Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-9:2016 IEC 60118-9:1985 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 9: Phương pháp đo các đặc tính của máy trợ thính với đầu ra bộ kích rung xương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11738-9:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-9:2016 IEC 60118-9:1985 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 9: Phương pháp đo các đặc tính của máy trợ thính với đầu ra bộ kích rung xương
Số hiệu:TCVN 11738-9:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:30/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11738-9:2016

IEC 60118-9:1985

ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHẦN 9: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÁY TRỢ THÍNH VỚI ĐẦU RA BỘ KÍCH RUNG XƯƠNG

Hearing aids - Part 9: Methods of measurement of characteristics of hearing aids with bone vibrator output

Lời nói đầu

TCVN 11738-9:2016 hoàn toàn tương đương với IEC 60118-9:1985.

TCVN 11738-9:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11738, Điện thanh - Máy trợ thính gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015), Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính;

-TCVN 11738-5:2016 (IEC 60118-5:1983), Phần 5: Núm của tai nghe nút tai;

- TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), Phần 7: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng;

- TCVN 11738-8:2016 (IEC 60118-8:2005), Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng;

- TCVN 11738-9:2016 (IEC 60118-9:1985), Phần 9: Phương pháp đo các tính năng của máy trợ thính với đầu ra bộ kính rung xương;

- TCVN 11738-13:2016 (IEC 60118-13:2016), Phần 13: Tương thích điện từ;

- TCVN 11738-14:2016 (IEC 60118-14:1998), Phần 14: Các yêu cầu của thiết bị giao diện số.

Bộ tiêu chuẩn IEC 60118, Electroacoustics - Hearing aids còn có các tiêu chuẩn sau:

- IEC 60118-4:2014, Part 4: Induction-loop systems for hearing aid purposes - System performance requirement;

- IEC 60118-12:1996, Part 12: Dimensions of electrical connector systems;

- IEC 60118-15:2012, Part 15: Methods for characterising signal processing in hearing aids with a speech-like signal.

Lời giới thiệu

TCVN 11738-0 (IEC 60118-0) cung cấp thông tin về các phương pháp thử đối với các máy trợ thính truyền qua không khí. Phần lớn các máy trợ thính sử dụng là loại này, nhưng một tỷ lệ nhỏ sử dụng bộ kích rung xương thay cho tai nghe. Việc sử dụng bộ kích rung xương đòi hỏi một phương pháp đo đầu ra khác so với máy trợ thính và cũng khó có thể đo trực tiếp khuếch đại theo độ khuếch đại âm.

Mức khuếch đại trong trường hợp máy trợ thính truyền qua không khí được biểu thị là hiệu số giữa mức áp suất âm ra trong bộ tổ hợp âm hoặc thiết bị mô phỏng tai và mức áp suất âm vào đo được theo cách quy định. Tuy nhiên, với các máy trợ thính truyền qua xương với đầu vào là mức áp suất âm còn đầu ra sẽ là mức rung cơ học đo được theo mức lực đổi chiều hoặc lực tác động.

Tiêu chuẩn này xác định phương pháp biểu thị tỷ số đầu vào/ra là mức của độ nhạy âm cơ học được đo trên bộ ghép cơ học theo phiên bản thứ hai của IEC 373: Bộ ghép cơ học dùng cho các phép đo đối với các bộ kích rung xương.

Qua các thông tin cung cấp trong tiêu chuẩn này đặc tính hoạt động của các máy trợ thính với các đầu ra của bộ kích rung xương mà không tạo thành một phần hoàn chỉnh trong máy trợ thính ví dụ các máy trợ thính đeo trên người, có thể tiến hành đo theo cách tương tự như các máy có các đầu ra truyền qua không khí như được mô tả trong TCVN 11738-0 (IEC 60118-0).

Khi bộ kích rung xương tạo thành một phần hoàn chỉnh của máy trợ thính, hoặc khi bộ kích rung xương được gắn theo cách nào đó vào máy trợ thính (ví dụ, máy trợ thính truyền qua xương loại có dải buộc đầu), không đo được tính năng theo cùng cách như đối với các loại máy đeo trên người, do các kích thước lớn của bộ tổ hợp cơ phải tiếp xúc với cánh tay đòn (spectacle arm). Tiêu chuẩn này khuyến nghị sử dụng phương pháp áp suất điều khiển mức áp suất âm vào, vào micro của máy trợ thính.

Phiên bản thứ hai của IEC 373, mô tả các phương pháp đo đầu ra từ bộ kích rung xương.

ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHN 9: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC ĐC TÍNH CA MÁY TRỢ THÍNH VỚI ĐẦU RA BỘ KÍCH RUNG XƯƠNG

Electroacoustics - Hearing aids - Part 9: Methods of measurement of characteristics of hearing aids with bone vibrator output

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đo các đặc tính của các máy trợ thính sử dụng đầu ra là bộ kích rung xương.

2  Đối tượng

Các phương pháp mô tả sẽ tạo cơ sở phù hợp để trao đổi thông tin hoặc để so sánh trực tiếp các đặc tính điện thanh của các máy trợ thính sử dụng đầu ra là bộ kích rung xương. Các phương pháp được chọn phải có tính thực tế và lặp lại và được dựa trên các thông số cố định đã lựa chọn.

Các kết quả nhận được theo các phương pháp quy định tại tiêu chuẩn này biểu thị tính năng dưới các điều kiện thử, nhưng không nht thiết hoàn toàn phù hợp với tính năng của máy trợ thính dưới các điều kiện sử dụng thực tế.

3  Quy định chung

3.1  Trong toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn này các mức áp suất âm quy chiếu được quy về 20 μPa. Khi thích hợp mức áp suất âm có thể viết tắt là SPL.

3.2  Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 11738-0 (IEC 60118-0), Điện thanh - Máy trợ thính - Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính.

TCVN 11738-7 (IEC 60118-7), Điện thanh - Máy trợ thính - Phần 7: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng).

IEC 68, Basic environmental testing procedures (Quy trình thử môi trường cơ bản).

IEC 263 (1982), Scales and sizes for plotting frequency characteristics and polar diagrams (Tỷ lệ và kích thước để vẽ các đặc trưng tần số và biểu đồ cực).

IEC 373, Mechanical coupler for measurements on bone vibrators (Bộ ghép cơ học cho phép đo trên bộ kích rung xương).

4  Thuật ngữ và định nghĩa

Ngoài các thuật ngữ sử dụng trong TCVN 11738-0 (IEC 60118-0), trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ sau đây:

4.1

Bộ kích rung xương (bone vibrator)

Bộ chuyển đổi cơ điện nhằm tạo ra cảm giác về thính giác bằng cách rung các xương sọ.

4.2

Bộ ghép cơ học (mechanical coupler)

Thiết bị được thiết kế để tạo ra trở kháng cơ học quy định cho bộ kích rung xương áp dụng với một tĩnh lực xác định và được trang bị cùng bộ chuyển đổi cơ điện để xác định mức lực thay đổi tại bề mặt tiếp xúc giữa bộ kích rung xương và bộ ghép cơ học.

4.3

Mức lực rung (vibratory force level)

Hai mươi lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa giá trị bình phương trung bình của lực truyền rung đến giá trị quy chiếu bằng 1 microneuton (1 μN), biểu thị bằng đêxiben.

4.4

Mức lực ra (output force level) (OFL)

Mức lực rung được tạo ra tại tần số quy định trên bộ ghép cơ học nhờ bộ kích rung xương của máy trợ thính trong phép thử.

4.5

Đáp ứng tần số mức lực ra (output force level frequency response (force level curve))

OFL được tạo ra trên bộ ghép cơ học nhờ máy trợ thính biểu thị theo hàm của tần số dưới các điều kiện thử quy định đối với mức áp suất lực vào không đổi.

4.6

Mức lực ra với mức áp suất âm bằng 90 dB (output force level for an sound pressure level of 90 dB) (OFL90)

OFL tại tần số quy định được tạo ra với mức áp suất âm vào bằng 90 dB và điều khiển khuếch đại máy trợ thính tại vị trí lớn nhất.

4.7

Điểm quy chiếu (của máy trợ thính) (reference point (of a hearing aid))

Điểm trên máy trợ thính được lựa chọn để xác định vị trí của máy, thông thường là tâm điểm đầu vào âm chính vào máy trợ thính.

4.8

Độ nhạy âm học (acounsto-mechanical sensitivity)

Tại tần số quy định và dưới các điều kiện vận hành quy định tỷ số của lực rung sinh ra trên bộ ghép cơ học bởi máy trợ thính và áp suất âm tại điểm quy chiếu của máy trợ thính này.

4.9

Mức của độ nhạy âm cơ học (acounsto-mechanical sensitivity level)

Hai mươi lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa độ nhạy âm cơ học với độ nhạy quy chiếu bằng ; biểu thị bằng đêxiben.

CHÚ THÍCH: Để tính mức của độ nhạy âm cơ học (AMSL) từ các phép đo thực hiện trong tiêu chuẩn này, có thể sử dụng phương trình sau đây:

AMSL = OFL - SPL đầu vào,

trong đó OFL tính theo đêxiben quy chiếu 1 μN và mức áp suất âm vào micro của máy trợ thính tính theo đêxiben quy chiếu 20 μN.

4.10

Vị trí bộ điều khiển khuếch đại thử chuẩn (reference test gain control position)

Việc cài đặt bộ điều khiển khuếch đại của máy trợ thính cung cấp mức lực ra trên bộ ghép cơ học (15 ± 1) dB nhỏ hơn OFL90 đối với mức áp suất âm vào bằng 60 dB tại tần số thử quy chiếu bằng 1600 Hz. Đối với một số máy trợ thính nhất định mà tần số thử quy chiếu cao hơn là thích hợp hơn thì sử dụng 2500 Hz. Nếu sử dụng 2500 Hz thì phải báo cáo rõ điều này. Nếu mức của độ nhạy âm cơ học sẵn có không thỏa mãn điều này, thì sử dụng vị trí điều khiển khuếch đại lớn nhất của máy trợ thính.

4.11

Đường cong đáp ứng tần số mức lực cơ bản (basic force level frequency response curve)

Đường cong đáp ứng tần số mức lực ra nhận được bởi bộ điều khiển khuếch đại tại vị trí khuếch đại chuẩn của phép thử và bởi SPL vào bằng 60 dB.

5  Thiết bị thử

5.1  Thiết bị đo mức lực ra

Thiết bị sử dụng cho phép đo OFL trên bộ ghép cơ học được tạo ra bởi máy trợ thính phải phù hợp các yêu cầu sau đây:

5.1.1  Đối với tất cả các phép đo sử dụng bộ ghép cơ học phải phù hợp theo IEC 373.

5.1.2  Mức lực ra tương ứng của tiếng ồn “o o”, tiếng rung, chuyển động nhiệt hỗn độn hoặc các nguồn tiếng ồn khác phải đủ thấp để đảm bảo số đọc giảm xuống ít nhất 10 dB khi tắt tín hiệu thử.

Đối với mục đích này có thể sử dụng một bộ lọc thông cao không ảnh hưởng đến các tần số từ 200 Hz và cao hơn.

5.1.3  Thiết bị ch thị đầu ra sử dụng phải đưa ra chỉ số r.m.s (trung bình bình phương hiệu dụng) trong phạm vi dung sai bằng ± 0,5 dB tại thừa số tín hiệu đỉnh không lớn hơn 3.

CHÚ THÍCH 1: Trong các điều kiện nhất định, cần sử dụng hệ thống đo lường chọn lọc để đảm bảo rằng sự đáp ứng của máy trợ thính đối với tín hiệu có thể phân biệt được với tiếng ồn vốn có trong máy trợ thính. Việc sử dụng hệ thống đo chọn lọc phải được nêu rõ trong báo cáo kết quả thử.

CHÚ THÍCH 2: Biết rằng loại thiết bị chỉ thị đầu ra sử dụng có thể ảnh hưởng các kết quả thử một cách đáng kể nếu điện áp đang đo không có dạng hình sin. Các điện áp không có dạng hình sin như vậy có thể sử dụng khi tiến hành các phép đo với các mức đầu vào cao.

5.1.4  Độ chính xác toàn bộ của hệ thống đo điện tử theo bộ ghép cơ học phải nằm trong phạm vi ± 0,5 dB tại tần số quy định.

5.1.5  Hiệu chuẩn bộ ghép cơ học theo phiên bản lần thứ hai của IEC 373.

CHÚ THÍCH: Hiệu chuẩn bộ ghép cơ học phải được lặp lại thường xuyên, đầy đủ, ít nhất mỗi năm một lần, để đảm bảo thiết bị được duy trì trong phạm vi các giới hạn cho phép trong quá trình thực hiện các phép đo.

5.2  Thiết bị ghi tần số quét tự động

Áp dụng tương ứng theo TCVN 11738-0 (IEC 60118-0) và TCVN 11738-7 (IEC 60118-7).

6  Các điều kiện thử

6.1  Quy định chung

Các điều kiện thử nêu trong tiêu chuẩn này là bổ sung cho các điều kiện nêu trong TCVN 11738-0 (IEC 60118-0) hoặc TCVN 11738-7 (IEC 60118-7) và phải tham khảo các điều khoản chi tiết liên quan của các tiêu chuẩn nêu trên đối với các điều kiện không nêu tại tiêu chuẩn này.

6.2  Các điều kiện môi trường xung quanh

6.2.1  Không gian thử

Các điều kiện môi trường xung quanh trong không gian thử tại thời điểm tiến hành thử phải được nêu rõ khi có thể duy trì trong phạm vi các dung sai sau:

Nhiệt độ:

23 °C ± 1 °C (cơ bản)

23 °C ± 5 °C (chỉ cho phép khi 23 °C ± 1 °C không thể đạt được và khi có sẵn các số liệu hiệu chính độ nhạy đối với bộ ghép cơ học)

Độ m tương đối:

Áp suất khí quyển:

 40% đến 80%

 kPa

CHÚ THÍCH: Tham khảo IEC 68.

6.2.2  Bộ kích rung xương và bộ ghép cơ học

Cả hai thiết bị bộ kích rung xương và bộ ghép cơ học phải được mang đến nơi có nhiệt độ vận hành yêu cầu là 23 °C ± 1 °C. Cho phép độ lệch đến ± 5 °C, nếu không đạt được nhiệt độ vận hành đúng yêu cầu, với điều kiện là các dữ liệu của nhà sản xuất về độ biến thiên của độ nhạy của bộ ghép cơ học về nhiệt độ phải được sử dụng để hiệu chính bất kỳ các kết quả nào. Các biến thiên về trở kháng không cần hiệu chính.

Phải báo cáo nhiệt độ tại thời điểm thử của bộ ghép cơ học.

CHÚ THÍCH: Cần phải quy định các yêu cầu nghiêm ngặt đối với nhiệt độ của bộ ghép cơ học vì có các biến đổi đáng kể về cả độ nhạy và trở kháng của bộ ghép theo nhiệt độ. Do khối lượng của bộ ghép cơ học là lớn, nên cần thời gian dài, ví dụ 24 h sau nhiệt độ mới có thể ổn định.

6.3  Định vị máy trợ thính trong trường âm

6.3.1  Các phép đo tại trường âm tự do

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các máy trợ thính có bộ kích rung xương tách riêng. Phần kia của bộ kích rung xương gồm micro đặt trong trường âm theo Điều 6 của TCVN 11738-0 (IEC 60118-0).

Bộ ghép cơ học để đo đầu ra từ bộ kích rung xương được đặt tại vị trí sao cho không gây ảnh hưởng đáng kể đến trường âm tại điểm thử.

6.3.2  Các phép đo theo phương pháp áp suất

Phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ các loại máy trợ thính truyền qua không khí.

Trường âm tại điểm quy chiếu của máy trợ thính được điều khiển theo 7.2 của TCVN 11738-7 (IEC 60118-7).

Đối với các máy trợ thính có các bộ kích rung xương tách riêng, phần kia của của máy trợ thính gồm micro, khi có thể, phải tránh xa vùng lân cận của bộ ghép cơ học.

Hình A.1 của Phụ lục A, nêu ví dụ về cách bố trí để điều khiển trường âm trong trường hợp máy trợ thính có một bộ kích rung xương tích hợp.

CHÚ THÍCH: Khi sử dụng micro điều khiển thì phải chú ý cn thận để tránh bức xạ tiếng ồn trong không khí từ bộ kích rung xương ảnh hưởng đến micro này.

6.4  Đặt bộ kích rung xương vào bộ ghép cơ học

6.4.1  Định vị bộ kích rung xương trong bộ ghép cơ học

Tâm điểm bề mặt rung của bộ kích rung xương phải trùng với tâm của đế bộ ghép cơ học. Tại tâm này bề mặt rung phải vuông góc với trục của bộ ghép cơ học.

Hình A.1 và Hình A.3 của Phụ lục A, thể hiện các ví dụ về cách lắp máy trợ thính dùng cho các mục đích của phép thử.

Hình A.2 của Phụ lục A, thể hiện một ví dụ về bộ kích rung xương được giữ tại vị trí trên bộ ghép cơ học bằng dây vòng đầu của nó.

Hình A.4 của Phụ lục A thể hiện ví dụ cách lắp máy trợ thính truyền qua xương loại có dây vòng đầu dùng cho mục đích của phép thử.

6.4.2  Tĩnh lực

Bộ kích rung xương sử dụng cho bộ ghép cơ học với tĩnh lực bằng 2,3 N ± 0,3 N. Việc áp dụng bộ kích rung xương vào bộ ghép cơ học không làm tăng khối lượng của bộ kích rung xương. Tham khảo các điều khoản chi tiết liên quan của IEC 373, xuất bản lần thứ hai. Có thể đo tĩnh lực bằng cân lò so, chú ý cẩn thận đo lực này dọc theo đường thẳng trùng với trục của bộ ghép cơ học.

7  Các phép đo

Trích dẫn các dữ liệu cho phần có dải tần số giữa 200 Hz và 5000 Hz, mà đầu ra của máy trợ thính giảm xuống ít nhất là 10 dB khi tắt nguồn tín hiệu.

7.1  Đường cong đáp ứng tần số mức lực ra với SPL vào bằng 90 dB (đường cong OFL90)

Mục đích của phép thử này là để xác định đáp ứng tần số của OFL thu được trên bộ ghép cơ học khi sử dụng SPL vào bằng 90 dB và với kiểm soát khuếch đại ở vị trí lớn nhất.

Quy trình thử như sau:

7.1.1  Xoay điều khiển khuếch đại lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác về vị trí theo yêu cầu.

7.1.2  Điều chỉnh SPL ra đến 90 dB tại tần số phù hợp.

7.1.3  Thay đổi tần số của nguồn âm trên vùng tần số khuyến nghị từ 200 Hz đến 5000 Hz trong khi vẫn giữ SPL vào không đổi và ghi lại OFL thu được trên bộ ghép cơ học.

CHÚ THÍCH: Tại đầu ra tín hiệu tại trạng thái bão hòa sẽ bao gồm các méo sóng hài có mức cao, phương pháp đo có thể ảnh hưởng đến mức đo. Nếu tín hiệu đầu ra được đo qua bộ lọc có tn s trung tâm tại các tần số thấp hơn tín hiệu thử thu được so với khi đo sử dụng thiết bị dải rộng. Vì vậy, khuyến nghị là chỉ tiến hành các phép đo dải rộng cho mục đích này. (Xem thêm chú thích tại 5.1.3).

7.2  Đáp ứng tần số mức lực lớn nhất

Mục đích của phép thử này là nhằm xác định mức của độ nhạy âm cơ học lớn nhất có thể nhận được từ máy trợ thính theo hàm của tần số. OFL trên bộ tổ hợp cơ học được đo tại mức cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất với SPL vào đủ thấp để đảm bảo các điều kiện vào-ra chủ yếu là tuyến tính.

Quy trình thử như sau:

7.2.1  M điều khiển khuếch đại lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác về vị trí yêu cầu, tốt nhất là để có được dải tần số rộng nhất.

7.2.2  Tại tần số thích hợp điều chỉnh SPL vào đến 60 dB, nếu không đạt được các điều kiện vào-ra tuyến tính cơ bản thì điều chỉnh đến 50 dB. Báo cáo SPL vào. Các điều kiện vào-ra tuyến tính cơ bản được cho là tồn tại nếu, tại tất cả các tần số từ 200 Hz đến 5000 Hz, sự thay đổi của SPL vào bằng 10 dB sẽ làm cho sự thay đổi của OFL ghi được bằng 10 dB ± 1 dB.

CHÚ THÍCH: Đối với các máy trợ thính có các bố trí mạch nhất định, ví dụ các máy trợ thính có mạch đối xứng, các đặc tính vào-ra không tuyến tính có thể quan sát được trên dải tần số rộng của phạm vi hoạt động.

7.2.3  Đo đáp ứng tần số mức lực ra với khuếch đại lớn nhất bằng cách thay đổi tần số nguồn âm trên vùng tần số khuyến nghị từ 200 Hz đến 5000 Hz, trong khi vẫn giữ SPL vào không đổi.

7.2.4  Vẽ mức của độ nhạy âm cơ học khi khuếch đại lớn nhất theo hàm của tần số và có thể báo cáo đối với một tần số quy định.

7.3  Đáp ứng tần số mức lực cơ bn

Quy trình thử như sau:

7.3.1  Điều chỉnh điều khiển khuếch đại đến vị trí khuếch đại thử chuẩn (xem 4.10) và cài đặt các điều khiển khác về vị trí yêu cầu, tốt nhất là để đạt được dải tần số rộng nhất.

7.3.2  Thay đổi tần số của nguồn âm trên vùng tần số khuyến nghị từ 200 Hz đến 5000 Hz trong khi vẫn giữ SPL vào không đổi tại 60 dB. Vẽ OFL trên bộ ghép cơ học là hàm của tần số.

7.4  Ảnh hưng của vị trí điều khiển âm đối với đường cong đáp ứng tần số mức lực cơ bản

Mục đích của phép thử là để thể hiện ảnh hưởng của vị trí điều khiển âm đối với đáp ứng tần số mức lực cơ bản của máy trợ thính.

Quy trình thử như sau:

7.4.1  Điều chỉnh máy trợ thính theo 7.3.1.

7.4.2  Thay đổi tần số của nguồn âm trên vùng tần số khuyến nghị từ 200 Hz đến 5000 Hz trong khi vẫn giữ SPL vào không đổi tại 60 dB.

7.4.3  Lặp lại quy trình thử theo 7.4.2 tại các mức cài đặt điều khiển duy trì âm khác

7.4.4  Đáp ứng tần số tại các mức cài đặt điều khiển âm khác nhau phải được vẽ cùng với đáp ứng tần số cơ bản theo OFL trên bộ ghép cơ học là hàm của tần số.

7.5  Dòng điện pin

Mục đích của phép thử này là để xác định dòng điện của pin.

Với điều khiển khuếch đại tại vị trí khuếch đại thử chuẩn đo dòng điện pin tại tần số thử quy chiếu và với SPL đầu vào bằng 60 dB.

Hệ thống đo dòng điện một chiều (dc) phải có các đặc điểm sau:

1) Độ chính xác bằng ± 5% tại giá trị cường độ dòng điện đo được.

2) Điện trở dòng điện một chiều không vượt quá 50 Ω/I, trong đó I là cường độ dòng điện đo được, tính bằng miliampe.

3) Trở kháng dòng điện xoay chiều (ac) không vượt quá 1 Ω trên dải tần số từ 20 Hz đến 5000 Hz.

CHÚ THÍCH: Có phương pháp thực hiện điểm 3) nêu trên là đấu đồng h đo với tụ điện ít nhất là 8000 μF. Tụ điện này không được mắc song song với pin hoặc điện áp nguồn.

7.6  Độ méo sóng hài không tuyến tính

Tham khảo TCVN 11738-0 (IEC 60118-0).

7.7  Tiếng ồn bên trong từ máy trợ thính

Tham khảo TCVN 11738-0 (IEC 60118-0).

7.8  Các đặc điểm của máy trợ thính với đầu vào cuộn dò cảm ứng

Tham khảo TCVN 11738-0 (IEC 60118-0).

8  Biểu đồ ghi đáp ứng tần số

Tất cả các đáp tuyến thể hiện sự biến thiên của một thông số theo tần số phải được vẽ trên hệ tọa độ có thang đo tuyến tính trên trục tung theo đêxiben và thang đo logarit tần số trên trục hoành với chiều dài 1 deca trên trục hoành bằng độ dài của 50 dB trên trục tung, phù hợp IEC 263.

Phụ lục A

(quy định)

Ví dụ các cách bố trí phép thử

Hình A.1 - Ví dụ về máy trợ thính với bộ kích rung xương tích hợp trong phép thử

Hình A.2 - Ví dụ về bộ kích rung xương có dây vòng đầu trên bộ ghép cơ học

CHÚ THÍCH: Các Hình A.1 và A.2 chỉ mục đích minh họa thể hiện theo sơ đồ nguyên lý của phép đo.

Hình A.3 - Ví dụ về máy trợ thính có bộ kích rung xương tích hợp trong phép thử và cánh tay đòn gắn với bản lề

Hỉnh A.4 - Ví dụ về bộ kích rung xương có dây vòng đầu trên bộ ghép cơ học và bộ tăng âm có micro gắn cố định vào dây vòng đầu

CHÚ THÍCH: Các Hình A.3 và A.4 chỉ mục đích thể hiện theo sơ đồ, minh họa nguyên lý của phép đo.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi