Quy chuẩn QCVN01-100:2012/BNNPTNT Yêu cầu vệ sinh thú y

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-100:2012/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-100:2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế
Số hiệu:QCVN 01-100:2012/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:03/07/2012Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-100:2012/BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-100:2012/BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-100:2012/BNNPTNT

YÊU CẦU CHUNG VỀ VỆ SINH THÚ Y TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TƯƠI SỐNG VÀ SƠ CHẾ

National technical regulation on

General veterinary hygiene requirements for Equipment and vehicles using for transport of live animal, animal’s fresh and primary processing products

Lời nói đầu

QCVN 01-100:2012/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

YÊU CẦU CHUNG VỀ VỆ SINH THÚ Y TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TƯƠI SỐNG VÀ SƠ CHẾ

National technical regulation on

General veterinary hygiene requirements for equipment and vehicles using for transport of live animal, animal’s fresh and primary processing products.

1. Quy định chung:

1.1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chuẩn này quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế.

1.2. Đối tượng áp dụng:

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa:

Trong quy chuẩn này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Đại gia súc là trâu, bò, lừa, la, ngựa.

1.3.2. Tiểu gia súc là lợn, dê, cừu, thỏ.

1.3.3. Gia cầm là gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu.

1.3.4. Sản phẩm động vật là sản phẩm của các loài gia súc, gia cầm ở dạng tươi sống và sơ chế.

1.3.5. Phương tiện vận chuyển bao gồm các phương tiện được dùng để chuyên chở động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế.

1.3.6. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong vận chuyển bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ được sử dụng để nhốt giữ, chăm sóc động vật; các trang thiết bị, dụng cụ được sử dụng để bao gói, bảo quản sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển.

1.3.7. Thùng chứa là các phương tiện sử dụng để chứa các sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng lỏng khi vận chuyển.

1.3.8. Vệ sinh tiêu độc khử trùng là việc sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, hóa học để loại bỏ các tác nhân gây hại cho người và động vật.

1.3.9. Chất thải bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng phát sinh trong quá trình vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

2. Quy định kỹ thuật:

2.1. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật.

2.1.1. Yêu cầu chung.

2.1.1.1. Khoang chứa động vật.

2.1.1.1.1. Được thiết kế, chế tạo chắc chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật nhằm bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển; có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm tra, xử lý, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, trước, trong và sau quá trình vận chuyển.

2.1.1.1.2. Sàn được làm bằng vật liệu chắc chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa; mặt sàn đảm bảo kín, bằng phẳng, không trơn trượt và thiết kế có khả năng thoát nước tốt.

2.1.1.1.3. Khoang chứa động vật được thiết kế đảm bảo không có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây tổn thương cho động vật trong quá trình vận chuyển.

2.1.1.1.4. Đối với phương tiện vận chuyển động vật chuyên dụng:

2.1.1.1.4.1. Sàn nên được thiết kế có rãnh thoát nước, sàn cấu tạo 02 đáy hoặc hầm chứa để thu hồi chất thải (mặt sàn đảm bảo kín không để rò rỉ chất thải ra môi trường).

2.1.1.1.4.2. Có thể thiết kế hệ thống nâng, hạ để bốc dỡ động vật lên, xuống.

2.1.1.1.5. Đảm bảo cung cấp đủ không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên (Phụ lục1).

2.1.1.1.6. Chiều cao của thành khoang chứa đảm bảo động vật không thoát ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

2.1.1.1.7. Khoang chứa động vật phải tách biệt với khoang chứa người điều khiển phương tiện.

2.1.1.1.8. Trường hợp động vật được vận chuyển bằng công ten nơ thì phải được đánh dấu bằng biểu tượng chỉ sự có mặt của động vật sống và ký hiệu chỉ chiều đứng của động vật.

2.1.1.2. Che chắn (mui, bạt).

2.1.1.2.1. Mui, bạt được sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết khắc nghiệt và các yếu tố ngoại cảnh đối với động vật.

2.1.1.2.2. Mui, bạt được làm từ vật liệu không thấm nước.

2.1.1.2.3. Mui, bạt phải có khoảng cách nhất định với động vật đảm bảo cho động vật đứng được ở vị trí tự nhiên trong quá trình vận chuyển.

2.1.1.3. Thông khí.

2.1.1.3.1. Đảm bảo sự thông khí đầy đủ, liên tục tới toàn bộ vị trí nhốt giữ động vật trong quá trình vận chuyển.

2.1.1.3.2. Đối với phương tiện vận chuyển kín, hệ thống thông khí có thể điều chỉnh tuỳ theo điều kiện thời tiết bên ngoài.

2.1.2. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển đại gia súc.

2.1.2.1 Chiều cao của thành khoang chứa gia súc tối thiểu tương đương với chiều cao của gia súc để chất tiết từ miệng gia súc không thoát ra ngoài môi trường và bảo vệ gia súc trong quá trình vận chuyển.

2.1.2.2. Khung, gióng để cố định và bảo vệ gia súc.

2.1.2.2.1. Khung, gióng cố định gia súc có chiều cao từ mặt sàn đến vai gia súc.

2.1.2.2.2. Khung, gióng được thiết kế thành những ô nhỏ có thể chứa được từ 5 – 10 gia súc tuỳ theo kích thước của gia súc và loại phương tiện vận chuyển.

2.1.2.3. Gia súc non phải được vận chuyển riêng, tuyệt đối không vận chuyển chung với gia súc trưởng thành.

2.1.2.4. Trường hợp hành trình vận chuyển gia súc kéo dài trên 24 giờ, khoang chứa gia súc phải thiết kế các khoảng trống thuận tiện cho việc cung cấp thức ăn, nước uống cho gia súc trong quá trình vận chuyển.

2.1.3. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển tiểu gia súc, gia cầm.

2.1.3.1. Phương tiện vận chuyển được chia thành nhiều tầng phải đảm bảo thiết kế các tầng chắc chắn, đồng bộ. Các tầng trên được thiết kế có thể chịu tải gấp 2 lần tải trọng thực tế.

2.1.3.1.1. Sàn tầng trên phải kín đảm bảo các chất thải không bị thoát xuống gây nhiễm bẩn cho động vật ở tầng dưới.

2.1.3.1.1. Có thể thiết kế các rãnh thoát nước và có biện pháp thu hồi nước thải.

2.1.3.2. Gia súc non, gia cầm cần được nhốt giữ trong các lồng, hộp trong quá trình vận chuyển. Các lồng, hộp phải được xếp đặt sao cho có khoảng cách cần thiết để đảm bảo sự thông khí tại mọi vị trí trên phương tiện vận chuyển.

2.2. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế.

2.2.1. Yêu cầu chung.

2.2.1.1. Khoang chứa hàng.

2.2.1.1.1. Được thiết kế, chế tạo chắc chắn, an toàn và có khả năng chịu được trọng tải của sản phẩm động vật;

2.2.1.1.2. Có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm tra, xử lý, vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước, trong và sau quá trình vận chuyển.

2.2.1.1.3. Sàn được làm từ vật liệu chống thấm, chống sự ăn mòn, dễ vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

2.2.1.1.4. Sàn phải được làm phẳng, kín, không trơn trượt, thoát nước tốt.

2.2.1.1.5. Khoang chứa sản phẩm động vật phải kín, tách biệt với khoang điều khiển và hành khách.

2.2.1.2. Thông khí.

2.2.1.2.1. Hệ thống thông khí phải thiết kế phù hợp với từng đối tượng sản phẩm và có thể điều chỉnh tuỳ theo điều kiện thời tiết bên ngoài.

2.2.1.2.2. Hệ thống thông khí phải có lưới lọc đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm bởi các yếu tố bên ngoài.

2.2.2. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm:

2.2.2.1. Khoang chứa hàng phải kín, tách biệt với môi trường bên ngoài, ngăn ngừa được sự tác động bất lợi đến chất lượng sản phẩm.

2.2.2.2. Khoang chứa hàng được làm bằng vật liệu chống thấm, chống sự ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

2.2.3. Phương tiện vận chuyển bảo quản lạnh.

2.2.3.1. Được thiết kế, chế tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

2.2.3.2. Hệ thống làm lạnh đảm bảo được yêu cầu về nhiệt độ khi vận chuyển (phụ lục 2)

2.2.3.3. Có thiết bị kiểm soát nhiệt độ.

2.2.3.4. Hệ thống thông khí thiết kế thích hợp ngăn ngừa sự ngưng đọng hơi nước.

2.2.3.5. Hệ thống thoát nước phải có van đóng kín được điều khiển từ bên ngoài.

2.2.4. Phương tiện vận chuyển sản phẩm dạng lỏng:

2.2.4.1. Thùng chứa phải được thiết kế, chế tạo có khả năng chịu được áp lực của chất lỏng trong quá trình vận chuyển.

2.2.4.2. Thùng chứa và các thiết bị như ống dẫn, ống nối, van xả, thiết bị gia nhiệt (để chống đông) được làm từ các vật liệu chống thấm, chống ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.3. Phương tiện vận chuyển thô sơ.

2.3.1. Được thiết kế, chế tạo đáp ứng được các quy định kỹ thuật an toàn khi vận chuyển hàng.

2.3.2. Dụng cụ, thùng chứa sử dụng khi vận chuyển có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn khi lưu thông, đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo quy định tại Mục 2.4.

2.4. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với trang thiết bị, dụng cụ kèm theo.

2.4.1. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình vận chuyển động vật.

2.4.1.1. Dụng cụ nhốt giữ động vật (lồng, hộp, cũi).

2.4.1.1.1. Chắc chắn, đảm bảo cho việc bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển.

2.4.1.1.2. Thiết kế trơn, nhẵn, đảm bảo không có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây thương tích cho động vật trong quá trình vận chuyển.

2.4.1.1.3. Kích thước phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên.

2.4.1.1.4. Đảm bảo sự thông khí cần thiết trong quá trình vận chuyển.

2.4.1.1.5. Dễ dàng cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

2.4.1.2. Trang thiết bị, dụng cụ khác.

2.4.1.2.1. Đối với hành trình vận chuyển dài ngày phải được cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ khám, chữa bệnh và thuốc thú y.

2.4.1.2.2. Dụng cụ để chứa đựng thức ăn, nước uống trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

2.4.1.2.3. Có thiết bị chiếu sáng cầm tay để có thể kiểm tra, chăm sóc động vật vào ban đêm.

2.4.1.3. Chất độn lót.

2.4.1.3.1. Được sử dụng nhằm bảo vệ động vật (đặc biệt là động vật non) và thấm hút các chất thải trong quá trình vận chuyển.

2.4.1.3.2. Các chất độn lót phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo, được khử trùng, tiêu độc trước khi sử dụng.

2.4.1.3.3. Trong quá trình vận chuyển, nếu cần thay chất độn lót thì các chất độn lót cũ phải được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh tại địa điểm thích hợp dưới sự giám sát của cơ quan thú y địa phương.

2.4.2. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế.

2.4.2.1. Đối với thiết bị treo hàng.

2.4.2.1.1. Nếu treo hàng trên trần của phương tiện vận chuyển thì kết cấu của hệ thống treo hàng phải chịu được gấp 2 lần trọng lượng hàng.

2.4.2.1.2. Vật liệu sử dụng để làm hệ thống treo hàng phải bền, chống thấm, chống ăn mòn, bề mặt nhẵn, không gỉ, dễ vệ sinh tiêu độc và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.4.2.1.3. Thiết bị treo phải được bố trí để hàng hóa được xếp theo chiều dọc của phương tiện để thuận tiện cho việc xếp dỡ và kiểm tra.

2.4.2.1.4. Đảm bảo sản phẩm động vật không được tiếp xúc với nhau khi treo; sản phẩm cách thành phương tiện ít nhất là 20 cm và khoảng cách từ sàn đến sản phẩm được treo ít nhất là 30 cm.

2.4.2.1.5. Đối với dụng cụ, bao bì chứa đựng sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế

2.4.2.1.5.1. Kín đảm bảo không bị rách, vỡ trong quá trình vận chuyển.

2.4.2.1.5.2. Được làm từ các vật liệu bền, chắc, không gây hư hỏng sản phẩm.

2.4.2.1.5.3. Không thấm nước, không bị ăn mòn, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

2.4.2.1.5.4. Dụng cụ, bao bì chứa đựng sản phẩm tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm phải luôn sạch sẽ, được làm từ các vật liệu chống thấm, chống ăn mòn, không gỉ và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.5. Vệ sinh tiêu độc khử trùng

2.5.1. Việc vệ sinh tiêu độc khử trùng phải đảm bảo nguyên tắc:

2.5.1.1. Thực hiện làm sạch cơ học trước khi tiêu độc khử trùng.

2.5.1.2. Vệ sinh tiêu độc khử trùng phải được thực hiện từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài.

2.5.1.3. Phải lựa chọn thuốc khử trùng có phổ kháng khuẩn rộng, phù hợp với đối tượng cần vệ sinh khử trùng và có trong danh mục thuốc khử trùng được phép sử dụng tại Việt Nam, thân thiện với môi trường.

2.5.1.4. Sử dụng hóa chất/thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng nồng độ, liều lượng và thời gian tiếp xúc.

2.5.1.5. Dụng cụ làm vệ sinh phương tiện, trang thiết bị vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm phải được sử dụng riêng.

2.5.2. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng và các trang thiết bị khác phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trước và sau khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

2.5.3. Đảm bảo việc khử trùng, tiêu độc không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.5.4. Tùy theo đối tượng vận chuyển, khoảng thời gian giữa 02 lần vận chuyển để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phù hợp, có hiệu quả.

2.5.5. Sau khi vận chuyển, toàn bộ chất thải phải được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

3. Quy định về quản lý.

3.1. Kiểm tra giám sát

3.1.1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Mục 1.2 chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan Thú y có thẩm quyền đối với điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế.

3.1.2. Thực hiện chế độ giám sát đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế trước khi bắt đầu đưa vào sử dụng và trong quá trình vận chuyển.

3.2. Xử lý vi phạm.

Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quy định tại Mục 1.2.

4.1.1. Bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển theo quy định của Quy chuẩn này.

4.1.2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.2. Trách nhiệm của Chi cục thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các tổ chức cá nhân quy định tại Mục 1.2.

4.3. Trách nhiệm của Cục Thú y: Tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.4. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

 

PHỤ LỤC 1

(Quy định)

QUY ĐỊNH VỀ MẬT ĐỘ ĐỘNG VẬT TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

1. Đối với gia cầm:

Loại gia cầm

Mật độ

Gia cầm 1 ngày tuổi

0, 021 – 0, 025 m2/con

Dưới 1,6 kg

Từ 0,18 – 0, 20 m2/kg

Từ 1,6 – 3 kg

0, 16 m2/kg

Từ 3 – 5 kg

0, 115 m2/kg

Trên 5 kg

0, 105 m2/kg

Mật độ này có thể thay đổi theo trọng lượng, kích thước của gia cầm, điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển.

2. Đối với lừa, la, ngựa:

2.1. Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt:

Loại động vật

Mật độ

(m2/con)

Lừa, la, ngựa trưởng thành

1,75 m2 (0,7 x 2,5 m)

Lừa, la, ngựa 6 -24 tháng tuổi (cho hành trình dưới 48 giờ)

1,2 m2 (0,6 x 2 m )

Lừa, la, ngựa 6 -24 tháng tuổi (cho hành trình trên 48 giờ)

2,4 m2 (1,2 x 2 m )

Ngựa lùn (dưới 144 cm)

1 m2 (0,6 x 1,8 m)

Ngựa non (dưới 6 tháng tuổi)

1,4 m2 (1 x 1,4 m)

Mật độ này có thể thay đổi tùy theo trọng lượng, kích thước con vật, điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển (lớn nhất 10% đối với ngựa trưởng thành, ngựa lùn và 20% đối với ngựa 6 -24 tháng tuổi và ngựa non).

2.2. Vận chuyển bằng đường hàng không:

Trọng lượng sống (kg)

Mật độ (m2/con)

0 100

0,42 m2

100 200

0,66 m2

200 300

0,87 m2

300 400

1,04 m2

400 500

1,19 m2

500 600

1,34 m2

600 700

1,51 m2

700 800

1,73 m2

2.3. Vận chuyển bằng đường biển:

Trọng lượng sống (kg)

Mật độ (m2/con)

200 – 300

0,90 – 1,175

300 – 400

1,175 – 1,45

400 – 500

1,45 – 1,725

500 – 600

1,725 – 2

600 – 700

2 – 2,25

3. Đối với trâu bò:

3.1. Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt:

Trọng lượng sống (kg)

Mật độ (m2/con)

Dưới 55

0,30 – 0,40

55 – 110

0,40 – 0,70

110 – 200

0,70 – 0,95

200 – 325

0,95 – 1,30

325 – 550

1,30 – 1,60

> 700

> 1,60

Mật độ này có thể thay đổi tùy theo trọng lượng, kích thước con vật, điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển.

3.2. Vận chuyển bằng đường hàng không:

Loại động vật

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

Bê, nghé

50

70

0,23

0,28

Trâu, bò

300

500

0,84

1,27

3.3. Vận chuyển bằng đường biển:

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

200 – 300

0,81 – 1,0575

300 – 400

1,0575 – 1,305

400 – 500

1,305 – 1,5525

500 – 600

1,5525 – 1,8

600 – 700

1,8 – 2,025

Động vật có thai được phép tăng thêm 10% khoảng không gian.

4. Đối với dê, cừu:

4.1. Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt:

Loại động vật

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

Cừu, dê non

< 26

< 0,20

Cừu đã xén lông và cừu trên 26 kg

< 55

> 55

0,20 – 0,30

> 0,30

Cừu chưa xén lông

< 55

> 55

0,30 – 0,40

> 0,40

Cừu cái có thai

< 55

> 55

0,40 – 0,50

> 0,50

< 35

35 – 55

> 55

0,20 – 0,30

0,30 – 0,40

0,40 – 0,75

Dê cái có thai

< 55

> 55

0,40 – 0,50

> 0,50

Mật độ này có thể thay đổi tùy theo loài, kích thước, độ dày long (đối với cừu), điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển.

4.2. Vận chuyển bằng đường hàng không:

Trọng lượng bình quân

(kg)

Mật độ

(m2/con)

25

0,20

50

0,30

75

0,40

4.3. Vận chuyển bằng đường biển:

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

20 – 30

0,24 – 0,265

30 – 40

0,265 – 0,290

40 – 50

0,290 – 0,315

50 – 60

0,315 – 0,34

60 – 70

0,34 – 0,39

5. Đối với lợn:

5.1. Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt:

Trọng lượng bình quân

(kg)

Mật độ

(m2/con)

75

0,45

100

0,55

125

0,60

150

0,70

235

1,00

Mật độ này được phép tăng tối đa 20% tùy theo loài, kích thước, điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển.

5.2. Vận chuyển bằng đường hàng không:

Trọng lượng bình quân

(kg)

Mật độ

(m2/con)

15

0,13

25

0,15

50

0,35

100

0,51

5.3. Vận chuyển bằng đường biển:

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

<10

0,20

20

0,28

45

0,37

70

0,60

100

0,85

140

0,95

180

1,10

270

1,50

6. Đối với thỏ:

Trọng lượng sống

(kg)

Mật độ

(m2/con)

2 – 3

0, 06

4 – 6

0, 07

 

PHỤ LỤC 2

(Quy định)

YÊU CẦU VỀ NHIỆT ĐỘ XE LẠNH

Tình trạng sản phẩm

Nhiệt độ

Ướp lạnh

00 C đến 40 C

Đông lạnh

-180 C đến -220 C

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi