Công văn 278/TTg-KGVX năm 2018 thực hiện Nghị quyết 43/2017/QH14 về an toàn thực phẩm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 278/TTg-KGVX
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 278/TTg-KGVX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/02/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm |
tải Công văn 278/TTg-KGVX
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 278/TTg-KGVX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Công an, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nội vụ; |
Ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 43/2017/QH14 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 43/2017/QH14, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương:
a) Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm để sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
b) Chủ trì, đề xuất mô hình quản lý an toàn thực phẩm.
c) Xây dựng hệ thống thông tin hỏi đáp phục vụ người dân, cung cấp thông tin, phản ánh về an toàn thực phẩm.
d) Có các giải pháp để giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình Chính phủ Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hằng năm tại Phiên họp thường kỳ tháng 3 để xem xét, báo cáo Quốc hội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm được phân công tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội.
3. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thống nhất mô hình quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tình hình hiện nay; đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm. Cơ quan báo chí, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về an toàn thực phẩm, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
5. Bộ Tài chính:
a) Bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự toán.
b) Có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương trong việc sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm.
6. Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm an toàn thực phẩm, điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý, hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo dõi công tác an toàn thực phẩm theo hình thức kiêm nhiệm.
8. Các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8368/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây