Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 566:2003 Hạt đậu hà lan đóng hộp
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 566:2003
Số hiệu: | 10TCN 566:2003 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 23/07/2003 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 566:2003
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 566:2003
HẠT ĐẬU HÀ LAN ĐÓNG HỘP
Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2003/QĐ-BNN Ngày 23 tháng 7 năm 2003
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm chế biến từ hạt Đậu Hà Lan, có tên La tinh là Pisum sativum L. , tên tiếng Anh là Garden pea, được đóng hộp, ghép kín, thanh trùng và bảo quản.
2. Yêu cầu kỹ thuật
Hạt đậu Hà Lan đóng hộp phải được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cấp có thẩm quyền duyệt y.
2.1 Yêu cầu nguyên liệu, vật liệu
2.1.1 Hạt đậu Hà Lan được dùng để đóng hộp có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Màu sắc: Hạt đậu Hà Lan phải có màu sắc đặc trưng từ xanh lục đến xanh lục ánh vàng; không dùng những hạt có màu vàng, màu nâu hoặc những hạt đã bị biến màu. Hạt đậu khô sau khi đã ngâm hoàn nguyên cho phép lẫn những hạt màu vàng, màu trắng, nhưng không quá 5% theo khối lượng.
Mùi: Phải có mùi đặc trưng của hạt đậu tốt, không có các mùi lạ.
Hình thức:
- Đường kính của hạt đậu tươi và hạt đậu khô sau khi đã ngâm nước để hoàn nguyên không lớn hơn 9mm.
- Kích thước hạt đậu phải tương đối đồng đều trong cùng một lô hàng.
- Hạt đậu không bị sâu mọt, không bị vỡ mảnh, không bị lép, không bong tróc vỏ, không được phép có tạp chất.
- Hạt đậu khô sau khi đã ngâm nước để hoàn nguyên không được nhăn nheo.
2.1.2. Đường kính: Đường kính trắng loại I, theo TCVN 6959:2001
2.1.3. Muối ăn: Theo TCVN 3974 - 84
2.1.4. Các chất phụ gia thực phẩm: theo quy định số 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
2.1.5. Hộp sắt:
Theo 10TCN 172 – 93: Hộp sắt hàn điện dùng cho đồ hộp thực phẩm.
2.2. Yêu cầu thành phẩm
2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan:
Màu sắc: Hạt đậu có màu xanh lục nhạt đến xanh ánh vàng đặc trưng của sản phẩm.
Hình thái: Hạt đậu trong một hộp phải tương đối đồng đều, mềm, bở, không sượng, không nhũn nát. Cho phép có hạt bị nứt, tỷ lệ hạt bị nứt không quá 10% so với khối lượng cái của hộp.
Hương vị: Hương thơm đặc trưng của sản phẩm, có vị bùi, mặn, ngọt, hài hoà.
Dung dịch: Từ trong đến đục nhẹ, có màu xanh lục nhạt đặc trưng của sản phẩm; cho phép lẫn ít thịt của hạt đậu Hà Lan, không được phép có tạp chất lạ.
2.2.2. Chỉ tiêu lý, hoá
2.2.2.1. Khối lượng
Khối lượng tịnh của mỗi loại bao bì phải đúng với khối lượng tịnh ghi trên nhãn.
Khối lượng cái: Không nhỏ hơn 55% khối lượng tịnh.
2.2.2.2. Hàm lượng chất khô hoà tan:
Không dưới 7%.
2.2.2.3. Hàm lượng muối ăn
Không quá 0,6 %.
2.2.2.4. Hàm lượng kim loại nặng tuân theo quyết định 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
Cụ thể:
Chì (Pb) không quá 0,3 mg/kg
Đồng (Cu ) không quá 5,0 mg/kg
Kẽm (Zn) không quá 5,0 mg/kg
Thiếc (Sn) không quá 200,0 mg/kg
2.2.3 Chỉ tiêu vi sinh vật
Theo quyết định 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
Cụ thể:
Vi sinh vật | Giới hạn cho phép trong 1g hay 1ml thực phẩm
|
E.coli | 0 |
S.aureus | 0 |
Cl.perfringens | 0 |
TSBT NM-M | 0 |
3. Phương pháp thử
3.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 4409-87.
3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý và hoá
Theo các TCVN sau:
TCVN 5072-90: Đồ hộp- Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 4410-87: Đồ hộp- Phương pháp thử cảm quan.
TCVN 4411-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp.
TCVN 4413-87: Đồ hộp- Phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học.
TCVN 4414-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng chất khô hoà tan bằng khúc xạ kế.
TCVN 4415-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng nước.
TCVN 4589-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi.
TCVN 4590-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng xenluloza thô.
TCVN 4591-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng muối ăn natri clorua.
TCVN 4594-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột.
TCVN 3216-94: Đồ hộp rau quả- Phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm.
3.3 Kiểm tra hàm lượng các kim loại nặng
Theo các TCVN sau:
Xác định kim loại nặng- Qui định chung: TCVN 1976-88.
Xác định hàm lượng chì: TCVN 1978-88
Xác định hàm lượng đồng: TCVN 5368-91 hoặc TCVN 6541- 1999
Xác định hàm lượng kẽm: TCVN 5487-91
Xác định hàm lượng thiếc: TCVN 1981-88 hoặc TCVN 5496-91
3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật
Theo TCVN 280-68: Đồ hộp rau quả- Phương pháp kiểm nghiệm si sinh vật.
4. Bao gói, ghi nhãn,bảo quản và vận chuyển
Bảo quản và vận chuyển: Theo TCVN 167- 86
- Ghi nhãn:Theo quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.