Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6699-1:2000 IEC 597-1:1977 Anten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình quảng bá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6699-1:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6699-1:2000 IEC 597-1:1977 Anten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình quảng bá trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz - Phần 1: Đặc tính điện và cơ
Số hiệu:TCVN 6699-1:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:01/01/2000Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6699-1:2000

IEC 597-1:1977

ANTEN THU TÍN HIỆU PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ TRONG DẢI TẦN TỪ 30 MHZ ĐẾN 1 GHZ- PHẦN 1 – ĐẶC TÍNH ĐIỆN VÀ CƠ

Aerials for the reception of sound and television broadcasting in the frequency range 30 MHz to 1 GHz - Part 1: Electrical and mechanical characteristics

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho anten thu phân cực thẳng, dùng trong gia đình, trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz.

2. Mục đích

Tiêu chẩn này xác định và quy định các tính chất chủ yếu về điện và cơ của anten thu tín hiệu phát thanh và truyền hình quảng bá.

3. Thuật ngữ

Thuật ngữ theo thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế và các định nghĩa bổ sung sau đây:

3.1. Anten thu

Bộ phận của hệ thống thu vô tuyến chuyển đổi sóng điện từ bị chắn thành dòng điện hoặc trường tần số vô tuyến trong đường truyền dẫn hỗn hợp.

Chú thích – Định nghĩa này thường có tính đến các bộ phối hợp trở kháng, bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng thiết bị tích cực đi liền.

Anten thu cũng bao gồm những bộ phận của đường truyền dẫn, cơ cấu gá đỡ và các linh kiện khác mà có ảnh hưởng đến tính năng của anten do tác động của các vật lân cận, nơi tạo thành bộ phận cấu thành theo như được cung cấp hoặc yêu cầu để lắp đặt.

Các phần này có thể không đưa vào quy định kỹ thuật nếu có thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo.

3.1.1. Anten thu tích cực

Anten nối với thiết bị tích cực như là bộ phận đi liền cần thiết cho tính năng của nó.

3.2. Độ tăng ích của anten

Tỷ số tính bằng đexibel giữa công suất trên tải điện trở thuần được quy định ở 4.1, khi anten được điều chỉnh một cách tối ưu trong trường đồng nhất của sóng điện từ phân cực thẳng trong mặt phẳng và công suất vốn có từ chấn tử nửa sóng được điều chỉnh một cách tối ưu trong cùng trường sóng này.

Chú thích – Độ tăng ích của anten cũng có thể biểu thị bằng độ tăng ích tương đối của anten đẳng hướng. Độ tăng ích của chấn tử nửa sóng so với anten đẳng hướng về mặt lý thuyết là 2,15 dB.

Nếu không có quy định nào khác, con số biểu thị độ tăng ích của anten là độ tăng ích của anten theo hướng búp sóng chính. Khi anten được thiết kế để thu theo hướng khác với hướng của búp sóng chính thì phải chỉ ra hướng tương ứng với độ tăng ích đã cho.

Dạng anten chuẩn và độ tăng ích cho dù được biểu thị dưới dạng tỷ số hoặc đexibel thì phải được chỉ ra một cách rõ ràng.

3.3. Bảo vệ tính hướng

Tỷ số tính bằng đexibel, của độ tăng ích theo hướng tới lớn nhất với độ tăng ích theo hướng búp sóng nhỏ lớn nhất.

3.4. Bảo vệ phân cực chéo

Tỷ số, tính bằng đexibel, của công suất thu được từ sóng phân cực thẳng trong mặt phẳng phân cực theo thiết kế với công suất thu được từ sóng phân cực vuông góc có cùng biên độ.

3.5. Độ rộng búp sóng

Độ rộng của góc theo búp sóng chính trong cả hai mặt phẳng E và H giữa các điểm có độ tăng ích thấp hơn giá trị lớn nhất là 3 dB.

3.6. Dải thông

Độ rộng của dải tần liên tục mà trong đó đặc tính hoặc các thông số tính năng của anten phù hợp với giá trị quy định.

3.6.1. Dải thông số độ tăng ích

Dải tần có độ tăng ích của anten không thay đổi quá giá trị quy định.

3.6.2. Dải thông bảo vệ tinh hướng

Dải tần trong đó bảo vệ tính hướng không giảm xuống dưới giá trị quy định.

3.6.3. Dải thông trở kháng

Dải tần trong đó sự thay đổi trở kháng đầu nối của anten không làm tăng biên độ của hệ số phản xạ hoặc tỷ số sóng đứng ở đầu nối của anten quá giá trị quy định.

3.6.4. Dải thông bảo vệ phân cực chéo.

Dải tần trong đó bảo vệ phân cực chéo không giảm xuống dưới giá trị qui định.

3.6.5. Dải thông làm việc

Dải tần trong đó độ tăng ích, bảo vệ tính hướng, trở kháng quy định và, nếu có yêu cầu, bảo vệ phân cực chéo được duy trì trong giới hạn quy định.

3.7. Mật độ công suất bề mặt

Công suất truyền dẫn qua một đơn vị diện tích của bề mặt vuông góc với hướng truyền lan của sóng điện từ phẳng. Mật độ công suất bề mặt được biểu thị bằng W/m2 dưới dạng hàm số của cường độ điện trường tính bằng V/m và bằng biểu thức sau:

3.8. Thiết bị đầu nối

Phương tiện để nối giữa anten và dây fiđơ.

3.9. Tải trọng gió

Lực theo hướng ngang do gió gây ra tác động lên cột đỡ của anten.

3.10. Tải trọng của băng tuyết

Tải trọng bổ sung vào anten và cơ cấu đỡ do băng tuyết bám vào.

3.11. Thử nghiệm điển hình

Thử nghiệm do nhà chế tạo thực hiện trên các mẫu lấy ngẫu nhiên để xác nhận rằng kiểu anten này đáp ứng quy định kỹ thuật về tính năng theo yêu cầu.

3.12. Thử nghiệm nghiệm thu

Thử nghiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo để nghiệm thu.

3.13. Anten truyền chuẩn

Anten chuẩn có kết cấu quy định, có độ tái lập cao, có độ tăng ích và tính hướng lớn hơn so với chấn tử nửa sóng mà có thể xác định được bằng phương pháp tính toán, khi cần có thể xác định được bằng phép đo và có tính ổn định đủ để sử dụng làm anten truyền chuẩn đối với các phép đo độ tăng ích của anten.

3.14. Đồ thị tính hướng

Đồ thị biểu diễn, tại một tần số nhất định và trong mặt phẳng quy định, tỷ số giữa điện áp ra (hoặc dòng điện) của anten với điện áp ra lớn nhất (hoặc dòng điện) trong cùng một mặt phẳng dưới dạng hàm số của góc quay khi anten được đặt trong trường đồng nhất. Vì cường độ trường tỷ lệ với điện áp (hoặc dòng điện) cho nên đồ thị này đôi khi còn gọi là đồ thị tính hướng của cường độ trường.

3.15. Trở kháng của anten

Trở kháng tại thiết bị đầu nối của anten

3.16. Hệ số phản xạ

Nếu trở kháng đặc tính của đường truyền dẫn anten là Z0 và trở kháng của anten là Za thì hệ số phản xạ r được tính bằng:

Z0 phải là tải điện trở thuần theo 4.1.

3.17. Tỷ số tổn hao phản hồi

Tỷ số nghịch đảo của hệ số phản xạ, biểu thị bằng dB và được tính theo biểu thức sau:

Az = 20 log

3.18. Tỷ số sóng đứng

Tỷ số giữa điện áp lớn nhất và điện áp nhỏ nhất trong đường truyền không tổn hao có trở kháng đặc tính Z0 được nối vào anten. Tỷ số này có liên quan tới hệ số phản xạ r bằng biểu thức sau:

3.19. Nhiễu dây fiđơ

Sự truyền công suất tín hiệu trên bề mặt ngoài của dây dẫn ngoài của đường truyền đồng trục hoặc công suất tín hiệu không cân bằng trong dây dẫn của đường truyền đối xứng qua thiết bị đầu nối anten vào đường truyền được coi là thành phần tín hiệu gây nhiễu.

4. Quy định kỹ thuật đối với tính chất cơ bản của anten thu

Để đảm bảo tính đồng bộ và sự phù hợp với quy định kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hóa đối với kết cấu và tính năng của anten, các tính chất sau đây, nếu cần, phải được đưa vào bản quy định kỹ thuật.

4.1. Tải điện trở thuần

Chú thích – Tải điện trở thuần bằng trở kháng đặc tính danh nghĩa của đường truyền anten.

4.2. Dải thông

4.2.1. Dải thông độ tăng ích.

4.2.2. Dải thông bảo vệ tính hướng.

4.2.3. Dải thông trở kháng.

4.2.4. Dải thông bảo vệ phân cực chéo.

4.2.5. Dải thông làm việc.

4.3. Bảo vệ tính hướng

4.4. Bảo vệ phân cực chéo

4.5. Độ rộng búp sóng

4.6. Hệ số phản xạ

4.7. Độ tăng ích

4.8. Tải trọng gió

4.9. Tải trọng gió khi có băng tuyết

4.10. Tải trọng băng tuyết

4.11. Khối lượng (đã lắp ráp)

4.12. Khối lượng (vận chuyển)

4.13. Kích thước

4.14. Thử nghiệm môi trường

4.15. Ký hiệu kiểu theo TCVN (IEC)

5. Ký hiệu kiểu theo TCVN (IEC)

Sản phẩm phù hợp với quy định kỹ thuật này phải được ghi trên anten hoặc trên bao gói và trong tài liệu về tính năng là phù hợp với quy định kỹ thuật này và đưa ra các thông tin sau đây:

a) số hiệu của tiêu chuẩn này;

b) chữ TCVN (IEC);

c) các chỉ dẫn khác theo thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo.

Chú thích – Khi sử dụng ký hiệu kiểu TCVN (IEC), cho dù đối với nhãn của sản phẩm hay trong phần mô tả - trách nhiệm của nhà chế tạo là đảm bảo rằng các nội dung của nó thỏa mãn các yêu cầu của quy định kỹ thuật này. Cơ quan tiêu chuẩn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về vấn đề này.

6. Thử nghiệm điển hình

Thử nghiệm điển hình được thực hiện nhằm xác định xem anten có phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu về tính năng của các bản quy định kỹ thuật có liên quan hay không.

Thử nghiệm phải được thực hiện như một phần hoạt động kiểm tra chất lượng của nhà chế tạo đối với tất cả các thông số tính năng quy định để chứng tỏ sự phù hợp.

Mẫu thử nghiệm điển hình được lựa chọn ngẫu nhiên để đại diện cho chất lượng của lô hoặc khoảng thời gian chế tạo tương ứng.

7. Thử nghiệm nghiệm thu

Thử nghiệm nghiệm thu khi có yêu cầu của người mua phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.

Nếu có yêu cầu, nhà chế tạo phải cung cấp những bằng chứng thông qua các biên bản thử nghiệm là anten thực sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi