Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11269:2015 ISO 4:1997 Thông tin và tư liệu-Quy tắc viết tắt các từ trong nhan đề và nhan đề của xuất bản phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11269:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11269:2015 ISO 4:1997 Thông tin và tư liệu-Quy tắc viết tắt các từ trong nhan đề và nhan đề của xuất bản phẩm
Số hiệu:TCVN 11269:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11269:2015

ISO 4:1997

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - QUY TẮC VIẾT TẮT CÁC TỪ TRONG NHAN ĐỀ VÀ NHAN ĐỀ CỦA XUẤT BẢN PHẨM

lnformation and documentation - Rules for the abbreviation of title words and titles of publications

Lời nói đầu

TCVN 11269:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4:1997;

TCVN 11269:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Các quy định trong tiêu chuẩn này được áp dụng cho chữ viết tắt của các nhan đề xuất bản phẩm nhiều kỳ và, nếu thích hợp, các xuất bản phẩm không tiếp tục. Chúng được sử dụng để hướng dẫn và hỗ trợ các tác giả, biên tập viên, cán bộ thư viện và những người khác làm việc trong các lĩnh vực chuyển giao thông tin trong việc biên soạn các chữ viết tắt rõ ràng cho nhan đề của các xuất bản phẩm được trích dẫn, ví dụ, trong phần chú thích, tài liệu tham khảo và các thư mục. Trích dẫn như vậy bao gồm những trích dẫn được sản xuất bởi các dịch vụ tóm tắt và định chỉ mục, danh sách tài liệu tham khảo kèm theo bài báo, và các tập tin dùng chung hay dùng riêng, nơi việc nhận dạng tài liệu được quan tâm.

Do số lượng lớn các xuất bản phẩm tiếp tục và không tiếp tục khác nhau cần tham khảo theo trích dẫn vắn tắt, được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, với nhiều phương pháp khác nhau ghi lại chúng và kiến thức/kinh nghiệm rất đa dạng của người sử dụng chữ viết tắt nhan đề, nên không thể đặt ra các quy tắc trong mọi trường hợp sẽ đảm bảo việc khôi phục lại không có trợ giúp các nhan đề ban đầu của các xuất bản phm được trích dẫn theo dạng viết tắt. Các tác giả và biên tập viên sử dụng rộng rãi các chữ viết tắt nhan đề trong các xuất bản phẩm cần cung cấp thường xuyên định kỳ các nhan đề viết tắt sử dụng, cùng với các nhan đề không viết tắt tương ứng cho người sử dụng dễ nhận biết.

Nguyên tắc căn bản của tiêu chuẩn này là mỗi nhan đề nên có tên viết tắt duy nhất riêng của nó. Điều đó đạt được bằng việc áp dụng các quy tắc nêu trong tiêu chuẩn này cùng với một danh sách các chữ viết tắt từ nhan đề chuẩn hóa. Phải thừa nhận rằng để trao đổi thông tin quốc tế, cũng cần có một hệ thống quốc tế để thiết lập các chữ viết tắt nhan đề duy nhất của xuất bản phẩm tiếp tục. Theo tha thuận này, không có hai nhan đề nào có chữ viết tắt giống hệt nhau, cũng sẽ không có một chữ viết tắt duy nhất đại diện cho hai nhan đề tr lên.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - QUY TẮC VIẾT TẮT CÁC TỪ TRONG NHAN ĐỀ VÀ NHAN ĐỀ CỦA XUẤT BẢN PHẨM

lnformation and documentation - Rules for the abbreviation of title words and titles of publications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy tắc để viết tắt nhan đề các xuất bản phẩm nhiều kỳ, và nếu phù hợp, các tài liệu không nhiều kỳ bằng các ngôn ngữ sử dụng chữ cái Latinh, Kiril và Hy Lạp. Tiêu chuẩn này cũng phục vụ làm cơ sở cho việc thiết lập các chữ viết tắt từ trong nhan đề cho Mạng lưới ISSN.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây.

2.1. Chữ viết tắt (abbreviation)

Thuật ngữ viết tắt tạo ra từ việc loại bỏ một số chữ cái.

[Phù hợp với ISO 1087:1990]

2.2. Yếu tố làm rõ viết tắt (abbreviated qualifying element)

Phần viết tắt bổ sung vào một nhan đề viết tắt làm cho nhan đề viết tắt duy nhất.

2.3. Từ viết tắt (acronym)

Thuật ngữ phức viết tắt gồm các chữ cái lấy từ hình thức đầy đủ của một từ và kết hợp với nhau thành một chuỗi chỉ phát âm theo vần.

[ISO 1087:1990]

VÍ DỤ: ALGOL = Algorith language (ngôn ngữ thuật toán).

2.4. Phụ tố (affix)

Hình vị, không phải là thân từ cũng không phải là đuôi từ, gắn với thân từ để thay đổi ý nghĩa của nó hoặc phạm trù từ vựng và ngữ pháp của nó.

[ISO 1087:1990]

2.5. Từ nhân tạo (artificial word)

Từ tạo ra cho một mục đích đặc biệt và thường không tìm thấy trong từ điển.

2.6. Thuật ngữ phức (complex term)

Thuật ngữ gồm hai hoặc nhiều thân từ có hoặc không có các yếu tố thuật ngữ khác.

[ISO 1087:1990]

2.7. Từ ghép (compound word)

Từ mà các bộ phận cấu thành đã là các từ hoặc các hình thức kết hợp.

2.8. Từ rút gọn (contraction)

Phần rút ngắn của một từ, âm tiết, hoặc nhóm từ bằng cách b một số chữ cái bên trong.

2.9. Tập thể (corporate body)

Tổ chức hoặc nhóm người được xác định bi một tên cụ thể.

2.10. Từ phái sinh (derivative)

Từ hình thành bằng cách thêm một hoặc nhiều phụ tố vào thân từ.

[ISO 1087:1990]

2.11. Thuật ngữ chung (generic term)

Từ hoặc nhóm từ trong một nhan đề cho biết thể loại và/hoặc tần suất của số lần xuất bản.

VÍ DỤ: Báo cáo khoa học, biên niên sử, báo cáo, bản tin, tập san, báo cáo hàng năm, hồ sơ, niên giám, kỷ yếu.

2.12. Hình thức biến cách (inflected form)

Hình thức tạo ra bởi những từ đề đánh dấu sự phân biệt như cách, giống, số, thì, ngôi, thức hay thể.

2.13. Từ viết tắt bằng chữ cái đầu (initialism)

Thuật ngữ phức viết tắt hoặc tên tạo thành từ các chữ cái đầu tiên của các phần tử thuật ngữ.

[ISO 1087:1990]

CHÚ THÍCH: Chữ viết tắt bằng chữ cái đầu tạo thành một chuỗi có thể được phát âm từng chữ, theo vần hoặc cả hai.

2.14. Hình vị (morpheme)

Đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất của một ngôn ngữ.

[ISO 1087:1990]

2.15. Tiền tố (pretix)

Phụ tố đi trước một thân từ hoặc tiền tố khác.

[ISO 1087:1990]

2.16. Gốc từ/ từ căn (root)

Phần tử từ tạo thành cơ sở từ nguyên của một họ các từ trong một ngôn ngữ hoặc trong một số ngôn ngữ.

[ISO 1087:1990]

2.17. Nhan đề phần (section title)

Nhan đề cụ th cho một phần dùng để phân biệt một phần của một nhóm các xuất bản phẩm nhiều kỳ liên quan có một nhan đề chung.

2.18. Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)

Xuất bản phẩm, trên bất kỳ vật mang tin nào, được xuất bản thành các phần kế tiếp, thường có định danh số lượng hoặc thời gian, và dự kiến sẽ tiếp tục vô thời hạn.

2.19. Thân từ (stem)

Phần t từ có thể được sử dụng chính nó như một thuật ngữ hoặc như là cơ sở của một từ phái sinh. [ISO 1087:1990]

2.20. Hậu tố (suffix)

Phụ tố theo sau một thân từ hoặc hậu tố khác.

[ISO 1087:1990]

2.21. Nhan đề (title)

Từ hoặc cụm từ, hoặc một nhóm ký tự, thường xuất hiện trên tài liệu, để thuận tiện cho việc tham chiếu tới nó, mà có thể được sử dụng để xác định tài liệu, và nó thường (mặc dù không phải luôn luôn) phân biệt tài liệu này với bất kỳ tài liệu nào khác.

[Phù hợp ISO 5127/3a): 1981]1

2.22. Rút gọn (truncation)

Rút ngắn một từ bằng cách bỏ đi hai hoặc nhiều chữ cái liên tục ở cuối.

3. Quy tắc viết tắt từ

3.1. Phương pháp

Phương pháp viết tắt đề xuất là bằng cách rút gọn.

VÍ DỤ: literature = lit.

Từ cũng được viết tắt bằng cách rút gọn theo bản chất ngôn ngữ hoặc thực tiễn quốc gia. Đặc biệt, sự lược b nguyên âm là phổ biến.

VÍ DỤ

1

Zeitung = Ztg.

2

konyvtar = kvt.

3

karangan = krgn.

Chữ viết tắt có một chữ cái được hạn chế ch dùng cho các từ chỉ thể loại phổ biến.

VÍ DỤ

1

jounal = j.

2

Zeitschrift = Z.

Dù phương pháp viết tắt là cắt ngắn hay rút gọn (hoặc kết hợp cả hai phương pháp), ít nhất hai chữ cái cần lược bỏ khỏi từ được viết tắt. Các từ chỉ lược bỏ một chữ cái không phải viết tắt.

Phương pháp cho biết chữ viết tắt là dấu chấm. Các chữ viết tắt thường có một dấu chấm đi sau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp áp dụng dấu chấm được bỏ qua (xem 4.6).

3.2. Các dấu phụ

Các dấu phụ thường được giữ lại trong từ viết tắt. Với các ngôn ngữ có thể có hoặc không có dấu phụ trong cách viết, lựa chọn này có thể được sử dụng thay thế. Các dấu phụ xuất hiện trong các từ phiên âm cần được giữ lại trong từ viết tắt (xem 3.11).

VÍ DỤ

1

médecine = méd.

2

Überwachung = Überwach.

3

Ueberwachung = Uberwwach.

4

Žurnal = Ž.

3.3. Các từ nhân tạo

Các từ nhân tạo phải được giữ nguyên như chúng xuất hiện trong xuất bản phẩm. Tuy nhiên, các từ mới tạo ra có khả năng tr thành một phần có thể chấp nhận của ngôn ngữ này cần được viết tắt.

VÍ DỤ

1

diamat = [không viết tắt]

2

chemtech = [không viết tắt]

3

sharemarket = sharemark.

4

cyberspace = cybersp.

3.4. Số nhiều và các hình thức biến cách

3.4.1. Số nhiều

Từ viết tắt cho dạng số ít của một từ cũng được dùng cho dạng số nhiều, trong chừng mực cách viết chính tả của từ viết tắt này không bị ảnh hưởng bi việc chuyển đổi từ số ít sang số nhiều.

VÍ DỤ

1

Importation = import.

 

Importations = import.

2

Jahrbuch = Jahrb.

 

Jahrbücher = Jahrb.

Khi phương pháp viết tắt là rút gọn và nếu cách viết chính tả của từ này chuyển đổi thành dạng số nhiều, ảnh hưởng đến sự đánh vần chữ viết tắt, chữ viết tắt cho dạng số nhiều có thể khác với chữ viết tắt cho dạng số ít.

VÍ DỤ

1

country = ctry.

 

countries = ctries.

2

national = natl.

 

nationaux = natx.

Dạng số nhiều bất quy tắc của một từ có th được viết tắt ngay cả khi dạng số ít không viết tắt, miễn là loại bỏ từ hai chữ cái tr lên.

VÍ DỤ

1

child = [không viết tắt]

 

children = child.

2

Buch = [không viết tắt]

 

Bücher = Büch.

3.4.2. Các hình thức biến cách khác

Cùng một từ viết tắt cần được sử dụng cho tất cả các hình thức biến cách khác nhau của một từ.

VÍ DỤ

promyšlennost' = prom.

 

promyšlennosti = prom.

 

promyšlennostej = prom.

3.4.2.1. Mạo từ đi kèm

Trong các ngôn ngữ mà mạo từ xác định tạo thành một phần của từ, cùng một từ viết tắt được sử dụng cho từ có mạo từ hoặc không có mạo từ đi kèm.

VÍ DỤ

1

bibliotek = bibl.

2

biblioteket = bibl.

3.4.2.2. Tiền tố ngữ pháp

Trong các ngôn ngữ mà tiền tố đứng trước danh từ hay động từ có chức năng ngữ pháp (như ngôn ngữ Malaysia và Indonesia), các tiền tố này phải được loại bỏ hoặc giản lược trong từ viết tắt.

VÍ DỤ

1

diperluas = prls.

2

berwarna = wrn.

3

kemasyarakatan = kmsyrk.

3.5. Các từ phái sinh

Nếu những thay đổi về cách viết trong hình thức phái sinh làm thay đổi phần của một từ được giữ làm chữ viết tắt, từ viết tắt cho hình thức phái sinh phải khác với từ viết tắt cho từ gốc.

VÍ DỤ

Scotland = Scotl.

 

Scottish = Scott.

Nếu những thay đổi về cách viết không ảnh hưởng đến chữ viết tắt cho từ phái sinh, từ viết tt cho hình thức phái sinh và từ gốc giống nhau.

VÍ DỤ

1

Physics = phys.

 

Physical = phys.

2

Organization = organ.

 

Organizing = organ.

Từ phái sinh của một từ có th được viết tắt ngay cả khi từ gốc không viết tắt.

VÍ DỤ

Gefahr = [không viết tắt]

 

gehrlich = gehrl.

Từ phái sinh của một từ có ý nghĩa khác hoặc cấu trúc hình thái học khác cần có từ viết tắt khác.

VÍ DỤ

1

information = inf.

 

informatique = inform.

2

psychical = psych.

 

psychology = psychol.

3.6. Các từ không liên quan về mặt ngữ nghĩa

Các từ không liên quan về mặt ngữ nghĩa phải có các từ viết tắt khác nhau.

VÍ DỤ

ind.

đúng với

industrial, industrie, industry, ...

 

không đúng với

Indian, indication, induced,...

3.7. Từ ghép

Mỗi thành phần của một từ ghép cần phải được viết tắt.

CHÚ THÍCH: Nếu một từ ghép không có dấu gạch ngang, các thành phần đứng trước thành phần cuối cùng có thể được giữ lại ở dạng đầy đủ của chúng nếu có yêu cầu do thực tiễn quốc gia đối với một ngôn ngữ nhất định.

Mỗi thành phần viết tắt của một từ ghép cần phải đi sau bi một dấu chấm không có khoảng cách giữa các thành phần này. Tuy nhiên, các dấu chấm trong từ viết tắt, với ngoại lệ dấu chm sau thành phần cuối cùng, có thể b qua được xác định theo yêu cầu của thực tiễn quốc gia.

VÍ DỤ

1

Forchungstechnologie = Forch.technol.

2

informatiedossier = int.doss.

3

gazdaságstatisztika = gazdstat.

Các dấu gạch ngang xuất hiện trong từ ghép cần được giữ lại.

VÍ DỤ

1

bio-acoustics = bio-acoust.

2

médecin-radiologue = méd.-radiol.

3

technisch-industriel = tech.-ind.

3.8. Tên cá nhân

Tên cá nhân không được viết tắt. Các tính từ tạo thành từ tên cá nhân có thể được viết tắt bằng các rút gọn từ tính từ ở tên mà từ đó nó được rút ra.

VÍ DỤ: Mozart [không viết tắt]

Mozartien = mozart.

3.9. Tên tập thể

Tên tập thể xuất hiện trong các nhan đề xuất bản phẩm cần được viết tắt theo quy tắc cho chữ viết tắt từ. Khi thực tiễn quốc gia hoặc quốc tế thường sử dụng một từ viết tắt chứ không viết đầy đủ hoặc tên một phần của một tập thể, chữ viết tắt này có thể được dùng thay cho hình thức viết tắt tên.

VÍ DỤ

1

Nhan đề: Proceeding of the International Seed Testing Association

 

Nhan đề viết tắt: Proc. Int. Seed Test. Assoc.

2

Nhan đề: The United Nations disarmament yearbook

 

Nhan đề viết tắt: U.N. disarm. yearb.

3.10. Tên địa điểm

Tên các địa danh (ví dụ, thị trấn, thành phố, bang, tnh hoặc nước) có thể được viết tắt.

Tên các thị trấn và thành phố phải được viết tắt khi chúng là các địa điểm lớn hoặc thường được dùng trong nhan đề, hoặc khi các tên này kết thúc bằng các hậu tố như -burgh, -ton, -ville,...

VÍ DỤ

1

Fribourg = Fribg.

2

New York = N.Y.

3

Southampton = Southampt.

3.11. Phiên chữ (chuyển tự)

Từ xuất hiện trong các bộ ký tự phi Latinh, như Kirin và Hy Lạp, cần được chuyển tự theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp cho mục đích giao lưu quốc tế. Các dấu phụ xuất hiện trong từ các chuyển tự sẽ được giữ lại trong từ viết tắt. (Xem thêm 3.2)

DỤ

1

uperesia = uper.

2

Sučasnij = sučas.

3.12. Thay thế các ký tự

Từ viết tắt của một từ cần không chứa bất kỳ ký tự nào không hiện diện trong chính từ ấy.

VÍ DỤ

premier

chính xác:

prem.

 

 

không chính xác:

1er

4. Các quy tắc cho từ viết tắt nhan đề

4.1. Trật tự từ

Trật tự các từ viết tắt tuân theo trật tự các từ như xuất hiện trong nhan đề.

4.2. Nhan đề là một từ đơn

Nhan đề bao gồm một từ đơn, không kể mạo từ hoặc giới từ, không được viết tắt.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

Nefrologia

 

Nhan đề viết tắt:

Nefrologia

2

Nhan đề:

Sans frontière

 

Nhan đề viết tắt:

Sans frontière

3

Nhan đề:

The Magistrate

 

Nhan đề viết tắt:

Magistrate

Nếu nhan đề gồm một từ được làm rõ bằng địa điểm (hoặc địa điểm và năm) hoặc thông tin lần xuất bản, từ nhan đề sẽ không được viết tắt trong khi yếu tố làm rõ phải viết tắt (xem 4.9).

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

Forum (Düsseldort)

 

Nhan đề viết tắt:

Forum (Düsseld.)

2

Nhan đề:

Communications (New York, N.Y.)

 

Nhan đề viết tắt:

Communications (N.Y., N.Y.)

Nếu nhan đề bao gồm một từ được làm rõ bi một thuật ngữ chung ch một phần, loại, tùng thư hoặc phụ trương, nhan đề này sẽ không được viết tắt trong khi thuật ngữ chung phải được viết tắt.

VÍ DỤ

Nhan đề:

Medicina, Supplement

 

Nhan đề viết tắt:

Medicina, Suppl.

4.3. Mạo từ, liên từ và giới từ

Mạo từ, liên từ và giới từ cần lược bỏ trong từ viết tắt nhan đề với ngoại lệ là các giới từ, mạo từ là những phần tích hợp của tên cá nhân, địa danh hoặc thành ngữ như “in vivo” và “in vitro” hoặc khi cấu trúc ngôn ngữ hoặc thực tiễn quốc gia không cho phép lược bỏ các từ này.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

The New Hungarian Quarterly

 

Nhan đề viết tắt:

New Hung. Q.

2

Nhan đề:

Los Alamos Science

 

Nhan đề viết tắt:

Los Alamos sci.

3

Nhan đề:

Journal of in vivo fertilization and embryo transfer

 

Nhan đề viết tắt:

J. in vivo fertil. embryo transf.

Giới từ xuất hiện đầu của một nhan đề có thể được giữ lại.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

Vom Abenberger Land

 

Nhan đề viết tắt:

Vom Abenb. Land

2

Nhan đề:

Vers l'éducation permanente

 

Nhan đề viết tắt:

Vers l'éduc. perm.

4.4. Từ viết tắt, nhóm các chữ viết tắt, ký hiệu chữ cái

Từ viết tắt, nhóm các chữ viết tắt bằng chữ cái đầu, ký hiệu chữ cái trong nhan đề cần được giữ lại trong nhan đề viết tắt.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

AEG-Mittelungen

 

Nhan đề viết tắt:

AEG-Mitt.

2

Nhan đề:

Revue du CETHEDEC

 

Nhan đề viết tắt:

Rev. CETHEDEC

4.5. Chữ viết hoa

Chữ cái đầu tiên của yếu tố đầu tiên trong từ viết tắt nhan đề cần được viết hoa. Việc viết hoa các yếu tố còn lại có thể tuân theo thực tiễn quốc gia hoặc theo các yêu cầu áp dụng cụ thể.

VÍ D

Nhan đề:

Archives of Internal medecine

 

Nhan đề viết tắt:

Arch. Intern. med.

 

 

Arch. Intern. Med.

 

 

Arch. intern. Med.

 

 

ARCH. INTERN. MED.

4.6. Dấu chấm câu

Dấu chấm câu xuất hiện trong một nhan đề hoàn chnh sẽ được giữ lại trong nhan đề viết tắt trừ ngoại lệ với dấu chấm và dấu phẩy; dấu phẩy sẽ được bỏ đi trong nhan đề viết tắt và dấu chấm được thay bằng dấu phy. Tuy nhiên, dấu chấm có thể được giữ lại trong nhan đề viết tắt khi chúng được sử dụng cùng với chữ viết tắt, từ viết tắt, số th tự hoặc định danh nhan đề phụ thuộc.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

Acta mineralogica, petrografica

 

Nhan đề viết tắt:

Acta mineral. Petrogr.

2

Nhan đề:

Soviet physics. Technical physics

 

Nhan đề viết tắt:

Sov. Phys., Tech. phys.

3

Nhan đề:

E.S.A bulletin

 

Nhan đề viết tắt:

E.S.A bull.

4

Nhan đề:

Mr. Rodger’s journal

 

Nhan đề viết tắt:

Mr. Rodger’s j.

Dấu ba chấm (...) và du lược bớt xuất hiện trong nhan đề hoàn chỉnh được lược bỏ trong nhan đề viết tắt.

Ví DỤ

Nhan đề:

Proceedings of the... annual meeting of the Acadian Entomological Society

Nhan đề viết tắt:

Proc. Annu.meet. Acadian Entomol. Soc.

4.7. Các ký tự đặc biệt và ký hiệu

Các ký tự đặc biệt và ký hiệu xuất hiện trong nhan đề gốc cần được giữ nguyên trong từ viết tắt nhan đề, ngoại trừ dấu và (&), dấu cộng (+) cần lược bỏ khi chúng được sử dụng cho phép hợp "AND” (và).

Ví DỤ

1

Nhan đề:

Europe on $... a day

 

Nhan đề viết tắt:

Eur. $ day

2

Nhan đề:

Metall-reinigung + Vorbehandlung

 

Nhan đề viết tắt:

Met.-reinig. + Vorbehandl.

3

Nhan đề:

Computer & control abstracts

 

Nhan đề viết tắt:

Comput. & control abstr.

4

Nhan đề:

AT&T Technical Journal

 

Nhan đề viết tắt:

AT&T Tech. J.

4.8. Các phần và tùng thư

Khi từ hai xuất bản phẩm nhiều kỳ tr lên có một nhan đề chung được phân biệt bằng cách thêm một số, chữ cái hoặc nhan đề phần, các đặc điểm phân biệt này cần được bao gồm trong nhan đề viết tắt. Chữ viết tắt của các thuật ngữ chung như phần, tùng thư,… chỉ nên được giữ lại trong từ viết tắt nhan đề nếu cần thiết cho mục đích nhận dạng.

VÍ DỤ

1

Nhan đề:

Annales scientifiques de l'Université de Besançon. Géologie

 

Nhan đề viết tắt:

Ann. Sci. Univ. Besançon. Géol.

2

Nhan đề:

Journal of botany. Section A

 

Nhan đề viết tắt:

J. bot., Sect. A hoặc J. bot., A

Từ viết tắt cho một nhan đề phụ thuộc cần bổ sung cho từ viết tắt của nhan đề chung, ngay cả khi nhan đề chung được phân biệt bi một số hay một chữ cái.

VÍ DỤ

Nhan đề:

Journal of polymer Science. Part A-1, Polymer chemistry

Nhan đề viết tắt:

J. polym. Sci., A-1, Polym. Chem.

4.9. Phân biệt và làm rõ

Các nhan đề viết tắt được xem là giống hệt khi chúng được tạo thành từ các chữ cái hoặc ký tự giống nhau không phân biệt các dấu phụ hoặc dấu chấm câu khác.

Các nhan đề viết tắt giống nhau cần được phân biệt bằng cách bổ sung yếu tố làm rõ đặt trong ngoặc đơn: địa điểm (thị trn hoặc thành phố); địa điểm và năm; lần xuất bản; hoặc, nếu chưa đủ thì thêm thông tin làm rõ khác.

VÍ DỤ

Nhan đề:

Expérience et innovations en éducation

 

Expériencias e innovaciones en education

 

Experiments and innovations in education

Nhan đề viết tắt:

Exp. innov. educ. (Ed. fr.)

 

Exp.innov. educ. (Ed. esp.)

 

Exp. innov. educ. (Engl. ed.)

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 9:1995, Information and documentation - Transliteration of Cyrillic characters into Latin characters - Slavic and non-Slavic languages. (Thông tin và Tư liệu - Chuyển tự các ký tự Kirin thành các ký tự Latinh - Các ngôn ngữ Slavơ và phi Slavơ)

[2] ISO 843:1997, Information and documentation - Conversion of Greek characters into Latin characters (Thông tin và Tư liệu - Chuyển đổi các ký tự Hy Lạp thành ký tự Latinh).

[3] ISO 1087:1990, Terminology- Vocabulary (Thuật ngữ- Từ vựng)

[4] ISO 5127-2:1983, Documentation and information - Vocabulary- Part 2: Traditional documents. (Tư liệu và Thông tin - Từ vng - Phần 2: Tài liệu truyền thống.)

[5] ISO 5127/3a):1981, Information and documentation - Vocabulary- Section 3a): Acquisition, identification, and analysis of documents and data (Thông tin và Tư liệu - Từ vựng - Phần 3a): Bổ sung, nhận dạng và phân tích các tài liệu và dữ liệu.).

[6] List of serial title word abbreviations. Paris: ISSN International Centre1). Irregular with supplements. Available in print (ISSN 0259-000X); on diskette (ISSN 1018-81 OX); and in the ISSN Compact CD-ROM (ISSN 10184783). (Danh sách các chữ viết tắt nhan đề xuất bản phẩm tiếp tục. Paris: Trung tâm quốc tế ISSN 1). Không thường xuyên có bổ sung. Có sẵn dạng in (ISSN 0259-000X); trên đĩa (ISSN 1018-1081 OX); và trên CD-ROM Compact ISSN (ISSN 10.184.783).



1 ISO 5127-1; ISO 5127-2, ISO 5127-3A, ISO 5127-6, ISO 5127-11 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 5127:2001 và được chp nhận thành TCVN 5453:2009.

1) ISSN International Centre, 20, rue Bachaumont, F-75002 Paris, France. Telephone: (33 1) 44 88 22 20; Telefax: (33 1) 40 26 32 43; E-mail: [email protected]. Internet URL: http://www.issn.ora/index.html

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi