Công văn 818/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 818/BNN-QLCL

Công văn 818/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:818/BNN-QLCLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:29/03/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thực phẩm-Dược phẩm
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 818/BNN-QLCL
V/v: kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm NK từ Nhật Bản

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011

 

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

Trước tình hình cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về phát hiện dư lượng chất phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép trong một số thực phẩm từ những tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau trận động đất, sóng thần hôm 11/3/2011 và nhằm đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng đối với thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản; Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động Bộ đã triển khai và đề xuất một số biện pháp áp dụng như sau:

1. Thông tin về các sản phẩm thực phẩm chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản trong thời gian qua

Nhóm sản phẩm

Sản phẩm

Số lượng (tấn)

Ghi chú

Động vật thủy sản

Cá hồi, cá ngừ, mực, tôm

10.795

Thống kê từ T9/2010 đến nay

Nông sản thực vật

Rau, củ, quả tươi các loại (táo, bí đỏ)

212,6

Thống kê từ 2010 đến nay

Thực phẩm khác

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bộ Y tế thực hiện

2. Phân công về kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu

* Trước 1/7/2011 (theo Pháp lệnh VSATTP):

- Sản phẩm động vật thủy sản; động vật trên cạn dạng tươi sống, sơ chế, ướp lạnh, đông lạnh do Bộ NN&PTNT thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y (bao gồm cả an toàn thực phẩm);

- Sữa và sản phẩm sữa; sản phẩm rau, củ, quả tươi các loại nhập khẩu do Bộ Y tế thực hiện. Bộ NN&PTNT thực hiện kiểm dịch thực vật rau, củ, quả tươi các loại.

* Từ 1/7/2011 (theo Luật An toàn thực phẩm):

Các sản phẩm trên do Bộ NN&PTNT thực hiện. Riêng sữa chế biến do Bộ Công thương thực hiện.

3. Tình hình thực phẩm nhiễm chất phóng xạ

- Theo thông tin của một số nước (Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản…) và các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiến hành lấy mẫu 11 loại rau, củ có nguồn gốc xuất xứ từ tỉnh Fukushima và 1 số tỉnh lân cận đã phát hiện có chất phóng xạ vượt mức cho phép. Thủ tướng Nhật Bản đã khuyến cáo người dân không được ăn 10 loại rau thân lá, đồng thời yêu cầu ngừng vận chuyển các loại rau trên ra khỏi các tỉnh này, yêu cầu tỉnh Ibaraki (cạnh tỉnh Fukushima) ngừng bán sữa tươi và rau ngò tây vì nhiễm xạ vượt mức cho phép. Chính quyền đô thị Tokyo cũng đã cảnh báo trẻ dưới bảy tuổi không được uống nước máy sau khi phát hiện chất phóng xạ Iodine vượt mức cho phép tại một nhà máy lọc nước ở quận Kanamachi. Cảnh báo này áp dụng cho 23 phường và các thành phố Musashino, Mitaka, Machida, Tama và Inagi.

- Ngày 17/3/2011, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ban hành thông cáo báo chí về vấn đề kiểm soát chất phóng xạ có trong thực phẩm, kèm theo Thông báo là danh mục chất phóng xạ và mức giới hạn cho phép đối với từng loại sản phẩm thực phẩm.

4. Biện pháp kiểm soát chất phóng xạ của các nước nhập khẩu

Trước thông tin về phát hiện chất phóng xạ có trong thực phẩm vượt quá gia hạn cho phép được phía Nhật công bố, các quốc gia có nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản đã lần lượt thông báo áp dụng biện pháp kiểm soát chất phóng xạ trong thực phẩm từ Nhật Bản như: Giữ lại hàng hóa tại cảng để kiểm tra chất phóng xạ, từ chối nhập khẩu sản phẩm thực phẩm từ tỉnh phát hiện có chất phóng xạ, yêu cầu có giấy chứng nhận an toàn về phóng xạ của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản… (chi tiết xem Phụ lục kèm theo).

5. Các biện pháp Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai

- Ngày 24/3/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham dự cuộc họp bàn biện pháp triển khai kiểm soát chất phóng xạ có trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản do Bộ Y tế chủ trì. Tham dự có đại biểu Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Ngày 25/3/2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tham dự có đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Y tế, Công Thương, Khoa học Công nghệ, Ngoại giao, Tài chính, Tổng Cục Hải quan.

- Ngày 25/3/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham dự cuộc họp do Bộ Y tế chủ trì thảo luận về xây dựng quy định tạm thời về danh mục thực phẩm và mức giới hạn tối đa về ô nhiễm phóng xạ. Tham dự có đại diện của Bộ Công thương, Bộ KHCN và một số chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân. Ngày 28/3/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến góp ý về dự thảo quy định do Bộ Y tế biên soạn (qua email).

- Ngày 29/3/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản gửi Bộ KHCN hỗ trợ tổ chức 2 lớp đào tạo về lấy mẫu, phân tích dư lượng phóng xạ trong thực phẩm (01 lớp miền Bắc và 01 lớp miền Nam) cho các cán bộ kiểm tra của các cơ quan liên quan thuộc Bộ NN&PTNT để triển khai việc kiểm tra phân tích.

- Ngày 29/3/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống kê số lượng các lô hàng thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ dời Nhật Bản từ sau ngày 11/3/2011, cụ thể như sau:

Sản phẩm

Khối lượng (tấn)

Biện pháp hiện đang áp dụng tạm thời

Thủy sản

396,27

Giữ lại cảng để kiểm tra dư lượng phóng xạ, chưa cho thông quan.

6. Đề xuất các biện pháp áp dụng

Căn cứ biện pháp các nước đang áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, tình hình nhập khẩu thực phẩm trong thời gian qua, điều kiện thực tế phân tích tại Việt Nam và ý kiến thống nhất chung của đại diện các Bộ ngành tại cuộc họp ngày 25/3/2011; Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất biện pháp áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau:

- Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan thẩm quyền Nhật Bản thực hiện phân tích chất phóng xạ và cấp chứng nhận an toàn phóng xạ cho mỗi lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã thông báo cho Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, VSATTP và các Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản, đồng thời đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội về yêu cầu này);

- Các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ các tỉnh Fukushima, Gunma, Ibaraki, Tochigi dời Nhật Bản từ sau ngày 11/3/2011 nếu không kèm Giấy chứng nhận an toàn phóng xạ của Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản sẽ được giữ lại 100% tại cảng nhập để kiểm tra dư lượng chất phóng xạ (cơ quan kiểm tra lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm được chỉ định);

- Các lô hàng từ 04 tỉnh nói trên có kèm theo Giấy chứng nhận an toàn phóng xạ của Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản hoặc các lô hàng có xuất xứ ngoài 04 tỉnh nói trên sẽ thực hiện kiểm tra xác xuất (20% số lô hàng nhập khẩu - tức 5 lô hàng lấy mẫu từ 01 lô để kiểm tra mức độ ô nhiễm phóng xạ).

- Trường hợp kiểm tra phát hiện có chất phóng xạ vượt ngưỡng cho phép sẽ không cho phép nhập khẩu lô hàng vào Việt Nam, trả về nước xuất khẩu. Đồng thời, thông báo ngay cho Cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản và áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường (giữ lại 100% lô hàng cùng loại, có cùng xuất xứ tại cảng nhập để lấy mẫu kiểm tra dư lượng chất phóng xạ);

- Dùng các thiết bị kiểm tra nhanh để kiểm tra tại các cảng nhập. Trường hợp phát hiện có nhiễm xạ hoặc có nghi ngờ, thể hiện lấy mẫu gửi đến phòng kiểm nghiệm chỉ định kiểm tra một số chất phóng xạ theo quy định của Codex (Iodine - 131; Cesium - 137…)

7. Kiến nghị

Để thống nhất triển khai các biện pháp nêu trên, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

- Bộ Y tế: Sớm ban hành quy định về danh mục thực phẩm và mức giới hạn tối đa về ô nhiễm phóng xạ trên cơ sở tham chiếu quy định của Codex để làm căn cứ triển khai.

- Bộ KHCN: Hỗ trợ cơ quan kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT (các Cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) trong việc kiểm tra nhanh tại cửa khẩu, đào tạo cán bộ lấy mẫu, phân tích dư lượng chất phóng xạ trong thực phẩm.

- Bộ Tài chính: Cấp bổ sung kinh phí đột xuất cho Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan triển khai hoạt động kiểm soát này từ nguồn ngân sách dự phòng của Nhà nước (chi phí cho lấy mẫu kiểm tra, gửi mẫu, phân tích mẫu; nâng cao năng lực kiểm tra, thiết bị kiểm tra, phân tích mẫu…).

Kính trình Thủ tướng xem xét và cho ý kiến chỉ đạo thực hiện./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- PTT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP

Biện pháp áp dụng của một số nước đối với thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản

TT

Quốc gia

Biện pháp đã áp dụng

1

Hoa Kỳ: Cảnh báo chính thức của FDA

FDA giữ lại để kiểm tra chất phóng xạ tất cả các lô hàng sữa và các sản phẩm sữa, các loại rau và trái cây được sản xuất từ 4 tỉnh của Nhật Bản (Fukushima, Ibaraki, Tochigi và Gunma). Kết quả kiểm tra không phát hiện nhiễm phóng xạ mới cho phép nhập khẩu. Riêng rau spinach, kakina từ 4 tỉnh và sữa từ Fukushima sẽ bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các sản phẩm thực phẩm khác có xuất xứ từ các tỉnh trên, bao gồm thủy sản sẽ được chuyển đến các phòng thử nghiệm của FDA để kiểm tra trước khi nhập. FDA cũng sẽ giám sát sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả thủy sản từ các khu vực khác của Nhật Bản.

2

Úc

Cơ quan thẩm quyền của Úc (FSANZ) đã yêu cầu AQIS thực hiện lệnh giữ kiểm tra tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh Fukushima, Gunma, Ibaraki và Tochigi của Nhật Bản. Các loại thực phẩm đó là sữa và sản phẩm sữa, trái cây tươi và rau quả, rong biển và hải sản (tươi và đông lạnh).

3

Canada

Cơ quan thanh tra thực phẩm của Canada đã áp dụng biện pháp tăng cường kiểm soát các sản phẩm sữa, trái cây và rau từ các tỉnh Fukushima, Gunma, Ibaraki, Tochigi của Nhật Bản. Các sản phẩm chỉ được phép nhập khẩu vào Canada khi có giấy chứng nhận sản phẩm không bị nhiễm xạ. Các sản phẩm bị phát hiện nhiễm xạ sẽ được xử lý theo quy định của Ủy ban an toàn hạt nhân Canada.

4

Đức

Cơ quan thẩm quyền của Đức thực hiện việc kiểm tra các thực phẩm nhập khẩu từ nhật để đảm bảo thực phẩm nhập khẩu vào Đức không có chất phóng xạ.

5

Pháp

Cơ quan thẩm quyền của Pháp thực hiện việc kiểm tra mức độ phóng xạ thực phẩm trong tất cả các sản phẩm thực phẩm tươi từ Nhật Bản.

6

Hà Lan

Cơ quan thẩm quyền của Hà Lan thực hiện kiểm tra chất phóng xạ thực phẩm nhập khẩu. Việc kiểm tra được thực hiện tại các cảng lớn nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan như Schiphol, Rotterdam.

7

Các nước trong khu vực (Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Philippiness, Singapore, Đài Loan)

Cơ quan thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra chất phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Sản phẩm ưu tiên kiểm tra là các sản phẩm tươi.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi