40 g (xem Bảng 1), chính xác đến 0,1 g, tùy thuộc vào kết quả dự kiến và màu của mẫu. Làm tan chảy phần mẫu thử đặc ở dưới điểm sôi của axeton. Thêm 100 ml axeton (5.2) ở 40 oC và khuấy. Để yên cho đến khi dung dịch tách thành hai lớp khi có mặt xà phòng thì lớp trên có màu xanh.

Bảng 1 – Khối lượng phần mẫu thử

Màu của mẫu

Kết quả dự kiến

mg natri oleat/kg mẫu

Khối lượng

g

Nhạt

nhỏ hơn hoặc bằng 500

40

Nhạt

trên 500 đến 1 000

10

Nhạt

trên 1 000

4

Đậm

không có mối tương quan

2

Rất đậm

không có mối tương quan

1

Đối với các phần mẫu thử nhỏ hơn 10 g, lấy các phần mẫu lặp lại ít nhất là 5 g và gộp các phần khối lượng và thể tích chuẩn độ để tính kết quả cho một lần xác định.

9.3. Xác định

Chuẩn độ dung dịch ấm (30 oC đến 40 oC) bằng axit clohydric (5.3) trong khi vẫn khuấy cho đến khi màu của chất chỉ thị đổi từ màu xanh (hoặc xanh lá cây) thành màu xanh vàng của axeton (5.2) thêm vào. Để yên hỗn hợp lắng xuống để quan sát rõ màu.

CHÚ THÍCH: Nên sử dụng bếp điện có bộ khuấy từ và buret.

9.4. Số phép xác định

Tiến hành hai phép xác định trên cùng một mẫu thử, xử lý lặp lại đối với các phần mẫu thử nhỏ để tính kết quả cho một lần xác định (xem Bảng 1).

10. Biểu thị kết quả

Độ kiềm có thể được biểu thị theo khối lượng, tính bằng miligam, của natri oleat trên kilogam dầu hoặc mỡ, hoặc theo phần trăm (khối lượng) của natri hydroxit:

a) Độ kiềm tính theo natri hydroxit được tính như sau:

b) Độ kiềm tính theo natri oleat được tính như sau:

Trong đó:

A là độ kiềm biểu thị bằng phần trăm (khối lượng) natri hydroxit;

S là độ kiềm biểu thị bằng miligam natri oleat trên kilogam mẫu;

m là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g);

c là nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn axit clohydric được sử dụng, tính bằng mol trên lít (mol/l);

V là thể tích dung dịch thể tích chuẩn axit clohydric đã dùng để chuẩn độ phần mẫu thử, tính bằng mililit (ml).

Lấy kết quả trung bình của hai phép xác định, khi đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại (xem 11.2).

11. Độ chụm

11.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm

Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ và nền mẫu khác với các dải nồng độ và các nền mẫu đã nêu.

11.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập, đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp lớn hơn độ lặp lại r nêu trong Bảng A.1 đối với mức trung bình xác định được.

11.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp lớn hơn độ tái lập R nêu trong Bảng A.1 đối với mức trung bình xác định được.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:

- mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

- phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

- mọi điều kiện thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả;

- các kết quả thử thu được hoặc nếu kiểm tra độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

Phép thử cộng tác quốc tế đã được tiến hành theo phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này. Phép thử này gồm 15 phòng thử nghiệm của sáu quốc gia tham gia, do AFNOR tổ chức và các kết quả thu được đã được phân tích thống kê theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) cho dữ liệu về độ chụm được nêu trong Bảng A.1

Bảng A.1 – Dữ liệu về độ chụm

 

Mẫu D

Mẫu E

Mẫu H

Số lượng phòng thử nghiệm

15

15

15

Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ

14

11

12

Độ kiềm trung bình (mg/kg)

8,3

216,3

12,5

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr (mg/kg)

0,7

0,6

0,5

Hệ số biến thiên lặp lại (%)

8,1

0,3

3,6

Giới hạn lặp lại, r (mg/kg)

1,9

1,8

1,3

Độ lệch chuẩn tái lập, sR (mg/kg)

2,3

8,4

9,5

Hệ số biến thiên tái lập (%)

27,1

3,9

76,1

Giới hạn tái lập, R (mg/kg)

6,4

23,7

27,0

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[2] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[3] TCVN 2625 (ISO 5555), Dầu mỡ động vật và thực vật – Lấy mẫu.

[4] ISO/TC 34/SC 11 N 683, Animal and vegetable fats and oils – Determination of alkalinity – Results of an international collaborative test.



*) TCVN 6127:2000 (ISO 660:1996) hiện nay đã hủy và được thay bằng TCVN 6127:2010 (ISO 660:2009).

**) TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) hiện nay đã hủy và được thay bằng TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi