Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19131:2018 ISO 19131:2007 Thông tin địa lý - Thông số kỹ thuật sản phẩm dữ liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 19131:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19131:2018 ISO 19131:2007 Thông tin địa lý - Thông số kỹ thuật sản phẩm dữ liệu
Số hiệu:TCVN ISO 19131:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:07/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO 19131:2018

ISO 19131:2007

THÔNG TIN ĐỊA LÝ - YÊU CẦU KỸ THUẬT SẢN PHẨM DỮ LIỆU

Geographic information - Data product specifications

 

Lời nói đầu

TCVN ISO 19131:2018 hoàn toàn tương đương ISO 19131:2007.

TCVN ISO 19131:2018 do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Mỗi mô tả về thực thể tự nhiên bao giờ cũng mang tính trừu tượng, thường chỉ là mô tả một trong số mặt có thể thấy được và phụ thuộc vào lĩnh vực áp dụng.

Sự phát triển về công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã dẫn đến việc cơ sở dữ liệu địa lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ hiện nay có thể đáp ứng được nhiều lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu sử dụng dữ liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu địa lý hiện nay không ngừng được chia sẻ và trao đổi. Chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và không giới hạn bởi mục đích đặt ra lúc xây dựng dữ liệu.

Để đảm bảo cả máy tính và người dùng đều hiểu được dữ liệu thì cấu trúc dữ liệu và thông tin trao đổi dữ liệu cần phải được tài liệu hóa. Quá trình trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau cần được định nghĩa thông qua việc sử dụng các phương pháp được chuẩn hóa thông qua tiêu chuẩn này. Người ta có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để xây dựng phần mềm nội bộ hay hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng miễn giao dịch tiêu chuẩn được đáp ứng.

Lược đồ ứng dụng cung cấp mô tả về cấu trúc và nội dung của dữ liệu theo yêu cầu của một hoặc nhiều ứng dụng. Lược đồ ứng dụng mô tả về dữ liệu địa lý và dữ liệu liên quan. Khái niệm cơ bản của dữ liệu địa lý là đối tượng địa lý.

 

THÔNG TIN ĐỊA LÝ - THÔNG SỐ KỸ THUẬT SẢN PHẨM DỮ LIỆU

Geographic information - Data product Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các yêu cầu về thông số kỹ thuật của một sản phẩm dữ liệu địa lý dựa trên các khái niệm của các tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 khác. Tiêu chuẩn này đồng thời cung cấp sự trợ giúp trong việc tạo ra đặc tả sản phẩm dữ liệu, do đó chúng phải dễ hiểu và phù hợp với mục đích hướng đến.

2. Sự phù hợp

Bất kỳ đặc tả sản phẩm dữ liệu nào có sự tương thích với tiêu chuẩn này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mô tả trong bộ kiểm tra rút gọn tại Phụ lục A.

3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO639-2 Mã tên các ngôn ngữ - Phần 2: Mã Alpha-3

ISO/TS 19103, Thông tin địa lý - Ngôn ngữ lược đồ khái niệm

ISO 19107, Thông tin địa lý - Lược đồ không gian

ISO 19108, Thông tin địa lý - Lược đồ thời gian

ISO 19109:2005, Thông tin địa lý - Quy tắc Lược đồ ứng dụng.

ISO 19110, Thông tin địa lý - Phương pháp lập danh mục đối tượng

ISO 19111, Thông tin địa lý - Tham chiếu không gian bằng tọa độ

ISO 19112, Thông tin địa lý - Tham chiếu không gian bằng định danh địa lý

ISO 19113, Thông tin địa lý - Nguyên tắc chất lượng

ISO 19115, Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu

ISO 19117, Thông tin địa lý - Trình bày

ISO 19123, Thông tin địa lý - Lược đồ hình học miền phủ và chức năng.

ISO 19138, Thông tin địa lý - Phép đo chất lượng dữ liệu.

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

4.1

Ứng dụng

Thao tác và xử lý dữ liệu hỗ trợ yêu cầu của người sử dụng [ISO 19101].

4.2

Lược đồ ứng dụng:

Là lược đồ khái niệm của dữ liệu địa lý cho một hoặc một số ứng dụng cụ thể [ISO 19101].

4.3

Mô hình khái niệm: Mô hình định nghĩa các khái niệm trong tự nhiên [ISO 19101].

4.4

Lược đồ khái niệm: Là lược đồ biểu diễn các mô hình khái niệm bằng một ngôn ngữ cụ thể [ISO 19101].

4.5

Miền phủ: hoạt động như một hàm để trả lại các giá trị theo phạm vi của nó cho bất kỳ vị trí trực tiếp nào trong miền không gian, thời gian hoặc không gian - thời gian của nó.

Ví dụ: Các ảnh raster, miền phủ hoặc mô hình số độ cao.

4.6

Sản phẩm dữ liệu: Một hoặc nhiều tập dữ liệu được xác định theo một đặc tả sản phẩm dữ liệu.

4.7

Đặc tả sản phẩm dữ liệu:

Là mô tả chi tiết của tập dữ liệu hoặc nhiều tập dữ liệu và thông tin bổ sung để có thể tạo ra, cung cấp hoặc sử dụng nó.

CHÚ THÍCH:

Đặc tả sản phẩm dữ liệu mô tả phương pháp ánh xạ thực thể trên thế giới thực tương ứng với tập dữ liệu địa lý. Đặc tả này có thể dùng để sản xuất, cung cấp, sử dụng dữ liệu địa lý hoặc các mục đích khác.

4.8  Tập dữ liệu:

Tập hợp đồng nhất của dữ liệu [ISO 19115].

CHÚ THÍCH: Tập dữ liệu có thể là một nhóm các dữ liệu nhỏ hơn, mặc dù bị giới hạn bởi một số ràng buộc như phạm vi không gian hoặc kiểu đối tượng, được chứa trong một tập dữ liệu lớn hơn. Về mặt lý thuyết, một tập dữ liệu có thể được chia nhỏ như một đối tượng duy nhất hoặc thuộc tính đối tượng chứa trong một tập dữ liệu lớn hơn. Một bản đồ hoặc hải đồ có thể được coi là một tập dữ liệu.

4.9

Bộ dữ liệu:

Tập hợp tập dữ liệu có cùng đặc tả sản phẩm [ISO 19115].

4.10

Miền giá trị: Bộ giá trị hợp lệ, đã được định nghĩa trong ISO/TS 19103

CHÚ THÍCH: “giá trị hợp lệ “‘có nghĩa là định nghĩa đủ 2 yếu tố cần và đủ, tất cả mọi giá trị thỏa mãn định nghĩa là thuộc tập và nếu không thỏa mãn phải ở bên ngoài tập

4.11

Đối tượng địa lý:

Sự trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng trong thế giới thực [ISO 19101].

CHÚ THÍCH: Một đối tượng địa lý có thể xuất hiện là một kiểu hoặc một thực thể. Kiểu đối tượng hoặc thực thể chỉ được sử dụng khi có một nghĩa.

4.12

Liên kết đối tượng: Mối quan hệ liên kết các thể hiện của một kiểu đối tượng địa lý với các thực thể của cùng hoặc khác kiểu đối tượng. [ISO 19110].

CHÚ THÍCH 1: Liên kết đối tượng địa lý có thể xảy ra như một kiểu hoặc một trường hợp. Kiểu liên kết đối tượng hoặc kiểu liên kết thể hiện đối tượng được sử dụng khi chỉ có một nghĩa.

CHÚ THÍCH 2: Liên kết đối tượng địa lý bao gồm kết tập các đối tượng địa lý.

4.13

Thuộc tính đối tượng địa lý:

Là đặc tính của đối tượng địa lý [ISO 19101].

CHÚ THÍCH 1: Một thuộc tính đối tượng có thể xuất hiện như một kiểu hoặc một thể hiện. Kiểu thuộc tính đối tượng hoặc kiểu thuộc tính của một thể hiện được sử dụng khi chỉ có một nghĩa.

CHÚ THÍCH 2: Kiểu thuộc tính đối tượng bao gồm tên, kiểu dữ liệu và miền giá trị có liên quan. Thuộc tính của một đối tượng địa lý có giá trị thuộc miền giá trị của nó.

4.14

Dữ liệu địa lý:

Dữ liệu có tham chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp tới một vị trí tương đối trên Trái đất [ISO 19109].

CHÚ THÍCH: Thông tin địa lý cũng được sử dụng như một thuật ngữ cho thông tin liên quan đến hiện tượng có liên kết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị trí tương đối trên Trái Đất.

4.15

Siêu dữ liệu:

Là dữ liệu mô tả về dữ liệu [ISO 19115].

4.16

Mô hình:

Trừu tượng hóa một số khía cạnh của thế giới thực [ISO 19109].

4.17

Trình bày:

Trình bày thông tin trực quan, dễ hiểu với mọi người [ISO 19117].

4.18

Chất lượng:

Toàn bộ đặc tính của sản phẩm liên quan đến khả năng đáp ứng cho các nhu cầu đã công bố và ngầm định [ISO 19101].

4.19

Vũ trụ luận:

Quan điểm về thế giới thực hay thế giới giả thuyết bao gồm mọi sự vật được quan tâm [ISO 19101].

5. Những ký hiệu và cụm từ viết tắt

5.1  Cụm từ viết tắt

Tiêu chuẩn này chấp thuận theo quy ước sau đây cho mục tiêu thể hiện:

UML : Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất.

5.2  Ký hiệu UML

Các biểu đồ xuất hiện trong tiêu chuẩn này được trình bày bằng cách sử dụng biểu đồ cấu trúc tĩnh của ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) với các định nghĩa kiểu cơ bản trong ISO/TS 19103. Ký hiệu UML được sử dụng trong tiêu chuẩn này được mô tả ở hình 1 và 2.

Hình 1 - Ký hiệu UML

5.3  Quan hệ mô hình UML

Nếu quan hệ có hướng, trong mô hình sẽ có “role name” thể hiện vai trò của đối tượng đích với đối tượng nguồn trong quan hệ. Nếu quan hệ là hai chiều “tên vai trò” sẽ xuất hiện tại hai phía. Hình 2 thể hiện quan hệ và “tên vai trò” cũng như số lượng các phần tử trong quan hệ liên kết.

CHÚ THÍCH: khi số phần tử trong liên kết không khai báo rõ trên sơ đồ thì được hiểu là “chỉ một”

Hình 2 - Vai trò UML

5.4  Mẫu phân loại mô hình UML

Một mẫu phân loại UML là cách mở rộng các khái niệm UML đã có. Đó là một yếu tố mô hình được dùng để phân loại (hoặc đánh dấu) các yếu tố UML khác, theo đó chúng được ưu tiên xử lý khi chúng thuộc các lớp siêu mô hình giả hoặc siêu mô hình ảo được hình thành dựa trên các lớp siêu mô hình cơ sở đã có. Các mẫu phân loại bổ sung cơ chế phân loại chi tiết trên cơ sở xây dựng trong hệ thống phân cấp lớp siêu mô hình UML. Dưới đây là mô tả sơ bộ các mẫu phân loại được sử dụng trong tiêu chuẩn này. Mô tả chi tiết tham khảo ISO/TS 19103.

Trong tiêu chuẩn này, mẫu phân loại được sử dụng là <<Leaf>> - Gói bao gồm các định nghĩa, không chứa phụ gói nào.

5.5  Viết tắt gói

Cụm từ viết tắt được sử dụng để biểu thị gói chứa một lớp. Cụm từ viết tắt này đặt trước tên lớp, được nối bằng dấu “_”. Danh mục các cụm từ viết tắt này như sau:

CI Trích dẫn (ISO 19115)

CV Miền phủ (ISO 19123)

DPS Đặc tả sản phẩm dữ liệu (trong tiêu chuẩn này).

DQ Chất lượng dữ liệu (ISO 19115)

EX Phạm vi (ISO 19115)

FC Danh mục đối tượng (ISO 19110)

GM Hình học (ISO 19107).

MD Siêu dữ liệu (ISO 19115)

TM Thời gian (ISO 19108)

6. Tổng quan về cấu trúc và nội dung của đặc tả sản phẩm dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu xác định yêu cầu đối với một sản phẩm dữ liệu. Nó hình thành cơ sở cho việc sản xuất hoặc thu thập dữ liệu.

Nó cũng giúp khách hàng tiềm năng đánh giá sản phẩm dữ liệu để xác định sự phù hợp khi sử dụng. Thông tin chứa trong đặc tả sản phẩm dữ liệu khác với thông tin trong siêu dữ liệu, là thông tin về một bộ dữ liệu cụ thể. Thông tin của đặc tả sản phẩm dữ liệu có thể được sử dụng để tạo ra siêu dữ liệu cho một gói dữ liệu phù hợp với đặc tả sản phẩm dữ liệu. Bởi vậy, siêu dữ liệu mô tả thực trạng của gói dữ liệu, trong khi đó đặc tả sản phẩm dữ liệu mô tả gói dữ liệu phải như thế nào. Yêu cầu về siêu dữ liệu được mô tả trong ISO 19115. Mối quan hệ giữa đặc tả sản phẩm dữ liệu và siêu dữ liệu được mô tả đầy đủ trong Phụ lục B.

Đặc tả sản phẩm dữ liệu gồm các mục chính bao quát các khía cạnh sau của sản phẩm dữ liệu:

- Tổng quan - xem mục 7;

- Phạm vi đặc tả - xem mục 8;

- Định danh sản phẩm dữ liệu - xem mục 9;

- Cấu trúc và nội dung dữ liệu - xem mục 10;

- Các hệ tham chiếu - xem mục 11;

- Chất lượng dữ liệu - xem mục 12;

- Phân phối sản phẩm dữ liệu - xem mục 16;

- Siêu dữ liệu - xem mục 18.

Đặc tả sản phẩm dữ liệu cũng có thể gồm các mục bao quát các khía cạnh sau của sản phẩm dữ liệu:

- Thu nhận dữ liệu - xem mục 13;

- Bảo trì dữ liệu - xem mục 14;

- Trình bày dữ liệu - xem mục 15;

- Thông tin bổ sung - xem mục 17.

Mỗi một phần nội dung của đặc tả sản phẩm dữ liệu được mô tả trong các mục dưới đây. Mỗi phần, trừ phần tổng quan (xem mục 7) cho phép tất cả mọi người đều có thể xem được phần văn bản tương ứng với một gói UML. Các gói này được trình bày tại Phụ lục C.

Mô tả tối thiểu của một sản phẩm dữ liệu phải chứa các yếu tố bắt buộc trong mỗi phần (xem mô hình UML và các bảng tương ứng trong Phụ lục D và E).

7. Tổng quan

Phần tổng quan cần phải có các nội dung sau:

- Thông tin về việc tạo ra đặc tả sản phẩm dữ liệu;

CHÚ THÍCH: Phần này có thể chứa tiêu đề, thời gian tham chiếu, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm, ngôn ngữ sử dụng và chủ đề dữ liệu.

- Thuật ngữ và định nghĩa;

CHÚ THÍCH: Phần này có thể gồm tham chiếu các thuật ngữ tham khảo.

- Viết tắt;

- Tên và các dạng viết tắt tên khác của sản phẩm dữ liệu;

- Mô tả không chính thức về sản phẩm dữ liệu.

Việc mô tả không chính thức sản phẩm dữ liệu phải chứa thông tin cơ bản về sản phẩm dữ liệu có thể bao gồm các khía cạnh sau:

- Nội dung của tập dữ liệu;

- Phạm vi (không gian và thời gian) của dữ liệu;

- Mục tiêu xây dựng dữ liệu;

- Nguồn gốc dữ liệu và quá trình sản xuất dữ liệu;

- Bảo trì dữ liệu.

CHÚ THÍCH: Mô tả không chính thức nhằm đưa ra thông tin ngắn gọn đối với đặc tả sản phẩm dữ liệu và cho phép mọi người dễ hiểu hơn.

8. Phạm vi đặc tả sản phẩm dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu phải bao gồm mô tả về phạm vi của chúng, mà có thể được giới hạn trong các thuật ngữ về không gian, thời gian, kiểu đối tượng và các thuộc tính kèm theo, trình bày không gian hoặc vị trí trong hệ thống phân cấp sản phẩm. Đặc tả sản phẩm dữ liệu được quy định cho từng phần hoặc toàn bộ sản phẩm dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí. Việc phân chia như vậy có thể khác đối với các phần khác nhau của đặc tả sản phẩm dữ liệu.

Mỗi phần nội dung dữ liệu phải được mô tả bởi một phạm vi đặc tả mà có thể được kế thừa hoặc vượt quá phạm vi đặc tả chung.

Tiêu chí mà có thể được sử dụng làm cơ sở để phân chia bao gồm (nhưng không giới hạn):

Phạm vi không gian, thời gian;

Kiểu đối tượng;

Kiểu thuộc tính;

Giá trị thuộc tính;

Trình bày không gian;

Phân cấp sản phẩm.

VÍ DỤ: Sản phẩm dữ liệu sử dụng cho việc dẫn đường thường có 2 kiểu đối tượng: đó là cung cấp thông tin dẫn đường thường bị thay đổi nhanh chóng và các thông tin cần thiết đối với việc dẫn đường an toàn và chúng cung cấp thông tin tham chiếu nền. Việc bảo trì và cung cấp thông tin có thể được phân chia thành các phần trên cơ sở các phân nhóm này; thông tin hệ thống tham chiếu thì không phân chia.

Thông tin mô tả phạm vi đặc tả phải bao gồm phạm vi định danh và các phần được quy định như sau:

- Phân cấp (Level) - một mã nhận dạng thuộc hệ thống phân cấp dữ liệu;

- Tên cấp - tên gọi trong hệ thống phân cấp của dữ liệu;

- Mô tả cấp: Mô tả chi tiết cấp dữ liệu;

- Phạm vi - phạm vi không gian, độ cao và thời gian của dữ liệu;

- Miền phủ - chỉ ra miền mà ở đó thông tin có thể được nhận.

Định nghĩa chính thức về phạm vi đặc tả nêu trong Phụ lục D, nó cung cấp một mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng. Phạm vi đặc tả được định nghĩa bằng một phạm vi ID thuộc một phần của đặc tả.

9. Định danh sản phẩm dữ liệu

Thông tin định danh sản phẩm dữ liệu gồm các nội dung sau:

- Tiêu đề - Tiêu đề của sản phẩm dữ liệu;

- Tóm tắt - Mô tả tóm tắt về nội dung sản phẩm dữ liệu;

- Chủ đề - Tóm tắt các chủ đề dữ liệu chính của sản phẩm dữ liệu.

- Mô tả về địa lý - phạm vi vùng địa lý của sản phẩm dữ liệu.

Các thuật ngữ sau đây cũng có thể được sử dụng để nhận dạng sản phẩm dữ liệu:

- Tiêu đề phụ - Tên rút gọn hoặc tên khác của sản phẩm dữ liệu;

- Mục đích - Tóm tắt về mục đích phát triển sản phẩm dữ liệu;

- Kiểu trình bày không gian - Hình thức thể hiện dữ liệu không gian (ví dụ: dữ liệu véc tơ);

- Độ phân giải không gian - Yếu tố cho biết một cách tổng quan về mức độ chi tiết của dữ liệu không gian trong sản phẩm dữ liệu;

- Thông tin bổ sung - Bất kỳ thông tin mô tả nào khác với thông tin trên về sản phẩm dữ liệu.

Định nghĩa chính thức về thông tin định danh ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng nêu trong mục 1 Phụ lục E.

10. Cấu trúc và nội dung dữ liệu

10.1  Dữ liệu dựa trên đối tượng

Nội dung thông tin của sản phẩm dữ liệu dựa trên đối tượng được mô tả bằng ngôn ngữ lược đồ ứng dụng và danh mục đối tượng địa lý, được tham chiếu và mô tả một cách vắn tắt trong đặc tả sản phẩm.

Lược đồ ứng dụng mô tả một cách chính tắc về cấu trúc dữ liệu và nội dung của sản phẩm dữ liệu. Lược đồ ứng dụng là một mô hình khái niệm được mô tả bằng ngôn ngữ lược đồ khái niệm như UML, bao gồm việc thể hiện kiểu đối tượng, thông tin thuộc tính của đối tượng, thao tác đối tượng và quan hệ đối tượng, quan hệ kế thừa và các ràng buộc. Các kiểu thuộc tính về hình học và thời gian. Các quan hệ bao gồm không gian và thời gian như quan hệ Topo cũng như các quan hệ phi không gian (ví dụ như chủ sở hữu) giữa các kiểu đối tượng.

Quá trình tạo lập lược đồ ứng dụng cần phải tuân thủ ISO 19109:2005, đặc biệt là áp dụng các quy tắc trong mục 7, 8 và các mục nhỏ trong ISO 19109:2005 dưới đây:

- 8.3 khi lược đồ ứng dụng được tạo lập trong UML;

- 8.5 khi siêu dữ liệu được bổ sung cho các đối tượng cụ thể, các thuộc tính đối tượng hoặc các quan hệ giữa các đối tượng (ví dụ như thông tin chất lượng);

- 8.6 Lược đồ thời gian, khi mô tả các thuộc tính thời gian;

- 8.7 Lược đồ không gian, khi mô tả các thuộc tính không gian đối với kiểu dữ liệu không gian;

- 8.9 Tham chiếu không gian sử dụng định danh địa lý khi mô tả các đặc tính kiểu đối tượng không gian đối với các định danh địa lý.

Danh mục đối tượng có vai trò cung cấp ngữ nghĩa của tất cả các kiểu đối tượng địa lý kèm theo các thông tin thuộc tính và miền giá trị, các kiểu quan hệ giữa các kiểu đối tượng, các thao tác đối tượng trong lược đồ ứng dụng.

Tất cả các kiểu đối tượng địa lý, thuộc tính và miền giá trị của nó, kiểu quan hệ giữa các kiểu đối tượng, và các thao tác đối tượng được thể hiện trong lược đồ ứng dụng phải được mô tả trong danh mục đối tượng.

Việc lập Danh mục đối tượng địa lý tuân thủ ISO 19110. Nó có thể có trong đặc tả sản phẩm dữ liệu hoặc tham chiếu ra ngoài thông qua tên của danh mục đối tượng địa lý.

Đặc tả sản phẩm dữ liệu phải bao gồm cả mô tả của từng đối tượng trong sản phẩm dữ liệu. Việc mô tả bao gồm cả việc tham chiếu hoặc mô tả về đối tượng và danh sách các thuộc tính của nó như đã được quy định tại ISO 19110.

Định nghĩa chính tắc về nội dung và cấu trúc của dữ liệu dựa trên đối tượng được chỉ ra tại mục E.2 phụ lục E.

10.2  Các yêu cầu bổ sung đối với dữ liệu kiểu miền phủ

Miền phủ là một kiểu con của đối tượng mà ở đó hầu hết các kiểu đối tượng đều nhận một giá trị cho mỗi thuộc tính của nó. Một miền phủ được hiểu như một hàm trả về một hoặc nhiều giá trị thuộc tính đối tượng của một tập các vị trí được định hướng trong một miền giá trị không gian - thời gian.

Kết quả là, một lược đồ ứng dụng cho một miền phủ bổ sung cấu trúc cho các thuộc tính của nó (ISO 19123). Lược đồ đó bao gồm một tập hợp các thuộc tính không gian và/hoặc thời gian được tổ chức như miền giá trị của miền phủ, trong khi các thuộc tính khác được cung cấp như phạm vi của miền phủ.

Hơn nữa một miền phủ có thể có các thuộc tính, quan hệ hoặc thao tác như các kiểu đối tượng địa lý khác.

Một sản phẩm có thể chứa một hoặc nhiều thể hiện của kiểu miền phủ. Lược đồ ứng dụng cho các sản phẩm này phải mô tả các kiểu miền phủ đi kèm phù hợp với ISO 19123. Tất cả đối tượng kiểu miền phủ, các thuộc tính, miền giá trị thuộc tính, các quan hệ giữa các đối tượng và thao tác đối tượng trong lược đồ ứng dụng phải được mô tả trong danh mục đối tượng

11. Hệ quy chiếu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu bao gồm các thông số xác định hệ quy chiếu được sử dụng trong sản phẩm, cụ thể như sau:

- Hệ quy chiếu không gian;

- Hệ quy chiếu thời gian.

Hệ quy chiếu không gian được sử dụng có thể là hệ quy chiếu tọa độ như định nghĩa trong ISO 19111 hoặc hệ quy chiếu không gian sử dụng định danh địa lý như định nghĩa trong ISO 19112. Hệ quy chiếu thời gian cần được định nghĩa như trong ISO 19108. Trong cả hai trường hợp, hệ thống tham chiếu phải được xác định bằng một mã định danh hệ thống tham chiếu.

Định nghĩa chính thức cho thông tin hệ quy chiếu nêu trong Phụ lục E.3 dưới mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

12. Chất lượng dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu phải bao gồm các yêu cầu về chất lượng dữ liệu tương thích với ISO 19113. Điều này có trong tuyên bố về sự phù hợp mức chất lượng được chấp nhận của sản phẩm dữ liệu tương ứng với các phép đo chất lượng định nghĩa trong ISO/TS 19138. Tuyên bố này phải bao gồm tất cả các yếu tố chất lượng dữ liệu được định nghĩa trong ISO 19113, thậm chí nếu chỉ tuyên bố một yếu tố chất lượng dữ liệu nào đó hoặc yếu tố chất lượng dữ liệu phụ là không được chấp nhận. Tuyên bố cũng bao gồm cả một yếu tố chất lượng hoặc yếu tố chất lượng phụ bổ sung bất kỳ.

Định nghĩa chính thức của thông tin chất lượng dữ liệu nêu trong Mục 4 của Phụ lục E dưới dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng. Định nghĩa này sẽ được lặp lại nhiều lần số các phạm vi đặc tả khác nhau trong sản phẩm dữ liệu và được ghi lại như mô tả trong ISO 19115.

Khi xác định mức độ phù hợp của chất lượng dữ liệu trong đặc tả sản phẩm dữ liệu cần phải căn cứ một số yếu tố sau:

- Các phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu khác nhau được áp dụng cho từng phần của tập dữ liệu (phạm vi chất lượng dữ liệu khác nhau);

- Đối với cùng một yếu tố chất lượng dữ liệu, các phương pháp đánh giá khác nhau sẽ cho kết quả có độ tin cậy khác nhau với những giá trị phép đo chất lượng khác nhau.

- Trong tập dữ liệu mức độ phù hợp về chất lượng của các đối tượng khác nhau có thể khác nhau, ví dụ độ chính xác vị trí không gian đối với đối tượng là đường ranh giới không rõ ràng thông thường sẽ thấp hơn các đối tượng hình tuyến rõ ràng.

13. Thu nhận dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu có thể cung cấp thông tin về việc dữ liệu đã được thu nhận như thế nào. Trường hợp đặc tả sản phẩm dữ liệu có nội dung này thì sẽ bao gồm cả công bố về tiêu chí thu nhận dữ liệu với các mô tả chung về nguồn gốc và quá trình thu nhận. Có thể cho phép tự lựa chọn một phương pháp thu nhận dữ liệu hoặc chỉ rõ phương pháp thu nhận cụ thể. Mức độ tuân thủ chất lượng dữ liệu có thể phải chỉ ra đối với loại dữ liệu trung gian cần có trong quá trình sản xuất dữ liệu. Cần chỉ rõ mức độ tuân thủ chất lượng dữ liệu trung gian trong quá trình xây dựng dữ liệu. Một định nghĩa chính thức về thông tin thu nhận dữ liệu trong Mục 5 của Phụ lục E ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

14. Bảo trì dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu có thể cung cấp thông tin về cách thức bảo trì dữ liệu. Nếu phần này có trong đặc tả sản phẩm dữ liệu thì sẽ mô tả các nguyên tắc và tiêu chí áp dụng trong việc bảo trì dữ liệu sau khi đã được thu nhận. Phần này bao gồm tần xuất bảo trì và cập nhật và cũng mô tả tần xuất biến động và bổ sung đối với sản phẩm dữ liệu. Định nghĩa cho thông tin bảo trì dữ liệu được nêu trong Mục 6 của Phụ lục E ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

15. Trình bày

Đặc tả sản phẩm dữ liệu có thể cung cấp thông tin về cách thức trình bày dữ liệu dưới dạng đồ họa phục vụ chế in hoặc xuất dữ liệu dưới dạng ảnh. Nếu có nội dung này cần tham chiếu đến tập hợp các quy tắc và đặc tả về trình bày dữ liệu. Một định nghĩa chính thức về thông tin trình bày nêu trong Phụ lục E, Mục 7 ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Danh mục trình bày được định nghĩa trên cơ sở tuân thủ ISO 19117.

16. Phân phối dữ liệu

Đặc tả sản phẩm dữ liệu cần chỉ ra các yêu cầu đối với phân phối sản phẩm dữ liệu. Thông tin phân phối phải bao gồm thông tin định dạng và thông tin về phương tiện phân phối (nếu có).

Thông tin định dạng phân phối có thể bao gồm các mục như sau:

- Tên định dạng dữ liệu;

- Phiên bản của định dạng (thời gian, số...);

- Tên của tập dữ liệu, hồ sơ hoặc đặc tả sản phẩm của định dạng phân phối;

- Cấu trúc tệp dữ liệu được phân phối;

- Ngôn ngữ sử dụng trong tập dữ liệu;

- Tên đầy đủ của chuẩn mã ký tự được sử dụng;

Thông tin về phương tiện phân phối có thể có các nội dung sau:

- Mô tả các đơn vị sản phẩm sẽ được phân phối (như tiêu đề, lớp, vùng địa lý);

- Kích thước dự kiến của đơn vị sản phẩm được phân phối ở định dạng Megabyte;

- Tên của phương tiện phân phối;

- Các thông tin phân phối khác.

Định nghĩa chính thức thông tin phân phối dữ liệu nêu trong Phụ lục E.8 ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

17. Thông tin bổ sung

Phần này của đặc tả sản phẩm dữ liệu có thể chứa hình thức khác của sản phẩm dữ liệu chưa từng được đề cập đến trong tiêu chuẩn này. Định nghĩa chính thức cho thông tin bổ sung nêu trong Phụ lục E.9 ở dạng mô hình UML và các định nghĩa dữ liệu tương ứng, bao gồm thông tin ràng buộc (cho việc truy cập và sử dụng). Nếu thông tin này chỉ áp dụng cho một phần của sản phẩm thì phạm vi của nó phải được định nghĩa rõ ràng.

18. Siêu dữ liệu

Thành phần siêu dữ liệu lõi như đã mô tả trong ISO 19115 cần được đi kèm với sản phẩm dữ liệu. Các thông tin siêu dữ liệu phải được cung cấp trong đặc tả sản phẩm dữ liệu. Định dạng và mã hóa của siêu dữ liệu phải được cung cấp trong đặc tả sản phẩm dữ liệu.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tóm tắt nội dung bộ quy định kiểm tra

A.1  Các của đặc tả sản phẩm dữ liệu

a) Mục đích kiểm tra: Đảm bảo rằng tất cả các hạng mục bắt buộc phải có trong đặc tả sản phẩm dữ liệu.

b) Phương pháp kiểm tra:

Kiểm tra tất cả các hạng mục trong đặc tả sản phẩm dữ liệu để chắc chắn đã có đủ.

c) Tham chiếu: Mục 6.

d) Kiểu kiểm tra: Cơ bản.

A.2  Các mục bắt buộc

a) Mục đích của việc kiểm tra:

Đảm bảo rằng ở mỗi mục của đặc tả sản phẩm dữ liệu, tất cả các mục bắt buộc đã có trong đặc tả sản phẩm dữ liệu.

b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra tất cả các mục trong đặc tả phẩm dữ liệu để chắc chắn tất cả các mục bắt buộc đã có đủ.

c) Tham chiếu: Mục 7-18.

d) Kiểu kiểm tra: Cơ bản.

A.3  Chi tiết các nội dung

a) Mục đích của việc kiểm tra: Đảm bảo rằng mỗi nội dung đã ở khuôn dạng chính xác.

b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra tất cả các mục trong đặc tả sản phẩm dữ liệu để chắc chắn nội dung đã ở dạng chính xác.

c) Tham chiếu: Phụ lục D và Phụ lục E.

d) Kiểu kiểm tra: Cơ bản.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mối quan hệ giữa đặc tả sản phẩm dữ liệu và siêu dữ liệu

ISO 19115 cung cấp một cấu trúc mô tả dữ liệu địa lý dạng số. Tiêu chuẩn này định nghĩa các thành phần của siêu dữ liệu, cung cấp lược đồ và thiết lập một bộ thuật ngữ siêu dữ liệu dùng chung, các định nghĩa và thủ tục mở rộng. Tiêu chuẩn này sử dụng một phần của lược đồ tương tự. Để đảm bảo sự chuyển tiếp của các yếu tố thông tin một cách trơn chu từ đặc tả sản phẩm dữ liệu vào siêu dữ liệu thì việc ánh xạ các khái niệm là điều quan trọng nhất. Trong khi siêu dữ liệu chỉ dẫn về sự cũ mới của dữ liệu thì đặc tả sản phẩm dữ liệu chỉ ra dữ liệu được tạo ra như thế nào và phải đáp ứng các yêu cầu nào. Các yêu cầu này là cơ sở cho việc tạo ra sản phẩm đồng thời cũng cung cấp thông tin cho người sử dụng để đánh giá nếu sản phẩm phù hợp với yêu cầu.

Đặc tả sản phẩm dữ liệu được tạo ra trước khi có sản phẩm dữ liệu. Nhiều thông tin của đặc tả sản phẩm dữ liệu sẽ được sử dụng để thành lập siêu dữ liệu của tập dữ liệu. Hình B.1 giải thích mối quan hệ này, chỉ ra cách mà đặc tả sản phẩm dữ liệu xác định sản phẩm dữ liệu được thực hiện như là một tập dữ liệu mà lần lượt nó được mô tả bằng siêu dữ liệu.

Hình B.1 - Mối quan hệ giữa đặc tả sản phẩm dữ liệu và siêu dữ liệu.

Hình B.1 minh họa và không là thành phần của UML đặc tả cho đặc tả sản phẩm dữ liệu

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các gói UML

Mô hình về đặc tả sản phẩm dữ liệu (DPS) được mô tả như một tập hợp các gói. Mỗi gói chứa 1 hay nhiều đối tượng (các lớp UML) có thể xác định (lớp con) hoặc tổng quát hóa (lớp cha). Các đối tượng chứa các thông tin (các thuộc tính lớp UML) mỗi đơn vị trong đó được sử dụng để mô tả các thông tin trong đặc tả sản phẩm dữ liệu. Hình C.1 minh họa các gói. Sản phẩm dữ liệu được chỉ rõ trong biểu đồ mô hình UML và một phần được mô tả trong từ điển dữ liệu tại Phụ lục D và E.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Phạm vi đặc tả sản phẩm dữ liệu

Hình D.1 thể hiện mô hình UML của phạm vi đặc tả dữ liệu và sự liên hệ đến các gói khác trong đặc tả sản phẩm dữ liệu. Bảng D.1 và D.2 thể hiện các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình D1

Bảng D.1 thể hiện ngữ nghĩa của dữ liệu tương ứng đối với lớp đặc tả sản phẩm dữ liệu DPS. Bảng D.2 thể hiện các định nghĩa dữ liệu cho lớp DPS_ScopeInformation. Định nghĩa dữ liệu cho các gói sản phẩm dữ liệu hợp thành nêu trong Phụ lục E.

Bảng D.1 - DPS

Bảng D.2 - Thông tin phạm vi của đặc tả sản phẩm dữ liệu DPS

 

Phụ lục E

(Quy định)

Nội dung đặc tả sản phẩm dữ liệu

E.1  Thông tin nhận dạng

Hình E.1 mô hình UML thể hiện thông tin nhận dạng sản phẩm dữ liệu.

Bảng E.1 thể hiện định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.1 - Mô hình UML thông tin nhận dạng

Bảng E.1 - Thông tin nhận dạng

E.2  Thông tin cấu trúc và nội dung dữ liệu

Hình E.2 - Thông tin cấu trúc và nội dung

Bảng E.2 - Thông tin cấu trúc và nội dung

E.3  Thông tin hệ thống tham chiếu

Hình E.3 là mô hình UML của thông tin hệ thống tham chiếu. Bảng E.5 cung cấp định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.3 - Mô hình UML thông tin hệ thống tham chiếu

Bảng E.5 - Định danh hệ thống tham chiếu

E.4  Thông tin chất lượng dữ liệu

Hình E.4 mô hình UML thể hiện thông tin chất lượng dữ liệu. Bảng E.6 cung cấp các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.4 - Biểu đồ UML chất lượng dữ liệu

Bảng E.6 - Thông tin yêu cầu đối tượng chất lượng dữ liệu

E.5  Thông tin thu nhận dữ liệu

Hình E.5 mô hình UML thể hiện thông tin thu nhận dữ liệu. Bảng E.7 cung cấp các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.5 - Mô hình UML thông tin thu nhận dữ liệu.

Bảng E.7 - Thông tin thu nhận dữ liệu

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

dataCaptureStatement

Mô tả chung về quy trình thu nhận dữ liệu

M

N

CharacterString

Free text

2

role: captureScope

Phạm vi thông tin thu nhận dữ liệu

M

1

DPS_ScopeInformation

Xem Phụ lục D

E.6  Thông tin bảo trì dữ liệu

Hình E.6 mô hình UML thể hiện thông tin bảo trì dữ liệu. Bảng E.8 cung cấp các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E6 - Mô hình UML bảo trì dữ liệu

Bảng E.8 - Thông tin bảo trì

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

maintenanceAndUp dateFrequency

Tần xuất thay đổi và bổ sung sản phẩm

M

1

CharacterString

Free text

2

role: maintenanceScope

Phạm vi thông tin thu nhận dữ liệu

M

1

DPS_ScopeInformation

Xem Phụ lục D

E.7  Thông tin trình bày

Hình E.7 thể hiện mô hình UML thông tin trình bày, Bảng E.9 cung cấp định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.7 - Mô hình UML thể hiện thông tin trình bày

E.8  Thông tin phân phối dữ liệu

Hình E.8 mô hình UML thể hiện thông tin phân phối dữ liệu. Bảng E.10 và E.11, E.12 cung cấp các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.8 - Mô hình UML thông tin phân phối dữ liệu

Bảng E.10 - Thông tin định dạng phân phối dữ liệu

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

DeliveryMedium

Phương tiện phân phối sản phẩm

M

N

DPS_DeliveryMedium

Xem bảng E.9.1

2

DeliveryFormat

Định dạng sản phẩm phân phối

M

N

DPS_DeliveryFormat

Xem bảng E.9.2

3

role: deliveryScope

Phạm vi thông tin phân phối

M

1

DPS_ScopeInformation

Xem Phụ lục D

 

Bảng E.11 - Thông tin định dạng phân phối dữ liệu

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

formatName

Tên định dạng

M

1

CharacterString

Free text E.9.1

2

version

Phiên bản (thời gian, số)

O

1

CharacterString

Free text

3

specification

Đặc tả chung về định dạng dữ liệu

O

1

CharacterString

Free text

4

fileStructure

Cấu trúc file

O

1

CharacterString

Free text

5

language

Ngôn ngữ

M

N

CharacterString

ISO639-2, các phần khác có thể được sử dụng

6

characterSet

Tên đầy đủ của chuẩn mã hóa ký tự

 

1

MD_CharacterSetCode

ISO 19115

Bảng E.12 - Thông tin trung gian phân phối dữ liệu

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

unitOfDelivery

Mô tả đơn vị phân phối

M

1

CharacterString

Free text

2

transferSize

Dự kiến độ lớn đơn vị trong định dạng chuẩn, tính bằng Megabyte

O

1

Real

>0

3

mediumName

Tên phương tiện phân phối

O

1

CharacterString

Free text

4

otherDeliverylnformation

Thông tin khác về phân phối dữ liệu

O

1

CharacterString

Free text

E.9  Thông tin bổ sung

Hình E.9 thể hiện mô hình UML thông tin bổ sung về phân phối dữ liệu. Bảng E.13 cung cấp các định nghĩa dữ liệu tương ứng.

Hình E.9 - Mô hình UML thông tin bổ trợ

Bảng E.13 - Thông tin định dạng bổ sung

 

Tên

Định nghĩa

Nhiệm vụ

Số lần x. hiện

Kiểu dữ liệu

Miền

1

additionalInformation

Thông tin khác về sản phẩm chưa có trong đặc tả sản phẩm

O

1

CharacterString

Free text

2

role: additionalInfoScope

Phạm vi thông tin bổ sung

M

1

DPS_ScopeInformation

Xem Phụ lục D

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Ví dụ về một đặc tả sản phẩm dữ liệu

F.1  Thông tin tổng quan về xây dựng đặc tả sản phẩm dữ liệu (DPS)

DPS Tiêu đề: Mạng lưới đường bộ quốc gia Canada Cấp 1 - ví dụ về ISO 19131.

DPS Thời gian thành lập: 10/01/2003.

DPS Cơ quan chịu trách nhiệm: Trung tâm Tài nguyên thiên nhiên Canada về thông tin bản đồ địa hình, số 2144, King Street West, Suite 010 Sherbrooke (Quybec) Canada. Phone: +01-819-564-5600 1-800-661-2638 (Canada &USA.

Fax:+01-819-564-5698, Email: [email protected], URL: http://www.geobase.ca

DPS Ngôn ngữ: English, French

DPS Chủ đề: 018-Mạng lưới giao thông/đường bộ và dữ liệu véc tơ.

DPS Định dạng file: PDF.

Thuật ngữ và định nghĩa

Thuộc tính đối tượng: thông tin mô tả các đặc tính cụ thể của đối tượng địa lý.

CHÚ THÍCH: Ví dụ: số làn đường hoặc trạng thái vỉa hè.

Lớp: Mô tả một tập hợp các đối tượng có chung các thuộc tính, các thao tác, các phương thức, các mối quan hệ và các ngữ nghĩa [Ngữ nghĩa UML].

CHÚ THÍCH: Lớp không phải luôn gắn với thực thể hình học (ví dụ như lớp siêu dữ liệu).

Sự kiện: Đối tượng có thể được định vị dọc theo đối tượng đường thông qua thuộc tính mà không cần biên tập hình học.

Đối tượng địa lý: Là thực thể tự nhiên có ranh giới rõ ràng, nhận dạng rõ về hình dạng và mối quan hệ.

CHÚ THÍCH: Một đối tượng là một thể hiện của lớp.

Gói: nhóm các tập hợp của các lớp, các quan hệ và cả các gói khác để tạo nên mô hình cấu trúc trừu tượng hơn.

Hệ thống tham chiếu tuyến tính:

Là phương pháp định vị thông qua tham chiếu đến các đối tượng địa lý dạng tuyến (đường bộ) căn cứ vào một số vị trí dọc theo đối tượng đó.

Viết tắt:

CTIS: Trung tâm thông tin địa hình Sherbrooke

GDF: File dữ liệu địa lý.

ID: Tên nhận dạng.

NID: Tên nhận dạng quốc gia.

NRCan: Tài nguyên thiên nhiên Canada.

NRNC1: Mạng đường bộ quốc gia Canada Cấp1

NTDB: Cơ sở dữ liệu địa hình quốc gia.

UML: Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất.

UUID: Định dạng duy nhất tổng hợp.

Tên và viết tắt của sản phẩm:

Mạng lưới đường bộ loại 1 quốc gia Canada-ví dụ về ISO 19113 NRNC1/ISO 19113ex.

Mô tả về sản phẩm dữ liệu

Dữ liệu NRNC1/ISO 19113ex tập chung cung cấp mô tả hình học chất lượng và tập hợp thuộc tính cơ bản của đối tượng đường bộ của Canada. Phiên bản thứ nhất của sản phẩm NRNC1/ISO 19113ex không bao gồm các đường gốc/cập nhật. Dữ liệu NRNC1/ISO 19113ex sẽ được cập nhật thường xuyên. File dữ liệu địa lý (GDF) V4 từ ISO/TC 204 đã được sử dụng như một nguyên tắc chỉ đạo thống nhất cho tài liệu này. Sản phẩm NRNC1/ISO 19113ex cố gắng hoàn thiện đến mức độ có thể với ngôn ngữ File dữ liệu địa lý GDF (Tên lớp, Tên thuộc tính và các định nghĩa).

Nhận dạng duy nhất với mỗi đối tượng là yếu tố hình học sự kiện. Những ID này sẽ hỗ trợ tốt hơn trong quá trình sử dụng và cập nhật dữ liệu.

Trung tâm thông tin đo đạc địa hình Sherbrooke (CTIS) thuộc cơ quan Tài nguyên thiên nhiên của Canada (NRCan) đã tạo ra phiên bản thứ nhất của NRNC1/ISO 19113ex. CTIS tiếp tục hoàn thiện cùng mục tiêu thu nhận và quản lý dữ liệu NRNCq/ISO 19131ex với mạng lưới đối tác. Các đối tác đã lựa chọn các vấn đề quan tâm và cung cấp các đề xuất đầy đủ, Dữ liệu này phải là sản phẩm đồng nhất, chuẩn hóa trong toàn Canada.

Mô hình dữ liệu có thể (và phải) được mở rộng, vì vậy trong mô hình cần chứa hai mức độ thông tin: dữ liệu bắt buộc và dữ liệu tùy chọn. Sản phẩm dữ liệu sẽ được đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu.

Vượt qua mức tối thiểu là mục tiêu cung cấp cho toàn bộ đối tác. Trong những năm qua, chúng tôi luôn cố gắng mở rộng mức tối thiểu và xác định các mục tiêu mới. Nội dung tối thiểu được định nghĩa cho dữ liệu không gian và thuộc tính.

Dữ liệu NRNC1/ISO 19113ex sẽ có vai trò như nền tảng cho một số ứng dụng. Dữ liệu hình học luôn được bảo trì tương thích nhất với dữ liệu nguồn và được sử dụng bởi tất cả các ứng dụng. Cơ sở hạ tầng chung này phải làm đơn giản hóa việc tích hợp dữ liệu với dữ liệu bổ sung.

Định dạng file đầu ra của sản phẩm là định dạng GML (Geography Markup Language) trong mã ASCII và SHAPE (ESRI™).

2  Phạm vi đặc tả

(DPS_Scopeinformation)

Phần này chỉ định nghĩa một phạm vi cơ bản áp dụng cho mỗi phần của đặc tả sản phẩm.

Phạm vi định danh:

(DPS_Scopeinformation.scopeldentification) phạm vi gốc

Mức:

DPS_ScopeInformation.level>MDScopecode) 006 loạt.

Tên mức:

(DPS_ScopeInformation.levelName) NRN phạm vi cơ bản.

Phạm vi:

(DPS_ScopeInformation.levelName>EX_Extent.descriptio) Canada landmass.

Mô tả mức:

(DPS_ScopeInformation.levelDescription) mức gốc trong phạm vi phân cấp.

F.3  Định danh sản phẩm dữ liệu

(DPS_Identificationlformation)

Tiêu đề:

DPS_Identificationlformation.title) Mạng đường bộ Canada, mức 1-Ví dụ về ISO 19131.

Tiêu đề biến đổi:

(DPS_Identificationlformation.Altenate.title) NRNC19131ex.

Tóm tắt:

(DPS_Identificationlformation.abstract) Mạng đường bộ Canada, mức 1- Ví dụ về ISO 19131 có mục tiêu cung cấp mô tả hình học chất lượng và tập thuộc tính cơ bản của đối tượng đường bộ Canada. Phiên bản thứ nhất của sản phẩm NRNC1/ISO 19131ex không bao gồm đường gốc/ cập nhật. Dữ liệu NRNC1/ISO 19131ex sẽ được cập nhật thường xuyên. Tệp dữ liệu địa lý (GDF) V4 từ ISI/TC 204 được sử dụng như tài liệu chỉ dẫn cho mô hình này. Sản phẩm NRNC1/ISO 19131ex cố gắng tuân theo mức độ có thể các từ của GDF như tên lớp, tên và định nghĩa thuộc tính.

Mục đích:

(DPS_Identificationlformation.purpose) Dữ liệu NRNC1/ISO 19131ex được sử dụng như nền tảng của một số ứng dụng. Dữ liệu hình học luôn được bảo trì tương thích nhất với dữ liệu nguồn và được sử dụng bởi tất cả các ứng dụng. Cơ sở hạ tầng chung này phải làm đơn giản hóa việc tích hợp dữ liệu với dữ liệu bổ sung.

Loại chủ đề:

PS_Identificationlformation.topiccategory>MD_Topic CategoryCode) 018-Mạng lưới giao thông/đường bộ và dữ liệu véc tơ.

Tỷ lệ bản đồ:

DPS_Identificationlformation.SpatialResolution>MD_Resolution.equivalentScale> MD_RepresentativeFraction.denominator)

10.000.

Mô tả địa lý:

F.4  Cấu trúc và nội dung dữ liệu

Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex là sản phẩm đối tượng địa lý. Lược đồ ứng dụng thể hiện dạng UML (Xem Phần D.1) trong đó chi tiết hóa nội dung Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex và danh mục đối tượng liên quan (Xem Phần D.2) và cung cấp mô tả về các thành phần mô hình của NRNC1/ISO 19131ex.

Dữ liệu địa lý

(DPS_FeatureBasedDataInformation.narrativeDescription) về cơ bản, NRNC1/ISO 19131ex trình bày kiểu như gói UML.

Kiểu đối tượng địa lý gốc là đối tượng mạng đường bộ, được đặc trưng bằng mã mạng lưới, một tên tập dữ liệu và mã phiên bản tiêu chuẩn. Đối tượng mạng lưới đường bộ được chia ra các kiểu con đó là phần tử mạng lưới dạng tuyến, nút và điểm sự kiện trong đó có các thuộc tính được mô tả và vị trí không gian khác nhau. Phần tử mạng lưới dạng tuyến là sự mô tả chính của các kiểu đối tượng đường dạng tuyến, có các kiểu con là đối tượng đường và kết nối với phà. Sự kiện là một kiểu đối tượng được mô tả thông qua các thuộc tính xác định vị trí trên đối tượng mạng lưới dạng tuyến mà không cần biên tập về hình học (như sự phân đoạn). Có khả năng xuất hiện hai sự kiện qua một trạm thu phí. Nút là kiểu đối tượng tại điểm giao cắt giữa các đối tượng dạng tuyến trên mạng lưới.

Lược đồ ứng dụng dl địa lý

(DPS_FeatureBasedDataInformation.applicationSchema).

Hình F.1 - Lược đồ lớp UML NRNC1/ISO19131ex

Danh mục đối tượng địa lý (mẫu)

Phần này cung cấp danh mục đối tượng địa lý hỗ trợ cho lược đồ ứng dụng. Thuộc tính không gian được bổ sung vào danh mục đối tượng địa lý tương tự như các thuộc tính khác cho tính đầy đủ và phù hợp với lược đồ ứng dụng.

CHÚ THÍCH: Phần này cung cấp chỉ một mẫu danh mục như một ví dụ về đối tượng hoàn chỉnh của Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex.

(DPS_FeatureBasedDataInformation.featureCatalogue)

Tên:

Lưới đường bộ quốc gia, Canada, Cấp 1 ISO 19131 (Góc độ khái niệm thành phần)

Phạm vi

Lĩnh vực giao thông

Lĩnh vực áp dụng:

 

Phiên bản

1.0

Thời gian:

Tháng 5 năm 2002

Định nghĩa nguồn

 

Định nghĩa kiểu:

 

Đơn vị sản xuất:

Hội đồng địa lý Canada - Ủy ban điều hành cơ sở địa lý

Ngôn ngữ chức năng:

 

Tên kiểu đối tượng:

Đối tượng mạng đường bộ (RoadNetworkFeature)

Định nghĩa:

Kiểu đối tượng gốc của gói mạng đường bộ.

Mã:

 

Ký hiệu:

 

Tên thao tác đối tượng:

 

Tên thuộc tính đối tượng:

 

Tên quan hệ đối tượng:

 

Kiểu con của:

Mã mạng đường bộ, tên gói dữ liệu, phiên bản tiêu chuẩn

Thuộc tính đối tượng

 

Name:

Mã mạng đường bộ (NID)

Định nghĩa:

Mã thống nhất tổng hợp của đối tượng.

CHÚ THÍCH: Đối với đoạn mạng lưới, tất cả yếu tố thuộc đoạn mạng tiếp kiền kề giữa các nút mạng có cùng mã NID.

Mã:

UUID.

Kiểu dữ liệu giá trị:

 

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

0 (*not enumerated*)

Miền giá trị:

 

Thuộc tính đối tượng

 

Tên:

Tên gói dữ liệu (datasetName)

Định nghĩa:

Tỉnh hoặc vùng có trong gói dữ liệu.

 

Kiểu dữ liệu giá trị:

Số nguyên

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

1 (’enumerated*)

Miền giá trị:

 

 

Tên:

Newfoundland and Labrador

1

Nova Scotia

2

Prince-Edward Island

3

New-Brunswick

4

Québec

5

Ontario

6

Manitoba

7

Saskatchewan

8

Alberta

9

British Columbia

10

Yukon Territories

11

North West Territories

12

Nunavut Territories

13

Manitoba

7

 

Thuộc tính đối tượng

 

Tên:

Số tiêu chuẩn (standardsVersion)

Định nghĩa:

Số tiêu chuẩn. NRNC1/ISO 19131ex-Tiêu chuẩn sản phẩm gói dữ liệu tuân thủ

Mã:

 

Kiểu dữ liệu giá trị:

Chuỗi ký tự (String)

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

0 (“not enumerated”)

Miền giá trị:

 

Kiểu đối tượng

 

Tên:

Nút giao cắt đường (Junction)

Định nghĩa:

Đối Tượng dạng điểm luôn nối 1 hoặc nhiều đoạn đường hoặc đoạn nối phà. Một nút được định nghĩa tại giao cắt 2 hoặc nhiều đường, giao cắt đường và đoạn phà, đoạn cuối đường cụt và giao cắt đường hoặc đoạn phà với biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, vùng lãnh thổ.

CHÚ THÍCH: Giao cắt không đồng mức của đường không có nút. Nếu một nút thể hiện nơi giao cắt không đồng mức thì nó cũng nối với nhánh đường thấp hơn hoặc cao hơn, không bao giờ nối cả hai trường hợp.

Mã:

 

Kí hiệu:

 

Tên hoạt động đối tượng:

 

Tên thuộc tính đối tượng:

Định nghĩa không gian, kiểu nút, số lối ra

Tên liên quan đối tượng:

Mạng lưới mà nút nối vào

Tên:

 

Kiểu con của:

Đối tượng mạng đường bộ

Thuộc tính đối tượng

 

Tên:

Định nghĩa không gian (spatialDefinition).

CHÚ THÍCH: Định nghĩa không gian bao gồm sự hoàn thiện và sự phù hợp với lược đồ ứng dụng.

Định nghĩa:

Thể hiện tính không gian của nút

Mã:

 

Kiểu dữ liệu giá trị:

GM_Point

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

0 (“not enumerated”)

Miền giá trị:

 

Thuộc tính đối tượng

 

Tên:

Kiểu nút (JungtionType)

Định nghĩa:

Kiểu nút dựa vào số đường hoặc phà nối nhau tại giao cắt.

Mã:

 

Kiểu dữ liệu giá trị:

Integer

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

1 (“enumerated”)

Miền giá trị:

 

Giá trị thuộc tính đối tượng:

 

Tên:

Định nghĩa

Giao cắt

1

Giao cắt giữa 3 hoặc nhiều đoạn đường ở cùng độ cao

Điểm cụt

2

Giao cắt đường chỉ rõ một đoạn đường kết thúc và không được kết nối với bất kỳ đoạn đường nào khác hoặc Đoạn kết nối với phà.

Phà

3

Giao cắt đường chỉ rõ một đoạn đường tiếp tục kết nối với phà

NatProvTer

4

Chỉ nút cuối của gói dữ liệu sẽ nối tiếp với gói dữ liệu tiếp theo

Thuộc tính đối tượng

Tên:

Lối ra số (exitNumber)

Định nghĩa

Số ID của cửa ra vào trạm soát vé dành cho đơn vị quản lý

 

Kiểu dữ liệu giá trị:

Chuỗi ký tự

Đơn vị đo giá trị:

 

Kiểu miền giá trị:

0 (“not enumerated”)

Miền giá trị:

 

Liên kết đối tượng

 

Tên:

Junction connects to

Quan hệ ngược lại:

Yếu tố dạng tuyến mạng lưới nối đi.

Định nghĩa:

 

Mã:

 

Kiểu dữ liệu bao gồm:

Yếu tố dạng tuyến mạng lưới đường

Chỉ thị lệnh:

0 (“not ordered”)

Số yếu tố trong tập hợp:

1 : ?

Ràng buộc:

 

Tên vai trò:

 

Liên kết đối tượng

 

Tên:

Junction connects to

Quan hệ ngược lại:

Yếu tố dạng tuyến mạng lưới nối đi.

Định nghĩa:

 

Mã:

 

Kiểu dữ liệu bao gồm:

Yếu tố dạng tuyến mạng lưới đường

Chỉ thị lệnh:

0 (“not ordered”)

Số yếu tố trong tập hợp:

1 : ?

Ràng buộc:

 

Tên vai trò:

 

Kiểu thuộc tính

 

Tên:

Đối tượng đường (RoadElement)

Định nghĩa:

Một đường bộ là một đoạn dạng tuyến thiết kế trên mặt đất cho phương tiện đi lại Yếu tố đường bộ là thể hiện của đường bộ giữa các nút. Yếu tố đường bộ luôn bị giới hạn bởi 2 nút tạo ra 1 đoạn đường bộ.

CHÚ THÍCH: Nơi có giao nhau không cùng cấp, đoạn đường bị cắt đôi không thuộc nút. Giao cắt không cùng cấp giữa yếu tố đường bộ tạo ra thực thể cấu trúc đường bộ có thể là cầu hoặc hầm. Nếu nút tại giao cắt không cùng cấp sẽ nối với một trong 2 đoạn đường bộ thấp hơn hoặc cao hơn, không nối với cả 2. Loại đường bộ này không thể hiện trong Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex.

Mã:

 

Ký hiệu:

 

Tên hoạt động đối tượng

 

Tên thuộc tính đối tượng

 

Tên liên kết đối tượng

Bao gồm đoạn đường bộ

Subtype Of:

Yếu tố dạng tuyến mạng lưới

Phạm vi nội dung theo đối tượng

(DPS_FeatureBasedDataInformation.contentScope>DPS_ScopeInformation.scopeldentificatio) rootScope

F.5  Hệ quy chiếu

(DPS_ReferenceSystemInformation)

Hệ quy chiếu không gian

Hệ quy chiếu thời gian

DPS_ReferenceSystemInformation.temporalReferenceSystem > TM_ReferenceSystem.name) Lịch Gregorian

Phạm vi hệ quy chiếu

DPS_ReferenceSystemInformation.rsScope>

DPS_ScopeInformation.scopeldentification)

rootScope.

F.6  Chất lượng dữ liệu

(DPS_DataQualityInformation)

Data quality

CHÚ THÍCH: độ chính xác thể hiện hình học là sự khác nhau về vị trí thể hiện và vị trí tuyệt đối của đối tượng khi đo liên kết với điểm tọa độ gốc trắc địa. Đối tượng dạng tuyến NRN phải nằm trong tiêu chuẩn sai số của bản đồ

F.7  Thu nhận dữ liệu

(DPS_DataCaptureInformation)DPS_DataCaptureInformation.dataCaptureStatement)

Quy tắc đối với đối tượng hình học dạng tuyến

Để xác định của đặc tính của rìa bên trái và bên phải của đối tượng đường bộ cần phải tiêu chuẩn hóa việc thể hiện hình học đối tượng dạng tuyến. Quy ước mở đường cong và đóng đường cong được sử dụng để vẽ hình dạng đối tượng đường bộ.

Đường cong mở:

Đường cong mở được vẽ theo “Quy tắc góc dưới bên trái” (Xem Hình F.2). Theo quy tắc này, hướng của đường cong mở được xác định theo thứ tự đỉnh, dựa vào tọa độ điểm đầu và cuối đường cong để xác định tọa độ thấp nhất và nếu bằng nhau thì xác định tọa độ biên trái. Các đỉnh của đường cong được sắp xếp tuân theo quy tắc này.

1) Sai số tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn độ chính xác bản đồ: CMAS=2.1460σc

CHÚ THÍCH: Việc tính toán được thực hiện bằng tọa độ địa lý B, L.

Hình F.2 Quy tắc góc dưới bên trái

Đường cong đóng:

Đường cong đóng kín được vẽ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ như hình F.3

Hình F.3 Quy tắc ngược chiều kim đồng hồ

Quy tắc phân đoạn

Các đối tượng mạng lưới dạng tuyến tạo thành cấu trúc hình học của Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex. Các đối tượng được phân đoạn theo các quy tắc sau:

- Nơi giao cắt cùng mức với các đối tượng dạng tuyến khác;

- Nơi giao cắt với ranh giới tỉnh, vùng lãnh thổ;

- Nơi thay đổi giá trị thuộc tính.

Thể hiện hình học

Thể hiện hình học là mô tả dạng số yếu tố không gian của đối tượng. Tuân thủ ISO 19107, Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex sử dụng 3 kiểu hình học nguyên thủy: Dạng điểm (GM_Point), Dạng đường cong (GM_curve) và Dạng bề mặt (GM_Surface).

Phạm vi thu nhận dữ liệu

(DPS_DataCaptureInformation.captureScope > DPS_ScopeInformation.scopeldentification) rootScope.

F.8  Bảo trì dữ liệu

(DPSMaintenanceinformation)

Bảo trì và tần suất cập nhật dữ liệu (DPSMaintenanceinformation.maintenanceAndUpdateFrequency). Tiêu chuẩn NRNC1/ISO 19131ex cần thiết phải cập nhật. Cập nhật là việc nhập chèn vào NRNC1/ISO 19131ex sản phẩm dữ liệu do các đối tác cung cấp.

Phạm vi bảo trì:

(DPS_MaintenanceInformation.maintenanceScope>

DPS_ScopeInformation.scopeldentification)

rootScope

F.9  Cấp phát dữ liệu

(DPS_DeliveryInformation)

Thông tin phương tiện cấp phát dữ liệu

Đơn vị cấp phát dữ liệu:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryMedium >

DPS_DeliveryMedium.unitsOfDelivery)

Province

Tên phương tiện:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryMedium > DPS_DeliveryMedium.mediumName) Online via FTP.

Thông tin định dạng cấp phát:

GML:

Tên định dạng:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryFormat > DPS_DeliveryFormat.formatName) Geography Markup Language-GML

Phiên bản:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryFormat > DPS_DeliveryFormat.version) v2.0

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Ngôn ngữ:

Định dạng:

Tên định dạng:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryFormat> DPS_DeliveryFormat.formatName) Shape-ESRI™.

Phiên bản:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryFormat> DPS_DeliveryFormat.version) Not applicable.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

(DPS_DeliveryInformation.deliveryFormat> DPS_DeliveryFormat.specification) ESRI

Shapefile Technical Description, an ESRI White Paper, July 1998.

Ngôn ngữ

F.10  Siêu dữ liệu

Không áp dụng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 3166-1, Mã tên quốc gia và vùng trực thuộc

[2] ISO 19101:2002, Thông tin địa lý - Mô hình tham khảo

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Sự phù hợp

3. Tài liệu viện dẫn

4. Thuật ngữ và định nghĩa

5. Những ký hiệu và cụm từ viết tắt

5.1  Cụm từ viết tắt

5.2  Ký hiệu UML

5.3  Quan hệ mô hình UML

5.4  Mẫu phân loại mô hình UML

5.5  Viết tắt gói

6. Tổng quan về cấu trúc và nội dung của đặc tả sản phẩm dữ liệu

7. Tổng quan

8. Phạm vi đặc tả sản phẩm dữ liệu

9. Định danh sản phẩm dữ liệu

10. Cấu trúc và nội dung dữ liệu

10.1  Dữ liệu dựa trên đối tượng

10.2  Các yêu cầu bổ sung đối với dữ liệu kiểu miền phủ

11. Hệ quy chiếu

12. Chất lượng dữ liệu

13. Thu nhận dữ liệu

14. Bảo trì dữ liệu

15. Trình bày

16. Phân phối dữ liệu

17. Thông tin bổ sung

18. Siêu dữ liệu

Phụ lục A (Quy định) Tóm tắt nội dung bộ quy định kiểm tra

A.1  Các của đặc tả sản phẩm dữ liệu

A.2  Các mục bắt buộc

A.3  Chi tiết các nội dung

Phụ lục B (Tham khảo) Mối quan hệ giữa đặc tả sản phẩm dữ liệu và siêu dữ liệu

Phụ lục C (Tham khảo) Các gói UML

Phụ lục D (Quy định) Phạm vi đặc tả sản phẩm dữ liệu

Phụ lục E (Quy định) Nội dung đặc tả sản phẩm dữ liệu

E.1  Thông tin nhận dạng

E.2  Thông tin cấu trúc và nội dung dữ liệu

E.3  Thông tin hệ thống tham chiếu

E.4  Thông tin chất lượng dữ liệu

E.5  Thông tin thu nhận dữ liệu

E.6  Thông tin bảo trì dữ liệu

E.7  Thông tin trình bày

E.8  Thông tin phân phối dữ liệu

E.9  Thông tin bổ sung

Phụ lục F (Tham khảo) Ví dụ về một đặc tả sản phẩm dữ liệu

F.1  Thông tin tổng quan về xây dựng đặc tả sản phẩm dữ liệu (DPS)

F.2  Phạm vi đặc tả

F.3  Định danh sản phẩm dữ liệu

F.4  Cấu trúc và nội dung dữ liệu

F.5  Hệ quy chiếu

F.6  Chất lượng dữ liệu

F.7  Thu nhận dữ liệu

F.8  Bảo trì dữ liệu

F.9  Cấp phát dữ liệu

F.10  Siêu dữ liệu

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi