Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-0:2016 IEC 60118-0:2015 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11738-0:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11738-0:2016 IEC 60118-0:2015 Điện thanh-Máy trợ thính-Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính
Số hiệu: | TCVN 11738-0:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11738-0:2016
IEC 60118-0:2015
ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHẦN 0: ĐO CÁC TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH
Electroacoustics - Hearing aids - Part 0: Measurement of the performance characteristics of hearing aids
Lời nói đầu
TCVN 11738-0:2016 hoàn toàn tương đương với IEC 60118-0:2015.
TCVN 11738-0:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11738, Điện thanh - Máy trợ thính gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015), Phần 0: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính;
- TCVN 11738-5:2016 (IEC 60118-5:1983), Phần 5: Núm của tai nghe nút tai;
- TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), Phần 7: Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng;
- TCVN 11738-8:2016 (IEC 60118-8:2005), Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng;
- TCVN 11738-9:2016 (IEC 60118-9:1985), Phần 9: Phương pháp đo các tính năng của máy trợ thính với đầu ra bộ kính rung xương;
- TCVN 11738-13:2016 (IEC 60118-13:2016), Phần 13: Tương thích điện từ;
- TCVN 11738-14:2016 (IEC 60118-14:1998), Phần 14: Các yêu cầu của thiết bị giao diện số.
Bộ tiêu chuẩn IEC 60118, Electroacoustics - Hearing aids còn có các tiêu chuẩn sau:
- IEC 60118-4:2014, Part 4: Induction-loop systems for hearing aid purposes - System performance requirement;
- IEC 60118-12:1996, Part 12: Dimensions of electrical connector systems;
- IEC 60118-15:2012, Part 15: Methods for characterising signal processing in hearing aids with a speech-like signal.
ĐIỆN THANH - MÁY TRỢ THÍNH - PHẦN 0: ĐO CÁC TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH
Electroacoustics - Hearing aids - Part 0: Measurement of the performance characteristics of hearing aids
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến nghị đối với phép đo các tính năng hoạt động của các máy trợ thính truyền qua không khí dựa trên kỹ thuật trường âm tự do và được đo bằng bộ ghép âm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho phép đo và đánh giá các đặc tính điện thanh của các máy trợ thính, ví dụ, về thử nghiệm kiểu và các bảng dữ liệu của nhà sản xuất.
Các kết quả thử thu được theo các phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này sẽ biểu thị tính năng hoạt động trong các điều kiện của phép thử và có thể sai lệch cơ bản so với đặc tính của máy trợ thính trong các điều kiện sử dụng thực tế.
Tiêu chuẩn này sử dụng bộ ghép âm phù hợp theo IEC 60318-5, chỉ với mục đích tạo ra một trở kháng âm qui định cho máy trợ thính và không có ý định mô phỏng áp suất âm trong tai người. Việc sử dụng bộ ghép âm sẽ cho các kết quả khác so với các kết quả nhận được khi sử dụng thiết bị mô phỏng tai bịt kín của IEC 60318-4 như đã sử dụng trong lần xuất bản trước của IEC 60118-0.
Có thể sử dụng TCVN 11738-8 (IEC 60118-8) cho phép đo các tính năng hoạt động của các máy trợ thính đối với các điều kiện làm việc được mô phỏng thực. Còn đối với các phép đo máy trợ thính dưới các điều kiện cài đặt của người sử dụng thông thường và sử dụng tín hiệu giống giọng nói, thì có thể sử dụng IEC 60118-15.
Có thể sử dụng TCVN 11738-7 (IEC 60118-7) cho phép đo các tính năng hoạt động của các máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và phân phối. Vùng tần số được mở rộng đến 8 kHz trong tiêu chuẩn này, khác với TCVN 11738-7 (IEC 60118-7) là chỉ đến 5 kHz.
Mặc dù trong tiêu chuẩn này chỉ giới hạn một số phép đo, nhưng không có nghĩa là tất cả các phép đo mô tả trong đó đều là bắt buộc áp dụng.
Trong các trường hợp các thiết bị tùy chỉnh trong tai, các số liệu do nhà sản xuất cung cấp chỉ áp dụng cho từng máy trợ thính cụ thể được thử nghiệm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 603185-5, Electroacoustics - Simulators of human head and ear - Part 5: 2 cm3 coupler for the measurment of hearing aids and earphone coupled to the ear by means of ear inserts. (Điện thanh - Thiết bị mô phỏng đầu và tai người - Phần 5: Bộ ghép âm 2 cm3 để đo máy trợ thính và tai nghe gắn vào tai bằng các bộ nút tai).
ISO 3, Preferred numbers - Series of preferred numbers (Số ưu tiên - Dãy số ưu tiên).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ sau đây:
3.1
Máy trợ thính (hearing aid)
Thiết bị có thể đeo để trợ giúp cho người có thính giác suy yếu.
CHÚ THÍCH 1: Thông thường máy trợ thính bao gồm micro, bộ khuếch đại, bộ xử lý tín hiệu và tai nghe, được chạy bằng pin có điện áp thấp và cũng có thể có cuộn dò cảm ứng. Máy được lắp đặt theo các phương pháp chỉ định và đo thính lực.
CHÚ THÍCH 2: Máy trợ thính có thể được đeo trên người (BW), sau tai (BTE), trong tai (ITE), hoặc trong ống tai (ITC).
3.2
Mức áp suất âm (sound pressure level)
SPL
Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương áp suất âm, p, và bình phương giá trị qui chiếu, p0, biểu thị bằng đêxiben, trong đó giá trị qui chiếu, p0, bằng 20 μPa.
[Nguồn: ISO/TR 25417:2007, 2.2],
3.3
Bộ ghép âm (acoustic coupler)
Thiết bị đo âm đầu ra của nguồn âm trong đó áp suất âm được đo bằng micro đã hiệu chuẩn được lắp vào nguồn âm bằng một khoang có hình dạng và thể tích xác định trước và có trở kháng âm không nhất thiết xấp xỉ bằng trở kháng âm của tai người bình thường.
3.4
Thiết bị mô phỏng tai (ear simulator)
Thiết bị dùng để đo âm đầu ra của nguồn âm trong đó áp suất âm được đo bằng micro đã hiệu chuẩn được lắp vào nguồn âm sao cho trở kháng âm toàn phần của thiết bị này xấp xỉ bằng trở kháng âm của tai người bình thường tại vị trí nhất định và trong dải tần cho trước.
[Nguồn: IEC 60318-4:2010, 3.4].
3.5
Mức áp suất âm vào (input sound pressure level)
Mức áp suất âm tại điểm qui chiếu của máy trợ thính.
3.6
Đáp ứng tần số (frequency response)
Mức áp suất âm đo được trong bộ ghép âm là hàm của tần số trong các điều kiện thử xác định.
3.7
Đường cong đáp ứng tần số cơ bản (basic frequency response curve)
Đường cong đáp ứng tần số nhận được tại RTS với mức áp suất âm vào bằng 60 dB.
3.8
Đặc tính vào-ra (input-output characteristic)
Đối với một tần số đơn, đồ thị biểu hiện mức áp suất âm đo được trong bộ ghép âm trên trục tung, tương ứng theo mức áp suất âm đưa vào máy trợ thính trên trục hoành, với thang đo theo đêxiben bằng nhau trên mỗi trục.
3.9
Qui chiếu dọc (vertical reference)
Đường thẳng chạy qua hoặc trên máy trợ thính theo chiều dọc khi máy được định vị như đeo trên thiết bị mô phỏng đầu hoặc trên nửa người (như Hình C.1 trong TCVN 11738-8:2016 (IEC 60118-8:2005)), hoặc, trong trường hợp các máy trợ thính tùy chỉnh, như khi đeo cho người đang ngồi.
3.10
Điểm qui chiếu (reference point)
Điểm trên máy trợ thính được lựa chọn để xác định vị trí của máy.
3.11
Điểm thử (test point)
Vị trí trong khoang kín thử mà các phép đo mức áp suất âm qui chiếu hoặc tại đó cường độ từ trường được xác định và tại đó điểm qui chiếu của máy trợ thính được định vị cho các mục đích của phép thử.
3.12
Không gian thử (test space)
Không gian trong đó có điểm thử, tại đó máy trợ thính được đặt dùng để thử nghiệm.
3.13
Mức trung bình cao tần (high-frequency average)
HFA
Trung bình mức khuếch đại hoặc mức áp suất âm (SPL) tính theo đêxiben tại 1000 Hz, 1600 Hz và 2500 Hz.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.2].
3.14
Mức khuếch đại âm (acoustic gain)
Tại mỗi tần số thử, chênh lệch tính theo đêxiben được tính bằng cách lấy SPL ra của máy trợ thính trong bộ ghép âm trừ đi SPL vào.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.5, có sửa đổi - đã xóa cụm từ: “vào micro của máy trợ thính”].
3.15
Bộ điều khiển khuếch đại (gain control)
Bộ điều khiển được vận hành thủ công hoặc điện tử để điều chỉnh mức tăng giảm tổng thể.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.6].
3.16
SPL ra với SPL vào bằng 90 dB (output SPL for 90 dB input SPL)
OSPL90
SPL trong bộ ghép âm khi SPL vào bằng 90 dB với bộ điều khiển khuếch đại lớn nhất của máy trợ thính.
CHÚ THÍCH 1: Điều này được công nhận rằng mức áp suất âm ra lớn nhất có thể xảy ra nhiều hơn, hoặc đôi lúc ít hơn SPL vào 90 dB. Tuy nhiên, sự chênh lệch này thường nhỏ trên vùng tần số quan tâm và SPL vào của 90 dB làm cho việc ghi âm tự động của đường cong OSPL90 rất thuận tiện.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.7].
3.17
Mức OSPL90 trung bình cao tần (high-frequency average OSPL90)
HFA-OSPL90
Mức trung bình tại tần số cao của OSPL90 (SPL ra với SPL vào bằng 90 dB).
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.8, có sửa đổi - cụm từ “các mức SPL” đã được xóa đi từ định nghĩa].
3.18
Mức khuếch đại lớn nhất tại mức trung bình cao tần (high-frequency average full-on gain)
HFA-FOG
Mức khuếch đại mức trung bình tại tần số cao với SPL vào bằng 50 dB khi bộ điều khiển khuếch đại của máy trợ thính đang tại vị trí lớn nhất của nó.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.9].
3.19
Cài đặt điều kiện thử chuẩn cho bộ điều khiển khuếch đại (reference test setting of the gain control)
RTS
Đối với SPL vào bằng 60 dB, cần cài đặt bộ điều khiển khuếch đại để có mức khuếch đại HFA trong phạm vi ± 1,5 dB của HFA-OSPL90 trừ 77 dB, hoặc nếu mức khuếch đại HFA lớn nhất đối SPL vào bằng 60 dB là nhỏ hơn so với HFA-OSPL90 trừ 77 dB, thì cài đặt bộ điều khiển khuếch đại lớn nhất.
CHÚ THÍCH 1: Đối với hầu hết các máy trợ thính, việc sử dụng SPL vào bằng 60 dB và chênh lệch 17 dB so với OSPL90 sẽ giúp đảm bảo rằng, đối với mức giọng nói chung bằng 65 dB, thì các đỉnh sẽ không vượt quá OSPL90.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.10].
3.20
Mức khuếch đại thử chuẩn (reference test gain)
RTG
Mức khuếch đại HFA với SPL vào bằng 60 dB với bộ điều khiển khuếch đại tại RTS.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.11].
3.21
Bộ điều khiển khuếch đại tự động (automatic gain control)
AGC
Các phương tiện (khác với bộ xén đỉnh) nhờ đó sự khuếch đại được điều khiển tự động như một hàm của mức tín hiệu đang được khuếch đại.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.13].
3.22
Máy trợ thính AGC (AGC hearing aid)
Máy trợ thính kèm theo bộ điều khiển khuếch đại tự động (AGC).
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.14].
3.23
Cách nén (compression)
Kiểu AGC trong đó sự gia tăng mức áp suất âm vào lớn hơn sự gia tăng mức áp suất âm ra.
3.24
Cách giãn (expansion)
Kiểu AGC trong đó sự gia tăng trong mức áp suất âm vào nhỏ hơn sự gia tăng mức áp suất âm ra.
3.25
Máy trợ thính định hướng (directional hearing aid)
Máy trợ thính mà mức khuếch đại phụ thuộc vào hướng của âm tới khi đo dưới các điều kiện của trường âm tự do.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.15],
3.26
Máy trợ thính không định hướng (non-directional hearing aid)
Máy trợ thính mà mức khuếch đại không phụ thuộc vào hướng của âm tới khi đo dưới các điều kiện của trường âm tự do.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016 (IEC 60118-7:2005), 3.16].
3.27
Điện áp nguồn (supply voltage)
Điện áp tại các cực pin của máy trợ thính khi bật máy trợ thính.
3.28
Độ nhạy âm từ (magneto-acoustical sensitivity)
Tại một tần số qui định và dưới các điều kiện vào/ra tuyến tính cơ bản , tỷ số của áp suất âm tính theo pascal (Pa) tạo ra nhờ máy trợ thính trong bộ ghép âm và cường độ từ trường tính bằng miliampe trên mét (mA/m) tại điểm thử.
3.29
Mức độ nhạy âm từ (magneto-acoustical sensitivity level)
MASL
20 lần logarit cơ số 10 của tỷ số của độ nhạy âm từ và độ nhạy chuẩn 20 Pa/(1 mA/m).
CHÚ THÍCH 1: MASL được tính theo đêxiben.
3.30
Mức độ nhạy âm từ lớn nhất (maximum magneto-acoustical sensitivity level)
Mức MASL có thể nhận được lớn nhất, khi cho phép tất cả các cài đặt khả dĩ của bộ điều khiển máy trợ thính.
3.31
SPL trong từ trường dọc (SPL in a vertical magnetic field)
SPLIV
SPL tạo ra bởi bộ ghép âm có bộ điều khiển khuếch đại tại RTS khi đầu vào là từ trường xoay chiều hình sin - 30 dB re 1 A/m (= 31,6 mA/m) song song với qui chiếu dọc với lựa chọn chương trình T.
3.32
SPL trung bình cao tần trong từ trường dọc (high frequency average SPL in a vertical magnetic field)
HFA-SPLIV
Mức trung bình tại các tần số cao của các mức áp suất âm trong từ trường dọc.
3.33
Độ nhạy của vòng dây cảm âm thử tương đương (equivalent test loop sensitivity)
ETLS
Chênh lệch theo đêxiben tính được bằng cách lấy HFA-SPLIV trừ đi RTG + 60 dB.
[Nguồn: TCVN 11738-7:2016(IEC 60118-7:2005), 3.19, có sửa đổi - trong định nghĩa cụm từ “HFA- SPLI” được thay bằng “HFA-SPLIV”].
3.34
SPL của thiết bị mô phỏng điện thoại cảm ứng (SPL for an inductive telephone simulator) (SPLITS)
SPLITS
SPL tạo ra bởi bộ ghép âm khi máy trợ thính có bộ điều khiển khuếch đại đặt tại RTS khi đầu vào là từ trường sinh ra do thiết bị mô phỏng từ trường điện thoại.
3.35
SPL trung bình cao tần (HFA) của thiết bị mô phỏng điện thoại cảm ứng (high frequency average (HFA) SPL for an inductive telephone simulator)
HFA-SPLITS
Mức trung bình tại tần số cao của các giá trị SPLITS.
3.36
Độ nhạy tương đương của điện thoại được mô phỏng tương đối (relative simulated equivalent telephone sensitivity)
RSETS
Chênh lệch tính bằng đêxiben nhận được bằng cách lấy HFA-SPLITS trừ đi RTG + 60 dB SPL.
3.37
Thiết bị mô phỏng từ trường điện thoại (telephone magnetic field simulator)
TMFS
Thiết bị tạo ra từ trường có mức và dạng hình học không đổi khi cho chạy dòng điện I = 6/ N mA, trong đó N là số vòng dây cuộn.
4 Các điều kiện chung
4.1 Phương pháp thử âm
Qui trình thử âm ưu tiên được dựa trên phương pháp đo, trong đó mức áp suất âm tại điểm qui chiếu của máy trợ thính được giữ không đổi để mô phỏng các điều kiện trường âm tự do. Điều này được tạo thành trong khoang kín thử hoặc hộp thử âm bằng cách sử dụng micro được điều khiển theo hiệu chuẩn áp suất, với giả định rằng trường âm tự do là đồng nhất xung quanh điểm qui chiếu của máy trợ thính.
Phương pháp này được đặt tên là “phương pháp áp suất âm vào không đổi” hoặc trong suốt tiêu chuẩn này có thể gọi ngắn gọn là “phương pháp áp suất”.
Một phương pháp áp suất thay thế khác là, có thể sử dụng đường cong đáp ứng tần số hiệu chính của khoang kín thử. Phương pháp này được gọi là “phương pháp thay thế”.
Đối với các máy trợ thính định hướng, nhà sản xuất và người mua phải sử dụng các hộp thử âm có cùng hình dáng, cấu tạo và kiểu loại để đảm bảo các điều kiện đo giống nhau.
CHÚ THÍCH 1: Các kết quả thử có thể khác nhau cơ bản so với các kết quả thu được dưới các điều kiện thực của trường âm tự do, đặc biệt đối với các loại máy trợ thính đeo vào người có cổng vào âm thanh nằm trên bề mặt khoang ngoài trong đó khoang có các kích thước vật lý có thể so sánh với bước sóng của âm tới.
Để đo các biến thiên của các thông số âm học của các máy trợ thính theo hàm số của hướng âm tới, phải sử dụng các điều kiện sóng lan truyền phẳng (tức là, không có các điều kiện sóng đứng).
CHÚ THÍCH 2: Các hộp thử âm loại nhỏ trong đó không có các điều kiện sóng lan truyền, do vậy không sử dụng được cho mục đích này.
CHÚ THÍCH 3: Các kết quả từ thử nghiệm các máy trợ thính định hướng có thể không đại diện cho các đặc tính định hướng thực của máy trợ thính.
4.2 Bộ ghép âm
Các phép đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính được thực hiện bằng cách sử dụng bộ ghép âm 2 cm3 phù hợp theo IEC 60318-5.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của IEC 60318-5 được giới hạn trong dải tần số từ 125 Hz đến 8000 Hz.
Đối với bất kỳ loại máy trợ thính truyền qua không khí nào, sự rò rỉ âm từ ống nối phải đủ thấp để không ảnh hưởng đến kết quả thử. Một cách để đảm bảo điều này là sử dụng ống cứng cố định. Các kích thước ống phải được duy trì phù hợp theo IEC 60318-5.
4.3 Vùng tần số đo
Tất cả các phép đo được thực hiện đối với vùng tần số công bố (cũng gọi là bề rộng băng tần) bằng từ 200 Hz đến 8000 Hz.
4.4 Báo cáo số liệu
Tất cả các số liệu được báo cáo đều phải ghi rõ: “Phù hợp theo TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015)”.
5 Khoang kín thử và thiết bị thử
5.1 Qui định chung
Áp dụng các điều kiện qui định từ 5.2 đến 5.6. Nếu không có các qui định khác, thì tiến hành các phép đo tại các tần số ưu tiên ISO R40 (1/40 deca hoặc 1/12 octa) như qui định tại ISO 3.
5.2 Kích thích không mong muốn trong khoang kín thử
Kích thích không mong muốn trong khoang kín thử, như tiếng ồn xung quanh, các dao động cơ học và các khuếch tán điện hoặc từ sẽ phải đủ thấp sao cho không gây ảnh hưởng đến các kết quả thử quá 0,5 dB. Điều này có thể kiểm tra xác nhận nếu mức đầu ra của máy trợ thính hạ xuống thấp ít nhất 10 dB tại mỗi dải tần số phân tích, khi đã tắt nguồn tín hiệu.
5.3 Nguồn âm
5.3.1 Nguồn âm (âm đơn) phải có khả năng tạo các mức áp suất âm cần thiết tại điểm thử trong khoảng từ 50 dB đến 90 dB, với cỡ bước tối thiểu là 5 dB.
Mức của nguồn âm phải nằm trong khoảng ± 1,5 dB của giá trị chỉ thị trên vùng tần số từ 200 Hz đến 3000 Hz, và trong khoảng ± 2,5 dB của giá trị chỉ thị trên vùng tần số từ 3000 Hz đến 8000 Hz.
Nếu việc hiệu chuẩn nguồn âm phụ thuộc vào các điều kiện môi trường xung quanh, thì cần thực hiện các hiệu chính đối với sự phụ thuộc này khi cần thiết.
5.3.2 Tần số của nguồn âm phải nằm trong khoảng ± 2 % giá trị chỉ thị. Khoảng tần số giữa các điểm số liệu trên các đường cong đáp ứng tần số không được vượt quá 1/12 octa hoặc 100 Hz, chọn số lớn hơn.
5.3.3 Đối với đáp ứng tần số và các phép đo khuếch đại lớn nhất, độ méo sóng hài tổng của nguồn âm không được vượt 1 % đối với mức áp suất âm nhỏ hơn và bằng 70 dB và 2 % đối với mức áp suất âm lớn hơn 70 dB đến nhỏ hơn và bằng 90 dB.
Đối với các phép đo độ méo sóng hài, độ méo sóng hài tổng của nguồn âm tại các tần số của phép đo THD không được vượt quá 0,5 % đối với mức áp suất âm nhỏ hơn và bằng 70 dB và 1 % đối với mức áp suất âm lớn hơn 70 dB đến nhỏ hơn và bằng 90 dB.
5.4 Hệ thống đo đối với phép đo mức áp suất âm và độ méo sóng hài do máy trợ thính tạo ra
Thiết bị đo mức áp suất âm tạo ra bởi máy trợ thính phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hệ thống đo mức áp suất âm phải có độ chính xác trong khoảng ± 0,5 dB tại tần số hiệu chuẩn.
b) Số chỉ mức áp suất âm theo số chỉ tần số hiệu chuẩn phải được đo với độ không đảm bảo đo mở rộng không lớn hơn ± 1 dB trong dải từ 200 Hz đến 5000 Hz và trong khoảng ± 2 dB trong vùng tần số từ 5000 Hz đến 8000 Hz.
Nếu, trong các điều kiện nhất định, cần sử dụng hệ thống đo lường chọn lọc để đảm bảo rằng sự đáp ứng của máy trợ thính đối với tín hiệu có thể phân biệt được với tiếng ồn vốn có trong máy trợ thính, việc sử dụng hệ thống đo chọn lọc phải được nêu rõ trong báo cáo thử.
c) Độ méo sóng hài tổng trong thiết bị đo phải nhỏ hơn 1 % đối với mức áp suất âm đến 130 dB và nhỏ hơn 2 % đối với mức áp suất âm lớn hơn, nhỏ hơn và bằng 145 dB.
5.5 Hệ thống đo dòng điện một chiều
Hệ thống đo dòng điện một chiều phải có các đặc tính sau:
a) dung sai bằng ± 5 % tại giá trị dòng đo được;
b) sự sụt áp dòng điện một chiều qua thiết bị đo dòng điện ≤ 50 mV;
c) trở kháng không vượt quá 1Ω trên toàn vùng tần số 200 Hz đến 8000 Hz.
Một phương pháp thực hiện điểm c) nêu trên là đấu đồng hồ đo với tụ điện 8000 μF. Tụ điện này không được mắc song song với pin hoặc điện áp nguồn.
5.6 Nguồn từ trường đối với các phép đo ETLS và MASL
5.6.1 Đối với phép đo độ nhạy của vòng cảm âm thử tương đương (ETLS) và mức độ nhạy từ âm (MASL), cường độ từ trường sinh ra bởi vòng từ được tính theo dạng hình học của vòng này.
5.6.2 Do vật liệu và kết cấu của nguồn điện có thể ảnh hưởng đến các kết quả, nên cần công bố loại nguồn thực tế sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, cường độ từ trường trong lòng của ăng ten cuộn dây vuông với một cạnh bằng “a” mét và có dòng điện bằng “I” ampe được tính bằng:
Trong lòng của cuộn dây tròn có đường kính bằng ‘d” mét, có dòng điện bằng “I” ampe, cường độ từ trường được tính bằng:
CHÚ THÍCH 2: Một cách để đảm bảo các điều kiện dòng điện không đổi về cơ bản là tạo ra nguồn từ trường từ một thiết bị có suất điện động không đổi và trở kháng trong ít nhất là lớn hơn 100 lần trở kháng vào nguồn từ trường trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, trở kháng này, trong trường hợp một máy phát có trở kháng thấp, có thể thực hiện bằng cách nối tiếp điện trở với đầu ra của máy phát.
5.6.3 Không gian thử phải cách xa nơi có sắt gây nhiễu từ trường hoặc vật liệu từ tính khác hoặc các vật liệu khác trong đó các dòng xoáy có thể bị cảm ứng làm tăng sự nhiễu từ trường.
5.6.4 Nguồn từ trường phải được hiệu chuẩn thể hiện mối tương quan giữa cường độ từ trường tính bằng ampe trên mét tại điểm thử và dòng điện vào tính bằng ampe.
5.6.5 Nguồn từ trường phải có hình dạng và kích thước sao cho bên trong quả cầu có đường kính 10 cm trong đó trung tâm là điểm thử, độ lệch so với các giá trị danh định về độ lớn và hướng tương ứng là nhỏ hơn ± 5 % và ± 10o.
CHÚ THÍCH: Một cuộn dây vuông có chiều dài cạnh “a” lớn hơn 0,5 m hoặc cuộn dây tròn có đường kính “d” lớn hơn 0,56 m cũng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật này.
5.6.6 Độ méo sóng hài tổng của từ trường không được vượt quá 1 %.
CHÚ THÍCH: Điều kiện này sẽ được thỏa mãn nếu độ méo của dòng vào nhỏ hơn 1 %.
5.6.7 Cường độ từ trường tại điểm thử phải được duy trì với khoảng dung sai cho phép ± 20 % trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz.
6 Các điều kiện thử
6.1 Khái quát
Các qui trình điều khiển trường âm và thiết lập các điều kiện phép thử đối với máy trợ thính được mô tả sau đây.
6.2 Điều khiển trường âm
6.2.1 Điểm qui chiếu của máy trợ thính là trung điểm của (các) cổng âm vào của máy trợ thính. SPL vào tại điểm qui chiếu của máy trợ thính được giữ không đổi:
a) bằng micro điều khiển (phương pháp áp suất - xem 6.2.2);
b) bằng lưu trữ dữ liệu điện tử (phương pháp thay thế - xem 6.2.3).
6.2.2 Nếu sử dụng phương pháp áp suất, đầu vào micro điều khiển phải được bố trí càng sát điểm qui chiếu của máy trợ thính càng tốt, nhưng không chạm vào nó. Đối với micro có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 15 mm, khoảng cách từ trung điểm của màng ngăn đến điểm qui chiếu của máy trợ thính phải bằng 5 mm ± 3 mm. Trục của micro điều khiển phải thẳng góc với trục của loa và phải cắt nhau tại điểm qui chiếu của máy trợ thính. Đường thẳng đi qua điểm qui chiếu của máy trợ thính phải trùng khớp với trục của nguồn âm. Hình 1 và Hình 2 thể hiện các ví dụ về các cách bố trí phép thử.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 | Không gian thử | 5 | Màng ngăn |
2 | Nguồn âm | 6 | Bộ ghép âm |
3 | Máy trợ thính | 7 | Điểm qui chiếu của máy trợ thính |
4 | Micro điều khiển |
|
|
Hình 1 - Ví dụ về bố trí phép thử đối với máy trợ thính sau tai
6.2.3 Phương pháp khác là giữ cho mức áp suất âm không đổi, được gọi là phương pháp thay thế, tức là định vị micro điều khiển đã hiệu chuẩn áp suất cách 5 mm ± 3 mm từ điểm qui chiếu của máy trợ thính và đo SPL tại các tần số riêng rẽ nhau cùng mô hình của máy trợ thính sẽ được thử nghiệm tại vị trí của nó. Bằng các dụng cụ phù hợp, ví dụ như thiết bị kỹ thuật số, để lưu trữ và sau đó tái tạo các điện áp theo yêu cầu đối với SPL không đổi tại điểm qui chiếu máy trợ thính cùng với micro điều khiển vẫn đang tại chỗ hoặc mô phỏng như micro đang tại cùng vị trí để đáp ứng các điều kiện của phương pháp áp suất.
CHÚ THÍCH: Các phương pháp thử mà không giữ được micro điều khiển hoặc mô phỏng giả đúng vị trí thì có thể cho các kết quả khác với các kết quả thu được khi áp dụng các phương pháp nêu tại 6.2.2 và 6.2.3. Các kết quả khác nhau cũng có thể xuất hiện nếu trường âm được hiệu chuẩn với máy trợ thính khác so với mô hình đang thử.
6.2.4 Đối với cả hai phương pháp nêu trên, khuyến nghị sử dụng loại micro nhỏ hơn hoặc bằng 15 cm. Báo cáo đường kính của micro đã sử dụng.
6.2.5 Phải cẩn thận để cả bộ ghép âm hoặc thiết bị cơ học hỗ trợ đều không gây nhiễu đáng kể đến trường âm trong khoảng lân cận của máy trợ thính tại các tần số sử dụng, và chúng không được tạo ra các hiệu ứng tạp nhiễu sinh ra từ sự cộng hưởng cơ học hoặc dao động rung cơ học, hoặc chúng cũng không có các ảnh hưởng liên quan đến các đặc tính cơ học hoặc âm học của máy trợ thính đang được thử nghiệm.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 Không gian thử
2 Nguồn âm
3 Máy trợ thính
4 Micro điều khiển
5 Màng ngăn
6 Điểm qui chiếu của máy trợ thính
Hình 2 - Ví dụ về bố trí phép thử đối với máy trợ thính trong tai
6.3 Cấu hình phép đo đối với các máy trợ thính định hướng
Phép đo các máy trợ thính định hướng yêu cầu một cấu hình đo đặc biệt. Nguồn âm phải xấp xỉ dạng sóng lan truyền phẳng. Trung điểm của chuỗi cổng âm vào của máy trợ thính là điểm qui chiếu của máy trợ thính. Đường kính của micro điều khiển bằng hoặc nhỏ hơn 15 cm. Khoảng cách từ trung tâm màng ngăn đến điểm qui chiếu bằng 12 mm ± 2 mm. Trục micro điều khiển phải thẳng góc với trục nguồn âm và cắt nhau tại điểm qui chiếu của máy trợ thính (xem Hình 3). Đường thẳng đi qua các cổng âm vào phía trước và phía sau của máy trợ thính phải trùng khớp với trục của loa. Trong trường hợp có nhiều cổng vào phía trước hoặc phía sau, thì đường thẳng đi qua điểm qui chiếu của máy trợ thính.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
A Hình chiếu đứng
B Hình chiếu cạnh
1 Không gian thử
2 Nguồn âm
3 Máy trợ thính
4 Micro điều khiển
5 Màng ngăn
6 Điểm qui chiếu của máy trợ thính
7 Bộ ghép âm
Hình 3 - Ví dụ về bố trí phép thử đối với máy trợ thính định hướng
6.4 Các điều kiện vận hành bình thường đối với máy trợ thính
6.4.1 Khái quát
Khi không có các điều kiện khác thì cần nêu rõ các điều kiện vận hành bình thường áp dụng đối với các phép đo. Các điều kiện vận hành bình thường được mô tả tại 6.4.2 đến 6.4.6.
6.4.2 Pin hoặc nguồn điện
Tốt nhất là sử dụng nguồn điện phù hợp mô phỏng điện áp và trở kháng trong của pin thực. Cách khác là sử dụng loại pin phù hợp cho máy trợ thính do nhà sản xuất khuyến nghị.
Báo cáo loại nguồn điện và điện áp mạch hở đã sử dụng. Điện áp mạch hở là nguồn điện với máy trợ thính đã ngắt kết nối.
Đối với bộ mô phỏng pin, các điện áp mạch hở và các điện trở trong nối tiếp được nêu tại Bảng 1.
Bảng 1 - Điện trở hoặc điện áp mạch hở đối với bộ mô phỏng pin kẽm-không khí
Loại pin Số hiệu IEC/ANSI | Điện trở nối tiếp | Điện áp mạch hở |
Ω | V | |
PR521/5A | 8,2 | 1,3 |
PR70/10A | 6,2 | 1,3 |
PR41/312 | 6,2 | 1,3 |
PR48/13 | 6,2 | 1,3 |
PR44/675 | 3,3 | 1,3 |
Dung sai điện áp mạch hở: ± 0,05 V Dung sai của điện trở nối tiếp: ± 5 % |
6.4.3 Cài đặt các điều khiển
Nhà sản xuất phải xác định các mức cài đặt khuếch đại lớn nhất (FOG) sử dụng cho phép thử bằng cách cung cấp các mức cài đặt cho phép thử, tập hợp các mức cài đặt được lập trình hoặc bằng cách qui chiếu với các mức cài đặt điều khiển vật lý. Nhà sản xuất cũng phải qui định các biện pháp để đạt được RTS.
Máy trợ thính được cài đặt để có dải đáp ứng tần số rộng nhất sẵn sàng, HFA-OSPL90 lớn nhất sẵn sàng và, nếu có thể cả HFA-FPG lớn nhất. Nếu được, thì cài đặt chức năng AGC của các máy trợ thính AGC để có ảnh hưởng nhỏ nhất đối với tất cả các phép thử, trừ các phép thử nêu tại 9.8.2. Đối với các phép thử nêu tại 9.8.2, hàm số AGC được cài đặt để có ảnh hưởng nhỏ nhất. Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, cả hai trạng thái nén và giãn đều được coi là một phần của hàm AGC.
Các tính năng thích nghi khác, như một số hệ thống triệt nhiễu âm, và triệt hồi tiếp, v.v., mà có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của các phép đo thực hiện với các tín hiệu âm đơn ổn định, phải được ngăn chặn. Các mức cài đặt sử dụng cho thử nghiệm được nhà sản xuất qui định bằng cách cung cấp chương trình hoặc tập hợp các mức cài đặt đã lập trình hoặc tham chiếu đến các mức cài đặt điều khiển vật lý.
6.4.4 Các điều kiện môi trường xung quanh
Các điều kiện thực trong không gian thử tại thời điểm tiến hành thử phải nằm trong các phạm vi sau:
Nhiệt độ: | 23 oC + 5 oC |
Độ ẩm tương đối: | 0 % đến 80 % |
Áp suất khí quyển: | 101,3 Pa |
Nếu áp dụng các điều kiện khác, thì công bố các điều kiện đó. Nếu việc hiệu chuẩn hệ thống thiết bị phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, thì phải tiến hành hiệu chính đối với sự phụ thuộc đó.
6.4.5 Hệ thống âm ra
Khi kết nối âm học với tổ hợp âm đối với các hệ thống âm ra của máy trợ thính khác nhau như các tai nghe nút tai hoặc tai nghe đeo tai, thì áp dụng theo IEC 60318-5.
Báo cáo hệ thống âm ra đã sử dụng.
6.4.6 Phụ kiện
Cần báo cáo các phụ kiện đặc biệt trong số các phụ kiện đã sử dụng để kết nối với máy trợ thính.
7 Cách tiến hành
7.1 Đường cong đáp ứng tần số
Tất cả các đường cong đã công bố chỉ ra sự biến thiên của thông số theo tần số sẽ được vẽ trên hệ tọa độ, trục tung có thang đo tuyến tính theo đêxiben và trục hoành có thang đo là logarit tần số với độ dài một deca trên trục hoành bằng độ dài 50 dB ± 2 dB trên trục tung.
7.2 Đường cong đáp ứng tần số OSPL90
Qui trình thử đối với đường cong đáp ứng tần số mức áp suất âm ra với mức áp suất âm vào bằng 90 dB (đường cong đáp ứng tần số OSPL90) như sau:
a) Lập trình hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác như đã nêu tại 6.4.3.
b) Giữ mức áp suất âm cố định tại 90 dB, thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Đo và ghi lại đường cong đáp ứng tần số OSPL90 như nhận được.
c) Từ các số liệu trên có được OSPL90 lớn nhất và các giá trị đầu ra HFA-OSPL90 (Hình 4).
7.3 Đường cong đáp ứng khuếch đại lớn nhất
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Giữ mức áp suất âm cố định tại 50 dB, thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Đo và ghi lại đường cong đáp ứng tần số khuếch đại lớn nhất như nhận được.
c) Sự khuếch đại lớn nhất ghi lại là chênh lệch thu được bằng cách lấy SPL của bộ ghép âm theo tần số trừ đi 50 dB.
d) Từ các số liệu trên có được khuếch đại lớn nhất và HFA-FOG.
CHÚ DẪN
A Đầu ra của máy trợ thính (SPL, tính theo đêxiben)
B Đường cong OSPL90
C OSPL90 lớn nhất
D Đường cong đáp ứng tần số cơ bản
E Tần số (tính theo Hz)
Hình 4 - Ví dụ về đường cong đáp ứng OSPL90 và đường cong đáp ứng tần số cơ bản
7.4 Đường cong đáp ứng tần số cơ bản
7.4.1 Cách tiến hành
Quy trình như sau:
a) Lập trình hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Giữ mức áp suất âm cố định tại 60 dB, thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Đo và ghi lại đường cong đáp ứng tần số cơ bản nhận được (Hình 5).
c) Tùy chọn, lặp lại phép đo và ghi lại đối với các giá trị khác như vậy của mức áp suất âm vào như sự thể hiện đầy đủ trạng thái làm việc của máy trợ thính tại các mức đầu vào khác nhau.
Đối với các máy trợ thính có các micro định hướng, có thể thực hiện số phép đo bằng số lượng các hướng đã nêu tương ứng được mô tả tại 6.3.
CHÚ DẪN
A Đầu ra của máy trợ thính (SPL, tính bằng đêxiben)
B Đường cong đáp ứng tần số cơ bản
C HFA trừ 20 dB
D Tần số (tính bằng Hz)
Hình 5 - Ví dụ về xác định vùng tần số từ đường cong đáp ứng tần số cơ bản
7.4.2 Vùng tần số
Qui trình thử như sau:
a) Thu được mức đầu ra HFA từ phép đo nêu trên.
b) Xác định các tần số thấp nhất (f1) và cao nhất (f2) tại đó đường cong đáp ứng tần số có giá trị bằng mức HFA đầu ra trừ 20 dB (xem Hình 5).
c) Chỉ định vùng tần số là từ f1 đến f2.
Nếu không xác định được f1 và f2 do có thể chúng nằm ngoài vùng tần số, chúng có thể là < 200 Hz và > 8000 Hz.
7.4.3 Khuếch đại thử chuẩn (RTG)
Báo cáo độ khuếch đại thử chuẩn chính là độ khuếch đại HFA với điều khiển khuếch đại tại RTS và SPL vào bằng 60 dB. Báo cáo khuếch đại thử chuẩn chỉ dùng cho mục đích cung cấp thông tin.
7.5 Độ méo sóng hài tổng
a) Lập trình hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Đo và báo cáo độ méo sóng hài tổng theo tỉ lệ phần trăm tại các tần số và các mức như qui định trong Bảng 2 (báo cáo các tần số thực tế sử dụng).
c) Nếu đường cong đáp ứng tần số qui định tăng lên bằng hoặc lớn hơn 12 dB giữa bất kỳ tần số thử độ méo và sóng hài bậc hai của nó, thì các phép thử độ méo tại tần số đó có thể bỏ qua.
CHÚ THÍCH: Phải chú ý cẩn thận khi đo độ méo sóng hài tổng, vì các sai số có thể sinh ra bởi các tín hiệu sóng giả, ví dụ tiếng ồn và tiếng “o o”.
Bảng 2 - Các tần số thử độ méo và các mức áp suất âm vào
Tần số thử độ méo | SPL vào |
500 Hz | 70 dB |
800 Hz | 70 dB |
1600 Hz | 65 dB |
3200 Hz | 60 dB |
7.6 Tiếng ồn vào tương đương
Tiếng ồn vào tương đương dải rộng được đo như sau:
a) Tắt nguồn âm, mức áp suất âm của tiếng ồn xung quanh trong không gian thử tại điểm qui chiếu của máy trợ thính được đo bằng cách sử dụng băng tần đo bằng 200 Hz đến 8000 Hz và thời gian lấy trung bình ít nhất bằng 0,5 s. Tiếng ồn xung quanh trong không gian thử ít nhất nhỏ hơn 10 dB so với mức tiếng ồn vào tương đương như đã tính tại f).
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
c) Xác định khuếch đại HFA đối với SPL vào bằng 50 dB.
d) Tắt nguồn âm vào.
e) Đo mức áp suất âm tổng của tiếng ồn ra ở trạng thái dừng sử dụng băng tần đo bằng 200 Hz đến 8000 Hz và thời gian trung bình ít nhất bằng 0,5 s. Xác định rằng tiếng ồn của thiết bị thử là đủ thấp, tiếng ồn đo được phải giảm đi ít nhất 10 dB khi tắt máy trợ thính.
f) Tính toán mức tiếng ồn vào tương đương theo công thức sau đây:
mức tiếng ồn vào tương đương = (tổng SPL tiếng ồn ra ) trừ (khuếch đại ra HFA với SPL vào bằng 50 dB).
Trong quá trình đo, nếu kích hoạt chế độ giãn ở mức thấp của máy trợ thính, thì nhà sản xuất phải nêu rõ điều kiện này.
7.7 Dòng điện pin
Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3. Đo dòng điện với mức áp suất đầu vào bằng 65 dB tại 1000 Hz. Hệ thống đo dòng điện phải phù hợp với 5.5.
7.8 Các phép đo đối với các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng
7.8.1 Khái quát
Để tạo điều kiện cho người sử dụng máy trợ thính có thể chuyển đổi từ đầu vào của micro của máy trợ thính đến vị trí của cuộn dò cảm ứng mà không gây các thay đổi đáng kể về âm lượng, thì phải tiến hành đo độ nhạy của cuộn dò cảm ứng. Các đường cong đáp ứng tần số được đo về mặt âm thanh và từ tính có thể khác nhau đáng kể vì các bộ cảm biến đầu vào khác nhau, nhưng trong hầu hết các trường hợp chúng phải không được cố ý khác nhau.
Đối với việc thử nghiệm máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng để sử dụng cùng vòng từ, thì có thể đo độ nhạy của vòng dây cảm âm thử tương đương (ETLS) và độ nhạy âm từ HFA lớn nhất (HFA MASL).
Nhà sản xuất phải qui định qui chiếu dọc hoặc ước tính từ việc kiểm tra máy trợ thính.
7.8.2 Độ nhạy của vòng dây cảm âm thử tương đương (ETLS)
Qui trình thử như sau:
a) Tạo từ trường dọc song song với từ trường qui chiếu dọc. Định vị máy trợ thính sao cho điểm qui chiếu của máy trợ thính là tại điểm thử như mô tả tại 5.6.5. Báo cáo về sự định hướng.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
c) Lập trình và/hoặc cài đặt máy trợ thính về chế độ “T” (telecoil).
d) Đối với cường độ từ trường bằng 31,6 mA/m và bộ chọn đầu vào của máy trợ thính tại vị trí-T, đo và tính HFA-SPLIV.
e) Tính độ nhạy của vòng dây cảm âm thử tương đương (ETLS) bằng HFA-SPLIV trừ (RTG + 60 dB).
7.8.3 Mức độ nhạy âm từ HFA lớn nhất (HFA MASL) của cuộn dò cảm ứng
Qui trình thử như sau:
a) Tạo từ trường dọc song song với từ trường qui chiếu dọc. Định vị máy trợ thính sao cho điểm qui chiếu của máy trợ thính là tại điểm thử như mô tả tại 5.6.5. Báo cáo về sự định hướng.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
c) Lập trình và/hoặc cài đặt máy trợ thính về chế độ “T” (telecoil).
d) Điều chỉnh cường độ từ trường đến -40 dB re mA/m (=10 mA/m).
e) Xác định SPL ra HFA.
f) Tính mức độ nhạy âm từ HFA lớn nhất HFA MASL, theo công thức sau:
HFA MASL = SPL ra trừ 20 Ig [H/(1 mA/m)] dB
trong đó H là cường độ từ trường tại điểm thử, tính bằng miliampe trên mét.
8 Các đặc tính của các dòng điện vào đối với các máy trợ thính
8.1 Các đặc tính về điện
8.1.1 Khái quát
Để tạo điều kiện cho người sử dụng máy trợ thính có thể chuyển đổi từ đầu vào của micro của máy trợ thính đến nguồn nối vào dòng điện không gây các thay đổi đáng kể về âm lượng, thì các độ nhạy của điện vào micro phải phù hợp nhau đúng cách.
8.1.2 Trở kháng vào
Các mô đun của trở kháng vào tại đầu nối tín hiệu vào phải bằng ít nhất là 2000 Ω trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz và do nhà sản xuất qui định.
8.1.3 Độ nhạy vào
Độ nhạy vào là mức tín hiệu tại đầu nối điện vào làm cho HFA ra giống nhau như được tạo ra bởi mức áp suất âm vào micro tương ứng với 20 μPa bằng 70 dB.
Độ nhạy vào danh định tương ứng với 1 V sẽ là -54 dB ± 6 dB. Nhà sản xuất phải công bố dung sai giá trị danh định của chúng.
Đầu nối tín hiệu vào phải được thiết kế sao cho chịu được điện áp một chiều (d.c) ít nhất bằng 1,5 V và điện áp xoay chiều (a.c) ít nhất bằng 1,0 V (giá trị trung bình bình phương hiệu dụng).
8.2 Các đặc tính cơ học và chức năng về điện của hệ thống đầu nối của điện đầu vào
Nên sử dụng các hệ thống nối ba-dây (phích cắm ba cực hoặc hệ thống nối tròn ba dây) như qui định trong IEC 60118-12.
Các chân của phích cắm ba cực phải có các chức năng điện sau: chân to - chân chung, chân giữa - cấp điện (nếu sử dụng); chân thứ ba - tín hiệu.
Các chân của hệ thống nối tròn ba dây phải có các chức năng điện sau: chân 1 - chân chung, chân 2 - cấp điện (nếu có); chân 3 - tín hiệu.
9 Cách tiến hành tùy chọn bổ sung
9.1 Khái quát
Để đo các chức năng bổ sung của máy trợ thính có thể thực hiện các phép đo tùy chọn sau.
9.2 Ảnh hưởng của việc điều khiển âm và điều khiển khuếch đại
9.2.1 Đáp ứng tần số cơ bản: ảnh hưởng của điều khiển âm
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển âm đến mức cài đặt theo yêu cầu.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển âm khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
c) Giữ mức áp suất âm cố định tại 60 dB, thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Đo và ghi lại đường cong đáp ứng tần số cơ bản như nhận được.
d) Lặp lại phép thử tại c) với các mức cài đặt điều khiển âm khác nhau được thử.
9.2.2 Đáp ứng tần số: ảnh hưởng của vị trí điều khiển khuếch đại
Qui trình thử như sau:
a) Tiến hành như đã nêu tại 7.4.1 a), b) và c).
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại từ vị trí lớn nhất giảm xuống theo các bước khoảng 10 dB tại 1600 Hz
c) Giữ mức áp suất âm vào cố định tại 60 dB, thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz. Đo và ghi lại đường cong đáp ứng tần số cơ bản như nhận được.
d) Lặp lại phép thử tại c) với các mức cài đặt điều khiển khuếch đại khác nhau được thử.
9.2.3 Các đặc tính của điều khiển khuếch đại
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất, và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Điều chỉnh SPL vào đến 60 dB.
c) Điều chỉnh tần số đến 1600 Hz.
d) Xác định mức khuếch đại âm.
e) Lặp lại phép thử với đủ số lượng các mức cài đặt điều khiển khuếch đại để phủ toàn bộ dải đo.
f) Vẽ mức khuếch đại âm tương ứng với khuếch đại lớn nhất theo các mức cài đặt của điều khiển khuếch đại, sử dụng thang đo tuyến tính đối với vị trí của điều khiển khuếch đại.
9.3 Méo điều biến tương hỗ
Đo méo tần số khác nhau bằng cách sử dụng tín hiệu đầu vào được tạo thành từ hai tín hiệu hình sin f1 và f2 có các biên độ lệch nhau 1,5 dB, f2 có tần số cao hơn f1. Các mức méo bậc hai (f2 - f1) và bậc ba (2f1 - f2) có thể đo và biểu thị theo phần trăm đêxiben so với mức đầu ra của f2. Cũng có thể đo được các thành phần méo bậc cao hơn.
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS, và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Lựa chọn số lượng các tần số f2 phù hợp trong vùng tần số từ 350 Hz đến 8000 Hz.
c) Điều chỉnh tần số f1 sao cho f2 - f1 = 125 Hz.
d) Điều chỉnh các mức f1 và f1 về mức tổng bằng 64 dB SPL (tức là, mỗi âm được cài đặt SPL đến 61 dB).
e) Đo các mức áp suất âm tại (f2 - f1) và (2f1 - f2) bằng bộ lọc phù hợp. Mức đầu ra của bộ lọc phải giảm đi ít nhất 10 dB khi tắt tín hiệu f2. Phải báo cáo độ rộng băng tần của bộ lọc.
f) Vẽ các kết quả méo của đầu ra tần số khác nhau theo hàm của f2.
9.4 Ảnh hưởng do thay đổi điện áp của pin hoặc nguồn điện cấp và điện trở trong
9.4.1 Khuếch đại lớn nhất
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất, và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Điều chỉnh tần số đến 1600 Hz.
c) Điều chỉnh SPL vào đến 60 dB.
d) Xác định mức khuếch đại âm.
e) Lặp lại phép thử với các giá trị khác nhau của điện áp cấp trong phạm vi dải điện áp qui định đối với hoạt động bình thường của nguồn pin.
f) Vẽ mức khuếch đại âm tương ứng với khuếch đại lớn nhất nhận được tại điện áp pin bình thường theo điện áp.
g) Lặp lại phép thử tại điện áp cung cấp không đổi đối với các giá trị khác nhau của điện trở trong tại phạm vi dải điện trở đang xét đối với pin khuyến nghị sử dụng cho máy trợ thính.
h) Vẽ mức khuếch đại âm tương ứng với khuếch đại thu được tại điện trở trong bình thường theo điện trở trong.
9.4.2 OSPL90
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến lớn nhất, và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Điều chỉnh tần số đến 1600 Hz.
c) Điều chỉnh SPL vào đến 90 dB.
d) Đo OSPL90.
e) Lặp lại phép thử với các giá trị khác nhau của điện áp cấp trong phạm vi dải điện áp của máy trợ thính.
f) Vẽ các giá trị OSPL90 tương ứng với các giá trị thu được tại điện áp pin bình thường theo điện áp.
g) Lặp lại phép thử tại điện áp cung cấp không đổi đối với các giá trị khác nhau của điện trở trong tại phạm vi dải điện trở đang xét đối với pin khuyến nghị sử dụng cho máy trợ thính.
h) Vẽ các giá trị OSPL90 tương ứng với giá trị thu được tại điện trở trong bình thường theo điện trở trong.
9.4.3 Độ méo sóng hài tổng
Lặp lại qui trình mô tả tại 7.5 sử dụng các điện áp cấp hoặc pin phù hợp trong phạm vi như nhà sản xuất máy trợ thính đã công bố.
Lặp lại qui trình mô tả tại 7.5 sử dụng các giá trị khác nhau của điện trở trong phạm vi như nhà sản xuất máy trợ thính đã công bố.
9.4.4 Độ méo điều biến tương hỗ tổng
Lặp lại qui trình mô tả tại 9.3 sử dụng các điện áp cấp hoặc pin phù hợp trong phạm vi như nhà sản xuất máy trợ thính đã công bố.
Lặp lại qui trình mô tả tại 9.3 sử dụng các giá trị khác nhau của điện trở trong trong phạm vi như nhà sản xuất máy trợ thính đã công bố.
9.5 Tiếng ồn vào tương đương trong các dải một phần ba octa
Tiếng ồn vào tương đương được đo là hàm của tần số trong vùng tần số đo 200 Hz đến 8000 Hz được đo trong các dải một phần ba octa theo qui trình thử như sau:
a) Với điều kiện nguồn âm đang tắt, mức áp suất âm của tiếng ồn xung quanh trong không gian thử của điểm qui chiếu máy trợ thính được đo trong các dải một phần ba octa với các tần số trung tâm nằm trong dải đo. Tiếng ồn xung quanh trong không gian thử phải ít nhất 10 dB thấp hơn mức tiếng ồn vào tương đương như đã tính tại g) trong từng dải một phần ba octa. Ví dụ được thể hiện tại Hình 8.
b) Với điều kiện máy trợ thính và nguồn âm đang tắt, phổ của tiếng ồn của thiết bị thử được đo trong các dải một phần ba octa với các tần số trung tâm của dải đo. Tiếng ồn của thiết bị thử phải ít nhất 10 dB thấp hơn mức tiếng ồn ra tương đương như đã đo tại f). Ví dụ được thể hiện tại Hình 7.
c) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS, và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
d) Xác định mức khuếch đại âm đối với các âm đơn theo sự chênh lệch giữa các mức áp suất âm ra và vào tại các tần số trung tâm của các bộ lọc một phần ba octa trong phạm vi đo đối với mức áp suất âm vào bằng 50 dB. Ví dụ được thể hiện tại Hình 6.
e) Tắt nguồn âm vào.
f) Đo mức áp suất âm tiếng ồn ra của máy trợ thính đối với các dải một phần ba octa với các tần số trung tâm trong dải đo. Ví dụ được thể hiện tại Hình 7.
g) Tính mức tiếng ồn đầu vào tương đương cho từng dải một phần ba octa phù hợp theo công thức sau:
tiếng ồn vào tương đương trên dải một phần ba octa = (mức tiếng ồn ra đo được tại f) trừ (mức khuếch đại âm đơn đo được tại d).
Ví dụ được thể hiện tại Hình 8.
Các kết quả mà tiếng ồn của thiết bị thử đo được tại b) không nhỏ hơn tối thiểu 10 dB mức tiếng ồn ra đo được tại f) và/hoặc tiếng ồn xung quanh đo được tại a) không nhỏ hơn tối thiểu 10 dB mức tiếng ồn vào tương đương tính được tại g) thì phải bỏ đi hoặc phải đánh dấu là không có giá trị.
Có thể thực hiện các phép đo tại a), b), d) và f) bằng cách ghi liên tục.
Trong suốt quá trình đo, nếu kích hoạt chế độ giãn ở mức thấp của máy trợ thính, thì nhà sản xuất phải công bố điều kiện này.
CHÚ DẪN
A Khuếch đại (tính bằng đêxiben)
B Khuếch đại máy trợ thính
C Tần số trung tâm của dải một phần ba octa (tính bằng Hz)
Hình 6 - Ví dụ về khuếch đại âm của máy trợ thính
CHÚ DẪN
A Tiếng ồn (SPL, tính bằng đêxiben)
B Tiếng ồn đầu ra của máy trợ thính
C Tiếng ồn của thiết bị thử
D Tần số trung tâm của dải một phần ba octa (tính bằng Hz)
Hình 7 - Ví dụ về tiếng ồn đầu ra của máy trợ thính và tiếng ồn của thiết bị thử
CHÚ DẪN
A Tiếng ồn (SPL, tính bằng đêxiben)
B Tiếng ồn đầu vào tương đương của máy trợ thính
C Tiếng ồn xung quanh
D Tần số trung tâm của dải một phần ba octa (tính Hz)
Hình 8 - Tiếng ồn vào tương đương của máy trợ thính và tiếng ồn xung quanh
9.6 Các phép đo bổ sung cho các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng
9.6.1 Qui định chung
Tất cả các phép đo được thực hiện trong từ trường dọc tạo ra bởi khung từ trường có đặt máy trợ thính như bình thường đeo trên tai. Định vị máy trợ thính sao cho điểm qui chiếu của máy trợ thính là điểm thử như mô tả tại 5.6.5. Báo cáo về hướng định vị.
9.6.2 Đáp ứng tần số cơ bản
Qui trình thử như sau:
a) Điều chỉnh cường độ từ trường bằng 31,6 mA/m ± 5 % tại 1600 Hz.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS. Cài đặt các điều khiển khác về các vị trí đã sử dụng cho các phép đo âm của đáp ứng tần số cơ bản.
c) Thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, giữ cường độ từ trường không đổi tại 31,6 mA/m.
d) Để ghi liên tục, tốc độ quét phải đảm bảo sao cho đáp ứng không chênh nhau nhiều hơn 1,0 dB so với giá trị ở trạng thái-dừng tại bất kỳ tần số nào.
e) Đáp ứng tần số được vẽ theo SPL của bộ ghép âm tương ứng với tần số.
9.6.3 Đáp ứng tần số với mức cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất
Mục đích của phép thử này là xác định đáp ứng tần số với đầu vào cuộn dò cảm ứng tại mức cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất. Cường độ từ trường vào phải đủ thấp để đảm bảo các điều kiện vào-ra đạt tuyến tính về cơ bản.
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại lớn nhất và cài đặt các điều khiển khác, nếu có, tại vị trí để có được khuếch đại lớn nhất.
b) Điều chỉnh cường độ từ trường tại điểm thử bằng 10 mA/m ± 5 % tại 1600 Hz.
c) Thay đổi tần số của nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, giữ cường độ từ trường không đổi.
d) Đường cong đáp ứng tần số được vẽ theo SPL của bộ ghép âm theo tần số. Công bố cường độ từ trường đầu vào.
9.6.4 Ảnh hưởng của vị trí điều khiển khuếch đại lên đáp ứng tần số
Mục đích của phép thử này là để cho thấy ảnh hưởng, nếu có, của vị trí điều khiển khuếch đại lên đường cong đáp ứng tần số với đầu vào cuộn dò cảm ứng.
CHÚ THÍCH: Phép thử này đặc biệt có ích tại các mức cài đặt điều khiển khuếch đại mức cao để phát hiện các khuynh hướng phản hồi cảm ứng từ tính trong trong các máy trợ thính có trang bị cuộn dò cảm ứng.
Qui trình thử như sau:
a) Tiến hành theo a), b) và c) của 9.6.3.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại từ vị trí lớn nhất giảm xuống theo các bước xấp xỉ bằng 10 dB tại 1600 Hz.
c) Tại từng mức cài đặt điều khiển khuếch đại, thay đổi tần số trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz, giữ cường độ từ trường không đổi.
d) Đường cong đáp ứng tần số tại từng mức cài đặt điều khiển khuếch đại được vẽ theo SPL của bộ ghép âm theo tần số.
9.6.5 Độ méo sóng hài
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển của máy trợ thính theo cùng cách như tại 9.6.2 b). Cho cường độ từ trường đầu vào bằng 100 mA/m tại 1600 Hz và đo mức áp suất âm đầu ra. Trong trường hợp mức đầu ra này lệch so với mức đo được dưới các điều kiện khác nhau với mức áp suất âm vào bằng 70 dB, phải điều chỉnh lại mức khuếch đại của máy trợ thính sao cho mức đầu ra với đầu vào của từ trường là bằng mức áp suất âm vào là 70 dB. Nếu mức khuếch đại sẵn có không cho phép điều này, thì sử dụng vị trí khuếch đại lớn nhất.
b) Thay đổi tần số nguồn âm trên toàn vùng tần số từ 200 Hz đến 5000 Hz, và phân tích tín hiệu ra cho các mức tại các tần số hài nf /hoặc ghi lại độ méo sóng hài tổng. Phải báo cáo bề rộng băng tần. Để ghi liên tục, tốc độ quét phải đảm bảo sao cho đáp ứng không chênh nhau nhiều hơn 1 dB so với giá trị ở trạng thái-dừng tại bất kỳ tần số nào. Trong trường hợp đường cong đáp ứng tần số cơ bản tăng lên bằng hoặc nhiều hơn 12 dB giữa bất kỳ tần số nào và hài hòa thứ cấp, thì có thể bỏ qua các phép thử độ méo sóng hài.
c) Nếu có yêu cầu, lặp lại qui trình như nêu tại b) với các cường độ từ trường đầu vào khác. Vẽ độ méo sóng hài theo tần số của nguồn âm và/hoặc theo cường độ từ trường.
9.7 Các phép đo bổ sung đối với các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng để sử dụng cùng điện thoại
9.7.1 Khái quát
Đối với thử nghiệm máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng để sử dụng cùng điện thoại, có thể sử dụng thiết bị mô phỏng từ trường điện thoại (TMFS) để đo đường cong đáp ứng SPLITS, HFA-SPLITS và độ nhạy tương ứng được mô phỏng tương đương điện thoại (RSETS). Thiết bị mô phỏng từ trường điện thoại (TMFS) được thể hiện trên Hình 9.
CHÚ THÍCH: Số vòng khuyến nghị cho cuộn cảm ứng của TMFS là 10 vòng.
CHÚ DẪN
1 Trung điểm của độ dày cuộn dây
2 Đường kính tim-đến-tim cuộn dây
a Được lựa chọn để phù hợp với số vòng và cỡ dây
b Không bắt buộc (chỉ là ví dụ)
Hình 9 - Mô phỏng từ trường điện thoại (TMFS)
9.7.2 Đường cong đáp ứng SPLITS
Qui trình thử như sau:
a) Định vị máy trợ thính trên bề mặt thử của TMFS và định hướng cho đầu ra lớn nhất, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1) máy trợ thính BTE phải nằm càng phẳng càng tốt trên bề mặt thử;
2) bộ điều khiển phẳng của máy trợ thính ITE hoặc ITC phải song song với bề mặt thử của TMFS và càng gần sát càng tốt.
Xem Hình 10.
b) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
c) Lập trình và/hoặc cài đặt máy trợ thính về chế độ “T” (telecoil).
d) Điều chỉnh dòng điện trong cuộn dây về dòng điện 6/N mA trong đó N là số vòng dây của TMFS.
e) Ghi lại đường cong đáp ứng SPLITS biểu thị theo SPL của bộ ghép âm theo tần số trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz.
Đối với máy trợ thính BTE, các giá trị nhận được có thể phụ thuộc vào bề mặt của máy trợ thính tiếp xúc với bề mặt thử của TMFS. Trong trường hợp này, nhà sản xuất phải công bố áp dụng các dữ liệu đối với tai nào và chỉ ra sự chênh lệch dự kiến nếu đeo vào tai còn lại (đối diện).
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 BTE (tai trái)
2 ITE hoặc ITC
3 Đến bộ ghép
Hình 10 - Ví dụ về các máy trợ thính về TNFS đối với phép thử SPLITS
9.7.3 HFA-SPLITS
HFA-SPLITS nhận được bằng cách lấy trung bình các giá trị SPLITS tại ba tần số HFA.
9.7.4 Độ nhạy tương đương của điện thoại được mô phỏng tương đối
RSETS nhận được bằng cách lấy HFA-SPLITS trừ RTG + 60 dB SPL.
9.8 Các phép đo bổ sung áp dụng cho các máy trợ thính AGC
9.8.1 Qui định chung
Các phép đo này được thực hiện tại 2000 Hz và cũng thực hiện tại một hoặc nhiều tần số trong vùng tần số từ 200 Hz đến 8000 Hz.
Nhà sản xuất phải công bố các tần số đã lựa chọn.
9.8.2 Các đặc tính vào-ra ở trạng thái-dừng
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Đo SPL của bộ ghép âm đối với các mức áp suất âm vào trong dải từ 50 dB hoặc thấp hơn ít nhất 90 dB, theo các bước không lớn hơn 5 dB, tại từng tần số trong các tần số thử AGC đã lựa chọn.
c) Vẽ SPL ra tương ứng theo SPL vào; sử dụng các thang đo tuyến tính đêxiben và các vạch chia giống nhau trên cả trục tung và trục hoành. Ví dụ được nêu trên Hình 11.
Khoảng cách của từng bước phải đủ dài để cho phép tín hiệu ra đạt được các điều kiện ở trạng thái-dừng.
9.8.3 Các đặc tính AGC động (thời gian nén và thời gian xả)
Qui trình thử như sau:
a) Lập trình và/hoặc cài đặt điều khiển khuếch đại đến RTS và cài đặt các điều khiển khác như nêu tại 6.4.3.
b) Lựa chọn tần số thử AGC với mức áp suất âm vào thay đổi giữa 55 dB và 90 dB.
c) Đo SPL của bộ ghép âm liên tục; khoảng cách của từng mức phải đủ dài để cho phép tín hiệu ra đạt được các điều kiện ở trạng thái-dừng.
CHÚ THÍCH: Để hiển thị tín hiệu ra liên tục, có thể nối một dao động ký với bộ khuếch đại đo.
d) Xác định thời gian nén từ biểu đồ thời gian của hình bao âm ra.
Thời gian nén được định nghĩa là khoảng thời gian từ sự thay đổi mức từ 55 dB đến 90 dB SPL, đến điểm mà tín hiệu đạt ổn định trong vòng 3 dB.
e) Xác định thời gian xả từ biểu đồ thời gian của hình bao âm ra.
Thời gian xả được định nghĩa là khoảng thời gian từ mức giảm từ 90 dB đến 55 dB SPL, đến điểm mà tín hiệu đạt ổn định trong vòng 4 dB.
CHÚ DẪN
A Đầu ra (SPL, tính theo đêxiben)
B Đầu vào (SPL, tính theo đêxiben)
Hình 11 - Ví dụ về các đặc tính vào-ra ở trạng thái-dừng
9.9 Các phép đo bổ sung tùy chọn với thiết bị mô phỏng tai, phù hợp với IEC 60318-4
9.9.1 Qui định chung
Để nhận được các đường cong đáp ứng SPL đại diện hơn về tính năng hoạt động trong tai người, thiết bị mô phỏng tai phù hợp theo IEC 60318-4 có thể sử dụng cho các phép đo đường cong đáp ứng tần số OSPL90, đường cong đáp ứng khuếch đại lớn nhất và đường cong đáp ứng tần số cơ bản.
9.9.2 Đường cong đáp ứng tần số mức áp suất âm ra với mức áp suất âm vào bằng 90 dB
Thực hiện theo qui trình nêu tại 7.2 a) và b).
9.9.3 Đường cong đáp ứng khuếch đại lớn nhất
Thực hiện theo qui trình nêu tại 7.3 a), b) và c).
9.9.4 Đường cong đáp ứng tần số cơ bản
Thực hiện theo qui trình nêu tại 7.4.1 a), và b).
9.9.5 Trình bày số liệu
Nhà sản xuất phải ghi nhãn rõ ràng các đường cong đáp ứng “nhận được theo TCVN 11738-0:2016 (IEC 60118-0:2015) với thiết bị mô phỏng tai theo IEC 60318-4”.
Để tránh nhầm lẫn, cần nêu rõ các số liệu phải tránh.
10 Độ không đảm bảo đo mở rộng cho phép lớn nhất
Bảng 3 qui định độ không đảm bảo mở rộng lớn nhất cho phép đối với hệ số phủ k = 2, kèm theo các phép đo được thực hiện trong tiêu chuẩn này.
Các độ không đảm bảo mở rộng được qui định trong Bảng 3 là lớn nhất cho phép để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Nếu độ không đảm bảo mở rộng thực tế của phép đo vượt quá giá trị lớn nhất cho phép trong Bảng 3, thì phép đo không được sử dụng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Bảng 3 - Các giá trị Umax đối với các phép đo cơ bản
Đại lượng đo | Umax |
Mức áp suất âm 200 Hz đến 4000 Hz | 2,0 dB |
Mức áp suất âm lớn hơn 4000 Hz | 2,5 dB |
Mức cường độ từ trường | 1,0 dB |
Tần số | 0,5% |
Độ méo sóng hài tổng | 0,5 % |
Nhiệt độ | 0,5 oC |
Độ ẩm tương đối | 5% |
Áp suất môi trường | 0,1 kPa |
Độ không đảm bảo đo được tạo thành từ một số yếu tố:
- độ không đảm bảo của thiết bị sử dụng, như bộ tạo âm, đồng hồ đo mức, các micro đo, bộ ghép âm, v.v..;
- các dung sai từ việc tổ hợp âm của máy trợ thính vào bộ tổ hợp. Các dung sai này có thể liên quan đến đường kính và chiều dài ống;
- độ chính xác và cẩn thận từ việc định vị máy trợ thính trong không gian thử.
Có thể xác định độ không đảm bảo đo bằng cách xem xét các yếu tố trên.
CHÚ THÍCH: Một cách thực hành tốt để đánh giá độ không đảm bảo là so sánh các kết quả đo với phòng thử nghiệm được công nhận.
Việc diễn giải độ không đảm bảo đo là khác nhau giữa nhà sản xuất, người mà phải đảm bảo các số liệu danh định, và người mua.
- các giới hạn thử nghiệm trong sản xuất của nhà sản xuất: dung sai trừ độ không đảm bảo đo.
- các giới hạn đo chấp nhận của người mua: số liệu danh định cộng độ không đảm bảo đo.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 60068 (tất cả các phần), Environmetal testing.
[2] TCVN 11738-7, Điện thanh - Thiết bị đo thính lực - Phần 7; Đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính cho các mục đích đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp và giao hàng.
[3] TCVN 11738-8, Điện thanh - Thiết bị đo thính lực - Phần 8: Phương pháp đo các tính năng hoạt động của máy trợ thính trong các điều kiện làm việc thực được mô phỏng.
[4] IEC 60318-12, Electroacoustics - Hearing aids - Part 12: Dimensions of electrical connector systems.
[5] IEC 60318-15, Electroacoustics - Hearing aids - Part 15: Methods for characterizing signal processing in hearing aids with a speech-like signal.
[6] IEC 60263, Scales and sizes for plotting frequency characteristics and polar diagrams.
[7] IEC 60318-1, Electroacoustics - Simulators of human head and ear - Part 1: Ear simulator for the measurement of supra-aural and circumaural earphones.
[8] IEC 60318-4:2010, Electroacoustics - Simulators of human head and ear - Part 4: Occluded-ear simulator for the measurement of earphones coupled to the ear by means of ear inserts.
[9] TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).
[10] ISO/TR 25417:2007, Acoustics - Definitions of basic quantities and terms.
[11] ANSI S3.22, Specification of hearing aid characteristics.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các điều kiện chung
4.1 Phương pháp thử âm
4.2 Bộ ghép âm
4.3 Vùng tần số đo
4.4 Báo cáo số liệu
5 Khoang kín thử và thiết bị thử
5.1 Quy định chung
5.2 Kích thích không mong muốn trong khoang kín thử
5.3 Nguồn âm
5.4 Hệ thống đo đối với phép đo mức áp suất âm và độ méo sóng hài do máy trợ thính tạo ra
5.5 Hệ thống đo dòng điện một chiều
5.6 Nguồn từ trường đối với các phép đo ETLS và MASL
6 Các điều kiện thử
6.1 Khái quát
6.2 Điều khiển trường âm
6.3 Cấu hình phép đo đối với các máy trợ thính định hướng
6.4 Các điều kiện vận hành bình thường đối với máy trợ thính
7 Cách tiến hành
7.1 Đường cong đáp ứng tần số
7.2 Đường cong đáp ứng tần số OSPL90
7.3 Đường cong đáp ứng khuếch đại lớn nhất
7.4 Đường cong đáp ứng tần số cơ bản
7.5 Độ méo sóng hài tổng
7.6 Tiếng ồn vào tương đương
7.7 Dòng điện pin
7.8 Các phép đo đối với các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng
8 Các đặc tính của các dòng điện vào đối với các máy trợ thính
8.1 Các đặc tính về điện
8.2 Các đặc tính cơ học và chức năng về điện của hệ thống đầu nối của điện đầu vào
9 Cách tiến hành tùy chọn bổ sung
9.1 Khái quát
9.2 Ảnh hưởng của việc điều khiển âm và điều khiển khuếch đại
9.3 Méo điều biến tương hỗ
9.4 Ảnh hưởng do thay đổi điện áp của pin hoặc nguồn điện cấp và điện trở trong
9.5 Tiếng ồn vào tương đương trong các dải một phần ba octa
9.6 Các phép đo bổ sung cho các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng
9.7 Các phép đo bổ sung đối với các máy trợ thính có cuộn dò cảm ứng để sử dụng cùng điện thoại
9.8 Các phép đo bổ sung áp dụng cho các máy trợ thính AGC
9.9 Các phép đo bổ sung tùy chọn với thiết bị mô phỏng tai, phù hợp với IEC 60318-4
10 Độ không đảm bảo đo mở rộng cho phép lớn nhất
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.