Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-8:2016 IEC 60118-8:2005 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11738-8:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-8:2016 IEC 60118-8:2005 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng
Số hiệu: | TCVN 11738-8:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11738-8:2016
IEC 60118-8:2005
ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHẦN 8: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC THỰC ĐƯỢC MÔ PHỎNG
Electroacoustics - Hearing aids - Part 8: Methods of measurement of performance characteristics of hearing aids under simulated [in situ] working conditions
Lời nói đầu
TCVN 11738-8:2016 hoàn toàn tương đương với IEC 60118-8:2005.
TCVN 11738-8:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11738, Điện thanh - Máy trợ thính gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015), Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính;
- TCVN 11738-5:2016 (IEC 60118-5:1983), Phần 5: Núm của tai nghe nút tai;
- TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), Phần 7: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng;
- TCVN 11738-8:2016 (IEC 60118-8:2005), Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng;
- TCVN 11738-9:2016 (IEC 60118-9:1985), Phần 9: Phương pháp đo các tính năng của máy trợ thính với đầu ra bộ kính rung xương;
- TCVN 11738-13:2016 (IEC 60118-13:2016), Phần 13: Tương thích điện từ;
- TCVN 11738-14:2016 (IEC 60118-14:1998), Phần 14: Các yêu cầu của thiết bị giao diện số.
Bộ tiêu chuẩn IEC 60118, Electroacoustics - Hearing aids còn có các tiêu chuẩn sau:
- IEC 60118-4:2014, Part 4: Induction-loop systems for hearing aid purposes - System performance requirement;
- IEC 60118-12:1996, Part 12: Dimensions of electrical connector systems;
- IEC 60118-15:2012, Part 15: Methods for characterising signal processing in hearing aids with a speech-like signal.
Lời giới thiệu
Phương pháp đo có tính ảnh hưởng âm thanh của người đeo đến tính năng của máy trợ thính là quan trọng, đặc biệt khi các kết quả này được sử dụng để hỗ trợ trong việc lắp đặt máy trợ thính. Thông tin thu được khi sử dụng tiêu chuẩn này có thể thích hợp với việc lắp đặt máy trợ thính hơn là các thông tin được cung cấp bởi các tiêu chuẩn khác liên quan đến loại và kiểm soát chất lượng như TCVN 60118-0 (IEC 60018-0) và TCVN 60118-7 (IEC 60118-7).
Các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này đòi hỏi cần một thiết bị như ma nơ canh để mô phỏng sự có mặt của người đeo thiết bị. Điều này là cần thiết để thiết lập các hướng dẫn nhất định cho việc mô phỏng thực phép đo máy trợ thính. Các phương pháp khuyến nghị được mô tả trong tiêu chuẩn này.
ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHẦN 8: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC THỰC ĐƯỢC MÔ PHỎNG
Electroacoustics - Hearing aids - Part 8: Methods of measurement of performance characteristics of hearing aids under simulated [in situ] working conditions
1 Phạm vi áp dụng
Mục đích của tiêu chuẩn này là mô tả các phương pháp đối với phép thử mô phỏng các hiệu ứng âm của một người trường thành đeo máy trợ thính.
Tiêu chuẩn này thiết lập các hướng dẫn nhất định đối với các phép đo mô phỏng thực của các máy trợ thính; tiêu chuẩn mô tả một phương pháp giản lược đối với các phép đo mô phỏng thực của các máy trợ thính và mô tả phép xác định chỉ số hướng tính (DI) của các micro định hướng trong các máy trợ thính trong mặt phẳng ngang.
Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định các dung sai cho phép. Sự phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này chỉ được công bố/chứng minh khi kết quả phép đo, được mở rộng theo độ không đảm bảo đo mở rộng thực tế của phòng thử nghiệm, nằm hoàn toàn trong dung sai cho phép quy định trong tiêu chuẩn này được mở rộng theo các giá trị đối với Umax.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015), Điện thanh - Máy trợ thính - Phần 0: Đo các đặc tính điện thanh.
IEC 60263, Scales and sizes for plotting frequency characteristics and polar diagram (Tỷ lệ và kích thước để vẽ các đặc trưng tần số và biểu đồ cực).
IEC 60711, Occluded-ear simulator for the measurement of earphones coupled to the ear by ear inserts (Bộ mô phỏng tai bị bịt cho phép đo các tai nghe lắp vào tai bằng các tai nghe nút tai).
IEC 60959, Provisional head and torso simulator for acoustic measurements of air conduction hearing aids (Thiết bị mô phỏng đầu và bán thân tạm thời dùng cho các phép đo âm của các máy trợ thính truyền dẫn qua không khí).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ sau đây:
3.1
Mức áp suất âm (sound pressure level)
Trong tiêu chuẩn này, tất cả các mức áp suất âm (viết tắt là SPL) đều được qui chiếu về 20 mPa.
3.2
Thiết bị mô phỏng loa tai (pinna simulator)
Thiết bị có hình dạng và kích thước xấp xỉ như loa tai của người trưởng thành.
3.3
Thiết bị mô phỏng tai (ear simulator)
Thiết bị để đo mức áp suất âm ra của một tai nghe dưới các điều kiện đặt tải được xác định rõ trong một dải tần số xác định. Thiết bị này bao gồm một khoang chính, mạng lưới tải âm và một micro hiệu chuẩn. Vị trí của micro được lựa chọn sao cho áp suất âm tại micro xấp xỉ tương ứng với áp suất âm hiện có tại màng nhĩ tai người.
3.4
Thiết bị mô phỏng tai bị bịt kín (occluded-ear simulator)
Thiết bị mô phỏng tai mô phỏng phần bên trong ống tai, từ đầu mút của tai nghe nút tai đến màng nhĩ.
3.5
Phần kéo dài ống tai (ear canal extension)
Thiết bị nối phần phía trong vành tai của thiết bị mô phỏng loa tai với (mặt phẳng qui chiếu) mặt ngoài của bộ mô phỏng tai bị bịt kín, mô phỏng các phần ngoài của ống tai không bao gồm loa tai.
3.6
Thiết bị mô phỏng nút tai (ear insert simulator)
Thiết bị sử dụng để mô tả tổ hợp âm giữa tai nghe và ống tai (ví dụ, khuôn tai hoặc thiết bị tương tự không có ống nối).
3.7
Ma nơ canh (manikin)
Bộ mô phỏng đầu và nửa thân trên của người kéo dài từ đỉnh đầu xuống đến thắt lưng và được thiết kế để mô phỏng sự nhiễu xạ âm sinh ra do đầu và nửa thân trên của người trưởng thành. Phần đầu bao gồm hai thiết bị mô phỏng loa tai, và có ít nhất một tai bị bịt kín.
3.8
Điểm qui chiếu của đối tượng thử hoặc ma nơ canh (reference point of a subject or manikin)
Điểm cắt đôi đường nối các tâm điểm của các lỗ của các ống tai (ở ngã tư giữa phía trong vành tai và ống tai) (xem Hình C.1).
3.9
Mặt phẳng đối xứng của ma nơ canh (plane of symetry of the manikin)
Mặt phẳng qua điểm qui chiếu của ma nơ canh chia các phần trái và phải của ma nơ canh thành hai nửa đối xứng nhau (xem Hình C.1).
3.10
Trục quay của ma nơ canh (axis of rotation of the manikin)
Đường thẳng đi qua điểm qui chiếu của ma nơ canh và nằm trên mặt phẳng đối xứng của ma nơ canh, và có hướng có thể là dọc nếu ma nơ canh được đặt tại vị trí tương ứng với vị trí của người đứng (và ma nơ canh có thể quay quanh nó) (xem Hình C.1).
3.11
Mặt phẳng qui chiếu của ma nơ canh (reference plane of the manikin)
Mặt phẳng vuông góc với trục quay có chứa điểm qui chiếu của ma nơ canh (xem Hình C.1).
3.12
Điểm thử (test point)
Vị trí có thể lặp lại trong không gian thử mà tại đó mức áp suất âm được đo không có ma nơ canh và tại đó điểm qui chiếu của ma nơ canh được định vị cho các mục đích của phép thử.
3.13
Mức áp suất âm vào qui chiếu (reference input sound pressure level)
Mức áp suất âm trường tự do tại điểm thử khi không có ma nơ canh.
3.14
Trục thử (test axis)
Đường nối điểm thử và tâm của nguồn âm (xem Hình C.2).
3.15
Mặt phẳng thử (đối với phép đo tính đồng nhất của mặt đầu sóng trường tự do) [test plane (for measurement of the uniformity of the free field wavefront)]
Mặt phẳng vuông góc với trục thử và chứa điểm thử.
3.16
Góc phương vị của âm tới (azimuth angle of sound incidence)
θ
Góc giữa mặt phẳng đối xứng của ma nơ canh và mặt phẳng được xác định bằng trục quay và trục thử (xem Hình C.2). Khi ma nơ canh đối diện với nguồn âm, góc phương vị của âm tới được xác định bằng 0°. Khi tai phải của ma nơ canh đối diện với nguồn âm, góc phương vị được xác định bằng 90°. Khi tai trái của ma nơ canh đối diện với nguồn âm, góc phương vị được xác định bằng 270°.
3.17
Góc ngẩng của âm tới (elevation angle of sound incidence)
α
Góc giữa mặt phẳng qui chiếu của ma nơ canh và trục thử (xem Hình C.2). Khi đỉnh của các điểm ma nơ canh hướng thẳng với nguồn âm, góc ngẩng được xác định bằng 90°. Khi trục thử nằm trong mặt phẳng qui chiếu, góc ngẩng được xác định bằng 0°.
3.18
Vị trí qui chiếu của ma nơ canh trong không gian thử (reference position of the manikin in the test space)
Vị trí của ma nơ canh trong không gian thử phù hợp các điều kiện sau:
- điểm qui chiếu trùng với điểm thử, và
- cả hai các góc phương vị và góc ngẩng đều bằng không.
3.19
Mức khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh (manikin unoccluded-ear gain)
MUEG
Sự chênh lệch giữa mức áp suất âm trong bộ mô phỏng tai không bị bịt và mức áp suất âm vào qui chiếu. Mức này là hàm số của vị trí ma nơ canh.
3.20
Đáp ứng tần số mức khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh (manikin unoccluded-ear gain frequency response)
MUEGPR
Mức khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh được biểu thị bằng hàm của tần số, MFR (xem 7.3) là hàm số của vị trí ma nơ canh.
3.21
Mức khuếch đại thực được mô phỏng (simulated in situ gain)
SISG
Chênh lệch giữa SPL trong thiết bị mô phỏng tai tạo ra bởi máy trợ thính và SPL vào qui chiếu. Mức này là hàm số của vị trí ma nơ canh.
3.22
Đáp ứng tần số mức khuếch đại thực được mô phỏng (simulated in situ gain frequency response)
SISGPR
SISG được biểu thị là hàm của tần số.
3.23
Mức khuếch đại do chèn mô phỏng (simulated insertion gain)
SIG
Chênh lệch giữa SPL trong thiết bị mô phỏng tai tạo ra do máy trợ thính và SPL trong thiết bị mô phỏng tai khi không có máy trợ thính. Mức khuếch đại bằng với SISG-MUEG. Mức này là hàm số của vị trí ma nơ canh.
3.24
Mức khuếch đại do chèn mô phỏng lớn nhất (full-on simulated insertion gain)
SIG nhận được từ máy trợ thính với điều khiển khuếch đại tại các mức cài đặt lớn nhất và các cài đặt đã công bố của bộ điều khiển máy trợ thính khác.
3.25
Đáp ứng tần số mức khuếch đại do chèn mô phỏng lớn nhất (full-on simulated insertion gain frequency response)
SIGFR
SIG được biểu thị là hàm của tần số.
3.26
Đáp ứng định hướng tai không bịt của ma nơ canh (manikin unoccluded-ear directional response)
MDR
Mức áp suất âm trong thiết bị mô phỏng tai tại tần số công bố là hàm số của góc phương vị và góc ngẩng khi không có máy trợ thính.
3.27
Đáp ứng định hướng thực được mô phỏng (simulated in situ directional response)
SISDR
Mức áp suất âm trong thiết bị mô phỏng tai tạo ra do máy trợ thính là hàm số của góc phương vị và/hoặc góc ngẩng tại tần số công bố, một giá trị khuếch đại và một mức đầu vào xác định.
3.28
Chỉ số định hướng DI2D (directivity index DI2D)
Với mục đích của tiêu chuẩn này DI2D là hàm của tần số được tính từ SISDR là chênh lệch giữa mức của cường độ âm đối với góc phương vị và góc ngẳng bằng 0° và mức cường độ âm trung bình đối với tất cả các góc phương vị và tất cả các góc ngẩng, giả sử sự đối xứng quay quanh trục được xác định theo chỗ giao nhau của mặt phẳng dọc với góc phương vị bằng không và mặt phẳng qui chiếu.
3.29
Chỉ số định hướng trọng số Sll (Sll weighted directivity index)
SIIDI2D
Chỉ số được tính từ DI2D bằng cách áp dụng một hàm trọng yếu của dải tương ứng giá trị tương đối của các tần số khác nhau đối với sự cảm nhận tiếng nói và như nhận được với chỉ số tần số độc lập. Các hệ số trọng số sử dụng trong các phép tính toán phù hợp theo ANSI A3.5:1997 (xem 7.6.4.2).
3.30
Đáp ứng định hướng do chèn mô phỏng (simulated insertion directional response D)
SIDR
Chênh lệch giữa SISDR và MDR.
3.31
OSPL90 thực được mô phỏng (mức áp suất âm ra với SPL vào bằng 90 dB) [(simulated in situ OSPL90) (output sound pressure level for 90 dB input SPL)]
Mức áp suất âm ra trong thiết bị mô phỏng tai sinh ra bởi máy trợ thính tại tần số xác định với điều khiển khuếch đại máy trợ thính tại mức lớn nhất và SPL vào qui chiếu bằng 90 dB.
3.32
Đáp ứng tần số OSPL90 thực được mô phỏng (simulated in situ OSPL90 frequency response)
OSPL90 thực được mô phỏng được biểu thị theo hàm của tần số.
4 Các giới hạn
4.1 Các kết quả nhận được dưới các điều kiện thực được mô phỏng có thể khác cơ bản so với các kết quả nhận được đối với một cá nhân riêng lẻ, do sự biến đổi về giải phẫu của đầu và nửa thân trên, loa tai, ống tai, và màng nhĩ. Vì vậy cần chú ý cẩn thận khi diễn giải các kết quả.
4.2 Các phương pháp khuyến cáo trong Tiêu chuẩn này đưa ra các thông tin về phép đo các thông số sau đây được cho là quan trọng để đánh giá tính năng hoạt động của máy trợ thính khi đeo bình thường, và các điều kiện thực được mô phỏng được coi là thiết yếu:
- khuếch đại chèn lớn nhất;
- đáp ứng tần số do chèn;
- đặc trưng định hướng;
- OSPL90 thực được mô phỏng.
CHÚ THÍCH: Độ chính xác và độ lặp lại của các kết quả nhận được dưới các điều kiện thực được mô phỏng nói chung không được coi là chắc chắn như khi sử dụng phương pháp trường tự do quy định trong IEC 60118-0:1983. Vì vậy, việc sử dụng các điều kiện thực được mô phỏng đối với các phép đo các thông số của máy trợ thính mà khác với các thông số nêu trên là không quy định.
5 Thiết bị thử
5.1 Các yêu cầu về âm học đối với không gian thử
5.1.1 Không gian thử phải cung cấp các điều kiện trường tự do cần thiết trên toàn vùng tần số 200 Hz đến 8000 Hz. Các điều kiện trường tự do cơ bản được xem xét thiết lập khi mức áp suất âm tại các vị trí 100 mm phía trước và sau điểm thử không chênh lệch nhau so với định luật nghịch đảo khoảng cách (luật 1/r) với giá trị lớn hơn ± 2 dB từ 200 Hz đến 400 Hz và ± 1 dB từ 400 Hz đến 8000 Hz.
5.1.2 Dựng ma nơ canh trong không gian thử sao cho tất cả các điểm của đầu và hai vai của ma nơ canh cách xa lớn hơn hoặc bằng λ/4 so với các bề mặt phòng thử, trong đó λ là chiều dài bước sóng của tần số đo thấp nhất. Khoảng cách giữa tâm của nguồn âm và điểm thử phải bằng 1 m.
5.1.3 Không gian thử được trang bị các thiết bị cho phép định vị chính xác và có thể lặp lại đối với ma nơ canh.
5.1.4 Kích thích không mong muốn trong không gian thử, như tiếng ồn xung quanh, các trường khuếch tán điện hoặc từ sẽ phải đủ thấp để đảm bảo các tín hiệu thử vượt các mức tiếng ồn không mong muốn nhiều hơn 10 dB.
5.2 Nguồn âm
5.2.1 Nguồn âm chỉ bao gồm các bộ phận đồng trục. Để tránh phản âm, các bề mặt phía trước của hộp nguồn âm phải được phủ bằng vật liệu hấp thụ thích hợp. Các kích thước theo chiều dài lớn nhất của bề mặt phía trước của nguồn âm không vượt quá 0,30 m.
5.2.2 Trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, nguồn âm phải tạo được mặt đầu sóng đồng nhất trong không gian ma nơ canh đứng được xác định như sau:
Khi không có ma nơ canh, SPL tại bốn vị trí trong mặt phẳng thử cách 15 cm so với điểm thử không được chênh nhau quá ± 2 dB so với SPL tại điểm thử. Hai trong số bốn vị trí là phải ở trong mặt phẳng qui chiếu, về bên trái và bên phải của điểm qui chiếu khi quan sát từ nguồn âm; còn lại hai điểm kia phải nằm trên trục quay phía trên và dưới điểm thử.
5.2.3 Trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, nguồn âm phải có khả năng tạo ra các mức áp suất âm với dung sai lớn nhất bằng ± 1,5 dB (xem 5.7) trên dải từ 50 dB đến 90 dB tại điểm thử.
5.2.4 Tần số của tín hiệu thử không được chênh lệch quá 2 % so với giá trị chỉ thị.
5.2.5 Độ méo sóng hài tổng của của tín hiệu thử không được vượt quá 2 % đối với các mức áp suất âm nhỏ hơn 70 dB và 3 % đối với các mức áp suất từ 70 dB đến 90 dB, khi đo tại điểm thử.
5.3 Ma nơ canh
Phụ lục C nêu các yêu cầu chung về ma nơ canh.
5.4 Thiết bị mô phỏng tai
Thiết bị mô phỏng tai phải gồm mộ bộ mô phỏng tai bị bịt phù hợp theo IEC 60711, cùng với phần kéo dài ống tai có đường kính mm và dài 8,5 mm với dung sai cho phép là ± 2 % khi đo từ mặt ngoài (mặt phẳng qui chiếu) của bộ mô phỏng tai bị bịt đến đáy phần vành tai của thiết bị mô phỏng loa tai.
5.5 Thiết bị mô phỏng chèn tai
Phương pháp lắp tai nghe nhỏ (bộ thu) vào tai, ví dụ khuôn kín, khuôn hở hoặc không có các kết nối khuôn, phải được nói rõ cùng với các chiều dài cũng như các đường kính của các ống kết nối âm đã sử dụng.
5.6 Thiết bị đo mức áp suất âm của bộ mô phỏng tai bị bịt
Thiết bị sử dụng để đo mức áp suất âm cho bộ mô phỏng tại bị bịt sinh ra do máy trợ thính phải phù hợp các yêu cầu sau:
5.6.1 Việc hiệu chuẩn hệ thống thiết bị đo mức áp suất âm phải đạt chính xác trong phạm vi ± 0,5 dB tại tần số quy định.
CHÚ THÍCH: Việc hiệu chuẩn micro phải được lặp lại thường xuyên đủ để đảm bảo duy trì trong phạm vi các giới hạn cho phép trong suốt các phép đo.
5.6.2 Mức độ nhạy về áp suất của micro đo phải nằm trong phạm vi ± 1 dB trong vùng tần số từ 200 Hz đến 3000 Hz và trong phạm vi ± 2 dB trong vùng tần số từ 3000 Hz đến 8000 Hz tương ứng với mức độ nhạy về áp suất tại 1000 Hz.
5.6.3 Độ méo sóng hài tổng trong thiết bị đo trên vùng tần số từ 200 Hz đến 5000 Hz phải nhỏ hơn 1 % đối với các mức áp suất âm đến 130 dB và nhỏ hơn 3 % đối với các mức áp suất âm trên 130 dB và đến 145 dB.
5.6.4 Mức áp suất âm tương ứng với tiếng o o, chuyển động nhiệt và các nguồn tiếng ồn khác phải đủ thấp để đảm bảo số đọc giảm xuống ít nhất 10 dB khi tắt tín hiệu thử.
Đối với mục đích này, có thể sử dụng bộ lọc thông dải cao không ảnh hưởng đến các tần số bằng và cao hơn 200 Hz.
5.6.5 Bộ chỉ thị đầu ra sử dụng phải cho chỉ số r.m.s (trung bình bình phương hiệu dụng) trong phạm vi ± 0,5 dB đối với hệ số tín hiệu đỉnh không lớn hơn 3.
CHÚ THÍCH 1: Nếu, dưới các điều kiện nhất định, cần thiết phải sử dụng hệ thống chọn lọc để đảm bảo rằng đáp ứng của máy trợ thính với tín hiệu thử có thể phân biệt được với tiếng ồn vốn có trong máy trợ thính, thì việc sử dụng hệ thống chọn lọc phải được nêu rõ trong báo cáo thử.
CHÚ THÍCH 2: Biết rằng loại bộ chỉ thị đầu ra sử dụng có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử đáng kể nếu đang đo điện áp không-hình sin. Các điện áp không-hình sin như vậy có thể xuất hiện khi thực hiện các phép đo với các mức đầu vào cao đối với máy trợ thính.
5.6.6 Do việc hiệu chuẩn bộ mô phỏng tai bị bịt phụ thuộc các điều kiện môi trường xung quanh, đặc biệt là áp suất khí quyển, nên khi cần thiết phải thực hiện các hiệu chính đối với sự phụ thuộc đó (xem 6.2).
5.7 Thiết bị ghi tần số quét tự động
Thiết bị phải có khả năng lưu lại tại điểm thử tất cả các mức áp suất âm giữa 50 dB và 90 dB trong phạm vi dung sai cho phép như quy định tại 5.2.3.
Độ không đảm bảo đo của tần số chỉ thị trên biểu đồ ghi phải nằm trong phạm vi ± 5 %. Các giá trị ghi tự động không được chênh nhau quá 1 dB so với giá trị của trạng thái-ổn định trên vùng tần số từ 200 Hz đến 5000 Hz và không quá 2 dB trên vùng tần số từ 5000 Hz đến 8000 Hz.
5.8 Thiết bị hiệu chuẩn mức áp suất âm trong trường tự do
Việc hiệu chuẩn mức áp suất âm trong trường tự do phải nằm trong phạm vi ± 0,5 dB tại tần số quy định. Mức độ nhạy trường tự do của micro đo phải nằm trong phạm vi ± 1 dB trong vùng tần số từ 200 Hz đến 5000 Hz và trong phạm vi ± 1,5 dB trong vùng tần số từ 5000 Hz đến 8000 Hz tương ứng với mức độ nhạy trường tự do tại tần số quy định (thông thường 1 kHz).
6 Các điều kiện thử
6.1 Lựa chọn điểm thử
Với vị trí nguồn âm cố định trong không gian thử, chọn điểm thử sao cho thỏa mãn các yêu cầu nêu tại 5.1.
Khoảng cách từ nguồn âm đến điểm thử phải bằng 1 m. Điều này phải được xem xét kỹ để giảm sự ảnh hưởng qua lại giữa nguồn âm và ma nơ canh tới mức chấp nhận được khi ma nơ canh được định vị tại điểm thử.
6.2 Điều kiện môi trường xung quanh
Các điều kiện môi trường xung quanh trong không gian thử tại thời điểm thử phải nêu rõ và duy trì trong phạm vi dung sai sau:
- nhiệt độ: (23 ± 5) °C;
- độ ẩm tương đối: (20 đến 80) %;
- áp suất khí quyển: () kPa.
6.3 Ma nơ canh
Để đạt được các kết quả lặp lại, ma nơ canh phải không có quần áo hoặc tóc trên người.
6.4 Vị trí của máy trợ thính
6.4.1 Đặt máy trợ thính vào ma nơ canh
Máy trợ thính được đặt vào ma nơ canh theo cách như sử dụng thực tế.
Phần thân máy trợ thính được đặt cách 30 cm so với mặt phẳng qui chiếu tại vị trí giữa ngực, phần sau của máy treo chắc chắn trên bề mặt của ma nơ canh.
6.4.2 Nối tai nghe vào thiết bị mô phỏng tai
Nếu không có quy định khác thì sử dụng tai phải của ma nơ canh.
Phải nêu rõ loại thiết bị mô phỏng tai nút vào tai và bất kỳ ống nào được sử dụng. Việc lắp thiết bị mô phỏng loa tai và phần kéo dài ống tai phải được tiến hành cẩn thận tránh sự rò rỉ bằng các phép thử ống tai đóng kín.
6.5 Các điều kiện vận hành bình thường đối với máy trợ thính
6.5.1 Quy định chung
Khi không quy định các điều kiện khác, thì các điều kiện vận hành bình thường đối với máy trợ thính áp dụng cho các mục đích đo là:
6.5.2 Nguồn cấp điện
Dùng pin loại loại thực tế vẫn thường dùng trong máy trợ thính, được phóng điện từng phần để tránh điện áp cao ban đầu, hoặc nguồn cấp điện phù hợp mô phỏng điện áp và điện trở trong của các pin thường dùng.
Loại nguồn điện sử dụng, điện áp cung cấp và, trong trường hợp nguồn, thì cần nêu rõ điện trở trong.
6.5.3 Điều khiển mức khuếch đại
Phải báo cáo vị trí điều khiển khuếch đại lớn nhất, vị trí khuếch đại chuẩn cho phép thử hoặc các vị trí khác đã sử dụng.
6.5.4 Các điều khiển khác
Mức cài đặt đã lựa chọn đối với điều khiển âm phải được nêu rõ cùng các kết quả. Nói chung, mức cơ bản (mà cho dải tần số rộng nhất) phải được lựa chọn ưu tiên, trong đó các tần số thấp hoặc cao suy giảm dần. Tuy nhiên, nếu có một số lý do liên quan đến các mức cài đặt khác mà đại diện hơn cho việc sử dụng bình thường các máy trợ thính, thì có thể chấp nhận các cài đặt này, với điều kiện chúng được mô tả rõ trong phần kết quả.
Tất cả các cài đặt phải được chọn để OSPL90 lớn nhất và khuếch đại âm lớn nhất. Nếu OSPL90 lớn nhất không đi cùng với khuếch đại âm lớn nhất, thì sử dụng mức cài đặt mà cho OSPL90 lớn nhất.
6.5.5 Phụ kiện sử dụng để kết nối với đầu micro của máy trợ thính
Phải nêu rõ các phụ kiện được sử dụng.
7 Các phép đo
7.1 Khái quát
7.1.1 Đáp ứng tần số khuếch đại chèn mô phỏng có thể xác định theo hai phương pháp khác nhau, cho cùng các kết quả nếu máy trợ thính làm việc như một thiết bị tuyến tính:
- phương pháp SPL đầu vào chuẩn không đổi (xem 7.4):
- phương pháp SPL thiết bị mô phỏng tai không đổi (xem 7.5).
Do các thay đổi của trường âm bởi đầu và ống tai mở nên phương pháp SPL thiết bị mô phỏng tai không đổi sẽ làm cho SPL đầu vào thấp hơn đáng kể cho máy trợ thính so với phương pháp SPL đầu vào chuẩn không đổi tại các tần số nhất định.
Tuy nhiên, lợi thế của phương pháp SPL thiết bị mô phỏng tai không đổi là sử dụng cùng một hệ thống micro để đo SPL đầu vào và SPL đầu ra. Báo cáo rõ phương pháp đã áp dụng.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng thiết bị mô phỏng tai hai bên như một thiết bị kiểm soát là không khuyến cáo do có thể thiếu sự đối xứng và sự hạn chế của nó đối với riêng âm tới chính diện.
7.1.2 Chỉ viện dẫn các số liệu cho một phần vùng tần số giữa từ 200 Hz đến 8000 Hz trong đó đầu ra từ máy trợ thính giảm xuống ít nhất 10 dB khi tắt nguồn âm.
7.2 Điều chỉnh mức áp suất âm ra qui chiếu
Cách tiến hành
a) Đặt micro hiệu chuẩn trong trường tự do (xem 5.8) tại điểm thử không có ma nơ canh;
b) Thay đổi tần số của nguồn âm trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Ghi lại tín hiệu điện đầu vào đến nguồn âm yêu cầu để tạo ra SPL đầu vào chuẩn không đổi (xem 5.2.3).
CHÚ THÍCH: Đối với các phép thử ghi quét tần tự động, SPL đầu vào chuẩn có thể giữ không đổi bằng cách sử dụng micro để điều khiển thiết bị phù hợp theo 5.7. Việc ghi tín hiệu điện đầu vào có thể dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật lưu trữ số hoặc máy ghi băng.
Việc chỉ sử dụng các bộ lọc cân bằng hoặc micro điều khiển đặt giữa nguồn âm và điểm thử nói chung cho thấy không phù hợp.
7.3 Đáp ứng tần số của ma nơ canh (MFR)
7.3.1 Mục đích
Mục đích của phép thử là đo tính năng hoạt động của ma nơ canh để cung cấp cơ sở để xác định đáp ứng tần số khuếch đại chèn mô phỏng theo phương pháp SPL đầu vào chuẩn không đổi.
7.3.2 Cách tiến hành
a) Đặt ma nơ canh tại vị trí qui chiếu (xem 3.18);
b) Thay đổi tần số trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, giữ mức áp suất âm vào qui chiếu không đổi tại 60 dB. SPL của thiết bị mô phỏng tai được ghi lại là hàm của tần số;
CHÚ THÍCH: Đối với các phép thử ghi quét tần tự động, điều này dễ dàng đạt được bằng cách cung cấp tín hiệu điện đầu vào đã lưu cho nguồn âm (xem chú thích 7.2.1).
7.4 Mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất đo bằng phương pháp SPL vào qui chiếu không đổi
Cách tiến hành
a) Thực hiện các phép đo mô tả tại 7.2 và 7.3;
b) Với ma nơ canh tại vị trí qui chiếu, đặt máy trợ thính theo 6.4;
c) Xoay điều khiển khuếch đại lớn nhất máy trợ thính và cài đặt các điều khiển khác đến các vị trí yêu cầu;
d) Tại tần số phù hợp, cài đặt SPL vào qui chiếu đến 60 dB. Nếu điều này không tạo ra các điều kiện vào/ra tuyến tính về cơ bản trong máy trợ thính, thì phải giảm SPL đến 50 dB. Các điều kiện vào/ra tuyến tính về cơ bản được coi là tồn tại nếu, tại tất cả các tần số trong dải từ 200 Hz đến 8000 Hz, sự thay đổi về SPL đầu vào bằng 10 dB sẽ gây ra sự thay đổi SPL đầu ra bằng (10 ± 1) dB. Báo cáo SPL đầu vào.
CHÚ THÍCH: Đối với các máy trợ thính có bố trí mạch nhất định, ví dụ các máy trợ thính đối xứng, các đặc tính đầu vào-đầu ra không tuyến tính có thể theo dõi trên một khoảng lớn trong phạm vi hoạt động.
e) Thay đổi tần số trên dải từ 200 Hz đến 8 000 Hz giữ SPL đầu vào chuẩn không đổi tại mức như đã xác định tại d) ở trên. Ghi lại SPL của thiết bị mô phỏng tai theo hàm của tần số.
f) Nhận được mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất bằng cách lấy SPL thực được mô phỏng (xác định tại e) ở trên) trừ SPL tại tai bịt của ma nơ canh (xác định tại b) của 7.3.2) tại từng tần số.
g) Vẽ mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất theo hàm của tần số. Có thể báo cáo giá trị này đối với tần số xác định.
CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp khi các máy trợ thính có khuếch đại cao, điều này có thể dễ dàng chấp nhận cài đặt mức khuếch đại thấp hơn mức cao nhất đối với phép đo đáp ứng tần số. Trong các trường hợp đó, phải báo cáo mức cài đặt.
CHÚ THÍCH 2: Có thể lặp lại qui trình đối với các cài đặt điều khiển khác đã nêu hoặc các vị trí khác của ma nơ canh đã nêu.
7.5 Khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất được đo theo phương pháp SPL không đổi của thiết bị mô phỏng tai
Một cách khác để xác định khuếch đại chèn mô phỏng cho máy trợ thính là:
a) Đặt ma nơ canh tại vị trí qui chiếu không có máy trợ thính;
b) Thay đổi tần số trên dải từ 200 Hz đến 8000 Hz và ghi lại tín hiệu điện đầu vào mà các nguồn âm tạo ra SPL không đổi, đã nêu, trong thiết bị mô phỏng tai theo hàm của tần số. Tại tần số phù hợp, điều chỉnh tín hiệu điện vào nguồn âm đến một mức mà tạo ra SPL bằng 60 dB trong thiết bị mô phỏng tai không có bộ mô phỏng nút tai hoặc có mặt máy trợ thính, như xác định tại b) ở trên. Nếu điều này không tạo ra các điều kiện vào/ra tuyến tính về cơ bản trong máy trợ thính, thì phải giảm SPL đến 50 dB. Các điều kiện vào/ra tuyến tính về cơ bản được coi là tồn tại trong máy trợ thính nếu, tại tất cả các tần số trong dải từ 200 Hz đến 8000 Hz, sự thay đổi về SPL vào bằng 10 dB sẽ gây ra sự thay đổi đầu ra bằng (10 ± 1) dB.
CHÚ THÍCH: Xem chú thích tại 7.2.1. Đối với các máy trợ thính có bố trí mạch nhất định, ví dụ các máy trợ thính đối xứng, các đặc tính đầu vào-đầu ra không tuyến tính có thể theo dõi trên một khoảng lớn trong phạm vi hoạt động.
c) Đặt máy trợ thính vào ma nơ canh theo 6.4 và kết nối máy với cùng thiết bị mô phỏng tai như đã dùng tại b) ở trên;
d) Xoay điều khiển khuếch đại máy trợ thính lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác đến các vị trí yêu cầu;
e) Thay đổi tần số của nguồn âm trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz với sự có mặt của máy trợ thính. Ghi lại SPL của thiết bị mô phỏng tai theo hàm của tần số.
f) Nhận được mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất bằng cách lấy SPL của tai giá đã ghi được (xác định tại e) ở trên) trừ SPL tại thiết bị mô phỏng tai (xác định tại b) ở trên) tại từng tần số.
g) Vẽ mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất theo hàm của tần số. Có thể báo cáo giá trị này đối với tần số xác định.
CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp khi các máy trợ thính có khuếch đại cao, điều này có thể dễ dàng chấp nhận cài đặt mức khuếch đại thấp hơn mức lớn nhất đối với phép đo đáp ứng tần số. Trong các trường hợp đó, phải báo cáo mức khuếch đại.
CHÚ THÍCH 2: Có thể lặp lại qui trình đối với các cài đặt điều khiển và các vị trí khác của ma nơ canh đã nêu.
7.6 Các đặc trưng định hướng
7.6.1 Đáp ứng định hướng tai không bịt của ma nơ canh
7.6.1.1 Mục đích
Mục đích của phép thử này là xác định đáp ứng định hướng của ma nơ canh không có thiết bị mô phỏng nút tai hoặc có (mặt) máy trợ thính để xác định đáp ứng định hướng lắp của máy trợ thính.
7.6.1.2 Cách tiến hành
a) Đặt ma nơ canh vào vị trí qui chiếu cùng thiết bị mô phỏng nút tai và không có máy trợ thính;
b) Tại tần số xác định, SPL vào được điều chỉnh để tạo SPL phù hợp trong thiết bị mô phỏng tai, phải báo cáo điều này;
c) Tại góc ngẩng đã nêu (thông thường là zero), ma nơ canh được xoay quanh trục và SPL trong thiết bị mô phỏng tai được ghi lại theo hàm của góc phương vị;
d) Đáp ứng định hướng là chênh lệch giữa SPL của thiết bị mô phỏng tai tại góc phương vị cho trước của âm tới và SPL thiết bị mô phỏng tai tại vị trí qui chiếu, được vẽ theo hàm của góc phương vị.
7.6.2 Đáp ứng định hướng thực được mô phỏng
7.6.2.1 Mục đích
Mục đích của phép thử này là xác định các hiệu ứng định hướng kết hợp của ma nơ canh và máy trợ thính.
7.6.2.2 Cách tiến hành
a) Với ma nơ canh tại vị trí qui chiếu, đặt máy trợ thính theo 6.4;
b) Tại tần số xác định, điều chỉnh SPL vào và/hoặc điều chỉnh mức cài đặt khuếch đại máy trợ thính để tạo các điều kiện vào/ra tuyến tính về cơ bản trong máy trợ thính thông qua một vòng xoay hoàn chỉnh của ma nơ canh;
c) Tại góc ngẩng đã nêu (thông thường là zero), xoay ma nơ canh quanh trục xoay và ghi lại SPL trong thiết bị mô phỏng tai;
d) Đáp ứng định hướng thực được mô phỏng là chênh lệch giữa SPL của thiết bị mô phỏng tai tại góc phương vị cho trước của âm tới và SPL thiết bị mô phỏng tai tại vị trí qui chiếu, được vẽ theo hàm của góc phương vị.
7.6.3 Đáp ứng định hướng chèn mô phỏng (SIDR)
7.6.3.1 Mục đích
Mục đích của phép thử này là so sánh các đặc trưng định hướng của máy trợ thính đeo trên ma nơ canh với các đặc trưng định hướng của một mình ma nơ canh.
7.6.3.2 Cách tiến hành
a) Đáp ứng định hướng của ma nơ canh (MDR) được xác định theo 7.6.1;
b) Đáp ứng định hướng thực được mô phỏng (SISDR) được xác định theo 7.6.2;
c) Đáp ứng định hướng chèn mô phỏng là chênh lệch giữa SISDR và MDR, được vẽ theo hàm của tần số, với góc phương vị làm thông số.
CHÚ THÍCH: Phép đo này có thể thực hiện với thiết bị mô phỏng tai theo phương pháp SPL là hằng số.
7.6.4 Chỉ số định hướng và chỉ số định hướng theo trọng số
7.6.4.1 Mục đích
Mục đích của phép thử này là thu được các chỉ số mô tả hiệu ứng của các đặc trưng định hướng của máy trợ thính. Phương pháp xác định chỉ dựa trên các phép đo trong mặt phẳng ngang (góc ngẩng bằng 0°) nhưng giả định là phép xoay đối xứng việc tính toán sẽ mở rộng đến mặt phẳng thẳng đứng.
7.6.4.2 Cách tiến hành
Đáp ứng định hướng thực được mô phỏng (SISDR) được xác định theo 7.6.2 đối với góc ngẩng bằng zero. Các phép đo được thực hiện đại diện tại ít nhất các tần số 1/3 octa trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz và các góc phương vị với khoảng cách tối đa là 10°. Đối với khoảng cách 10° thì DI2D được tính theo Công thức sau:
Trong đó:
θj là góc phương vị tương ứng với số j;
SISDRj(f) là đáp ứng định hướng mô phỏng thực tương ứng với tần số f và góc phương vị θj;
SISDR0(f) là đáp ứng định hướng mô phỏng thực tương ứng với tần số f và góc phương vị 0;
DI(f) là DI đối với tần số.
CHÚ THÍCH: Hằng số 22,92 chỉ có giá trị đối với 36 điểm đo với khoảng cách 10°. Nếu sử dụng số lượng điểm đo khác nhau thì phải tính toán lại.
SIIDI2D được tính theo Công thức sau:
SIIDI2D = 0,01∙DI(200) + 0,01∙DI(250) + 0,03∙DI(315) + 0,04∙DI(400) + 0,06∙DI(500) + 0,07∙DI(630) + 0,07∙DI(800) + 0,08∙DI(1000) + 0,09∙DI(1250) + 0,09∙DI(1600) + 0,09∙DI(2000) + 0,09∙DI(2500) + 0,08∙DI(3150) + 0,08∙DI(4000) + 0,05∙DI(5000) + 0,04∙DI(6300) + 0,02∙DI(8000)
trong đó số ghi trong ngoặc đơn là tần số tính bằng Hz.
7.7 Các phép đo OSPL90 thực được mô phỏng
Cách tiến hành
a) Với ma nơ canh tại vị trí qui chiếu, máy trợ thính được đặt theo 6.4;
b) Điều khiển khuếch đại được mở lớn nhất và các điều khiển khác được cài đặt về các vị trí yêu cầu của nó;
c) Tại tần số phù hợp, cài đặt SPL vào đến 90 dB;
d) Thay đổi tần số của nguồn âm trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz giữ SPL vào qui chiếu không đổi tại 90 dB. SPL của thiết bị mô phỏng tai được ghi lại theo hàm của tần số.
7.8 Phương pháp giản lược để đo đáp ứng khuếch đại chèn và thực được mô phỏng
7.8.1 Mục đích
Phương pháp mô tả này sẽ giảm nhẹ phép đo đáp ứng chèn và mô phỏng thực đến phép đo phù hợp theo IEC 60118-0:1983, mà không cần ma nơ canh và phòng câm.
7.8.2 Các yêu cầu
7.8.2.1 Các đường biến đổi chuẩn
Sự biến đổi đã biết của trường âm tự do đến đầu thu micro của máy trợ thính.
Trong Phụ lục A có thể tham khảo các biến đổi đối với một số cấu tạo máy trợ thính.
7.8.2.2 Nguồn âm
Nếu máy trợ thính có các đặc trưng không tuyến tính, thì bắt buộc dùng nguồn âm với bộ nhớ kỹ thuật số để lưu các đáp ứng biến đổi. Theo cách này, đối với các điều kiện thử theo TCVN 11738-0 (IEC 60118-0) thì duy trì cùng mức âm đầu vào cho máy trợ thính như cho phép đo với ma nơ canh như mô tả tại 7.4.
7.8.3 Cách tiến hành
a) Hiệu chuẩn trường âm phù hợp theo 6.2 của TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015);
b) Bổ sung vào trường âm đường biến đổi như yêu cầu về cấu tạo của máy trợ thính;
c) Đo đáp ứng tần số khuếch đại âm lớn nhất phù hợp theo 7.3 của IEC 60118-0:1983. Kết quả của phép đo là tương đương với khuếch đại thực được mô phỏng;
d) Thu được mức chèn mô phỏng lớn nhất như mô tả tại 7.4 và bằng cách sử dụng khuếch đại tai bịt của ma nơ canh như tham khảo tại Phụ lục B;
CHÚ THÍCH: Đối với các thiết bị CIC, Bảng 1 giả định các thiết bị thu kết thúc tại mặt phẳng tham chiếu như quy định tại IEC 60711. Không có tư liệu đối với các thiết bị định lắp sâu hơn.
8 Các biểu đồ ghi đáp ứng tần số
Tất cả các đáp ứng thể hiện sự biến thiên của một thông số theo tần số phải được vẽ trên hệ toạ độ có thang đo tuyến tính trên trục tung theo đêxiben và thang đo logarit tần số trên trục hoành với chiều dài một thập phân trên trục hoành bằng 50 dB trên trục tung, phù hợp IEC 62063.
9 Độ không đảm bảo đo mở rộng cho phép lớn nhất
Bảng dưới đây quy định độ không đảm bảo mở rộng cho phép lớn nhất đối với hệ số phù k = 2, kèm theo các phép đo được thực hiện trong tiêu chuẩn này.
Các độ không đảm bảo đo mở rộng được quy định trong bảng là lớn nhất cho phép để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Nếu độ không đảm bảo mở rộng thực tế của phép đo vượt quá giá trị lớn nhất cho phép trong Bảng 1, thì phép đo không được sử dụng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Bảng 1 - Các giá trị Umax đối với các phép đo cơ bản
Đại lượng đo | Umax |
Mức áp suất âm 200 Hz đến 4000 Hz | 1,0 dB |
Mức áp suất âm lớn hơn 4000 Hz | 1,5 dB |
Chỉ số định hướng | 0,5 |
Tần số | 0,5 % |
Độ không đảm bảo đo được tạo thành từ một số yếu tố:
- độ không đảm bảo của thiết bị sử dụng, như bộ tạo âm, các đồng hồ đo mức, các micro đo, bộ tổ hợp âm, v.v.;
- các dung sai trong quá trình ghép âm của máy trợ thính vào bộ ghép âm. Các dung sai này có thể liên quan đến đường kính và chiều dài ống;
- độ chính xác và thao tác cẩn thận khi định vị máy trợ thính trong không gian thử.
Có thể xác định độ không đảm bảo đo bằng cách xem xét các yếu tố trên.
CHÚ THÍCH: Một cách thực hành tốt để đánh giá độ không đảm bảo là so sánh các kết quả đo với phòng thử nghiệm được công nhận.
Việc diễn giải độ không đảm bảo đo là khác nhau giữa nhà sản xuất, người mà phải đảm bảo các số liệu danh nghĩa, và người mua.
Các giới hạn thử nghiệm trong sản xuất của nhà sản xuất: dung sai trừ độ không đảm bảo đo. Các giới hạn đo chấp nhận của người mua: số liệu danh nghĩa cộng độ không đảm bảo đo.
Phụ lục A
(quy định)
Trường tự do đối với sự chuyển đổi micro của máy trợ thính
A.1 Vị trí micro
Hình A.1 đến A.4 và Bảng A.1 minh họa vị trí của micro đối với các cấu tạo điển hình của máy trợ thính và trường tự do tương ứng với sự chuyển đổi micro máy trợ thính.
• Thiết bị (lắp) sau-tai Hình A.1
• Thiết bị (trùm) vành tai Hình A.2
• Thiết bị (cỡ) ống tai Hình A.3
• Thiết bị hoàn toàn trong ống tai Hình A.4
A.2 Các điều kiện đo
• Ma nơ canh theo IEC/TR 60959 (KEMAR - cỡ lớn, loa tai bên phải DB-065)
• Thiết bị mô phỏng tai theo IEC 60711
• Góc phương vị 0°
• Góc ngẩng 0°
Hình A.1 - Vị trí micro và trường tự do tương ứng với sự chuyển đổi micro của máy trợ thính đối với các thiết bị (lắp) sau tai
Hình A.2 - Vị trí micro và trường tự do tương ứng với sự chuyển đổi micro của máy trợ thính đối với các thiết bị (trùm) vành tai
Hình A.3 - Vị trí micro và trường tự do tương ứng đối với sự chuyển đổi micro máy trợ thính cho các thiết bị (cỡ) ống tai
Hình A.4 - Vị trí micro và trường tự do tương ứng đối với sự chuyển đổi micro máy trợ thính cho các thiết bị hoàn toàn trong ống tai
Bảng A.1 - Các số liệu về trường tự do khác nhau đối với các đáp ứng chuyển đổi micro của máy trợ thính
Tần số Hz | BTE dB | ITE dB | ITC dB | CIC dB |
| Tần số Hz | BTE dB | ITE dB | ITC dB | CIC dB |
| Tần số Hz | BTE dB | ITE dB | ITC dB | CIC dB |
| Tần số Hz | BTE dB | ITE dB | ITC dB | CIC dB |
| Tần số Hz | BTE dB | ITE dB | ITC dB | CIC dB |
100 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 251 | 0,1 | 0,4 | 0,4 | 0,5 |
| 631 | 0,6 | 1,8 | 1,8 | 1,9 |
| 1585 | 0,8 | 1,6 | 1,6 | 1,7 |
| 3981 | 2,0 | 5,8 | 9,1 | 12,3 |
103 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 259 | 0,1 | 0,4 | 0,4 | 0,5 |
| 651 | 0,6 | 1,8 | 1,8 | 1,9 |
| 1634 | 1,2 | 2,0 | 1,8 | 1,9 |
| 4105 | 1,9 | 6,1 | 9,3 | 12,5 |
106 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 267 | 0,1 | 0,5 | 0,4 | 0,5 |
| 671 | 0,6 | 1,8 | 1,8 | 1,9 |
| 1685 | 1,6 | 2,3 | 2,3 | 2,3 |
| 4233 | 1,6 | 6,4 | 9,4 | 12,8 |
110 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 275 | 0,1 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
| 692 | 0,4 | 1,8 | 1,8 | 1,9 |
| 1738 | 2,1 | 2,7 | 2,7 | 2,7 |
| 4365 | 1,2 | 6,9 | 9,6 | 13,0 |
113 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 284 | 0,2 | 0,5 | 0,5 | 0,6 |
| 713 | 0,4 | 1,8 | 1,7 | 1,8 |
| 1792 | 2,4 | 3,1 | 3,1 | 3,2 |
| 4501 | 0,6 | 7,3 | 9,8 | 13,1 |
117 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 293 | 0,2 | 0,6 | 0,5 | 0,6 |
| 736 | 0,3 | 1,7 | 1,7 | 1,7 |
| 1848 | 2,5 | 3,6 | 3,9 | 3,9 |
| 4642 | -0,2 | 7,7 | 9,9 | 13,1 |
120 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 302 | 0,4 | 0,6 | 0,6 | 0,6 |
| 759 | 0,2 | 1,6 | 1,6 | 1,7 |
| 1905 | 2,9 | 3,8 | 4,5 | 4,5 |
| 4786 | -1,3 | 7,7 | 9,9 | 13,1 |
124 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 311 | 0,4 | 0,6 | 0,6 | 0,6 |
| 782 | 0,2 | 1,6 | 1,5 | 1,6 |
| 1965 | 3,1 | 4,2 | 4,8 | 5,2 |
| 4936 | -1,7 | 7,6 | 9,7 | 12,9 |
128 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 321 | 0,4 | 0,6 | 0,6 | 0,6 |
| 807 | 0,1 | 1,4 | 1,5 | 1,5 |
| 2026 | 3,2 | 4,6 | 5,3 | 5,9 |
| 5089 | -1,2 | 7,4 | 9,2 | 12,5 |
132 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 331 | 0,5 | 0,6 | 0,6 | 0,7 |
| 832 | -0,1 | 1,4 | 1,5 | 1,5 |
| 2089 | 3,2 | 5,0 | 5,8 | 6,4 |
| 5248 | 0,0 | 6,8 | 8,8 | 12,1 |
136 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 341 | 0,5 | 0,7 | 0,7 | 0,8 |
| 858 | -0,3 | 1,4 | 1,5 | 1,5 |
| 2154 | 3,2 | 5,2 | 6,1 | 6,9 |
| 5412 | 1,4 | 6,2 | 8,1 | 11,8 |
140 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 352 | 0,5 | 0,8 | 0,7 | 0,8 |
| 884 | -0,6 | 1,4 | 1,5 | 1,5 |
| 2222 | 3,0 | 5,4 | 6,5 | 7,4 |
| 5580 | 2,3 | 5,2 | 7,1 | 10,7 |
145 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 363 | 0,5 | 0,8 | 0,7 | 0,9 |
| 912 | -0,7 | 1,4 | 1,3 | 1,5 |
| 2291 | 2,8 | 5,7 | 6,7 | 8,0 |
| 5754 | 2,6 | 4,1 | 6,4 | 9,7 |
149 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 374 | 0,6 | 0,9 | 0,9 | 0,9 |
| 940 | -1,0 | 1,3 | 1,3 | 1,4 |
| 2362 | 2,6 | 5,9 | 7,0 | 8,5 |
| 5934 | 2,8 | 3,3 | 5,5 | 8,7 |
154 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 386 | 0,6 | 1,0 | 0,9 | 1,0 |
| 970 | -1,1 | 1,3 | 1,3 | 1,4 |
| 2436 | 2,2 | 5,9 | 7,2 | 8,6 |
| 6119 | 3,0 | 2,6 | 4,7 | 7,3 |
158 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 398 | 0,7 | 1,1 | 1,0 | 1,1 |
| 1000 | -1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,4 |
| 2512 | 1,8 | 5,8 | 7,2 | 8,7 |
| 6310 | 3,3 | 2,1 | 4,1 | 6,2 |
163 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 411 | 0,7 | 1,2 | 1,2 | 1,3 |
| 1031 | -1,4 | 1,3 | 1,3 | 1,3 |
| 2590 | 1,4 | 5,5 | 7,2 | 8,9 |
| 6506 | 3,3 | 1,9 | 3,6 | 5,2 |
169 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 423 | 0,8 | 1,3 | 1,2 | 1,3 |
| 1063 | -1,4 | 1,2 | 1,2 | 1,3 |
| 2671 | 1,0 | 5,2 | 7,2 | 8,9 |
| 6709 | 3,4 | 1,5 | 3,1 | 4,2 |
174 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 437 | 0,8 | 1,3 | 1,2 | 1,2 |
| 1096 | -1,5 | 1,1 | 1,1 | 1,2 |
| 2754 | 0,8 | 4,9 | 7,1 | 9,0 |
| 6918 | 3,6 | 1,2 | 2,1 | 2,9 |
179 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 450 | 0,8 | 1,3 | 1,3 | 1,3 |
| 1131 | -1,5 | 1,0 | 1,0 | 1,1 |
| 2840 | 0,4 | 4,8 | 7,1 | 9,3 |
| 7134 | 3,6 | 0,7 | 1,0 | 1,9 |
185 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 464 | 0,8 | 1,3 | 1,3 | 1,3 |
| 1166 | -1,4 | 1,0 | 0,9 | 1,0 |
| 2929 | 0,3 | 4,6 | 7,3 | 9,6 |
| 7356 | 3,7 | 0,2 | -0,1 | 1,2 |
191 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 479 | 0,8 | 1,3 | 1,3 | 1,3 |
| 1202 | -1,4 | 0,9 | 0,8 | 0,9 |
| 3020 | 0,1 | 4,5 | 7,4 | 9,9 |
| 7586 | 3,7 | -0,4 | -0,8 | 0,4 |
196 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 494 | 0,8 | 1,3 | 1,3 | 1,4 |
| 1240 | -1,2 | 0,7 | 0,6 | 0,8 |
| 3114 | -0,1 | 4,5 | 7,6 | 10,2 |
| 7822 | 3,7 | -1,1 | -2,2 | 0,3 |
203 | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
| 509 | 0,8 | 1,4 | 1,3 | 1,4 |
| 1278 | -1,2 | 0,6 | 0,5 | 0,6 |
| 3211 | -0,1 | 4,5 | 7,6 | 10,4 |
| 8066 | 3,9 | -1 8 | -3,3 | 0,7 |
209 | 0,1 | 0,3 | 0,2 | 0,2 |
| 525 | 0,8 | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
| 1318 | -1,2 | 0,5 | 0,4 | 0,5 |
| 3311 | 0,1 | 4,7 | 7,7 | 10,7 |
| 8318 | 4,1 | -2,9 | -4,8 | 1,6 |
215 | 0,1 | 0,3 | 0,2 | 0,2 |
| 541 | 0,7 | 1,5 | 1,6 | 1,6 |
| 1359 | -1,1 | 0,5 | 0,4 | 0,5 |
| 3415 | 0,3 | 4,8 | 8,1 | 11,0 |
| 8577 | 4,1 | -3,6 | -6,0 | 3,2 |
222 | 0,1 | 0,3 | 0,2 | 0,2 |
| 558 | 0,7 | 1,7 | 1,8 | 1,8 |
| 1402 | -0,9 | 0,6 | 0,5 | 0,6 |
| 3521 | 0,8 | 5,0 | 8,5 | 11,3 |
| 8844 | 4,1 | -4,4 | -7,7 | 4,4 |
229 | 0,1 | 0,3 | 0,3 | 0,4 |
| 575 | 0,6 | 1,7 | 1,8 | 1,8 |
| 1445 | -0,6 | 0,7 | 0,6 | 0,7 |
| 3631 | 1,0 | 5,2 | 8,7 | 11,6 |
| 9120 | 4,1 | -5,3 | -9,2 | 4,2 |
236 | 0,1 | 0,3 | 0,3 | 0,4 |
| 593 | 0,8 | 1,7 | 1,8 | 1,9 |
| 1491 | -0,3 | 0,9 | 0,9 | 0,8 |
| 3744 | 1,4 | 5,3 | 8,7 | 11,9 |
| 9404 | 4,1 | -6,2 | -10,3 | 1,8 |
244 | 0,1 | 0,4 | 0,4 | 0,5 |
| 612 | 0,6 | 1,8 | 1,8 | 1,0 |
| 1537 | 0,1 | 1,2 | 1,1 | 1,1 |
| 3861 | 1,8 | 5,5 | 8,9 | 12,1 |
| 9698 | 3,9 | -6,9 | -11,4 | -1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 10000 | 3,5 | -7,8 | -12,4 | -3,5 |
Phụ lục B
(quy định)
Khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh
Hình B.1 và Bảng B.1 minh họa các điều kiện đo khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh.
• Ma nơ canh theo IEC/TR 60959
• Thiết bị mô phỏng tai theo IEC 60711
• Góc phương vị 0°
• Góc ngẩng 0o+
• Loa tai to (đỏ)
• Tai phải
Hình B.1 - Đáp ứng tần số khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh
Bảng B.1 - Số liệu về đáp ứng tần số khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh
Tần số Hz | Khuếch đại tai không bịt dB |
| Tần số Hz | Khuếch đại tai không bịt dB |
| Tần số Hz | Khuếch đại tai không bịt dB |
| Tần số Hz | Khuếch đại tai không bịt dB |
| Tần số Hz | Khuếch đại tai không bịt dB |
100 | 0 |
| 251 | 0 |
| 631 | 2 |
| 1585 | 3,6 |
| 3981 | 14,4 |
103 | 0 |
| 259 | 0 |
| 651 | 2 |
| 1634 | 4,8 |
| 4105 | 14,1 |
106 | 0 |
| 267 | 0 |
| 671 | 2,5 |
| 1685 | 6,4 |
| 4233 | 14 |
110 | 0 |
| 275 | 0 |
| 692 | 2,4 |
| 1738 | 6,3 |
| 4365 | 14 |
113 | 0 |
| 284 | 0 |
| 713 | 2,5 |
| 1792 | 7,8 |
| 4501 | 14 |
117 | 0 |
| 293 | 0 |
| 736 | 2,8 |
| 1848 | 8,7 |
| 4642 | 13,8 |
120 | 0 |
| 302 | 0 |
| 759 | 2,4 |
| 1905 | 10,4 |
| 4780 | 13,3 |
124 | 0 |
| 311 | 0 |
| 782 | 2,4 |
| 1965 | 10,9 |
| 4930 | 12,3 |
128 | 0 |
| 321 | 0 |
| 807 | 2,5 |
| 2026 | 12,5 |
| 5089 | 12 |
132 | 0 |
| 331 | 0,1 |
| 832 | 2,6 |
| 2089 | 13,3 |
| 5248 | 10,8 |
136 | 0 |
| 341 | 0,1 |
| 858 | 2,3 |
| 2154 | 14 |
| 5412 | 9,8 |
140 | 0 |
| 352 | 0,4 |
| 884 | 2,6 |
| 2222 | 14,5 |
| 5580 | 8,8 |
145 | 0 |
| 363 | 0,4 |
| 912 | 2,4 |
| 2291 | 15,7 |
| 5754 | 7,6 |
149 | 0 |
| 374 | 0,7 |
| 940 | 2,2 |
| 2362 | 16,8 |
| 5934 | 6,8 |
154 | 0 |
| 386 | 0,9 |
| 970 | 2,2 |
| 2436 | 17,2 |
| 6119 | 6,1 |
158 | 0 |
| 398 | 1,1 |
| 1000 | 25 |
| 2512 | 17,2 |
| 6310 | 5,8 |
163 | 0 |
| 411 | 1 |
| 1031 | 2,5 |
| 2590 | 17,6 |
| 6506 | 5 |
169 | 0 |
| 423 | 0,8 |
| 1063 | 2,3 |
| 2671 | 17,5 |
| 6709 | 3,5 |
174 | 0 |
| 437 | 0,7 |
| 1096 | 2 |
| 2754 | 17,9 |
| 6918 | 1,5 |
179 | 0 |
| 450 | 0,7 |
| 1131 | 2,2 |
| 2840 | 17,5 |
| 7134 | -0,2 |
185 | 0 |
| 464 | 1,2 |
| 1166 | 2,6 |
| 2929 | 17 |
| 7356 | -0,8 |
191 | 0 |
| 479 | 1,5 |
| 1202 | 2,1 |
| 3020 | 16,5 |
| 7586 | 0,5 |
196 | 0 |
| 494 | 1,5 |
| 1240 | 2,9 |
| 3114 | 16,1 |
| 7822 | 1,1 |
203 | 0 |
| 509 | 1,5 |
| 1278 | 2,5 |
| 3211 | 16,5 |
| 8066 | 2,8 |
209 | 0 |
| 525 | 1,6 |
| 1318 | 2,5 |
| 3311 | 16,1 |
| 8318 | 4,4 |
215 | 0 |
| 541 | 1,7 |
| 1359 | 2,5 |
| 3415 | 16,5 |
| 8577 | 6,3 |
222 | 0 |
| 558 | 1,5 |
| 1402 | 2,7 |
| 3521 | 16 |
| 8844 | 4 |
229 | 0 |
| 575 | 1,7 |
| 1445 | 2,2 |
| 3631 | 16,2 |
| 9120 | -1,3 |
238 | 0 |
| 593 | 2 |
| 1491 | 3 |
| 3744 | 14,9 |
| 9404 | -2,8 |
244 | 0 |
| 612 | 2,2 |
| 1537 | 2,8 |
| 3861 | 14,7 |
| 9698 | -0,1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 10000 | 3,4 |
Phụ lục C
(tham khảo)
Các yêu cầu chung đối với ma nơ canh
Các yêu cầu kỹ thuật đối với một ma nơ canh phù hợp được quy định tại IEC/TR 60959.
Các đặc tính chung được nêu dưới đây là quan trọng đối với các mục đích của phép đo:
- Các kích thước đầu và nửa thân trên của ma nơ canh phải tương ứng với giá trị trung vị nhân trắc học được xác định một cách cẩn thận rút ra từ các dữ liệu về dân số kết hợp cả nam và nữ.
- Các loa tai của ma nơ canh phải có hình dạng, kích thước và tính linh hoạt/mềm dẻo như đã được xác định một cách cẩn thận, càng tương ứng nhiều càng tốt với các ống tai của người trưởng thành như rút ra từ các dữ liệu về dân số kết hợp cả nam và nữ.
- Một hoặc hai thiết bị mô phỏng tai phải được đeo vào đầu ma nơ canh với sự gắn kết chính xác với (các) loa tai.
- Trường tự do đối với sự chuyển đổi micro vào thiết bị mô phỏng tai (đáp ứng tần số khuếch đại tai không bịt của ma nơ canh, MFR) tại các góc phương vị của âm tới bằng 0°, 90°, 180°, và 270° với góc ngẩng bằng 0° phải tương tự như trường tự do của người trưởng thành đối với sự chuyển đổi vào màng nhĩ trên vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz.
- Ma nơ canh phải là đối xứng qua mặt phẳng giữa trước-sau đi qua điểm qui chiếu, và trục quay phải nằm trong mặt phẳng này.
- Ma nơ canh phải có các điểm chuẩn phù hợp hoặc các đồ gá để thiết lập vị trí chính xác của đầu tương ứng với nửa thân trên, tạo trục quay chính xác, để bố trí các góc tới và để hợp với các vị trí của điểm qui chiếu và điểm thử.
- Bề mặt của ma nơ canh không được thủng, xốp, có trở kháng âm cao so với trở kháng của không khí.
Hình C.1 - Các mốc qui chiếu hình học của ma nơ canh
Hình C.2 - Các tọa độ đối với các góc phương vị và góc ngẩng
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 60068 (tất cả các phần), Environmetal testing.
[2] TCVN 11738-7 (IEC 60118-7), Điện thanh - Máy trợ thính - Phần 7: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng.
[3] ANSI S3.5:1997, Methods for calculation of the speech intelligibility index.
[4] Manikin measurements, Mahlon D. Burkhard, Ed. Knowles Electronics, 1978.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các giới hạn
5 Thiết bị thử
5.1 Các yêu cầu về âm học đối với không gian thử
5.2 Nguồn âm
5.3 Ma nơ canh
5.4 Thiết bị mô phỏng tai
5.5 Thiết bị mô phỏng chèn tai
5.6 Thiết bị đo mức áp suất âm của bộ mô phỏng tai bị bịt
5.7 Thiết bị ghi tần số quét tự động
5.8 Thiết bị hiệu chuẩn mức áp suất âm trong trường tự do
6 Các điều kiện thử
6.1 Lựa chọn điểm thử
6.2 Điều kiện môi trường xung quanh
6.3 Ma nơ canh
6.4 Vị trí của máy trợ thính
6.5 Các điều kiện vận hành bình thường đối với máy trợ thính
7 Các phép đo
7.1 Khái quát
7.2 Điều chỉnh mức áp suất âm ra qui chiếu
7.3 Đáp ứng tần số của ma nơ canh (MFR)
7.4 Mức khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất đo bằng phương pháp SPL vào qui chiếu không đổi
7.5 Khuếch đại chèn mô phỏng lớn nhất được đo theo phương pháp SPL không đổi của thiết bị mô phỏng tai
7.6 Các đặc trưng định hướng
7.7 Các phép đo OSPL90 thực được mô phỏng
7.8 Phương pháp giản lược để đo đáp ứng khuếch đại chèn và thực được mô phỏng
8 Các biểu đồ ghi đáp ứng tần số
9 Độ không đảm bảo đo mở rộng cho phép lớn nhất
Phụ lục A (quy định) Trường tự do đối với sự chuyển đổi micro của máy trợ thính
Phụ lục B (quy định) Khuếch đại tai không bị của ma nơ canh
Phụ lục C (tham khảo) Các yêu cầu chung đối với ma nơ canh
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.