Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:1993 Nước mắm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:1993

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:1993 Nước mắm
Số hiệu:TCVN 5107:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:1993

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5107:1993

NƯỚC MẮM

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại nước mắm sản xuất từ cá

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Phân hạng: Nước mắm được phân làm 4 hạng:

Đặc biệt

Thượng hạng

Hạng 1

Hạng 2

1.2. Các chỉ tiêu cảm quan của nước mắm theo quy định trong bảng 1

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Đặc biệt

Thượng hạng

Hạng 1

Hạng 2

1. Màu sắc

Từ vàng, vàng nâu đến nâu vàng

2. Độ trong

Trong sánh, không vẩn đục

Trong, không vẩn đục

3. Mùi

Thơm rất đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ

Thơm đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ

4. Vị

Ngọt của đạm

Có hậu vị rõ

Ngọt của đạm

Có hậu vị

Ngọt của đạm

Ít hậu vị

Ngọt của đạm

Không mặn chát

1.3. Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm theo quy định trong bảng 2

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

Đặc biệt

Thượng hạng

Hạng 1

Hạng 2

1. Hàm lượng Nitơ toàn phần tính bằng g/l không nhỏ hơn

25

20

15

10

2. Hàm lượng Nitơ axit amin, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không nhỏ hơn

46

45

40

34

3. Hàm lượng Nitơ amôniac, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không lớn hơn

25

26

30

35

4. Hàm lượng axit, tính bằng g/l theo axit axêtic, không nhỏ hơn

6,5

6

4

3

5. Hàm lượng muối Natri clorua, tính bằng g/l, trong khoảng

260 - 295

1.4. Chỉ tiêu vi sinh: Theo TCVN 5526-91.

1.5. Chỉ tiêu kim loại nặng - giới hạn hàm lượng chì theo TCVN 5685-92.

1.6. Điều kiện áp dụng

1.6.1. Mục 1.1, 1.2, 1.3 khuyến khích áp dụng

1.6.2. Mục 1.4, 1.5 bắt buộc áp dụng

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 5276-90 và các mục sau đây:

2.1.1. Đơn vị chỉ định lấy mẫu

2.1.1.1. Đơn vị chứa có dung tích từ 3000 lít trở lên, mỗi đơn vị chứa lấy một mẫu ban đầu, mẫu này đồng thời là mẫu trung bình.

2.1.1.2. Đơn vị chứa có dung tích từ 1000 đến dưới 3000 lít, lấy mẫu trung bình ở tất cả các đơn vị chứa.

2.1.1.3. Đơn vị chứa có dung tích từ 100 đến dưới 10001 số đơn vị chỉ định lấy mẫu từ 10% số đơn vị chứa của lô đó, nhưng không nhỏ hơn 6 đơn vị.

2.1.1.4. Đơn vị chứa có dung tích dưới 1001 số đơn vị chỉ định lấy mẫu là 5%, nhưng không nhỏ hơn 15 đơn vị.

2.1.1.5. Trường hợp số đơn vị chứa trong nhóm nhỏ hơn số đơn vị chỉ định lấy mẫu (6 và 15) thì lấy mẫu ở tất cả các đơn vị chứa; Đơn vị chứa có dung tích nhỏ (chai 650 ml) nhưng số lượng lại lớn thì mẫu ban đầu lấy nguyên chai với tỷ lệ 0,5% đến 1% số đơn vị chứa của lô đó.

2.1.2. Khi lấy mẫu phải khuấy đảo đều và lấy ở nhiều điểm khác nhau khối lượng lấy mẫu ban đầu bằng 1% khối lượng nước mắm có trong đơn vị chứa đó. Tập trung mẫu đã lấy vào một dụng cụ khô sạch, khuấy đều rồi lấy 2000 ml làm mẫu trung bình. Trường hợp không đủ 2000 ml thì nâng tỷ lệ mẫu lấy trong các đơn vị chỉ định lên cho đủ 2000 ml.

2.1.3. Mẫu thử trung bình đóng vào 3 chai, dung tích mỗi chai 300 ml một chai để bên giao, hai chai để bên nhận, trong đó một chai để phân tích, một chai lưu để theo dõi quá trình bảo quản và để xử lý khi tranh chấp.

Chai đựng mẫu phải khô sạch và được tráng bằng nước mắm của mẫu trung bình, được niêm phong cẩn thận và được dán nhãn với nội dung:

- Tên đơn vị sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh

- Tên và hạng sản phẩm

- Khối lượng lô hàng

- Ngày tháng năm lấy mẫu

- Họ và tên người lấy mẫu - bên giao và bên nhận

2.2. Phương pháp thử cảm quan

Dụng cụ và điều kiện thử cảm quan theo TCVN 3215-79

Lắc đều chai đựng mẫu thử, mở nút chai rót ra 13-20ml nước mắm vào một cốc thủy tinh không màu, khô, sạch, có dung tích 50 ml để xác định chỉ tiêu cảm quan.

2.2.1. Xác định màu sắc: khi nhận xét màu phải đặt cốc đựng mẫu thử nơi sáng, dưới nền trắng. Mắt người quan sát cùng phía với nguồn sáng chiếu vào mẫu thử.

2.2.2. Xác định độ trong: Đặt cốc đựng mẫu thử ở giữa nguồn sáng và mắt người quan sát, lắc nhẹ cốc để xác định độ trong.

2.2.3. Xác định vị: dùng đũa thủy tinh chấm vào mẫu thử đưa lên đầu lưỡi để xác định vị.

2.2.4. Xác định mùi: sau khi rót nước mắm từ chai mẫu vào cốc, phải để yên 15 phút mới xác định mùi.

2.2.5. Sau khi dùng mẫu nước mắm xác định các chỉ tiêu cảm quan không được để trở lại chai đựng mẫu thử và cũng không được dùng để xác định các chỉ tiêu hóa học.

2.3. Phương pháp thử các chỉ tiêu hóa học:

2.3.1. Chuẩn bị mẫu phân tích: Lắc đều chai đựng mẫu, lọc tất cả nước mắm qua giấy lọc hoặc bông vào một chai khô, sạch, dùng ống hút lấy chính xác 10 ml nước mắm đã lọc, chuyển vào bình định mức 200ml thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều.

Dung dịch này chỉ được sử dụng trong 4 giờ, kể từ khi pha xong.

2.3.2. Xác định Nitơ toàn phần theo TCVN 3705-90.

2.3.3. Xác định hàm lượng nitơ amôniac theo TCVN 3706-90. Hàm lượng nitơ amôniac tính bằng % theo công thức sau:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:1993 Nước mắm

Trong đó:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:1993 Nước mắm là nitơ amôniac tính bằng g/l.

Xtp là hàm lượng nitơ toàn phần tính bằng g/l.

2.3.4. Xác định hàm lượng axit theo TCVN 3702-90.

2.3.5. Xác định hàm lượng nitơ axit amin theo TCVN 3708-90.

Hàm lượng nitơ axit amin tính bằng % theo công thức sau:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:1993 Nước mắm

Trong đó: XAA là hàm lượng nitơ axit amin tính bằng g/l.

2.3.6. Xác định hàm lượng muối natri clorua theo TCVN 3701-90.

2.4. Phương pháp thử vi sinh

2.4.1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli, Coliforms, Salmonella, Shigella, Staphilococcus/aureus theo TCVN 5287-90.

2.4.2. Clostridium perfringens theo TCVN 4991-89.

3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

3.1. Nước mắm phải được chứa trong các dụng cụ khô sạch có nắp đậy. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng không được làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và sức khoẻ con người.

3.2. Ghi nhãn

3.2.1. Trên các dụng cụ chứa đựng phải có ký hiệu đúng với phiếu chứng nhận chất lượng.

3.2.2. Bao bì bán lẻ phải có nhãn nội dung như sau:

- Tên cơ sở sản xuất kinh doanh

- Tên và hạng sản phẩm

- Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn sản phẩm

- Ngày, tháng, năm đóng gói

3.3. Vận chuyển: nước mắm phải được chuyển chở bằng các phương tiện sạch sẽ, hợp vệ sinh.

3.4. Bảo quản

3.4.1. Nước mắm bảo quản trong kho phải được sắp xếp theo từng hạng sản phẩm, từng thời gian sản xuất, thuận tiện cho việc kiểm tra bảo quản.

3.4.2. Thời hạn sử dụng của nước mắm tối thiểu 75 ngày, kể từ ngày xuất khỏi kho xí nghiệp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi