Tiêu chuẩn TCVN 9801-1:2013 Tổng quan về an ninh mạng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9801-1:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9801-1:2013 ISO/IEC 27033-1:2009 Công nghệ thông tin-Kỹ thuật an ninh-An ninh mạng-Phần 1: Tổng quan và khái niệm
Số hiệu:TCVN 9801-1:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:15/11/2013Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9801-1:2013

ISO/IEC 27033-1:2009

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT AN NINH - AN NINH MẠNG - PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ KHÁI NIỆM

Information technology - Security techniques - Network security - Part 1: Overview and concepts

Lời nói đầu

TCVN 9801-1:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 "Công nghệ thông tin" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 9801-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 27033-1:2009.

Lời giới thiệu

Hiện nay trên thế giới, đa số các tổ chức chính phủ và thương mại có các hệ thống thông tin riêng được kết nối bởi các mạng (xem Hình 1), với các kết nối mạng đang là một hoặc nhiều điều sau đây:

- Trong tổ chức,

- Giữa các tổ chức,

- Giữa tổ chức và cộng đồng chung.

Hình 1 - Các loại kết nối mạng phổ biến

Hơn nữa, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khả dụng công cộng (đặc biệt là với mạng Internet) dẫn đến các cơ hội kinh doanh đáng kể, các tổ chức đang tăng cường triển khai kinh doanh điện tử trong một phạm vi toàn cầu và cung cấp các dịch vụ công cộng online. Các cơ hội bao gồm quan điểm của các kết nối giảm chi phí dữ liệu, sử dụng mạng Internet đơn giản như một phương tiện kết nối toàn cầu, thông qua nhiều dịch vụ phức tạp được cung cấp bởi bên cung cấp dịch vụ Internet (ISPs). Nghĩa là cách thức sử dụng các điểm gắn vật lý khu vực chi phí thấp ở mỗi điểm cuối trong một mạch của các hệ thống phân phối dịch vụ và trao đổi điện tử online toàn dải, sử dụng các dịch vụ và ứng dụng dựa trên web. Thêm vào đó, công nghệ mới (bao gồm việc tương thích dữ liệu, âm thanh và video) tăng cường cơ hội cho việc làm việc từ xa (được biết tới như "làm việc từ xa" hoặc "kết nối từ xa") cho phép nhân viên vận hành công việc từ nhà tùy theo các giai đoạn quan trọng của thời gian. Điều này cho phép liên hệ thông qua việc sử dụng các cơ sở từ xa để truy cập tổ chức và các mạng cộng đồng và các dịch vụ và thông tin hỗ trợ doanh nghiệp liên quan.

Tuy nhiên, khi môi trường tạo điều kiện cho các lợi ích doanh nghiệp quan trọng thì các rủi ro an ninh mới cần được quản lý. Với các tổ chức tin tưởng mạnh mẽ vào việc sử dụng thông tin và các mạng tương ứng để triển khai kinh doanh của họ, việc mất mát của tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của thông tin và dịch vụ có thể có các tác động đối nghịch quan trọng tới các vận hành doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu chính để bảo vệ thực sự mạng, thông tin và các hệ thống thông tin liên quan. Đó là ý nghĩa của cụm từ: triển khai và duy trì an ninh mạng tương ứng là đặc biệt quan trọng cho việc thành công của bất kỳ vận hành doanh nghiệp của tổ chức nào.

Trong ngữ cảnh này, công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông đang tìm kiếm các giải pháp an ninh hiệu quả toàn diện, nhắm đến việc bảo vệ mạng chống lại các cuộc tấn công nguy hại và các hành động sai không chủ tâm và đáp ứng các yêu cầu kinh doanh cho tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của thông tin và dịch vụ. An ninh một mạng cũng cần thiết cho việc duy trì lập dự toán chính xác hay sử dụng thông tin tương ứng. Năng lực an ninh trong sản xuất là quyết định đối với toàn bộ an ninh mạng (bao gồm các ứng dụng và dịch vụ). Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm được kết hợp để cung cấp các giải pháp tổng thể, khả năng tương tác hay việc thiếu hụt chính điều đó sẽ định nghĩa cho sự thành công của giải pháp. An ninh không chỉ là một dòng liên quan đối với mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng phải được phát triển theo cách thức đẩy liên kết từ xa của các khả năng an ninh trong giải pháp an ninh tổng thể.

Mục đích của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033) nhằm cung cấp hướng dẫn chi tiết dựa trên các khía cạnh quản lý, vận hành và sử dụng các mạng hệ thống thông tin, và các liên kết nối. Các cá thể đó trong tổ chức chịu trách nhiệm chung cho an ninh thông tin, và an ninh thông tin cụ thể phải được đáp ứng với tài liệu của tiêu chuẩn này để đáp ứng các yêu cầu đặc trưng. Các mục tiêu chính được tuân thủ.

- TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1), Tổng quan và khái niệm, định nghĩa và mô tả các khái niệm tương ứng với, và cung cấp hướng dẫn quản lý trên an ninh mạng. Tiêu chuẩn bao gồm quan điểm của một tổng quan an ninh mạng và các định nghĩa liên quan, và hướng dẫn về cách thức xác định và phân tích các rủi ro an ninh mạng và sau đó định nghĩa các yêu cầu an ninh mạng. Tiêu chuẩn này cũng giới thiệu cách thức đạt được các kiến trúc an ninh kỹ thuật chất lượng tốt và rủi ro, thiết kế và các khía cạnh kiểm soát tương ứng với các kịch bản mạng phổ thông và các lĩnh vực "công nghệ" mạng (được giải quyết chi tiết trong các phần phụ tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này)

- ISO/IEC 27033-2, Hướng dẫn thiết kế và triển khai an ninh mạng, định nghĩa cách tổ chức đạt được các kiến trúc, thiết kế và việc triển khai an ninh mạng chất lượng, mà đảm bảo an ninh mạng tương ứng với các môi trường kinh doanh, sử dụng một hướng tiếp cận chắc chắn để hoạch định, thiết kế và triển khai an ninh mạng, để việc sử dụng các mô hình/nền (trong ngữ cảnh này, một mô hình/nền được dùng để mô phỏng một trình diễn hoặc mô tả thể hiện cấu trúc và các công việc mức độ cao của một loại kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật) và liên quan tới tất cả các nhân viên mà liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai các khía cạnh kiến trúc của an ninh mạng (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản lý mạng và các nhân viên an ninh mạng)

- ISO/IEC 27033-3, Rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát cho kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu định nghĩa các rủi ro đặc trưng, các công nghệ thiết kế và các vấn đề kiểm soát tương ứng với các kịch bản mạng phổ thông. Tiêu chuẩn này liên quan tới tất cả nhân viên liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai các khía cạnh kiến trúc của an ninh mạng (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng)

Có các phần dự kiến của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033) sẽ chỉ ra các chủ đề sau:

- ISO/IEC 27033-4, Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát an ninh kết nối giữa mạng sử dụng cổng an ninh định nghĩa các rủi ro, các công nghệ thiết kế và các vấn đề kiểm soát cụ thể cho luồng an ninh thông tin giữa các mạng sử dụng các cổng an ninh. Tiêu chuẩn này liên quan tới tất cả các nhân viên liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai các khía cạnh kiến trúc của các cổng an ninh (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng).

- ISO/IEC 27033-5, Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát cho việc an ninh mạng cá nhân ảo định nghĩa các rủi ro, các công nghệ thiết kế và các vấn đề kiểm soát cụ thể cho an ninh kết nối mà thiết lập sử dụng các mạng cá nhân ảo (VNPs). Tiêu chuẩn này liên quan tới tất cả các nhân viên liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai an ninh VPN (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng).

- ISO/IEC 27033-6, Hội tụ IP định nghĩa các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát cho an ninh mạng hội tụ IP, ví dụ, với việc hội tụ dữ liệu, âm thanh video. Tiêu chuẩn này liên quan tới tất cả các nhân viên liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai an ninh cho các mạng hội tụ IP (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng).

- ISO/IEC 27033-7, Mạng không dây định nghĩa các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát cho an ninh mạng vô tuyến và mạng không dây. Tiêu chuẩn này liên quan tới tất cả các nhân viên liên quan trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai an ninh các mạng vô tuyến và không dây (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng).

Phải nhấn mạnh rằng bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033) cung cấp hướng dẫn triển khai chi tiết hơn nữa về các kiểm soát an ninh mạng mà được mô tả ở mức tiêu chuẩn hóa căn bản trong TCVN ISO/IEC 27002.

Nếu các phần dự kiến khác liên quan tới tất cả nhân viên mà bao quát trong việc hoạch định, thiết kế và triển khai chi tiết của các khía cạnh mạng bao quát các phần đó (ví dụ: các kiến trúc mạng và nhà thiết kế, quản trị mạng và các nhân viên an ninh mạng)

Phải chú thích rằng tiêu chuẩn này không phải là tài liệu tham chiếu hoặc viện dẫn cho các yêu cầu luật pháp hoặc quy định. Mặc dù tiêu chuẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng của những ảnh hưởng, nhưng cũng không thể chỉ ra một cách cụ thể, khi mà chúng tùy thuộc theo từng quốc gia, hình thức kinh doanh…

Ngoại trừ các phần khác đã chỉ ra, toàn bộ tiêu chuẩn này hướng dẫn tham chiếu được áp dụng cho các mạng hiện tại/ dự kiến nhưng chỉ tham chiếu ở "các mạng" hoặc "mạng".

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT AN NINH - AN NINH MẠNG - PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ KHÁI NIỆM

Information technology - Security techniques - Network security - Part 1: Overview and concepts

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp tổng quan về an ninh mạng và các định nghĩa liên quan. Tiêu chuẩn này định nghĩa và mô tả các khái niệm tương ứng với, và cung cấp các hướng dẫn quản lý trong an ninh mạng (An ninh mạng áp dụng cho an ninh của thiết bị, an ninh của các hoạt động quản lý liên quan tới các thiết bị, ứng dụng/dịch vụ và người dùng cuối) người an ninh của thông tin được truyền tải qua các đường liên kết truyền thông.

Tiêu chuẩn này liên quan đến bất kỳ người nào sở hữu, vận hành hoặc sử dụng mạng: bao gồm các nhà quản lý cấp cao và các nhà quản lý hoặc người dùng không liên quan đến kỹ thuật khác, ngoài các nhà quản lý và quản trị viên có trách nhiệm cụ thể đối với an ninh thông tin và/hoặc an ninh mạng, vận hành mạng, hoặc người chịu trách nhiệm đối với chương trình an ninh tổng thể và phát triển chính sách an ninh của một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng phù hợp với bất kỳ người nào tham gia vào việc lập kế hoạch, thiết kế và thiết lập các khía cạnh kiến trúc an ninh mạng.

Tiêu chuẩn này cũng:

- Đưa ra hướng dẫn về cách thức để xác định và phân tích các rủi ro an ninh mạng và định nghĩa về các yêu cầu an ninh mạng dựa trên các phân tích đó.

- Đưa ra một tổng quan về các biện pháp kiểm soát để hỗ trợ các kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng và các biện pháp kiểm soát kỹ thuật liên quan, cũng như các biện pháp kiểm soát phi kỹ thuật và các kiểm soát kỹ thuật được áp dụng không chỉ cho các mạng.

- Đưa ra cách thức để đạt được các kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng chất lượng tốt, và các khía cạnh rủi ro, thiết kế và kiểm soát an ninh tương ứng với các kịch bản và các lĩnh vực "công nghệ" mạng điển hình (được quy định cụ thể trong các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này), và

- Mô tả vắn tắt các vấn đề liên quan tới việc thiết lập và vận hành các biện pháp kiểm soát an ninh mạng, và việc giám sát và đánh giá của việc thiết lập đang được tiến hành.

Nói chung, tiêu chuẩn cung cấp một tổng quan về bộ tiêu chuẩn và một "lộ trình" cho tất cả các tiêu chuẩn khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9696 (ISO/IEC 7498) (tất cả các phần) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở (information technology - Open System interconnection - Basic Reference Model)

TCVN ISO/IEC 27001:2009 (ISO/IEC 27001:2005) Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Hệ thống quản lý an ninh thông tin - Các yêu cầu (Information technology - Security techniques - Information security management systems - Requirements)

TCVN ISO/IEC 27002:2011 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Quy tắc thực hành quản lý an ninh thông tin (ISO/IEC 27002:2005 Information technology - Security techniques - Code of practice for information security management)

ISO/IEC 27000:2009 Information technology - Security techniques - Information security management systems - Overview and vocabulary (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Các hệ thống quản lý an ninh thông tin - Tổng quan và cấu trúc)

ISO/IEC 27005:2008 Information technology - Security techniques - Information security risk management (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Quản lý rủi ro an ninh thông tin)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu ra trong TCVN 9696, ISO/IEC 27000, TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002, ISO/IEC 27005 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:

CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây sẽ áp dụng trong các phần mới của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033).

3.1. Báo hiệu (alert)

Chỉ báo "tức thời" rằng một mạng và hệ thống thông tin có thể bị tấn công, hoặc ở tình trạng nguy hiểm do tai nạn, lỗi hoạt động hoặc lỗi con người.

3.2. Kiến trúc (architecture)

Tổ chức cơ bản của một hệ thống tạo nên các thành phần của chính nó, các mối quan hệ với mỗi thành phần khác, và với môi trường, và các nguyên tắc hướng dẫn cho việc thiết kế và sự phát triển chính nó.

[ISO/IEC 15288:2008, định nghĩa 4.5]

3.3. Kẻ tấn công (attacker)

Cá nhân chủ tâm lợi dụng các lỗ hổng kiểm soát an ninh kỹ thuật và phi - kỹ thuật để đánh cắp hoặc làm tổn hại các mạng và hệ thống thông tin, hoặc thỏa hiệp tính có lợi cho các người dùng hợp pháp của các nguồn tài nguyên mạng và hệ thống thông tin.

3.4. Bản ghi nhật ký (audit logging)

Việc ghi dữ liệu dựa trên các sự kiện an ninh thông tin với mục đích đánh giá và phân tích, và giám sát đang thực thi.

3.5. Các công cụ nhật ký (audit tools)

Các công cụ tự động để hỗ trợ việc phân tích các nội dung của các bản ghi nhật ký.

3.6. Tổ chức chứng nhận (certification authority)

CA

Tổ chức do một hoặc nhiều người dùng tin cậy nhằm tạo và gán các chứng nhận khóa công khai.

CHÚ THÍCH 1 Tổ chức chứng nhận có thể tạo ra các khóa người dùng một cách tùy ý.

CHÚ THÍCH 2 Vai trò của tổ chức chứng nhận (CA) trong quy trình này là để đảm bảo rằng cá nhân được công nhận là chứng nhận duy nhất, trên thực tế là do người đó được yêu cầu. Thông thường, nó nghĩa là CA có một thỏa thuận với một đơn vị cung cấp thông tin để xác nhận sự đồng nhất được yêu cầu của một cá nhân. Các CA là một thành phần quan trọng trong an ninh thông tin và thương mại điện tử bởi vì chúng đảm bảo rằng việc trao đổi thông tin hai bên là thực sự được yêu cầu.

3.7. Điều khoản an ninh thông tin doanh nghiệp (corporate information security policy)

Văn bản mà mô tả việc chỉ đạo quản lý và hỗ trợ cho an ninh thông tin phù hợp với các yêu cầu kinh doanh và các luật và các điều chỉnh liên quan.

CHÚ THÍCH Văn bản mô tả các yêu cầu an ninh thông tin mức cao phải được tuân theo trong toàn bộ tổ chức.

3.8. Khu vành đai (delimilirized zone)

DMZ

Mạng vành đai (cũng được gọi là một mạng con được phân cách) được chèn vào như một "vùng trung lập" giữa các mạng.

3.9. Từ chối dịch vụ (denial of services)

DoS

Sự ngăn chặn truy cập có thẩm quyền tới một tài nguyên hệ thống hoặc sự trì hoãn các chức năng và sự vận hành hệ thống, gây ra sự tổn thất của sự hiệu lực cho người dùng ủy quyền.

3.10. Mạng extranet (extranet)

Sự mở rộng của mạng Intranet của một tổ chức, đặc biệt qua hạ tầng mạng phổ thông, cho phép chia sẻ tài nguyên giữa tổ chức này và các tổ chức khác và các cá nhân mà nó xử lý bằng việc cung cấp truy cập giới hạn tới mạng Intranet của chính nó.

CHÚ THÍCH Ví dụ, các khách hàng của một tổ chức có thể được cung cấp truy cập tới một vài phần của chính mạng Intranet đó, tạo một mạng extranet, nhưng các khách hàng không thể được coi là "đáng tin cậy", từ một quan điểm an ninh.

3.11. Sự lọc (filtering)

Quy trình chấp nhận hoặc hủy bỏ các luồng dữ liệu qua một mạng, tùy theo tiêu chuẩn quy định.

3.12. Tường lửa (firewall)

Loại rào cản an ninh được đặt giữa các môi trường mạng - bao gồm một thiết bị dành riêng hoặc một tổ hợp của vài thành phần và công nghệ - qua đó tất cả lưu lượng từ một môi trường mạng đi qua môi trường khác và ngược lại, và chỉ có thẩm quyền lưu lượng, được định nghĩa từ chính sách an ninh khu vực, được phép đi qua.

3.13. Thiết bị trung tâm (hub)

Thiết bị mạng mà có các chức năng ở tầng 1 của mô hình tham chiếu OSI.

CHÚ THÍCH Không có sự thông minh thật sự trong các thiết bị trung tâm mạng, chứng chỉ cung cấp các điểm gắn vật lý cho các hệ thống và tài nguyên được nối mạng.

3.14. Internet (the Internet)

Hệ thống toàn cầu của các mạng được liên hệ kết nối trong miền phổ thông.

3.15. Mạng internet (internet)

Sự tập hợp của các mạng liên kết nối, được gọi là một liên mạng hay chỉ đơn giản là một mạng internet.

3.16. Mạng intranet (intranet)

Mạng máy tính cá nhân mà sử dụng các giao thức Internet và việc kết nối mạng để chia sẻ an toàn một phần thông tin hoặc các hoạt động của tổ chức cùng với các nhân viên của tổ chức đó.

3.17. Sự xâm nhập (intrusion)

Truy cập trái phép tới một hệ thống mạng - kết nối, như việc truy cập trái phép vô tình hoặc cố ý tới một phần thông tin, bao gồm các hoạt động nguy hại chống lại một hệ thống thông tin hoặc việc sử dụng trái phép tài nguyên trong một hệ thống thông tin.

3.18. Phát hiện xâm nhập (intrusion detection)

Quy trình chính thức của việc phát hiện các xâm nhập, chủ yếu được hiển thị đặc điểm bằng cách thu thập kiến thức về các mẫu sử dụng bất thường như cách thức, và lỗ hổng nào đã được khai thác để bao gồm cách thức và thời điểm nó xảy ra.

3.19. Hệ thống phát hiện xâm nhập (intrusion detection system)

IDS

Hệ thống kỹ thuật được sử dụng để nhận biết một âm mưu xâm nhập đã được thử, đã hoặc đang xảy ra và có khả năng đáp trả mưu toan xâm nhập vào các hệ thống thông tin và mạng.

3.20. Sự phòng ngừa xâm nhập (intrusion prevention)

Quy trình chính thức của việc đáp ứng chủ động để phòng ngừa các xâm nhập.

3.21. Hệ thống phòng ngừa xâm nhập (intrusion prevention system)

IPS

Các hệ thống phát hiện xâm nhập khác nhau mà được thiết kế đặc trưng để cung cấp một khả năng phản hồi chủ động.

3.22. Phần mềm độc hại (malware)

Được thiết kế đặc biệt để gây thiệt hại hoặc hủy diệt một hệ thống, tấn công tính bảo mật, tính toàn vẹn và/hoặc tính sẵn có.

CHÚ THÍCH: Vi-rút và Trojan là các ví dụ của phần mềm độc hại.

3.23. Sự chuyển nhãn đa giao thức (multi protocol label switching)

MPLS

Công nghệ, được phát triển cho việc sử dụng trong việc định tuyến liên mạng, nhờ đó các nhãn được gán cho các đường hoặc các dòng dữ liệu cá nhân, và được dùng để chuyển các kết nối, ở dưới và bên cạnh các cơ chế giao thức định tuyến thông thường.

CHÚ THÍCH Sự chuyển nhãn có thể được sử dụng như một phương pháp của việc tạo ra các đường hầm.

3.24. Quản trị mạng (network administration)

Việc vận hành và quản lý hàng ngày của các quy trình mạng và tài sản sử dụng mạng.

3.25. Bộ phân tích mạng (network analyzer)

Thiết bị hoặc phần mềm được dùng để theo dõi và phân tích luồng thông tin trong các mạng.

CHÚ THÍCH Trước khi phân tích luồng thông tin, thông tin phải được thu nhập theo cách riêng bằng cách sử dụng một thiết bị giám sát mạng.

3.26. Phần tử mạng (network element)

Hệ thống thông tin được kết nối tới một mạng.

3.27. Quản lý mạng (network management)

Quy trình lập kế hoạch, thiết kế, thiết lập, vận hành, giám sát và duy trì một mạng.

3.28. Giám sát mạng (network monitoring)

Quy trình theo dõi và đánh giá liên tục dữ liệu được ghi theo hoạt động và các vận hành mạng, bao gồm các bản ghi kiểm tra và các báo lỗi, và phân tích liên quan.

3.29. Chính sách an ninh mạng (network security policy)

Tập các báo cáo, các quy tắc và các thực hành mà giải thích cách tiếp cận của một tổ chức cho việc sử dụng các tài nguyên của chính mạng đó, và chỉ rõ cách thức hạ tầng và các dịch vụ mạng phải được bảo vệ.

3.30. Thiết bị giám sát mạng (network sniffer)

Thiết bị hoặc phần mềm được dùng để nắm bắt thông tin vận hành trong các mạng.

3.31. Cổng (port)

Điểm cuối của một kết nối.

CHÚ THÍCH Trong ngữ cảnh về giao thức internet, một cổng là một điểm cuối kênh logic của một kết nối TCP hoặc UDP. Các giao thức ứng dụng dựa trên TCP hoặc UDP được gán điển hình các số cổng mặc định, như cổng 80 cho HTTP.

3.32. Truy cập từ xa (remote access)

Quy trình của việc truy cập các tài nguyên mạng từ mạng khác, hoặc từ một thiết bị đầu cuối mà không được kết nối vĩnh viễn, theo cách vật lý hoặc logic, tới mạng mà nó đang truy cập.

3.33. Người dùng từ xa (remote user)

Người dùng tại một site khác với site1, nơi bố trí tài nguyên mạng được sử dụng.

3.34. Bộ định tuyến (router)

Thiết bị mạng mà được dùng để thiết lập và kiểm soát an ninh luồng dữ liệu giữa các mạng khác nhau bằng cách chọn lọc các tuyến hoặc đường dựa trên các thuật toán hoặc cơ chế giao thức định tuyến.

CHÚ THÍCH 1 Các mạng có thể dựa trên các giao thức khác nhau của chính nó.

CHÚ THÍCH 2 Thông tin định tuyến được lưu giữ trong bảng định tuyến.

3.35. Miền an toàn (security domain)

Tập hợp các tài nguyên và tài sản áp dụng một chính sách an ninh chung.

3.36. Cổng an ninh (security gateway)

Điểm của kết nối giữa các mạng, hoặc giữa các nhóm phụ trong các mạng, hoặc giữa các ứng dụng phần mềm trong các vùng an ninh khác nhau để bảo vệ một mạng dựa trên một chính sách an ninh sẵn có.

3.37. Thư rác (spam)

Các thư điện tử không mong muốn, có thể chứa các nội dung độc hại và/hoặc tin nhắn lừa đảo.

3.38. Sự lừa đảo (spoofing)

Sự mạo nhận một nguồn tài nguyên hoặc người dùng hợp pháp.

3.39. Bộ chuyển (switch)

Thiết bị cung cấp kết nối giữa các thiết bị được nối mạng theo các cơ chế chuyển nội bộ, với công nghệ chuyển được thiết lập điển hình ở tầng 2 hoặc 3 của mô hình tham chiếu OSI.

CHÚ THÍCH Các bộ chuyển là khác biệt từ các thiết bị liên kết nối mạng cục bộ khác (ví dụ: một trung tâm) như công nghệ được sử dụng để chuyển các thiết lập các kết nối trên một điểm-tới-điểm căn bản.

3.40. Đường hầm (tunnel)

Đường dữ liệu giữa các thiết bị được nối mạng mà được thiết lập qua một hạ tầng mạng hiện hành.

CHÚ THÍCH Các đường hầm có thể được thiết lập sử dụng các kỹ thuật như đóng gói giao thức, chuyển mạch nhãn hoặc các mạch ảo.

3.41. Mạng cục bộ ảo (virtual local area network)

Mạng độc lập được tạo từ một quan điểm logic trong một mạng vật lý.

4. Thuật ngữ viết tắt

CHÚ THÍCH Các thuật ngữ viết tắt sau được sử dụng trong tất cả các phần của TCVN 9801-1:2013 (ISO/IEC 27033-1:2009)

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AAA

authentication, authorization and accounting

Sự xác thực, quyền hạn và sự tính toán

ACL

access control list

danh sách kiểm soát an ninh truy cập

ADSL

asymetric subcriber line

đường dây thuê bao số bất đối xứng

AES

advanced encryption standard

tiêu chuẩn mã hóa cao cấp

ATM

asynchronous transfer mode

chế độ truyền dị bộ

BPL

broadband power line

đường công suất băng rộng

CA

certification authority

tổ chức chứng nhận

CDPD

cellular digital packet data

dữ liệu gói số hóa dạng tổ ong

CDMA

code division multiple access

đa truy cập phân chia mã

CLID

calling line identifer

bộ nhận dạng đường dây gọi

CLNP

connectionless network protocol

giao thức mạng phi kết nối

CoS

class of services

lớp dịch vụ

CRM

customer relationship management

quản lý quan hệ khách hàng

DEL

direct exchange line

đường trao đổi trực tiếp

DES

data encryption standard

tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu

DMZ

demilitarized zone

vùng phi quân sự

DNS

domain name service

dịch vụ tên miền

DPNSS

digital private network signaling system

hệ thống báo hiệu mạng cá nhân số

DoS

denial of services

từ chối dịch vụ

DSL

digital subscriber line

đường dây thuê bao số

EDGE

enhanced data-rates for GSM evolution

tốc độ dữ liệu tăng cường với sự phát triển của GSM

EDI

electronic data interchange

trao đổi dữ liệu số

EGPRS

enhaced general packet radio service

dịch vụ vô tuyến gói phổ thông tăng cường

EIS

enterprise information system

hệ thống thông tin doanh nghiệp

FiOS

fiber optic service

dịch vụ cáp quang

FTP

file transfer protocol

giao thức chuyển tệp tin

FTTH

fiber to the home

cáp tới nhà

GPRS

general packet radio service

dịch vụ vô tuyến gói phổ thông

GSM

global system for mobile communications

hệ thống toàn cầu cho các kết nối di động

HIDS

host based intrusion detection system

hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên máy chủ

HTTP

hypertext transfer protocol

giao thức chuyển siêu văn bản

IDS

intrusion detection system

hệ thống phát hiện xâm nhập

IG

Implementation Guidance

hướng dẫn thiết lập

IP

Internet Protocol

giao thức Internet

IPS

intrusion prevention system

hệ thống phòng ngừa xâm nhập

ISP

Internet service provider

bên cung cấp dịch vụ Internet

IT

information technology

công nghệ thông tin

LAN

local area network

mạng cục bộ

MPLS

multi-protocol label switching

chuyển nhãn đa giao thức

MRP

manufacturing resource planning

lập kế hoạch về các nguồn lực sản xuất

NAT

network address translation

bộ chuyển địa chỉ mạng

NIDS

network intrusion detection system

hệ thống phát hiện xâm nhập mạng

NTP

network time protocol

giao thức thời gian mạng

OOB

out of band

ngoài dải

PABX

private automated branch (telephone) exchange

tổng đài nhánh tự động riêng

PC

personal computer

máy tính cá nhân

PDA

personal data assistant

thiết bị dữ liệu cá nhân

PIN

personal identification number

số nhận dạng cá nhân

PKI

public key infrastructure

hạ tầng khóa công cộng

PSTN

public switched telephone network

mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

QoS

quality of service

chất lượng dịch vụ

RAID

redundant array of inexpensive disks

mảng độc lập của các đĩa dự phòng

RAS

remote access service

dịch vụ truy cập từ xa

RTP

real time protocol

giao thức thời gian thực

SDSL

symmetric digital subscriber line

đường thuê bao số đối xứng

SecOPs

security operatting procedures

các thủ tục vận hành an ninh

SIM

subscriber identity module

giao thức quản lý mạng đơn giản

SNMP

simple network management protocol

giao thức quản lý mạng đơn giản

SPIT

spam over IP telephony

thư rác qua điện thoại IP

SSH

secure shell

vỏ an toàn

TCP

transmission control protocol

giao thức kiểm soát an ninh truyền dẫn

TDMA

time division multiple access

đa truy cập phân chia theo thời gian

TETRA

terrestrial trunked radio

vô tuyến nối đất

TKIP

temporal key intergrity protocol

giao thức toàn vẹn khóa theo thời gian

UDP

user datagram protocol

giao thức gói dữ liệu người dùng

UDP

user datagram protocol

giao thức gói dữ liệu người dùng

UDP

user datagram protocol

giao thức gói dữ liệu người dùng

UMTS

universal mobile telecommunications system

hệ thống viễn thông di động phổ dụng

UPS

uninterruptible power supply

bộ cấp nguồn liên tục

USB

universal serial bus

bus nối tiếp phổ dụng

VHF

very high frequency

tần số rất cao

VoIP

voice over IP

thoại qua IP

VLAN

virtual local area network

mạng cục bộ ảo

VPN

virtual private network

mạng cá nhân ảo

WAN

wide area network

mạng vùng rộng

WAP

wireless application protocol

giao thức ứng dụng không dây

WEP

wired equivalent privacy

bảo mật tương đương mạng có dây

WLAN

wireless local area network

mạng cục bộ không dây

WORM

write once read many

viết một lần - đọc nhiều lần

WPA

Wi-Fi protected access

truy cập mạng WiFi được bảo vệ

3G

third generation mobile telephone system

hệ thống viễn thông di động thế hệ thứ ba

5. Cấu trúc

Cấu trúc của bộ TCN 9801 (ISO/IEC 27033) được thể hiện dưới dạng biểu đồ, hoặc bản đồ được tạo trong Hình 2.

Chú thích trong Hình 2, các đường kẻ liền chỉ ra phân nhánh tự nhiên các phần của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033). Các đường đứt quãng chỉ ra rằng theo các quy trình được mô tả trong (a) Phần 1 - Phần 3, 4, 5, 6 và 7 thể được tham khảo thông tin dựa trên các rủi ro an ninh, và (b) Phần 2 - Phần 3, 4, 5, 6 và 7 có thể được tham khảo thông tin dựa trên các kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát an ninh. Hơn nữa, các tham chiếu trong Phần 3 cho các khía cạnh riêng biệt bao trùm trong Phần 4, 5, 6 và 7 để tránh trùng lặp (ví dụ: việc sử dụng Phần 3 có thể cần để tra cứu các Phần 4, 5, 6 và 7)

Như vậy, với bất kỳ tổ chức nào bắt đầu từ "điểm khởi đầu", hoặc tiến hành một đánh giá cơ bản của (các) mạng hiện thời, đầu tiên nó phải sử dụng của Phần 1 và Phần 2, nhưng tra cứu thông tin khi cần và thích hợp dựa theo các rủi ro an ninh, các kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát được bao gồm các Phần từ 3 đến 7.

Ví dụ, một tổ chức đang xét đến việc thiết lập một môi trường mạng mới, mà bao gồm việc sử dụng của sự hội tụ IP, các cổng an ninh và một vài việc sử dụng của mạng không dây cũng như việc sử dụng máy chủ web và Internet (cho thư điện tử và truy cập online ra ngoài)

Việc sử dụng các quy trình được mô tả trong Phần 1 để xác định các rủi ro an ninh cho các môi trường mạng mới, tổ chức đó phải tra cứu rủi ro liên quan đến thông tin từ các phần liên quan khác của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033), các phần này định nghĩa các rủi ro an ninh đặc trưng (cũng như các kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát an ninh) liên quan tới sự hội tụ IP, các cổng an ninh và một vài việc sử dụng của mạng không dây cũng như việc sử dụng máy chủ web và Internet (cho thư điện tử và truy cập online).

Việc sử dụng Phần 2 để xác định các kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng được yêu cầu, tổ chức phải tra cứu thông tin theo các kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát an ninh từ các phần liên quan khác của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033), chúng định nghĩa các kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát an ninh đặc trưng (cũng như các rủi ro an ninh) liên quan tới sự hội tụ IP, các cổng an ninh và một vài việc sử dụng của mạng không dây cũng như việc sử dụng máy chủ web và Internet (cho thư điện tử và truy cập online).

Trong tương lai, có thể có các phần khác của bộ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033); ví dụ của các chủ đề khả thi được bao trùm bởi các phần tương lai bao gồm các mạng cục bộ, các mạng vùng rộng, các mạng băng rộng, máy chủ web, thư điện tử Internet, và truy cập định tuyến tới các tổ chức bên thứ ba. Các mục của tất cả các phần này phải bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi ba chỉ định: các rủi ro, công nghệ thiết kế và mục kiểm soát an ninh.

Hình 2 - Bản đồ TCVN 9801 (ISO/IEC 27033)

Cấu trúc của TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1) bao gồm:

● Tổng quan về phương pháp tiếp cập an ninh mạng (xem Điều 6),

● Tổng kết của quy trình xác định các rủi ro liên quan đến mạng và việc chuẩn bị để xác định các kiểm soát an ninh, như việc thiết lập các yêu cầu an ninh mạng (xem Điều 7),

● Tổng quan của các kiểm soát an ninh mà hỗ trợ các kiến trúc kỹ thuật an ninh mạng và các kiểm soát an ninh kỹ thuật liên quan, như các kiểm soát an ninh khác (phi kỹ thuật và kỹ thuật) mà có thể được áp dụng không chỉ cho các mạng (xem Điều 8). Các tham chiếu được cung cấp cho nội dung liên quan của các bộ TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005 (xem Điều 9),

● Giới thiệu cho thành tựu của các kiến trúc an ninh kỹ thuật chất lượng mà phải đảm bảo an ninh mạng được phù hợp cho các môi trường doanh nghiệp của tổ chức, sử dụng một hướng tiếp cận chắc chắn cho việc lập kế hoạch và thiết kế an ninh mạng, được hỗ trợ bằng việc sử dụng các mô hình/các nền tảng (như một giới thiệu cho nội dung của ISO/IEC 27033-2 (xem Điều 9)),

● Giới thiệu các rủi ro, thiết kế, các kỹ thuật và các mục kiểm soát an ninh cụ thể phù hợp với các kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu (ví dụ như một giới thiệu cho nội dung của ISO/IEC 27003-3) xem Điều 10),

● Giới thiệu các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các mục kiểm soát cụ thể cho các chủ đề "công nghệ" mạng (như một giới thiệu cho nội dung của các tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-4, 27033-5, 27033-6, 27033-7 và các tiêu chuẩn dự kiến khác) (xem Điều 11 và Phụ lục A),

● Tổng kết của các mục được phù hợp với việc phát triển, thiết lập và thử nghiệm một giải pháp an ninh mạng (xem Điều 12), vận hành một giải pháp mạng (xem Điều 13) và việc giám sát và đánh giá liên tục của việc thiết lập một an ninh mạng (xem Điều 14), và

● Bảng trình bày các tham chiếu dọc giữa các kiểm soát an ninh liên quan an ninh mạng theo TCVN ISO/IEC 27001/27002 và các điều của TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1) được đưa ra trong phụ lục B.

6. Tổng quan

6.1. Nền tảng

Ví vụ về môi trường mạng có thể được quan sát bởi nhiều tổ chức hiện nay được thể hiện trong Hình 3 (Hình 3 chỉ nhằm mục đích miêu tả theo cách tổng quan và không có bất kỳ mục đich nào khác).

Mạng Intranet là mạng được thiết lập và duy trì nội bộ của một tổ chức. Thông thường chỉ các cá nhân đang làm việc cho tổ chức được truy cập trực tiếp vào mạng đó, và kể từ khi mạng đó được đặt trong khu vực của chính tổ chức, một mức độ của sự bảo vệ vật lý có thể đạt được một cách dễ dàng. Trong hầu hết các trường hợp, mạng Intranet không đồng nhất về các phương diện công nghệ sử dụng và các yêu cầu an ninh; do đó cần có những hạ tầng đòi hỏi mức bảo vệ cao hơn. Những hạ tầng này, ví dụ như các bộ phận thiết yếu của một môi trường PKI, có thể được vận hành trong một phân vùng riêng của mạng Intranet. Mặt khác, các công nghệ hiện thời (như các hạ tầng WLAN) có thể đòi hỏi một vài sự cách ly và xác thực nhất định bởi chúng có thể có các rủi ro. Với cả hai trường hợp, các cổng an ninh nội bộ có thể sử dụng để thiết lập việc phân vùng này.

Nhu cầu kinh doanh của phần lớn các tổ chức ngày nay cần phải có các kết nối và việc trao đổi dữ liệu với các đối tác bên ngoài và các tổ chức khác. Các đối tác kinh doanh quan trọng nhất thường xuyên được kết nối theo hướng mở rộng trực tiếp mạng Intranet hướng đến mạng của tổ chức đối tác. Thuật ngữ Extranet sử dụng phổ biến cho các mở rộng đó. Khi niềm tin của các tổ chức đối tác được kết nối trong các tổ chức hầu hết các trường hợp thấp hơn trong tổ chức, các cổng an ninh mạng Extranet được sử dụng để bù đắp các rủi ro được đưa ra bởi các kết nối đó.

Mạng công cộng, mà mạng Internet là một ví dụ phổ biến nhất, sử dụng hiện nay để cung cấp các kết nối tối ưu hóa giá trị và các công cụ trao đổi thông tin với các đối tác, các khách hàng và cộng đồng chung, và cung cấp nhiều dạng của việc mở rộng mạng Intranet. Dựa trên mức độ tin cậy thấp nhất các mạng công cộng, đặc biệt là Internet, các cổng an ninh phức tạp là cần thiết để giúp quản lý các rủi ro tương ứng. Các cổng an ninh này bao gồm các thành phần đặc trưng để gửi các yêu cầu dưới nhiều dạng của việc mở rộng mạng Intranet như các kết nối giữa đối tác và khách hàng.

Người dùng từ xa có thể được kết nối thông qua công nghệ VPN, và họ có thể sử dụng các công cụ kết nối không dây như các điểm phát WLAN công cộng để truy cập mạng Internet. Cách khác, người dùng từ xa có thể dùng mạng điện thoại cho việc thiết lập các kết nối quay số/ chuyển mạch trực tiếp tới một máy chủ truy cập từ xa (RAS), mà thường được đặt trong môi trường DMZ của tường lửa Internet.

Khi một tổ chức quyết định sử dụng các công nghệ VoIP để thiết lập mạng điện thoại nội bộ, các cổng an ninh phù hợp tới mạng điện thoại thường cũng được sử dụng sau đó.

Các cơ hội kinh doanh tạo ra bởi các môi trường mạng mới phải được cân bằng chống lại các rủi ro được đặt ra bởi các công nghệ mới hơn. Ví dụ: Mạng Internet có một số lượng các đặc trưng kỹ thuật mà có thể dẫn đến các liên hệ từ một quan điểm an ninh, như được thiết kế ban đầu với sự bền lâu hơn là an ninh như một ưu tiên - và nhiều giao thức bên dưới sử dụng phổ biến không an toàn tự nhiên. Một lượng lớn người trong môi trường toàn cầu mà có năng lực, kiến thức và khuynh hướng để truy cập các giao thức và cơ chế cơ bản và tạo ra các sự cố an ninh, từ truy cập trái phép tới từ chối dịch vụ phá hủy toàn phần.

Hình 3 - Ví dụ môi trường mạng

6.2. Quản lý và lập kế hoạch an ninh mạng

Khi xem xét đến các kết nối mạng, tất cả thành viên trong tổ chức mà chịu trách nhiệm liên kết với các kết nối phải được làm rõ về các yêu cầu và các lợi ích kinh doanh, các rủi ro an ninh liên quan và các khía cạnh kiến trúc an ninh kỹ thuật/công nghệ thiết kế và các miền kiểm soát an ninh liên quan. Các yêu cầu và lợi ích kinh doanh phải ảnh hưởng nhiều đến quyết định và các hoạt động diễn ra trong quy trình mà xét đến các kết nối mạng, xác định các khía cạnh kiến trúc an ninh kỹ thuật/công nghệ thiết kế và các miền kiểm soát an ninh và sau đó tuần tự chọn lọc, thiết kế, thiết lập và bảo trì các mạng an ninh.

Quy trình tổng quan để thực hiện và duy trì an ninh mạng được yêu cầu có thể tổng kết như sau:

a) Xác định phạm vi/bối cảnh và sau đó đánh giá các rủi ro an ninh;

1) Thu thập thông tin trong môi trường mạng hiện tại và/ hoặc dự kiến:

i) Đánh giá chính sách an ninh thông tin doanh nghiệp cho các báo cáo về các rủi ro liên quan đến mạng mà luôn ở mức cao, và trong các kiểm soát an ninh mạng cần để thiết lập bất chấp các rủi ro được đánh giá,

CHÚ THÍCH Chính sách này cũng bao gồm vị trí của tổ chức trong (1) các yêu cầu an ninh điều chỉnh và luật pháp liên quan đến các kết nối mạng như được định nghĩa bởi các nhóm lãnh đạo hoặc luật pháp (bao gồm các tổ chức Chính phủ quốc gia), và (2) tính nhạy cảm của dữ liệu được lưu trữ hoặc truyền tải trên mạng.

ii) Thu thập và đánh giá thông tin trên (các) mạng hiện tại và/hoặc dự kiến - (các) kiến trúc, ứng dụng, dịch vụ, loại kết nối và các đặc tính khác - mà có một sự liên quan đến việc xác định và đánh giá các rủi ro, và xác định khả năng theo thuật ngữ của kiến trúc/ thiết kế an ninh kỹ thuật mạng.

iii) Thu thập thông tin khác để được đánh giá các tác động doanh nghiệp có thể bất lợi, các mối đe dọa và các lỗ hổng thông qua các kết nối mạng, (nó bao gồm giá trị để các vận hành kinh doanh của thông tin được truyền qua các kết nối mạng, bất kỳ thông tin có thể truy cập nào khác theo cách trái phép thông qua các kết nối đó, và của các dịch vụ được cung cấp).

2) Thực hiện đánh giá rủi ro an ninh mạng và đánh giá quản lý, và các lĩnh vực kiểm soát an ninh tương ứng với:

i) Tiến hành đánh giá quản lý và đánh giá rủi ro an ninh mạng bao gồm việc sử dụng thông tin rủi ro liên quan đến các kịch bản mạng và các chủ đề "công nghệ" (xem Điều 10 và 11) - định nghĩa các yêu cầu an ninh. (Chú ý rằng nó bao gồm (1) sự đánh giá của các rủi ro liên quan đến các vi phạm tiềm năng của các cơ quan luật pháp và các quy định có liên quan (gồm các cơ quan Chính phủ quốc gia) và (2) cách sử dụng các tác động tiêu cực tới kinh doanh tiềm năng được thỏa thuận, xác định độ nhạy/phân loại của dữ liệu được lưu trữ hoặc vận chuyển trên mạng).

b) Xác định các kiểm soát an ninh hỗ trợ - phi kỹ thuật và kỹ thuật không chỉ áp dụng cho các mạng (xem Điều 8),

c) Đánh giá các tùy chọn kiến trúc an ninh kỹ thuật/thiết kế, như các kịch bản mạng và các chủ đề "công nghệ", và việc chọn lọc và dẫn chứng kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật được ưu tiên và các kiểm soát an ninh liên quan (xem từ Điều 9 đến Điều 11 và Phụ lục A). [Chú ý rằng nó bao gồm các kiểm soát an ninh được yêu cầu để tuân theo các điều chỉnh liên quan và luật pháp liên quan đến các kết nối mạng mà được định nghĩa bởi các bộ phận lãnh đạo và luật pháp (bao gồm cơ quan Chính phủ quốc gia)],

d) Phát triển và thử nghiệm các giải pháp an ninh (xem Điều 12),

e) Thiết lập và vận hành các kiểm soát an ninh (xem Điều 13),

f) Giám sát và xem xét việc thiết lập (xem Điều 14). (Chú thích rằng nó bao gồm việc giám sát và đánh giá các kiểm soát an ninh được yêu cầu để tuân theo các sự điều chỉnh và luật pháp liên quan đến các kết nối mạng được định nghĩa theo các bộ phận lãnh đạo và luật pháp (bao gồm các cơ quan Chính phủ quốc gia):

1) Các đánh giá phải được thực hiện tuần tự, và trong trường hợp các thay đổi chính (theo nhu cầu doanh nghiệp, công nghệ, các giải pháp an ninh,…) và sự cần thiết của hệ quả từ các bước đầu tiên đã vạch ra bên trên phải được xem lại và cập nhật.

Tổng quan của quy trình quản lý và lập kế hoạch an ninh mạng được thể hiện trong Hình 3.

CHÚ THÍCH Xem TCVN ISO/IEC 27001:2009, TCVN ISO/IEC 27002:2011, ISO/IEC 27003, ISO/IEC 27004 VÀ ISO/IEC 27005.

Tiêu chuẩn này nhấn mạnh rằng thông qua quy trình này, tham chiếu phải được tạo ra phù hợp với TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO 27005, bao gồm lời khuyên chung của việc xác định các kiểm soát an ninh. TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1) là bổ sung cho các tiêu chuẩn đó, cung cấp một giới thiệu cách thức xác định các kiểm soát an ninh mạng phù hợp và từ đó cho các tiêu chuẩn từ ISO/IEC 27033-2 cho tới ISO/IEC 27003-7.

Hình 4 - Lập kế hoạch an ninh mạng và quản lý quy trình

7. Xác định các rủi ro và việc chuẩn bị xác định kiểm soát an ninh

7.1. Giới thiệu chung

Như đã nói ở Điều 6, giai đoạn đầu tiên trong xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến mạng và việc chuẩn bị để xác định các kiểm soát an ninh là thu thập thông tin trong môi trường mạng hiện tại và/hoặc dự kiến. Điều 7.2 cung cấp hướng dẫn về điều này. Giai đoạn tiếp theo là xác định và đánh giá các rủi ro an ninh mạng, và các miền kiểm soát phù hợp. Điều 7.3 cung cấp hướng dẫn về điều này.

7.2. Thông tin trên mạng hiện tại và/hoặc dự kiến

7.2.1. Yêu cầu an ninh trong chính sách an ninh thông tin doanh nghiệp

Chính sách an ninh thông tin của một tổ chức (hoặc cộng đồng) có thể bao gồm các điều theo nhu cầu về sự cẩn mật, sự toàn vẹn, sự chống chối bỏ và sự sẵn có, như các quan điểm về các loại đe dọa và rủi ro, và các kiểm soát an ninh mạng mà cần để thiết lập bất chấp các rủi ro được đánh giá. Vì vậy bước đầu tiên phải được xem xét chính sách an ninh thông tin doanh nghiệp chi tiết của bất kỳ rủi ro liên quan đến mạng nào mà luôn được cân nhắc của các kiểm soát an ninh mạng phải được thiết lập.

Ví dụ, như một chính sách có thể nói rõ rằng:

● Tính sẵn có của các loại của thông tin hoặc dịch vụ đã biết là một sự quan hệ cơ bản,

● Không có các kết nối thông qua các đường chuyển mạch/ quay số là được phép,

● Mọi kết nối tới mạng Internet phải được đặt qua một cổng an ninh,

● Loại cổng an ninh đặc biệt phải được sử dụng,

● Không có hướng dẫn thanh toán giá trị mà không có chữ ký số.

Các yêu cầu này phải được tính toán dựa trên việc tiến hành xem xét đánh giá rủi ro và xác định của các khía cạnh thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật và các kiểm soát an ninh tiềm năng. Bất kỳ các yêu nào ở như vậy phải được ghi trong danh sách dự thảo của các miền kiểm soát an ninh tiềm năng, và khi cần thiết được phản ánh trong các tùy chọn thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật.

Hướng dẫn về chính sách an ninh thông tin được cung cấp trong TCVN ISO/IEC 27002:2011 và ISO/IEC 27005.

7.2.2. Thông tin trên mạng hiện tại/dự kiến

7.2.2.1. Giới thiệu

Bước tiếp theo phải được thu thập và đánh giá thông tin trên (các) mạng hiện tại và/hoặc dự kiến - (các) kiến trúc, các ứng dụng, các dịch vụ, các loại kết nối và các đặc tính khác - phải có một liên hệ với việc xác định và đánh giá các rủi ro, và xác định rõ các thuật ngữ khả thi trong thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng. Các khía cạnh này được mô tả bên dưới.

7.2.2.2. Kiến trúc, ứng dụng và dịch vụ mạng

Chi tiết phải được đạt được của các ứng dụng, dịch vụ và kiến trúc mạng hiện tại và/hoặc dự kiến liên quan, và được đánh giá để cung cấp các hiểu biết và bối cảnh cần thiết cho việc kiểm soát an ninh quản lý rủi ro an ninh và quản lý đánh giá và dẫn đến việc cân nhắc các tùy chọn kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng. Bằng cách lọc các khía cạnh đó ở giai đoạn khả thi sớm nhất, quy trình của việc xác định và đánh giá các rủi ro an ninh và các kiểm soát an ninh phù hợp, và các tùy chọn kiến trúc an ninh kỹ thuật mạnh và quyết định cái nào nên thông qua, cái nào nên hiệu quả hơn và thậm chí dẫn đến một giải pháp an ninh khả thi hơn.

Hơn nữa, việc cân nhắc các khía cạnh ứng dụng, dịch vụ và kiến trúc trên mạng hiện tại/dự kiến ở giai đoạn đầu phải cho phép thời gian và các khía cạnh đó được đánh giá và có thể điều chỉnh lại nếu một giải pháp an ninh có thể chấp nhận không thể đạt được trong thực tế trong môi trường hiện tại và/hoặc dự kiến.

Dựa trên vùng nó bao trùm, các mạng có thể phân loại chủ yếu thành:

● Mạng LAN sử dụng cho liên kết nối các hệ thống cục bộ, và

● Mạng WAN sử dụng để liên kết nối các hệ thống tới một bao phủ rộng khắp.

(Một vài nguồn cũng định nghĩa thuật ngữ mạng đô thị (MAN) cho một mạng WAN giới hạn cục bộ, ví dụ: trong một thành phố. Tuy nhiên, hiện nay các công nghệ tương tự được sử dụng cho các mạng WAN và do vậy không có các khác biệt đáng kể giữa mạng MAN và WAN nữa. Hơn nữa, theo mục đích của các mạng khu vực cá nhân tiêu chuẩn (PANs) phải được phân loại như các mạng LAN. Thuật ngữ khác sử dụng hiện nay là mạng khu vực toàn cầu (GAN), như một mạng WAN toàn cầu. Chú thích rằng hiện nay các thuật ngữ này sử dụng cho việc lưu trữ các mạng liên quan, như mạng khu vực lưu trữ (SAN) và lưu trữ gắn liền mạng (NAS), nhưng chúng không trong phạm vi của bộ TCVN 9801)

Giao thức khác biệt có các thuộc tính an ninh khác biệt và phải tạo ra sự quan tâm đặc biệt. Ví dụ:

● Giao thức phương tiện được sử dụng chủ yếu trong các mạng LAN và chúng cung cấp các cơ chế để điều chỉnh việc sử dụng của phương tiện được chia sẻ trên các hệ thống được kết nối. Như một phương tiện chia sẻ được sử dụng, tất cả thông tin trên mạng là có thể truy cập vật lý bởi tất cả các hệ thống được kết nối. Một ví dụ ở đây là trung tâm Ethernet.

● Giao thức kiểm soát an ninh truy cập được thiết kế để cho vào tới một mạng. Các ví dụ ở đây bao gồm IEEE 802.1x và WPA,

● Giao thức định tuyến được sử dụng để định nghĩa thông qua các nút khác biệt mà thông tin chuyển qua các phân vùng mạng, với cả mạng LAN và WAN. Thông tin có thể truy cập vật lý cho tất cả hệ thống qua định tuyến và việc định tuyến có thể được thay đổi, vô tình hoặc cố ý,

● Giao thức MPLS, mà nhiều mạng truyền tải dựa trên, cho phép một mạng lõi truyền tải được chia sẻ bởi các mạng cá nhân mà không cần bất kỳ thành phần nào của một mạng cá nhân được cảnh báo rằng các mạng cá nhân khác đang chia sẻ mạng lõi. Ứng dụng chính là việc thiết lập của các VPN khi các nhãn khác nhau sử dụng để xác định và phân luồng lưu lượng phụ thuộc vào các VPN khác nhau (một MPLS dựa trên VPN không dựa trên các cơ chế mã hóa dữ liệu). Nó cho phép các khách hàng doanh nghiệp thuê ngoài mạng nội bộ của họ tới một bên cung cấp dịch vụ và tránh nhu cầu để triển khai và quản lý mạng lõi IP của chính họ. Lợi ích chính là khả năng hội tụ các dịch vụ mạng, như dữ liệu và âm thanh qua một mạng, sử dụng các cơ chế QoS để đảm bảo hiệu năng thời gian thực.

Nhiều giao thức sử dụng trong các mạng không được thiết lập bất kỳ bảo mật nào. Ví dụ, các công cụ để thu thập các mật khẩu từ lưu lượng mạng là được sử dụng phổ biến bởi các kẻ tấn công. Nó biến các giao thức như Telnet các mật khẩu không mã hóa qua một lỗi nghiêm trọng của mạng công cộng.

CHÚ THÍCH Telnet là chương trình giả lập đầu cuối để làm việc online trên một máy tính từ xa.

Nhiều giao thức có thể được sử dụng trong kết nối với các cấu trúc liên kết mạng và phương tiện khác nhau, và bằng cách sử dụng mạng có dây như các công nghệ không dây. Trong nhiều trường hợp, nó có tác động xa hơn nữa dựa trên các đặc tính an ninh.

Loại ứng dụng sử dụng qua một mạng phải được chú ý trong bối cảnh an ninh. Các loại ứng dụng bao gồm:

● Các ứng dụng khách hàng nhỏ,

● Các ứng dụng cho máy tính để bàn,

● Các ứng dụng dựa trên giả lập đầu cuối,

● Các ứng dụng và nền tảng tin nhắn,

● Các ứng dụng dựa trên lưu trữ và chuyển tiếp hoặc luân phiên, và

● Các ứng dụng máy chủ - khách.

Các ví dụ, sau thể hiện cách các thuộc tính ứng dụng ảnh hưởng các yêu cầu an ninh cho các môi trường mạng mà chúng có thể sử dụng:

● Ứng dụng tin nhắn (mà cung cấp mã hóa và các chữ ký số cho các tin nhắn) có thể cung cấp một mức độ an ninh phù hợp mà không cần thiết lập của các kiểm soát an ninh riêng trong mạng,

● Ứng dụng khách hàng nhỏ có thể cần để tải xuống mã di động cho tính năng thông thường. Trong khi sự cẩn mật có thể không phải là vấn đề chính trong bối cảnh này, tính toàn vẹn là quan trọng và mạng phải cung cấp các cơ chế thích hợp cho nó. Cách khác, nếu các đòi hỏi cao hơn cần được thỏa mãn, việc ký số của mã di động sẽ cung cấp sự toàn vẹn và sự xác thực bổ sung. Điều đó thường được hoàn tất trong chính một nền tảng ứng dụng, bởi thế không cần phải cung cấp các dịch vụ này trên mạng,

● Ứng dụng dựa trên lưu trữ và chuyển tiếp hoặc bộ cuộn lưu tạm thời dữ liệu quan trọng trên các nút trung gian cho quy trình sau đó. Nếu các yêu cầu về tính toàn vẹn và tính cẩn mật, các kiểm soát an ninh phù hợp sẽ cần trong mạng để bảo vệ dữ liệu truyền. Tuy nhiên, dựa trên việc lưu trữ tạm thời của dữ liệu trên các máy chủ trung gian, các kiểm soát an ninh này có thể không đủ. Vì vậy, các kiểm soát an ninh bổ sung có thể cần để áp dụng để bảo vệ dữ liệu đã được lưu trữ trên các nút trung gian.

Loại các dịch vụ (như DNS, thư điện tử, âm thanh) sử dụng qua một mạng phải được cân nhắc trong bối cảnh an ninh.

Khi đánh giá kiến trúc mạng, các ứng dụng và dịch vụ, việc xem xét phải được đưa ra cho các kết nối mạng hiện tại nội bộ, từ hoặc đến tổ chức/cộng đồng, và tới mạng mà một kết nối được dự kiến. Các kết nối hiện tại của tổ chức/cộng đồng có thể giới hạn hoặc ngăn các kết nối mới, như bằng các thỏa thuận hoặc hợp đồng. Sự tồn tại của các kết nối khác tới hoặc từ mạng mà một kết nối được yêu cầu có thể giới thiệu các lỗ hổng an ninh bổ sung do đó các rủi ro cao hơn, có thể đảm bảo các kiểm sotas bổ sung và/hoặc mạnh mẽ hơn.

7.2.2.3. Loại kết nối mạng

Có nhiều loại kết nối mạng phổ biến mà một tổ chức/cộng đồng cần dùng. Một vài loại kết nối có thể được tạo ra thông qua các mạng cá nhân (mà truy cập bị giới hạn tới một cộng đồng đã biết), và một vài có thể được tạo ra thông qua các mạng công cộng (mà truy cập là sẵn có cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào) Hơn nữa, các loại kết nối mạng này có thể sử dụng cho một sự thay đổi của các dịch vụ, ví dụ: thư điện tử, và có thể bao hàm việc sử dụng các phương tiện của mạng Internet, Intranet và Extranet, với mỗi sự khác biệt về các xem xét an ninh. Mỗi loại của các kết nối có nhiều lỗ hổng và các rủi ro an ninh tương ứng khác nhau và cho nên cuối cùng yêu cầu một tập khác nhau của các kiểm soát an ninh.

Cách thức của việc phân loại các loại mạng phổ biến mà có thể được yêu cầu để chỉ đạo kinh doanh, được tuân theo bởi:

- Liên kết nối giữa các phần khác nhau của cùng tổ chức trong cùng khu vực kiểm soát an ninh, như một vùng hoặc toàn nhà kiểm soát an ninh đơn lẻ,

- Liên kết nối giữa các phần khác nhau theo địa lý của cùng tổ chức, ví dụ: các văn phòng khu vực với một khu trụ sở chính, qua một mạng vùng rộng. Hầu hết nếu không phải tất cả người dùng có thể truy cập các hệ thống thông tin sẵn có thông qua mạng, nhưng không phải tất cả người dùng trong tổ chức xác thực truy cập cho tất cả ứng dụng hoặc thông tin.

- Kết nối giữa một vùng của tổ chức và cá nhân đang làm việc trong các khu vực xa, hoặc việc thiết lập các liên kết từ xa cho các hệ thống máy tính của tổ chức bởi các nhân viên đang làm việc từ gia đình hoặc các vùng xa mà không được liên kết thông qua một mạng được duy trì bởi tổ chức,

- Các kết nối giữa các tổ chức khác nhau trong một cộng đồng đóng, ví dụ: bởi vì các tình huống ràng buộc pháp lý hoặc hợp đồng, hoặc của các quyền lợi kinh doanh giống nhau, ví dụ: ngân hàng hoặc bảo hiểm. Các kết nối này không cung cấp truy cập toàn dải các ứng dụng sử dụng bởi mỗi sự tham gia các tổ chức,

- Các kết nối với các tổ chức khác, như truy cập cơ sở dữ liệu từ xa giữ bởi các tổ chức khác. Trong loại kết nối này, tất cả người dùng, bao gồm tổ chức kết nối, là được xác thực trước riêng lẻ bởi tổ chức bên ngoài mà thông tin đã được truy cập,

- Các kết nối với tên miền công cộng phổ biến, với truy cập được khởi tạo bởi các người dùng của tổ chức để truy cập công khai cơ sở dữ liệu, các website và/hoặc phương tiện thư điện tử (ví dụ: qua Internet),

- Các kết nối tới mạng điện thoại công cộng từ một môi trường IP, mà truy cập được khởi tạo cho PSTN từ một máy điện thoại trong mạng IP. Các kết nối này là phi kiểm soát an ninh như các cuộc gọi có thể nhận từ bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Theo cách thức phân loại được sử dụng, các loại kết nối khác nhau trong môi trường mạng hiện tại và/hoặc dự kiến phải được đánh giá cho hệ quả an ninh của họ và thông tin thu được phải được sử dụng trong quy trình xác định và đánh giá cập các rủi ro an ninh và các kiểm soát an ninh tương ứng, và các tùy chọn an ninh kiến trúc an ninh mạng và việc quyết định cái nào được thông qua.

7.2.2.4. Đặc tính mạng khác

Các đặc tính khác của (các) mạng hiện tại và /hoặc dự kiến phải được đánh giá. Nó quan trọng đặc biệt để xác định dù mạng sử dụng/chỉ sử dụng trong một mạng công cộng - một mạng có thể truy cập bởi bất kỳ ai, hay một mạng cá nhân, ví dụ: một mạng bao gồm các đường thuê bao hoặc tự chủ, vì thế dẫn đến an toàn hơn một mạng công cộng. Nó quan trọng để biết loại dữ liệu được truyền bởi mạng, ví dụ một:

● Mạng dữ liệu - một mạng truyền dữ liệu cơ bản và sử dụng các giao thức dữ liệu,

● Mạng âm thanh - một mạng có dành cho điện thoại nhưng cũng sử dụng dữ liệu, hoặc

● Mạng "lai" chứa cả dữ liệu và âm thanh, và có thể cả video.

Thông tin khác, ví dụ:

● Hoặc mạng là một mạng MPLS hoặc mạng gói, hoặc mạng chuyển,

● Hoặc có hỗ trợ một QoS, như trong một mạng MPLS (QoS liên quan đến hiệu năng ổn định, sự đáng tin cậy và tính sẵn có. Các dịch vụ mạng phải được phân phát để cung cấp mức hiệu năng nhỏ nhất để có thể vận hành. Ví dụ: các dịch vụ âm thanh sẽ lặp lại và phá vỡ băng thông là không phù hợp. QoS đề cập tới một khả năng của hệ thống mạng để duy trì một dịch vụ cho sẵn ở hoặc trên mức hiệu năng tối thiểu nó yêu cầu).

cũng liên quan.

Hơn nữa, nó cũng thiết lập một kết nối hoặc vĩnh viễn hoặc tại thời điểm cần thiết.

Một khi các đặc tính này của mạng hiện tại và/hoặc dự kiến đã được xác định, và ở số lượng tối thiểu nó được thiết lập nếu mạng là công cộng hoặc cá nhân, và nếu việc xem xét đánh giá với việc tuân theo cho việc nhập trong quản lý rủi ro an ninh mạng và quản lý đánh giá. Phân loại đại khái mạng thành một vài mạng-gần giống với:

● Cộng đồng người dùng không biết,

● Cộng đồng người dùng đã biết và trong cộng đồng kinh doanh đóng (của nhiều hơn một tổ chức),

● Cộng đồng người dùng đã biết chủ yếu trong tổ chức.

Sau khi xem xét việc phân loại theo bối cảnh được sử dụng của mạng dùng/sử dụng hoặc là mạng công cộng hoặc cá nhân, và phân loại như sau:

- Cộng đồng người dùng không biết, và việc sử dụng của mạng công cộng,

- Cộng đồng người dùng đã biết trong một cộng đồng kinh doanh đóng và việc sử dụng mạng công cộng,

- Cộng đồng người dùng đã biết chủ yếu trong tổ chức, và việc sử dụng mạng công cộng,

- Cộng đồng người dùng không biết và việc sử dụng mạng cá nhân,

- Cộng đồng người dùng đã biết và trong cộng đồng kinh doanh đóng, và sử dụng mạng cá nhân,

- Cộng đồng người dùng đã biết chủ yếu trong tổ chức, và sử dụng mạng cá nhân.

Dù cho bất kỳ cách thức nào được đánh giá, lưu ý rằng các kết hợp nhất định có thể sẽ là mức rủi ro thấp hơn so với các cách khác. Các thông tin thu được phải được dùng trong quy trình xác định và đánh giá các rủi ro an ninh và kiểm soát an ninh tương ứng và các lựa chọn kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng và việc quyết định cái nào sẽ được áp dụng.

7.2.2.5. Thông tin khác

Cuối cùng, thông tin khác phải được thu thập để được chuẩn bị hợp thức cho TCVN ISO/IEC 27001 và TCVN ISO/IEC 27002 tương thích với đánh giá rủi ro an ninh mạng và quản lý đánh giá, bao gồm định nghĩa rõ ràng ranh giới, phạm vi đánh giá. Việc thực hiện ở cơ hội sớm nhất sẽ tránh được sự mơ hồ, công việc không cần thiết này, và sẽ tăng cường sự nhấn mạnh và tính hiệu quả của việc đánh giá. Định nghĩa ranh giới/phạm vi phải chỉ ra rõ ràng cái gì tuân theo mà phải được xem xét khi thực hiện đánh giá rủi ro an ninh mạng và quản lý đánh giá:

- Loại thông tin,

- Quy trình doanh nghiệp,

- Thành phần phần cứng, phần mềm, các dịch vụ tiềm năng hay thực tế và các chi tiết (nếu nó được không biết rõ, trong các điều kiện chung),

- Môi trường tiềm năng hoặc thực tế (ví dụ: các lĩnh vực, các phương tiện),

- Hoạt động (vận hành).

Thông tin này, với sự phù hợp được tập trung trong Điều 7.2, phải được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro an ninh mạng và quản lý rủi ro, các hoạt động mà được tổng kết trong Điều 7.3.

7.3. Rủi ro an ninh thông tin và vùng kiểm soát an ninh tiềm năng

Như phản ánh trước đây, phần lớn các tổ chức hiện nay là phụ thuộc vào việc sử dụng các mạng và các hệ thống và thông tin liên quan để hỗ trợ các vận hành kinh doanh. Hơn nữa, nhiều trường hợp xác định yêu cầu kinh doanh cho việc sử dụng các mạng giữa các hệ thống thông tin ở mỗi vùng của tổ chức, và để các vùng khác cả nội bộ và ngoài của tổ chức, bao gồm từ/đến cộng đồng chung. Khi một kết nối được tạo ra tới mạng khác, việc quan tâm đáng kể phải được tạo ra để đảm bảo rằng kết nối doanh nghiệp không bộc lộ các rủi ro bổ sung (từ mối đe dọa lợi dụng các lỗ hổng tiềm năng). Các rủi ro này, ví dụ: là hệ quả từ kết nối chính nó hoặc từ các kết nối mạng ở điểm cuối khác.

Một số rủi ro đó có thể liên quan tới việc đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định. (Sự quan tâm cụ thể nên được đưa ra với luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư). Nhiều quốc gia có luật pháp kiểm soát việc thu thập, xử lý và truyền dữ liệu cá nhân, chẳng hạn ví dụ: dữ liệu có liên quan tới một hoặc nhiều cá nhân cụ thể. Tùy vào luật pháp từng quốc gia, việc kiểm soát có thể nhằm vào đánh thuế thu thập, xử lý và phát tán thông tin cá nhân qua các mạng và thậm chí có thể hạn chế khả năng truyền dữ liệu đó tới các quốc gia khác, làm phát sinh các vấn đề hệ trọng về an ninh. Các ví dụ dữ liệu ít rõ ràng hơn có thể là đối tượng của luật pháp, chẳng hạn một số phần cứng và các địa chỉ IP)

Do vậy, các rủi ro đối mặt này có thể liên quan tới các liên hệ về truy cập trái phép về thông tin, thông tin gửi đi trái phép, việc giới thiệu mã độc, từ chối sự nhận tin hoặc nguồn, kết nối từ chối dịch vụ và sự không sẵn có của thông tin và dịch vụ. Chúng có thể liên quan việc thất thoát của:

● Sự cẩn mật của thông tin và mã (trong các mạng và hệ thống được kết nối trong các mạng),

● Tính toàn vẹn của thông tin và mã (trong các mạng và hệ thống được kết nối trong các mạng),

● Tính sẵn có của các dịch vụ thông tin và mạng (và các hệ thống kết nối tới các mạng),

● Sự chống chối bỏ của các giao dịch mạng (các cam kết),

● Sự tính toán của các giao dịch mạng,

● Thẩm quyền của thông tin (của người dùng và người quản trị mạng),

● Sự tin cậy của thông tin và mã (trong các mạng và hệ thống được kết nối trong các mạng),

● Khả năng kiểm soát an ninh việc sử dụng trái phép và sự khai thác của tài nguyên mạng, bao gồm các bối cảnh chính sách của tổ chức (như bán băng thông hoặc sử dụng băng thông cho chính lợi ích của họ) và chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với luật pháp và điều lệ (như việc lưu trữ ảnh đồi trụy tre em),

● Khả năng kiểm soát an ninh việc lạm dụng truy cập có thẩm quyền.

Một mô hình khái niệm của an ninh mạng thể hiện vùng mà các loại rủi ro an ninh có thể xảy ra được thể hiện trong Hình 5.

Hình 5 - Mô hình khái niệm của các vùng rủi ro an ninh mạng

Như vậy, một đánh giá rủi ro an ninh mạng và quản lý đánh giá phải được điều chỉnh để xác định và xác nhận các kiểm soát an ninh kỹ thuật và các khía cạnh thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật, và việc hỗ trợ các kiểm soát an ninh phi kỹ thuật, và song song với thực tiễn an ninh tốt được nhận ra, đã được đưa ra trong TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005. Nó bao gồm năm hoạt động chính:

● Xác nhận các thước đo tầm quan trọng của thông tin và dịch vụ, nhấn mạnh về các va chạm bất lợi tiềm tàng trong các vận hành kinh doanh là các sự cố không mong muốn xảy ra (đôi khi được gọi là các đánh giá tài sản). Nó sẽ bao gồm các giá trị của các vận hành kinh doanh của thông tin được truyền qua một mạng, bất kỳ thông tin khác có thể truy cập tiềm năng dưới một cách thức trái phép qua mạng, và của các dịch vụ được cung cấp)

● Xác định và đánh giá sự hợp lệ hoặc các mức các đe dọa chống lại thông tin và dịch vụ,

● Xác định và đánh giá mức độ của sự nghiêm trọng hoặc các mức độ nhạy cảm (điểm yếu) mà bị lợi dụng bởi các mối đe dọa được xác định,

● Đánh giá các giới hạn của các rủi ro, dựa trên các giới hạn được xác nhận của các va chạm bất lợi tiềm tàng trên các vận hành kinh doanh và các mức của các đe dọa và các lỗ hổng,

● Xác định các khía cạnh thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật và các vùng kiểm soát an ninh tiềm năng mà được chứng minh bởi, và được yêu cầu để đảm bảo rằng các rủi ro được đánh giá còn tồn tại trong các giới hạn chấp nhận được.

Quy trình chính của việc đánh giá và quản lý rủi ro an ninh mạng được thể hiện trong Hình 6. (Điều này có hiệu lực mở rộng hộp trong Hình 6 được với tiêu đề "Xác định phạm vi/bối cảnh và đánh giá các rủi ro" và hộp liên quan đến nó "Xác định các rủi ro liên kết mạng và chuẩn bị để xác định các kiểm soát an ninh")

Trong Hình 6, hai hàng đầu của hộp đặt nhãn "Thiết lập của đánh giá ranh giới/phạm vi" và "việc xác định các tài sản" được chỉ ra trong các hoạt động sơ bộ. Hai hàng tiếp theo chỉ ra các hoạt động đánh giá rủi ro, và hai hàng cuối chỉ ra việc chọn lựa kiểm soát an ninh thông tin và (số dư) các hoạt động chấp thuận rủi ro.

Nó nhấn mạnh rằng việc kiểm soát an ninh các đánh giá đó sử dụng phải được tạo ra, được áp dụng, của thông tin rủi ro (và kiểm soát an ninh) liên quan tới các kịch bản mạng và các chủ đề "công nghệ" - xem Điều 10 và 11, và Phụ lục A bên dưới và các Phần từ 3 đến 7.

Hình 6 - Quản lý rủi ro an ninh mạng và các quy trình quản lý

CHÚ THÍCH Thông tin chi tiết của kiểm soát an ninh đánh giá rủi ro an ninh mạng và việc quản lý các đánh giá, xem trong TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005.

8. Kiểm soát hỗ trợ

8.1. Giới thiệu

Điều này cung cấp tổng quan của các kiểm soát an ninh hỗ trợ các kiến trúc kỹ thuật an ninh mạng và các kiểm soát an ninh kỹ thuật liên quan của chúng, như các kiểm soát an ninh khác (kỹ thuật và phi kỹ thuật) mà được áp dụng không chỉ cho các mạng. Thông tin trên các loại kiểm soát an ninh này có thể được tìm thấy trong TCVN/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005. Các kiểm soát an ninh này đặc biệt quan trọng với việc sử dụng của các mạng được mở rộng dựa trên các điều từ 8.2 tới 8.9 bên dưới, mà chỉ định đến sự quản lý của an ninh mạng (các hoạt động quản lý an ninh mạng, các vai trò an ninh mạng và trách nhiệm, việc giám sát mạng và đánh giá an ninh mạng), sự quản lý lỗ hổng kỹ thuật, sự xác định và chứng thực, sự ghi thử mạng và giám sát, phát hiện xâm nhập, chống lại mã độc, các dịch vụ dựa trên mã hóa, và sự quản lý kinh doanh liên tục. Các tham chiếu được cung cấp với nội dung liên quan của TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005.

8.2. Quản lý an ninh thông tin

8.2.1. Nền tảng

Việc quản lý tổng thể của an ninh mạng phải được thực hiện theo một cách thức an toàn, và được hoàn thành dựa trên việc xem xét của các giao thức mạng khác nhau sẵn có và các dịch vụ an ninh liên quan. Xa hơn nữa, một tổ chức phải xem xét một số lượng kiểm soát an ninh mạng, hầu như mà có thể được xác định qua việc sử dụng TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 270005. Chúng cần được mở rộng dựa trên bối cảnh an ninh mạng được mô tả từ Điều 8.2.2 tới 8.2.5.

8.2.2. Hoạt động quản lý an ninh mạng

8.2.2.1. Giới thiệu

Một yêu cầu quan trọng cho bất kỳ mạng nào là nó được hỗ trợ bởi các hoạt động quản lý an ninh, phải được khởi tạo và kiểm soát an ninh việc thiết lập và vận hành an ninh. Những hoạt động này nên được diễn ra để đảm bảo rằng sự an toàn của tất cả các hệ thống thông tin của một tổ chức/cộng đồng. Các hoạt động quản lý an ninh mạng nên bao gồm:

- Định nghĩa tất cả trách nhiệm liên quan đến an ninh mạng, và việc chỉ định của một nhà quản lý an ninh với trách nhiệm tổng quan,

- Chính sách an ninh mạng được dẫn chứng và sự đi kèm kiến trúc an ninh kỹ thuật được dẫn chứng,

- Các SecOPs mạng được dẫn chứng,

- Các kiểm soát của việc kiểm tra tuân theo an ninh, bao gồm việc thử nghiệm an ninh để đảm bảo an ninh được duy trì ở mức độ được yêu cầu,

- Các điều kiện an ninh được dẫn chứng cho kết nối mạng, để liên kết trước khi kết nối được phép - bởi các tổ chức hay cá nhân nội bộ và bên ngoài tổ chức,

- Các điều kiện an ninh được dẫn chứng cho những người dùng mạng từ xa,

- Kịch bản của sự phản lý sự cố an ninh mạng,

- Các kế hoạch phục hồi thảm họa/tính kinh doanh liên tục được thực nghiệm và ghi nhận.

Các thông tin chi tiết trong chủ đề tham khảo này nên được tạo cho TCVN ISO/IEC 27002, ISO/IEC 27005 và ISO/IEC 27035. Chỉ những chủ đề nêu trên là đặc biệt quan trọng về vấn đề sử dụng mạng được cung cấp hướng dẫn nhiều hơn trong các mục bên dưới.

8.2.2.2. Chính sách an ninh mạng

Trách nhiệm của việc quản lý để chấp thuận hiện hữu và hỗ trợ chính sách an ninh mạng của tổ chức (được đề cập trong TCVN ISO/IEC 27002). Chính sách an ninh mạng nên tuân theo, và được phù hợp với chính sách an ninh thông tin của tổ chức. Chính sách phải đáp ứng được sự thiết lập, sự sẵn có cho các thành viên được phép và bao gồm các mệnh đề rõ ràng:

- Lập trường của tổ chức có liên quan đến việc thỏa thuận sử dụng,

- Các quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng an toàn các nguồn tài nguyên, các dịch vụ và các ứng dụng mạng đặc trưng,

- Hậu quả của việc không tuân thủ các quy tắc an ninh,

- Thái độ của tổ chức với việc lạm dụng mạng,

- (Các) yếu tố căn bản của chính sách, và cho bất kỳ các quy tắc an ninh đặc trưng nào.

(Trong một vài trường hợp các mệnh đề rõ ràng này có thể được đưa vào chính sách an ninh thông tin, nếu điều này thuận tiện hơn cho tổ chức và/hoặc sẽ rõ ràng hơn cho chính cá nhân.)

Thông thường, nội dung của chính sách an ninh mạng phải bao gồm một tóm tắt của các kết quả từ việc đánh giá rủi ro an ninh mạng và quản lý đánh giá (cung cấp sự biện minh cho việc dùng các kiểm soát an ninh) bao gồm chi tiết của tất cả các kiểm soát an ninh được chọn lọc tương ứng với các rủi ro được đánh giá. (xem Điều 7.3)

8.2.2.3. Thủ tục vận hành an ninh mạng

Để hỗ trợ chính sách an ninh mạng, các văn bản SecOPs phải được phát triển và duy trì. Chúng bao gồm các chi tiết của các thủ tục vận hành hàng ngày tương ứng với an ninh mạng, và cá nhân chịu trách nhiệm sử dụng và quản lý. Một mẫu ví dụ được trình bày trong Phụ lục C.

8.2.2.4 .Kiểm tra tuân theo an ninh mạng

Với tất cả các mạng, việc kiểm tra tuân theo an ninh phải diễn ra đối với một danh sách kiểm tra được thiết lập từ các kiểm soát được nêu cụ thể trong:

- Chính sách an ninh mạng,

- Các SecOPs liên quan,

- Kiến trúc an ninh kỹ thuật,

- Chính sách (an ninh) truy cập dịch vụ cổng an ninh,

- (Các) kế hoạch kinh doanh liên tục,

- Các điều kiện an ninh, liên quan đến việc kết nối.

Điều này phải xảy ra trước khi vận hành trực tiếp bất kỳ mạng nào, trước một ban hành chính mới (liên quan đến quyền lợi kinh doanh hoặc thay đổi liên quan đến mạng) và hàng năm khác.

Điều này bao gồm việc kiểm soát an ninh của việc thử nghiệm an ninh để nhận biết các tiêu chuẩn, với một chiến lược thử nghiệm an ninh và các kế hoạch liên quan được cung cấp trước khi thiết lập chính xác thử nghiệm nào được thực hiện, với cái gì, ở đâu và khi nào. Điều này phải bao gồm một sự kết hợp của việc quét lỗ hổng và việc thử nghiệm thâm nhập. Trước khi việc khởi tạo bất kỳ một thử nghiệm nào, kế hoạch thử nghiệm phải được kiểm tra để đảm bảo rằng thử nghiệm đó được thực hiện theo một cách thức tương thích hoàn toàn với luật pháp tương ứng. Khi thực hiện kiểm tra này nó không được quên rằng một mạng có thể không bị hạn chế cho một quốc gia - nó có thể được phân tán qua các quốc gia khác nhau với luật pháp khác nhau. Theo thử nghiệm này, các báo cáo phải chỉ ra các đặc trưng của các lỗ hổng bị phát hiện và các sửa lỗi được yêu cầu và cái ưu tiên.

8.2.2.5. Điều kiện an ninh cho các kết nối mạng đa tổ chức

Trừ phi các điều kiện an ninh kết nối được đặt đúng và được đồng ý thỏa thuận, một tổ chức chấp nhận hệ quả các rủi ro mà kết hợp với các phần cuối khác của một kết nối mạng ra bên ngoài tên miền của nó. Các rủi ro này có thể bao gồm sự bảo vệ dữ liệu/chính sách liên quan, mà một kết nối có được sử dụng để trao đổi các chủ đề dữ liệu cá nhân cho luật pháp quốc gia ở một hoặc cả hai điểm cuối, mà điểm cuối khác của một kết nối mạng (bên ngoài tên miền của một tổ chức) trong một quốc qua khác, luật pháp có thể khác biệt.

Ví dụ, tổ chức A có thể yêu cầu rằng là trước khi tổ chức B có thể kết nối tới hệ thống của họ thông qua một kết nối mạng, B phải duy trì và mô tả một mức an ninh cụ thể của hệ thống của họ bao gồm cả kết nối đó. Theo cách này A có thể đảm bảo B đang quản lý các rủi ro của chính họ theo cách thức mà có thể chấp nhận được. Ở trường hợp này, A phải đưa ra một văn bản các điều kiện an ninh cho kết nối mà các chi tiết của các kiểm soát an ninh đó có mặt tại điểm cuối của B. Chúng phải được thiết lập bởi B, tuân theo bởi việc ký kết một mệnh đề ràng buộc của tổ chức mà hiệu quả và việc an ninh này phải được duy trì. A sẽ đảo ngược quyền để ủy quyền hoặc hướng dẫn một kiểm tra thỏa thuận với B.

Nó cũng dẫn đến các trường hợp khi các tổ chức trong một cộng đồng thỏa thuận chung một văn bản "các điều kiện an ninh cho kết nối" mà các bản ghi các giao thức và trách nhiệm của tất cả các bên, bao gồm việc kiểm tra thỏa thuận qua lại.

8.2.2.6. Điều kiện an ninh được dẫn chứng cho người dùng mạng từ xa

Người dùng trái phép để làm việc từ xa phải được đưa ra với một văn bản "các điều kiện an ninh cho các người dùng mạng từ xa" được dẫn chứng. Nó mô tả các trách nhiệm người dùng với phần cứng, phần mềm và dữ liệu trong mối quan hệ liên kết với mạng, và sự an toàn của chính nó.

8.2.2.7. Quản lý sự cố an ninh mạng

Các sự cố an ninh mạng có thể hay xảy ra, và các tác động kinh doanh bất lợi nghiêm trọng hơn dẫn đến hệ quả, nơi các mạng được sử dụng (trái ngược với nơi không có). Hơn nữa, với các mạng đang kết nối với các tổ chức khác đặc biệt có thể là có tác động pháp lý quan trọng được kết nối với các sự cố an ninh.

Vì vậy, một tổ chức với các kết nối mạng có một kịch bản quản lý sự cố an ninh thông tin được thiết lập và được dẫn chứng và hạ tầng liên quan để có thể phản hồi nhanh chóng như các sự cố an ninh đã được xác định, tối giản tác động của chúng và học các bài học để cố gắng ngăn chặn sự tái xuất hiện. Đề án này có thể giải quyết cả hai sự kiện an ninh thông tin (các sự xuất hiện được xác định của một hệ thống, dịch vụ của trạng thái mạng chỉ ra một sự vi phạm của chính sách an ninh thông tin hoặc lỗi của các bộ phận an ninh, hoặc tình huống không biết trước đó mà có thể liên quan đến an toàn), và các sự cố an ninh thông tin (một chuỗi hoặc 1 phần riêng của các sự kiện an ninh thông tin không mong đợi hay không mong muốn mà có một khả năng quan trọng của việc thỏa thuận các vận hành kinh doanh và việc đe dọa an ninh thông tin). Chi tiết hơn việc quản lý sự cố an ninh thông tin được cung cấp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27035.

8.2.3. Trách nhiệm và vai trò của an ninh mạng

Vai trò và trách nhiệm phải được đánh giá tương ứng với việc quản lý an ninh mạng được tuân theo (lưu ý rằng, dựa trên quy mô tổ chức, các vai trò này có thể được kết hợp).

Quản lý cấp cao:

- Định nghĩa các mục tiêu an ninh của tổ chức,

- Định hướng, xác nhận, xuất bản và tuân theo các quy tắc, thủ tục và chính sách an ninh của tổ chức,

- Định hướng, xác nhận, xuất bản và tuân theo chính sách sử dụng có thể chấp nhận được của tổ chức,

- Đảm bảo các chính sách sử dụng có thể chấp nhận và an ninh là bắt buộc.

CHÚ THÍCH Quản lý cấp cao gồm các chủ kinh doanh.

Quản lý mạng:

- Phát triển chính sách an ninh mạng chi tiết,

- Thiết lập chính sách an ninh mạng,

- Thiết lập chính sách sử dụng mạng có thể chấp nhận được,

- Quản lý giao diện với các bên liên quan/các bên cung cấp dịch vụ bên ngoài để đảm bảo sự phù hợp với các chính sách an ninh mạng nội bộ lẫn bên ngoài,

- Đảm bảo rằng trách nhiệm vận hành cho các mạng là tách biệt khỏi các vận hành máy tính khi thích hợp.

Nhóm an ninh mạng:

- Thu thập, phát triển, thử nghiệm, kiểm tra, và duy trì các công cụ và các thành phần an ninh mạng,

- Duy trì các thành phần và công cụ an ninh mạng để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các mối đe dọa (ví dụ: cập nhật các tập tin chữ ký mã độc (chứa vi-rút)),

- Cập nhật các cấu hình liên quan an ninh mạng (ví dụ: các danh sách kiểm soát an ninh truy cập) dựa trên sự thay đổi của các nhu cầu kinh doanh.

Quản trị mạng:

- Cài đặt, cập nhật, sử dụng và bảo vệ các thành phần và dịch vụ an ninh mạng,

- Thực hiện các tác vụ thường nhật cần thiết để áp dụng các đặc tính kỹ thuật an ninh mạng, quy tắc và các thông số yêu cầu của các chính sách an ninh có hiệu lực,

- Thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo việc bảo vệ của các thành phần an ninh mạng (ví dụ: lưu trữ dự phòng, giám sát hoạt động mạng, phản hồi các báo lỗi hoặc các tai nạn an ninh,…)

Người dùng mạng:

- Kết nối với yêu cầu an ninh của họ,

- Tuân theo chính sách an ninh doanh nghiệp,

- Tuân theo các chính sách sử dụng có thể chấp nhận được của doanh nghiệp cho các tài nguyên mạng,

- Báo cáo các rắc rối và các sự kiện an ninh mạng,

- Cung cấp các phản hồi về các hiệu quả an ninh mạng

Kiểm toán viên (nội bộ và/hoặc bên ngoài):

- Đánh giá và kiểm toán (Ví dụ: kiểm tra định kỳ tín hiệu quả của an ninh mạng),

- Kiểm tra việc tuân thủ chính sách an ninh mạng,

- Kiểm tra và thử nghiệm sự tương thích của việc vận hành các quy tắc an ninh mạng với các yêu cầu kinh doanh và các hạn chế luật pháp hiện tại (ví dụ: các danh sách được cấp cho các truy cập mạng)

8.2.4. Giám sát mạng

Giám sát mạng là một phần rất quan trọng của việc quản lý an ninh mạng. Nó được đưa ra trong Điều 8.5.

8.2.5. Đánh giá an ninh mạng

An ninh mạng là một quan niệm động. Nhân viên an ninh phải tiếp tục theo kịp với sự phát triển trong lĩnh vực này và đảm bảo rằng các mạng tiếp tục làm việc với bản vá bảo mật và các bản sửa lỗi sẵn có từ các bên cung cấp. Các bước phải được tiến hành định kỳ để kiểm nghiệm các kiểm soát an ninh hiện có đối với các điểm chuẩn đã được thiết lập, bao gồm việc thử nghiệm an ninh - quét lỗ hổng an ninh v.v. An toàn phải là một xem xét chính trong việc đánh giá công nghệ mạng và các môi trường mạng mới.

8.3. Quản lý lỗ hổng kỹ thuật

Môi trường mạng như các hệ thống phức tạp khác không bao giờ là không có lỗi. Các lỗ hổng kỹ thuật hiện tại và đã được công bố cho các thành phần thường được sử dụng trong các mạng. Việc lợi dụng các lỗ hổng kỹ thuật có thể có một vài tác động vào sự an ninh của các mạng, thường được thấy theo các lĩnh vực sẵn có và bảo mật. Việc quản lý lỗ hổng kỹ thuật bao trùm tất cả các thành phần mạng, và bao gồm:

- Thu được thông tin thời gian về các lỗ hổng kỹ thuật,

- Đánh giá sự tiếp xúc của các mạng với các lỗ hổng đó,

- Định nghĩa các kiểm soát an ninh thích hợp để giải quyết các rủi ro liên quan, và

- Thiết lập và kiểm tra các kiểm soát an ninh quy định.

Một điều kiện tiên quyết cho việc quản lý lỗ hổng kỹ thuật là phải sẵn sàng cho một bản kiểm kê hoàn chỉnh và hiện tại của các thiết bị mạng, cung cấp thông tin kỹ thuật cần thiết, như loại thiết bị, bên cung cấp, số lượng phiên bản của phần cứng, phần sụn và phần mềm, và thông tin tổ chức, ví dụ: các nhân viên quản trị chịu trách nhiệm.

Nếu tổ chức đã được thiết lập một chương trình quản lý lỗ hổng kỹ thuật tổng thể, sự tích hợp của việc quản lý lỗ hổng mạng kỹ thuật thành nhiệm vụ tổng thể phải là giải pháp ưu tiên. (Thông tin bổ sung của sự quản lý lỗ hổng kỹ thuật, bao gồm việc thiết lập các hướng dẫn, có thể tìm thấy trong TCVN ISO/IEC 27002).

8.4. Định danh và xác nhận

Điều này quan trọng vì nó cho phép truy cập hạn chế qua các kết nối với người có thẩm quyền (có thể ở nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức). Ví dụ, đó là một yêu cầu chính sách phổ biến mà truy cập vào các dịch vụ mạng nhất định và các thông tin liên quan phải được hạn chế với người có thẩm quyền. Các yêu cầu này là không độc quyền cho việc sử dụng các kết nối mạng, do đó chi tiết phù hợp với việc sử dụng các mạng cần được thực hiện bằng việc sử dụng TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005.

Ba lĩnh vực kiểm tra an ninh mà có thể liên quan tới việc sử dụng các mạng, và các hệ thống thông tin là:

- Các đăng nhập từ xa - cho dù từ người có thẩm quyền làm việc xa tổ chức, từ các kỹ sư bảo trì từ xa, hoặc cá nhân từ các tổ chức khác, mà thực hiện thông qua cả việc chuyển mạch tới tổ chức, các kết nối Internet, các nối ghép dành riêng từ các tổ chức khác, hoặc truy cập chia sẻ qua mạng Internet. Các kết nối này được thiết lập cần một trong hai hệ thống nội bộ hoặc các đối tác hợp đồng sử dụng các mạng công cộng. Mỗi loại đăng nhập từ xa phải có các kiểm soát an ninh bổ sung phù hợp với tính chất của mạng liên quan, ví dụ: không cho phép truy cập trực tiếp tới hệ thống và phần mềm mạng từ các tài khoản sử dụng cho các truy cập từ xa, ngoại trừ thẩm quyền bổ sung được cung cấp (xem bên dưới) - và thậm chí việc mã hóa cuối-đến-cuối, và việc bảo vệ thông tin được liên kết với phần mềm thư điện tử và dữ liệu thư mục được lưu trữ trên máy tính cá nhân và các máy tính xách tay sử dụng bên ngoài các văn phòng của một tổ chức bởi nhân viên của chính nó từ truy cập trái phép,

- Các chứng thực tăng cường - trong khi việc sử dụng của các cặp mã id người dùng/mật khẩu là một cách đơn giản để chứng thực người sử dụng, chúng có thể được thỏa hiệp hoặc đoán ra. Vậy phải cách thức an toàn hơn để chứng thực người dùng phải được tiến hành - đặc biệt cho người dùng từ xa và/hoặc khi một khả năng cao tồn tại một nhân vật trái phép có thể gia tăng việc truy cập cho các hệ thống quan trọng được bảo vệ - bởi vì truy cập có thể được khởi tạo sử dụng các mạng công cộng, hoặc truy cập hệ thống có thể mất kiểm soát an ninh trực tiếp của tổ chức (ví dụ: thông qua một máy tính xách tay). Các ví dụ đơn giản là việc sử dụng CLID (nhưng vì đây là việc mở cửa cho việc giả mạo phải nó không phải sử dụng như một ID chứng minh mà không cần thêm chứng thực) và các liên kết thông qua các modem bị ngắt khi không sử dụng - và chỉ được kết nối sau khi xác minh danh tính của người gọi. Các ví dụ phức tạp hơn, nhưng an toàn hơn - đặc biệt trong bối cảnh của truy cập từ xa, được sử dụng theo cách thức khác của việc định danh để hỗ trợ việc xác thực người dùng như các thẻ được kiểm tra và các cạc thông minh từ xa - để việc đảm bảo rằng chúng có thể chỉ hoạt động kết hợp với tài khoản được chứng thực của người dùng ủy quyền (và tốt nhất, đó là người dùng máy tính và điểm truy cập/khu vực), ví dụ: bất kì PIN hoặc hồ sơ sinh trắc học nào. Nói chung, điều này được gọi là việc chứng minh mạnh mẽ, hai yếu tố xác thực.

- Đăng nhập một lần an toàn - khi các mạng có liên quan đến người dùng có thể gặp phải các kiểm tra chứng thực và đa nhận dạng. Trong trường hợp đó, người dùng có thể bị lôi kéo để chấp nhận các hành động không an toàn như việc viết ra các mật khẩu hoặc việc sử dụng cùng dữ liệu xác thực. Đăng nhập một lần an toàn có thể giảm các rủi ro liên quan tới hành vi bằng việc giảm số của các mật khẩu mà người dùng đã phải nhớ. Để giảm các rủi ro, năng suất người dùng có thể được tăng cường và các tải làm việc liên kết với các điều chỉnh lại mật khẩu có thể được giảm tải. Tuy nhiên, lưu ý rằng những hậu quả của một hệ thống đăng nhập một lần an toàn có thể là nghiêm trọng bởi không chỉ một mà nhiều hệ thống và ứng dụng gặp rủi ro và mở ra để thỏa hiệp (đôi khi được gọi là rủi ro "chìa khóa vương quốc". Việc sử dụng các cơ chế xác thực và định danh mạnh hơn thông thường có thể là cần thiết, và nó có thể được mong muốn loại trừ việc định danh và xác thực cho các tính năng (mức hệ thống) đặc quyền cao từ một chế độ đăng nhập một lần an toàn.

8.5. Giám sát và ghi nhật ký mạng

Điều này quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả an ninh mạng thông qua việc giám sát liên tục và ghi nhật ký, với sự dò tìm, điều tra và báo cáo của các sự kiện an ninh, và phản hồi với các sự cố nhanh chóng. Không có hoạt động này, không có khả năng chắc chắn rằng các kiểm soát an ninh mạng vẫn luôn còn hiệu lực và các sự cố an ninh sẽ không xảy ra như một hệ quả của các hiệu ứng đối nghịch trong các vận hành kinh doanh.

Thông tin ghi nhật ký đầy đủ của các điều kiện lỗi và các sự kiện hiệu lực phải được ghi để cho phép thông qua đánh giá về các rủi ro thực tế và nghi ngờ. Tuy nhiên, việc nhận định rằng việc ghi một lượng lớn thông tin liên quan kiểm nghiệm có gây ra khó khăn cho việc quản lý, và có thể ảnh hưởng đến hiệu năng, việc quan tâm phải được diễn ra qua thời gian về cái thực tế được ghi. Các bản ghi kiểm tra cho mạng phải được duy trì mà bao gồm các loại sự kiện sau:

- Các cố gắng đăng nhập lỗi từ xa với ngày tháng và thời gian,

- Các sự kiện tái chứng thực (hoặc việc sử dụng thẻ) lỗi,

- Các nhánh lưu lượng cổng an ninh,

- Các báo lỗi quản lý/báo động an ninh hệ thống với các tác động an ninh (ví dụ: việc sao chép địa chỉ IP, việc gián đoạn mạch vô danh…)

Trong một bối cảnh mạng, các ghi nhật ký phải được rút ra từ một số nguồn, ví dụ: các bộ định tuyến, các tường lửa, IDS và được gửi đến một máy chủ nhật ký trung tâm cho việc phân tích và tổng hợp toàn diện. Tất cả các bản ghi kiểm tra phải được kiểm tra trong cả thời gian thực và thời gian offline. Tại thời gian thực, các bản ghi có thể hiển thị trên một màn cuộn và được sử dụng để cảnh báo các cuộc tấn công tiềm năng. Phân tích thời gian offline là thiết yếu bởi nó cho phép xác định một bức tranh toàn cảnh hơn cùng với phân tích xu hướng. Những chỉ báo ban đầu của một cuộc tấn công có thể là những "giọt" trên đáng kể trên các bản ghi của tường lửa, chúng chỉ ra hoạt động tìm kiếm chống lại mục tiêu. Một hệ thống IDS cũng có thể dò tìm trong thời gian thực dựa trên một dấu hiệu tấn công.

Nó nhấn mạnh cho việc phân tích và điều tra các mục đích phù hợp đáp ứng việc quản lý ghi nhật ký và phần mềm phân tích phải được sử dụng cho lưu trữ bản ghi và tìm kiếm, sự truy xuất nguồn gốc và báo cáo từ các bản ghi kiểm tra (chống lại các người dùng, các ứng dụng và các loại thông tin cụ thể, và qua một khoảng thời gian cụ thể khi được yêu cầu cho các mục đích điều tra) và báo cáo - với các ngõ xuất dễ hiểu, nhanh chóng và được nhấn mạnh. Các báo cáo phân tích bản ghi kiểm tra phải được giữa trong một khu vực an ninh, và lưu trữ với một giai đoạn thời gian thỏa thuận. Hơn nữa, việc xác định và chứng thực, và việc bảo vệ và kiểm soát an ninh truy cập phải được đặt vào chính các bản ghi nhật ký.

Việc giám sát liên tục phải bao trùm:

- Các bản ghi kiểm tra từ các tường lửa, các bộ định tuyến, các máy chủ,.v.v.

- Các báo lỗi/báo động từ các bản ghi kiểm tra đã được cấu hình trước để nhắc nhở các loại sự kiện hiện hữu, từ các tường lửa, các bộ định tuyến, các máy chủ,

- Ngõ xuất từ IDS,

- Các kết quả từ các hoạt động quét an ninh mạng,

- Thông tin trên các sự kiện và các rủi ro được báo cáo bởi người dùng và hỗ trợ nhân viên, và

- Các kết quả từ các đánh giá tuân theo sự an toàn.

Các biên bản nhật ký phải được duy trì online trong một giai đoạn phụ thuộc nhu cầu của tổ chức, với tất cả các biên bản nhật ký được sao lưu và lưu trữ theo cách thức đảm bảo tính toàn vẹn và tính sẵn sàng, bằng việc sử dụng phương tiện WORM như các CD. Hơn nữa, các bản ghi kiểm tra chứa thông tin nhạy cảm hoặc thông tin sử dụng của những người muốn tấn công hệ thống thông qua các kết nối mạng, và việc sở hữu các bản ghi kiểm tra có thể cung cấp bằng chứng của việc chuyển giao qua một mạng trong trường hợp có tranh chấp - và do đó đặc biệt cần thiết trong bối cảnh của việc đảm bảo tính toàn vẹn và không thoái thác. Do vậy mọi bản ghi kiểm tra phải được bảo vệ phù hợp, kể cả khi lưu trữ các CD bị phá hủy ở thời điểm được chỉ định. Các biên bản nhật ký phải được giữ lại trong một khoảng thời gian phù hợp với các yêu cầu của tổ chức và luật pháp quốc gia. Nó cũng quan trọng khi mà việc đồng bộ thời gian được đánh giá thường xuyên cho tất cả các biên bản nhật ký và các máy chủ liên quan, ví dụ: việc sử dụng NTP, đặc biệt là đối với pháp y và có thể sử dụng trong việc truy tố.

Nó nhấn mạnh rằng việc giám sát mạng phải được tiến hành một cách hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc gia, quốc tế và các quy định liên quan. Nó bao gồm luật pháp cho việc bảo vệ dữ liệu và cho quy định quyền hạn điều tra (theo quy định của luật pháp, tất cả người dùng phải được thông báo của bất kỳ giám sát nào trước khi nó được tiến hành). Nói chung việc giám sát phải được tiến hành có trách nhiệm, và không phải sử dụng tức thời để xem xét hành vi của nhân viên ở các quốc gia có các luật riêng tư rất hạn chế. Rõ ràng là các hoạt động diễn ra phải nhất quán với các chính sách an ninh và nhân viên có tổ chức/cộng đồng, và các thủ tục thích hợp với các trách nhiệm liên quan đưa ra. Ghi nhật ký và giám sát mạng có thể điều chỉnh theo một cách an toàn pháp lý nếu bằng chứng nhật ký được sử dụng trong các vấn đề pháp lý dân sự hoặc truy tố.

Hầu hết các kiểm soát an ninh giám sát và ghi nhật ký được yêu cầu liên quan đến việc sử dụng các mạng và các hệ thống thông tin liên quan có thể được xác định bằng việc sử dụng TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005.

8.6. Phát hiện và phòng ngừa xâm nhập

 Với việc sử dụng tăng cường các mạng, điều này trở phải dễ dàng cho kẻ gây xâm nhập tìm ra nhiều cách thức để thâm nhập vào các mạng và các hệ thống thông tin của một tổ chức hoặc cộng đồng, để che giấu điểm truy cập ban đầu đó, và truy cập thông qua các mạng và nhắm mục tiêu các hệ thống thông tin nội bộ. Hơn nữa, kẻ xâm nhập đang trở phải phức tạp hơn, và các phương thức tấn công nâng cao và các công cụ dễ dàng có sẵn trên Internet hoặc trong các tài liệu mở. Thật vậy, đa phần các công cụ là tự động, có thể rất hiệu quả và dễ sử dụng - bao gồm các nhân viên với các kinh nghiệm hạn chế.

Với hầu hết các tổ chức đó là điều bất khả thi tài chính để ngăn cản tất cả các xâm nhập tiềm năng. Do đó, một vài xâm nhập là có thể xảy ra. Những rủi ro tương ứng với hầu hết các xâm nhập đó phải được đánh giá thông qua việc thiết lập và xác thực, kiểm soát an ninh truy cập logic, kế toán và các kiểm soát an ninh nhật ký tốt, và nếu hợp lý, cùng với việc phát hiện xâm nhập và ngăn chặn các khả năng. Các khả năng cung cấp theo cách thức mà dự đoán các xâm nhập, xác định các xâm nhập trong thời gian thực và tăng cường các cảnh báo phù hợp, và phòng ngừa các xâm nhập. Nó cũng cho phép tập hợp khu vực của thông tin về các xâm nhập, và việc phân tích và sự tập hợp theo sau, như việc phân tích các khung hệ thống thông tin thông thường của một tổ chức của việc sử dụng/hành vi.

Một IDS lắng nghe tất cả lưu lượng truy cập vào các mạng nội bộ để xác định rằng một xâm nhập đã được thử, đang hoặc đã xảy ra và có khả năng phản hồi với các xâm nhập, cũng như cảnh báo nhân viên phù hợp. có hai loại IDS:

- NIDS, mà giám sát các gói trong một mạng và được thử để khám phá một kẻ xâm nhập bằng cách đối chiếu khung tấn công với một cơ sở dữ liệu của các khung tấn công đã biết, và

- HIDS, mà giám sát hoạt động trên các máy chủ - bằng cách giám sát các bản nghi sự kiện an ninh hoặc kiểm tra các thay đổi cho hệ thống, như các thay đổi các tệp hệ thống nghiêm trọng, hoặc đăng ký các hệ thống.

Một ISP kiểm tra tất cả lưu lượng trước khi nó truyền qua trong các mạng nội bộ và tự động khóa tất cả các cuộc tấn công đã nhận diện, nói các khác IPS được thiết kế đặc biệt để cung cấp khả năng phản hồi chủ động.

Hướng dẫn chi tiết cho việc dò tìm và phòng ngừa xâm nhập được cung cấp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 18043.

8.7. Bảo vệ chống lại mã độc

Mã độc (vi-rút, sâu, Troijan, phần mềm gián điệp.v.v. - mà thường được gọi chung là: "phần mềm độc hại") có thể được cung cấp qua các kết nối mạng. Mã độc có thể là do một máy tính thực thi các chức năng trái phép (như tấn công dồn dập một đối tượng cho sẵn với các tin nhắn tại một thời gian và ngày định trước), hoặc thực sự phá hủy các nguồn tài nguyên cần thiết (ví dụ xóa các tệp tin) ngay sau khi nó đã tái tạo cho cố gắng tìm ra các máy chủ dễ tổn thương khác. Mã độc không thể dò tìm trước khi phá hủy được hoàn tất trừ khi các kiểm soát an ninh phù hợp được thiết lập. Mã độc có thể dẫn đến việc thỏa hiệp của các kiểm soát an ninh (như việc nắm bắt và tiết lộ các mật khẩu), thông tin không cố ý công bố, các thay đổi thông tin không chủ định, sự phá hủy thông tin, và/hoặc việc sử dụng không xác thực của các tài nguyên hệ thống.

Vài mẫu mã độc phải được dò tìm và gỡ bỏ bởi phần mềm quét đặc biệt. Các bộ quét là sẵn có cho các tường lửa, các máy chủ tệp, các máy chủ thư, và các máy trạm/máy tính cá nhân cho một vài loại của mã độc. Hơn nữa, nhằm phát hiện mã độc mới là rất quan trọng để đảm bảo rằng phần mềm quét là thường xuyên cập nhật, qua các cập nhật hàng ngày. Tuy nhiên, người dùng và nhà quản trị phải chú ý các bộ quét không thể phản hồi dựa trên các dò tìm tất cả mã độc (hoặc thậm chí tất cả mã độc của một loại cụ thể) bởi các mẫu mới của mã độc vẫn tiếp tục phát sinh. Thông thường, các hình thức kiểm soát an ninh khác được yêu cầu để tăng cường bảo vệ được cung cấp bởi các bộ quét (khi chúng tồn tại).

Tổng quan, đây là công việc của phần mềm chống mã độc để quét dữ liệu và các chương trình để xác định các mẫu nghi ngờ liên quan đến phần mềm độc hại. Thư viện mẫu được quét được biết đến như các chữ ký, và phải được cập nhật ở các khoảng thông thường, hoặc bất kỳ khi nào các chữ ký mới trở phải sẵn có cho các cảnh báo phần mềm độc hại rủi ro cao. Trong bối cảnh của việc truy cập từ xa, phần mềm chống mã độc phải được chạy trong các hệ thống từ xa và các máy chủ của hệ thống trung tâm - đặc biệt trên các máy chủ thư điện tử và Windows.

Người dùng và các nhà quản trị mạng phải chú ý rằng lượng lớn hơn thông thường rủi ro tương ứng với phần mềm mã độc khi quyết định với các bên ngoài thông qua các liên kết bên ngoài. Các hướng dẫn cho người dùng và các nhà quản trị phải được phát triển vạch ra các thủ tục và các thực hành để tối giản các khả năng cung cấp mã độc.

Người dùng và nhà quản trị phải lưu tâm đặc biệt tới việc cấu hình các hệ thống và các ứng dụng tương ứng với các kết nối mạng để tắt đi các tính năng mà không cần thiết trong các hoàn cảnh, ví dụ: các ứng dụng máy tính cá nhân có thể được cấu hình mà các macro được tắt mặc định, hoặc yêu cầu xác nhận người dùng trước khi thực hiện các macro.

Việc bảo vệ mã độc được cung cấp chi tiết hơn trong TCVN ISO/IEC 27002 và 27005.

CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn ISO/IEC 11889 mô tả công nghệ được thiết lập rộng rãi cho các hệ thống máy chủ khách hàng mà có thể sử dụng để dò tìm và cách ly các mã độc hoặc không rõ nguồn gốc.

8.8. Dịch vụ dựa trên mã hóa

Khi việc đảm bảo của độ tin cậy là quan trọng, các kiểm soát an ninh mã hóa phải được xem xét để thông tin mã hóa truyền qua các mạng. Khi việc đảm bảo của tính toàn vẹn là quan trọng, chữ ký số và/hoặc các kiểm soát an ninh toàn vẹn tin nhắn phải được xem xét để bảo vệ thông tin truyền qua các mạng. Các kiểm soát an ninh chữ ký số có thể cung cấp các bảo vệ tương tự cho các kiểm soát an ninh chứng thực tin nhắn, nhưng cũng có các đặc tính mà cho phép bật các giao thức không thoái thác.

Khi một yêu cầu để đảm bảo rằng chứng minh quan trọng có thể được cung cấp thông tin được mang bởi một mạng (không thoái thác), các kiểm soát an ninh như sau phải đề cập đến:

- Giao thức kết nối mà cung cấp sự thừa nhận của việc đệ trình,

- Giao thức ứng dụng mà yêu cầu địa chỉ của người khởi tạo hoặc người xác định được cung cấp và kiểm tra sự hiện diện của thông tin đó,

- Cổng kiểm tra các định dạng địa chỉ của người gửi và người nhận hiệu lực của cú pháp và tính thống nhất của thông tin trong các thư mục liên quan,

- Giao thức mà sự phân phối thừa nhận từ các mạng, cho phép các chuỗi thông tin được xác định.

Điều này quan trọng khi mà việc truyền tải hoặc nhận thông tin có thể được chứng minh nếu nó bị tranh chấp (dạng thức khác của sự không thoái thác, hơn nữa việc đảm bảo phải được cấp qua việc sử dụng một phương thức chữ ký số tiêu chuẩn. Người gửi đi thông tin, khi mà giấy tờ chứng minh là cần thiết, phải đóng dấu thông tin bằng cách sử dụng một chữ ký số cho một tiêu chuẩn phổ biến. Khi việc chứng minh giao nhận là cần thiết, người gửi phải yêu cầu một phản hồi được đóng dấu với một chữ ký số.

Việc quyết định sử dụng mã hóa, chữ ký số, sự toàn vẹn tin nhắn hoặc các kiểm soát an ninh dựa trên mã hóa khác phải phân chia theo các luật và các điều chỉnh của Chính phủ liên quan và các hạ tầng khóa phổ thông tương ứng, các yêu cầu cho quản lý khóa, sự sẵn có của các cơ chế bên dưới sử dụng theo loại mạng bao hàm và mức độ của việc bảo vệ yêu cầu, và việc đăng ký tin cậy của người dùng hoặc các thực thể tương ứng với các khóa (được chứng thực khi liên quan) sử dụng trong các giao thức chữ ký số.

Các cơ chế mã hóa được tiêu chuẩn hóa trong ISO/IEC 18033. Một công nghệ mã hóa sử dụng phổ biến được biết đến như là một tổ hợp khóa chặn, và cách thức sử dụng các tổ hợp khóa chặn cho việc bảo vệ mã hóa, được biết đến như các cơ chế vận hành, được tiêu chuẩn hóa trong ISO/IEC 10116. Các kiểm soát an ninh toàn vẹn tin nhắn, được biết đến như các mã thẩm quyền tin nhắn (hoặc MAC) được tiêu chuẩn hóa trong ISO/IEC 9797. Các công nghệ chữ ký số được tiêu chuẩn hóa trong ISO/IEC 9796 và ISO/IEC 14888. Thông tin không thoái thác được cung cấp trong các tiêu chuẩn ISO/IEC 14516 và ISO/IEC 13888.

Quản lý khóa đảm bảo, như một dịch vụ cơ sở cho tất cả các dịch vụ mã hóa khác, mà tất cả các khóa mã hóa cần thiết được quản lý trong suốt vòng đời hoàn chỉnh của chúng và được sử dụng theo một cách thức an toàn. Về mặt thông tin trong quản lý khóa, và các chủ đề liên quan như PKI hoặc chủ đề bao gồm của việc quản lý xác định, thông tin tham chiếu phải được tạo ra cho các văn bản và tiêu chuẩn khác, ví dụ:

- TCVN 7817 (ISO/IEC 11770) (Quản lý khóa),

- ISO/IEC 9594-8 (Thư mục: khóa phổ thông và nền chứng nhận thuộc tính),

- ISO 11166-2 (Ngân hàng, quản lý khóa bởi các thuật toán không đồng bộ),

- ISO 11568 (Ngân hàng - quản lý khóa bán buôn),

- ISO 11649 (Các dịch vụ tài chính - tham chiếu khởi tạo có cấu trúc cho các việc chuyển thông tin),

- ISO 13492 (Các phần tử dữ liệu quản lý khóa bán buôn),

- ISO 21118 (Nền tảng khóa phổ thông ngân hàng)

Chú thích rằng việc mã hóa cũng phải được sử dụng cho việc quản lý các thiết bị mạng. Hơn nữa, việc truy cập và đăng nhập quản lý mạng phải được truyền thành các khối mã hóa an toàn để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm.

8.9. Quản lý kinh doanh liên tục

Điều này quan trọng cho các kiểm soát an ninh để đảm bảo chức năng đang thực thi của việc kinh doanh của một tai nạn bằng cách cung cấp khả năng để phục hồi mỗi phần của việc kinh doanh tiếp theo với một sự gián đoạn trong một khoảng thời gian thích hợp. Do vậy một tổ chức phải có một chương trình quản lý kinh doanh liên tục tại chỗ, với các quy trình bao trùm tất cả các giai đoạn kinh doanh liên tục - đánh giá phân tích tác động kinh doanh, xem xét việc đánh giá rủi ro, việc thiết lập các yêu cầu phục hồi kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh liên tục, việc đưa ra kế hoạch kinh doanh, việc kiểm tra kế hoạch kinh doanh liên tục, đảm bảo việc nâng cao nhận thức kinh doanh liên tục cho tất cả các nhân viên, việc duy trì kế hoạch kinh doanh liên tục đang diễn ra và việc giảm thiểu rủi ro. Chỉ bằng cách làm theo tất cả các giai đoạn, nó có thể đảm bảo rằng:

- Các mức ưu tiên kinh doanh được yêu cầu và khoản thời gian phù hợp nhu cầu kinh doanh,

- Các lựa chọn chiến lược kinh doanh ưu thích được xác định là tương xứng với những mức ưu tiên và khoảng thời gian, và do đó

- Các cơ sở và kế hoạch cần thiết, chính xác được đưa ra, thử nghiệm, bao gồm thông tin, các quy trình kinh doanh, các hệ thống thông tin và dịch vụ, các truyền thông dữ liệu và thoại, con người và các cơ sở vật chất.

Hướng dẫn trong việc quản lý tổng thể kinh doanh, bao gồm sự phát triển của chiến lược kinh doanh liên tục tương ứng với các kế hoạch liên quan, và việc thử nghiệm tiếp sau của chúng, có thể được thu thập trong tiêu chuẩn ISO/PAS 22399:2007.

Theo quan điểm mạng, việc duy trì của các kết nối mạng, việc thiết lập của các kết nối luân phiên đủ năng lực và việc phục hồi của các kết nối tiếp theo cho các sự kiện không mong đợi, mà có thể được giải quyết. Các khía cạnh và yêu cầu đó phải dựa trên sự quan trọng của các kết nối của hoạt động kinh doanh qua thời gian, và các tác động kinh doanh bất lợi dự kiến trong trường hợp gián đoạn. Trong kết nối có thể đáp ứng đủ các lợi thế của một tổ chức trong trường hợp gián đoạn về tính linh hoạt và khả năng của các phương thức tiếp cận sáng tạo, mà chúng có thể thể hiện các điểm yếu và "các điểm lỗi đơn" mà có các tác động phá hoại nghiêm trọng trong tổ chức.

9. Hướng dẫn cho việc thiết kế và thiết lập an ninh mạng

9.1. Nền tảng

Điều 9 nêu ra các khía cạnh thiết kế/kiến trúc an ninh mạng và các vùng kiểm soát an ninh xu hướng liên quan. Điều 10 giới thiệu về rủi ro, thiết kế, các kỹ thuật thiết kế và các vùng kiểm soát an ninh cho các kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu. Điều 11 giới thiệu về rủi ro, thiết kế, các kỹ thuật thiết kế cho các chủ đề "công nghệ" cụ thể của liên quan đến các tổ chức hiện nay. Một giải pháp an ninh mạng cụ thể có thể bao gồm trong thực tế một số lượng của các chủ đề và các vùng kiểm soát an ninh mà được giới thiệu trong Điều 10 và 11. Một bảng hiển thị các tham chiếu dọc giữa các kiểm soát an ninh liên quan đến an ninh mạng của TCVN ISO/IEC 27001 / 27002 và các điều của TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1) được thể hiện trong Phụ lục B.

Các Điều từ 8 đến 11 (và Phụ lục A), thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật được cung cấp và danh sách các kiểm soát an ninh được xác định phải được đánh giá thông qua trong bối cảnh của các kiến trúc mạng và các ứng dụng đề cập đến. Kiến trúc và danh sách của các kiểm soát an ninh sau đó phải được điều chỉnh nếu cần thiết và liên tục sử dụng như cơ sở cho việc phát triển, thiết lập và thử nghiệm pháp an ninh kỹ thuật (xem Điều 12). Sau đó, một khi kiến trúc an ninh kỹ thuật và do đó việc thiết lập kiểm soát an ninh đã được đăng xuất, các vận hành trực tiếp phải được bắt đầu (xem trong Điều 13), với việc giám sát liên tục và đánh giá việc thiết lập (xem Điều 14).

9.2. Kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật

Các tài liệu hướng dẫn của kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật mạng khả thi và các tùy chọn thiết lập cung cấp một cách thức cho việc kiểm tra các giải pháp khác nhau, và một cơ sở cho phân tích sự cân bằng. Nó cũng tạo cơ hội cho bước tiến hóa các mục tương ứng với các hạn chế kỹ thuật, và sự cạnh tranh giữa các yêu cầu kinh doanh và cho bảo mật, mà phải thường xuyên tăng tiến.

Trong tài liệu hướng dẫn các tùy chọn, phải tính đến bất kỳ các yêu cầu chính sách an ninh thông tin (xem Điều 7.2.1), kiến trúc mạng, các ứng dụng, các dịch vụ, các loại kết nối và các đặc tính khác liên quan (xem Điều 7.2.2), và danh sách các kiểm soát an ninh tiềm năng nào được xác định bởi các phần rủi ro an ninh và đánh giá quản lý (xem Điều 7.3). Để thực hiện điều này phải tính đến bất kỳ các thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật hiện tại. Một khi các tùy chọn này đã được ghi nhận và xem xét, như một phần của quy trình thiết kế kiến trúc kỹ thuật, kiến trúc an ninh được ưu thích hơn phải được thỏa thuận và ghi nhận trong một văn bản đặc trưng kiểm soát an ninh kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật (mà tương thích với các thiết kế/kiến trúc kỹ thuật, và ngược lại). Sau đó các thay đổi phải đưa kết quả cho kiến trúc, các ứng dụng và dịch vụ mạng (để đảm bảo sự tương thích với sự đồng ý thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật đề cập), và/hoặc danh sách các kiểm soát an ninh tiềm năng (ví dụ: bởi nó được đồng tình rằng thiết kế/kiến trúc an ninh có thể cho thiết lập kỹ thuật theo một cách cụ thể, cần một thay thế cho một kiểm soát an ninh xác định)

Chú thích rằng ISO/IEC 27033-2 định nghĩa cách thức các tổ chức phải lưu trữ các kiến trúc an ninh kỹ thuật chất lượng/các thiết kế mà phải đảm bảo an ninh mạng tương ứng với các môi trường doanh nghiệp, sử dụng một cách tiếp cận phù hợp cho việc lập kế hoạch, thiết kế và thiết lập an ninh mạng.

Đầu vào của quy trình phát triển kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng/thiết kế, như được mô tả trong ISO/IEC 27033-2, bao gồm:

- Các yêu cầu dịch vụ văn bản của tổ chức/cộng đồng,

- Văn bản cho bất kỳ kiến trúc, thiết kế và/hoặc thiết lập đang tồn tại hoặc dự kiến,

- Chính sách an ninh mạng hiện tại (hoặc các phần liên quan của chính sách an ninh thông tin tương ứng) - hơn là dựa trên kết quả từ 1 tổng quan quản lý và giám sát rủi ro an ninh,

- Định nghĩa các khía cạnh mà phải được bảo vệ,

- Các yêu cầu hiệu năng hiện tại và dự kiến, bao gồm các luồng liên quan,

- Thông tin sản phẩm hiện tại.

Đầu vào từ quy trình thiết kế gồm:

- Văn bản kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng/thiết kế,

- Văn bản yêu cầu (an ninh) truy cập dịch vụ cho mỗi cổng an ninh/hệ thống tường lửa (gồm các quy tắc tường lửa cơ bản),

- Thủ tục vận hành an ninh (SecOPs),

- Điều kiện cho việc kết nối mạng an ninh với bên thứ ba,

- Hướng dẫn người dùng cho người dùng bên thứ ba.

Văn bản thiết kế/ kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng được mô tả chi tiết trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-2 mà cũng bao gồm một mẫu ví dụ cho các văn bản yêu cầu (an ninh) truy cập dịch vụ ở Phụ lục D của ISO/IEC 27033-2). Các thông tin của các văn bản khác được đề cập có thể được tìm thấy trong Điều 8.2.2 bên trên hoặc trong ISO/IEC 27033-2.

(Hơn nữa, một khi thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng được yêu cầu đã được ghi nhận và thiết lập, các kế hoạch kiểm tra an ninh phải được cung cấp và tiến hành thử nghiệm an ninh). Một khi các kết quả thử nghiệm có thể chấp nhận được đã được lưu trữ, với bất kỳ sự điều chỉnh nào được thực hiện theo các điểm sáng của các vấn đề tìm thấy trong quá trình thử nghiệm, việc quản lý chính thức ký tắt phải được thu được cho thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng và việc thiết lập hoàn thiện (xem Điều 12)

Thông tin cho mỗi hoạt động được cung cấp trong ISO/IEC 27033-2 (và sau đó không được nhắc lại ở đây):

- Chuẩn bị cho việc thiết kế kỹ thuật và thiết lập an ninh mạng.

- Định hướng dự án an ninh mạng,

- Xác định các yêu cầu mạng chính cho tổ chức/cộng đồng,

- Xem xét việc kiến trúc kỹ thuật đang tồn tại và dự kiến và việc thiết lập,

- Đánh giá xác định/xác nhận,

- Xác nhận việc đánh giá rủi ro an ninh và các kết quả quản lý, và xem xét các kiểm soát an ninh mạng hiện tại và/hoặc dự kiến trong bối cảnh của những kết quả đó, và việc chọn lọc các kiểm soát an ninh tiềm năng,

- Xem xét các yêu cầu hiệu năng mạng và xác nhận lĩnh vực (các yêu cầu hiệu năng cần được xem xét, tập trung giải quyết và lĩnh vực hiệu năng được giải quyết được yêu cầu phải được đáp ứng bởi kiến trúc kỹ thuật và thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật liên quan được thỏa thuận hợp pháp. Hơn nữa dữ liệu được yêu cầu để cho phép việc cấu hình các dòng kết nối, các máy chủ, các cổng an ninh,.v.v. được xác định mà phải đảm bảo tính sẵn có của dịch vụ được yêu cầu.

- Thiết kế an ninh kỹ thuật mạng, bao gồm việc bao trùm của các chủ đề kỹ thuật có thể áp dụng được (được xử lý phù hợp theo tiêu đề trong ISO/IEC 27001:2009) và:

- Sử dụng hướng dẫn "kịch bản" và "công nghệ" (được cung cấp từ ISO/IEC 27033-3 tới ISO/IEC 27033-6) (cũng có thể xem trong Điều 10 và 11),

- Sử dụng các mô hình/nền tảng (bao gồm ITU-T X.805) và các thứ khác,

- Chọn lọc sản phẩm,

- Biện minh ý tưởng,

- Sự hoàn thiện kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng/thiết kế, và các văn bản liên quan,

- Chuẩn bị để thử nghiệm (một văn bản chiến lược thử nghiệm an ninh phải được cung cấp mô tả việc tiếp cận để được tạo ra với việc thử nghiệm để chứng minh kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng, chủ yếu tập trung cách thức các kiểm soát an ninh kỹ thuật chính phải được kiểm tra. Do vậy một kiểm tra phải được phát triển cho kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng, bao gồm việc chi tiết hơn bao gồm các thử nghiệm được bởi người nào và từ đâu),

- Việc ký tắt kiến trúc an ninh kỹ thuật mạng chính thức.

Các nguyên tắc thiết kế (các điều mà áp dụng trong hầu hết các trường hợp) được mô tả trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-2. Việc tham chiếu phải được tạo ra cho các phụ lục của tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-2 - nền tảng/mô hình ví dụ (kiến trúc "tham chiếu") cho an ninh mạng, nghiên cứu trường hợp nên tảng/mô hình, và các mẫu văn bản ví dụ.

Nó được nhấn mạnh rằng thiết kế/kiến trúc an ninh kỹ thuật cho bất kỳ dự án nào phải được tán thành và ghi nhận toàn bộ, trước khi việc hoàn thiện doanh sách các kiểm soát an ninh cho việc thiết lập.

10. Kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu - Các rủi ro, thiết kế, kỹ thuật và các vấn đề kiểm soát

10.1. Giới thiệu

ISO/IEC 27003-3 mô tả các rủi ro, các kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát tương ứng với các kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu. Một vài ví dụ của kịch bản này được giới thiệu từ Điều 10.2 đến 10.10. Phần 3 cung cấp hướng dẫn chi tiết về các rủi ro an ninh và các kỹ thuật thiết kế an ninh và các kiểm soát an ninh mà được yêu cầu để giảm nhẹ các rủi ro đó trong toàn bộ các kịch bản đặc trưng. Phần 3 bao gồm các tham chiếu từ Phần 4 đến Phần 7 để tránh lặp nội dung của các văn bản đó.

10.2. Dịch vụ truy cập mạng Internet cho nhân viên

Ngày nay hầu như các tổ chức cung cấp các dịch vụ truy cập mạng Internet cho nhân viên của họ, và việc cung cấp các dịch vụ phải được truy cập với các mục đích có thẩm quyền và xác định rõ ràng, không phải truy cập mở phổ thông. Nó phải được định nghĩa theo một chính sách riêng mà các dịch vụ được cung cấp, và mục đích. Truy cập mạng Internet là việc cho phép thông thường cho các lý do kinh doanh nghiệp, và mục tiêu cho truy cập mạng Internet chính sách doanh nghiệp cũng cho phép (thường ở mức giới hạn) cho các mục đích nhân viên. Các đề cập cần để đưa ra các dịch vụ được phép để sử dụng - đó là các dịch vụ cơ bản như www (http & https), cũng thu thập thông tin thu thập được cho phép và/hoặc các nhân viên được phép tham gia trong các kênh tán gẫu, các diễn đàn, .v.v. và tăng cường sự phối hợp các dịch vụ cho phép - nếu có cũng giới thiệu tập các rủi ro của chính nó được chỉ định nội bộ một kịch bản đặc trưng.

Cơ sở cơ bản phải chỉ có các dịch vụ mà phục vụ các nhu cầu doanh nghiệp được cho phép, nhưng thường thì các vận hành doanh nghiệp yêu cầu việc sử dụng của các dịch vụ có nhiều hơn các rủi ro an ninh tương ứng. Thậm chí khi một chính sách nghiêm khắc được đưa ra, các dịch vụ truy cập mạng Internet cho nhân viên cung cấp các rủi ro an ninh đáng kể.

10.3. Dịch vụ cộng tác tăng cường

Dịch vụ cộng tác tăng cường (như tin nhắn tức thời - tán gẫu, hội nghị video và các môi trường chia sẻ văn bản), mà tương tác nhiều kết nối và các khả năng chia sẻ văn bản, được tăng cường nhiều hơn nữa sự quan trọng trong môi trường doanh nghiệp ngày nay. Các dịch vụ phối hợp phổ biến: điện thoại video, kết nối thoại với nhiều kênh tán gẫu, các dịch vụ thư điện tử tương tác, cũng như chia sẻ văn bản và các môi trường cùng làm việc online. Có hai cách thức cơ bản cho việc sử dụng các dịch vụ trong một tổ chức:

- Sử dụng chúng chỉ như các dịch vụ nội bộ, nhưng với các hạn chế rằng cách vụ không thể sử dụng với các đối tác bên ngoài.

- Sử dụng chúng như các dịch vụ nội bộ và các dịch vụ bên ngoài cho một tổ chức. Điều này cung cấp nhiều lợi ích hơn việc sử dụng các dịch vụ như vậy, nhưng đồng thời cũng có nhiều hơn các rủi ro an ninh tương ứng so với việc chỉ sử dụng nội bộ.

Về việc thực hiện, các dịch vụ có thể được thiết lập tại gia nhằm hoặc chỉ mang đến như một dịch vụ từ bên thứ ba. Trong nhiều trường hợp, các dịch vụ tại gia chỉ được sử dụng, và việc thiết lập tại gia phải sử dụng. Nếu các dịch vụ sử dụng nội bộ và bên ngoài, sau đó việc mua dịch vụ phối hợp từ một bên thứ ba có thể tạo ra một giải pháp phù hợp. Các rủi ro và tư vấn dựa về các kiểm soát an ninh và kỹ thuật thiết kế an ninh để giảm thiểu các rủi ro đó được mô tả cho cả việc sử dụng nội bộ và bên ngoài.

10.4. Dịch vụ Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp

Dịch vụ doanh nghiệp tới doanh nghiệp truyền thống đã được thiết lập bằng cách sử dụng các đường dây thuê chuyên dụng hoặc các phân đoạn mạng. Mạng Internet và các công nghệ liên quan cung cấp nhiều lựa chọn, những cũng giới thiệu một rủi ro an ninh mới tương ứng với việc thiết lập các dịch vụ đó, các dịch vụ Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp phổ biến có những đòi hỏi riêng của chúng. Ví dụ, tính khả dụng và đáng tin cậy là yêu cầu quan trọng bởi các tổ chức thường xuyên phụ thuộc trực tiếp vào các dịch vụ Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp

Khi sử dụng mạng Internet như một kết nối mạng cơ sở để thiết lập các dịch vụ này, các yêu cầu như tính sẵn có và đáng tin cậy cần phải được quản lý khác trước. Các đơn vị chứng nhận ví dụ: chất lượng sử dụng dịch vụ được sử dụng để kết hợp với đường dây thuê không còn hoạt động nữa. Những rủi ro an ninh mới cần phải giảm thiểu qua những công nghệ thiết kế và kiểm soát an ninh phù hợp.

10.5. Dịch vụ Doanh nghiệp tới Khách hàng

Dịch vụ Doanh nghiệp tới Khách hàng bao gồm thương mại điện tử và ngân hàng điện tử. Các yêu cầu bao gồm sự tin tưởng (đặc biệt liên quan đến ngân hàng điện tử), thẩm quyền (phương cách khả thi hiện nay ví dụ: hai nhân tố, dựa trên chứng nhận,… mối quan hệ giữa giá của việc thiết lập - phổ biến bởi số lượng lớn khách hàng, và những giảm thiểu rủi ro như thất thoát tài chính, mất mát danh tiếng hay mức tín dụng của doanh nghiệp), sự toàn vẹn, và sức chống cự lại những tấn công phức tạp như những tấn công "người trung gian" hay "người trong trình duyệt".

 Các đặc tính bao gồm:

- Bảo mật không "đảm bảo" trong các nền tảng cuối, phổ biến dưới dự kiểm soát an ninh của một tổ chức, cung cấp một môi trường tốt cho việc thiết lập các kiểm soát an ninh và duy trì một an ninh mức độ nền tảng tốt,

- Bảo mật trên nền tảng khách hàng, thường là trên một máy tính cá nhân, có thể là không bền vững. Nó khó khăn hơn để kiểm soát an ninh thiết lập trong môi trường như vậy, do đó các nền tảng khách hàng phải thể hiện các rủi ro đáng kể trong tình huống này (không có các bộ yêu cầu "điều kiện để kết nối an toàn" trong một ký kết mà có thể khó khăn để áp đặt trong một môi trường như thế).

10.6. Dịch vụ thuê ngoài

Dựa trên sự phức tạp của các môi trường IT hiện nay sử dụng các dịch vụ hỗ trợ IT hoặc có một phần hoặc toàn phần thuê ngoài hỗ trợ cho nền tảng IT của họ, và/hoặc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài bên ngoài. Nhà bán lẻ cũng có các yêu cầu cho các truy cập online cho các sản phẩm thay vì các tổ chức khách hàng, để có thể tương ứng quản lý hỗ trợ và/hoặc các mục quản lý.

Trong khi nhiều dịch vụ thuê ngoài yêu cầu các quyền truy cập vĩnh viễn như để hỗ trợ nền tảng, các đối tượng khác có thể chỉ cần truy cập tạm thời. Một vài trường hợp các dịch vụ thuê ngoài cần các quyền truy cập có đặc quyền cao để hoàn thiện những nhiệm vụ yêu cầu, đặc biệt trong những tình huống quản lý sự cố.

10.7. Phân đoạn mạng

Với nhiều tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia, luật pháp cụ thể từng nước có ảnh hưởng lớn tới yêu cầu bảo mật thông tin. Các tổ chức quốc tế thường thực hiện kinh doanh ở nhiều quốc gia, vì thế cho phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp mỗi quốc gia mà có thể dẫn tới những yêu cầu về bảo mật thông tin khác nhau với mỗi quốc gia mà tổ chức đang hoạt động. Ví dụ, luật pháp của một quốc gia cụ thể có thể yêu cầu sự bảo vệ cụ thể về dữ liệu khách hàng/nhân viên và không cho phép chuyển dữ liệu đó tới một quốc gia khác. Điều đó đặt ra yêu cầu về quản lý an ninh thông tin bổ sung để bảo đảm tuân thủ pháp lý.

Để bao trùm những yêu cầu bảo mật thông tin khác nhau với nhiều quốc gia mà một tổ chức quốc tế đang hoạt động, phân đoạn mạng có hiệu lực phù hợp với các ranh giới quốc gia có thể là một giải pháp rộng có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, giải pháp rộng đó có thể được sử dụng để xây dựng một rào chắn phòng hộ riêng như thêm vào mức độ ứng dụng kiểm soát an ninh truy cập.

10.8. Kết nối di động

Phần kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu này đề cập các thiết bị kết nối di động nhân viên, như các máy điện thoại thông minh hoặc các máy PDA, mà đang rất phổ biến. (Hướng dẫn của các khía cạnh an ninh của các kết nối qua mạng tới và từ các thiết bị được nêu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-7 trong các kết nối an ninh qua mạng không dây và các mạng vô tuyến).

Mặc dù trình kiểm soát an ninh chính cho sự phát triển nhanh chóng các đặc tính mới của các thiết bị kết nối di động cá nhân đến từ nhiều thị trường khách hàng, các đặc tính này cũng được sử dụng trong các môi trường doanh nghiệp. Như cụm từ "nhân viên" chứa đựng, những thiết bị đó thường được sở hữu cả nhân viên và sử dụng cho cả mục đích doanh nghiệp và nhân viên. Ngay cả những thiết bị được chỉ đạo ở thị trường doanh nghiệp cũng cần những đặc trưng được đưa ra cho thị trường người dùng bởi người bán lẻ muốn mở rộng doanh nghiệp có tính khả thi vào thị trường cạnh tranh.

Nhiều đặc trưng mới khả dụng với những thiết bị, sự phát triển khả năng ghi nhớ của thiết bị và kết nối dây vĩnh cửu qua mạng Internet được mở cho cộng đồng, hay chính là những rủi ro an ninh thông tin đáng kể bởi những trường hợp mà một người sử dụng cùng một thiết bị cho cả mục đích nhân viên cũng như doanh nghiệp.

Hơn nữa với sự tăng trưởng thành mạnh mẽ của các thiết bị kết nối di động nhân viên và các trạng thái của chúng như một "đồ nhân viên", trong nhiều trường hợp các chính sách nghiêm ngặt chỉ sử dụng một tập đặc trưng giới hạn hoặc để chỉ cho phép một giới hạn số lượng các thiết bị lỗi hay bị phá vỡ và do đó có nghĩa là hiệu quả an ninh thông tin hạn chế.

10.9. Hỗ trợ mạng cho người dùng di chuyển

Ngày nay người dùng di chuyển mong chờ các mức độ kết nối đáp ứng với cái mà họ có trong các khu vực cố định, như văn phòng chính của họ. Các giải pháp và đề nghị trong lĩnh vực này thường nhấn mạnh về phần tính năng. Theo quan điểm an ninh thông tin, các mức chức năng đề cập giới thiệu các rủi ro mới, ví dụ: bằng các tiêu thụ ảnh hưởng hoặc sự vô giá trị đề cập đến an ninh thông tin. Ví dụ: Giả sử duy trì một mạng Intranet được quản lý (từ bên ngoài) và bảo vệ tốt có thể bị đặt câu hỏi đáng kể nếu truy cập đi qua của người dùng vào Intranet không được thực hiện với sự kiểm soát an ninh phù hợp.

10.10. Hỗ trợ mạng cho văn phòng tại gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Văn phòng tại gia và doanh nghiệp nhỏ thường yêu cầu sự mở rộng của mạng nội bộ của một tổ chức cho một khu vực tại gia hoặc doanh nghiệp nhỏ. Cái giá của việc mở rộng các khu vực này là một vấn đề nghiêm khắc, từ khi sự phản chiếu/hiệu quả mà không yêu cầu các chi phí thiết lập cao. Có nghĩa là các hạn chế của các kiểm soát an ninh được sử dụng để bảo mật các mở rộng mạng và trách việc sử dụng của thiết lập các kiểm soát an ninh liên-mạng được sử dụng để kết nối các khối mạng Intranet lớn hơn.

Trong nhiều kịch bản tại gia hoặc doanh nghiệp nhỏ, hạ tầng cơ sở có thể được sử dụng vì mục đích cá nhân cũng như doanh nghiệp, mà có thể dẫn tới những rủi ro an ninh thông tin bổ sung. Những rủi ro an ninh được định nghĩa và lời khuyên về công nghệ thiết kế và quản lý an ninh để giảm thiểu những rủi ro đã được mô tả.

11. Các chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, công nghệ thiết kế và các vấn đề kiểm soát

Chi tiết của các rủi ro an ninh, công nghệ thiết kế và vấn đề kiểm soát tương ứng với các chủ đề "công nghệ" được thực hiện trong Phụ lục A. Chủ đề này bao trùm:

- Mạng cục bộ (xem A.1),

- Mạng vùng rộng (xem A.2),

- Mạng không dây (xem A.3),

- Mạng vô tuyến (xem A.4),

- Mạng băng thông (xem A.5),

- Cổng an ninh (xem A.6),

- Mạng cá nhân ảo (xem A.7),

- Mạng thoại (xem A.8),

- Hộ tụ IP (xem A.9),

- Máy chủ web (xem A.10),

- Thư điện tử mạng Internet (xem A.11),

- Truy cập điều hướng tới các tổ chức bên thứ 3 (xem A.12),

- Trung tâm dữ liệu (xem A.13)

12. Phát triển và kiểm tra giải pháp an ninh

Một khi kết cấu an ninh kỹ thuật được ghi nhận hoàn chỉnh và được chấp nhận, bao gồm các quản lý chính và giải pháp được phát triển, thiết lập ở "trạng thái chạy thử" và thông qua thử nghiệm và kiểm tra phù hợp một cách chuyên sâu.

Thử nghiệm giải pháp "hợp với mục đích" thông thường phải được tiến hành đầu tiên với một văn bản kế hoạch thử nghiệm cung cấp mô tả tiếp cận được tiến hành với việc thử nghiệm để chứng minh giải pháp và sau đó là kế hoạch thử nghiệm. Có thể cần những thay đổi được tạo ra như một hệ quả của sự thiếu hụt được xác định qua kiểu thử nghiệm này và bất kỳ thử nghiệm lại quan trọng nào được tiến hành.

Một khi thử nghiệm "hợp với mục đích" đã hoàn thành thành công và bất kỳ thay đổi nào được tạo ra, việc thực hiện phải được rà soát để phù hợp với văn bản kết cấu an ninh kỹ thuật và kiểm soát an ninh được yêu cầu trong những văn bản dưới đây:

- Kết cấu an ninh kỹ thuật,

- Chính sách an ninh mạng,

- Các SecOP liên quan,

- Chính sách (bảo mật) dịch vụ truy cập cổng an ninh,

- Kế hoạch liên tục của doanh nghiệp,

- Các điều kiện an ninh kết nối khi phù hợp.

Đánh giá tuân thủ phải được hoàn thiện trước hoạt động trực tiếp. Bản đánh giá phải là hoàn chỉnh khi tất cả những thiếu hụt đã được xác định, sửa chữa và kết thúc bởi quản lý cấp cao.

Có thể nhấn mạnh rằng nó phải bao gồm tiến hành thử nghiệm an ninh cho những tiêu chuẩn phù hợp được thừa nhận của quốc gia, Chính phủ, cộng đồng (khi không có tiêu chuẩn quốc tế), với chiến lược thử nghiệm an ninh và các kế hoạch thử nghiệm liên quan được cung cấp trước khi thiết lập chính xác thử nghiệm được tiến hành (Một ví dụ mẫu cho kế hoạch thử nghiệm an ninh được đưa ra trong ISO/IEC 27033-2. Nó phải bao gồm một tổ hợp quét hạn chế và thử nghiệm thâm nhập. Trước khi thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào ở trên, kế hoạch thử nghiệm phải được kiểm tra để đảm bảo thử nghiệm sẽ được thực hiện theo một cách thức tuân thủ hoàn chỉnh các quy định và pháp lý liên quan. Khi tiến hành thử nghiệm, không phải quên rằng mạng có thể không chỉ bị giới hạn bởi một quốc gia, nó có thể được phân chia qua nhiều quốc gia khác nhau với pháp lý khác nhau. Sau những thử nghiệm, báo cáo phải thể hiện cụ thể những nhược điểm nhận thấy và những sửa chữa cần có và theo thứ tự ưu tiên nào, và với phụ lục xác nhận rằng tất cả những sửa chữa cần có đã được áp dụng. Những bản báo cáo đó phải được giải quyết bởi quản lý cấp cao.

Cuối cùng, khi tất cả đã thỏa mãn, việc thực hiện phải được kết thúc và chấp nhận bởi quản lý cấp cao.

13. Vận hành giải pháp an ninh

"Vận hành" tức là điều hành trực tiếp (hàng ngày) mạng lưới hoạt động với giải pháp an ninh tại chỗ đã được chấp nhận, với kiểm tra bảo mật được thực hiện và những hoạt động được yêu cầu hoàn thành trước đó. Nói cách khác, khi mà kết cấu an ninh kỹ thuật và do đó việc thực hiện kiểm soát an ninh bảo mật bị tắt, theo đó hoạt động trực tiếp phải được bắt đầu. Và qua thời gian, nếu thay đổi đáng kể diễn ra, việc thực hiện kiểm tra và rà soát hơn nữa phải được tiến hành (xem Điều 14)

14. Giám sát và đánh giá thiết lập giải pháp

Theo ghi chú về vận hành trực tiếp, giám sát liên tục và những hoạt động đánh giá tuân thủ phải được thực hiện cùng với những tiêu chuẩn thừa nhận phù hợp của quốc gia, nhà nước, cộng đồng (khi không có tiêu chuẩn quốc tế). Những hoạt động này phải được thực hiện trước một bản phát hành chính liên quan tới những thay đổi đáng kể trong nhu cầu doanh nghiệp, công nghệ, giải pháp an ninh và những phát hành thường niên khác. Những hoạt động ở đây tuân theo khuôn khổ được mô tả ở Điều 12.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ" - CÁC RỦI RO, CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT

A.1. Mạng cục bộ

A.1.1. Nền tảng

Mạng LAN là mạng lưới kết nối các máy tính và máy chủ trong một khu vực địa lý nhỏ. Quy mô đi từ một vài hệ thống kết nối, ví dụ: việc định hình một mạng gia đình, tới vài nghìn, ví dụ: trong một mạng trường học. Các dịch vụ đặc trưng được triển khai bao gồm việc chia sẻ các tài nguyên ví dụ: các máy in, và việc chia sẻ các tệp tin và các ứng dụng. Mạng LAN đặc trưng cũng cung cấp các dịch vụ trung tâm như nhắn tin hay các dịch vụ lịch công tác. Trong một vài trường hợp, mạng LAN cũng được sử dụng để thay thế tính năng truyền thống của các mạng khác, ví dụ: khi các giao thức và dịch vụ VoIP được cung cấp như một hệ thống thay thế cho mạng điện thoại dựa trên PBX. Một mạng LAN có thể là mạng dây hoặc mạng không dây.

Mạng LAN có dây thường bao gồm các nút kết nối trong một mạng thông qua một bộ chuyển mạng sử dụng các cáp nối mạng và có thể cung cấp dung lượng mạng dữ liệu tốc độ cao. Công nghệ mạng LAN có dây phổ biến nhất là Ethernet (IEEE 802.3)

Mạng LAN không dây sử dụng các sóng tần số cao để gửi các gói mạng qua không khí. Trong thực tế, sự phức tạp của mạng LAN không dây là do nó có thể thiết lập nhanh chóng mà không cần thiết nối dây mạng. Các công nghệ mạng LAN không dây nổi tiếng bao gồm việc triển khai IEEE 802.11 và công nghệ Bluetooth.

Khi các mạng LAN được sử dụng trong các khu vực được bảo vệ về mặt vật lý, ví dụ: chỉ trong cơ sở của một tổ chức thì các rủi ro có khả năng xảy ra thường chỉ yêu cầu các kiểm soát an ninh kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên, để sử dụng trong các môi trường lớn hơn và cả khi công nghệ không dây được sử dụng, việc bảo vệ vật lý đơn độc là không chắc chắn để đảm bảo bất kỳ mức độ an ninh nào.

Màn hình nền là một khu vực dễ tổn thương giống như là giao diện người dùng. Nếu màn hình không bị khóa thì nó có thể bị người dùng cài đặt các phần mềm trái phép, không được ủy quyền vào mạng LAN. Các hệ thống máy chủ được sử dụng trong một mạng lưới doanh nghiệp, cả những hệ thống kết nối với mạng Internet và máy chủ nội bộ không có kết nối trực tiếp với mạng Internet thì đều có thể chứa các rủi ro an ninh chính tương ứng mà phải được giải quyết một cách cẩn trọng. Ví dụ: khi phần lớn các cơ quan về công nghệ thông tin cho rằng họ đã nỗ lực áp dụng các ráp nối ngay khi có sẵn, thì ngay cả các tổ chức lớn cũng đã từng thất bại để ráp nối tất cả các máy chủ một cách kịp thời, dẫn đến sự gián đoạn lưu lượng mạng nội bộ bởi sâu và vi rút.

A.1.2. Rủi ro an ninh

Trong một mạng LAN có dây, rủi ro an ninh sẽ gia tăng từ các nút được kết nối với mạng về mặt vật lý. Về tổng thể, rủi ro an ninh chính liên quan tới mạng LAN bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Truy cập và thay đổi bất hợp pháp trên máy tính cá nhân, máy chủ và các thiết bị kết nối mạng LAN khác,

- Các thiết bị không được sửa chữa,

- Các mật khẩu chất lượng thấp,

- Trộm cắp phần cứng,

- Lỗi nguồn cung cấp,

- Nhập các mã độc qua truy cập web và thư điện tử,

- Lỗi lưu trữ đĩa cứng,

- Lỗi phần cứng ví dụ: đĩa cứng,

- Các kết nối bất hợp pháp tới hạ tầng mạng LAN, ví dụ: chuyển đổi và ráp nối hộp chứa,

- Các kết nối bất hợp pháp tới các thiết bị cuối ví dụ: máy tính xách tay,

- Các mật khẩu mặc định trên cổng quản lý của thiết bị mạng,

- Sự xâm nhập, khi thông tin bị rò rỉ hay tính toàn vẹn và/hoặc tính sẵn có của thông tin theo đó không còn được bảo đảm,

- Các tấn công DoS khi mà nguồn tài nguyên không sẵn có cho người dùng hợp pháp,

- Độ trễ bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng tới các dịch vụ như dịch vụ VoIP,

- Lỗi thiết bị,

- Lỗi cáp,

- Bảo mật vật lý chất lượng kém.

Các rủi ro an ninh tương ứng với mạng LAN không dây được mô tả trong Điều A.3.2.

A.1.3. Kiểm soát an ninh

Việc giữ cho không gian mạng LAN an toàn yêu cầu các thành phần mạng và cả các thiết bị kết nối phải được bảo mật. Hơn nữa, các kiểm soát an ninh để đảm bảo môi trường LAN có thể bao gồm;

- Vật lý và môi trường:

- Sử dụng các hệ thống cáp thép để bảo vệ các CPU, màn hình và bàn phím khỏi việc trộm cắp,

- Sử dụng các khóa trên thiết bị để phòng ngừa các phần, ví dụ: bộ nhớ, khỏi việc bị đánh cắp,

- Sử dụng các thiết bị lân cận để chống tháo gỡ trái phép từ các site,

- Đảm bảo các thiết bị mạng LAN, như các bộ chuyển đổi và các bộ điều hướng, được giữ trong các hộp an toàn vật lý trong các phòng kết nối an toàn,

- Cung cấp UPS với hệ thống tắt tự động cho các thiết bị quan trọng và cho các máy tính cá nhân của người dùng nếu họ không muốn bị mất tiến trình công việc.

- Phần cứng và phần mềm:

- Cấu hình các thiết bị với địa chỉ cá nhân (ví dụ: IP),

- Chính sách mật khẩu mạnh,

- Yêu cầu đăng nhập vào mỗi máy tính cá nhân/máy trạm, ít nhất với mỗi một cặp mã người dùng/mật khẩu,

- Hiển thị thời gian lần đăng nhập thành công gần nhất,

- Không hiển thị lại tên người dùng lần đăng nhập thành công gần nhất, và bất cứ danh sách người dùng đã sử dụng trước đó.

- Cài đặt phần mềm chống mã độc (gồm cả chống vi-rút) và các cập nhật thông thường tự động,

- Thiết lập các cài đặt cấu hình an ninh,

- Tắt ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD-ROM và các cổng USB,

- Các ổ đĩa máy chủ ảo (hoặc RAID được triển khai) để dự phòng,

- Gỡ bỏ phần mềm không cần thiết,

- Đảm bảo việc quản lý màn hình chính tại chỗ tốt.

- Tùy chọn:

- Phần mềm tài liệu và các cài đặt an ninh sử dụng cho tương lai trong việc cấu thành các máy tính cá nhân/máy trạm,

- Tải xuống và cài đặt định kỳ theo lịch trình các bảng sửa lỗi hệ điều hành,

- Tạo và duy trì chương trình Sửa chữa khẩn cấp đĩa và lưu trữ trongmột khu vực kiểm soát,

- Triển khai ghi nhật ký để ghi lại các vấn đề bảo trì và chưa sử dụng của máy tính cá nhân/máy trạm,

- Sắp xếp tất cả các tài liệu thành phần của máy tính cá nhân/máy trạm (giấy tờ/hướng dẫn/đĩa) theo mục đích sử dụng của các kỹ thuật viên dịch vụ,

- Đảm bảo chế độ sao lưu,

- Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị mạng có các thay đổi mật khẩu mặc định,

- Thiết lập các mật khẩu/chuỗi cộng đồng theo giao thức quản lý mạng tương ứng,

- Mã hóa lưu lượng mạng,

- Cấu hình bản ghi kiểm tra hợp thức nếu khả dụng, và triển khai các thủ tục giám sát các bản ghi kiểm tra,

- Lên lịch trình cài đặt định kỳ cho các cập nhật phần mềm,

- Dẫn chứng các cài đặt thiết bị cho mục đích sau này trong thiết bị cấu hình lại; tạo bản sao lưu trữ của tệp cấu hình của bộ điều hướng và lưu trữ trong khu vực an toàn,

- Kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho tất cả các thiết bị kết nối mạng LAN.

Các kiểm soát an ninh tương ứng với mạng LAN không dây được mô tả trong Điều A.3.3.

A.2. Mạng dải rộng

A.2.1. Nền tảng

Mạng WAN được sử dụng để kết nối các khu vực xa, và các mạng LAN của chúng với nhau. Một mạng WAN có thể được xây dựng thông qua việc sử dụng các cáp, mạch từ một bên cung cấp dịch vụ, hoặc qua thuê một dịch vụ từ một bên cung cấp viễn thông. Công nghệ mạng WAN cho phép việc truyền dẫn và điều hướng lưu lượng mạng qua khoảng cách xa, và thường cung cấp các tính năng điều hướng mở rộng tới các gói mạng điều hướng đến mạng LAN chuẩn đích. Hạ tầng mạng vật lý công cộng để điển hình được sử dụng cho việc liên kết nối các mạng LAN, ví dụ: các dây chính, các kết nối vệ tinh hay cáp quang. Một mạng WAN có thể kết nối dây hay không dây.

Mạng WAN có dây thường bao gồm các thiết bị điều hướng (ví dụ: các bộ điều hướng) được kết nối tới một mạng công cộng hoặc mạng cá nhân thông qua các đường dây viễn thông. Mạng WAN không dây tiêu chuẩn sử dụng các sóng vô tuyến để gửi các gói mạng qua không khí từ một khoảng cách xa, mà có thể lên tới 10 ki-lo-mét hoặc xa hơn.

Khi mạng WAN truyền thống ban đầu được tạo phải thông qua việc sử dụng các liên kết cố định giữa các khu vực được thuê bởi các bên cung cấp dịch vụ và với việc các bên cung cấp nắm trong tay kiểm soát an ninh tối thiểu tương ứng với những liên kết đó, thay vì đảm bảo rằng điều đó là tùy thuộc, thành tựu trong công nghệ mạng WAN đã dẫn tới kết quả về một sự chuyển đổi trách nhiệm quản lý vào bên cung cấp dịch vụ, cùng với lợi ích của một tổ chức khi không phải triển khai và quản lý mạng lưới của chính mình. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm thuộc về bên cung cấp dịch vụ để bảo đảm thiết bị quản lý mạng lưới là bảo đảm. Hơn nữa, bởi mạng WAN được sử dụng chủ yếu cho mục đích điều hướng lưu lượng mạng qua khoảng cách xa, chức năng điều hướng cần phải bền chắc, đảm bảo lưu lượng mạng không bị điều hướng đến mạng LAN sai đích. Do đó, lưu lượng đi qua mạng WAN có khuynh hướng ngăn cản những người truy cập vào mặt bằng mạng WAN. Bởi vì mặt bằng mạng WAN có xu hướng dễ truy cập hơn là mạng LAN, việc bảo dưỡng phải được thực hiện để đảm bảo những thông tin nhạy cảm truyền tiếp qua môi trường mạng WAN được mã hóa. Bên cung cấp dịch vụ phải ký kết hợp đồng để chứng minh cho mức độ bảo mật được yêu cầu bởi tổ chức.

A.2.2. Rủi ro an ninh

Trong khi mạng WAN dây cùng chia sẻ những rủi ro an ninh chính với mạng LAN dây (xem Điều A.1), nó cũng có nhiều rủi ro an ninh hơn bởi có rủi ro lớn hơn về lưu lượng mạng trong mạng WAN, tức là việc kiểm soát an ninh, cả cho truy cập, phải được thực hiện tại chỗ, đúng vị trí để đảm bảo mạng WAN dây không thể dễ dàng bị tổn hại, dẫn đến gián đoạn lan rộng. Tương tự khi mạng WAN không dây cũng có cùng một số rủi ro an ninh chính với mạng LAN không dây (xem Điều A.3), nó có xu hướng bị gián đoạn bởi khả năng bị nhiễu loạn hệ thống sử dụng cho truyền tiếp các gói mạng. Nói chung, những rủi ro an ninh chính liên quan đến mạng WAN bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Sự xâm nhập, khi mà thông tin bị rò rỉ hay tính toàn vẹn và/hay độ khả dụng của thông tin theo đó không còn được bảo đảm,

- Các tấn công DoS khi mà nguồn tài nguyên trở phải không khả dụng với người dùng hợp pháp,

- Độ trễ bên ngoài mà sẽ gây ảnh hưởng tới các dịch vụ như dịch vụ VoIP,

- Sự nhiễu loạn mạng lưới mà sẽ gây ảnh hưởng như chất lượng âm thanh (gây ra chủ yếu qua việc sử dụng cáp nối bằng đồng để chuyển tải dịch vụ),

- Lỗi thiết bị,

- Lỗi cáp,

- Các thiết bị có lỗ hổng,

- Mất nguồn tại một nơi trung chuyển, gây ảnh hưởng tới các điểm khác,

- Thiết bị quản lý mạng của bên cung cấp dịch vụ.

A.2.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh yêu cầu để bảo mật mạng WAN bao gồm:

- Việc sử dụng các giao thức quản lý an ninh ví dụ: SSH, SCP hay SNMPv3,

- Việc mã hóa quản lý các liên kết,

- Việc mã hóa lưu lượng mạng,

- Việc thiết lập các thẩm quyền an ninh để truy cập các thiết bị mạng WAN, với các cảnh báo tương ứng của các thiết bị.

- Sự bảo mật thiết bị mạng WAN vật lý ở mỗi trang, như việc sử dụng các khoảng chứa đã khóa cùng với cảnh báo truy cập,

- Việc sử dụng UPS để bảo đảm chống lại gián đoạn nguồn điện,

- Các trang kết nối 2 chiều, sử dụng hệ thống điều hướng đa dạng,

- Kiểm soát vòng chủ động của các thiết bị mạng WAN,

- Lập bản đồ thiết bị mạng để xác định các thiết bị trái phép,

- Quản lý ráp nối,

- Phủ lớp mã hóa cho các thông tin nhạy cảm,

- Tiếp nhận các bảo đảm dịch vụ từ bên cung cấp dịch vụ, như về độ khả dụng, độ trễ hay độ nhiễu,

- Triễn khai nhật ký và kế toán truy cập vào các thiết bị mạng WAN,

- Sử dụng tường lửa để loại bỏ bất kỳ giao dịch không mong muốn trong mạng lưới,

- Đảm bảo hạ tầng cơ sở và địa chỉ được giấu kín,

- Thiết lập địa chỉ IP không thể bị điều hướng qua mạng Internet,

- Sử dụng phần mềm để tránh các mã độc như Trojan, vi-rút, phần mềm gián điệp và sâu từ việc mở các lỗ hổng an ninh từ nội bộ một mạng lưới,

- Sử dụng IDS để xác định giao dịch đáng nghi,

- Đảm bảo hệ thống quản lý mạng lưới là chắc chắn một cách hợp lý,

- Quản lý mạng lưới ngoài luồng,

- Đảm bảo địa điểm quản lý mạng lưới là chắc chắn về mặt vật lý,

- Đảm bảo các thiết bị đã được sao lưu,

- Thực hiện các lượt kiểm tra độ tin cậy đối với nhân viên quản lý mạng.

A.3. Mạng không dây

A.3.1. Nền tảng

Mạng không dây được nhận định là mạng lưới bao phủ những khu vực địa lý nhỏ và sử dụng các công cụ giao tiếp không dây như sóng vô tuyến hay hồng ngoại. Thông thường, các mạng không dây được sử dụng để thực hiện kết nối tương đương như được cung cấp bởi mạng LAN phải được gọi là mạng WLAN. Các công nghệ tiêu chuẩn chính được sử dụng là IEEE 802.11 và Bluetooth. Có thể nhấn mạnh rằng mạng không dây cấu thành một loại mạng khác so với mạng vô tuyến như GSM, 3G và VHF bởi chúng sử dụng cột ăng-ten để truyền tải (xem Điều A.4 ở dưới). Hơn nữa, kết nối hồng ngoại và các loại kết nối không dây phải được nhắc đến như một phần nhỏ trong các nhận xét đánh giá kết nối mạng không dây.

Các mạng WLAN cũng bị tất cả những lỗ hổng bảo mật như mạng LAN có dây, thêm vào một số những lỗ hổng liên quan tới đặc tính kết nối không dây. Một số công nghệ cụ thể (chủ yếu dựa vào mã hóa) đã được phát triển để giải quyết những nhược điểm này, mặc cho những phiên bản đầu tiên của chúng (như WEP) có những điểm yếu kết cấu, và vì thế đã không đạt được kỳ vọng về yêu cầu bảo mật.

A.3.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh liên quan tới việc sử dụng mạng WLAN bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Nghe lén,

- Truy cập bất hợp pháp,

- Can thiệp và gây nhiễu loạn,

- Cấu hình sai,

- Chế độ truy cập an toàn bị tắt mặc định,

- Các giao thức mã hóa không an toàn,

- Các giao thức quản lý không an toàn được sử dụng để quản lý các mạng WLAN,

- Điều này không thường xuyên khả thi để xác định người dùng mạng,

- Các thiết bị giả mạo (như tại điểm truy cập).

A.3.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát cần có cho các mạng WLAN bao gồm:

- Cấu hình hạ tầng với các đơn vị đo an toàn kỹ thuật tương thích (bao gồm như tường lửa cho mạng WLAN từ hạ tầng doanh nghiệp),

- Mã hóa các kết nối và trao đổi dữ liệu, như bằng cách thiết lập một IPsec dựa trên mạng VPN qua mạng WLAN giữa người dùng và một vành đai tường lửa,

- Đưa ra các đánh giá, xem xét để nâng cao bảo mật của mỗi thiết bị mạng WLAN bằng cách cấu hình tường lửa nhân viên, phát hiện xâm nhập và phần mềm chống mã độc (gồm cả chống vi-rút) trên thiết bị người dùng.

- Sử dụng thẩm quyền,

- Kiểm soát các cấp độ truyền tải để đánh giá một rủi ro bên ngoài tới một tên miền vật lý của một tổ chức,

- SNMP được cấu hình cho truy cập chỉ đọc,

- Tập hợp bản ghi kiểm tra và phân tích để nhận diện bất kỳ sai sót hay sử dụng trái phép,

- Quản lý mã hóa ngoài luồng như sử dụng SSH,

- Duy trì bảo mật vật lý tại các điểm truy cập mạng không dây,

- Củng cố bất kỳ thành phần mạng nào,

- Kiểm tra hệ thống,

- Xem xét việc khai thác một IDS giữa mạng doanh nghiệp và mạng không dây.

A.4. Mạng vô tuyến

A.4.1. Nền tảng

Mạng vô tuyến được nhận định là những mạng lưới sử dụng sóng vô tuyến như một kênh kết nối để bao phủ một khu vực địa lý rộng lớn. Ví dụ thường thấy của mạng vô tuyến là mạng di động sử dụng công nghệ như GSM hay UMTS và cung cấp các dịch vụ dữ liệu và âm thanh công cộng có sẵn.

Có thể nhấn mạnh rằng các mạng sử dụng sóng vô tuyến để bao phủ các khu vực nhỏ được xem như một thể loại khác và được nhắc đến ở Điều A.3.

Ví dụ của mạng vô tuyến bao gồm:

- TETRA,

- GSM,

- 3G (bao gồm UMTS),

- GPRS,

- CDPD,

- CDMA.

A.4.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh chính liên quan tới việc sử dụng mạng vô tuyến nói chung bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Nghe lén,

- Cướp quyền,

- Mạo danh,

- Các ứng dụng cấp nguy hiểm (như lừa đảo, gian lận),

- Từ chối dịch vụ.

Rủi ro liên quan tới GSM bao gồm những rủi ro tương ứng với những thực tế rằng:

- Các thuật toán A5/x và Comp 128-1 yếu,

CHÚ THÍCH Thuật toán độc quyền được sử dụng ban đầu trong mặc định ở các thẻ SIM

- Mã hóa GSM nói chung bị tắt,

- Nhân bản SIM là có thật.

- Rủi ro liên quan tới 3G bao gồm những rủi ro tương ứng với những thực tế rằng:

- Điện thoại dễ bị tấn công điện tử, gồm việc chèn mã độc như vi-rút,

- Cơ hội cho tấn công là rất cao bởi điện thoại thường luôn hoạt động,

- Dịch vụ có thể là mục tiêu để nghe lén,

- Mạng vô tuyến có thể bị nhiễu,

- Việc chèn những trạm cơ sở sai là có thể xảy ra,

- Các cổng có thể là mục tiêu của các truy cập trái phép,

- Dịch vụ có thể là mục tiêu tấn công và truy cập trái phép qua mạng Internet,

- Sự xuất hiện thư rác là có thể xảy ra,

- Các hệ thống quản lý có thể là mục tiêu của truy cập trái phép qua RAS,

- Dịch vụ có thể bị tấn công qua thiết bị hỗ trợ kỹ thuật bị mất hay bị đánh cắp như máy tính xách tay.

UTMS là một thành phần chính của gia đình toàn cầu các công nghệ di động 3G và cung cấp dung lượng đáng kể cùng các khả năng băng thông rộng để hỗ trợ số lượng lớn khách hàng về âm thanh và dữ liệu. Nó sử dụng một kênh của bên cung cấp có tần số dao động 5 MHz để chuyển tải tỷ lệ dữ liệu cao hơn đáng kể và dung lượng tăng lên, cung cấp việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên vô tuyến, đặc biệt là cho tổng đài điều hành, người đã được cấp những khối quang phổ lớn, tiếp giáp nhau - thường dao động từ 2x10 MHz lên tới 2x20 MHz - để giảm thiểu chi phí khai thác mạng 3G. GPRS là một bước tiến đầu tiên không thể thiếu tới thế hệ mạng di động thứ ba bằng cách tăng cường các tính năng của mạng GSM.GPRS là một đặc trưng cho việc truyền dữ liệu trên các kênh GSM mà cho phép cả giao dịch chuyển gói và chuyển mạch tồn tại ở 72.4 Kb hay 107.2 Kb. GPRS hỗ trợ tất cả kết nối TCP/IP và X.25. EDGE cho phép các mạng GSM được phép thực hiện EGPRS, một phiên bản nâng cao của GPRS, tăng dung lượng mỗi khe thời gian lên tới 60 Kb. GPRS cho phép kết nối Internet "luôn hoạt động" mà thực tế là một vấn đề bảo mật tiềm ẩn. Một bên cung cấp mạng GPRS sẽ thường xuyên cố gắng đánh giá an ninh của liên kết bằng cách cung cấp một tường lửa giữa mạng GPRS và Internet, nhưng phải được cấu hình để cho phép các dịch vụ hiệu quả làm việc, và do đó có thể bị khai thác bởi những bên thứ ba.

CDPD là một đặc trưng để hỗ trợ truy cập không dây cho Internet và các mạng chuyển gói công cộng khác thông qua các mạng điện thoại. CDPD hỗ trợ TCP/IP và CLNP. CDPD khai thác mã hóa dòng RC4 với các chìa khóa mã hóa 40 bit. CDPD được định nghĩa trong tiêu chuẩn IS-732. Thuật toán này không bền vững và có thể bị giải mã bởi một cuộc tấn công vét cạn.

CDMA, một dạng trải phổ, là một gia đình của các kỹ thuật kết nối số mà đã được sử dụng trong nhiều năm. Nguyên tắc căn bản của trải phổ là việc sử dụng các sóng mang như âm thanh mà có băng thông rộng hơn nhiều so với kết nối điểm-tới-điểm cho cùng tỷ lệ dữ liệu như nhau. Công nghệ mã hóa số cho phép CDMA ngăn cản nghe lén, cả cố ý hay vô ý. Công nghệ CDMA phân tách âm thanh thành nhiều bit nhỏ mà truyền trên một trải phổ của tần số. Mỗi bit nhỏ của cuộc đàm thoại (hay dữ liệu) được định dạng bởi một mã kỹ thuật số chỉ được biết đến ở máy CDMA và trạm cơ sở. Điều đó có nghĩa là thật sự không thiết bị nào khác có thể nhận được cuộc gọi. Bởi vì có hàng nghìn tổ hợp mã khả dụng cho bất kỳ cuộc gọi nào, nó bảo vệ chống lại việc nghe lén.

A.4.3. Kiểm soát an ninh

Một số kiểm soát an ninh kỹ thuật quản lý rủi ro từ những nguy hại xác định từ mạng vô tuyến mà có thể bao gồm:

- Bảo mật xác thực,

- Mã hóa với thuật toán hiệu quả,

- Các trạm dữ liệu cơ sở được bảo vệ,

- Tường lửa,

- Bảo vệ khỏi mã độc (vi-rút, Trojan,…),

- Chống thư rác.

A.5. Mạng băng thông rộng

A.5.1. Nền tảng

Mạng băng thông rộng có thể từ một nhóm các kỹ thuật cho phép các thuê bao nhân viên truy cập tốc độ cao vào một mạng Internet ngay tại thời điểm hiện tại, Ví dụ của những công nghệ băng thông gồm:

- 3G,

- Cáp (quang, ở gần),

- Vệ tinh,

- xDSL,

- FiOS,

- BPL,

- FTTH.

Với xDSL, có hai loại chính. Đó là dị bộ (ADSL) mà tốc độ tải lên từ người dùng là thấp hơn (từ tới tốc độ tải xuống) và đồng bộ (SDSL) với tốc độ tải lên vài tải xuống là như nhau. Trong cả hai trường hợp, tốc độ tải xuống phổ biến là từ 128 Kbps tới 2-8 Mbps, tùy thuộc và sản phẩm. Công nghệ cáp và vệ tinh cũng có các loại sản phẩm tương tự.

Những nguyên nhân chính cho việc sử dụng công nghệ băng thông rộng là do chúng có tốc độ cao, công nghệ khả dụng luôn luôn có rẻ hơn so với các kết nối chuyển đổi, và có thể hỗ trợ các ứng dụng băng thông chuyên sâu (ví dụ: HDTV yêu cầu mức nén hiện tại là 15-20 Meg). Tất cả các công nghệ này cho phép truy cập tới một sóng mạng Internet, và vì thế chỉ nối từ mạng Internet tới cơ sở của người dùng. Việc sử dụng mạng Internet như một bên cung cấp dịch vụ toàn cầu cho phép các liên kết tới các trang khác được thực hiện nhanh và rẻ, có thể đi cùng với việc khai thác VPN cho các liên kết an toàn.

A.5.2. Rủi ro an ninh

Băng thông rộng là một liên kết tốc độ cao "luôn bật" giữa một thuê bao người dùng và mạng Internet. Các tính năng này khiến cho việc phá hoại hệ thống kết nối băng thông rộng trở thành một việc làm đáng kể đối với các tin tặc. Những rủi ro an ninh chính liên quan tới việc sử dụng băng thông rộng bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Công bố, sửa đổi hay xóa bỏ thông tin như một hệ quả của truy cập không xác thực từ xa,

- Truyền bá mã độc,

- Tải lên/tải xuống và thực hiện các mã không xác thực,

- Đánh cắp nhận dạng,

- Cấu hình sai của hệ thống khách hàng,

- Sự xuất hiện những yếu điểm phần mềm,

- Nghẽn mạng,

- Tấn công DoS.

A.5.3. Kiểm soát an ninh

Một số kiểm soát an ninh kỹ thuật quản lý rủi ro từ những nguy hại xác định từ kết nối băng thông rộng bao gồm:

- Các tường lửa cho văn phòng nhỏ/văn phòng gia đình (SOHO),

- Mã hóa dữ liệu,

- Phần mềm chống mã độc (gồm cả chống vi-rút),

- IDS, bao gồm IPS,

- Các mạng VPN,

- Các cập nhật phần mềm/ bản sửa lỗi.

A.6. Cổng an ninh

A.6.1. Nền tảng

Việc sắp xếp cổng an ninh phù hợp phải bảo vệ được hệ thống nội bộ của tổ chức và quản lý an ninh cũng như kiểm soát giao dịch qua nó, phù hợp với một chính sách dịch vụ truy cập cổng an ninh đã được ghi nhận.

A.6.2. Rủi ro an ninh

Mỗi ngày, các tin tặc càng trở nên phức tạp hơn nhằm phá vỡ mạng doanh nghiệp và cổng mạng chính là một trung tâm hướng tới của chúng. Nỗ lực truy cập trái phép có thể là nguy hại, như dẫn tới một tấn công DoS, có thể sử dụng sai tài nguyên mạng hay có thể lấy đi những thông tin đáng giá.

Cổng mạng cần phải bảo vệ tổ chức khỏi những sự xâm nhập từ bên ngoài như từ mạng Internet hay những mạng thứ ba. Nội dung không được quản lý khiến cho tổ chức rơi vào những vấn đề pháp lý và nguy cơ mất sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, vì càng ngày càng nhiều tổ chức hơn đang kết nối với mạng Internet để đạt được những yêu cầu của chính tổ chức, chúng phải đối mặt với yêu cầu quản lý truy cập tới những website không phù hợp hay chống đối. Không có sự kiểm soát này, tổ chức sẽ có rủi ro về năng suất hoạt động, hướng trách nhiệm pháp lý và phân bổ sai băng thông dựa trên việc lướt web không có tính năng suất. Do đó những rủi ro an ninh cần được đưa ra bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Những kết nối với bên ngoài phải trở nên không khả dụng,

- Dữ liệu bị gián đoạn,

- Tài sản giá trị của công ty trở thành mục tiêu cho sự công bố trái phép,

- Dữ liệu trên webstie hay được truyền tải không có thẩm quyền thích hợp dẫn tới phạt pháp lý như giao dịch nội gián.

A.6.3. Kiểm soát an ninh

Cổng an ninh phải:

- Phân chia mạng một cách hợp lý,

- Cung cấp chức năng hạn chế và phân tích thông tin qua lại giữa các mạng logic,

- Được sử dụng bởi một tổ chức như một cách thức quản lý truy cập vào và từ mạng tổ chức,

- Cung cấp một điểm kiểm soát và quản lý riêng lẻ cho mục vào mạng,

- Thi hành chính sách an ninh của tổ chức, phù hợp với kết nối mạng,

- Cung cấp một điểm riêng lẻ cho đăng nhập.

Với mỗi cổng an ninh, một văn bản chính sách (an ninh) truy cập riêng biệt phải được phát triển và nội dung được thiết lập sao cho bảo đảm chỉ giao dịch xác thực mới được cho phép qua. Văn bản này phải bao gồm các chi tiết của những nguyên tắc về cổng mạng mà nhà quản trị yêu cầu và cấu hình cổng mạng. Cũng có thể xác định kết nối được phép một cách riêng rẽ dựa theo giao thức kết nối và những chi tiết khác. Do đó, để đảm bảo chỉ những người dùng và giao dịch hợp pháp có thể truy cập từ các kết nối truyền thông, chính sách cần phải được xác định và lưu lại chi tiết những luật lệ và hạn chế áp dụng với giao dịch vào và ra cổng an ninh cũng như những tham số về quản lý và cấu hình.

Với tất cả các cổng an ninh, việc sử dụng toàn bộ phải được tạo phải từ xác thực khả dụng thẩm quyền, quản lý truy cập hợp lý và công cụ nhật ký sẵn có. Hơn nữa, chúng phải được kiểm tra thường xuyên về những phần mềm và/hay dữ liệu trái phép, nếu có; báo cáo sự việc phải được cung cấp dựa trên mô hình quản lý sự cố an ninh thông tin của tổ chức và/hay cộng đồng.

Có thể nhấn mạnh rằng kết nối với một mạng chỉ diễn ra sau khi nó đã kiểm tra rằng cổng an ninh được lựa chọn phù hợp với các yêu cầu của tổ chức và/hay cộng đồng, và rằng tất cả các rủi ro dẫn đến một kết nối có thể được quản lý một cách an toàn. Cũng phải đảm bảo rằng việc thông qua cổng an ninh là không khả thi.

Tường lửa là một ví dụ tốt của cổng an ninh. Các tường lửa phải thường là những thứ có thể đạt được mức độ tương xứng đảm bảo phù hợp với những rủi ro đã đánh giá, với những nguyên tắc tiêu chuẩn về tường lửa thường bắt đầu với việc từ chối toàn bộ truy cập giữa mạng trong và ngoài cũng như những quy tắc bổ sung để thỏa mãn chỉ những ráp nối truyền thông được yêu cầu.

Chi tiết hơn về cổng an ninh mạng được cung cấp ở tiêu chuẩn ISO/IEC 27033-4 (cũng như TCVN ISO/IEC 27002 và ISO/IEC 27005).

Chú thích rằng trong khi các khía cạnh an ninh mạng của tường lửa cá nhân, một loại đặc biệt của tường lửa, không được bàn đến trong ISO/IEC 27033-4, chúng vẫn phải được xem xét đến. Không như phần lớn các trang trung tâm mà được bảo vệ bởi tường lửa xác định, các hệ thống từ xa có thể không bảo đảm chi phí và những kỹ năng đặc biệt để hỗ trợ những thiết bị này. Thay vào đó, một tường lửa cá nhân có thể được sử dụng, quản lý dòng kết nối vào (và đôi khi là ra) một máy tính từ xa. Việc điều hành các quy tắc (chính sách) về tường lửa có thể được thực hiện từ xa thông qua cá nhân ở trung tâm, làm giảm bớt yêu cầu hiểu biết kỹ thuật đối với người dùng hệ thống từ xa. Tuy nhiên, nếu điều đó là không khả thi, sự cẩn trọng cần được bảo đảm hiệu quả cấu hình, đặc biệt nếu cá nhân ở những trang từ xa không có hiểu biết về công nghệ thông tin. Một số tường lửa cá nhân có thể bị hạn chế khả năng truyền tải qua mạng tới những chương trình xác thực (hay cả với các thư viện), giúp hạn chế khả năng phần mềm độc hại lan tràn.

A.7. Mạng cá nhân ảo

A.7.1. Nền tảng

Mạng VPN là một mạng cá nhân được thiết lập thông qua việc sử dụng hạ tầng các mạng sẵn có. Theo quan điểm của người dùng thì mạng VPN hoạt động và cung cấp những tính năng, dịch vụ tương tự như một trang cá nhân. Một mạng VPN có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau ví dụ:

- Thiết lập truy cập từ xa tới một tổ chức từ điện thoại di động hay các nhân viên bên ngoài,

- Liên kết các khu vực khác nhau của một tổ chức, bao gồm các liên kết dư thừa để thiết lập một hạ tầng chống sụp đổ,

- Thiết lập các kết nối tới một mạng của một tổ chức cho các đối tác tổ chức/doanh nghiệp khác.

Nói cách khác, các mạng VPN cho phép hai máy tính hoặc mạng tương tác thông qua một kênh dẫn như internet. Kết nối đó được thực hiện một cách truyền thống với chi phí cao thông qua việc sử dụng các kênh thuê riêng với các bộ mã hóa liên kết. Tuy nhiên, với sự ra đời của liên kết Internet tốc độ cao và thiết bị kết thúc phù hợp ở mỗi điểm cuối, kết nối đáng tin cậy giữa các trang có thể được thiết lập sử dụng mạng VPN.

A.7.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh chính liên quan tới kết nối thông qua một mạng không an toàn là tương ứng với những thông tin nhạy cảm có xu hướng bị truy cập bởi các đối tác bất hợp pháp, dẫn tới các thay đổi và/hoặc công bố thông tin bất hợp pháp. Hơn nữa, rủi ro an ninh thường liên quan tới mạng vùng rộng và mạng cục bộ (xem lần lượt các Điều A.1 và A.2), những rủi ro thông thường liên quan tới mạng VPN bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Thiết lập không an toàn thông qua:

- Một gói mã hóa chưa được thử nghiệm hay khiếm khuyết bộ mật mã,

- Một bí mật được chia sẻ không bền vững mà có thể đoán được dễ dàng,

- Một cấu trúc liên kết mạng yếu.

- Không chắc chắn về bảo mật của người dùng từ xa,

- Không chắc chắn về thẩm quyền người dùng,

- Không chắc chắn về bảo mật của bên cung cấp các dịch vụ kèm theo,

- Hoạt động hay tính khả dụng của dịch vụ kém,

- Không tuân theo những quy định và yêu cầu về luật pháp trong việc sử dụng mã hóa ở những quốc gia cụ thể.

A.7.3. Kiểm soát an ninh

Trong các mạng VPN, các công nghệ mã hóa sử dụng các giao thức ứng dụng phổ biến và/hoặc để thiết lập tính năng và các dịch vụ an ninh, đặc biệt nếu mạng VPN được xây dựng là một mạng công cộng (như mạng Internet). Thiết lập chủ yếu các liên kết truyền thông giữa các thành phần được mã hóa để đảm bảo chắc chắn và các giao thức thẩm định được sử dụng để xác định của các hệ thống kết nối tới mạng VPN. Thông thường, thông tin được mã hóa di chuyển qua một "đường hầm" an ninh có kết nối với cổng mạng của tổ chức, với sự bảo mật và hoàn chỉnh của thông tin được duy trì. Cổng mạng, theo đó xác định người dùng từ xa và cho phép người dùng truy cập chỉ những thông tin họ có đủ thẩm quyền để xác nhận.

Do đó, một mạng VPN là một cơ chế dựa trên đường hầm các giao thức - xử lý của một giao thức hoàn chỉnh (giao thức người dùng) như một dòng đơn các bít và gói chúng lại với nhau (giao thức bên cung cấp). Thông thường, giao thức bên cung cấp mạng VPN cung cấp bảo mật (bảo đảm và hoàn chỉnh) tới các giao thức người dùng. Khi xem xét việc sử dụng mạng VPN, các khía cạnh kiến trúc phải được đưa ra bao gồm:

- Bảo mật điểm cuối,

- Bảo mật kết thúc,

- Bảo vệ khỏi các phần mềm mã độc,

- Chứng thực bền vững,

- Phát hiện xâm nhập,

Cổng mạng an ninh (bao gồm cả tường lửa),

- Mã hóa dữ liệu,

- Thiết kế mạng,

- Các kết nối khác,

- Đường hầm phân chia,

- Ghi nhật ký và quản lý mạng,

- Quản lý nhược điểm kỹ thuật,

Chi tiết hơn về mạng VPN, bao gồm sử dụng những khía cạnh kết cấu, được cung cấp ở ISO/IEC 27033-5.

A.8. Mạng âm thanh

A.8.1. Nền tảng

Hiện nay có các mạng PABX sẵn có giúp hỗ trợ kênh truyền thông kết nối điện thoại với PSTN. Thông tin thiết lập các cuộc gọi được truyền giữa chúng thông qua DPNSS (một giao diện công nghiệp tiêu chuẩn được xác định giữa một PABX và một mạng truy cập. DPNSS mở rộng các thiết bị thường chỉ khả dụng giữa các hạn mức trong một PABX đơn lẻ thành tất cả các hạn mức trên các PABX được kết nối với nhau trong một mạng cá nhân. Tuy nhiên, vài năm trước đây, một giao thức mới đã được phát triển cùng với DPNSS để cùng kết nối giữa các PABX và giữa PABX với PSTN. Nó liên quan tới cấu trúc dành cho ISDN cá nhân và một giao thức trao đổi tín hiệu dựa trên mô hình ISDN được nói rõ trong Đề nghị ITU-T. Giao thức trao đổi dựa trên Đề nghị Q.931 được biết tới là QSIG. Giao thức tín hiệu vững chắc và chưa gây ra bất kỳ một vấn đề an ninh nào, nhưng vẫn có một số những rủi ro an ninh liên quan tới hệ thống điện thoại PABX truyền thống.

A.8.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh liên quan tới điện thoại truyền thống bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Thiếu quản lý lưu trữ dự phòng các thông tin cụ thể của trang mà có thể gây ảnh hưởng tới tính khả dụng trong một số trường hợp nhất định,

- Nghe lén nếu truy cập vật lý có thể thông qua cáp,

- Với sự quản lý các cổng  thuộc đối tượng xâm nhập bất hợp pháp bởi chúng được bảo vệ một cách yếu kém với những hệ thống gọi lại đơn giản, nó có thể dẫn tới PABX bị tái lập trình và sử dụng cho gian lận hay ngừng hoạt động,

- Gian lận quay số bởi bảng chặn mạch liên đài thường được duy trì rất kém, do đó, cho phép các cuộc gọi bị điều hướng thủ công thông qua mạng, theo đó gửi ra PSTN (trong nhiều trường hợp, tình trạng này đã dẫn đến gian lận quay số chính tới các số cao cấp với thất thoát tài chính đáng kể),

- Gian lận thông qua mạch liên đài thiếu hiệu quả, cho phép thiết lập cuộc gọi và xoay hướng cuộc gọi bất hợp pháp (với gian lận sử dụng hệ thống thông tin nhắn thoại tương ứng để quay số lại tới PSTN),

- Thiếu khả năng phục hồi và/hoặc công suất mà có thể ảnh hưởng tới tính khả dụng.

A.8.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh cho mạng âm thanh cần bảo đảm:

- Nó không thể tăng cường truy cập tới cáp, các hộp chuyển và các khung,

- Các bảng chặn mạch liên đài được sử dụng bình thường để tránh các điều hướng cuộc gọi bất hợp pháp,

- Truy cập người dùng với các mã điều hướng là không khả thi,

- Hệ thống tần số lưu trữ bị lấy đi với các bản sao được lấy và lưu trữ bên ngoài các trang,

- Các mạng PABX được cấu hình với các bộ xử lý đôi mà không có các điểm lỗi đơn lẻ,

- Pin hay nguồn cấp UPS được cung cấp,

- Điều hướng đa chiều tới PSTN được cung cấp, tương đương với đường dây điện thoại tương tự được lựa chọn cho trường hợp khẩn cấp,

- Sự chứng thực mạnh mẽ được sử dụng trên các kênh quản lý (mà có thể là sử dụng thiết bị thứ ba thêm vào),

- Gian lận quay số không thể thực hiện dù thông qua điều hướng trái phép hay qua hệ thống tin nhắn thoại tương ứng,

- Các thiết bị chống thư rác,

- Một hệ thống phân tích cuộc gọi được cài đặt và chi phí cuộc gọi được kiểm tra thường xuyên,

- Các đánh giá và kiểm tra phù hợp với dịch vụ được thực hiện thường xuyên và đưa ra kết quả dựa theo đó.

Cũng cần phải chú thích rằng hệ thống điện thoại PABX truyền thống đang dần trở phải mai một, và một phần chuyển sang hay bị thay thế bởi hệ thống VoIP (xem Điều 11.10).

A.9. Hội tụ IP

A.9.1. Nền tảng

Vì hội tụ IP (dữ liệu âm thanh và video) đang ngày càng nổi tiếng, những vấn đề an ninh vẫn cần được nhìn nhận và đưa ra. Mặc dù thiết lập điện thoại hiện tại yêu cầu kiểm soát an ninh để ngăn chặn gian lận điện thoại và những sự cố an ninh khác, hệ thống này vẫn chưa tích hợp mang dữ liệu doanh nghiệp và không là mục tiêu của những rủi ro như với mạng dữ liệu IP. Với tập hợp các dữ liệu và âm thanh, kiểm soát an ninh cần phải được thiết lập để giảm thiểu rủi ro liên quan tới những cuộc tấn công.

Một ứng dụng VoIP thường bao gồm phần mềm độc quyền được lưu trữ trên phần cứng và hệ thống hoạt động mở hay thương mại. Số lượng các máy chủ phụ thuộc vào thiết lập của bên cung cấp cũng như khai thác thực tiễn. Những thành phần này kết nối qua IP qua Ethernet và được kết nối với nhau qua bộ chuyển đổi và/hay điều hướng.

A.9.2. Rủi ro an ninh

Lĩnh vực chính của các rủi ro an ninh có thể tương ứng với các tấn công dựa trên IP trên cơ sở phần mềm cụ thể của bên cung cấp và nền tảng hệ điều hành kiểm soát ứng dụng VoIP. Các rủi ro an ninh liên quan tới các bộ phận VoIP bao gồm các tương tác với các tấn công trên thiết bị và các ứng dụng vào mạng, và có thể cho phép hay tạo điều kiện bởi những yếu điểm trong thiết kế hay thiết lập giải pháp VoIP. Những rủi ro an ninh chính liên quan tới tập hợp IP bao gồm những rủi ro tương ứng với:

-QoS - không có QoS tổng thể, có thể thất thoát về chất lượng hay gián đoạn cuộc gọi do mất gói dịch vụ và các trì hoãn không mong muốn qua mạng,

- Sự không khả dụng của dịch vụ do tấn công DoS hay thay đổi bảng điều hướng,

- Sự hoàn chỉnh và khả dụng có thể bị ảnh hưởng bởi mã độc (gồm cả vi-rút) mà có thể quản lý để xâm nhập vào mạng thông qua hệ thống VoIP không an toàn, có thể làm giảm cấp độ hay gây mất mát dịch vụ và có thể lan tràn tới máy chủ trong mạng, dẫn đến hỏng dữ liệu lưu trữ,

- Thư rác qua điện thoại IP (SPIT)

- Phần mềm điện thoại trong máy nhân viên là một rủi ro đáng kể bởi có thể có điểm vào cho mã độc (gồm cả vi-rút) và xâm nhập,

- Hệ thống quản lý VoIP và máy chủ VoIP cũng có rủi ro nếu không được bảo vệ sau tường lửa,

- An ninh mạng dữ liệu có thể bị giảm cấp do nhiều cổng bị mở trên tường lửa để hỗ trợ VoIP. Một kỳ VoIP có hàng loạt các giao thức và cổng tương ứng. H.323 sử dụng một loạt các giao thức cho tín hiệu và cả H.323 và SIP sử dụng RTP. Kết quả là một kỳ H.323 có thể sử dụng lên tới 11 cổng khác nhau,

- Gian lận là một vấn đề chính đối với điện thoại rủi ro có thể tạo ra nếu an ninh không được đề ra khi VoIP được sử dụng. Tin tặc có thể truy cập trái phép vào dịch vụ VoIP thông qua việc giả mạo, tấn công lặp lại hay cướp kết nối. Gian lận cuộc gọi hay các cuộc gọi trái phép tới những số cao cấp có thể gây ra mất mát đáng kể,

- Vi phạm bảo mật có thể xảy ra thông qua sự ngăn cản kết nối, như người điều đình, là khả thi trong mạng bởi những cán bộ, nhân vien khác có thể truy cập vào mạng,

- Nghe lén các cuộc gọi thoại,

- Bởi điện thoại IP yêu cầu nguồn điện để hoạt động, mạng điện thoại không thể hoạt động được trong trường hợp lỗi nguồn,

- Có nhiều khả năng lỗi xảy ra ở cả dịch vụ dữ liệu và âm thanh do sử dụng những thành phần thông dụng (như mạng LAN).

A.9.3. Kiểm soát an ninh

Số lượng kiểm soát an ninh kỹ thuật quản lý các rủi ro từ các mối nguy hại xác định tới tập hợp IP mà bao gồm:

- Cơ sở QoS phải được thiết lập trong một mạng tập hợp, nếu không chất lượng âm thanh có thể chịu ảnh hưởng. Truyền tải dịch vụ mạng, và nơi có thể các liên kết IP phải được truyền tải tới một trang qua cáp quang để đảm bảo nhiễu loạn (ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh) được giảm thiểu,

- Tất cả các máy chủ VoIP phải được cấu hình với bảo vệ khỏi phần mềm độc hại,

- Máy tính cá nhân hỗ trợ điện thoại phải khít với tường lửa nhân viên và phần mềm kiểm tra chống mã độc (gồm cả chống vi-rút) phải được cập nhật thường xuyên,

- Máy chủ VoIP hệ thống quản lý VoIP phải được bảo vệ sau tường lửa để bảo vệ chúng khỏi tấn công,

- Sử dụng mạng VLAN cho mỗi dịch vụ và mã hóa cho các dòng dữ liệu khác nhau,

- Nhà thiết kế phải đảm bảo chỉ một phần nhỏ các cổng mở trên tường lửa để hỗ trợ dịch vụ VoIP,

- Chống lại gian lận cuộc gọi, chống giả mạo, chống lặp lại tấn công cần phải thiết lập để tránh nhiễu loạn kết nối,

- Tất cả truy cập vào máy chủ quản lý cần phải được xác thực,

- IDS phải được xem xét với các máy chủ hỗ trợ VoIP,

- Mã hóa dữ liệu ráp nối phải được cân nhắc ở nơi các thông tin nhạy cảm được thảo luận qua mạng VoIP,

- Điện thoại IP phải được nối nguồn bởi chuyển đổi hỗ trợ bằng các UPS,

- Có thể cần cung cấp một dịch vụ thoại quy ước mà có nguồn điện riêng cho trường hợp khẩn cấp.

A.10. Máy chủ web

A.10.1. Nền tảng

Dịch vụ máy chủ web được cung cấp bởi rất nhiều các bên cung cấp dịch vụ mạng dưới dạng một dịch vụ tiêu chuẩn hóa, thường bao gồm các cơ sở dữ liệu để xử lý dữ liệu kéo dài cũng như một môi trường chạy ứng dụng cơ bản. Mặc dù hầu hết các thành phần cần để thiết lập và cung cấp máy chủ web ngoài phạm vi tiêu chuẩn này (như máy chủ web hoặc phần mềm cơ sở dữ liệu), một vài nhận xét về toàn bộ dịch vụ được ghi nhận ở đây bởi nhiều người nhìn nhận máy chủ web như một phần không thể thiếu của mạng lưới cung cấp.

Các site máy chủ web gặp rủi ro từ rất nhiều mối đe dọa, cụ thể là ở nơi chúng được kết nối với Internet, như khi các tổ chức nổi bật có bị tấn công từ một nhóm ngoài lề. Do đó, việc xác định những mối nguy tiềm ẩn là rất quan trọng, và tất cả các yếu điểm có thể bị khai thác bởi các mối nguy hại đó cần thiết được giải quyết. Điều đó được thực hiện tốt nhất thông qua thiết kế loại bỏ nhược điểm. Bằng cách nhận định những vấn đề theo những hướng dẫn đã cung cấp, điều đó là khả thi khi thiết kế một website an toàn, tin cậy và có ít khả năng bị xóa sổ.

A.10.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh liên quan đến máy chủ web bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Truy cập bởi một kẻ tấn công vào ứng dụng và dữ liệu với vi phạm riêng lẻ bảo mật thông số,

- Tiếp xúc với những lỗ hổng trong các thành phần hạ tầng cơ sở,

- Đa dạng các điểm lỗi riêng lẻ,

- Thất thoát dịch vụ do các lỗi phần cứng,

- Mất khả năng thực hiện dịch vụ bảo trì hệ thống,

- Truy cập không dự định từ người dùng công cộng vào những vùng lưu trữ dữ liệu,

- Các tấn công chống lại tính toàn vẹn (như xóa sổ website hay lưu trữ nội dung trái phép),

- Phần mềm độc hại bị tải lên hệ thống,

- Thỏa hiệp của webstie sử dụng các tính năng chuyển đổi,

- Mất khả năng sao lưu dữ liệu mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động website,

- Công bố thông tin trái phép về kế hoạch nhận IP làm thúc đẩy tấn công trên website,

- Khai thác các kết nối giữa trạm quản lý và website,

- Tấn công chưa được khám phá,

- Khó khăn trong phát hiện xâm nhập giữa các thiết bị,

- Mất khả năng đạt được những yêu cầu về mức độ thỏa thuận dịch vụ,

- Mất khả năng duy trì sự liên tục của dịch vụ,

- Sử dụng trái phép các dịch vụ web, bao gồm vi phạm chính sách của tổ chức (như sử dụng máy chủ cho lợi ích riêng) và không tuân theo quy định và luật pháp (như lưu trữ các chất liệu vi phạm bản quyền hay lưu trữ nội dung khiêu dâm trẻ em).

A.10.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh quản lý các rủi ro liên quan tới những mối nguy hại xác định đối với website bao gồm:

- Cung cấp phân vùng và bảo mật chiều sâu để giảm thiểu ảnh hưởng của một tấn công thành công,

- Đặc trưng của các loại tường lửa khác nhau để chống lại những yêu điểm khả dĩ của tường lửa (thông tin thêm về tường lửa được cung cấp ở Điều A.6 và ISO/IEC 27033-4),

- Khả năng phục hồi; thiết kế phải được kiểm tra những điểm lỗi riêng tiềm ẩn và những lỗi này phải bị xóa bỏ,

- Chia sẻ dự phòng lỗi/tải để bảo vệ khỏi lỗi thiết bị,

- Chia lớp những nơi yêu cầu tính khả dụng cao trong một môi trường 24x7,

- Dịch vụ ủy quyền để giảm thiểu truy cập vào webstie và cho phép đăng nhập cấp độ cao,

- Kiểm tra tính toàn vẹn thường xuyên với những thay đổi dữ liệu trái phép,

- Quản lý chống mã độc (gồm cả chống vi-rút) trong tải lên để tránh nhập vào mã độc,

- Chuyển đổi hai lớp thường được sử dụng trong thiết kế website. Chuyển đổi ba lớp không phải sử dụng trừ khi đó là yêu cầu của doanh nghiệp liên quan, như về chia sẻ tải lên. Hơn nữa, chuyển đổi vật lý tương tự nhau cũng không phải sử dụng trên mặt của tường lửa. Các điểm kiểm tra phải được tích hợp trong thiết kế trang,

- Các mạng VLAN được tách riêng bởi tính năng để cho phép IDS có thể chỉnh lượng dễ dàng hơn khi một tập giao thức giảm trên bất kỳ mạng VLAN nào. Hơn nữa, việc thiết lập một mạng VLAN dự phòng sẽ cho phép các dự phòng được vận hành ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần phục hồi hoạt động của cả trang,

- Cũng tương tự như hoạt động doanh nghiệp, kế hoạch xác định IP để giảm thiểu số lượng các địa chỉ công cộng tới một mức nhỏ nhất, với kế hoạch xác định IP mang hiểu biết ở mức tin tưởng nghiêm ngặt nhất về việc có thể bị sử dụng để mở một cuộc tấn công trên website,

- Khi các liên kết quản lý được kết nối qua mạng công cộng, chúng phải được mã hóa (xem ISO/IEC 27033-4 để biết thông tin thêm về truy cập từ xa). Chúng bao gồm ít nhất những cảnh báo/các bẫy SNMP trên các kết nối cổng kiểm soát,

- Tất cả các bản ghi giao dịch và sự kiện từ mỗi thiết bị được sao chép tới một máy chủ nhật ký, và sau đó được sao chép tới một phương tiện lưu trữ như một CD,

- Dịch vụ đồng bộ thời gian được thiết lập như trọng tâm để phân tích truy cập không xác thực và theo sau các dấu vết thông qua tài liệu đăng nhập. Nó yêu cầu thời gian của tất cả các tài liệu đăng nhập, và do đó máy chủ được đồng bộ để thêm/bớt 1 giây hay ít hơn (ở đây, NTP là phù hợp; thông tin thêm xem TCVN ISO/IEC 27002, Điều 10.6).

- Thiết bị mạng LAN được cấu hình để kiểm soát những thay đổi không quản lý được với các địa chỉ MAC,

- Dịch vụ sao lưu tập trung, được ưa thích bởi nó dễ thực hiện theo yêu cầu hơn,

- Với các website cần thiết, trong hầu hết các trường hợp để vận hành được 24 giờ mỗi ngày, nó yêu cầu phần cứng có thể chịu đựng được môi trường. Hạ tầng máy chủ trên một website phải được xác định để hỗ trợ hoạt động "24x7". Hệ thống hỗ trợ hoạt động phải được củng cố và tất cả các máy chủ và các thiết bị khác theo đó phải trải qua các đợt kiểm tra để đảm bảo mọi thiết bị đều được củng cố toàn diện,

- Phần mềm ứng dụng bền vững được thực hiện khi mã về cấu trúc đã được kiểm tra là hợp lý và sử dụng phần mềm xác thực đã được thông qua.

Cũng phải chú thích rằng các vấn đề quản lý sự liên tục của doanh nghiệp thường không được xem xét một cách toàn diện trong khi thiết kế một website. Các hoạt động quản lý sự liên tục của doanh nghiệp phải được triển khai phù hợp với các website.

A.11. Thư điện tử Internet

A.11.1 Nền tảng

Sự mở rộng các dịch vụ mạng Internet cho cộng đồng/tổ chức dựa trên những yêu cầu hợp pháp của doanh nghiệp dẫn đến hàng loạt hiểm họa được sử dụng để khai thác các hệ thống lỗi. Do đó, thư điện tử Internet có thể chịu rủi ro từ rất nhiều hiểm họa, và mục tiêu để thiết kế và thực hiện một giải pháp là an toàn và đáng tin cậy. Hình A.1 trình bày một ví dụ giải pháp tiềm năng cho thư điện tử Internet.

Hình A.1 - Ví dụ giải pháp thư điện tử Internet

Các hệ thống điện tử Internet (SMTP) là tương đối đơn giản để thực hiện trong một cấu trúc an ninh kỹ thuật mạng bởi chúng chỉ phải kiểm tra và chuyển tiếp thư đã nhận.Thông tin được thu thập bao gồm:

- Số lượng tin nhắn mong đợi mỗi ngày theo mỗi chiều,

- Loại tin nhắn và nội dung từng tin nhắn được phép,

- Số lượng và kích cỡ các tin nhắn trong ngày theo mỗi chiều,

- Kích cỡ trung bình và lớn các tin nhắn được phép,

- Các chi tiết của hệ thống thư nội bộ,

- Các chi tiết của việc phản hồi thư nội bộ mà sẽ kết nối với thư phản hồi được xác định trong cấu trúc an ninh kỹ thuật,

- Các chi tiết của các hệ thống thư bên ngoài (bất kỳ thư phản hồi nào trên Internet hay có thể là một máy chủ thư đặc trưng được bên cung cấp dịch vụ quản lý),

- Chi tiết các yêu cầu thẩm quyền máy chủ thư cho các kết nối nội bộ và tới các kết nối thư trên Internet,

- Chi tiết của cơ sở WINS/DNS nội bộ,

- Chi tiết của cơ sở DNS cho Internet,

- Những truy cập, nếu phù hợp, tới nhóm thông tin được yêu cầu và nếu có bất kỳ hạn chế nào ở nhóm thông tin có thể được truy cập,

- Sự đồng bộ thời gian thư/máy chủ sẽ được yêu cầu hay không từ mạng Internet,

- Có hay không nhiều hơn một tuyến trên Internet,

- Những yêu cầu về quét mã độc (gồm cả vi-rút).

A.11.2. Rủi ro an ninh

Rủi ro an ninh liên quan đến thư điện tử Internet bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Xâm nhập bất hợp pháp vào trong mạng của một tổ chức/cộng đồng. Nỗ lực truy cập trái phép, bao gồm cả việc xác định không nhân viên hóa, có thể chiếm 24 giờ mỗi ngày, đang trở phải phức tạp và năng động hơn, và có thể độc hại như việc chủ trì tấn công DoS, bỏ qua nguồn tài nguyên hay lấy những thông tin có giá trị,

- Tải lên mã độc mà có thể bao gồm sự xuất hiện của một Trojan thu thập thông tin như mật khẩu và gửi chúng tới một khu vực ở xa hoặc cơ sở làm việc quá tầm kiểm soát của thiết bị từ xa. Vì vậy, phải chú ý tới những mối nguy hại pha trộn gần đây mà mã độc chứa một lượng nhất định,

- Tải lên thư rác (thư rác là một mối nguy đáng kể với dịch vụ điện tử-nó có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động thư thông qua tiêu tốn tài nguyên mạng để điều hướng thư rác và cả tài nguyên hệ thống cho các cổng thư có thể bị sử dụng để lan truyền phần mềm độc hại),

- Sự phân hóa thư rác (nếu một máy chủ thư được cấu hình để cho phép phân hóa thư nặc danh, do những người gửi thư rác để phát tán thư rác thông qua mạng Internet dưới danh nghĩa tổ chức sở hữu máy chủ thư),

- Giả mạo thư điện tử (điều này dễ dàng mạo danh nhận dạng của bất kỳ người dùng nào để giả làm ai đó gửi thư điện tử),

- Giả mạo nội dung,

- Nội dung không được kiểm soát khiến cho các tổ chức không có kiến thức về bảo mật thông tin, đưa tới những hạn chế pháp lý và mất mát tiềm ẩn trong quyền sở hữu trí tuệ

- Tấn công DoS trực diện vào hệ thống thư điện tử,

- Tấn công DoS phân tán với hàng ngàn thư điện thử được gửi từ nhiều khu vực nhằm gây quá tải cho máy chủ thư.

A.11.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh thư điện tử Internet bao gồm:

- Các tường lửa được sử dụng với mức độ đảm bảo và các quy định tương ứng với các rủi ro truy cập. Với hầu hết các mục đích an ninh, quy định tường lửa ban đầu phải có để từ chối các giao dịch đi qua tường lửa. Với thư điện thử, một máy chủ thư gửi dữ liệu ra ngoài mạng Internet và nhận dữ liệu liên tục từ mạng Internet là điều thường thấy. Ở đó, quy định tường lửa được thiết lập để cho phép gửi hai chiều của dữ liệu thư điện tử. Như đã đề cập trước đó, việc có hai tường lửa trong chuỗi được xây dựng từ các khía cạnh khác nhau hay có hệ thống hoạt động khác nhau là khuyến khích,

- Lọc và hỗ trợ khả năng ghi nhật ký thông qua dịch vụ đồng bộ thời gian toàn diện qua các thiết bị hạ tầng, tường lửa và máy chủ. Việc đồng bộ hóa thời gian phải được xác định trong thiết kế với mô tả về đồng hồ chuyên biệt và một kế hoạch phân cấp cho các máy chủ và (các) mạng. Đồng hồ chủ thường xuyên được đồng bộ thông qua dịch vụ dẫn hướng vệ tinh toàn cầu (GPS) hay một dịch vụ thời gian tần số vô tuyến,

- Hệ thống chuyển thư của mạng Internet (SMTP) được thiết lập để đáp ứng đầy đủ các tác vụ liên quan đến bảo mật, bao gồm cung cấp các giao diện của các tổ chức/cộng đồng từ mạng Internet, việc truyền thư từ mạng tới máy chủ thư nội bộ và ngược lại, sự ngăn chặn phản hồi thư từ mạng Internet tới địa chỉ khác trên mạng, và bảo đảm rằng thư và các phần kèm theo là không có mã độc theo bất kỳ hướng nào,

- Với bất kỳ thư đến nào, như một kết quả của việc tìm kiếm trên máy chủ DNS của mạng Internet, các tin nhắn trực tiếp tới địa chỉ tường lửa của tổ chức và khi nhận được từ mạng Internet được kiểm tra bởi bộ định tuyến bên ngoài với một vùng địa chỉ nguồn bên ngoài không gian địa chỉ nội bộ trước khi truyền tới tường lửa. Tại tường lửa, tin nhắn phải được kiểm tra cho một vùng địa chỉ bên ngoài không gian địa chỉ nội bộ và địa chỉ đích của máy chủ thư (tất nhiên rằng đó là một thư điện tử) và sau đó truyền tới máy chủ thư SMTP. Tại máy chủ thư SMTP, tin nhắn phải được kiểm tra xem nó có từ mạng Internet truyền tới hay không và rằng địa chỉ đích cho một địa chỉ nội bộ, và sau đó được truyền tới máy chủ mã chống độc để kiểm tra vi-rút và bất kỳ nội dung độc hại nào. Cuối cùng, nó phải được gửi đến máy chủ thư nội bộ để phân tán thông qua hệ thống thư nội bộ. Bất kỳ tin nhắn nào nhận được với địa chỉ không đúng phải bị từ chối và một mục được thêm vào nhật ký đăng nhập. Bất kỳ tin nhắn bị vi-rút hay có nội dung độc hại phải bị cách ly và thông báo tới người hay nhóm phù hợp,

- Với bất kỳ thư gửi đi nào, các tin nhắn qua Internet phải được gửi từ máy chủ thư nội bộ trước tiên tới máy chủ mã chống độc bên ngoài để kiểm tra vi-rút và bất kỳ nội dung độc hại nào khác trước khi được gửi tới máy chủ thư SMTP bên ngoài cho việc truyền tới Internet. Máy chủ thư SMTP bên ngoài phải kiểm tra địa chỉ bên ngoài không gian địa chỉ nội bộ và không phải là đích đến cho bất kỳ định tuyến thư nào khác, và sau đó chuyển tiếp tin nhắn tới mạng Internet,

- Chưa lựa một hay hai tùy chọn của máy chủ thư SMTP bên ngoài để gửi tin nhắn tới một máy chủ thư IP đơn lẻ để định tuyến trở lên hay bất kỳ địa chỉ thư có hiệu lực trên máy chủ thư. Tùy chọn đầu tiên phải phần lớn an toàn bởi nó có nghĩa là ISP (có lẽ là chuyên gia thư điện tử) chịu trách nhiệm trong việc tổ chức và hỗ trợ chuyển tiếp thư, nhưng có thể đưa ra những chậm trễ trong truyền tải thư. Tùy chọn thứ hai phức tạp hơn và không nảy sinh những chậm trễ do chuyển tiếp ISP nhưng có thể ít an toàn hơn nếu không được quản lý một cách bài bản và tổ chức/cộng đồng phải hỗ trợ thư tới nhiều máy chủ thư và chạy những rủi ro bị từ chối nếu chậm trễ thư không được nhận biết bởi máy chủ từ xa, mặc dù điều đó có thể được giải quyết bằng các thủ tục xác thực giữa các máy chủ tương ứng. Tùy chọn nào được chọn phụ thuộc vào các ưu điểm kỹ thuật của giải pháp và mức độ chuyên môn của những giải pháp sẽ hỗ trợ hệ thống thư điện tử,

- Các thông số điều kiện truy cập được thiết lập dựa trên cơ sở quy định đặc quyền tối thiểu nhất,

- Máy chủ thư điện tử cấu hình để khóa hay gỡ bỏ các thư điện tử chứa các phần đính kèm tệp tin mà được sử dụng chủ yếu chỉ lan truyền mã độc như tệp tin .vbs, .bat, .exe, .pif và .scr,

- Các máy tính bị ảnh hưởng sẽ được gỡ bỏ nhanh khỏi mạng để chống sự thỏa hiệp, phân tích pháp lý được thực hiện và phục hồi sử dụng những phương tiện truyền thông đáng tin cậy,

- Nhân viên được đào tạo để không mở các phần mềm đính kèm, trừ khi họ muốn chúng, và không chạy phần mềm tải về thông qua Internet trừ khi nó đã được quét mã độc,

- ACL được sử dụng ở các bộ điều hướng. Bộ điều hướng ACL nêu cách xử lý một gói IP tới với những hành động cụ thể gồm chuyển tiếp, đăng nhập và bỏ (hay từ chối). Kết hợp với chính sách điều hướng mặc định phù hợp (như từ chối tất cả), nó có thể xác định một bộ quy định với điều hướng mà hỗ trợ phần lớn trong duy trì bảo mật mạng nằm dưới,

- Chính sách chống giả mạo được cho phép. Giả mạo thường đề cập đến trường hợp khi địa chỉ nguồn của thư xuất phát từ ai đó hay nơi nào đó mà không phải từ người tạo ra. Những phương pháp chống giả mạo hoạt động ở dạng không tiếp nhận thư từ Internet nếu nó được xác nhận là đến từ nội bộ tổ chức và ngược lại (Để biết thêm thông tin xem mục RFC2827, Bộ lọc xâm nhập mạng: Từ chối tiêu diệt của dịch vụ),

- Các chính sách thư điện tử được cho phép. Một máy chủ proxy là một máy chủ hoạt động như một trung gian giữa người dùng MÁY TÍNH CÁ NHÂN. Máy trạm và Internet mà doanh nghiệp đảm bảo an ninh, kiểm soát quản trị và dịch vụ bộ nhớ đệm. Bảo mật được thực thi như sau:

- Quét dữ liệu của mẫu đã biết (như kiểm tra các từ nhạy cảm để tuân thủ bảo đảm),

- Dịch giữa địa chỉ nội bộ và bên ngoài,

- Tạo một bản ghi của các yêu cầu và người yêu cầu,

- Các cơ sở chống mã độc dựa trên các proxy.

Các máy chủ proxy cũng có thể kiểm tra nội dung độc hại một cách đơn giản qua xử lý đề nghị. Nếu yêu cầu là độc hại, dễ có khả năng chính máy chủ proxy sẽ bị hỏng. Khi các proxy được thiết lập chủ yếu trong DMZ - một khu bán tin cậy, động thái này vận hành như một "xung" để bảo vệ người yêu cầu hay máy chủ thật.

- Các kiểm soát chống mã độc được thiết lập trong các proxy thư điện tử. Một khi các hệ thống thông tin được trình bày miễn nhiễm với những mã độc (gồm cả vi-rút), định tuyến duy nhất cho mã độc được cung cấp thông qua sự cung cấp dữ liệu (hay chương trình). Do đó, các cơ sở thư điện tử là những ứng viên chính cho việc truyền mã độc và thể hiện các điểm cơ bản cho việc thiết lập kiểm soát mã chống độc. Các kiểm soát chính gồm những thiết bị để kiểm soát những tệp tin đáng nghi (như bởi kiểu nội dung) và giám sát các địa chỉ thư điện tử được yêu cầu khỏi một danh sách đen. Hơn thế nữa, để giải quyết những hiểm họa gần đây khi mã độc chứa trọng tải, khóa những đính kèm nhất định chứa mã thực thi cần được xem xét.

Công nghệ chống thư rác được khai thác và người dùng được đào tạo về việc bảo vệ địa chỉ thư điện tử của họ khi truy cập các trang.

- Việc chống chậm trễ được thiết lập trên các máy chủ thư điện tử và bộ dò DNO ngược. Một trong nhiều cách thức khả thi mà máy chủ thư có thể khai thác từ mạng Internet để gửi một tin nhắn mà đích đến thực tế là một bên thứ ba. Nếu máy chủ thư chấp nhận tin nhắn, nó sẽ chuyển tiếp tới bên thứ ba một cách rõ ràng từ tổ chức/cộng đồng thay vì người khởi tạo. Thuật toán này có thể được sử dụng bởi những người gửi thư rác hay để lấn át mạng của bên thứ ba qua tấn công DoS. Các kiểm soát chống chậm trễ dò tìm nếu một thư điện tử đến là cho một tổ chức/cộng đồng. Nếu không phải, thư bị ghi lại (hay kiểm dịch) và máy chủ thư sẽ bị ngưng hoạt động,

- Các cảnh báo và các bẫy SNMP phiên bản 3 được cho phép. SNMP có thể được sử dụng để kiểm soát từ xa một thiết bị mạng, và để thiết bị gửi các tin nhắn (hay các "bẫy") để nhắc nhở một trạm giám sát các điều kiện ở thiết bị đó. Giao thức này tương đối không an toàn và có xu hướng không được sử dụng với mục đích kiểm soát thiết bị. Tuy nhiên, các bẫy SNM sử dụng rộng rãi để truyền dẫn thông qua mạng để nhắc nhở một vùng trung tâm xác suất hay các điều kiện lỗi,

- Quản lý nhật ký được thiết lập. Tất cả các đăng nhập liên quan đến thư điện tử phải được ghi lại vào máy chủ nhật ký, và được kiểm tra hàng ngày những hoạt động không bình thường. Nó bao gồm những đăng nhập từ tường lửa và máy chủ thư SNMP. Đăng nhập phải được kiểm tra sử dụng tương quan chất lượng sự kiện và công cụ phân tích,

- Quản lý tường lửa "ngoài luồng" (OOB) được lập. Nó chỉ hoạt động qua sử dụng những mạng khác nhau cho dữ liệu và quản lý để đảm bảo nó không khả thi để người tấn công kết nối với thiết bị mục tiêu của họ (ví dụ như tường lửa). Rất nhiều cơ chế tồn tại để thực hiện quản lý OOB,

- Quản lý chỉ qua truy cập vật lý,

- Mạng quản lý riêng biệt,

- Việc sử dụng các mạng VLAN để tạo ra các kênh riêng biệt qua mạng dữ liệu, cho phép dữ liệu và giao dịch được tách riêng.

Những quản lý khác được thực hiện qua truy cập vật lý.

A.12. Truy cập định tuyến tới các tổ chức bên thứ ba

A.12.1. Nền tảng

Các kết nối bên thứ ba đang trên đà tăng trưởng do các tổ chức tiến tới hoạt động mang tính hợp tác hơn, yêu cầu một kết nối trực tiếp và các thiết bị cổng vào giữa các tổ chức. Hình A.2 trình diễn một ví dụ giải pháp an ninh kỹ thuật cho truy cập định tuyến cho các tổ chức bên thứ ba.

Truy cập định tuyến tới các tổ chức có thể được tạo ra thông qua một kênh chính thức hoặc các công nghệ của mạng WAN và được đòi hỏi với nhiều lý do như truy cập có thể yêu cầu các ứng dụng cơ sở dữ liệu theo hướng đồng thời mà trong trường hợp hướng nào, mã không xác thực cũng có thể được đưa ra hay truy cập trái phép có thể được mưu tính bởi người dùng trong mạng này hay mạng khác. Thông tin được thu thập phải bao gồm:

- Các ứng dụng có thể hỗ trợ qua liên kết định tuyến,

- Các chi tiết của máy chủ kết nối với nơi chúng được đặt,

- Các chi tiết của máy tính cá nhân người sử dụng và nơi chúng được đặt,

- Các chi tiết của bộ định tuyến bên thứ ba, nếu có (gồm địa chỉ IP, phương pháp xác thực như các chứng thực số, bí mật được chia sẻ, RADIUS, TACACS+),

- Loại kết nối các truyền dẫn và tốc độ như VPN qua mạng mạch chính, độ trễ khung, liên kết đường dây cá nhân, quay số và ISDN.

Cũng là hợp lý vì với mỗi truy cập bên thứ ba, một văn bản cấu hình được đưa ra, nếu nó chưa tồn tại, bao gồm tổng quan yêu cầu, một mô hình mạng, thông tin cấu hình và chi tiết địa chỉ IP và xác thực.

Hình A.2 - Ví dụ truy cập định tuyến cho giải pháp các tổ chức bên thứ ba

(Khi đề cập đến truy cập định tuyến cho tổ chức bên thứ ba thì đó là hợp lý để nhắc đến ISO/IEC TR14516:1999 - Các hướng dẫn sử dụng và quản lý các dịch vụ bên thứ ba đáng tin cậy)

A.12.2. Rủi ro an ninh

Các rủi ro an ninh chính liên quan đến truy cập định tuyến cho các tổ chức bên thứ ba, về cơ bản là tương ứng với thực tế là bất kỳ bên thứ ba nào cũng là một máy chủ an ninh riêng biệt với các chính sách của chính nó - và có thể không an toàn như tổ chức của bạn. Do đó, các rủi ro an ninh chính liên quan tới truy cập định tuyến vào các tổ chức bên thứ ba bao gồm những rủi ro tương ứng với:

- Truy cập trái phép vào mạng và các hệ thống và thông tin liên quan,

- Sự nhập vào các mã độc thông qua cổng tưởng như đáng tin cậy,

- Tấn công DoS qua bên thứ ba,

- Niềm tin rằng mạng bên thứ ba cung cấp một mức độ an ninh cao hơn so với mạng Internet.

A.12.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh truy cập định tuyến đối với các tổ chức bên thứ ba có thể bao gồm:

- Tất cả các kết nối bên thứ ba bị cô lập bởi một tường lửa riêng biệt được sử dụng cho mạng Internet và các lớp khác của kết nối bên ngoài,

- Phần mềm chống mã độc gồm cách thức làm việc với tường lửa để kiểm tra mã ActiveX và Java (như đề cập trước đó, mã này không được nhận dạng bởi phần mềm mã chống độc thông thường (gồm cả chống vi-rút) như một vi-rút và tương tự không thể bị phát hiện và kiểm tra để xem nó có hiệu lực hay không),

- Thẻ hay cạc dựa trên xác thực bền vững theo cách thức mà các chứng thực số trên thiết bị bỏ túi chính hay thẻ thông minh hay bởi hai thẻ với phần xác thực,

- Nếu các kết nối thông qua truy cập định tuyến ISDN, CLID được sử dụng như một phương thức xác thực bổ sung,

- Các bộ định tuyến, gồm các điểm cuối ở xa của kết nối được xác thực thông qua một máy chủ xác thực bổ sung,

- Các bộ định tuyến, gồm các điểm cuối ở xa của kết nối được xác thực thông qua một máy chủ xác thực như TACACS+. Tuy nhiên, nếu không có sự thỏa thuận đạt được với phương pháp xác thực của bên thứ ba này thì các bí mật được chia sẻ có thể được sử dụng khi một thiết lập nhỏ mà chính là sự chuyển đổi mật khẩu. Với một lượng lớn các kết nối, các chứng thực số phải được sử dụng như các thay đổi thông thường,

- Bộ định tuyến bên thứ ba sử dụng cùng cách thức xác thực như các chứng thực số, bí mật được chia sẻ, RADIUS, TACACS+,

- Các bộ định tuyến cho hai điểm cuối của liên kết giữ an ninh vật lý,

- Tất cả các kết nối bên thứ ba bao phủ bởi một điều kiện cho văn bản kết nối an ninh mà được ký bởi mỗi tổ chức bên thứ ba trước khi bất kỳ kết nối nào được cho phép,

- cân nhắc về việc sử dụng IDS/IPS,

- Nhật ký và kế toán được triển khai,

- Với mỗi truy cập bên thứ ba, một tài liệu cấu hình cung cấp và thỏa thuận gồm một tổng quan yêu cầu, một mô hình mạng, thông tin cấu hình và các chi tiết địa chỉ IP và phương thức xác thực.

A.13. Trung tâm dữ liệu mạng Intranet

A.13.1. Nền tảng

Trung tâm dữ liệu mạng Intranet chứa hầu hết các ứng dụng và thông tin quan trọng của tổ chức. Trung tâm dữ liệu phải là một phần quan trọng của một hạ tầng của tổ chức và có các quan hệ đơn nhất dựa trên các khía cạnh khác nhau của mạng bao phủ các phần khác của phần phụ lục này. Mặc dù bộ lưu trữ (các SAN) và máy chủ riêng lẻ trong trung tâm dữ liệu nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn này (như củng cố trình duyệt hay cơ sở dữ liệu), một số những xem xét về an ninh tổng thể của trung tâm dữ liệu vẫn được nêu ra ở đây.

Các mối đe dọa mà các nhà quản trị an ninh công nghệ thông tin phải đối mặt ngày nay đã phát triển từ những nỗ lực tương đối bình thường để phá hoại mạng tới những tấn công phức tạp nhằm mục tiêu lợi nhuận và đánh cắp dữ liệu doanh nghiệp nhạy cảm. Việc thiết lập cơ sở an ninh trung tâm dữ liệu vững chắc để bảo vệ các ứng dụng nghiệp vụ và dữ liệu nhạy cảm là nền tảng bảo toàn mạng doanh nghiệp.

Bởi vì trách nhiệm chính của an ninh trung tâm dữ liệu là duy trì tính khả dụng của dịch vụ, cách thức mà an ninh mạng ảnh hưởng tới dòng giao dịch, khả năng mở rộng và các lỗi cần phải được xem xét một cách kỹ càng.

A.13.2. Rủi ro an ninh

Các khía cạnh tấn công đã chuyển dịch cao hơn trong các khối để phá hủy sự bảo vệ mạng và nhắm thẳng vào những ứng dụng. Các cuộc tấn công dựa trên HTTP, XML và SQL là những nỗ lực lớn với hầu hết những kẻ tấn công bởi các giao thức này thường được phép luân chuyển qua mạng doanh nghiệp và thâm nhập vào trung tâm dữ liệu trên mạng Intranet.

Theo đó có một vài khía cạnh nguy hiểm ảnh hưởng tới trung tâm dữ liệu mạng Intranet ví dụ:

- Truy cập trái phép dữ liệu,

- Truy cập trái phép các ứng dụng,

- Truy cập trái phép thiết bị,

- Ngăn chặn các dịch vụ quan trọng qua các tấn công DoS,

- Các tấn công chưa được khám phá ra,

- Mất mát dữ liệu,

- Không có khả năng phục hồi dữ liệu,

- Các tấn công có trọng điểm nhằm thay đổi dữ liệu,

- Đặc quyền leo thang,

- Cài đặt phần mềm mã độc,

- Sử dụng trái phép các dịch vụ vi phạm chính sách tổ chức.

A.13.3. Kiểm soát an ninh

Kiểm soát an ninh kỹ thuật cho các trung tâm dữ liệu bao gồm:

- Các cổng mạng an ninh để kiểm soát truy cập vào trung tâm dữ liệu,

- Sử dụng IPS/IDS trong trung tâm dữ liệu,

- Các kiểm soát chống mã độc trên các lưu trữ,

- Quản lý an ninh các thiết bị hạ tầng cơ sở,

- Các khả năng truy xuất và thu thập được hỗ trợ bởi dịch vụ thời gian đồng bộ toàn phần qua tất cả các thành phần trong trung tâm dữ liệu,

- Một kế hoạch liên tục cho doanh nghiệp với các lỗi,

- Thiết kế linh hoạt,

- Các kiểm soát thường xuyên sự toàn vẹn của các thay đổi dữ liệu bất hợp pháp,

- Mạng VLAN cho các dịch vụ tách rời trong trung tâm dữ liệu để bảo vệ những dịch vụ nhạy cảm hơn,

- Các thiết bị mạng LAN được cấu hình để kiểm soát các thay đổi không thể quản lý với các địa chỉ MAC,

- Sử dụng các giao thức quản lý an ninh.

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

THAM CHIẾU NGANG GIỮA TCVN ISO/IEC 27001 VÀ TCVN ISO/IEC 27002 - CÁC KIỂM SOÁT LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG, VÀ CÁC ĐIỀU TRONG TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1)

Bảng B.1 - Các tham chiếu ngang giữa TCVN ISO/IEC 27001 và TCVN ISO/IEC 27002 Các kiểm soát liên quan đến An ninh mạng, và các điều trong TCVN 9801-1 (ISO/IEC 27033-1)

Các điều của
TCVN ISO/IEC 27001 và TCVN ISO/IEC 27002

Các điều khoản

Các điều của TCVN 9801-1

10.4.1 Các kiểm soát chống lại mã độc

Dò tìm, ngăn chặn và phục hồi các kiểm soát để bảo vệ chống lại mã độc và tương thích các thủ tục cảnh báo người dùng phải được thiết lập

8.7 Sự bảo vệ chống mã độc

10.4.2 Các kiểm soát chống lại mã di động

Khi việc sử dụng mã di động được chứng thực, việc cấu hình phải đảm bảo rằng mã di động đã chứng thực vận hành dựa trên một chính sách an ninh được định nghĩa rõ ràng, và mã di động chưa được chứng thực phải được ngăn chặn khỏi việc vận hành

7.2.2.2 Các kiến trúc, ứng dụng và dịch vụ mạng

10.6.1 Các kiểm soát mạng

Các mạng phải được quản lý và kiểm soát tương đồng, thay vì được bảo vệ khỏi các mối đe dọa, và để duy trì an ninh cho các hệ thống và các ứng dụng sử dụng trong mạng, bao gồm thông tin đã truyền đổi

Xem bên dưới khác TCVN ISO/IEC 27001/27002 điều 10.6.1 IG a tới e

10.6.1 IG a)

Trách nhiệm vận hành cho các mạng phải được phân chia từ các vận hành máy tính mà tương ứng

8.2 Quản lý an ninh mạng

10.6.1 IG b)

Các kiểm soát đặc biệt phải được thiết lập để bảo vệ sự bảo đảm và tin cậy của truyền dữ liệu qua các mạng công cộng hoặc qua các mạng không dây, và để bảo vệ các hệ thống kết nối và các ứng dụng (xem Điều 11.4 và 12.3); các kiểm soát đặc biệt cũng được yêu cầu để duy trì tính sẵn có của các dịch vụ mạng và các máy tính được kết nối

11.7 Các dịch vụ truy cập từ xa (Thông tin chi tiết hơn có thể tìm trong ISO/IEC 27033-5)

10.6.1 IG c)

Các kiểm soát đặc biệt phải được thiết lập để bảo toàn tính chắc chắn và tính toàn vẹn của dữ liệu truyền qua các mạng công cộng hoặc qua các mạng không dây, và để bảo vệ các hệ thống kết nối và ứng dụng (xem Điều 11.4 và 12.3; các kiểm soát đặc biệt cũng có thể được yêu cầu để duy trì tính sẵn có của cả dịch vụ mạng và các máy tính kết nối tới.

Tất cả các kiểm soát trong điều 11. Các chủ đề công nghệ - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

10.6.1 IG d)

Ghi và giám sát tương ứng phải được áp dụng để cho phép ghi các hành động an ninh liên quan

8.5 Bản ghi kiểm tra và giám sát mạng

10.6.1 IG e)

Quản lý các hoạt động phải được đồng thời giữa việc tối ưu dịch vụ cho tổ chức và để đảm bảo rằng các kiểm soát là được áp dụng chắc chắn qua nền tảng xử lý thông tin

8.2 Quản lý an ninh mạng

10.6.2 - Bảo mật dịch vụ mạng

Các tính năng an ninh, các mức độ dịch vụ và các yêu cầu quản lý của tất cả các dịch vụ mạng phải được xác định và bao gồm bất kỳ dịch vụ mạng nào, khi các dịch vụ đó được cung cấp trong nhà hoặc thuê ngoài

8.2 Quản lý của an ninh mạng (và liên quan tới các điều nhỏ của điều 8, và các điều từ 9 đến 11)

10.8.1 Chính sách và thủ tục trao đổi thông tin

Các kiểm soát, thủ tục và chính sách trao đổi nghi thức phải được đúng chỗ để bảo vệ việc trao đổi thông tin qua việc sử dụng tất cả các loại cơ sở kết nối

6.2. Quản lý và lập kế hoạch an ninh mạng

10.8.4 Gửi tin nhắn điện tử

Thông tin bao gồm trong gửi tin nhắn điện tử phải được bảo vệ tương ứng

A.11 Thư điện tử Internet

10.9.1 Thương mại điện tử

Thông tin bao gồm trong thương mại điện tử truyền qua mạng công cộng phải được bảo vệ khỏi các hoạt động lừa đảo, tranh chấp hợp đồng, và sao chép tiết lộ bất hợp pháp hoặc tái tạo

10.4 Các dịch vụ Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp

10.5 Các dịch vụ Doanh nghiệp tới Khách hàng

10.9.2 Trao đổi liên tuyến

Thông tin bao gồm trong các giao dịch trên tuyến phải được bảo vệ để chống lại truyền dẫn không hoàn thiện, điều hướng sai, thay đổi tin nhắn khó xác thực, tiết lộ không xác thực, sao chép bất hợp hóa hoặc tái tạo

10.5 Các dịch vụ Doanh nghiệp tới khách hàng

10.9.3 Công khai thông tin sẵn có

Tính toàn vẹn của thông tin được tạo ra sự sẵn có trên một hệ thống sẵn có công cộng phải được bảo vệ để chống lại sự thay đổi bất hợp pháp

A.10 Máy chủ web

11.4.1 Chính sách xác thực về việc sử dụng các dịch vụ mạng

Người dùng phải cung cấp với truy cập cho các dịch vụ mà họ đã xác thực để dùng

Chính sách an ninh mạng

11.4.2 Xác thực người dùng cho các kết nối bên ngoài

Các phương pháp xác thực tương ứng phải được sử dụng để kiểm soát truy cập bởi người dùng ở xa

8.4 Xác định và Xác thực

11.4.3 Xác định thiết bị trong mạng

Xác định thiết bị tự động phải bao gồm cách thức để các kết nối xác thực từ các khu vực đặc trưng và thiết bị

11.4.5 Phân tán trong các mạng

Các nhóm của các dịch vụ thông tin, người dùng và các hệ thống thông tin cần phải được phân tán trong các mạng

11.4.6 Kiểm soát kết nối mạng

Đối với các mạng chia sẻ, đặc biệt chúng mở rộng qua ranh giới các tổ chức, khả năng của người dùng kết nối tới mạng phải được nghiêm ngặt, với chính sách kiểm soát truy cập và các yêu cầu của ứng dụng doanh nghiệp

11. Chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

11.4.7 Kiểm soát điều hướng mạng

Các kiểm soát điều hướng phải được thiết lập cho các mạng để đảm bảo rằng các kết nối máy tính và các dòng thông tin không sai với chính sách kiểm soát truy cập của các ứng dụng doanh nghiệp

A. 6 Các cổng an ninh

Bảng B.2 - Các tham chiếu ngang giữa các điều trong TCVN 9801-1 và TCVN ISO/IEC 27001 và TCVN ISO/IEC 27002

Các điều của TCVN 9801-1

Các điều khoản

Các điều của
TCVN ISO/IEC 27001 và TCVN ISO/IEC 27002

6

Tổng quan

6.2

Quản lý và lập kế hoạch an ninh mạng

10.8.1 Các thủ tục và chính sách trao đổi thông tin

7

Xác định các rủi ro và việc chuẩn bị để xác định các kiểm soát an ninh

7.2

Thông tin trên mạng hiện tại và/hoặc mạng dự kiến

7.2.1

Các yêu cầu an ninh về chính sách an ninh thông tin doanh nghiệp

7.2.2

Thông tin trong mạng hiện tại/dự kiến

7.2.2.2

Kiến trúc, ứng dụng và dịch vụ mạng

10.4.2 Kiểm soát chống lại mã di động

7.2.2.3

Loại kết nối mạng

7.2.2.4

Đặc tính mạng khác

7.2.2.5

Thông tin khác

7.3

Các rủi ro an ninh thông tin và các vùng kiểm soát tiềm năng

8.2

Quản lý an ninh mạng

10.6.1 Kiểm soát mạng

8.2.2

Các hoạt động quản lý an ninh mạng

8.2.2.2

Chính sách an ninh mạng

5.1 Chính sách an ninh mạng

11.4.1 Chính sách sử dụng dịch vụ mạng

8.2.2.3

Thủ tục vận hành an ninh mạng

8.2.2.4

Kiểm tra tuân thủ an ninh mạng

8.2.2.5

Điều kiện an ninh cho việc kết nối mạng

8.2.2.6

Điều kiện an ninh cho người dùng mạng từ xa

8.2.2.7

Quảnl ý sự cố an ninh mạng

13 Quản lý sự cố an ninh mạng

8.2.3

Vai trò an ninh mạng và trách nhiệm

8.1.1 Vai trò và trách nhiệm

8.2.4

Giám sát mạng

10.10 Giám sát

8.2.5

Đánh giá an ninh mạng

8.3

Quản lý lỗ hổng kỹ thuật

12.6 Quản lý lỗ hổng kỹ thuật

8.4

Xác định và Xác thực

11.4.2 Xác thực người dùng cho các kết nối bên ngoài

11.5.2 Xác định và xác thực người dùng

8.5

Bản ghi kiểm tra và giám sát mạng

10.6.1 Kiểm soát mạng

10.10.1 Bản ghi kiểm tra

8.6

Phát hiện sự cố và phòng ngừa

8.7

Bảo vệ chống lại mã độc

10.4 Bảo vệ chống lại mã độc và di động

8.8

Dịch vụ dựa trên mã hóa

12.3 Kiểm soát mã hóa

8.9

Quản lý kinh doanh liên tục

14 Quản lý kinh doanh liên tục

9

Hướng dẫn thiết kế và triển khai an ninh mạng

9.2

Kiến trúc/thiết kế an ninh kỹ thuật mạng

10

Kịch bản mạng tham chiếu - Các rủi ro, thiết kế, kỹ thuật và các vấn đề kiểm soát

10.2

Dịch vụ truy cập mạng Internet cho nhân viên

10.3

Dịch vụ phối hợp tăng cường

10.4

Dịch vụ doanh nghiệp tới doanh nghiệp

10.9.1 Thương mại điện tử

10.5

Dịch vụ doanh nghiệp tới khách hàng

10.9.1 Thương mại điện tử

10.9.2 Trao đổi trên tuyến

10.6

Dịch vụ thuê ngoài

10.7

Phân đoạn mạng

10.8

Kết nối di động

10.9

Hỗ trợ mạng cho người dùng di chuyển

10.10

Hỗ trợ mạng cho gia đình và các văn phòng nhỏ

11

Chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

10.6.1 Kiểm soát mạng

11.4.6 Kiểm soát kết nối mạng

12

Phát triển và thử nghiệm giải pháp an ninh

13

Vận hành giải pháp an ninh

14

Giám sát và đánh giá thiết lập giải pháp

Phụ lục A

Chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

A.1

Mạng cục bộ

A.2

Mạng vùng rộng

A.3

Mạng không dây

A.4

Mạng vô tuyến

A.5

Mạng dải rộng

A.6

Cổng an ninh

11.4.7 Kiểm soát điều hướng mạng

A.7

Mạng nhân viên ảo

A.8

Mạng thoại

A.9

Hội tụ IP

A.10

Máy chủ web

10.9.3 Công bố thông tin sẵn có

A.11

Thư điện tử Internet

10.8.4 Gửi tin nhắn điện tử

A.12

Truy cập điều hướng cho các tổ chức bên thứ ba

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

VÍ DỤ MẪU TÀI LIỆU SecOPs

1 Giới thiệu

1.1 nền tảng

1.2 Cấu trúc tài liệu

2 Phạm vi

2.1 Lĩnh vực

2.2 Nền tảng kỹ thuật

2.2.1 Môi trường công nghệ thông tin

2.2.2 Kiến trúc mạng

2.2.3 Khu vực 1

2.2.4 Khu vực 2

2.2.5 Khu vực 3

2.2.6 Kết nối bên ngoài

3 Chính sách bảo mật

4 Tổ chức an ninh thông tin

4.1 Giới thiệu

4.2 Cấu trúc quản lý an ninh và các trách nhiệm

4.2.1 Chỉ huy an ninh tổ chức

4.2.2 Phó chỉ huy an ninh tổ chức

4.2.3 Chỉ huy an ninh thông tin tổ chức

4.2.4 Nhóm hỗ trợ công nghệ thông tin (liên quan)

4.2.5 Các quản lý lĩnh vực kinh doanh

4.2.6 Nhân viên

4.2.7 Ban quản lý tổ chức

4.3 Rủi ro an ninh thông tin và báo cáo yếu điểm

4.4 Phân bổ SecOPs

4.5 Đánh giá rủi ro tương ứng với các bên ngoài

4.6 Thỏa thuận truy cập (bên thứ 3) bên ngoài

4.7 Thuê ngoài

5 Quản lý tài sản

5.1 Kiểm kê tài sản

5.2 Chấp nhận sử dụng của thông tin và các tài sản khác

5.3 Phân loại thông tin

6 An ninh tài nguyên con người

6.1 An ninh nhân lực tối thiểu, bao gồm: sự rõ ràng, các yêu cầu

6.2 Thuật ngữ và định nghĩa

6.3 Sự cảnh báo và đào tạo an ninh thông tin

6.4 Xử lý kỷ luật

6.5 Giám sát nhân lực

6.6 Chấm dứt hợp đồng

6.7 Thẻ truy cập an ninh/xuất cảnh

6.8 Truy cập vật lý mạng và hệ thống công nghệ thông tin

7 An ninh môi trường và vật lý

7.1 Thiết lập kiểm soát an ninh môi trường và vật lý

7.2 Vành đai an ninh vật lý

7.3 Kiểm soát đầu vào vật lý

7.4 Làm việc trong các phòng/vùng trọng điểm

7.5 Đặt thiết bị

7.6 Khóa và sự kết hợp

7.7 Cảnh báo phát hiện xâm nhập

7.8 Bảo vệ thiết bị chống trộm

7.9 Gỡ bỏ thiết bị

1.10 Kiểm soát truy cập phần cứng

7.11 Phát hiện giả mạo

7.12 Bảo trì và sửa chữa

7.13 An ninh năng lượng

7.14 An ninh hỏa hoạn

7.15 An ninh nước/chất lỏng

7.16 Cảnh báo an toàn

7.17 An ninh máy tính cá nhân

8 Quản lý vận hành và kết nối

8.1 Thủ tục vận hành và trách nhiệm

8.1.1 Thay đổi các thủ tục kiểm soát

8.1.2 Phân chia chức vụ và vùng trách nhiệm

8.2 Lập kế hoạch hệ thống và chấp thuận

8.2.1 Lập kế hoạch tiềm năng

8.2.2 Chấp thuận hệ thống

8.3 Bảo vệ chống lại mã độc và mã di động

8.3.1 Ngăn chặn

8.3.2 Phát hiện

8.3.3 Phục hồi

8.3.4 Mã di động

8.4 Lư trữ dự phòng và phục hồi

8.5 Thành phần công nghệ thông tin khởi tạo và đóng (bao gồm mạng)

8.6 An ninh phương tiện (bao gồm tài liệu)

8.6.1 Quản lý phương tiện có thể gỡ bỏ

8.6.2 Đầu ra in ấn

8.6.3 Bảo mật tái sử dụng hoặc gỡ bỏ phương tiện

8.7 Trao đổi thông tin

8.8 Giám sát

8.8.1 Tính toán và kiểm tra

8.3.2 Các bản ghi tính toán thủ công

8.8.3 Đồng bộ đồng hồ

8.9 Nhật ký người vận hành

8.10 Ghi lỗi

8.11 Kế hoạch công nghệ thông tin và Truyền thông

9 Kiểm soát truy cập

9.1 Quản lý tài khoản người dùng

9.1.1 Đòi hỏi tài khoản người sử dụng

9.1.2 Tạo lập tài khoản người sử dụng

9.1.3 Đánh giá, tắt và xóa các tài khoản người sử dụng

9.2 Cấu hình kiểm soát truy cập

9.3 Quản lý mật khẩu

9.3.1 Kiểm soát và triển khai

9.3.2 Tạo lập mật khẩu

9.3.3 Lưu trữ mật khẩu và truyền

9.3.4 Thay đổi các mật khẩu

9.3.5 Đánh giá các mật khẩu

9.3.6 Bảo vệ các mật khẩu

9.3.7 Đặc quyền người sử dụng/quản lý hệ thống giám sát mật khẩu

9.4 Thẻ an ninh truy cập

9.5 Kiểm soát truy cập mạng

9.5.1 Tổng quát

9.5.2 Kết nối bên ngoài

9.6 Điều kiện an ninh kết nối

9.7 Truy cập từ xa

9.8 Hệ điều hành, ứng dụng và thông tin, kiểm soát truy cập

9.9 Điện toán di động và làm việc từ xa

9.9.1 Tổng quát

9.9.2 An ninh máy tính xách tay

9.9.3 An ninh máy PDA

10 Thu thập, phát triển và bảo trì các hệ thống thông tin

10.1 Bảo mật các tệp tin hệ thống

10.1.1 Kiểm soát phần mềm vận hành

10.1.2 Bảo vệ dữ liệu thử nghiệm hệ thống

10.1.3 Bảo vệ mã nguồn

10.2 Bảo mật trong quy trình phát triển và hỗ trợ

10.2.1 Tính toàn vẹn phần mềm ứng dụng và hệ thống

10.2.2 Phát triển phầm mềm thuê ngoài/thầu lại

10.3 Bảo trì phần mềm

10.4 Phần mềm ghi lỗi

10.5 Quản lý lỗ hổng kỹ thuật

11 Quản lý sự cố an toàn thông tin

11.1 Sự cố và điểm yếu của an ninh thông tin

11.2 Sự cố công nghệ thông tin và mạng

12 Quản lý tính kinh doanh liên tục

12.1 Hoạch định tính kinh doanh liên tục

12.2 Thủ tục lưu trữ dự phòng

12.3 Tình huống khẩn cấp và hỏng hóc

12.3.1 Lỗi phần cứng

12.3.2 Lỗi phần mềm

12.3.3 Sơ tán tòa nhà/hỏa hoạn

13 Kiến nghị

13.1 Kiến nghị với các yêu cầu hợp pháp

13.2 Kiến nghị với các chính sách an ninh thông tin và các tiêu chuẩn, kiến nghị kỹ thuật

13.3 Bảo vệ các công cụ kiểm tra hệ thống

14 Cấu hình tài liệu

14.1 Phản hồi

14.2 Những thay đổi của SecOPs

Phụ lục A - Các tham chiếu

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 9696-1:2013 Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở = Mô hình tham chiếu cơ sở - Phần 1: Mô hình cơ sở (ISO/IEC 7498-1:1994 Information technology - Open System Interconnection - Basic Reference Model: The Basic Model)

[2] TCVN 9696-2:2013 Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở - Phần 2: Kiến trúc an ninh (ISO/IEC 7498-2:1994 Information technology - Open System Interconnection - Basic Reference Model: Security Architecture)

[3] TCVN 9696-3:2013 Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở - Phần 3: Đặt tên và ghi địa chỉ (ISO/IEC 7498-3:1994 Information technology - Open System Interconnection - Basic Reference Model: Naming and Addressing)

[4] TCVN 9696-4:2013 Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở - Phần 4: Khung tổng quát về quản lý (ISO/IEC 7498-4:1994 Information technology - Open System Interconnection - Basic Reference Model:Management Framework Overview)

[5] ISO/IEC 9595-8 Information technology - Open System Interconnection - The Directory: Public - key and attribute certificate frameworks

[6] ISO/IEC 10181-1:1996 Information technology - Open System Interconnection - Security frameworks for open systems: Overview

[7] ISO 11166-2 Banking - Key management by means of asymmetric algorithms - Part 2: Approved algorithms using the RSA cryptosystem

[8] ISO 11568 (tất cả các phần) Banking - Key management (retail)

[9] ISO 11649 Financial services - Code banking - Structured creditor reference to remittance information

[10] ISO/IEC 11770 (tất cả các phần) Information technology - Security techniques - Key management

[11] ISO/IEC 11889-1 Information technology - Trusted Platform Module - Part 1: Overview

[12] ISO/IEC 11889-2 Information technology - Trusted Platform Module - Part 2: Design principles

[13] ISO/IEC 11889-3 Information technology - Trusted Platform Module - Part 3: Structures

[14] ISO/IEC 11889-4 Information technology - Trusted Platform Module - Part 4: Commands

[15] ISO 13492 Financial services - Key management related data element - Application and usage of ISO 8583 data elements 53 and 96

[16] ISO/IEC 13888:2004 (tất cả các phần) Information technology - Security techniques - Non - Repudiation

[17] ISO/IEC 14516:1999 Information technology - Security techniques - Guidelines for the use and management of Trusted Third Party sevices

[18] ISO/IEC 15288 System and software engineering - System life cycle processes

[19] ISO/IEC 18048:2006, Information technology - Security techniques - Selection, deployment and operations of intrusion detections systems (IDS)

[20] ISO/IEC TR 18044:20042 Information technology - Security techniques - Information security incident management

[21] ISO/IEC 21118 Information to be included in specifiction sheets - Data projectors

[22] ISO/PAS 22399:2007 Society security - Guidelines for incident preparedness and oprational continuity management

[23] ISO/IEC 27003 Information technology - Security techniques - Information security management implementations guidance

[24] ISO/IEC 27004 Information technology - Security techniques - Information security management - Measurement

[25] IETF Site Security Handbook (RFC 2196), Tháng 9 1997

[26] IETF Site Document Roadmap (RFC 2411), Tháng 11 1998

[27] IETF Security Architecture for Internet Protocol (RFC 2401), Tháng 11 1998

[28] IETF Address Allocation for Private Internet (RFC 1918), Tháng 2 1996

[29] IETF SNMP Security Protocol (RFC 1352), Tháng 2 1992

[30] IETF Internet Security Glossary (RFC 2828), Tháng 5 2000

[31] IETF Network Ingress Filtering: Defeating Denial of Service Attacks which employ IP Source Address Spoofing (RFC 2827), Tháng 5 2000

[32] NIST Special Publications (800 series) on Computer Security

[33] NIST Special Publication 800-10: Keeping Your Site Comfortably Secure: An Introduction to Internet Firewalls, Tháng 12 1994.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thuật ngữ viết tắt

5. Cấu trúc

6. Tổng quan

7. Xác định rủi ro và việc chuẩn bị xác định kiểm soát an ninh

8. Kiểm soát hỗ trợ

9. Hướng dẫn thiết kế và thiết lập an ninh mạng

10. Kịch bản nghiệp vụ mạng tham chiếu - Các rủi ro, thiết kế, kỹ thuật và các vấn đề kiểm soát

11. Chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

12. Phát triển và kiểm tra giải pháp an ninh

13. Vận hành giải pháp an ninh

14. Giám sát và đánh giá việc thiết lập giải pháp

Phụ lục A (tham khảo) Chủ đề "công nghệ" - Các rủi ro, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát

Phụ lục B (tham khảo) Tham chiếu ngang giữa các kiểm soát liên quan đến an ninh thông tin của TCVN ISO/IEC 27001, TCVN ISO/IEC 27002 và các điều trong TCVN 9801-1

Phụ lục C (tham khảo) Mẫu ví dụ văn bản SecOPs

Tài liệu tham khảo


1 Site: khu vực khác nhau cùng sử dụng chung một máy chủ/tài nguyên

2 ISO/IEC TR 18044 sẽ bị hủy bỏ và được thay thế theo công bố của ISO/IEC 27035.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi