Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10844:2015 ISO 2146:2010 Thông tin và tư liệu-Dịch vụ đăng ký cho các thư viện và tổ chức liên quan

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10844:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10844:2015 ISO 2146:2010 Thông tin và tư liệu-Dịch vụ đăng ký cho các thư viện và tổ chức liên quan
Số hiệu:TCVN 10844:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10844:2015

ISO 2146:2010

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CHO CÁC THƯ VIỆN VÀ TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Information and documentation - Registry services for libraries and related organizations

Lời nói đầu

TCVN 10844:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 2146:2010

TCVN 10844:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và Tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

ISO 2146 (hiện đang được biên soạn thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10844:2015) đã được xuất bản lần đầu vào năm 1972 với tên nhan đề là Danh mục các thư viện, các trung tâm thông tin và tư liệu. Mục đích của tiêu chun là biên soạn và xuất bản các danh mục quốc tế, các đăng ký quốc gia được xuất bản các quốc gia hai hoặc đa ngôn ngữ và các danh mục quốc gia và khu vực phục vụ cho việc sử dụng quốc tế. Phiên bản lần thứ hai được xem xét vào năm 1988. Các cơ quan lưu trữ đã tìm được những phương pháp mới để thu thập và xuất bản thông tin thư mục trên internet và chuyển nó thành dạng đọc máy đ hỗ trợ việc khám phá và cung cp.

Nhu cầu đã được xác đnh để sử dụng lại tiêu chuẩn này như một danh mục các yếu tố dữ liệu có tính đến các kịch bản sử dụng mới. Việc xây dựng phiên bản này đã bắt đầu vào năm 2001, việc hỗ trợ cho các kịch bản mượn liên thư viện là một tác nhân ban đầu. Mục đích đầu tiên của ISO 2146 phiên bản mới là cung cấp một cơ s khái niệm cho việc phát triển một loạt các dịch vụ đăng ký cần thiết để h trợ các kịch bản sử dụng thư viện s. Do đó, tiêu chuẩn được thiết kế để gii thích và m rộng hơn là hạn chế và quy tắc. Thuật ngữ "Đăng ký” đã được chấp nhận trong nhan đề và danh mục yếu tố dữ liệu cho biết rng tiêu chuẩn này hỗ trợ quá trình thu thập các thông tin cần thiết từ các bên tham gia cũng như việc tiêu chuẩn này sẵn sàng để sử dụng.

Danh mục yếu tố dữ liệu đã được xây dựng như một mô hình định hướng đối tượng mà có thể được chuyển đổi thành dạng thức đọc máy như XML. Một số khái niệm được phát triển ít hơn những khái niệm khác nhưng phiên bản này ca tiêu chuẩn vẫn hoàn chỉnh. Nó cho phép bổ sung các yếu tố mới bằng phương pháp đánh máy và cung cấp các yếu tố văn bản tự do để thu thập những thông tin không được mô hình hóa rõ ràng. Tiêu chun cũng cho phép mã hóa bất cứ yếu tố dữ liệu nào bằng cách sử dụng một lược đồ mở rộng. Đây là một tiêu chuẩn khung, không quy đnh cách thức dữ liệu được mã hóa thế nào hoặc bản thể luận (Ontology) nào hay bộ từ vựng kiểm soát nào được sử dụng. Việc này sẽ hạn chế khả năng áp dụng của tiêu chuẩn này với các kịch bản sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, nhiều ví dụ và các danh sách bắt đầu được cung cp, và những người thực hiện được khuyến khích sử dụng (hoặc hợp tác trong việc phát triển) các tiêu chuẩn thích hợp cho bất kỳ một dịch vụ, việc sử dụng hoặc lĩnh vực chủ đề cụ thể nào.

Dự kiến rng các ứng dụng đăng ký khác nhau sẽ được dựa trên các lược t của tiêu chun này. Các lược tả sẽ chỉ định các đối tượng trong mô hình thông tin và các yếu tố dữ liệu cần thiết với loại đăng ký đó, và xác đnh và duy trì các danh sách đánh số phù hợp với việc áp dụng. Lược tả này cũng định rõ các ràng buộc và giao thức được sử dụng cho các mục đích trao đổi. Điều này sẽ đảm bảo cho các bên tham gia trong cùng một lĩnh vực và ở các lĩnh vực tương đồng hợp tác trong việc phát triển và cung cp các dịch vụ và nội dung.

Sự tồn tại các tiêu chun khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đi các đối tượng đăng ký giữa các hệ thống. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích thay thế các tiêu chuẩn đó mặc dù một phiên bản lược đồ XML của danh mục yếu tố d liệu có thể được sử dụng cho mục đích này. Tương tự, các tiêu chuẩn khác tồn tại hoặc đang được xây dựng để đảm bảo cho việc xác định chuẩn tắc các đi tượng đăng ký. Tiêu chuẩn này cung cấp các yếu tố dữ liệu để ghi lại và quản lý các ký hiệu nhận dạng như vậy nhưng không quy định việc sử dụng chúng.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CHO CÁC THƯ VIỆN VÀ TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Information and documentation - Registry services for libraries and related organizations

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các quy tắc cho hoạt động đăng ký trong môi trường mạng để cung cấp thông tin về bộ sưu tập, bên tham gia, hoạt động và dịch vụ cần thiết ca các thư viện và tổ chức liên quan để quản lý bộ sưu tập của họ và cung cấp các dịch vụ thông tin và tư liệu qua một loạt các ứng dụng và tên miền.

Tiêu chuẩn này đưa ra một danh mục yếu tố dữ liệu có thể được sử dụng như là một chương trình khung để thu thập dữ liệu thích hợp và chia sẻ nó với các dịch vụ đăng ký khác, bằng cách cung cp truy cập tới dữ liệu đăng ký thông qua các giao thức chun bất cứ khi nào cần thiết như một phần của quy trình kinh doanh tự động, các đăng ký được xuất bản dưới dạng bản in hoặc điện tử, và lưu trữ dữ liệu đăng ký khi dữ liệu này ở dạng điện tử.

Tiêu chuẩn này được áp dụng với các đăng ký quốc gia ở các quốc gia có hai hoặc đa ngôn ngữ và các đăng ký quốc gia và khu vực được dự kiến để sử dụng quốc tế.

Lĩnh vực áp dụng bao gồm nhưng không ch giới hạn với

- Các hệ thống quản lý bộ sưu tập và các kho số,

- Dịch vụ phát hiện, bao gồm các mục lục, bảng chỉ mục, kho siêu dữ liệu liên hợp và các cổng thông tin siêu tìm tin,

- Dịch vụ tra cứu bao gồm các hệ thống quản lý tra cứu và các dịch vụ tra cứu ảo, và

- Chính các dịch vụ tự đăng ký, thuộc tất c các loại, cần thiết để hỗ trợ cho các ứng dụng nêu trên.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6558 (ISO 4217), Mã thể hiện các đồng tiền và quỹ.

TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên nước và các vùng lãnh thổ của chúng - Phần 1: Mã nước

TCVN 7217-2 (ISO 3166-2), Mã thể hiện tên nước và các vùng lãnh thổ của chúng - Phần 2: Mã vùng lãnh thổ của nước).

ISO 639-2, Codes for the representation of names of languages - Part 2: Alpha-3 code (Mã thể hiện tên các ngôn ngữ - Phn 2: Mã Anpha-3).

ISO 8601:2004, Data elements and interchange formats - Information interchange - Representation of dates and times (Phần tử dữ liệu và dạng thức trao đổi - Trao đổi thông tin - Biểu diễn thời gian).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này s dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Thuộc tính (attribute)

Yếu tố dữ liệu là thuộc tính hoặc đặc tính của một lớp.

3.2

Ký tự (character)

Biu tượng in được có ý nghĩa ngôn ngữ hoặc đồ họa và thường tạo thành một phần của một từ của văn bản, mô tả một chữ số hoặc biểu đạt một dấu ngữ pháp.

3.3

(code)

Biểu thị một mu tin như một chữ cái, từ, hoặc cụm từ dưới dạng khác, thường ngắn gọn hơn.

3.4

Yếu tố dữ liệu (data element)

Yếu tố (element)

Đơn vị cơ bản ca dữ liệu có thể nhận biết và định nghĩa.

3.5

Dạng dữ liệu (data type)

Thuật ngữ dùng để xác định chất lượng về c nội dung và cu trúc của một yếu tố.

3.6

Thực thể (entity)

Biểu ghi trong một cơ s dữ liệu hoặc đăng ký bao gồm một hoặc nhiều yếu tố có sự tồn tại riêng biệt.

3.7

ILL

Mượn liên thư viện (inter library loan)

Giao dịch cho mượn hoặc sao chụp giữa hai thư viện thay mặt một người dùng trực tiếp.

3.8

Bn đăng ký (registry)

Sưu tập các đối tượng đăng ký được biên soạn đ hỗ trợ công việc ca một cộng đồng xác định.

3.9

Vai trò (role)

Chức năng đảm nhiệm bi một thực thể là một bên tham gia hoặc địa chỉ, thường cụ thể với một giao dịch.

3.10

Giao dịch (transaction)

Việc tạo lập hoặc sa đổi một thông điệp cần thiết để hỗ trợ việc tìm kiếm và duy trì một biểu ghi đăng ký hoặc một yếu tố ca biểu ghi.

3.11

Từ (word)

Đơn vị ngôn ngữ bao gồm một hoặc nhiều ký tự mang ý nghĩa.

4  Trình bày

4.1  Hệ thống phân cấp của mô hình thông tin

Trong tiêu chun này một bản đăng ký được định nghĩa là một sưu tập các đối tượng đăng ký đã được biên dịch để hỗ trợ công việc của một cộng đồng nhất định. Các danh mục phần tử dữ liệu cu thành khung ca tiêu chuẩn này được dựa trên một mô hình dữ liệu hướng đối tượng trong đó có một đối tượng đăng ký là lớp đối tượng chính của nó. Đối tượng đăng ký có thể là một bộ sưu tập, bên tham gia, hoạt động hoặc dịch vụ. Sưu tập là một tập hợp của các đối tượng vật lý hoặc kỹ thuật số. Bên tham gia là một người hay một nhóm. Hoạt động là một cái gì đó xảy ra theo thời gian mà tạo ra một hoặc nhiều kết quả. Dịch vụ là một hệ thng (tương tự hoặc kỹ thuật số) cung cấp một hoặc nhiều chức năng có giá trị cho người dùng trực tiếp.

Hình 1 - Đối tượng đăng ký và các lớp con của

Hình 1 cho thấy mối quan hệ giữa các lớp con. Trong số các vai trò khác, các bên thu thập hoặc có các bộ sưu tập và vận hành hoặc tham gia các hoạt động. Các bên cũng quản lý và sử dụng dịch vụ thông qua đó các bộ sưu tập và các hoạt động được truy cập.

Hình 1 cũng cho thấy rng các dịch vụ có th có chính sách cho phép hoặc từ chối truy cập đối với người dùng trong những điều kiện nhất định, rằng họ có các mức độ dịch vụ và nghĩa vụ cần phải được mô tả và họ có thể được cung cấp thông qua các giao thức trong một môi trường mạng lưới. Các yếu tố dữ liệu cần thiết để mô tả chính sách truy cập, mô tả dịch vụ và thông tin giao thức là chìa khóa để xây dựng các dịch vụ tương thích và cũng để phát triển các ứng dụng hướng dịch vụ. Khi bị giới hạn vào các lược đồ thích hợp chúng trở thành đối tượng giao diện có thể được trao đổi dưới dạng tin nhắn bất cứ khi nào thông tin này là cần thiết để thực hiện một chức năng. Trong bối cảnh này, một đăng ký chính nó là một bộ sưu tập có thể đưc truy cập thông qua một dịch vụ sử dụng các giao thức chuẩn.

Trong khi phạm vi của tiêu chuẩn này được giới hạn cho bốn lớp con của đối tượng đăng ký thể hiện trong Hình 1, một đối tượng tài liệu đã được bao gồm trong biểu đồ thể hiện sự liên tục giữa các tài liệu và bộ sưu tập. Các tài liệu và bộ sưu tập đều là các nguồn lực và có thể được mô tả bằng cách sử dụng các đơn vị thư mục được xác đnh trong mô hình các yêu cầu chức năng cho biểu ghi thư mục (FRBR) của IFLA. Các tiêu chuẩn mô tả nguồn tin như Các thuật ngữ siêu dữ liệu DCMI cho phép mô tả cả hai, bộ sưu tập và tài liệu và khám phá chúng bng cách sử dụng các điểm truy cập chung. Các điểm truy cập này đã được ánh xạ tới các yếu tố dữ liệu được định nghĩa trong tiêu chuẩn khi bộ sưu tập cần được xử lý như là các đối tượng đăng ký (xem Chú thích). Các bộ sưu tập trở thành các đối tượng đăng ký khi các thuộc tính và các mối quan hệ sau đây cần được mô tả để hỗ trợ cho việc quản lý và sử dụng chúng hơn là cần thiết cho việc khám phá nguồn tin. Tuy nhiên những người thực hiện có thể lựa chọn mở rộng số các lớp con để hỗ trợ cho việc mô t các tài liệu hoặc bất kỳ loại đối tượng kinh doanh khác nào mà có thể cần được xử lý như một đối tượng đăng ký để hỗ trợ việc kinh doanh của một cộng đồng.

CHÚ THÍCH: Xem ví dụ, bản đồ lược tả ứng dụng bộ sưu tập DCMI trong Phụ lục E.

4.2  Cấu trúc

Danh mục yếu tố dữ liệu này phản ánh hệ thống phân cấp của mô hình thông tin qua cấu trúc sau đây:

- Điều 5 mô tả các yếu tố dữ liệu áp dụng cho tất cả các đối tượng đăng ký;

- Điều 6 đến 8 mô tả các yếu tố dữ liệu áp dụng cho các bên tham gia, bộ sưu tập hoạt động;

- Điều 9 mô tả các yếu tố dữ liệu áp dụng cho các dịch vụ;

- Điều 10 mô tả  các yếu tố dữ liệu riêng cho các chính sách truy cập;

- Điều 11 mô tcác yếu tdữ liệu riêng cho các mô tả dịch vụ;

- Điều 12 mô tả  các yếu tố dữ liệu riêng cho các giao thức dịch vụ;

- Điều 13 mô tả  các yếu tố dữ liệu chung có liên quan đến từ 2 điều trở lên.

Phụ lục A chứa danh sách theo trật tự chữ cái của các yếu tố dữ liệu tham khảo chéo tới các mục từ được đánh số thích hợp.

Các Phụ lục B đến Phụ lục F là phụ lục tham khảo về cách thức tiêu chuẩn này có th được áp dụng đ giải quyết nhu cầu ca các thư viện và tổ chức liên quan về các dịch vụ đăng ký.

4.3  Sắp xếp

Mỗi yếu tố trong danh mục yếu tố dữ liệu có mục đánh số riêng của chúng với tên yếu tố dữ liệu là tiêu đề, một phần mô tả định nghĩa mục đích và dạng dữ liệu của chúng. Một yếu tố cũng có thể có hướng dẫn là cách thức sử dụng nó thế nào và ví dụ rút ra từ các ứng dụng hiện có. Các yếu tố dữ liệu của loại hình cũng có một danh sách các thuộc tính ca chúng (các yếu tố dữ liệu là thuộc tính hoặc đặc điểm của loại này) với thông tin về việc chúng có bắt buộc hay không trong lớp trên trực tiếp và mức độ thường xuyên chúng có thể xuất hiện.

Phụ lục A cũng bao gồm phần mô tả và danh sách các loại trong đó yếu tố dữ liệu được s dụng.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các bộ từ vựng có kiểm soát ch là hướng dẫn và cần được hợp thức trong các biểu ghi.

4.4  Trách nhiệm

Trách nhiệm có thể có các giá trị kèm theo.

4.4.1  Bắt buộc (M)

Thông tin cho biết rằng một yếu tố dữ liệu phải xuất hiện trong một biểu ghi cụ thể.

4.4.2  Tùy chọn (O)

Thông tin cho biết rng một yếu tố dữ liệu có thể xuất hiện trong một biểu ghi cụ th.

4.4.3  Bắt buộc có điều kiện (CM)

Thông tin cho biết rằng một trong hai hoặc nhiều yếu tố dữ liệu phải xut hiện trong một biểu ghi.

4.4.4  Tùy chọn có điều kiện (CO)

Thông tin cho biết rằng một yếu tố dữ liệu là tùy chọn, nhưng khi nó được sử dụng một trong hai hoặc nhiu yếu tố dữ liệu phải xuất hiện trong một biểu ghi.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chun này, thuộc tính ch được ký hiệu như là bắt buộc nếu nó cần được định dạng duy nhất các trường hợp đa lớp. Nó đặc tả sơ lược các yếu tố cần phi là bắt buộc để hỗ trợ việc sử dụng kịch bản riêng.

4.5  Sự xuất hiện

4.5.1     1

Một và ch một thể hiện của yếu tố này cần xuất hiện trong một thể hiện ca lớp.

4.5.2     0-1

Yếu tố này là tùy chọn nhưng nếu nó xuất hiện phải có một và chỉ một thể hiện

4.5.3     0-N

Yếu tố này không bắt buộc nhưng có th xuất hiện bất kỳ số lần nào

4.5.4     1-N

Yếu tố này là bắt buộc nhưng có thể xuất hiện bất kỳ số lần nào

4.6  Kiểu dữ liệu

Để phục vụ cho Tiêu chun này các kiểu dữ liệu sau đây được định nghĩa.

4.6.1  Toán tử Bool

Dạng dữ liệu có hai giá trị 1 và 0 [tương đương với đúng và sai]

4.6.2  Lớp

Bộ yếu tố dữ liệu mô tả các đặc điểm trừu tượng của một đối tượng

4.6.3  Ngày/gi

Chuỗi được tạo thành theo các quy tắc được quy đnh cho ngày và thời gian trong ISO 8601: 2004

4.6.4  Số thập phân

Dạng dữ liệu gồm các chữ số được biểu diễn trong hệ đếm cơ số 10

4.6.5  Nhãn, lớp

Dạng dữ liệu hỗn hp được sử dụng khi các giá trị cần được kết hợp với một danh mục chun.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

4.6.5.1

Giá trị

M

1

Chuỗi

4.6.5.2

Danh mục chuẩn

O

0-1

Chuỗi

4.6.5.3

Giá trị khác

O

0-1

Chuỗi

Danh mục chun có thể là một danh sách cơ quan đăng ký, một bộ từ vựng có kiểm soát hoặc một bộ các quy tắc quản lý hình thức của giá trị. Yếu tố dữ liệu ca danh mục chuẩn là tùy chọn với hai lý do: danh mục chuẩn có thể rút ra từ giá trị không cần quy định rõ ràng; hoặc một quyết định đã được đưa ra không kết hợp giá trị với một danh mục chuẩn trong một bối cảnh cụ th.

Trong các trường hợp khi một chuỗi được kết hợp vi một bộ từ vựng có kiểm soát, có thể cần ghi lại các giá trị không bao gồm trong danh sách cơ bản, thiết lập giá trị khác và ghi lại chuỗi này vào giá tr khác.

Lược đồ XML liên kết các yếu tố dữ liệu ca lớp Nhãn có thể được tiêu chun hóa lại cho các yếu tố kiểu chuỗi với danh mục chuẩn được mã hóa như một thuộc tính XML.

CHÚ THÍCH: Lp Nhãn trong tiêu chuẩn này không tương đương với kiểu dữ liệu liệt kê trong XML. Mặc dù một số yếu tố dữ liệu của lớp này có thể có các giá trị được lấy từ một danh sách có kiểm soát đơn giản mà có thể được liệt kê trong một liên kết lược đồ XML, một số khác sẽ có các giá tr được tạo ra độc lập bởi một cơ quan đăng ký, hoặc rút ra các giá trị ca chúng từ các bộ sưu tập thuật ngữ được bảo trì riêng biệt.

Trong một lược đồ XML liên kết một yếu tố dữ liệu của lớp Nhãn đến một yếu tố dữ liệu kiểu liệt kê, sử dụng các qui ước tình huống s dụng (use case) XML trừ khi các thuật ngữ này không dễ dàng được chuyển đi từ một tình huống đến tình huống khác để có kết quả hiển thị.

4.6.5.1 Giá trị, chuỗi

Chuỗi hoặc mã có thể cần thiết để kết hợp với một danh mục chuẩn để kiểm soát hình thức hoặc nội dung của nó hoặc đ tạo cho nó duy nhất trong một bối cnh cụ thể.

4.6.5.2 Cơ quan có thẩm quyền, chuỗi

Cơ quan kiểm soát hình thức hoặc nội dung của một giá trị hoặc tính duy nhất của nó trong một bối cảnh cụ thể.

4.6.5.3  Giá trị khác, chuỗi

Chuỗi thể hiện giá trị khác khi “Khác" được ghi nhận là giá trị

4.6.6  Siêu dữ liu, lớp

Dạng dữ liệu hỗn hợp đảm bảo việc nhúng dữ liệu đã định dạng vào một lược đồ mở rộng được thiết kế

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

4.6.6.1

Định dạng siêu dữ liệu

M (Bắt buộc)

1

Nhãn

4.6.6.2

Dữ liệu liên kết

CM (Bắt buộc có điều kiện

1

Chuỗi

4.6.6.3

Dữ liệu XML

 

 

 

Kiểu dữ liệu của bất kỳ yếu tố nào trong danh mục yếu tố dữ liệu có thể được thay thế bằng kiểu dữ liệu siêu dữ liệu nếu có yêu cầu m rộng thông tin được thu thập, lưu trữ và trao đổi để đáp ứng nhu cầu cụ thể ca một cộng đồng dự kiến.

4.6.6.1  Định dạng siêu dữ liệu, nhãn

Chuỗi hoặc mã quy định định dạng siêu dữ liệu

VÍ DỤ:

1  CERIF (Common European research information format- định dạng thông tin nghiên cứu chung Châu Âu)

2  DCMI (Dubin Core Metadata Initiative metadata terms-Thuật ngữ siêu dữ liệu của Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core)

3  EAC (Encoded archival context-Ngữ cảnh lưu trữ được mã hóa)

4  EAD (Encoded archival description-Mô tả tài liệu lưu trữ được mã hóa)

5  EbXML (OASIS/ebXLM registry services specification- đặc điểm kỹ thuật ca các dịch vụ đăng ký OASIS/ebXLM)

6  IESR (ISER [Information Environment Service Registry] application profile- Diện ứng dụng đăng ký dịch vụ môi trường thông tin ISER)

7  LOM (Learning object metadata- Siêu dữ liệu đối tượng học tập)

8  MADS (Metadata Authority description schema-Lược đồ mô t danh mục chun siêu dữ liệu)

9  MARC (Machine-readable cataloging-Biên mục đọc máy)

10  MODS (Metadata object description schema-Lược đồ mô tả đối tượng siêu dữ liệu)

11  RSLP (Research Support Libraries Programme collection description-Mô tả bộ sưu tập ca Chương trình Thư viện hỗ trợ nghiên cứu)

12  UDDI (Universal description, discovery and integration-Mô tả, khám phá và tích hợp phổ cập)

13  WSDL (Web service definition language-Ngôn ngữ định nghĩa dịch vụ web)

14  X.500

15  XACML (sXtensible Access Control Markup Language-Ngôn ngữ đánh dấu kiểm soát truy cập m rộng)

16  Z39.91-200x (NISO Z39.92-200x, Collection description specification-Đặc điểm kỹ thuật mô tả bộ sưu tập)

17  Z39.91-200x (NISO Z39.92-200x, Information retrieval service description specification- Đặc điểm kỹ thuật mô tả dịch vụ tìm tin)

18   ZeeRex

4.6.6.2  Bindata, chuỗi

Yếu tố chứa siêu dữ liệu mã hóa theo Base64

4.6.6.3  Dữ liệu XML

Chuỗi

Yếu tố chứa siêu dữ liệu mã hóa theo XML

4.6.7  Số nguyên dương

Kiểu dữ liệu bao gồm tất c các số nguyên với giá trị lớn hơn không

4.6.8  Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

4.6.8.1

Chuỗi ngôn ngữ           

M

1-N

Chuỗi

Bản đăng ký quốc gia được xuất bản ở các quốc gia có hai hoặc đa ngôn ngữ và các bản đăng ký quốc gia và khu vực nhằm phục vụ việc sử dụng quốc tế cần sử dụng chuỗi ngôn ngữ tuần tự đ ghi lại ngôn ngữ bằng chuỗi, không chuyển đổi nếu nó đã được chuyển từ ngôn ngữ gốc và hệ thống được sử dụng để tạo ra sự chuyn đổi này. Khi thực thi chuỗi ngôn ngữ tuần tự có thể được chuẩn hóa lại với chuỗi mà đó không yêu cầu xuất bản một đăng ký bng một hoặc nhiều ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kiểu ký tự và không có chuyển đổi nào được thực hiện.

VÍ DỤ

1  Đăng ký của Canada được xuất bản bng tiếng Pháp và tiếng Anh

2  Đăng ký của New Zealand được xuất bản bằng tiếng Maori và tiếng Anh

3  Đăng ký ca Trung Quốc được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc và được phiên âm bằng cách sử dụng hệ thống phiên âm Hán Việt.

4.6.8.1  Chuỗi ngôn ngữ, lớp

Giá trị ca một yếu tố được biểu đạt bằng một ngôn ngữ cụ thể và kiểu chuỗi ngôn ngữ.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

4.6.8.1.1

Giá trị chuỗi ngôn ngữ

M

1

Chuỗi

13.9

Ngôn ngữ

O

0-1

Nhãn

4.6.8.1.2

Kiểu chuỗi ngôn ngữ

O

0-1

Nhãn

4.6.8.1.3

Hệ thống kiểu chuỗi ngôn ngữ

O

0-1

Nhãn

13.7

Là mặc định

O

0-1

Bool

Tạo lập một chuỗi ngôn ngữ cho mỗi ngôn ngữ và kiểu chuỗi ngôn ngữ. Sử dụng mặc định để cho biết một chuỗi được sử dụng là mặc định khi không có ngôn ngữ cụ th hoặc kiểu chuỗi ngôn ngữ hoặc hệ thống kiểu chuỗi ngôn ngữ được yêu cầu.

4.6.8.1.1  Giá trị chuỗi ngôn ngữ, chuỗi

Giá trị văn bản ca một chuỗi ngôn ngữ

4.6.8.1.2  Kiểu chuỗi ngôn ngữ, nhãn

Mã hoặc chuỗi phân định bản chất của chuỗi ngôn ngữ khi nó đã được chuyển đổi từ dạng gốc ca nó

VÍ D: Tương đương, Được dịch, Được chuyển ngữ, Được phiên âm

4.6.8.1.3  Hệ thống kiu chuỗi ngôn ngữ, nhãn

Tiêu chun hoặc hệ thống cho phép chuyển ngữ hoặc phiên âm

VÍ DỤ ISO 9, ISO 259, ISO 843

4.6.9  Chuỗi

Kiểu dữ liệu bao gồm một trật tự của một hoặc nhiều ký tự

4.6.10  Thời gian

Chuỗi được tạo lập tuân theo các quy tắc được quy định cho thời gian trong ISO 8601: 2004

Các yếu tố dữ liệu kiểu Ngày/giờ, thời gian có thể được lưu dưới           hình thức trình bày thời gian địa phương dài đến mức có thể được chuyển đổi khi xuất sang giờ quốc     tế (UTC) hoặc thời gian địa phương được bù theo giờ UTC.

4.7  Các thuộc tính

Các thuộc tính được trình bày dưới dạng bảng với các thông tin sau đây

4.7.1  Ref.

Tham chiếu

Số ca mục có yếu tố tham chiếu

4.7.2  Thuộc tính

Tên của yếu tố tham chiếu

4.7.3  Obl

Trách nhiệm

Thông tin về việc có hay không một yếu tố dữ liệu bị bắt buộc trong một biểu ghi cụ thể

4.7.4  Occ

Lặp

Thông tin về việc có hay không một yếu tố dữ liệu có thể được lặp trong một biểu ghi cụ th

4.7.5  Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu của một yếu tố tham chiếu

CHÚ THÍCH: Danh sách các thuộc tính không được chú thích hoặc đánh số riêng biệt vì chúng có thể được tham chiếu duy nht trong tiêu chuẩn bi số và tiêu đề mục. Chúng tạo thành một phần hợp nhất ca đề mục và hỗ trợ cho việc định lượng các thuộc tính của một yếu tố dữ liệu dưới một hình thức d đọc.

5  Đối tượng đăng ký

Kiu dữ liệu: Lớp

Thực thể đóng vai trò trong việc tiến hành công việc trong một cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ thể

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

5.1

Khóa đối tượng đăng ký

M

1

Nhãn

6

Bên tham gia

 

 

 

7

Bộ sưu tập

 

 

 

8

Hoạt động

CM

1

Lớp con

9

Dịch vụ

 

 

 

5.2

Ký hiệu nhận dạng

O

0-N

Lớp

5.3

Tên

O

0-N

Lớp

5.4

Quan hệ

O

0-N

Lớp

13.10

Vị trí

O

0-N

Lớp

5.5

Chủ đề

O

0-N

Lớp

13.4

Mô tả

O

0-N

Lớp

13.5

Con trỏ thông tin

O

0-N

Lớp

5.6

Sự kiện

O

0-N

Lớp

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.6

Đang hoạt động

O

0-1

Bool

13.9

Ngôn ngữ

O

0-N

Nhãn

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

5.7

Ngày biểu ghi được tạo lập

M

1

Ngày thời gian

5.8

Ngày biểu ghi được sửa đổi lần cuối

M

1

Ngày thời gian

14

Chi tiết biểu ghi

0

0-1

Lớp

Một đối tượng đăng ký cần thể hiện một bên tham gia, bộ sưu tập, hoạt động hoặc dịch vụ. Các yếu tố bắt buộc duy nhất là khóa đối tượng đăng ký, ngày biểu ghi được tạo lập và ngày biểu ghi sửa đổi lần cuối. Các yếu tố khác có thể được quy định là bắt buộc trong cấu hình phù hợp với tiêu chun này.

Tùy theo bối cảnh kinh doanh, một bên tham gia, bộ sưu tập, hoạt động có thể là đối tượng đăng ký chính được mô tả trong một bao gói hiển thị hoặc nhập hoặc xuất với các đối tượng đăng ký cấp 2 được tham chiếu thông qua yếu tố quan hệ.

Một đối tượng đăng ký có thể đứng riêng với các mục đích đóng góp hoặc khai thác hoặc tạo thành một phần của một đăng ký được phát triển và duy trì bởi một doanh nghiệp, cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ thể và cung cấp truy cập hoặc chia sẻ thông qua một bộ giao thức được chấp nhận.

Việc sử dụng phạm vi ngày để xác định tình trạng hoạt động của một đối tượng đăng ký hoặc thiết lập cờ trạng thái hoạt động nơi có ngày bắt đầu hoặc kết thúc khi trạng thái hoạt động cần được ghi lại.

Để nhóm hoặc lọc các đối tượng đăng ký được tập hợp trong một đăng ký quốc tế theo nước, ghi lại ít nhất một thể hiện vị trí với một phần địa chỉ hoặc địa chỉ vật lý của loại “nước". Tương tự, trong một đối tượng đăng ký để phục vụ sử dụng quốc tế, ghi lại ít nhất một thể hiện ngôn ngữ khai báo về ngôn ngữ chính của đối tượng đăng ký. Nếu có yêu cầu tương đương về ngôn ngữ, khai báo từng ngôn ngữ.

VÍ DỤ

1) Bên tham gia

i. Người tạo lập hoặc người có quyền

ii. Chủ s hữu hoặc người quản lý bộ sưu tập

iii. Chủ s hữu hoặc người quản lý hoạt động

iv. Chủ s hữu hoặc người quản lý dịch vụ

v. Khách hàng, người tham gia hoặc người sử dụng.

2) Bộ sưu tập

i. Tác phm tập hợp (ví dụ, bộ dữ liệu, lưu trữ cá nhân)

ii. Kho (ví dụ, trung tâm dữ liệu, trung tâm tư liệu, kho lưu trữ cho một tổ chức, bộ sưu tập thư viện, bộ sưu tập phòng trưng bày, bộ sưu tập bảo tàng)

iii. Mục lục hoặc bảng chỉ mục (bảng ch mục hoặc cơ sở dữ liệu đa phương, liên hiệp (consortium) quốc gia hoặc quốc tế)

iv. Đăng ký là bộ sưu tập theo đúng nghĩa của nó

3) Hoạt động

i. Khóa học (ví dụ, hội thảo chuyên đề, thí nghiệm, hoạt động th chất)

ii. Sự kiện (ví dụ, hội nghị, họp, biểu diễn, hội thảo)

iii. Dự án (ví dụ, dự án số hóa, dự án nghiên cứu)

4) Dịch vụ

i. Dịch vụ quản lý bộ sưu tập

ii. Dịch vụ nộp và cung cp nội dung (ví dụ, cổng thông tin METS)

iii. Dịch vụ thu thập siêu dữ liệu (ví dụ, cng thông tin OAI)

iv. Dch vụ phát hiện (mục lục hoặc bảng chỉ mục, cổng thông tin đa tìm tin hoặc mục tiêu tìm kiếm)

v. Dịch vụ thiết bị giải (ví dụ, thiết bị giải OpenURL)

vi. Dch vụ mượn lẫn nhau (ví dụ, mượn theo liên hiệp, mượn liên thư viện, trin lãm)

vii. Dịch vụ tra cứu

viii. Đăng ký là dịch vụ theo đúng nghĩa ca nó.

5.1  Khóa đối tượng đăng ký, nhãn

Chuỗi được dùng cho các mục đích thích ứng và liên kết để phân biệt một đối tượng đăng ký với các đối tượng khác trong một bối cảnh kinh doanh nhất định hoặc duy nhất trên toàn cầu.

Trong bất kỳ việc thực hiện nào, một yếu tố hoặc tổ hợp các yếu tố sẽ cần được lựa chọn là một khóa để thích ứng hoặc một khóa được cung cấp. Khóa này có th là một giá trị ký hiệu nhận dạng mặc định hoặc để hỗ trợ cho đăng ký dựa trên mô hình dữ liệu X.500 hoặc LDAP, tên chính thức của một đối tượng đăng ký như nó có thể được xây dựng từ một tổ chức thứ bậc ca các mục từ.

Trong tiêu chuẩn này khóa đối tượng đăng ký được định nghĩa rõ ràng là một yếu tố để giảm tải việc phải phân tích ký hiệu nhận dạng hoặc các thể hiện tên để rút ra một chuỗi đơn duy nhất.

Do tầm quan trọng của khóa này trong việc nhận dạng và liên kết đến các đối tượng đăng ký liên quan bên ngoài bối cảnh của một dịch vụ đăng ký đơn lẻ, nó cần được biểu đạt hoặc như một URI hoặc như một nhãn trong một danh mục chuẩn bắt buộc bằng cách xác định danh mục chuẩn mà trong đó giá trị của chuỗi này là duy nhất.

Nếu một ký hiệu nhận dạng được sử dụng làm khóa đối tượng đăng ký, chọn một mà có thể sử dụng như một ký hiệu nhận dạng duy nhất toàn cầu cho tất cả các mục trong đăng ký này, bao gồm các đối tượng con. Nếu tên chính thức được sử dụng, đảm bảo rng các thay đổi tên được quản lý bằng cách ghi lại tên cũ là tên chính thức với phạm vi ngày thích hợp.

5.2  Ký hiệu nhận dạng, lớp

Phương tiện duy nhất toàn cầu để phân biệt một đối tượng đăng ký với đối tượng khác

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

5.2.1

Giá trị ký hiệu nhận dạng

M

1

Nhãn

5.2.2

Vai trò ký hiệu nhận dạng

O

0-N

Nhãn

13.7

Là mặc định

O

0-1

Bool

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.6

Đang hoạt động

O

0-1

Bool

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

Yếu tố ký hiệu nhận dạng có một tập đầy đủ các thuộc tính tùy chọn đảm bảo lịch sử của một ký hiệu nhận dạng được duy trì bằng một danh mục chuẩn ch định. Tuy nhiên có thể chuẩn    hóa lại yếu tố nhãn kiểu dữ liệu nếu không có yêu cầu duy trì lịch sử của một ký hiệu nhận dạng.

Sử dụng phạm vi ngày để xác định trạng thái hoạt động của một ký hiệu nhận dạng hoặc khai báo cờ trạng thái hoạt động khi có ngày bắt đầu và kết thúc.

Cùng một ký hiệu nhận dạng có thể nhận dạng một hoặc nhiều đối tượng đăng ký trên một giai đoạn thời gian nhưng nó cần chỉ có một trạng thái hoạt động trong một thể hiện nhận dạng.

Cùng một ký hiệu nhận dạng có thể đóng một hoặc nhiều vai trò của ký hiệu nhận dạng nhưng ch một ký hiệu nhận dạng sẽ là ký hiệu nhận dạng mặc định.

CHÚ THÍCH: Nhiều tiêu chun hiện hành hoặc đang được xây dựng để đảm bảo cho việc xác định các đối tượng đăng phù hợp. Các tiêu chuẩn này bao gồm:

- ISO 15511, for the identifier for libraries and related organisations (ISIL) (cho ký hiệu nhận dạng đối với thư viện và các tổ chc liên quan)

- ISO 26324, for the identifier for digital object identifier (DOI) system (cho ký hiệu nhn dạng đối với hệ thống nhận dạng đối tượng số)

- ISO 27729, for the identifier for International Standard name identifier (ISNI) (Cho ký hiệu nhận dạng đối với ký hiệu nhận dạng tên chuẩn quốc tế)

- ISO 27730, for the identifier for International standard collection identifier (ISCI) (cho ký hiệu nhn dạng đối với ký hiệu nhận dạng bộ sưu tập chun quốc tế)

Ký hiệu nhận dạng Lớp trong tiêu chuẩn này cũng cấp các yếu tố dữ liệu để ghi lại và quản lý các ký hiệu nhận dạng như vậy nhưng không quy định việc sử dụng chúng. Tuy nhiên, nơi một đối tượng đăng ký đã được gán một ký hiệu nhận dạng chuẩn quốc tế thì dấu này sẽ được bao gồm như một thể hiện của ký hiệu nhận dạng.

5.2.1  Giá tr ký hiệu nhận dạng, nhãn

Trật tự của các ký tự hoặc từ xác định duy nhất một đối tượng đăng ký trong miền xác định ca một danh mục chuẩn cụ thể hoặc là duy nhất toàn cầu.

DỤ

1) Biblioteca nazionale centrale - Roma (Authority: ISIL + Value: IT-RM0267)- Thư viện Quốc gia Trung tâm - Roma (Cơ quan có thẩm quyền: ISIL + Giá tr: IT-RM0267)

2) Landmap Shuttle Radar Topography Mission (Authority: URI + value: http://purl.org/poi/iesr.ac.uk/1152526728-8555)- Dự án lập bản đồ địa hình thế giới bng rada tàu con thoi (Cơ quan có thm quyền: URI + giá trị: http://purl.org/poi/iesr.ac.uk/1152526728-8555)

3) A.C.T. Durg Indicators Project, 1987-1989 (Authority: ASSDA + value: au.edu.anu.assda.ddi.00935)-Dự án các ch số Durg, 1987-1989 (Cơ quan có thẩm quyền: ASSDA + giá trị: au.edu.anu.assda.ddi.00935)

4) Sheet Music Consortium (Authority: URI + value: http://digital.library.ucla.edu/sheetmusic/)-Liên hiệp bản nhạc (Cơ quan có thm quyền: URI + giá trị: http://digital.library.ucla.edu/sheetmusic/)

5.2.2  Vai trò ký hiệu nhận dạng, nhãn

Từ hoặc cụm từ cho biết chức năng hoặc mục đích ca ký hiệu nhận dạng trong một giao dịch kinh doanh trong một cộng đồng cụ thể

DỤ: Biểu tượng giao thức ILL, biểu tượng ILL, số biu ghi cục bộ, số kinh doanh chuẩn, biểu tượng mục lục liên hợp, mật khẩu

5.3  Tên, lớp

Từ hoặc cụm từ hoặc ký tự đứng đầu dùng để chỉ một đối tượng đăng ký

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

5.3.1

Vai trò tên

M

1

Nhãn

5.3.2

Tên không có cấu trúc

CM

1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

5.3.3

Phần tên

 

1-N

Lớp

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.6

Đang hoạt động

O

0-1

Bool

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

Sử dụng tên để lưu giữ tên chính thức của một đối tượng đăng ký và bất kỳ tên khác nào của nó, hoặc đã biết. Tên chính thức cũng có thể được dùng như là khóa đối tượng đăng ký.

Sử dụng phạm vi ngày để xác định trạng thái hoạt động của một tên hoặc khai báo cờ trạng thái hoạt động khi không có ngày bắt đu hoặc ngày kết thúc. Chú ý rằng tên của vai trò tên “tên trước đây” có thể không có phạm vi ngày kết thúc mở hoặc khai báo cờ hoạt động là đúng (true).

5.3.1  Vai trò tên, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định chức năng hoặc mục đích của một tên

DỤ: Tên chính thức, tên khác, tên viết tắt, tên rút gọn, tên cũ

5.3.2  Phần tên, lớp

Một yếu tố của một tên có cu trúc hoặc một tên đầy đủ nếu nó không có cấu trúc

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

5.3.2.1

Giá trị phần tên

M

1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

5.3.2.2

Dạng phần tên

O

0-1

Nhãn

Sử dụng một thể hiện đơn của phần tên cho một tên không có cấu trúc hoặc nhiều thể hiện, cùng với dạng phần tên, khi cần tên có cấu trúc, ví dụ, khi cần sắp xếp, định dạng hoặc tìm kiếm trên các phần của một tên.

Xử lý các phần tên trong các ngôn ngữ hoặc hệ thống ngôn ngữ khác nhau không giống các biểu hiện riêng biệt ca phần tên nhưng giống một tuần tự của chuỗi đa ngữ. Các chuỗi đa ngữ có thể được bao gồm vào tên ca đối tượng đăng ký trong ngôn ngữ chính thức của nó cũng như việc dịch nó sang ngôn ngữ đăng ký, và đối với bộ ký tự phi la tinh, một dạng phiên âm hoặc chuyển tự nếu dữ liệu hỗ trợ việc này. Tuy nhiên việc dịch hoặc phiên âm có thể chỉ là một hình thức áp dụng được thực hiện trong một số bối cảnh.

Khi thực hiện, các phần tên có thể được xác định như các thuộc tính cụ thể của tên thay vì sử dụng một lớp đối tượng riêng biệt.

5.3.2.1  Giá trị phần tên, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Giá trị văn bản của một phần tên

5.3.2.2  Dạng phần tên, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất của một phần tên

VÍ DỤ

1) MARC21       100 (tên riêng, họ, dòng họ, số hiệu, danh hiệu)

2) MARC 21      110 (tên tập thể/pháp quyền, đơn vị trực thuộc)

5.4  Quan hệ, lớp

Cho biết đối tượng đăng ký được kết hợp với một đối tượng đăng ký khác

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

5.4.1

Loại quan hệ

M

1

Nhãn

5.4.2

Khóa đối tượng đăng ký liên quan

M

1

Nhãn

5.4.3

Ký hiệu nhận dạng quan hệ

O

0-N

Nhãn

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.6

Đang hoạt động

O

0-1

Bool

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

Tạo lập một thể hiện quan hệ cho tất cả các quan hệ cần được mô tả theo một hoặc hai hướng. Dùng phạm vi ngày để xác định trạng thái hoạt động ca quan hệ hoặc khai báo cờ trạng thái hoạt động khi không có ngày bắt đầu hoặc kết thúc.

5.4.1  Dạng quan hệ, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất cụ thể ca mối quan hệ giữa một đối tượng đăng ký và các đối tượng khác

VÍ DỤ

1  Cá nhân-cá nhân (có m; là mẹ ca; có vợ hoặc chồng/là vợ hoặc chồng của; là đối tác của/có đối tác; là vai trò của/có vai trò)

2  Nhóm-cá nhân (có thành viên/là thành viên ca, có vị trí, là vị trí tại, có quan hệ, là quan hệ của)

3  Nhóm-nhóm (có một phần/là một phần của; gộp vào/được gộp bi; có thẩm quyền cho/là thẩm quyền ca; hợp nhất, được hợp nhất với; có mối quan hệ đối ứng với)

4  Bên tham gia- sưu tập (s hữu/được s hữu bi; thu thập/được thu thập bi; là v trí của/được đặt , nắm quyền về/có chủ quyền, là chủ sở hữu quyền liên lạc của/có chủ quyền liên lạc)

5  Bên tham gia-Hoạt động (sở hữu/được sở hữu bởi; vận hành/được vận hành bởi)

6  Bộ sưu tập- sưu tập (có phần/là phần ca; mô tả/được mô tả bi; mô tả mục tin trong/có mục tin được mô tả bởi; là v trí của/được đặt ở; chứa; có liên kết với)

7  Hoạt động-Hoạt động (có một phần/là một phần ca)

8  Bên tham gia-Dch vụ (là người dùng ca/có người dùng; là khách hàng của/có khách hàng; sở hữu/được s hữu bi; quản lý/được quản lý bởi)

9  Bộ sưu tập-Dịch vụ (có sẵn trên/ làm cho có sẵn)

10  Hoạt động-Dịch vụ (có sẵn trên/làm cho có sn)

11  Dịch vụ-Dịch vụ (có một phần/là một phần của)

5.4.2  Khóa đối tượng đăng ký liên quan, nhãn

Chuỗi xác định duy nhất một đối tượng đăng ký liên quan

5.4.3  Ký hiệu nhn dạng quan hệ, nhãn

Thông tin quy định bản cht của mối quan hệ

VÍ DỤ: Một bộ dữ liệu với nguồn cp dữ liệu RSS được cung cp bởi một dịch vụ của kho mà trong đó bộ dữ liệu được lưu giữ. Trong trường hợp này dịch vụ kho có thể được ghi lại như là một đối tượng đăng ký liên quan và một ký hiệu nhận dạng quan hệ được sử dụng đ ghi URI của nguồn cung cp hoặc các đi số cần thiết được bổ sung cho khóa dịch vụ đ nhận dạng duy nht nguồn cấp dữ liệu.

5.5  Chủ đề, nhãn

Từ hoặc cụm từ cho biết chủ đề kết hp với một đối tượng đăng ký

Thông thường, chủ đề sẽ được biểu đạt bằng các từ khóa, cụm từ khóa hoặc các mã số phân loại từ một bộ từ vựng có kiểm soát hoặc một khung phân loại chính thức.

DỤ

1  Bên tham gia (lĩnh vực hoạt động)

2  Cá nhân (nghề nghiệp)

3  Bộ sưu tập, hoạt động (chủ đề)

5.6  Sự kiện, lớp

Một cái gì đó xảy ra tại một vị trí hoặc thời điểm xác định

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

5.7.1

Loại sự kiện

M

0-1

Nhãn

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.4

Mô tả

O

0-N

Lớp

13.10

V trí

O

0-1

Lớp

13.12

Các chú thích

O

0-1

Chú thích

S dụng sự kiện để tổ chức các sự kiện chính trong tiểu sử hoặc lịch sử của một đối tượng đăng ký.

5.6.1  Loại sự kiện, lớp

Mã hoặc chuỗi nhận dạng bản chất ca một sự kiện

Sử dụng loại sự kiện để phân biệt một loại sự kiện với loại khác và để nhóm các sự kiện cùng một loại.

Bản thể luận cho loại sự kiện sẽ phụ thuộc vào lớp con và loại đối tượng đăng ký.

VÍ DỤ

1  Cá nhân (ngày sinh, ngày mất, ngày cưới, hoạt động, triển lãm, bằng cp, giải thưng)

2  Nhóm (cơ quan, sáp nhập, giải thể)

5.7  Ngày biểu ghi được tạo lập, Ngày/giờ

Ngày/giờ biểu ghi đối tượng đăng ký được tạo lập

Dùng ghi ngày biểu ghi được tạo lập để cho phép d dàng nhận dạng các đối tượng mới ngay cả khi một bộ đầy đủ các mô tả chi tiết biểu ghi đã được mã hóa.

Ngày được ghi phải là ngày đối tượng đăng ký được tạo lập, không phải ngày biểu ghi được đưa vào đăng ký.

5.8  Ngày biểu ghi được sửa đổi lần cuối, Ngày/giờ

Ngày/giờ biu ghi đối tượng đăng ký hoặc bất kì yếu tố dữ liệu của nó được sửa đổi lần cuối cùng

Dùng ngày biểu ghi được sửa đi lần cuối để cho phép dễ nhận dạng các đối tượng đăng ký được cập nhật ngay cả khi một bộ đầy đ các mô tả chi tiết biểu ghi đã được mã hóa.

Ngày được ghi cần là ngày đối tượng đăng ký được cập nhật bằng việc bổ sung nội dung mới, không phải ngày biểu ghi được đưa vào đăng ký hoặc được chuyển tới một nền hệ thống đăng ký mới.

6  Bên tham gia

Kiểu dữ liệu: Lớp con

Người hoặc nhóm người có vai trò liên quan đến kinh doanh ca một cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ th

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

6.1

Loại bên tham gia

O

0-N

Nhãn

Tiêu chun này phân biệt hai loại bên tham gia chính:

- Cá nhân

Ngưi hoặc danh tính giả định bởi một hoặc nhiều người

- Nhóm

Một hoặc nhiều người hành động như một gia đình, nhóm, hội, quan hệ đối tác hoặc phối hợp.

D

1) Người tạo lập hoặc người s hữu quyền

2) Người sở hữu hoặc người quản lý bộ sưu tập

3) Người s hữu hoặc người quản lý hoạt động

4) Người sở hữu hoặc người quản lý dịch vụ

5) Khách hàng, người tham gia và người sử dụng

6.1  Loại bên tham gia, nhãn

Mã hoặc chuỗi phân loại một bên tham gia

Sử dụng loại bên tham gia để phân biệt giữa những người và những nhóm như được định nghĩa ở trên. S dụng các thể hiện bổ sung của loại bên tham gia cho các loại bổ sung (nh) hoặc xử cách khác các thể hiện này thông qua trật tự phân cấp của các lớp con hoặc một sơ đồ phân cấp.

VÍ DỤ

1  Nhóm (gia đình, tổ chức).

2  Gia đình (gia tộc, triều đại, đơn vị gia đình, chế độ mẫu hệ, chế độ gia trưởng).

3  T chức (phối hợp, giáo dục, chính quyền [đa           phương, quốc gia, bang], tư nhân).

4  Thư viện và các tổ chức liên quan (cơ quan lưu trữ, hiệu sách, trường đại học, trung tâm tư liệu, nhà cung cấp tài liệu, phòng trưng bày, trường sau đại học, nhà môi giới thông tin, viện công nghệ, thư viện, trường thư viện, nhà cung cp thư viện, bảo tàng, trường cp 1, nhà xuất bản, trường cấp 2, đại học).

5  Thư viện (thư viện học viện, thư viện nghệ thuật, thư viện chi nhánh, thư viện nguồn tin trung tâm, thư viện trường đại học, thư viện của công ty, thư viện cơ sở giáo dưỡng, thư viện nha khoa, thư viện chính phủ, thư viện lịch sử, thư viện bệnh viện, thư viện viện công nghệ, thư viện luật, liên hiệp thư viện, thư viện y khoa, thư viện âm nhạc, thư viện quốc gia, thư viện điều dưỡng, thư viện quốc hội, thư viện tư nhân, thư viện công cộng, thư viện vùng, thư viện trường học, thư viện các bộ sưu tập đặc biệt, thư viện bang, thư viện viện công nghệ, thư viện đại học, thư viện cựu chiến binh).

Cũng sử dụng loại tên cho bất kỳ khía cạnh nào của bên tham gia như giới tính, lĩnh vực hoạt động, di sản, loại ngành công nghiệp hoặc thm quyền mà có th được làm rõ thông qua một cặp giá trị/danh mục chuẩn đã được hỗ trợ sẵn bởi đối tượng đăng ký.

Khi thực hiện, các tổ hợp giá trị/danh mục chuẩn ca loại bên tham gia khác nhau có thể được xử lý như các thuộc tính riêng biệt bng cách làm phng hệ thống phân cấp.

Sử dụng sự kiện cho các thuộc tính cần thiết được kết hợp với phạm vi ngày hoặc v trí, ví dụ, danh hiệu.

7  Bộ sưu tập

Kiểu dữ liệu: lớp con

Tập hợp của các đối tượng vật lý hoặc kỹ thuật số được xử lý như một đơn vị cho các mục đích kinh doanh.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

7.1

Loại bộ sưu tập

O

0-N

Nhãn

7.2

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

O

0-N

Lớp

7.3

Quyền

O

0-1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Tiêu chuẩn này định nghĩa bốn loại bộ sưu tập chính:

- Tác phẩm tập thể

Nội dung được biên soạn tạo ra là các tác phẩm riêng và độc lập và được tập hợp thành một bộ chung để phân phối và sử dụng;

- Kho

Bộ sưu tập ca các đối tượng vật lý hoặc kỹ thuật số được biên soạn cho các mục đích thông tin và tư liệu và/hoặc đ lưu trữ và bảo quản;

- Mục lục hoặc bảng ch mục

Bộ sưu tập các mô tả nguồn tin mô t nội dung ca một hoặc nhiều kho hoặc các tác phẩm tập thể;

- Đăng ký

Bộ sưu tập của các đối tượng đăng ký được biên soạn để hỗ trợ việc kinh doanh ca một cộng đồng.

Hình 2 minh họa mối quan hệ giữa bốn loại bộ sưu tập. Các tài liệu và các tác phẩm tập thể là bộ dữ liệu nm trong các kho. Các mục lục và bảng ch mục mô tả nội dung các tác phẩm tập thể và kho. Các đăng ký mô tả tác phẩm tập thể, kho, danh mục hoặc bảng chỉ mục và đăng ký khác. Trong mọi trường hợp, siêu bộ sưu tập và bộ sưu tập con s được mô tả bằng các sử dụng quan hệ "Có một phần/là một phần của".

Hình 2 - Các loại bộ sưu tập

VÍ DỤ

1  Lưu vực sông của Úc năm 1997 (tác phẩm tập thể);

2  Khoa học địa chất Úc (kho);

3  Danh mục sản phẩm Khoa học địa chất Úc (Mục lục hoặc Bảng chỉ mục);

4  Danh mục dữ liệu không gian Úc (Đăng ký).

7.1  Loại bộ sưu tập, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất hoặc việc phân loại một bộ sưu tập.

Sử dụng loại bộ sưu tập để phân biệt giữa tác phẩm tập thể, kho, mục lục hoặc bảng chỉ mục và đăng ký như được định nghĩa ở trên. Sử dụng các thể hiện bổ sung của loại bộ sưu tập cho các loại con hoặc xử lý khác các loại này thông qua một hệ thống phân cấp các lớp con hoặc một sơ đồ phân cấp.

VÍ DỤ: Bảng từ vựng loại mô tả bộ sưu tập DCMI xác định ba loại mục lục hoặc bảng chỉ mục con:

- Trợ giúp tìm phân tích

- Trợ giúp tìm thứ bậc

- Trợ giúp tìm định ch mục.

Cũng sử dụng loại bộ sưu tập với các khía cạnh khác của bộ sưu tập như đối tượng sử dụng mà có thể được làm rõ thông qua một cặp giá trị/danh mục chun và những khía cạnh không được hỗ trợ sẵn bằng đối tượng đăng ký hoặc Mô tả sơ lược bộ sưu tập.

Khi thực hiện, các t hợp giá trị/danh mục chuẩn của loại bộ sưu tập khác nhau có thể được thực hiện như các thuộc tính riêng bằng cách làm phẳng cấu trúc phân cp.

7.2  Mô tả sơ lược bộ sưu tập, lớp

Phương tiện làm rõ quy mô và tốc độ tăng trưởng ca một bộ sưu tập

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

7.2.1

Khóa Mô tả sơ lược bộ sưu tập

M

1

Chuỗi

13.11

Loại đơn vị đo

O

0-1

Nhãn

13.13

Loại nguồn tin

O

0-1

Nhãn

7.2.2

Số đơn vị

O

0-1

Số nguyên dương

7.2.3

Tăng trung bình hàng năm

O

0-1

Số nguyên dương

7.2.4

Giảm trung bình hàng năm

O

0-1

Số nguyên dương

7.2.5

Chính sách bổ sung

O

0-1

Nhãn

7.2.6

Định kỳ bổ sung

O

0-1

Nhãn

7.2.7

Phương pháp bổ sung

O

0-1

Nhãn

7.2.8

Chính sách thanh lọc

O

0-1

Nhãn

7.2.9

Bao quát

O

0-N

Lớp

13.3

Phạm vi ngày

O

0-N

Lớp

13.12

Chú thích

O

0-1

Lớp

Khai báo Mô tả sơ lược bộ sưu tập cho toàn bộ bộ sưu tập bằng cách để trống loại nguồn tin.

Để trống các thuộc tính như Phương pháp bổ sung trong Mô tả sơ lược bộ sưu tập đối với loại nguồn tin cụ thể nếu nó được kế thừa từ h sơ ca toàn bộ bộ sưu tập.

Sử dụng phạm vi ngày để ghi phạm vi ca ngày mà trên đó các nguồn tin trong bộ sưu tập (nếu loại nguồn tin được bỏ trống) hoặc ca loại nguồn tin quy định đã được tạo lập.

7.2.1  Khóa Mô tả sơ lược bộ sưu tập, chuỗi

Chuỗi xác định duy nhất hồ sơ một bộ sưu tập.

7.2.2  Số đơn vị, số nguyên dương

Chỉ ra quy mô của bộ sưu tập dựa trên một hệ đo lường quy định như các đối tượng (sách hoặc bản ghi hình ảnh) hoặc các tài liệu (siêu dữ liệu) thư mục.

7.2.3  Tăng trung bình hàng năm, số nguyên dương

S đơn vị mà theo đó một bộ sưu tập tăng trong năm dựa trên một loại đơn vị đo quy định và chính sách bổ sung

7.2.4  Giảm trung bình hàng năm, số nguyên dương

Số đơn vị mà theo đó một bộ sưu tập giảm trong năm dựa trên một loại đơn vị đo quy định và chính sách thanh lọc.

7.2.5  Chính sách bổ sung

Điều kiện và các tiêu chí lựa chọn kiểm soát việc bổ sung tài liệu cho một bộ sưu tập

VÍ D: Đóng, thụ động, ch động, từng phần

7.2.6  Định kỳ bổ sung, nhãn

Tần suất mà với nó tài liệu được bổ sung vào một bộ sưu tập

DỤ: Hng năm, hai tháng một lần, một tuần hai ln, hai tuần một lần, nửa năm một lần, hai năm một lần, ba năm một lần, ba ln một tuần, ba lần một tháng, cập nhật liên tục, hàng tháng, hàng quý, một tháng hai ln, ba lần một năm, hàng tuần, hoàn toàn bất thường.

7.2.7  Phương pháp bổ sung, nhãn

Hình thức bổ sung được sử dụng để tăng thêm tài liệu cho một bộ sưu tập

DỤ: Lưu chiểu, tặng, mua, mượn, cho phép, tạo lập tài liệu

7.2.8  Chính sách thanh lọc

Điu kiện và tiêu chí lựa chọn quản lý việc loại bỏ hoặc lưu trữ các tài liệu từ một bộ sưu tập

VÍ DỤ: Thời gian phục vụ, số lượt sử dụng, tính độc đáo

7.2.9  Diện bao quát, lớp

Phương tiện làm rõ phạm vi của một bộ sưu tập

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

7.2.9.1

Loại bao quát

M

1

Nhãn

7.2.9.2

Phạm vi bao quát

M

1

Nhãn

13.4

Mô tả

O

0-N

Lớp

7.2.9.3

Độ lớn hiện tại

O

0-1

Nhãn

7.2.9.4

Chú thích độ lớn hiện tại

O

0-1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

7.2.9.5

Độ lớn dự kiến

O

0-1

Nhãn

7.2.9.6

Chú thích độ lớn dự kiến

O

0-1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Sử dụng diện bao quát không quy định loại nguồn tin trong Mô tả sơ lược bộ sưu tập để mô tả diện bao quát của toàn bộ bộ sưu tập; hoặc đưa loại nguồn tin vào diện bao quát tài liệu cho loại nguồn tin cụ thể.

7.2.9.1  Loại diện bao quát, lớp

Loại của diện bao quát được mô tả

VÍ DỤ: Địa lý (trong đó), địa lý (về nói), niên đại; ngôn ngữ, ch đề

7.2.9.2  Phạm vi bao quát, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định một phạm vi cụ thể trong loại bao quát quy định thuộc phạm vi của bộ sưu tập

Sử dụng các danh mục chuẩn cho tng loại diện bao quát thích hợp với lĩnh vực kinh doanh.

VÍ DỤ

1  Tạm thời

2  Địa lý (trong đó) (TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) nước; TCVN 7217-2 (ISO 3166-2) vùng)

3  Địa lý (nói về) (TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) nước; TCVN 7217-2 (ISO 3166-2) vùng)

4  Ngôn ngữ (ISO 369-2)

5  Chủ đề (Khung phân loại thập phân Dewey, Khung phân loại Thư viện quốc hội, HK)

7.2.9.3  Độ lớn hiện tại, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định t lệ độ bao quát hiện tại trong một phạm vi cụ thể

VÍ DỤ: Mã số (0-5)

7.2.9.4  Chú thích độ lớn hiện tại, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Văn bản giải thích về việc đánh giá độ lớn hiện tại

7.2.9.5  Độ ln dự kiến, nhãn

Mã hoặc chuỗi từ xác định t lệ diện bao quát dự kiến trong một phạm vi cụ th

VÍ DỤ: 0-5 (ngoài phạm vi, tối thiểu, cơ bản, nghiên cứu, toàn diện)

7.2.9.6  Chú thích độ lớn dự kiến, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Văn bn giải thích về một t lệ độ lớn dự kiến

7.3  Quyền, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Thông tin về các quyền được nắm giữ và đối với một bộ sưu tập

Sử dụng con trỏ thông tin để chỉ một nguồn tin chứa nhiều thông tin chi tiết về quyền.

Sử dụng quan hệ Bộ sưu tập-Bên tham gia để ghi những người có quyền.

Sử dụng quan hệ Bộ sưu tập-Dch vụ để ghi các chính sách truy cập.

8  Hoạt động

Loại dữ liệu: Lớp con

Cái gì đó diễn ra theo thời gian tạo ra một hoặc nhiều kết quả

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

8.1

Loại hoạt động

O

0-N

Nhãn

Tiêu chuẩn này định nghĩa năm loại hoạt động:

- Tặng thưởng

Cái gì đó được trao cho một bên hoặc một hoạt động hoặc một dịch vụ hoặc một nguồn để ghi nhận sự xut sắc trong một lĩnh vực nhất định;

- Khóa học

Giáo dục được truyền đạt qua một loạt các bài học hoặc hội thảo;

- Sự kiện

Cái gì đó xảy ra tại một vị trí cụ thể hoặc thời gian khi hoạt động được tổ chức có người tham gia hoặc khán gi;

- Chương trình

Hệ thống các hoạt động nhằm đáp ứng một nhu cu của công chúng;

- Dự án

Phần công việc được thực hiện hoặc thử nghiệm, có ngày bắt đầu và ngày kết thúc và các mục đích xác định.

VÍ DỤ:

1  Vật lý với công nghệ y tế (khóa học)

2  Hội thảo quốc tế về dịch thuật (sự kiện)

3  Chương trình khoa học về biến đổi khí hậu (chương trình)

4  Đăng ký dự án nghiên cứu viêm gan C (HCV) của Úc số 27: giám sát dịch tễ thường xuyên vi HCV (dự án)

8.1  Loại hoạt động, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận dạng bản chất ca một hoạt động

Sử dụng loại hoạt động để phân biệt giữa các khóa học, hiện tượng, chương trình và dự án như được xác định trên. Sử dụng các thể hiện bổ sung của loại hoạt động cho các loại phụ hoặc xử lý khác các hoạt động này thông qua một trật tự phân cấp ca các loại phụ hoặc một sơ đồ phân cấp.

VÍ DỤ

1  Hoạt động: khóa học, sự kiện, dự án

2  Tặng thưởng: chứng ch, trợ cấp, huy chương, gii thưởng

3  Khóa học: y tá, hội thảo chuyên đề, thảo luận nhóm, luận văn, phòng thí nghiệm, hoạt động thể chất

4  Sự kiện: hội nghị, trưng bày, hòa nhạc, khiêu vũ, triển lãm, lễ hội, phim, bài giảng, hội thảo, biểu diễn, hội thảo nhóm, th thao, nói chuyện, nhà hát, chuyến du lịch, đào tạo, hướng dẫn, tham quan, hội thảo đào tạo

5  Chương trình: không có chứng nhận, chứng ch, bằng, trình độ, thạc sỹ, tiến sỹ

6  Dự án: kiểm toán, sáng tạo, xây dựng, thực hiện, mua sắm, thiết kế lại, nghiên cứu

Cũng sử dụng loại hoạt động cho các khía cạnh khác của một hoạt động như là khán giả mà có thể được làm rõ thông qua cặp giá trị/danh mục chun và những khía cạnh không được hỗ trợ sẵn bi đối tượng đăng ký.

Khi thực hiện, tổ hợp giá trị/danh mục chuẩn của loại hoạt động khác có thể được thực hiện như các thuộc tính riêng bằng cách làm phẳng trật tự phân cp

9  Dịch vụ

Loại dữ liệu: lớp con

Hệ thống cung cấp một hoặc nhiều chức năng của giá trị cho người dùng trực tiếp

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

9.1

Loại dịch vụ

O

0-N

Nhãn

9.2

Chức năng

O

0-N

Nhãn

9.3

Sản phm

O

0-N

Lớp

9.4

Thời gian phục vụ

O

0-N

Lớp

9.5

Chính sách tổ hợp thuật toán

O

0-1

Nhãn

10

Chính sách truy cập

O

0-N

Lớp

11

Mô tả dịch vụ

O

0-N

Lớp

12

Thông tin giao thức

O

0-N

Lớp

Trong một cấu trúc hướng dịch vụ, các dịch vụ là giao diện giữa người yêu cầu và người trả lời để đảm bo cho một hoạt động nhất định được thực hiện. Việc sử dụng các giao thức chuẩn và sơ đồ trao đổi thông điệp và dữ liệu đảm bảo tính liên tác giữa các ứng dụng. Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ dịch vụ được định nghĩa theo nghĩa rộng hơn nhiều, là một hệ thống cung cấp một hoặc nhiều chức năng có giá trị cho người dùng trực tiếp.

Một ví dụ về dịch vụ là mục lục cung cấp truy cập đến bộ sưu tập siêu dữ liệu mô tả vốn tài liệu của một thư viện. Thực tế, hầu hết các thư viện sẽ có ít nhất hai dịch vụ như vậy-một dịch vụ là mục lục truy cập công cộng trực tuyến dựa trên web, dịch vụ khác là dịch vụ mục tiêu đảm bảo việc truy cập vào cùng một mục lục hoặc bảng chỉ mục này bằng một hoặc nhiều giao thức tìm kiếm và truy hồi chuẩn. Phần lớn các thư viện cũng cung cp dịch vụ mượn liên thư viện mà có thể tùy thuộc hệ thống thư tín để hỗ trợ quy trình cung cấp nguồn tin. Yếu tố dữ liệu của dịch vụ đảm bảo cho mỗi một trong các dịch vụ này được mô tả theo quan điểm của các chính sách truy cập, mức độ phục vụ, trách nhiệm và hỗ trợ giao thức.

VÍ DỤ

1  Národni nkihovna Ceské republiky (Giao diện web cho mục lục)

2  Đại học Bang San Francisco (giao diện Z39.50 cho mục lục)

3  Dịch vụ cung cấp tài liệu ca Thư viện Anh

4  Dịch vụ nghiên cu giáo dục đại học châu Phi trực tuyến (dịch vụ khai thác OAI-PMH)

5  Dịch vụ tra cứu ảo Canada

9.1  Loại dịch vụ, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một dịch vụ

Sử dụng loại dịch vụ để phân loại dịch vụ dựa trên mục đích chính của nó trong kinh doanh.

Các cộng đồng khác nhau sẽ phân loại dịch vụ ca mình theo các cách khác nhau và các mức độ chi tiết khác nhau, dựa trên nhu cầu để liên tác và các loại giao thức được sử dụng để thực hiện các chức năng hoặc hành động cụ th.

Trong một đăng ký dch vụ nhất định, loại dịch vụ có thể giống nhau với tất cả các đối tượng đăng ký, ví dụ, tất cả các dịch vụ trong danh mục chính sách mượn liên thư viện có thể được xác định loại dịch vụ là Dịch vụ mượn liên thư viện. Ngoài ra, một đăng ký của các thư viện và tổ chức liên quan có thể mô tả một phạm vi đầy đ các dịch vụ.

Cũng sử dụng loại dịch vụ cho các khía cạnh khác của một dịch vụ mà có thể được làm rõ bằng một cặp giá trị/danh mục chun và những khía cạnh không được hỗ trợ sẵn bởi đối tượng đăng ký và các dịch vụ khác.

Khi thực hiện, các tổ hợp giá trị/danh mục chun của dạng dịch vụ khác nhau có thể được thực hiện như các thuộc tính cụ th bằng cách làm phng sơ đồ phân cp.

DỤ: Lưu chiểu, Phát hiện, Chung, Mượn liên thư viện, Xut bản, Tra cứu

9.2  Chức năng, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định quá trình kinh doanh được hỗ trợ bi một dịch vụ cần thiết được phân biệt để kiểm soát truy cập, khả năng tương tác, hoặc các mục đích làm báo cáo

S dụng chức năng trong dịch vụ để xác định phạm vi các chức năng được hỗ trợ bởi dịch vụ. Sử dụng chức năng trong chính sách truy cập để xác định phạm vi chức năng với nó chính sách truy cập được áp dụng. Dùng chức năng trong trách nhiệm để ghi bất kỳ loại phí nào liên quan đến việc sử dụng chức năng này. Sử dụng chức năng dịch vụ trong sản phẩm để nhận biết chức năng cần thiết được triển khai để cung cp sản phm này.

Các bộ từ vựng có kiểm soát cho yếu tố dữ liệu chức năng sẽ tùy thuộc vào khung dịch vụ được chấp thuận để xác định giao diện phục vụ cần thiết tạo thuận lợi cho khả năng tương tác kỹ thuật qua nhiều quá trình kinh doanh cần được hỗ trợ.

VÍ DỤ:

1  Liên đoàn thư viện số. Giao diện phát hiện ILS.

2  Khung điện t cho giáo dục và nghiên cứu. Đăng ký loại dịch vụ.

3  Thư viện Quốc gia Úc. Khung dịch vụ.

9.3  Sản phẩm, lớp

Kết qu của một dịch vụ cần được phân biệt để kiểm soát truy cập, khả năng tương tác hoặc các mục đích báo cáo

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

9.3.1

Khóa sn phẩm

M

1

Chuỗi

9.3.2

Loại sản phẩm

O

0-1

Nhãn

9.2

Chức năng

O

0-1

Nhân

13.4

Mô t

O

0-1

Lớp

9.3.3

Mô tả đầu vào

O

0-N

Nhãn

9.3.4

Mô t đầu ra

O

0-N

Nhãn

13.2

Các chú thích

O

0-1

Các chú thích

9.3.1  Khóa sản phẩm, chuỗi

Chuỗi xác định duy nhất một sản phẩm cụ thể trong một dịch vụ

Sử dụng khóa sản phẩm trong sản phẩm để xác định các thể hiện của sản phẩm và trong trách nhiệm để ghi bất kỳ loại phí nào liên quan đến sản phẩm này.

9.3.2  Loại sản phm, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của sản phẩm

VÍ DỤ

1  Loại sản phẩm sao (Bảng ch mục, Vi phim, Vi phiếu, Sao chụp, Ảnh, Tài liệu ghi âm, Bản chép lại)

2  Loại sản phẩm siêu dữ liệu (Tóm tắt, Tóm tắt với vốn tư liệu, Đầy đủ, Đầy đ với tư liệu)

3  Loại sản phẩm tra cứu (Câu trả lời, Thư mục)

9.3.3  Mô tả đầu vào, nhãn

Thuộc tính của tài liệu mà với nó sản phẩm được tạo ra

VÍ DỤ: Tài liệu lưu trữ, bản đồ, chuyên khảo được đóng, tranh, sáng chế, báo cáo kỹ thuật

9.3.4  Mô tả đầu ra, nhãn

Thuộc tính của một sn phẩm được tạo thành từ một sản phẩm khác

VÍ DỤ:

1  Cht lượng (không axit, độ phân giải cao)

2  Kích thước (A1, A2, A3, A4, quy định, thư)

3  Định dạng (bài báo, JPEG, PDF, TIFF)

4  Vật mang tin (Cassette, CD-R, DVD)

9.4  Thời gian dịch vụ, lớp

Tập hợp các phạm vi Ngày/giờ liên quan đến sự sẵn có và cung cấp một dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

9.4.1

Khóa thời gian phục vụ

M

1

Chuỗi

13.4

Mô tả

O

0-N

Lớp

9.4.2

Giờ dịch vụ

O

0-N

Lớp

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

9.4.3

Dừng

O

0-N

Lớp

9.4.1  Khóa thời gian dịch vụ, chuỗi

Chuỗi xác định duy nhất một th hiện về thời gian dịch vụ cụ thể trong một dịch vụ

9.4.2  Giờ dịch vụ, lớp

Thời gian dịch vụ được biểu đạt dưới dạng văn bản có cấu trúc

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

9.4.2.1

Ngày của tuần

M

1

Số nguyên dương

9.4.2.2

Thời gian có hiệu lực từ

O

1

Thời gian

9.4.2.3

Thời gian có hiệu lực đến

O

1

Thời gian

9.4.2.1  Ngày trong tuần, số nguyên dương

Mã gán cho một ngày cụ thể trong tuần mà giờ dịch vụ được áp dụng

Dùng tất cả các số giữa 1 và 7 như quy định trong tiêu chuẩn ISO 8601:2004, 4.1.4

9.4.2.2  Thời gian có hiệu lực từ, thời gian

Thời gian của ngày một dịch vụ được cung cp trong một ngày cụ thể ca tuần

9.4.2.3  Thời gian có hiệu lực đến, thời gian

Thời gian của ngày một dịch vụ dừng cung cp trong một ngày cụ thể ca tuần

9.4.3  Dừng, lớp

Các phương tiện ghi lại khi một dịch vụ tạm dừng và lí do tại sao

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.3

Phạm vi ngày

M

1

Lớp

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

9.5  Thuật toán kết hợp chính sách

Trong một đăng ký các dịch vụ, một cách diễn giải kết quả của một yêu cầu cho một quyết định chính sách truy cập khi có nhiều chính sách truy cập áp dụng

Một thuật toán kết hợp chính sách có th được ghi như một thuộc tính của một đăng ký, nơi nó s áp dụng theo mặc định cho tất cả các chính sách truy cập được xác định trong đăng ký này, hoặc như một thuộc tính của một dịch vụ cụ thể nơi nó sẽ ch áp dụng với các chính sách truy cập được xác định cho dịch vụ đó.

DỤ: Các thuật toán kết hợp XACML (từ chối-ghi đè, ra lệnh-từ chối-ghi đè, cho phép-ghi đè, ra lệnh-cho phép-ghi đè, áp dụng lần đầu, chỉ áp dụng một lần)

10  Chính sách truy cập

Dạng dữ liệu: lớp

Các phương tiện xác định người có thể truy cập một dịch vụ, các chức năng và nguồn tin nào họ có thể truy cập và các điều kiện Các phương tiện xác định ai có thể truy cập một dịch vụ, các chức năng và nguồn tin nào họ có thể truy cp và quyền lợi cũng như nghĩa vụ áp dụng.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

9.2

Chức năng

O

0-N

Nhãn

10.1

Loại người dùng

O

0-N

Nhãn

13.10

V trí

O

0-N

Nhãn

10.2

Bên tham gia mục tiêu

O

0-N

Nhãn

10.3

Bộ sưu tập mục tiêu

O

0-N

Nhãn

10.4

Hoạt động mục tiêu

O

0-N

Nhãn

13.5.2

Nguồn tin mục tiêu

O

0-N

Nhãn

13.13

Loại nguồn tin

O

0-N

Nhãn

10.5

Hiệu lực

M

1

Nhãn

10.6

Điều kiện

O

0-1

Chuỗi

9.4.1

Khóa thời gian phục vụ

O

0-1

Chuỗi

11.1

Khóa mô tả phục vụ

O

0-N

Chuỗi

Mục đích của chính sách truy cập là một tổ hợp của chức năng, loại người dùng, vị trí, xuất xứ, bộ sưu tập mục tiêu, hoạt động mục tiêu, nguồn tin mục tiêu và/hoặc loại nguồn tin. Nếu một yếu tố không được sử dụng thì hiệu lực được áp dụng đối với giá trị bất kỳ. Nếu hiệu lực được cho phép, thời gian phục vụ, mức dịch vụ và chính sách dịch vụ được xác định tr thành trách nhiệm ca cả người yêu cầu và người cung cấp dịch vụ. (Mô hình này giả sử rằng một chính sách truy cập luôn được kết hợp với một dịch vụ.)

10.1  Loại người dùng, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất của một người dùng với mục đích kiểm soát truy cập

VÍ DỤ

1  ILL (thư viện, không phải thư viện) (Mượn liên thư viện)

2  Đại học (sinh viên, giảng viên, người dùng khác)

3  Thống nht không nên cụ thể (A, B, C)

10.2  Bên tham gia mục tiêu, nhãn

Chuỗi xác định duy nhất một bên tham chiếu

10.3  Bộ sưu tập mục tiêu, nhãn

Chuỗi xác định duy nhất một bộ sưu tập tham chiếu

10.4  Hoạt động mục tiêu, nhãn

Chuỗi xác định duy nhất một hoạt động tham chiếu

10.5  Hiệu lực, nhãn

Mã về chính sách truy cập cho biết có hay không người yêu cầu quy định có thể truy cập một hoặc nhiều hành động cụ th và các tài liệu mong muốn các mức dịch vụ quy định

VÍ DỤ: Sơ đồ hiệu lực XACML (cho phép, từ chối)

10.6  Điều kiện, chuỗi

Tập hợp các điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng cho một chính sách truy cập được áp dụng

VÍ DỤ

1  Nguồn tin được xuất bản trên ba năm về trước

2  Đã hơn 70 năm sau khi tác giả chết.

11  Mô tả dịch vụ

Dạng dữ liệu: lớp

Bộ các chính sách có thể được kết hợp với việc cung cp một dịch vụ, để tra cứu bằng một hoặc nhiều chính sách truy cập

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

11.1

Khóa mô tả dịch vụ

M

1

Chuỗi

11.2

Mức dịch vụ

O

0-1

Nhãn

11.3

Trách nhiệm

O

0-N

Lớp

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

Sử dụng mô tả dịch vụ để xác định trách nhiệm liên quan tới các mức dịch vụ khác nhau một mức độ chi tiết cao theo yêu cầu của bối cảnh kinh doanh.

11.1  Khóa mô tả dịch vụ, chuỗi

Chuỗi xác định duy nhất một mô tả dịch vụ cụ thể trong một dịch vụ

11.2  Mức dịch vụ, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định sự đáp ứng dịch vụ liên quan đến một mô tả dịch vụ cụ th

VÍ DỤ: Bình thường, ưu tiên, cp bách, nhanh, khi phù hợp

11.3  Trách nhiệm, lớp

Thông tin về trách nhiệm hoặc điều kiện liên quan đến việc sử dụng một dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

11.3.1

Loại phí

M

1

Nhãn

9.2

Chức năng

O

0-1

Nhãn

11.3.2

Phương pháp yêu cầu

 

 

Lớp

11.3.3

Phương pháp cung cấp

CO

0-1

Lớp

11.3.4

Phương pháp lập hóa đơn

 

 

Lớp

11.3.5

Phương pháp thanh toán

 

 

Lớp

9.4.1

Khóa sản phẩm

O

0-1

Chuỗi

13.8

Được hỗ trợ

O

0-1

Bool

13.4

Mô tả

O

0-N

Lớp

11.3.6

Thuộc tính trách nhiệm

O

0-N

Nhãn

11.3.7

Phí

O

0-1

Lp

Sử dụng trách nhiệm để ghi bất kỳ loại phí nào liên quan đến một dịch vụ và các chính sách dịch vụ, biện pháp và ràng buộc. Sử dụng loại mô tả đ thiết lập nhiều báo cáo chính sách và văn bản hướng dẫn; ví dụ báo cáo chính sách chung cho chức năng mượn và báo cáo cụ thể về hướng dẫn trả lại, chính sách gia hạn, chính sách mượn quá hạn và chính sách thay thế.

11.3.1  Loại phí, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của trách nhiệm mà với nó một khoản phí có thể áp dụng

Sử dụng loại phí để phân loại các trách nhiệm, việc có hay không một khoản phí áp dụng.

Sử dụng các giá trị loại phí sau đây theo mặc định:

- Phí dch vụ

- Phí mức dịch vụ

- Phí chức năng

- Phí phương pháp

- Phí sản phẩm

VÍ DỤ: Phí hư hỏng, phí mất, phí quá hạn, phí gia hạn

Để ghi các trách nhiệm liên quan tới một chức năng cụ thể, đưa vào một giá trị trong chức năng khi loại phí là Phí chức năng. Khi không có giá tr chức năng, trách nhiệm sẽ được áp dụng cho tất c các chức năng.

Để ghi các trách nhiệm liên quan tới một phương pháp cụ thể, đưa vào một giá trị trong hoặc phương pháp yêu cầu, hoặc phương pháp cung cấp, hoặc phương pháp lập hóa đơn hoặc phương pháp thanh toán khi loại phí là Phí phương pháp. Khi không có giá tr phương pháp, trách nhiệm sẽ áp dụng cho tất cả các phương pháp.

Đ ghi các trách nhiệm liên quan tới một sn phẩm cụ thể, đưa vào một giá trị trong khóa sản phẩm khi loại phí là Phí sản phẩm. Khi không có giá trị khóa sản phẩm, trách nhiệm sẽ được áp dụng cho tất cả các sản phm.

11.3.1.1  Thuật toán tính phí

Để xác định tổng phí cho một yêu cầu dịch vụ nhất định, sử dụng thuật toán tính phí sau đây:

- Loại phí (phí dịch vụ);

- Loại phí (phí mức dịch vụ);

- Loại phí (phí chức năng);

- Loại phí (phí phương pháp, phương pháp yêu cầu);

- Loại phí (phí phương pháp, phương pháp cung cấp);

- Loại phí (phí phương pháp, phương pháp lập hóa đơn);

- Loại phí (phí phương pháp, phương pháp thanh toán);

- Loại phí (phương pháp sản phẩm, khóa sản phẩm).

11.3.2  Phương pháp yêu cầu, lớp

Một hoặc nhiều phương tiện được dùng để yêu cầu hoặc đặt trước một dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

11.3.2.1

Loại phương pháp yêu cầu

M

1

Nhãn

11.3.2.2

Tiện ích

O

0-1

Nhãn

11.3.2.1  Loại phương pháp yêu cầu, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất ca phương pháp yêu cầu

DỤ: Thư điện t, fax, mẫu web, thư, điện thoại, telex, thư điện tử Ariel, FPT Ariel, hệ thống mượn liên thư viện.

11.3.2.2  Tiện ích, nhãn

Tên của một hệ thống hoặc dịch vụ được sử dụng như một phương pháp

VÍ DỤ

1  Phương pháp yêu cầu mượn liên thư viện (Dodine, ILL theo ISO, KD, OCLC-WCRS)

2  Phương pháp lập hóa đơn (thanh toán mượn liên thư viện ca Thư viện Anh- BL, CONARLS IRUC, dịch vụ thanh toán KDD, NN/LMEFTS, IFM của OCLC, RLG shares, Sơ đồ SILLR ca Scotland).

11.3.3  Phương pháp cung cấp, lớp

Một hoặc nhiều thiết b đưc dùng để cung cấp dịch vụ.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

11.3.3.1

Loại phương pháp cung cấp

M

1

Nhãn

11.3.2.2

Tiện ích

O

0-1

Nhãn

11.3.3.1  Loại phương pháp cung cp, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phương pháp cung cấp

VÍ DỤ

1  Chuyển phát bưu chính (thư qua đường hàng không, bưu kiện qua đường hàng không, thư chuyển phát nhanh, bưu kiện chuyển phát nhanh, thư, bưu kiện)

2  Cung cp theo đường bưu chính (thường, bảo đảm, nhanh)

3  Cung cp điện tử (thư điện tử Ariel, FPT Ariel, thư điện tử, fax, faxx nội bộ, hệ thống ILL lưu trữ, ILLiad-Odyssey, bưu điện trên máy ch web, bưu điện trên máy chủ FPT, prospero, sao chép bảo mật, sao chép bảo mt-SCP)

4  Cung cấp trực tiếp (khách hàng nhận, chuyển nội bộ, thỏa thuận lẫn nhau, người yêu cầu nhận)

11.3.4  Phương pháp lập hóa đơn, lớp

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

11.3.4.1

Loại phương pháp lập hóa đơn

M

1

Nhãn

11.3.2.2

Tiện ích

O

0-1

Nhãn

11.3.4.1  Loại phương pháp lập hóa đơn, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất của một phương pháp lập hóa đơn

VÍ DỤ Không phát hành hóa đơn, hóa đơn, hóa đơn đi kèm, hóa đơn cùng vi tài liệu, thanh toán định kỳ, hệ thống thanh toán tiện ích)

11.3.5  Phương pháp thanh toán, lớp

Một hoặc nhiều phương tiện được dùng để thanh toán cho một dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

11.3.5.1

Loại phương pháp thanh toán

M

1

Nhãn

11.3.2.2

Tiện ích

O

0-1

Nhãn

11.3.5.1  Loại phương pháp thanh toán, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phương pháp thanh toán

DỤ: Thanh toán điện tử qua ngân hàng, tiền mặt, sec, tài khoản tiền gửi, chương trình miễn phí, trả trước, thỏa thuận ln nhau.

11.3.6  Thuộc tính trách nhiệm, nhãn

Bất kỳ khía cạnh trách nhiệm nào cần thiết được biểu đạt dưới dạng phân tích được

VÍ DỤ

1  Chung (Dịch vụ ưu tiên. Thời gian xử lý ti đa, Thời gian trả lời tối đa, Gửi tin tối đa, Sẽ môi giới, Sẽ tra cứu)

2  Chức năng mượn (Khoảng thời gian mượn, Khoảng thời gian gia hạn, Số lần gia hạn tối đa, Số tài liệu quá hạn tối đa, Ràng buộc sử dụng tài liệu, Sẽ đáp ứng các yêu cầu theo chủ đề)

3  Chức năng sao chụp (Loại quyền, Ch báo tuân thủ bản quyền, Các trang tối đa, Các trang tối thiểu, Sẽ đáp ứng các yêu cầu theo ch đề)

4  Chức năng định vị (Phạm vi tìm kiếm, Các vị trí tối đa được đưa ra, Đưa ra biểu tượng đơn vị ca thư viện, Đưa ra tên, Đưa ra địa chỉ, Đưa ra ký hiệu kho, Đưa ra trích dẫn thư mục đầy đ, Đáp ứng các dịch vụ định v khác)

5  Chức năng đánh giá (Cung cp toàn bộ, Cung cấp phân tích, Đánh giá khoảng thời gian hợp lệ)

11.3.7  Phí, lớp

Chi phí liên quan đến việc s dụng một dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.2

Tiền tệ

M

1

Nhãn

11.3.7.1

Số tiền phí

M

1

Số thập phân

11.3.7.2

Đã bao gồm thuế

O

0-1

Toán tử Bool

11.3.7.3

Thuế

O

0-1

Số thập phân

11.3.8

S tăng

O

0-1

Lớp

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

11.3.7.1  Số tiền phí, số thập phân

Giá trị thập phân cho một số tiền trong một đơn vị tiền tệ quy định

11.3.7.2  Đã bao gồm thuế, toán t bool

Cờ hiệu ch ra có hoặc không các sản phẩm và dịch vụ áp dụng hoặc giá trị thuế gia tăng được bao gồm trong phí

11.3.7.3  Thuế, số thập phân

Giá trị thập phân cho khoản thuế bng một loại tiền tệ cụ thể nếu nó không được bao gồm trong tổng số phí

11.3.8  Số tăng, lớp

Phí được bổ sung cho phí cơ bản của một tham số dịch vụ với một số tăng cụ thể

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.11

Loại đo lường

M

1

Nhãn

11.3.8.1

Số lượng tăng

M

1

Số thập phân

11.3.8.2

Số lượng tối thiểu

O

0-1

S thập phân

11.3.8.3

Số lượng tối đa

O

0-1

Số thập phân

13.2

Tiền tệ

O

0-1

Nhãn

11.3.7.1

Số tiền phí

O

0-1

Số thập phân

11.3.7.3

Thuế

O

0-1

Số thập phân

11.3.7.4

Thay thế mức trước

O

0-1

Bool

Sử dụng số tăng để khai báo các phí khác nhau dựa trên số lượng hoặc chất lượng của tham số dịch vụ. Phí cơ s có thể được thiết lập như lệ phí dịch vụ áp dụng với số lượng hoặc cht lượng mặc định; hoặc nó có thể được thiết lập là không và các phí được ghi duy nhất bng cách sử dụng các thể hiện ca số tăng.

Giả sử rằng tiền tệ và khai báo phí cơ sở đã bao gồm thuế cũng áp dụng với số tăng.

VÍ DỤ

1  Phí 2 USD/1 trang được tính với các bản chụp màu.

2  Thu 40 USD được tính cho mức dịch vụ trong khoảng 2 giờ

3  Phí 3,5 USD/10 trang được tính với 30 trang đầu và các bản sao bổ sung được tính giá 2,5 USD/10 trang.

11.3.8.1  Số lượng tăng, số thập phân

Số đơn vị mà một số tăng áp dụng

VÍ DỤ

1  Nếu phí cho mỗi 15 trang thì số lượng tăng là 15

2  Nếu phí cho mỗi tuần thì số lượng tăng là 1.

11.3.8.2  Số lượng tối thiểu, số thập phân

Số hoặc số đo tối thiểu sẽ được cung cấp theo tỉ lệ xác định cho số tăng này

Trong ví dụ dưới đây, phí cơ sở được thiết lập là không. S tăng thứ nhất có thiết lập loại số tăng là Trang, số lượng tăng được khai báo là 10 và số lượng tối đa là 30. Số tăng tiếp theo có loại số tăng khai báo là Trang, số lượng tăng khai báo là 10 và khai báo số lượng tối thiểu là 31.

DỤ: Phí 3,5 USD/10 trang được tính với 30 trang đầu và các bn sao bổ sung được tính giá 2,5 USD/10 trang.

11.3.8.3  Số lượng tối đa, số thập phân

Số lượng hoặc số đơn vị đo bé nhất sẽ được cung cấp theo t lệ quy định cho số tăng này

Trong ví dụ dưới đây, phí cơ s được thiết lập là không. Số tăng thứ nhất có khai báo loại s tăng là Trang, khai báo số lượng tăng là 10 và số lượng tối đa là 30. Số tăng tiếp theo có khai báo loại số tăng là Trang, số lượng tăng được khai báo là 10 và khai báo số lượng tối đa là 31.

VÍ DỤ: Phí 3,5 USD/10 trang được tính với 30 trang đầu và các bản sao bổ sung được tính giá 2,5 USD/10 trang.

11.3.8.4  Thay thế mức trước đó, toán t Bool

Cờ hiệu cho biết đâu số tăng có thể được thêm vào hoặc thay thế mức trước đó.

12  Thông tin giao thức

Cho biết một giao thức được hỗ trợ bi dịch vụ và mức độ phù hợp

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

12.1

Giao thức

M

1

Nhãn

12.2

Số phiên bản

O

0-N

Chuỗi

12.3

Phần mềm

O

0-1

Lớp

12.4

Hồ sơ hỗ trợ

O

0-N

Nhãn

12.5

Đặc tính hỗ trợ

O

0-N

Lớp

12.6

Bộ ký tự hỗ trợ

O

0-N

Lớp

Giao thức là một bộ các quy tắc để trao đổi dữ liệu và thông điệp giữa người yêu cầu dch vụ và người cung cấp dịch vụ. Các giao thức sẽ khác nhau tùy theo bản chất của dịch vụ được cung cp, dữ liệu và các thông điệp cần được trao đổi. Để có khả năng tương tác kỹ thuật, người yêu cầu dịch vụ và người cung cp dịch vụ cần phải có sự hiểu biết chung về giao thức được hỗ trợ và phiên bản được thực hiện.

Một giao thức có thể được mô tả như phạm vi rộng các hành vi được yêu cầu để hỗ trợ việc kinh doanh của một cộng đồng nhất định. Do đó các cộng đồng có thể phát triển các hồ sơ kết nối một giao thức với việc trình bày dữ liệu cụ thể, các bộ từ vựng có kiểm soát và các quy tắc kinh doanh, hoặc mở rộng nó để hỗ trợ các nhu cầu cụ thể cho cộng đồng.Thậm chí sau đó, một hồ sơ cộng đồng có thể không mô tả tất cả các đặc tính được hỗ trợ bi một sự thực hiện nhất định.

Sử dụng thông tin giao thức để ghi lại một giao thức được hỗ trợ bi dịch vụ, các hồ sơ hỗ trợ liên quan và bất kỳ thông tin bổ sung nào về các đặc tính hỗ trợ cần thiết đ mô tả dịch vụ đầy đủ như cn thiết cho mức tương tác được yêu cầu.

Sử dụng một th hiện đơn của thông tin giao thức cho tất cả các phiên bản hỗ trợ của một giao thức trừ khi mức hỗ trợ này khác nhau giữa các phiên bản.

12.1  Giao thức, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định một giao thức

VÍ DỤ

1  Giao thức xuất bản điện tử

2  OAI-PMH (Giao thức Sáng kiến Kho lưu tr m để thu thập siêu dữ liệu)

3  URL m (ANSI/NISO Z39.88-Khung URL m cho các dịch vụ có phân biệt ngữ cảnh)

4  SRU (Tìm kiếm/Truy hồi qua URL)

Để có một danh sách đầy đủ hơn, xem Phụ lục F.

12.2  Số phiên bản, chuỗi

Số hoặc chuỗi ch rõ một ấn bản cụ th ca một giao thức, một phần mềm hoặc một hồ sơ

12.3  Phần mềm, lớp

Bộ các chương trình được sử dụng đ hỗ trợ một giao thức

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

12.3.1

Tên phần mềm

M

1

Chuỗi

12.2

S phiên bản

O

0-1

Chuỗi

Ghi lại số phiên bản vào một yếu tố dữ liệu riêng biệt nếu nó đã được biết.

12.3.1  Tên phần mềm, chuỗi

Từ hoặc cụm từ theo đó tên của phần mềm được nhận biết

12.4  Hồ sơ hỗ trợ, lớp

Dấu hiệu cho biết một hệ thống hoặc dịch vụ tuân thủ một tài liệu chứa các chức năng giao thức được chấp thuận để đảm bảo khả năng tương hợp giữa các hệ thống và các dịch vụ

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

12.4.1

H

M

1

Chuỗi

12.2

Số phiên bản

O

0-1

Chuỗi

Ghi lại số phiên bản vào một yếu tố dữ liệu riêng biệt nếu nó đã được biết hoặc nếu có nhiều phiên bản của hồ sơ hỗ trợ.

VÍ DỤ: Bath Profile (Đặc điểm kỹ thuật Z39.50 quốc tế cho các ứng dụng thư viện và phát hiện nguồn tin)

12.4.1  Hồ sơ, chuỗi

Từ hoặc cụm từ theo đó một hồ sơ được nhận biết

12.5  Thuộc tính hỗ trợ, lớp

Thông tin chi tiết về việc tuân thủ đối với một yếu tố cụ thể của một giao thức

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

12.5.1

Loại đặc điểm

M

1

Nhãn

12.5.2

Khóa đặc điểm

M

1

Nhãn

12.5.3

Tên đặc điểm

O

0-1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

12.5.4

Mức chức năng

O

0-N

Chuỗi

13.8

Được hỗ trợ

O

0-1

Toán tử Bool

13.7

Là mặc định

O

0-1

Toán tử Bool

12.5.5

Thiết lập mặc định

O

0-1

Chuỗi

12.5.6

Ánh xạ

O

0-N

Nhãn

12.5.7

Thuộc tính đặc điểm riêng

O

0-N

Nhãn

12.5.1  Loại thuộc tính, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một yếu tố tùy chọn hay bắt buộc ca giao thức hỗ trợ

VÍ DỤ: Z39.50 (Bảng chỉ mục, Thông tin biểu ghi)

12.5.2  Khóa thuộc tính, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định duy nhất một yếu tố tùy chọn hay bắt buộc ca giao thức hỗ trợ

DỤ: Bảng ch mục (Tập hợp thuộc tính Z39.50)

Thông tin biu ghi (Các ký hiệu nhận dạng đối tượng cú pháp của biểu ghi Z39.50)

12.5.3  Tên thuộc tính, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Từ hoặc cụm từ theo đó một yếu tố giao thức được biết

12.5.4  Mức chức năng, chuỗi

Số, từ hoặc cụm t xác định phạm vi theo đó một đặc điểm giao thức được hỗ trợ

12.5.5  Thiết lập mặc đnh, chuỗi

Giá trị áp dụng bi một máy chủ giao thức nếu không được xác đnh cụ thể trong một yêu cầu hoặc giao dịch khác

12.5.6  Ánh xạ, nhãn

Cho biết một yếu tố có một giá trị tương đương trong một tập hợp xác định khác

VÍ DỤ: Nội bộ [Cơ quan có thm quyền], URI

12.5.7  Thuộc tính tính năng cụ thể, nhãn

Mã hoặc chuỗi nhận dạng hoặc làm rõ các khía cạnh cụ thể của một yếu tố dưới dạng có thể phân chia được

VÍ DỤ: Sắp xếp từ khóa

12.6  Bộ ký tự hỗ trợ, lớp

Sơ đồ mã hóa để thể hiện trừu tượng các ký tự trong một hệ thống máy tính.

VÍ DỤ: ISO 646, ISO 10646 (Unicode), ISO 8859-1, ISO 5426

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

12.6.1

Bộ ký tự

M

1

Nhãn

12.6.2

Mã hóa ký tự

O

0-N

Nhãn

12.6.1  Bộ ký tự, nhãn

Một nhóm biểu tượng xác định trước được dùng để hỗ trợ một hoặc nhiều ngôn ngữ

VÍ DỤ: UTF-6, UTF16

12.6.2  Mã hóa ký tự

Ánh xạ từ một mô tả bộ ký tự trừu tượng đến các đơn vị mã hiện tại được s dụng để trình bày một ký tự bao gồm tuần tự hóa octet

13  Các yếu tố toàn cầu

13.1  Địa chỉ, lớp

Vị trí vật lý hoặc điện tử

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.1.1

Địa ch vật lý

CM

1

Lớp con

13.1.2

Địa ch điện tử

 

 

 

13.1.3

Phần địa chỉ

M

1-N

Lớp

13.1.4

Mã hóa văn bản

O

0-1

Nhãn

Ghi lại mỗi thể hiện của một địa ch vật lý hoặc điện tử riêng biệt. Đưa địa chỉ đầy đủ cho một vị trí và loại địa chỉ nhất định bng cách tổ hợp các thể hiện địa chỉ sử dụng loại địa chỉ vật lý và loại địa chỉ điện tử để phân biệt mỗi thể hiện, ví dụ, địa ch bưu điện, địa ch phố, thư điện tử, fax.

Dùng phạm vi ngày để xác định tình trạng hoạt động của một địa chỉ hoặc thiết lập cờ báo trạng thái khi không có ngày bắt đầu hoặc ngày kết thúc.

13.1.1  Địa ch vật lý, lớp con

Mã hoặc cụm từ cho biết một vị trí vật lý

Sử dụng loại địa chỉ vật lý để phân biệt giữa các địa chỉ bưu điện hoặc các địa ch ph. Nếu địa ch bưu điện và địa ch phố giống nhau, đưa vào cả hai như là các thể hiện loại địa chỉ vật lý.

13.1.2  Địa ch điện t, lớp con

Mã hoặc cụm từ cho biết một vị trí điện tử

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

13.1.2.1

Loại địa ch điện tử

O

0-N

Nhãn

13.1.2.1  Loại địa ch điện tử, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một địa chỉ điện tử

Sử dụng loại địa chỉ điện tử để phân biệt giữa các loại địa ch điện t khác nhau. Nếu địa chỉ điện tử giống nhau cho một hoặc nhiều loại (Ví dụ, phone hoặc fax), đưa vào từng địa chỉ như là các thể hiện loại địa chỉ điện tử.

Sử dụng một người danh nghĩa liên quan với loại quan hệ “Là liên lạc cho" để ghi lại địa ch điện tử được sử dụng như là một điểm liên lạc cho một hoạt động kinh doanh cụ thể, ví dụ lập hóa đơn hoặc cung cp.

VÍ DỤ:

1  Thư điện tử, fax, máy nhắn tin, telex, đàm thoại, đàm thoại miễn phí, đàm thoại bằng điện thoại di động

2  Thư điện tử Ariel, FTP Ariel, kết nối trực tiếp, EPICWIN, Prospero, Hệ thống ILL máy ch, ILLiad-Odyssey, Thư điện t IPIG; IPIL-TCP-Duplex; IGOP-TCP-Simplex)

3  WWW; Z39.50; SRW, SRU, OAI, RSS

13.1.3  Phần địa chỉ, lớp

Một yếu tố của một địa ch có cấu trúc, hoặc địa ch đầy đủ nếu nó không có cu trúc

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.1.3.1

Loại phần địa chỉ

O

0-1

Nhãn

13.1.3.2

Giá trị phần địa ch

M

1

Nhãn

Sử dụng một thể hiện đơn ca phn địa ch cho một địa chỉ không có cấu trúc hoặc nhiều thể hiện, cùng với loại phần địa chỉ, khi có nhu cầu về một địa chỉ có cấu trúc, ví dụ, khi có yêu cầu sắp xếp hoặc định dạng các phần của một đa chỉ.

Khi thực hiện, phần địa chỉ có thể được xác định như là các thuộc tính hoặc địa chỉ cụ thể hơn là sử dụng một lớp đối tượng riêng biệt.

13.1.3.1  Loại phần địa chỉ, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phần địa chỉ

VÍ DỤ

1  Địa chỉ vật lý 1 (Chăm sóc của; V trí trong tòa nhà; Tên nhà; Phố; Hòm thư bưu điện; Quận, Thành phố; Vùng; Nước; Mã bưu điện)

2  Địa ch vật lý 2 (Dòng đa chỉ 1; Dòng địa ch 2; Địa phương; Vùng; Nước; Mã bưu điện)

3  Địa ch điện tử (Mã truy cập quốc tế; Mã khu vực; Số địa phương)

4  Địa ch hệ thống (Tên máy chủ, Cổng thông tin, Tên hệ thống)

13.1.3.2  Giá trị phần địa chỉ, nhãn

Giá trị văn bản của phần địa ch và danh mục chuẩn, nếu có, từ đó giá trị này được rút ra

Với nước, sử dụng các giá tr mã nước 2 ký tự hợp lệ được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) và các m rộng để hiển thị của chúng. Sử dụng các giá trị số từ tiêu chuẩn TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) khi thể hiện trong bộ ký tự phi La tinh được yêu cầu.

Với vùng, sử dụng các mã vùng hợp lệ được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7217-2 (ISO 3166-2), bao gồm các mã nước.

13.1.4  Mã hóa văn bản, nhãn

Mã hoặc chuỗi mô tả phương pháp theo đó một yếu tố dữ liệu cùng với dạng dữ liệu của chuỗi  được định dạng

S dụng khi yếu tố dữ liệu chứa văn bản được trình bày bằng một s cách cho các mục đích định dạng

VÍ DỤ: Xuống dòng, văn bản bắt đầu một dòng mới, HTML, XML

13.2  Tiền tệ, nhãn

Đơn vị hối đoái mà trong đó một s tiền cụ thể hoặc thuế được báo cáo

Sử dụng tiêu chuẩn TCVN 6558 (ISO 4217) như là danh mục ưu tiên cho các giá tr tiền tệ trừ khi cần phát triển các danh mục ưu tiên hỗ trợ cho các loại “giả" tiền tệ như các chứng từ ca IFLA.

VÍ DỤ: Đôla của Hoa kỳ-USD, Đồng Bảng Anh-GBP, Đôla Canada-CAD, Đôla Úc-AUD

13.3  Phạm vi ngày, nhãn

Cho biết khoảng thời gian áp dụng với những được mô tả và/hoặc liệu khoảng thời gian này có hiện hành hay không?

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.3.1

Ngày bắt đầu

0

0-1

Ngày/giờ

13.3.2

Ngày kết thúc

0

0-1

Ngày/giờ

Ít nhất một yếu tố phải được bao gồm.

Tiêu chuẩn ISO 8601, mà loại dữ liệu Ngày/giờ dựa vào, không hỗ trợ cách thể hiện các ngày m bằng một yếu tố dữ liệu đơn. Tuy nhiên, việc thực hiện có thể xử lý phạm vi ngày như một yếu tố dữ liệu đơn của lp nhãn bằng cách sử dụng một cú pháp mã hóa được chấp thuận như cú pháp được áp dụng bi Mô tả sơ lược bộ sưu tập theo Dublin Core.

Nếu không có ngày kết thúc, có nghĩa là giai đoạn thời gian được kết thúc m. Nếu không có ngày bắt đầu điều này chỉ ra rng giai đoạn thời gian đã kết thúc nhưng bất kỳ ngày nào trước ngày này là hợp lệ trong việc tìm kiếm hoặc báo cáo cho lớp mà phạm vi ngày được áp dụng.

13.3.1  Ngày bắt đầu, Ngày/giờ

Ngày/giờ bắt đầu của một khoảng thời gian

13.3.2  Ngày kết thúc, Ngày/giờ

Ngày/giờ kết thúc của một khoảng thời gian

13.4  Mô tả, lớp

Thông tin về một đối tượng đăng ký dưới dạng văn bản

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.4.1

Giá trị mô tả

M

1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

13.4.2

Vai trò mô tả

O

0-1

Nhãn

13.4.1  Giá trị mô tả, chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Giá trị văn bản chứa thông tin về một đối tượng mô tả

13.4.2  Vai trò mô tả, nhãn

Dấu hiệu của tiện ích có thể của một mô tả

VÍ DỤ: Ngắn gọn đầy đủ, Tiêu đề cột

13.5  Con trỏ thông tin, lớp

Phương tiện liên kết một đối tượng đăng ký hoặc thông tin trong một yếu tố chú thích với một nguồn như một tài liệu hoặc hình ảnh cung cấp thông tin bổ sung thêm

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiu dữ liệu

13.5.1

Loại con trỏ thông tin

O

1

Nhãn

13.5.2

Nguồn mục tiêu

M

1

Nhãn

Sử dụng con trỏ thông tin trong đối tượng đăng ký cho thông tin về đối tượng đăng ký không được bao gồm trong biểu ghi, ví dụ các xuất bản phẩm về đối tượng đăng ký, một biểu tượng hoặc logo kết hợp với đối tượng đăng ký, điều lệ hoặc các tài liệu khác đóng vai trò như một nguồn về cơ quan có thẩm quyền, tuyên bố chính sách bằng văn bản, các danh sách cán bộ...

Sử dụng con tr thông tin cho các nguồn được sử dụng để lấy thông tin trong chú thích.

Nói chung, không dùng con trỏ thông tin để liên kết tới các dịch vụ liên quan khi mô tả một bộ sưu tập hoặc một hoạt động. Sử dụng quan hệ khác để hỗ trợ các liên kết này hoặc chuẩn hóa lại mối quan hệ thông qua thuộc tính “Có sẵn trên" như một đối tượng con trực tiếp ca đối tượng đăng ký.

13.5.1  Loại con trỏ thông tin, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một con trỏ thông tin

VÍ DỤ

1  Tài sn (Trang thiết bị, Cơ s hạ tầng)

2  Tài liệu (Điều lệ, Chính sách, Danh sách cán bộ)

3  Hình ảnh (Biểu tượng, Logo, Con dấu chính thức)

4  Đầu vào (Chương trình, Thư mời hội thảo, Đăng ký, Những người tham dự)

5  Đầu ra (Biên bản, Xut bản phẩm, Sáng chế, Kỷ yếu, Sản phẩm)

13.5.2  Nguồn tin mục tiêu, nhãn

Chuỗi xác định duy nhất một nguồn tin tham chiếu

Nguồn tin mục tiêu có thể là một trích dẫn thư mục dưới dạng văn bản hoặc một ký hiệu nhận dạng.

13.6  Đang hoạt động, toán tử Bool

C chỉ thị có hay không những gì được mô tả có tác động

13.7  Là mặc định, toán tử Bool

Cờ ch thị có hay không một giá trị lưu trữ được xử lý như là một giá trị thay thế trong trường hợp không có giá trị nào được đưa vào

13.8  Được hỗ trợ, toán tử Bool

Cờ ch thị có hay không một chức năng, phương pháp hoặc sản phm được hỗ trợ

13.9  Ngôn ngữ, nhãn

Bất kỳ mã ngôn ngữ 3 ký tự nào được chấp nhận theo quy định trong ISO 639-2.

VÍ DỤ: eng-Tiếng Anh, fin-Tiếng Phần Lan, fre-Tiếng Pháp

13.10  Vị trí, lớp

Nơi đó đối tượng có thể được tìm thấy.

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.10.1

Loại vị trí

O

0-1

Nhãn

13.10.2

Vị trí không gian

O

0-N

Nhãn

13.1

Địa chỉ

O

0-N

Lớp

13.3

Phạm vi ngày

O

0-1

Lớp

13.6

Đang hoạt động

O

0-1

toán tử Bool

13.12

Các chú thích

O

0-1

Các chú thích

13.10.1  Loại v trí, nhãn

Mã, từ hoặc cụm từ xác định bn chất của một vị trí cụ thể nơi có nhiều vị trí liên kết với một đối tượng

VÍ DỤ

1  Cá nhân: Địa chỉ nhà ở, Đa chỉ đặt tên, Đa điểm kinh doanh

2  Nhóm: Địa điểm cung cp, Địa điểm hóa đơn, Đa điểm thông báo

Khi một liên hệ cần được kết hợp với một địa điểm được sử dụng cho một hoạt động kinh doanh cụ thể, ví dụ phòng lập hóa đơn hoặc phòng cung cp hoặc phòng trợ giúp, sử dụng bên danh nghĩa liên quan với loại quan hệ “Là liên lạc cho" và ghi lại địa điểm này cho loại địa điểm như một thuộc tính của bên danh nghĩa.

13.10.2  Vị trí không gian, nhãn

Vị trí trên mặt đất được thể hiện bằng một hệ thống tham chiếu không gian

Sử dụng các sơ đồ OpenGIS và ISO 19100 thích hợp cho vị trí không gian.

Đưa vào các mã nước và khu vực như các phần địa ch trong địa chỉ vật lý.

13.11  Loại đơn vị đo, nhãn

Mã hoặc chuỗi phân định cái gì được đo bằng một số lượng cụ thể

VÍ DỤ

1  Quy mô bộ sưu tập (Số tên, Số tài liệu, Số mét giá kệ, Số feet giá kệ)

2  Độ dài (feet, inch, mét)

3  Phần (Trưng bày, Khung, Ảnh, Kilobit, Trang, Tờ)

4  Giai đoạn thời gian (Năm, Tháng, Tuần, Ngày, Giờ, Phút)

5  Trọng lượng (Kilogam, Ounce, Pound)

6  Khác (Thay đổi theo nhà xuất bản, Thay đổi-chi phí thay thế, Thay đổi theo nhan đề)

13.12  Các chú thích, nhãn

Vị trí để ghi lại thông tin bổ sung v một đối tượng hoặc yếu tố đăng ký

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

13.12.1

Chú thích

M

1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

13.5

Con trỏ thông tin

O

0-N

Lớp

13.12.1  Chú thích, Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Cụm từ liên quan đến một đối tượng đăng ký hoặc yếu tố, mang thông tin b sung

13.13  Loại nguồn tin, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca một nguồn tin

Sử dụng một bộ từ vựng có kiểm soát cho loại nguồn tin có đủ mức chi tiết để hỗ trợ chính sách truy cp và quá trình lập Mô tả sơ lược bộ sưu tập cần thiết.

DỤ: Nguồn tin điện tử, Tài liệu chép tay, Bản đồ, Vi hình, Chuyên khảo, Đa phương tiện, Báo, Ảnh, Tài liệu hiếm, Tài liệu tra cứu, Tạp chí (đóng quyển), Tạp chí (không đóng quyển), Tài liệu ghi âm

14  Chi tiết biểu ghi

Loại d liệu: Lớp

Siêu dữ liệu quản lý về một biểu ghi đi tượng đăng ký

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

14.1

Sự kiện cập nhật

M

1-N

Lớp

14.2

Trạng thái

O

0-N

Lớp

13.12

Các chú thích

O

0-1

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Sử dụng chi tiết biểu ghi nếu có yêu cầu quản lý việc tạo lập, xuất bản và cập nhật các đối tượng đăng ký như phần ca một dịch vụ đăng ký. Sử dụng các yếu tố dữ liệu ngày biểu ghi được tạo lập và ngày biểu ghi được sửa đi lần cuối của đối tượng đăng ký để cho phép nhận dạng dễ dàng các đối tượng đăng ký được thêm mi và được cập nhật trong môi trường mạng.

14.1  Sự kiện cập nhật, lớp

Sự thay đi đưa vào hoặc loại b một biểu ghi từ một bối cảnh kinh doanh xác định hoặc sửa đổi thông tin nó chứa

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

14.1.1

Loại sự kiện cập nhật

M

1

Nhãn

13.3

Phạm vi ngày

M

1

Ngày/Giờ

14.1.2

Người cập nhật biểu ghi

M

1

Nhãn

14.1.3

Nguồn biểu ghi

O

0-1

Nhãn

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

14.1.1  Loại sự kiện cập nhật, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca một sự kiện cập nhật

DỤ: Bổ sung, Sửa đổi, Xóa

14.1.2  Người cập nhật biểu ghi, nhãn

Ký hiệu nhận dạng duy nhất cho một bên chịu trách nhiệm về sự kiện cập nhật

Giá trị người cập nhật biểu ghi có thể là một khóa bên tham gia.

14.1.3  Nguồn biểu ghi, nhãn

Mã hoặc chuỗi xác định một biểu ghi được dùng như đầu vào cho một sự kiện cập nhật không trực tuyến

14.2  Trạng thái, lớp

Vị trí tương đối hoặc thường trực của một biểu ghi

Tham chiếu

Thuộc tính

Trách nhiệm

Sự xuất hiện

Kiểu dữ liệu

14.2.1

Loại trạng thái

M

1

Nhãn

14.2.2

Giá trị trạng thái

M

1

Nhãn

14.2.3

Ngày trạng thái được gán

O

0-1

Ngày/Giờ

13.12

Các chú thích

O

0-1

Lớp

14.2.1  Loại trạng thái, nhãn

Mã hoặc chuỗi cho biết loại trạng thái được ghi lại

DỤ: Trạng thái biểu ghi, Trạng thái xem xét

14.2.2  Giá trị trạng thái, nhãn

Mã hoặc chuỗi cho biết vị trí ấn định hoặc thường trực

DỤ

1  Trạng thái biểu ghi (Mới, Cập nhật, Gán cờ hiệu để xóa, Đã xóa)

2  Trạng thái xem xét (Gửi, Dừng, Bỏ, Chấp thuận)

14.2.3  Ngày trạng thái được gán

Ngày/giờ một trạng thái được gán.

 

Phụ lục A

(quy định)

Trật tự của các yếu tố dữ liệu

Bảng sau đây liệt kê tất cả các yếu tố dữ liệu trong Danh mục yếu tố dữ liệu theo trật tự chữ cái, bao gồm với mỗi yếu tố dữ liệu là số, mô tả và kiểu dữ liệu ca nó và danh sách các yếu tố dữ liệu được sử dụng.

Yếu tố

Tham chiếu

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Được sử dụng bi

Chính sách truy cập

10

Phương tiện xác định người có thể truy cập một dịch vụ, các chức năng và nguồn tin họ có thể truy cập, và quyền lợi cũng như nghĩa vụ áp dụng

Lớp

Dịch vụ

Phương pháp bổ sung

7.2.7

Hình thức bổ sung được sử dụng để tăng thêm tài liệu cho một bộ sưu tập

Nhãn

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Định kỳ bổ sung

7.2.6

Tần suất mà với nó tài liệu được bổ sung vào một bộ sưu tập

Nhãn

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Chính sách bổ sung

7.2.5

Điều kiện và các tiêu chí lựa chọn kiểm soát việc bổ sung tài liệu cho một bộ sưu tập

Nhãn

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Hoạt động

8

Cái gì đó diễn ra theo thời gian tạo ra một hoặc nhiều kết quả

Lớp con

Đối tượng đăng ký

Loại hoạt động

8.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca một hoạt động

Nhãn

Hoạt động

Địa chỉ

13.1

Vị trí vật lý hoặc điện tử

Lớp

Vị trí

Phần địa ch

13.1.3

Một yếu tố của một địa chỉ có cấu trúc, hoặc địa ch đầy đủ nếu nó không có cấu trúc

Lớp

Địa ch

Loại phần địa ch

13.1.3.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phần địa ch

Nhãn

Phần địa ch

Giá trị phần địa chỉ

13.1.3.2

Giá tr văn bản ca phần địa chỉ và danh mục chun, nếu có, mà từ đó giá trị này được rút ra

Nhãn

Phần địa chỉ

Cơ quan có thẩm quyền

4.6.5.2

Cơ quan kiểm soát hình thức hoặc nội dung ca một giá trị hoặc tính duy nhất ca nó trong một bối cảnh cụ thể

Chuỗi

Nhãn

Giảm trung bình hàng năm

7.2.4

S đơn vị mà theo đó một bộ sưu tập giảm trong năm dựa trên một loại đơn vị đo quy định và chính sách thanh lọc

Số nguyên dương

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Tăng trung bình hàng năm

7.2.3

S đơn vị mà theo đó một bộ sưu tập tăng trong năm dựa trên loại đơn vị đo quy định và chính sách bổ sung

S nguyên dương

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Phương pháp lập hóa đơn

11.3.4

Một hoặc nhiều phương tiện được dùng để tính phí hoặc lập hóa đơn cho một dịch vụ

Lớp

Trách nhiệm

Loại phương pháp lập hóa đơn

11.3.4.1

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất của phương pháp lập hóa đơn

Nhãn

Phương pháp lập hóa đơn

Bindata

4.6.6.2

Yếu tố chứa siêu dữ liệu được mã hóa theo Base64

Chuỗi

Siêu dữ liệu

Mã hóa ký tự

12.6.2

Ánh xạ từ một bản mô tả bộ ký tự tóm tắt đến các đơn vị mã hiện tại được sử dụng để trình bày một ký tự bao gồm tuần tự hóa octet

Nhãn

Bộ ký tự hỗ trợ

Bộ ký tự

12.6.1

Một nhóm biểu tượng được xác định trước dùng để hỗ trợ một hoặc nhiều ngôn ngữ

Nhãn

Bộ ký tự hỗ trợ

Phí

11.3.7

Chi phí liên quan đến việc sử dụng một dịch vụ

Lớp

Trách nhiệm

Số tiền phí

11.3.7.1

Giá tr thập phân cho một số lượng tiền trong một đơn vị tiền tệ quy định

Số thập phân

Phí, Số tăng, Thống kê

Loại phí

11.3.1

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất của trách nhiệm mà với nó lệ phí được áp dụng

Nhãn

Trách nhiệm

Bộ sưu tập

7

Tập hợp các đối tượng số hoặc vật lý được xử lý như một đơn vị cho mục đích kinh doanh hoặc thương mại

Lớp con

Đối tượng đăng ký

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

7.2

Phương tiện định lượng quy mô và tốc độ tăng trưởng ca một bộ sưu tập

Lớp

Bộ sưu tập

Khóa bộ sưu tập

7.2.1

Chuỗi ký tự xác định duy nhất diện ca một bộ sưu tập

Chuỗi

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Loại bộ sưu tập

7.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất hoặc việc phân loại một bộ sưu tập

Nhãn

Bộ sưu tập

Điều kiện

10.6

Tập hợp các điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng cho một chính sách truy cập được áp dụng

Chuỗi

Chính sách truy cập

Diện bao quát

7.2.9

Phương tiện làm rõ phạm vi ca một bộ sưu tập

Lớp

Mô t sơ lược bộ sưu tập

Phạm vi bao quát

7.2.9.2

Mã hoặc chuỗi xác định một phạm vi cụ thể trong loại bao quát quy định thuộc phạm vi của bộ sưu tập

Nhãn

Diện bao quát

Loại diện bao quát

7.2.9.1

Loại ca diện bao quát được mô tả

Nhãn

Diện bao quát

Tiền tệ

13.2

Đơn vị ngoại tệ mà trong đó một số tiền cụ thể hoặc thuế được báo cáo

Nhãn

Phí, số tăng, thống kê

Độ lớn hiện tại

7.2.9.3

Mã hoặc chuỗi xác định t lệ độ bao quát hiện tại trong một phạm vi cụ thể

Nhãn

Diện bao quát

Chú thích độ lớn hiện tại

7.2.9.4

Văn bản gii thích về đánh giá độ lớn hiện tại

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Diện bao quát

Phạm vi ngày

13.3

Cho biết khoảng thi gian áp dụng với cái được mô tả và/hoặc liệu nó có hiện hành hay không

Lớp

Mô tả sơ lược bộ sưu tập, sự kiện, ký hiệu nhận dạng, vị trí, tên, mô tả biểu ghi, đối tượng đăng ký, quan h, thời gian phục vụ, dừng, hoạt động cập nhật

Ngày biểu ghi được tạo lập

5.7

Ngày/giờ biểu ghi đối tượng đăng ký được tạo lập

Ngày/gi

Đi tượng đăng ký

Ngày biểu ghi được sửa đổi lần cuối

5.8

Ngày/giờ biểu ghi đối tượng đăng ký hoặc bất kỳ yếu tố dữ liệu của nó được sửa đổi lần cuối cùng

Ngày/giờ

Đối tượng đăng ký

Ngày trạng thái được gán

14.2.3

Ngày/giờ một trạng thái được gán

Ngày/giờ

Trạng thái

Ngày bắt đầu

13.3.1

Ngày/giờ bắt đu của một khoảng thời gian

Ngày/giờ

Phạm vi thời gian

Ngày kết thúc

13.3.2

Ngày/giờ kết thúc của một khoảng thời gian

Ngày/giờ

Phạm vi thời gian

Ngày ca tuần

9.4.2.1

Mã gán cho một ngày c thể trong tuần mà giờ dịch vụ được áp dụng

Số nguyên dương

Giờ phục vụ

Thiết lập mặc định

12.5.5

Giá tr áp dụng bởi một máy chủ giao thức nếu không được xác định cụ thể trong một yêu cầu hoặc giao dịch khác

Chuỗi

Đặc tính hỗ trợ

Phương pháp cung cp

11.3.3

Một hoặc nhiều thiết bị được dùng để cung cấp dịch vụ

Lớp

Trách nhiệm

Loại phương pháp cung cp

11.3.3.1

Mã hoặc chuỗi xác đnh bản chất của một phương pháp cung cấp

Nhãn

Phương pháp cung cấp

Mô tả

13.4

Thông tin về một đối tượng đăng ký dưới dạng văn bản

Lớp

Diện bao quát, sự kiện, trách nhiệm, sản phẩm, đối tượng đăng ký, thời gian phục vụ

Vai trò mô tả

13.4.2

Ch ra tiện ích có thể của một mô tả

Nhãn

Mô tả

Giá trị mô tả

13.4.1

Giá trị văn bản chứa thông tin về một đối tượng mô tả

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Mô tả

Chính sách thanh lọc

7.2.8

Điều kiện và tiêu chí lựa chọn quản lý việc loại bỏ hoặc lưu trữ các tài liệu từ một bộ sưu tập

Nhãn

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Hiệu lực

10.5

Mã về chính sách truy cập cho biết có người yêu cầu quy định có thể truy cập một hoặc nhiều hành động cụ thể và các tài liệu mong muốn các mức dịch vụ xác định hay không

Nhãn

Chính sách truy cập

Địa ch điện t

13.1.2

Mã hoặc cụm từ cho biết vị trí điện tử

Lớp con

Địa ch

Loại địa ch điện tử

13.1.2.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca một địa chỉ điện tử

Nhãn

Địa ch điện tử

Sự kiện

5.6

Một cái gì đó xảy ra tại một vị trí hoặc thời điểm xác định

Lớp

Đối tượng đăng ký

Loại sự kiện

5.6.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca một sự kiện

Nhãn

Sự kiện

Khóa thuộc tính

12.5.2

Mã hoặc chuỗi xác định duy nhất một yếu tố lệnh hoặc lựa chọn thủ tục được hỗ trợ

Nhãn

Đặc tính hỗ trợ

Tên thuộc tính

12.5.3

Từ hoặc cụm từ với nó một yếu tố giao thức được biết

Chui ngôn ngữ tuần tự

Đặc tính hỗ trợ

Loại thuộc tính

12.5.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất ca yếu tố lệnh hoặc lựa chọn giao thức được hỗ trợ

Nhãn

Đặc tính hỗ trợ

Thuộc tính tính năng cụ thể

12.5.7

Mã hoặc chuỗi xác định hoặc làm rõ các khía cạnh cụ thể của một yếu tố dưới dạng có thể phân chia được

Nhân

Đặc tính hỗ trợ

Chức năng

9.2

Mã hoặc chuỗi xác định quá trình kinh doanh được hỗ trợ bởi một dịch vụ cần thiết được phân biệt để kiểm soát truy cập, tương tác, hoặc các mục đích làm báo cáo

Nhãn

Chính sách truy cập, Trách nhiệm, sản phm, dịch vụ

Mức chức năng

12.5.4

Số, từ hoặc cụm từ xác định phạm vi với nó một đặc điểm giao thức được hỗ trợ

Chuỗi

Đặc tính hỗ trợ

Ký hiệu nhận dạng

5.2

Những phương tiện duy nhất toàn cầu phân biệt một đối tượng đăng ký với đi tượng khác

Lớp

Đối tượng đăng ký

Vai trò ký hiệu nhận dạng

5.2.2

Từ hoặc cụm từ cho biết chức năng hoặc mục đích ca ký hiệu nhận dạng trong một giao dịch kinh doanh trong một cộng đồng cụ thể

Nhãn

Ký hiệu nhận dạng

Giá trị ký hiệu nhận dạng

5.2.1

Trật tự của các ký tự hoặc từ xác định duy nhất một đối tượng đăng ký trong lĩnh vực được ưu tiên cụ thể hoặc là duy nht toàn cầu

Nhãn

Ký hiệu nhận dạng

Số tăng

11.3.8

Phí được bổ sung cho phí cơ bản của một tham số dịch vụ với một số tăng cụ thể

Lớp

Phí

Số lượng tăng

11.3.8.1

S đơn vị mà với nó số tăng áp dụng

Số thập phân

S tăng

Chỉ thị

6.2.2.2

Mã hoặc chuỗi xác định cái được đo

Nhãn

Thống kê

Loại ch thị

6.2.2.1

Mã hoặc chuỗi xác loại của cái được đo

Nhãn

Thống kê

Con trỏ thông tin

13.5

Phương tiện liên kết một đối tượng đăng ký hoặc thông tin trong yếu tố chú thích với một nguồn như một tài liệu hoặc hình ảnh cung cấp thông tin bổ sung thêm

Lớp

Chi tiết biu ghi, đối tượng đăng ký, Sự kiện cập nhật

Loại con trỏ thông tin

13.5.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một con trỏ thông tin

Nhãn

Con trỏ thông tin

Mô tả đầu vào

9.3.3

Thuộc tính của tài liệu vi nó sản phẩm được tạo ra

Nhãn

Sản phm

Đang hoạt động

13.6

Cờ ch thị có hay không một cái gì đó được mô tả có tác động

Bool

Sự kiện, ký hiệu nhận dạng, vị trí, tên, chi tiết biểu ghi, đối tượng đăng ký, quan hệ, số lần dịch vụ, dừng, sự kiện cập nht

Là mặc định

13.7

Cờ chỉ thị có hay không một giá trị lưu trữ được xử lý như là một giá trị thay thế trong trường hợp không có giá trị nào được đưa vào

Bool

Ký hiệu nhận dạng, chuỗi ngôn ngữ. Đặc tính hỗ trợ

Được hỗ trợ

13.8

Cờ ch thị có hay không một chức năng, phương pháp hoặc sản phẩm được hỗ trợ

Bool

Trách nhiệm, Đặc tính hỗ trợ

Nhãn

4.6.5

Kiểu dữ liệu phức được sử dụng khi các giá tr có thể cần thiết để kết hợp với một giá trị ưu tiên cụ thể

Lớp

Tất cả các yếu tố của nhãn Kiểu dữ liệu

Ngôn ngữ

13.9

Bất kỳ mã ngôn ngữ 3 ký tự nào được chấp nhận như được nêu trong tiêu chuẩn ISO 639-2

Nhãn

Chuỗi ngôn ngữ, đối tượng mô tả

Chuỗi ngôn ngữ

4.6.8.1

Giá tr của một yếu tố được thể hiện trong một ngôn ngữ quy định và loại ký t ngôn ngữ

Lớp

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Dạng chuỗi ngôn ngữ

4.6.8.1.2

Mã hoặc chuỗi cho biết bản chất của chuỗi ngôn ngữ khi nó đã được chuyn đi từ dạng ngôn ngữ gốc của nó

Nhãn

Chuỗi ngôn ng

Hệ thống loại chuỗi ngôn ngữ

4.6.8.1.3

Tiêu chuẩn hoặc hệ thống cho phép phiên âm hoặc chuyển tự

Nhãn

Chuỗi ngôn ngữ

Giá trị chuỗi ngôn ngữ

4.6.8.1.1

Giá trị văn bản của một chuỗi ngôn ngữ

Chuỗi

Chuỗi ngôn ngữ

Vị trí

13.10

Vị trí ở đó đi tượng được tìm thấy

Nhãn

Chính sách truy cập, sự kiện, đối tượng đăng ký

Loại vị trí

13.10.1

Mã, từ hoặc cụm từ xác định bản chất của một vị trí cụ thể đó có nhiều vị trí liên kết với một đối tượng

Nhãn

V trí

Ánh xạ

12.5.6

Dấu hiệu cho thấy một yếu tố có một giá trị tương đương trong một tập hợp quy định khác

Nhãn

Đối tượng hỗ trợ

Số lượng tối đa

11.3.8.3

Số hoặc số đo lớn nhất sẽ được cung cấp với t lệ xác định cho số tăng này

Số thập phân

Số tăng

Loại đơn vị đo

13.11

Mã hoặc chuỗi phân định cái được đánh giá bi một số lượng cụ thể

Nhãn

Mô tả sơ lược bộ sưu tập, số tăng

Siêu dữ liệu

4.6.6

Kiu dữ liệu tổ hợp đảm bảo nhúng d liệu được định dạng vào một lược đồ m rộng được thiết kế

Lớp

Dang dữ liệu thay thế cho mọi yếu tố

Định dạng siêu dữ liệu

4.6.6.1

Mã hoặc chuỗi xác định định dạng siêu dữ liệu

Nhãn

Siêu dữ liệu

Số lượng tối thiểu

11.3.8.2

Số hoặc số đo tối thiểu sẽ được cung cấp theo một t lệ xác định cho số tăng này

Số thập phân

Số tăng

Tên

5.3

Từ hoặc cụm từ hoặc ký tự đứng đầu dùng để chỉ một đối tượng đăng ký

Lớp

Đối tượng mô tả

Phần tên

5.3.2

Một yếu tố của một tên có cấu trúc hoặc một tên đầy đủ nếu nó không có cu trúc

Lớp

Tên

Loại phn tên

5.3.2.2

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phần tên

Nhãn

Phần tên

Giá tr phần tên

5.3.2.1

Giá trị văn bản của một phần tên

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Phần tên

Vai trò tên

5.3.1

Mã hoặc chuỗi xác định chức năng hoặc mục đích của một tên

Nhãn

Tên

Chú thích

13.12.1

Cụm từ liên quan đến một đối tượng đăng ký hoặc yếu tố, mang thông tin bổ sung

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Chú thích

Các chú thích

13.12

Vị trí để ghi lại thông tin b sung v một đối tượng hoặc yếu tố đăng ký

Lớp

Phí, Mô tả sơ lược bộ sưu tập, sự kiện, tên thuộc tính, ký hiệu nhận dạng, tên, sản phm, đối tượng đăng ký, quan hệ, mô tả dịch vụ, dừng

Số đơn vị

7.2.2

Cho biết quy mô ca bộ sưu tập dựa trên một hệ đo lường quy định như các đối tượng (sách hoặc bản ghi hình ảnh) hoặc các tài liệu (siêu dữ liệu) thư mục

Số nguyên dương

Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Trách nhiệm

11.3

Thông tin về trách nhiệm hoặc điều kiện liên quan đến việc sử dụng một dịch vụ

Lớp

Mô tả dịch vụ

Thuộc tính trách nhiệm

11.3.6

Bất kỳ khía cạnh trách nhiệm nào cần thiết được biểu đạt dưới dạng phân tích được

Nhãn

Trách nhiệm

Giá trị khác

4.6.5.3

Chuỗi đại diện cho giá tr khác khi “Khác" được ghi nhận là giá tr

Chuỗi

Nhãn

Mô tả đu ra

9.3.4

Thuộc tính ca một sản phm được tạo lập từ một sản phm khác

Nhãn

Sản phm

Bên tham gia

6

Người hoặc nhóm người có vai trò liên quan đến kinh doanh ca một cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ th

Lớp con

Đối tượng đăng ký

Loại bên tham gia

6.1

Mã hoặc chuỗi phân loại một bên tham gia

Nhãn

Bên tham gia

Phương pháp thanh toán

11.3.5

Một hoặc nhiều phương tiện được dùng để thanh toán cho một dịch vụ

Lớp

Trách nhiệm

Loại phương pháp thanh toán

11.3.5.1

Mã hoặc chuỗi xác định của một phương pháp thanh toán

Nhãn

Phương pháp thanh toán

Địa ch vật lý

13.1.1

Mã hoặc cụm từ cho biết một vị trí vật lý

Lớp con

Địa ch

Loại địa chỉ vật lý

13.1.1.1

Mã hoặc cụm từ cho biết bản chất của địa ch vật lý

Nhãn

Địa chỉ vật lý

Độ lớn dự kiến

7.2.9.5

Mã hoặc chuỗi từ xác định t lệ diện bao quát dự kiến trong một phạm vi cụ th

Nhãn

Diện bao quát

Chú thích độ ln dự kiến

7.2.9.6

Văn bản giải thích về một t lệ độ lớn dự kiến

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Diện bao quát

Thuật toán kết hợp chính sách

9.5

Trong một dịch vụ đăng ký, một cách diễn giải kết quả của một yêu cầu cho một quyết định chính sách truy cập khi có nhiều chính sách truy cập áp dụng

Nhãn

Dịch vụ

Sản phm

9.3

Kết quả của một dịch vụ cần được phân biệt để kiểm soát truy cập, khả năng tương tác hoặc với mục đích báo cáo

Lớp

Dịch vụ

Khóa sản phm

9.3.1

Chuỗi xác định duy nht một sản phm cụ thể trong một dịch vụ

Chuỗi

Trách nhiệm, sản phẩm

Loại sản phẩm

9.3.2

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một sản phẩm

Nhãn

Sản phẩm

Hồ sơ

12.4.1

Từ hoặc cụm từ với nó hồ sơ được nhận biết

Chuỗi

Hồ sơ hỗ trợ

Giao thức

12.1

Mã hoặc chuỗi xác định một giao thức

Nhãn

Thông tin giao thức

Thông tin giao thc

12

Ch ra một giao thức được hỗ trợ bi dịch vụ và mức độ phù hợp

Lớp

Dịch vụ

Chi tiết biểu ghi

14

Siêu dữ liệu quản lý về một biểu ghi đối tượng đăng ký

Lớp

Đối tượng đăng ký

Nguồn biểu ghi

14.1.3

Mã hoặc chuỗi xác định một biểu ghi được dùng là đầu vào cho một sự kiện cp nhật không trực tuyến

Nhãn

Chi tiết biểu ghi, Sự kiện cập nht

Người cập nhật biểu ghi

14.1.2

Ký hiệu nhận dạng duy nhất cho một bên chịu trách nhiệm về sự kiện cập nhật

Nhãn

Chi tiết biểu ghi, Sự kiện cập nhật

Đối tượng đăng ký

5

Thực th đóng vai trò trong việc tiến hành kinh doanh trong một cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ thể

Lớp

Đăng ký

Khóa đối tượng đăng ký, nhãn

5.1

Chuỗi được dùng cho các mục đích thích ứng và liên kết để phân biệt một đối tượng đăng ký với các đối tượng khác trong một bối cảnh kinh doanh nhất đnh hoặc duy nht trên toàn cầu

Nhãn

Đối tượng đăng ký

Khóa đối tượng đăng ký liên quan

5.4.2

Chuỗi xác định duy nhất một đối tượng đăng ký liên quan

Nhãn

Quan hệ

Quan hệ

5.4

Cho biết rằng đối tượng đăng ký được kết hợp với một đối tượng đăng ký khác

Lớp

Đối tượng đăng ký

Dấu phân định mối quan h

5.4.3

Thông tin quy định bản chất của mối quan hệ

Nhãn

Quan hệ

Loại quan h

5.4.1

Mã hoặc chuỗi nhận biết bản chất cụ th của một mối quan hệ giữa một đối tượng đăng ký và các đối tượng khác

Nhãn

Quan hệ

Thay thế mức trước đó

11.3.8.4

C hiệu cho biết đâu số tăng có thể được thêm vào hoặc thay thế mức trước đó

Bool

Số tăng

Phương pháp yêu cầu

11.3.2

Một hoặc nhiều phương tiện được dùng để yêu cầu hoặc đặt trước một dịch vụ

Lớp

Trách nhiệm

Loại phương pháp yêu cu

11.3.2.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một phương pháp yêu cầu

Nhãn

Phương pháp yêu cầu

Loại nguồn tin

13.13

Mã hoặc chuỗi xác đnh bản chất của một nguồn tin

Nhãn

Chính sách truy cập, Mô tả sơ lược bộ sưu tập

Quyền

7.3

Thông tin về các quyền được nắm giữ và trên một bộ sưu tập

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

Bộ sưu tập

Chuỗi ngôn ngữ tuần tự

4.6.8

Trật tự của một hoặc nhiều chuỗi ngôn ngữ biểu đạt cùng một khái niệm bằng các ngôn ngữ khác nhau

Lớp

Chú thích độ lớn hiện tại, giá trị mô t, giá tr phần tên, chú thích, chú thích độ lớn dự kiến

Dịch vụ

9

Hệ thống cung cp một hoặc nhiều chức năng của giá trị cho người dùng trực tiếp

Lớp con

Đối tượng đăng ký

Mô tả dịch vụ

11

Bộ các chính sách có thể được kết hợp với việc cung cấp một dịch vụ, để tra cứu bằng một hoặc nhiều chính sách truy cập

Lớp

Dịch vụ

Khóa mô tả dịch vụ

11.1

Chuỗi xác định duy nhất một mô tả dịch vụ cụ thể trong một dịch vụ

Chuỗi

Chính sách truy cập, mô tả dịch vụ

Giờ phục vụ

9.4.2

Thời gian phục vụ được thể hiện dưới dạng văn bản có cấu trúc

Lớp

Thời gian phục vụ

Mức dịch vụ

11.2

Mã hoặc chuỗi xác định việc đáp ứng dịch vụ kết hợp với một mô tả dịch vụ cụ thể

nhãn

Mô tả dịch vụ

Thời gian phục vụ

9.4

Tập hợp các phạm vi Ngày/giờ liên quan đến sự sẵn sàng và cung cấp của một dịch vụ

Lớp

Dịch vụ

Khóa thời gian phục vụ

9.4.1

Chuỗi xác đnh duy nhất một thể hiện thời gian dịch vụ cụ thể trong một dịch vụ

Chuỗi

Chính sách truy cập, giờ phục vụ

Loại dịch vụ

9.1

Mã hoặc chui xác định bản chất của một dịch vụ

Nhãn

Dịch vụ

Phần mềm

12.3

Bộ các chương trình được dùng đ hỗ trợ một giao thức

Lớp

Thông tin giao thức

Tên phần mềm

12.3.1

Từ hoặc cụm từ với nó tên của phần mềm được nhận biết

Chuỗi

Phần mềm

Vị trí không gian

13.10.2

Vị trí trên mặt đất được thể hiện bng một hệ thống tra cứu không gian

Nhãn

V trí

Thống kê

6.2.2.3

Phép đo đảm bảo quy mô và sự phát triển của một cái gì đó được giám sát

Số thập phân

Thống kê

Số liệu thống kê

6.2.2

Phương tiện định lượng quy mô và tốc độ tăng trưởng của một t chức

Lớp

Nhóm

Trạng thái

14.2

V trí tương đối hoặc thường trực ca một biu ghi

Lớp

Chi tiết biểu ghi

Loại trạng thái

14.2.1

Mã hoặc chuỗi cho biết loại trạng thái được ghi lại

Nhãn

Trạng thái

Giá tr trạng thái

14.2.2

Mã hoặc chuỗi cho biết vị trí ấn định hoặc thường trực

Nhãn

Trạng thái

Chủ đề

5.5

Từ hoặc cụm từ cho biết chủ đề kết hợp với một đối tượng đăng ký

Nhãn

Đối tượng đăng ký

Bộ ký tự hỗ trợ

12.6

Sơ đồ mã hóa để trình bày các ký tự trừu tượng trong một hệ thống máy tính

Lớp

Thông tin giao thức

Đặc tính hỗ trợ

12.5

Thông tin chi tiết về việc tuân th đối với một yếu tố cụ thể hoặc giao thức

Lớp

Thông tin giao thức

Hồ sơ hỗ trợ

12.4

Cho biết rằng một hệ thống hoặc dịch vụ tuân th một tài liệu chứa các chức năng giao thức được chấp thuận để đảm bảo tính tương tác giữa các hệ thống và các dịch vụ

Lớp

Thông tin giao thức

Dừng

9.4.3

Các phương tiện ghi lại khi một dịch vụ tạm dừng và lý do tại sao

Lớp

Giờ phục vụ

Hoạt động mục tiêu

10.4

Chuỗi xác định duy nhất một hoạt động tham chiếu

Nhãn

Chính sách truy cập

Bộ sưu tập mục tiêu

10.3

Chuỗi xác định duy nht một bộ sưu tập tham chiếu

Nhãn

Chính sách truy cập

Bên tham gia mục tiêu

10.2

Chuỗi xác định duy nhất một bên tham chiếu

Nhãn

Chính sách truy cập

Nguồn tin mục tiêu

13.5.2

Chuỗi xác định duy nhất một nguồn tin tham chiếu

Nhãn

Con trỏ thông tin

Thuế

11.3.7.3

Giá tr thập phân cho khoản thuế bằng một loại tiền tệ cụ thể nếu nó không được bao gồm trong số tiền phí

Số thập phân

Phí, số tăng

Đã bao gồm thuế

11.3.7.2

Cờ hiệu chỉ ra có hoặc không các sản phẩm và dịch vụ áp dụng hoặc giá trị thuế gia tăng được bao gồm trong phí

Bool

Phí

Mã hóa văn bản

13.1.4

Mã hoặc chuỗi mô tả phương pháp theo đó một yếu tố dữ liệu cùng với kiểu dữ liệu ca chuỗi được định dạng

Nhãn

Địa ch

Thời gian có hiệu lực từ

9.4.2.2

Thời gian ca ngày một dịch vụ được cung cấp trong một ngày cụ thể của tuần

Thời gian

Gi phục vụ

Thời gian có hiệu lực đến

9.4.2.3

Thời gian của ngày một dịch vụ dừng cung cấp trong một ngày cụ thể của tuần

Thời gian

Giờ phục vụ

Sự kiện cập nhật

14.1

Sự thay đổi đưa vào hoặc loại b một biểu ghi từ một bối cảnh kinh doanh xác định hoặc sửa đổi thông tin nó chứa

Lớp

Chi tiết biểu ghi

Loại sự kiện cập nhật

14.1.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản chất của một sự kiện cập nhật

Nhãn

Chi tiết biểu ghi, Sự kiện cập nhật

Loại người dùng

10.1

Mã hoặc chuỗi xác định bản cht của một người dùng với mục đích kiểm soát truy cập

Nhãn

Chính sách truy cập

Tiện ích

11.3.2.2

Tên ca một hệ thống hoặc dịch vụ được sử dụng như một phương pháp

Nhãn

Phương pháp lập hóa đơn, phương pháp cung cp, phương pháp thanh toán, phương pháp yêu cầu

Giá trị

4.6.5.1

Chuỗi hoặc mã có thể cần thiết được kết hợp với một danh mục chuẩn quyền để kiểm soát hình thức hoặc nội dung của nó hoặc để đảm bảo tính duy nhất trong một bối cảnh xác định

Chuỗi

Nhãn

Số phiên bản

12.2

Số hoặc chuỗi chỉ rõ một ấn bản cụ thể ca một giao thức hoặc phần mềm hoặc hồ sơ

Chuỗi

Thông tin giao thức, phần mềm, hồ sơ h trợ

Dữ liệu xml

4.6.6.3

Yếu tố chứa siêu dữ liệu được mã hóa XML

Chuỗi

Siêu dữ liệu

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Hướng dẫn chung về các dịch vụ đăng ký

B.1  Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp một mô hình thông tin để xây dựng các dịch vụ đăng ký cho các thư viện và tổ chức liên quan. Các dịch vụ đăng ký này là gì và làm thế nào dữ liệu được sử dụng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không loại trừ n lc cần thiết để thu thập và bảo trì dữ liệu máy tính phân tích được chất lượng và chi phí lợi ích để làm việc này. Phụ lục này hướng dẫn cách làm thế nào tiêu chuẩn này có thể được áp dụng để giải quyết nhu cầu ca các thư viện và các tổ chức liên quan về các dịch vụ đăng ký và mối quan hệ ca tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn liên quan về mô t các bên, bộ sưu tập, dịch vụ và các hoạt động.

Dữ liệu được tạo lập và duy trì tốt nhất bi các cá nhân hoặc tổ chức, những người có nhu cầu như một nguyên tắc chung chủ yếu để hỗ trợ các quá trình và quy trình kinh doanh nội bộ. Khi xây dựng các dịch vụ đăng ký bằng cách định rõ các tình huống và các trường hợp sử dụng cụ thể sẽ giúp cho việc xác định dữ liệu nào cần thiết được thu thập và các giao diện yêu cầu để đảm bảo dữ liệu đưc chia sẻ và tái sử dụng.

Lý tưng nhất, các dịch vụ đăng ký cần phải được thiết kế đ hỗ trợ việc chia sẻ, định hướng và tái sử dụng dữ liệu không chỉ trong một doanh nghiệp hoặc lĩnh vực, mà còn trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

B.2  Khuôn khổ dịch vụ

Xu hướng tiến tới các giải pháp phần mềm mở và sự phát triển hợp tác hiện nay đang có chiều hướng quan tâm đến các cấu trúc định hướng dịch vụ và việc sử dụng các giao diện chuẩn để tiến hành các chức năng kinh doanh. Điều này đã dẫn đến việc nhận thức ngày càng cao về nhu cầu các dịch vụ đăng ký để đảm bảo cho các chức năng này được tự động hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũng đưa ra nhu cu về khuôn khổ dịch vụ có thể đảm bo cho các cộng đồng xác định các chức năng chung và công việc theo hướng các giải pháp tương thích.

Hình B.1 giới thiệu một bộ từ vựng mới nổi được phát triển bi Thư viện quốc gia Úc để mô tả các dịch vụ và chức năng có thể cần thiết được hỗ trợ bi các thư viện và các tổ chức liên quan trong việc cung cấp các dịch vụ thư viện s. Nhiều chức năng này có sự tương ứng chính xác với các loại dịch vụ được phát triển cho khuôn khổ điện tử với giáo dục và nghiên cứu. Sáng kiến quốc tế này nhằm cung cấp một siêu mô hình cho các khuôn khổ dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu và đã có một mô hình kỹ thuật rất phát triển và một đăng ký loại dịch vụ phát triển. Như vậy, một siêu mô hình sẽ là một phương tiện quan trọng để khám phá tính tương đồng giữa các khuôn khổ dịch vụ và xác định các cơ hội để hợp tác.

Hình B.1 cũng hiển thị sơ lược cách làm thế nào các dịch vụ đăng ký hoạt động như một chất kết dính để đảm bảo cho mỗi chức năng này được xử lý và cũng có thể mối quan hệ giữa các đối tượng đăng ký và các dữ liệu khác cần được cung cấp bởi các dịch vụ thư viện số. Tiêu chuẩn này liên quan đến các dữ liệu cần thiết để cung cp các dịch vụ đăng ký. Các tiêu chun khung khác như Các yêu cầu chức năng đối với biểu ghi thư mục (FRBR) của IFLA và ISO 8459 giải quyết về siêu dữ liệu (các nguồn và ch đề) và các dữ liệu kinh doanh (người dùng và giao dịch). Tuy nhiên có sự đan xen giữa các dữ liệu này khi nói đến mô tả các tác phẩm tập thể như nguồn tin và các bên liên quan như người sáng tạo, người đóng góp và ch đề của nguồn tin.

Dịch vụ phổ biến

Dịch vụ kinh doanh

Dịch vụ sáng tạo

Dịch vụ chú giải

Dịch vụ thu thập

Dịch vụ kho lưu trữ

Dịch vụ đăng ký

Xác thực

Bên ký gửi

Tạo lập

Gán nhãn

Thêm

Thu thập

Đăng ký

y quyền

Xác nhận

Cập nhật

Chú giải

Đọc

B sung

Khớp

Cá nhân hóa

Lịch trình

Xuất bản

Phân loại

Thay thế

Tiền đặt cọc

Trộn

Giới thiệu

Theo dõi

Tập hợp

Kết hợp

Loại bỏ

Bổ sung

Thay đổi

Đăng nhập

Trả nợ/làm xong

Tạo ra

Đánh giá

Tìm

Mô tả

Quét

Kiểm toán

Hủy bỏ

Bao gói

Định giá

Quản lý

Kiểm soát

Tra cứu

Cnh báo

Thanh toán

Thứ tự

 

Cung cấp

Lưu trữ

Định vị

Báo cáo

 

Chuyển đổi

 

Thu hoạch

Bảo quản

Đánh dấu

Liên lạc

 

Dịch

 

Cung cấp

Có được

Yêu cầu

 

 

 

 

 

Cung cấp

Giải quyết

Lưu trữ và bản thảo| Audio| Sách| Bản đồ| Số liệu| Phim và vidio| Tạp chí| Các đối tượng học tập Báo| Các đối tượng và đồ tạo tác| Tranh| Bản tổng phổ | Luận án/Luận văn | Các tài liệu lưu trữ Web

Bên

Bộ sưu tập

Dịch vụ

Hoạt động

Nguồn tin

Chủ đề

Người dùng

Giao dịch

Hình B.1 - Khung dịch vụ thư viện số phác thảo

B.3  Các bộ từ vựng có kiểm soát

Một số lượng lớn các yếu tố dữ liệu trong tiêu chuẩn này được xác định như là các nhãn mà có thể cần có các giá trị của chúng được xác định bằng các bộ từ vựng có kiểm soát khi thực hiện để đảm bảo khả năng tương tác. Trong khi các ví dụ được bao gồm có thể được sử dụng là các danh sách khởi đầu, các nhóm cộng đồng sẽ cần thiết xác định và/hoặc phát triển các bộ từ vựng có kiểm soát trong các h sơ. Một vài bộ từ vựng có thể được sử dụng trong các tiêu chun liên quan và các hồ trong các tiêu chuẩn này. Một số khác có thể đang được phát triển hoặc cần được phát trin như các dịch vụ đăng ký đã được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.

Trong tiêu chuẩn này chỉ có bốn bộ t vựng được kiểm soát để mã hóa được quy định.

a) Tiền tệ TCVN 6558 (ISO 4227)

b) Ngôn ngữ (ISO 639-2)

c) Nước (TCVN 7217-1 (ISO 3166-1))

d) Khu vực (TCVN 7217-2 (ISO 3166-2)

Các bộ từ vựng có kiểm soát sau đây được quy định là mặc định nhưng có thể được m rộng đ bao quát các yêu cầu:

- Loại hoạt động (khóa học, sự kiện, chương trình, dự án);

- Loại phí (phí dịch vụ, phí mức độ phục vụ, phí chức năng, phí phương pháp, phí sản phẩm);

- Loại bộ sưu tập (tác phẩm tập thể, kho, mục lục hoặc bảng chỉ mục, đăng ký);

- Loại bên tham gia (cá nhân, nhóm);

- Loại địa ch vật lý (địa ch gửi thư, địa ch ph);

- Giá trị trạng thái [trạng thái biểu ghi (mới, cập nhật, gán cờ để xóa, xóa), trạng thái xem xét (đã gửi, dừng, hủy bỏ, phê chuẩn)].

B.4  Các mối quan hệ

B.4.1  Xây dựng bn thể luận mối quan hệ

Xác định các mối quan hệ cần thiết được ghi lại và duy trì sẽ là một trong các hoạt động quan trọng nhất của một cộng đồng xây dựng các dịch vụ đăng ký để hỗ trợ các hoạt động của họ. Các ví dụ trong 5.4.1 có thể được sử dụng như một danh sách khởi đầu nhưng không đầy đủ. Bản th luận loại quan hệ có thể cần thiết dạng phân cp để hỗ trợ mức độ chi tiết yêu cầu cũng như cho phép các quan hệ thuộc cùng loại được nhóm với nhau cho các mục đích phân nhóm hoặc lọc. Loại đi tượng đăng ký trong đối tượng đăng ký liên quan có thể cũng được sử dụng như một phương pháp của đ nhóm hoặc lọc các đối tượng đăng ký liên quan.

B.4.2  Các mối quan hệ toàn bộ hoặc tng phần

Sử dụng các quan hệ “có một phần/là một phần của" để ghi các mối quan hệ đối tượng siêu đăng ký/đăng ký phụ. Việc ghi lại mối quan hệ này mức con có thể có hiệu quả nếu một ký hiệu nhận dạng thích hợp duy nhất toàn cầu được sử dụng như là khóa của đối tượng đăng ký cho mức mẹ. Tương tự các mối quan hệ có thể giải mã theo cả hai hướng để đảm bảo rằng đối tượng đăng ký là tự mô tả hoàn toàn.

Cho phép các con tr vị trí, liên lạc và thông tin được ghi lại cho một đối tượng đăng ký được kế thừa bi các đi tượng con trừ khi một tập hợp giá trị khác đã được ghi lại.

B.4.3  Các vai trò chức năng

Với những người đóng vai trò chức năng trong mối quan hệ với đối tượng đăng ký, khai báo bên danh nghĩa cho vai trò này và liên kết tên này thông qua một mối quan hệ với người đóng vai trò được minh họa trong Hình B.2. Sử dụng thể hiện bên danh nghĩa để lưu lại các thuộc tính của vai trò này và thể hiện bên thực tế để lưu lại các thuộc tính được định nghĩa trước với người hoặc nhóm người này bất kể vai trò mà họ đảm nhiệm.

Hình B.2 - Các đối tưng đăng ký và các vai trò danh định

S dụng các loại mối quan hệ chung thích hợp để mô tả vai trò (ví dụ: Có liên lạc/là liên lạc cho, Có vị trí/Đặt tại,..). Sử dụng tên bên tham gia cho các chức danh vai trò (ví dụ Sau thời gian tiếp xúc, Điều tra viên chính). S dụng một loại bên tham gia để đưa vào một bộ từ vựng có kim soát các vai trò, hoặc để mô tả vai trò khác, ví dụ theo mức độ t chức.

Khi xây dựng đăng ký các chương trình và dự án nghiên cứu, xử lý các chương trình và dự án như các hoạt động như được minh họa trong Hình B.3 và sử dụng các mô hình bên tham gia danh nghĩa cho những người đóng vai trò chức năng trong tổ chức cung cấp chương trình, chương trình chính nó hoặc dự án nó quản lý.

Cần chú ý phân biệt giữa bản thân dự án và kết quả đầu ra ca dự án (các tài liệu và các tác phẩm tập thể) khi đăng ký thông tin dự án.

Hình B.3 – Các chương trình và dự án

B.5  Người dùng và các giao dịch kinh doanh

Người dùng có một vai trò chức năng cụ th mà có thể được đảm trách bởi một bên tham gia. Khi sử dụng mô hình bên tham gia danh nghĩa cho người dùng, sử dụng userid (ký hiệu nhận dạng người dùng) là khóa đối tượng đăng ký. Mật khẩu có th được lưu trữ như các thể hiện của ký hiệu nhận dạng với mã hóa phù hợp. Loại người dùng có thể được lưu trữ như một thể hiện của loại bên tham gia.

Hồ sơ ghi lại quyền ưu tiên của người dùng sẽ được ứng dụng cụ thể và tiêu chuẩn này không quy định bất kỳ yếu tố dữ liệu nào để ghi quyền ưu tiên. Những điều này sẽ cần phải được xác định thông qua phần m rộng ứng dụng cụ thể.

B.6  Thống kê

Tiêu chuẩn này bao gồm một lớp yếu tố đ mô tả sơ lược bộ sưu tập trong 7.2. Mô tả sơ lược bộ sưu tập cho phép các chính sách xây dựng một bộ sưu tập được ghi lại, cùng với thông tin về diện bao quát và độ lớn hiện tại và dự kiến và thống kê quy mô của bộ sưu tập và tốc độ tăng trưng của nó. Các yếu tố dữ liệu được xác định đã được thử nghiệm trong một loạt các triển khai, bao gồm cả các dịch vụ đăng ký của cổng thông tin tìm kiếm siêu dữ liệu và biên soạn tổng quan khu vực và quốc gia.

Một lớp yếu tố tương tự chưa được xác định trong tiêu chuẩn này cho các lớp con của đối tượng đăng ký khác vì không rõ ràng chính xác những thông tin nào có thể cần phải được thu thập và chia sẻ bởi một cộng đồng được chỉ đnh. Lược đồ XML cho đăng ký WorldCat ca OCLC bao gồm các yếu tố dữ liệu để thu thập số liệu thống kê ngân sách và dịch vụ. Những yếu tố này đã xuyên qua các ranh giới đối tượng đăng ký, một số phải liên quan đến quy mô và cấu trúc của tổ chức, một số khác-với việc sử dụng dịch vụ.

Tiêu chuẩn để báo cáo thống kê loại hình này cho các thư viện và các tổ chức có liên quan bao gồm:

- ISO 2789 về thống kê thư viện quốc tế;

- ISO 11620 về chỉ số hoạt động thư viện;

- Sáng kiến thu thập số liệu Thống kê về sử dụng tiêu chuẩn hóa (SUSHI) của NISO.

Tiêu chuẩn SUSHI đã được thiết kế như một giao thức để thu thập việc sử dụng nội dung trực tuyến nhưng có th được sử dụng để thu thập bất kỳ báo cáo nào được định dạng theo XML. Tiêu chuẩn này giả định rằng việc sử dụng một giao thức để thu thập các báo cáo dưới các khổ mẫu chấp nhận có thể cung cấp cách tiếp cận thực tiễn tốt nhất để đáp ứng yêu cầu thu thập và chia sẻ số liệu thống kê trong một cộng đồng ấn định. Cùng với điều này, kiến nghị rằng các tổ chức đăng ký hỗ trợ cho một giao thức như vậy là một thể hiện thông tin giao thức dịch vụ.

B.7  Các cam kết ràng buộc và giao thức

Với các mục đích trao đổi và truyền tải, một đối tượng đăng ký có thể bao gồm:

- Một đối tượng đăng ký chính với nhiều đối tưng đăng ký thứ hai được nhúng hoàn toàn trong một tổ chức phân cấp;

- Đối tượng đăng ký chính tham chiếu các đối tượng đăng ký liên quan bên ngoài thông qua một khóa đối tượng đăng ký;

- Nhiều đối tượng đăng ký được nhóm lại gần nhau có liên quan theo một số cách và tham chiếu mỗi đi tượng với một đối tượng khác thông qua các khóa đối lượng đăng ký của chúng.

Mô hình nội dung được định nghĩa trong tiêu chun này có thể được thực hiện thông qua các lược đồ cộng đồng n định dựa trên một hoặc nhiều tổ hợp của mô hình này. Phạm vi ca các định dạng siêu dữ liệu và các giao thức khác nhau có thể cần thiết để hỗ trợ cho các kch bn sử dụng và các dịch vụ đăng ký yêu cầu. Danh sách ca chúng được đưa trong các sơ đồ XML trong 4.6.6 cũng được phát triển trực tiếp dựa vào danh mục yếu tố dữ liệu được mô tả trong tiêu chun này và điều này có thể được chấp nhận như là các tiêu chuẩn theo thời gian.

Tiêu chun này giả sử rằng việc tổ chức phân cấp là không thể mở rộng và rằng các khóa đối tượng đăng ký thường sẽ được sử dụng để liên kết các đối tượng đăng ký liên quan. Do tính phức tạp ca các mối quan hệ giữa các bộ sưu tập, bên tham gia, hoạt động và dịch vụ và số vị trí trong môi trường liên hiệp nơi dữ liệu có thể được tạo lập và bảo trì, điều quan trọng với các cộng đồng và những người thực hiện là đảm bảo rằng các khóa như vậy là phù hợp và duy nhất toàn cu.

Một phương pháp bao gói có thể sử dụng để bó các đối tượng đăng ký được nhóm lại với nhau, theo ví dụ được đưa trong các bộ dữ liệu mô t đưc định nghĩa trong tài liệu Mô hình tóm tắt cho các nguồn tin và các cơ quan DCMI hoặc PREMIS (siêu dữ liệu bảo quản: các chiến lược thực hiện) với các lược đ XML đi kèm của nó cho các đối tượng, sự kiện, cơ quan và quyền. Có thể cần tạo lập những lược đồ riêng biệt cho các loại con khác nhau của đối tượng đăng ký để mô t chi tiết các bản thể luận và hành vi yêu cầu dưới dạng có thể tự hợp thức. Ngoài ra các lược đồ riêng biệt có thể được tạo lập cho các mô tả dịch vụ, thông tin giao thức và chính sách truy cập, với các cam kết ràng buộc riêng của chúng.

B.8  Hồ sơ

Hồ sơ của tiêu chuẩn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bo kh năng tương tác của các hệ thống và dịch vụ. Khi mô tả các dịch vụ đăng ký trong một đăng ký dịch vụ bộ sưu tập, các hồ sơ hỗ trợ có th được ghi lại bằng cách sử dụng yếu tố dữ liệu thông tin giao thức. Lý tưng là mỗi hồ sơ cần được gán một ký hiệu nhận dạng duy nhất toàn cầu (URI) để giải quyết việc mô tả dịch vụ cho hồ sơ dưới dạng đọc máy. (Lược đồ cho một hồ sơ như vậy thực tế có thể là một cam kết ràng buộc của tiêu chun này).

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Nghiên cứu tình huống 1: Đăng ký của các thư viện và tổ chức liên quan

C.1  Tổng quan

Các đăng ký của thư viện và các tổ chức liên quan được xây dựng xung quanh một đối tượng đăng ký chính, mô tả bên tham gia, như được minh họa trong Hình C.1. Thể hiện bên liên quan hỗ trợ việc ghi lại thông tin về các tên, ký hiệu nhận dạng, phân loại, vị trí, và cách sắp xếp thứ bậc và hành chính. Bằng cách sử dụng một phương pháp tiếp cận khung, thông tin này có thể được chia sẻ bằng nhiều dịch vụ đăng ký phục vụ các mục đích cụ th hơn là phải được tạo lại cho mỗi nhu cầu kinh doanh mi.

Các thể hiện của bộ sưu tập có th được sử dụng để hỗ trợ cho việc mô tả sơ lược các bộ sưu tập và độ lớn của chúng. Các thể hiện ca hoạt động có th được sử dụng để hỗ trợ việc chia sẻ thông tin về các hoạt động, như các dự án số hóa hoặc các sự kiện công cộng mà một cộng đồng các tổ chức có liên quan. Các th hiện của dịch vụ có thể được sử dụng để hỗ trợ việc ghi lại thông tin về giờ m cửa, dịch vụ phát hiện, dịch vụ mượn liên thư viện và các dịch vụ thiết bị giải...

Hình C.1 ch ra bằng cách nào, khi nào, sử dụng bên tham gia là đối tượng đăng ký chính, mối quan hệ giữa bộ sưu tập và dịch vụ có thể được suy ra trừ khi có từ hai bộ sưu tập trở lên có liên quan.

Hình C.1 - Các đăng ký của các thư viện và các tổ chức liên quan

C.2  Đối tượng đăng ký chính

Đ thiết lập đối tượng đăng ký chính, tạo lập các thể hiện của bên tham gia cho từng tổ chức, thiết lập một hệ thống cấu trúc phân cấp các đơn vị trực thuộc và thiết lập mối quan hệ hành chính thông qua yếu tố quan hệ. Như một quy tắc chung, tạo lập các đơn vị trực thuộc cho các chi nhánh và các phòng hành chính khác của một tổ chức có nhận dạng riêng cần được ghi lại. Không tạo các đơn vị trực thuộc cho các khu vực trong một tổ chức chịu trách nhiệm cung cp một dịch vụ như mượn liên thư viện, trừ khi đăng ký này được dự kiến là một thư mục chức năng cho tổ chức. Thay vào đó, ghi lại chi tiết cho dịch vụ vào một đối tượng đăng ký thứ hai ca dịch vụ lớp con như mô tả trong B.2.3 và liên kết điều này qua một mối quan hệ "Quản lý/ Được quản lý bi" trực tiếp đến tổ chức.

Ghi lại ít nhất một th hiện của loại tổ chức trong loại nhóm bng cách sử dụng một sơ đồ như đã được đưa trong ví dụ ở 6.1d). Nếu loại t chức là thư viện, ghi lại loại thư viện trong biểu hiện th hai ca loại nhóm bng cách sử dụng một sơ đồ như đã được đưa trong ví dụ 6.1e).

Chú ý rằng ISIL không được sử dụng là một khóa đối tượng đăng ký như nó thường được gán mức t chức. Tuy nhiên khoản 5.2 quy định rng ISIL được mã hóa như một thể hiện ký hiệu nhận dạng cho một thư viện hoặc tổ chức liên quan nơi một thể hiện đã được gán. (Giả sử rằng các đơn vị cấp dưi nằm trong ISIL của tổ chức cấp trên ca chúng trừ khi chúng đã được gán giá trị riêng.)

Mã hóa tên của bên tham gia là đơn vị cấp dưới bằng một trong 3 cách:

a) Như một giá trị phần tên không có cấu trúc đơn bằng cách sử dụng tên đầy đủ dưới dạng duy nhất trong bối cảnh đăng ký, ví dụ Bộ Ngoại giao - Thư viện,

b) Như nhiều thể hiện ca phần tên với mỗi phần riêng biệt được mã hóa bi loại, ví dụ  MARC21/tên tập thể với giá trị phần tên: Bộ Tài chính và MARC21/tên đơn vị trực thuộc với giá trị phần tên: Thư viện, và

c) Như một giá trị phần tên không có cấu trúc đơn cho tên đơn vị trực thuộc, ví dụ Thư viện.

Sử dụng phương pháp a) hoặc b) nếu tên này gây hiểu nhầm trong một bối cảnh kinh doanh cụ th và thư viện là đối tượng quan tâm chính (ví dụ không có dẫn mục riêng biệt cho Bộ Ngoại giao). Sử dụng phương pháp c) khi bên chủ quản và đơn vị trực thuộc là một phần ca một tổ chức phân cấp ca các mục nhập.

C.3  Các đối tượng đăng ký cấp hai

Thiết lập một hoặc nhiều thể hiện quan hệ sau đây, tùy theo nhu cầu tin được ghi lại:

- Ghi lại thông tin liên lạc chung cho tổ chức trong các thể hiện quan hệ bên tham gia bng cách sử dụng các thể hiện bên danh nghĩa.

- Ghi lại chi tiết bộ sưu tập trong các thể hiện quan hệ bộ sưu tập với loại quan hệ thiết lập là “Sở hữu" và loại bộ sưu tập của bộ sưu tập liên quan thiết lập là “Kho".

- Ghi lại chi tiết dự án số hóa trong các thể hiện quan hệ hoạt động của loại quan hệ thiết lập là “Người quản lý" và loại hoạt động của hoạt động liên quan thiết lập là “Dự án"

- Ghi lại chi tiết sự kiện trong các thể hiện quan hệ hoạt động của loại quan hệ thiết lập là “Người quản lý" và loại hoạt động của hoạt động liên quan thiết lập là “Sự kiện”.

- Ghi lại chi tiết dịch vụ khám phá trong các thể hiện dịch vụ liên quan với loại quan hệ thiết lập là “Người cung cấp” và loại dịch vụ của dịch vụ liên quan thiết lập là “Khám phá"

- Ghi lại chi tiết dch vụ cung cấp trong các thể hiện dịch vụ liên quan của loại quan hệ thiết lập là “Người cung cấp" và loại dịch vụ ca dịch vụ liên quan thiết lập là “Cung cấp"

Cho phép địa điểm, địa chỉ liên lạc và các con tr thông tin được ghi lại đối với một tổ chức được kế thừa bởi các đơn vị trực thuộc và các bộ sưu tập, các dịch vụ và hoạt động liên quan trừ khi một tập hợp các giá trị khác đã được ghi lại.

C.4  Các kịch bản thay đổi

Trong một đăng ký của các thư viện và tổ chức liên quan, các tên, ký hiệu nhận dạng và mối quan hệ có thể thay đi để đáp ứng cho nhiều kịch bản, bao gồm sự thay đổi quản lý kinh doanh, sáp nhập các tổ chức, tách một tổ chức thành nhiều tổ chức khác nhau, một tổ chức độc lập được gộp vào một vai trò con trong tổ chức khác hoặc riêng ca nó. Các kịch bn thay đi và các hành vi khuyến cáo có thể được tóm tắt trong Bảng 1. Các hành vi khuyến cáo đại diện cho một thực tiễn tốt nhất nếu một lịch sử thay đổi đầy đủ là cần thiết. Chú ý rng đ duy trì lịch sử thay đổi cho các đối tượng thứ 2 khi chủ sở hữu đưc chuyển đến một tổ chc mới sẽ cần thiết ghi lại các mối quan hệ ngược trong đối tượng thứ hai.

Bảng C.1 - Các kịch bn thay đổi

Kịch bản

Hành vi khuyến nghị

1  Một tổ chức mới hoặc một đơn vị trực thuộc được thành lập

Tạo lập một đối tượng đăng ký mới cho tổ chức hoặc đơn vị trực thuộc này

2  Một tổ chức thay đổi địa điểm của nó

Cập nhật địa điểm và thông tin liên lạc

3  Một tổ chức thay đổi tên của nó

Tạo lập thể hiện mới của tên và thay đổi vai trò tên, phạm vi ngày và trạng thái hoạt động của tên cũ

4  Một t chức được gộp vào một tổ chức khác

Thay đổi trạng thái hoạt động của tổ chức ban đầu, các tên của nó, địa điểm, địa ch liên lạc, và các ký hiệu nhận dạng thành không hoạt động với các mốc thời gian kết thúc thích hợp. Tạo lập một quan hệ cho tổ chức th hai với loại quan hệ “Được gộp bi" hoặc tương đương. Chuyn các đối tượng đăng ký thứ 2 còn tồn tại thành tổ chức mới, bằng cách duy trì lịch sử s hữu thông qua yếu tố quan hệ ngược nếu cần. Làm cho các đối tượng đăng ký thứ hai không tồn tại trở thành không hoạt động.

5  Hai tổ chức kết hợp để trở thành một tổ chức mới

Tạo lập một đối tượng đăng ký mới cho tổ chức mới và kết hợp c hai thành tổ chức mới. Chuyển các đối tượng đăng ký thứ hai còn tồn tại đến tổ chức mới, bằng cách duy trì lịch sử s hữu bằng một yếu t quan hệ chuyển đổi nếu cần. Sử dụng lại ký hiệu nhận dạng hiện có ca một trong hai tổ chức nếu cần. Làm cho các đối tượng đăng ký thứ hai không còn tồn tại trở thành không hoạt động.

6 Một tổ chức tách thành 2 tổ chức mới

Tạo lập một đối tượng đăng ký mới cho mỗi một trong hai tổ chức mới. Chuyển các đối tượng đăng ký thứ hai còn tồn tại vào một trong hai bằng cách duy trì lịch sử sở hữu qua một yếu tố quan hệ ngược nếu cần. Làm cho các đối tượng đăng ký thứ hai không tồn tại trở thành không hoạt động.

7  Hai t chức bảo trợ cho một tổ chức mới

Tạo lập một đối tượng đăng ký mới cho tổ chức mới và thiết lập các quan hệ với hai tổ chức tồn tại với dạng quan hệ “là thẩm quyền của”

8 Đơn vị trực thuộc ca một tổ chức trở thành đơn vị trực thuộc của tổ chức khác

Thiết lập mối quan hệ mới cho đơn vị cp trên. Nếu có yêu cầu duy trì lịch sử, thiết lập quan hệ với cơ quan chủ qun cũ là không hoạt động với mốc ngày kết thúc thích hợp.

9 Một tổ chức chấm dứt sự tồn tại và bộ sưu tập của nó được phân tán

Thay đổi trạng thái hoạt động của tổ chức, các tên, vị trí, địa chỉ liên lạc, ký hiệu nhận dạng và các đối tượng đăng ký thứ hai của nó là không hoạt động với mốc ngày kết thúc thích hợp.

CHÚ THÍCH: Một số hệ thống xử lý xóa các đối tượng đăng ký thứ hai không hoạt động và ch giữ lại những cái còn lại của tổ chức để duy trì một lịch sử các ký hiệu nhận dạng.

C.5  Các kịch bản sử dụng, cam kết ràng buộc và giao thức

Thông tin được lưu trong các đăng ký ca các thư viện và tổ chức liên quan đang bắt đầu đóng vai trò ngày càng tăng trong các tương tác đọc máy sử dụng các yêu cầu và câu trả lời được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ một công việc nhất định. Ví dụ, là một phần câu trả lời cho một yêu cầu tìm, dịch vụ phát hiện nguồn tin có thể yêu cầu một đăng ký của các thư viện và các tổ chức liên quan.

a) Hạn chế tập kết quả tìm với các tài liệu được lưu giữ bi các t chức

1) Thuộc một loại nhất định,

2) Trong một nước hoặc khu vực nhất định,

3) Sẽ cung cp cho người dùng,

4) Mà có sẵn một bản,

5) Mà phí cung cấp ít hơn một số tiền quy định,

6) Mà hỗ trợ một phương pháp cung cấp nhất định

b) Hạn chế việc hiển thị vốn tài liệu trong các kết quả tìm với các tổ chức đáp ứng các tiêu chí này;

c) Có tên đầy đủ ca cơ quan thu thập đ hiển thị dưới dạng trình bày biểu ghi đầy đủ hoặc ngắn gọn;

d) H trợ liên kết đến chi tiết liên lạc cho thư viện hoặc tổ chức liên quan;

e) H trợ liên kết sâu tới một mục lục hoặc bảng chỉ mục cục bộ;

f) Hỗ trợ truy cập đến một tài liệu đã thuê bao thông qua một dịch vụ thiết bị giải của một tổ chức;

g) Đảm bảo việc yêu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp các tài liệu và việc mượn từ các nhà cung cấp nguồn tin lựa chọn;

h) H trợ việc qun lý một giao dịch mượn liên thư viện thông qua tất cả các nơi có yêu cầu.

Đăng ký WorldCat đã phát triển một lược đồ XML để truyền tải và trao đổi thông tin về các thư viện và tổ chức liên quan có đóng góp vốn tư liệu vào WorldCat. Lược đồ này đảm bảo bộ sưu tập dữ liệu giải quyết các kịch bản c) và f) trên và tiến hành một số cách để hỗ trợ các kịch bản a), b), g) và h). Thông tin chi tiết về các chính sách mượn liên thư viện và các mức hỗ trợ giao thức mượn liên thư viện được mã hóa dưới dạng đọc máy vẫn còn cần thiết để cung cấp trợ giúp đầy đ cho các kịch bản này.

Năm 2012, Nhóm các nhà thực hiện giao thức mượn liên thư viện (IPIG) đã phát triển một mô hình thông tin cho một Danh mục chính sách mượn liên thư viện. Mô hình này được thành lập trên cơ sở dự thảo đầu tiên của phiên bản ISO 2146 và cung cp nhiều ví dụ về từ vựng có kiểm soát trong phiên bản này. IPIG cũng thử nghiệm việc thể hiện mô hình dưới dạng một lược đồ X.500. Điều này cho thấy rằng X.500 có th được sử dụng như một cam kết ràng buộc và giao thức cho thông tin về các thư viện và tổ chức liên quan khi có yêu cầu tích hợp các tài liệu đăng ký với các đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là một cam kết ràng buộc phức tạp đối với một đối tượng đăng ký dịch vụ.

Giao thức mượn liên thư viện (ISO 10160 và ISO 10161) có khả năng được thay thế theo thời gian bi một loạt các tiêu chuẩn hướng dịch vụ liên quan đến dữ liệu cần thiết được trao đổi để hỗ trợ một công việc nht định. Nhu cầu về dịch vụ đăng ký hỗ trợ các công việc này vẫn còn hấp dẫn và có thể được dựa trên công việc mô hình hóa đã được thực hiện và được tóm lược trong tiêu chuẩn này.

VÍ DỤ:

- Tin nhắn chuyển giao yêu cầu URL m sẽ được sử dụng để yêu cầu trực tiếp việc mượn, sao chụp, truy cập để tìm kiếm hoặc số hóa một tài liệu; nó được dự định sẽ được sử dụng để định hướng yêu cầu tới các hệ thống cung cấp nguồn tin và/hoặc các hệ thống thiết bị giải điện tử;

- ISO 20775 về lược đồ cho thông tin vốn tư liệu sẽ được sử dụng để cung cp thông tin về vốn tư liệu và tính sẵn có của các nguồn tin mong muốn hoặc để đáp ứng một yêu cầu trực tiếp thông qua một giao thức như SRU/SRW cho thông tin về bộ sưu tập hoặc như một phần của tin nhắn chuyển giao yêu cầu.

Thông tin về người yêu cầu, nhà cung cấp và các phương pháp yêu cầu và cung cấp của họ; về các nguồn tin mong muốn, tính sẵn có và điều kiện sử dụng ca chúng; và về mức độ hỗ trợ của các hệ thống cung cấp và yêu cầu cho các giao thức và lược đồ yêu cầu sẽ cần được rút ra từ đối tượng đăng ký dịch vụ thích hợp.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Nghiên cứu điển hình 2: Các đăng ký dịch vụ bộ sưu tập

D.1  Tổng quan

Thông tin đưc lưu trong các đăng ký dịch vụ bộ sưu tập đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá và sử dụng các bộ sưu tập và nhiều tiêu chun đã được phát triển cho mục đích này. IESR (Đăng ký dịch vụ môi trường thông tin) dùng một lược đồ siêu dữ liệu cho các bộ sưu tập, dịch vụ và đại lý dựa trên lược đồ mô tả bộ sưu tập của RSLP (Chương trình các thư viện hỗ trợ nghiên cứu), mà chính nó dựa vào tài liệu Mô hình phân tích các bộ sưu tập và mục lc của chúng của Michael Heaney được xuất bản năm 2002. Mô hình này và tác phẩm RSLP cũng đã có ảnh hưng đến việc phát triển các tài liệu cấu hình áp dụng ca bộ sưu tập DCMI và Bộ từ vựng mô tả bộ sưu tập DCMI mà cả hai tạo thành nền tảng của tiêu chuẩn NISO Z39.91-200x Đặc tính kỹ thuật mô t bộ sưu tập.

Mô hình Heaney và các mô hình dựa trên nó định nghĩa hai loại bộ sưu tập-Các bộ sưu tập là tập hợp của các nguồn tin vật lý và/hoc số và các mục lục hoặc bảng ch mục tới các bộ sưu tập này. Chúng cũng định nghĩa một thực thể vị trí-“Nơi mà đó các bộ sưu tập được lưu giữ”-Với các loại con cho các vị trí vật lý hoặc số.

Trong tiêu chuẩn này, có sự phân biệt giữa các bộ sưu tập là các tác phẩm tập hợp được lưu giữ trong các kho và chính các kho này. Sự phân biệt này là cần thiết để qun lý các môi trường kho liên kết. Các bên liên quan xây dựng các kho khác với các bên sáng tạo các tác phẩm tập hợp và các dịch vụ đăng ký cần thiết để hỗ trợ các hoạt động của họ cũng khác nhau. Đăng ký cũng cần xác định là một loại bộ sưu tập bổ sung.

Tiêu chuẩn này không nêu sự khác biệt giữa một bộ sưu tập và vị trí của nó vì v trí là một thuộc tính áp dụng với tất c các đối lượng đăng ký. Một bộ sưu tập loại “kho” (dù vật lý hay số) có thể có một vị trí không gian và cả các địa ch vật lý hoặc điện tử. Một bộ sưu tập loại “tác phẩm tập hợp" (như một tài liệu) sẽ thường kế thừa các thông tin chi tiết về vị trí của kho đó nó được lưu trữ. Điều này sẽ được quy định thông quan một thể hiện quan hệ loại “được đặt ở/có vị trí.

D.2  Khung dịch vụ bộ sưu tập

D.2.1  Giới thiệu chung

Sự khác nhau giữa các tác phẩm tập hợp, kho, mục lục hoặc bảng ch mục và các đăng ký như được định nghĩa trong tiêu chun này và mối quan hệ giữa chúng được minh họa trong Hình 2, Điều 7. Các tài liệu và các tác phẩm tập hợp (được xuất bản hoặc không xuất bản, vật lý hoặc số) được đặt trong các kho được s hữu và quản lý bi các cơ quan thu thập (các thư viện, bảo tàng, cơ quan lưu trữ, các cơ quan nghiên cứu và học tập và các trung tâm tư liệu và dữ liệu). Nội dung của các kho và các tác phẩm tập hợp trong đó được mô tả bi các mục lục hoặc bảng chỉ mục. Bản thân các tác phẩm tập hợp, kho, mục lục hoặc bảng ch mục được mô tả bằng các đăng ký. Một đăng ký chính nó là một bộ sưu tập và có thể được mô t bng một siêu đăng ký.

Hình D.1 Sử dụng biểu đồ khung dịch vụ trong B.2 để chỉ ra cách thức các chức năng và giao thức cần được mô tả trong bộ sưu tập các đăng ký dịch vụ sẽ tùy thuộc vào loại bộ sưu tập như sau.

- Những người tạo lập sử dụng các dịch vụ nội dung để tạo lập, gửi, xut bản, chú giải nội dung, và sáng tạo nội dung mới bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau.

- Những người quản lý kho sử dụng các dịch vụ bộ sưu tập được kết hợp với các dịch vụ cụ thể cho các kho đ lựa chọn, bổ sung, có được bằng cách thu thập hoặc đặt cọc, x lý và tổ chức, kiểm soát và bảo quản nội dung. Họ cũng cung cấp nội dung cho những người dùng được phép theo yêu cầu. Điều này có thể cần phải sao lại hoặc mượn các tài liệu không có sẵn trực tuyến hoặc phải đặt một tài liệu đang mượn cho một người dùng nếu nó không có sẵn ngay lập tức.

- Các nhà quản lý mục lục hoặc bảng chỉ mục hoặc các đăng ký sử dụng các dịch vụ bộ sưu tập kết hợp vi các dịch vụ cụ thể cho các đăng ký để đăng ký hoặc thu thập siêu dữ liệu hỗ trợ cho việc khám phá và truy cập các tài liệu trong kho hoặc các đối tượng đăng ký khác.

Các dịch vụ phổ biến và các dịch vụ kinh doanh có thể áp dụng với tất cả các kịch bản sử dụng.

Hình D.1 - Các đăng ký dịch vụ bộ sưu tập

Trong thực tiễn, các thư viện và tổ chức liên quan có thể cần phải thiết lập nhiều đăng ký dịch vụ bộ sưu tập khác nhau dựa vào loại bộ sưu tập, cộng đồng đóng góp và các dịch vụ cn phải được mô tả và cách thức các dịch vụ này sẽ được phát hiện và sử dụng.

D.2.2  Các tác phẩm tập hợp

Tác phẩm tập thể được s dụng trong tiêu chuẩn này để chỉ nội dung được biên soạn tạo ra như một tài liệu riêng và độc lập và tập hợp thành toàn bộ tập hợp đ phổ biến và sử dụng. Các ví dụ bao gồm tạp chí, báo, tài liệu lưu trữ cá nhân và tập hợp dữ liệu. Một số tác phẩm tập thể có thể được mô tả đầy đủ bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn mô tả nguồn tin hiện có và có th không cũng cần được xử lý như một đối tượng đăng ký.

Hình D.1 cho thấy ranh giới giữa đăng ký dịch vụ bộ sưu tập và mục lục hoặc bảng ch mục không rõ ràng. Một nguồn nằm trong một kho lưu trữ hoặc được mô tả trong một mục lục hoặc bảng ch mục có thể là một sưu tập hoặc một tài liệu. Các tiêu chun thư mục xử lý một tạp chí, báo, chuyên khảo được biên tập như là một tài liệu mặc dù chúng cũng là tác phẩm tập thể. Có một sự phân biệt sai lệch đối với việc xử lý các bộ sưu tập riêng biệt từ các nguồn tin theo một cách nào đó. Chắc chắn, người dùng có quan tâm đến một vn đề cụ thể sẽ có thể muốn khám phá các tác phẩm tập hợp cũng như các tài liệu về vấn đề này. một khía cạnh khác, một số tác phẩm tập hợp chính là các kho lưu trữ. Ví dụ, một trung tâm dữ liệu có thể lưu trữ đầu ra của chỉ một dự án trình biên soạn.

Theo nguyên tắc chung, các mô tả cho một tác phẩm tập hợp được tạo ra bởi tác giả hoặc nhà xuất bản như một sản phẩm phụ của việc gửi nộp tác phẩm đến một kho lưu trữ hoặc bi người quản lý kho lưu trữ như một phần của quá trình đưa tác phm vào bộ sưu tập. Là một phần của công việc này, có thể có yêu cầu ghi lại thông tin về các dịch vụ, chính sách truy cập và các giao thức cho phép các tác phẩm tập hợp được truy cập, sử dụng và cập nhật mà không được hỗ trợ bi các tiêu chun mô tả nguồn tin hiện có.

Lưu ý rằng quy trình mô tả tác phẩm tập hợp cần được điều chỉnh phù hợp với quá trình gửi nộp và có thể là một trong số các quy trình theo sản phm thúc đy các hoạt động xuất bản và sáng tạo nội dung của tác giả. Mô tả bộ sưu tập có thể cần đưa vào mục lục hoặc bảng ch mục cho kho cũng như được đăng ký như là một đối tượng đăng ký liên quan trong một đăng ký dịch vụ bộ sưu tập.

Vì lý do này, tốt nhất gán các khóa đối tượng đăng ký cho các tác phẩm tập hợp bằng cách sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng, tiêu chun và tài liệu hướng dẫn giống như gán các ký hiệu nhận dạng phù hợp cho các tài liệu.

Trong tài liệu hướng dẫn để đăng ký các tác phẩm tập hợp, chú ý phân biệt giữa nhu cầu ghi lại thông tin về dự án với tác phm tập hp như một đầu ra và chính tác phẩm tập hợp. (Hình B.3, B.4.3).

D.2.3  Kho

Kho đưc sử dụng trong tiêu chuẩn này để chỉ một bộ sưu tập các đối lượng vật ý hoặc số được biên soạn cho các mục đích thông tin và tư liệu và/hoặc lưu trữ và bảo quản. Trong các mô tả nguồn tin, kho trong đó một tài liệu hoặc tác phẩm tập hợp được đặt được ghi lại trong thông tin vị trí bằng cách sử dụng một ký hiệu nhận dạng như một URL (cho một vị trí số) hoặc một ký hiệu mục lục liên hợp (cho một vị trí vật lý). Các ký hiệu mục lục liên hợp thường được xem là ký hiệu nhận dạng cho các tổ chức, nhưng trong thực tế chúng là các ký hiệu nhận dạng cho kho và có thể cũng được nhân đôi như các ký hiệu nhận dạng cho các dch vụ mượn liên thư viện.

Cùng một vấn đề phát sinh với việc sử dụng một ký hiệu nhận dạng như là một khóa đi tượng đăng ký cho một kho giống như với việc sử dụng ISIL làm khóa đối tượng đăng ký cho tổ chức (C.3). Ký hiệu mục lục liên hợp thường được gán mức kho. Các kho phụ thừa kế ký hiệu này trừ khi chúng có một dấu nhận dạng dịch vụ riêng biệt. Tiêu chuẩn ISO 27730 Thông tin và Tư liệu-Ký hiệu nhận dạng bộ sưu tập chuẩn quốc tế sẽ cung cp một hệ thống để đảm bảo cho mỗi kho được đăng ký có thể có một khóa đối tượng đăng ký chuẩn.

Các kho có thể được đăng ký bi những người quản lý hoặc những người tập hợp siêu dữ liệu hoặc những người quản lý cổng thông tin siêu tìm tin như một sn phẩm phụ của việc đăng ký một mục lục hoặc bảng ch mục phục vụ cho các mục đích thu thập và khám phá.

D.2.4  Các mục lục hoặc bng chỉ mục

Mục lục thuật ngữ hoặc bảng ch mục được sử dụng trong tiêu chuẩn này để ch các bộ sưu tập siêu dữ liệu mô tả nội dung của một hoặc nhiều kho hoặc các tác phẩm tập hợp. Về phạm vi, mục lục hoặc bảng ch mục có thể là khu vực, vùng, quốc gia hoặc quốc tế. Nó có thể chứa duy nhất các mô tả nguồn tin hoặc có thể cũng cha các bảng ch mục toàn văn tới nội dung số nó mô tả.

Sự tách biệt rõ ràng tồn tại giữa kho hoặc tác phẩm tập thể và mục lục hoặc bảng ch mục khi kho hoặc tác phẩm tập hợp dạng số. Mối quan hệ này có th được suy ra cho đến khi có yêu cầu tạo sự khác biệt trong các sản phẩm đăng ký. Ví dụ, một cộng đồng có thể muốn xây dựng một đăng ký các dịch vụ đăng ký để tham gia vào quá trình đăng ký và cũng để duy trì một đăng ký các dịch vụ tìm kiếm đm bảo việc tìm kiếm đại chúng.

Các mục lục hoặc bng chỉ mục ca các tác phẩm tập hợp có thể được đăng ký bi những người sáng tạo tác phẩm hoặc bi những người thu thập, người đã biên soạn mục lục hoặc bảng ch mục như một phần ca việc mô tả và/hoặc số hóa tác phẩm.

D.2.5  Các bộ sưu tập và các kho phụ

Kho có thể chứa nội dung được khuyến khích để khám phá và thu thập dưới hình thức các tập hợp bộ sưu tập dựa trên dạng tài liệu hoặc các tiêu chí khác (ví dụ, tranh, bản đồ). Kho cũng có thể cũng lưu và quản lý nội dung trong nhiều kho phụ mà không cần phù hợp với các quan điểm hợp lý về bộ sưu tập được cung cấp bi các tập hợp bộ sưu tập.

Hình D.2 cho thấy một cách để thiết lập mối quan hệ giữa một kho lưu trữ, mục lục hoặc bảng ch mục của nó bộ sưu tập và kho phụ. Một kho chứa nguồn tin thuộc các loại khác nhau có thể được quảng cáo là bộ sưu tập. Các bộ sưu tập là các bộ sưu tập con của loại "Mục lục hoặc bảng ch mục". Các kho lưu trữ cũng có thể có một số kho phụ hoặc địa điểm khác nhau. Kho phụ là bộ sưu tập con của loại "kho lưu trữ".

Hình D.2 - Các tập hợp bộ sưu tập và các kho phụ

Trong khi một bộ sưu tập có th chỉ mô tả các nguồn tin trong một kho phụ, và một kho phụ có thể ch chứa các nguồn tin của một loại nhất định, điều này không nhất thiết phải là chuẩn mực. Trong cả hai trường hợp, vị trí của các nguồn tin được mô tả trong một bộ sưu tập được ghi lại là một thể hiện quan hệ của loại "Được đặt tại".

D.2.6  Các đăng ký

Đăng ký được sử dụng trong tiêu chuẩn này để ch bộ sưu tập các đối tượng đăng ký. Các đăng ký có khả năng nhiều nhất được đăng ký bi các nhà quản lý đăng ký.

D.3  Các kịch bản thay đổi

Các kịch bản thay đổi trong C.4 có thể được điều chỉnh để áp dụng cho các bộ sưu tập. Những thay đổi t chức thường xuyên dẫn đến việc chia tách, hợp nhất các kho và các mục lục hoặc bảng chỉ mục mô tả nội dung của chúng.

D.4  Các kịch bản sử dụng, ràng buộc và giao thức

Thông tin được lưu trữ trong đăng ký dịch vụ bộ sưu tập đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ siêu dữ liệu và phát hiện và sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các dịch vụ nội dung, thu thập và cung cấp. Kịch bản sử dụng bao gồm

a) S dụng cho các dịch vụ phát hiện của một đăng ký dịch vụ bộ sưu tập để

1) Phát hiện các sưu tập đáp ứng các tiêu chí xác định

2) Có được vị trí dịch vụ, chính sách truy cập và thông tin giao thức cần thiết để tìm kiếm các mục lục hoặc bảng chỉ mục đến các bộ sưu tập này, để có thông tin về tính sẵn có và vốn tư liệu chi tiết hơn, và để quyết định về một tài liệu thích hợp ca một nguồn tin mong muốn hoặc với một dịch vụ yêu cầu phù hợp nếu nó không đưc cung cp trực tiếp trực tuyến

3) Có được vị trí dịch vụ, chính sách truy cập và thông tin giao thức cần thiết để đưa ra xem xét nội dung đối với một kho

4) Kiểm tra định kỳ các vị trí và tính sẵn có của dịch vụ.

b) Sử dụng các dịch vụ siêu dữ liệu của một đăng ký dịch vụ bộ sưu tập để

1) Đóng góp các mô tả bộ sưu tập và dịch vụ cho một đăng ký dịch vụ bộ sưu tập

2) Tập hợp các mô t bộ sưu tập và dịch vụ cho việc sử dụng cụ thể, ví dụ đ phn ánh một đăng ký kết hợp cục bộ, hoặc để xây dựng một dịch vụ đăng ký cho một khu vực, một ngành hoặc một chuyên môn cụ th.

Người sử dụng có thể là những người truy cập một giao diện web tới dịch vụ hoặc một ứng dụng bằng cách sử dụng các giao thức chun như SRW/SRU, SRW/SRU cập nhật hoặc OAI-PMH.

Các đăng ký có thể có phạm vi địa phương, vùng, quốc gia hoặc quốc tế.

Ghi nhớ rằng các dịch vụ khám phá và siêu dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các đăng ký dịch vụ bộ sưu tập chồng chéo đáng kể với các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ đăng ký của các thư viện và tổ chức liên quan. Tiêu chuẩn này h trợ bộ sưu tập thông tin về các bên, bộ sưu tập, dịch vụ và hoạt động như một phần ca một khung gắn kết sẽ hỗ trợ việc cung cấp rất nhiều dịch vụ và sản phẩm đăng ký.

Nhiều ràng buộc khác nhau nhưng có liên quan được s dụng hiện nay cho mô tả bộ sưu tập bi các thư viện và tổ chức liên quan. Những ràng buộc này bao gồm Lược đồ mô tả bộ sưu tập RSLP, lược đồ siêu dữ liệu IESR, hồ sơ ứng dụng bộ sưu tập Dublin Core, và NISO Z39.920200x -đặc điểm kỹ thuật mô tả bộ sưu tập. ZeeRex là một ràng buộc được sử dụng cho các dịch vụ tất cả bốn cộng đồng này. Ánh xạ tới UDDI cũng đang được xem xét.

Cơ quan đăng ký ORCA (Bộ sưu tập nghiên cứu trực tuyến Úc) đã phát triển một lược đồ dựa trên tiêu chuẩn này bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận bao gói được đưa ra trong B.5 như một phương pháp hỗ trợ nhiều kịch bản sử dụng cho một Dịch vụ dữ liệu chung của Úc.

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Lược tả ứng dụng Bộ sưu tập theo Dublin Core

E.1  Tng quan

Lược tả ứng dụng bộ sưu tập theo Dublin Core có thể được sử dụng như một ràng buộc cho tiêu chuẩn quốc tế này đ mô tả bộ sưu tập đơn giản. Chú ý khi xem xét việc đối chiếu dưới đây mà tiêu chuẩn của nó là một mô hình chuẩn hóa hoàn toàn có khả năng hỗ trợ một loạt các yêu cầu mô tả bộ sưu tập bổ sung thông qua yếu tố dữ liệu mô tả sơ lược bộ sưu tập. Các yếu tố mà lớp con của bộ sưu tập tha kế từ lớp đối tượng đăng ký hỗ trợ việc duy trì lịch sử ký hiệu nhận dạng và tên mà có thể không được yêu cầu với mô tả bộ sưu tập đơn giản.

Mô hình thông tin của tiêu chun này cũng hỗ trợ việc mô tả các bên liên quan và các dịch vụ cung cấp truy cập đến các bộ sưu tập như các thể hiện đối tượng đăng ký riêng biệt. Trong Lược tả ứng dụng bộ sưu tập Dublin Core các đối tượng đăng ký liên quan này có thể được tham chiếu thông qua các ký hiệu nhận dạng phù hợp nhưng một hoặc nhiều tập hợp các ràng buộc riêng biệt được yêu cầu để mô tả chúng.

E.2  Đối chiếu giữa tiêu chuẩn quốc tế này và Dublin Core CAP

Dublin Core CAP

Tiêu chuẩn này

Bộ sưu tập

Đối tượng đăng ký (5): bộ sưu tập lớp con (7)

Loại [dc:type]

Loại bộ sưu tập (7.1) với loại DCMI là danh mục chuẩn

Ký hiệu nhận dạng bộ sưu tập [dc:identifier]

Ký hiệu nhận dạng (5.2) với URI là danh mục chuẩn (5.2.1)

Nhan đề [dc:title]

Tên (5.3) với thiết lập vai trò tên (5.3.1) cho tên chính thức và các giá trị trong tên không có cấu trúc (5.3.2) hoặc phần tên (5.3.3) tùy theo yêu cầu. Ánh xạ chuỗi đa ngôn ngữ tới thể hiện chuỗi ngôn ngữ (5.6.8).

Nhan đề khác [dctems:alternative]

Như ở trên với thiết lập vai trò tên cho tên khác.

Mô tả [dc:abstract]

Mô tả (13.4)

Độ lớn [dctems:extent]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): số đơn vị (7.2.2)

Ngôn ngữ [dc:language]

Ngôn ngữ (13.9)

Loại tài liệu [cld:itemType]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): loại nguồn (13.3) với loại DCMI là danh mục chun

Định dạng tài liệu [cld:itemFormat]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): loại nguồn (13.3) vi URI hoặc danh mục chuẩn được thiết kế

Quyền [dc:rights]

Quyền (7.3) cho chuỗi giá trị hoặc con trỏ thông tin (13.5) với thiết lập loại con tr thông tin (13.5.1) với quyền cho một giá trị URI

Quyền truy cập [dctems:accessRights]

Quan hệ bộ sưu tập - dịch vụ (5.4) với thiết lập loại quan hệ (5.4.1) là “được truy cập theo", và với chính sách truy cập (10) được ghi trong một đối tượng dịch vụ riêng biệt (9)

Phương pháp b sung [dctems:accualMethod]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): phương pháp bổ sung (7.2.7) với cid: phương pháp b sung là danh mục chuẩn

Định kỳ bổ sung [dctems:accualPeriodicity]

Mô t sơ lược bộ sưu tập (7.2): định kỳ b sung (7.2.6)

Chính sách bổ sung [dctems:accualPolicy]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): chính sách bổ sung (7.2.5)

Lịch sử bảo quản [dctems:provenance]

Sự kiện (5.6)

Khán giả [dctems:audience]

Loại bộ sưu tập (7.1) được m rộng cho một loại con khán giả

Chủ đề [dc:subject]

Ch đề (5.5)

Bao quát không gian [dctems:sptial]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): diện bao quát (7.2.9) với khai báo loại bao quát (7.2.9.1) là “địa lý trong đó”

Bao quát thời gian [dctems:temporal)

Mô tả sơ lược bộ sưu tp (7.2): diện bao quát (7.2.9) với khai báo loại bao quát (7.2.9.1) là “thời gian trong đó”

Ngày bộ sưu tập được tích lũy [dctems:created]

Phạm vi ngày (13.3)

Ngày bộ sưu tập được tạo lập [cld:dateitemsCreated]

Mô tả sơ lược bộ sưu tập (7.2): phạm vi ngày (13.3)

Người thu thập [dc:creator]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) của loại quan hệ (5.4.1) “được thu thập bởi’’ với thể hiện bên riêng biệt (6) cho người thu thập.

Người sở hữu [marcrel:OWN]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) ca loại quan hệ (5.4.1) “được sở hữu bi” với thể hiện bên riêng biệt (6) cho người thu thập.

vị trí [cld:isLocatedAt]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) ca loại quan hệ (5.4.1) "được đặt ” với thể hiện bên riêng biệt (6) cho vị trí.

Được truy cập theo [dctems:created]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) ca loại quan hệ (5.4.1) “được truy cập theo” với thể hiện dch vụ riêng biệt (9) (nó sẽ cùng một thể hiện dịch vụ nơi chính sách truy cập được ghi lại).

Bộ sưu tập con [dctems:hasPart]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) của loại quan hệ (5.4.1) có phần

Siêu bộ sưu tập [dctems:isPartOf|

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) của loại quan hệ (5.4.1) là phần ca

Mục lục hoặc bảng ch mục [cld:catalogueOrindex]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) ca loại quan hệ (5.4.1) được mô tả bởi

Bộ sưu tập liên quan [cld:associatedColection]

Quan hệ bộ sưu tập - bên (5.4) của loại quan hệ (5.4.1) có liên quan với

Xuất bản phẩm liên quan [dctems:isRefencedBy]

Con trỏ thông tin (13.5)

 

Phụ lục F

(tham kho)

Các tiêu chuẩn liên quan

F.1  Tổng quan

IFLA. Nhóm Nghiên cứu về các yêu cầu chức năng cho biu ghi thư mục (FRBR). Báo cáo chính thức [trực tuyến]. 1998. Định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://ifla.org/VII/s13/frbr/frbr/pdf.

Những người đóng góp WIKIPEDIA. Tiêu chuẩn MARC [trực tuyến]. Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí, 04 tháng 2 năm 2008. Có sẵn tại:

http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=MARC_standards&oldid=189081144.

POWELL, Andy và những người khác. DCMI: mô hình trừu tượng [trực tuyến]. Ngày 04 tháng 6 năm 2007. Có sẵn tại: http://dublincore.org/documents/abstract-model/.

PREMIS: Cơ quan bảo trì siêu dữ liệu bảo quản. Trang web chính thức. Lược đồ [trực tuyến]. Thu viện Quốc hội. 30 Tháng 1 năm 2006. Có sẵn tại: http: //www.loc.gov/standards/premis/schemas.html.

TCVN 8631 (ISO 8459), Thông tin và Tư liệu - Danh mục các yếu tố thư mục sử dụng trong trao đổi và yêu cầu dữ liệu.

ISO 2127, Thông tin và Tư liệu - Bản thể luận tham khảo cho việc trao đổi thông tin di sản văn hóa.

ISO 26324, Thông tin và Tư liệu - Hệ thống ký hiệu nhận dạng đi tượng số.

F.2  Bên (Tham gia)

Nhóm công tác EAC đặc biệt. Bối cảnh lưu trữ được mã hóa [trực tuyến]. Sửa đổi ngày 29 tháng 11, 2004. Có sẵn tại: http://www.iath.virginia.edu/eac/.

EDUCASE / Internet2. eduPerson Task Force. Lớp đối tượng EduPerson [trực tuyến]. NET @ EDU [trích dẫn Tháng 2 năm 2008]. Có sẵn tại: http://www.educause.edu/eduperson.

Nhóm công tác ca IFLA về yêu cầu chức năng và đánh số các biểu ghi danh mục chuẩn (FRANAR). Yêu cầu chức năng cho dữ liệu danh mục chuẩn. Mô hình khái niệm [trực tuyến]. Dự thảo. Ngày 1 tháng tư năm 2007. Có sẵn tại: http://www.ifla.org/VII/d4/Franar-ConceptualModel- 2ndReview.pdf.

ISO 2127, Thông tin và Tư liệu - Bản thể luận tham khảo cho việc trao đổi thông tin di sản văn hóa.

ISO 26324, Thông tin và Tư liệu - Hệ thống ký hiệu nhận dạng đối tượng kỹ thuật số.

ISO 27729, Thông tin và Tư liệu - Ký hiệu nhận dạng tên chuẩn quốc tế (ISNI).

Mads (Lược đ mô tả danh mục chun siêu dữ liệu). Trang web chính thức [trực tuyến]. Thư viện Quốc hội, Tháng Hai, 2007. Có sẵn tại: http: //www.loc.goc/standards/mads/.

X500Standard.com: trang web của tiêu chuẩn danh mục X.500 [trực tuyến]. Có sẵn tại: http://www.x500standard.com/.

F.3  Bộ sưu tập

Apps, Ann. Trường hợp sử dụng IESR [trực luyến]. IESR- Đăng ký Dịch vụ Môi trường Thông tin), năm 2006. Có sẵn tại: http://iesr.ac.uk/use/use-cases/.

Ban sử dụng DCMI. Thuật ngữ siêu dữ liệu DCMI [trực tuyến]. 14 tháng 1 năm 2008. Có sẵn tại: http://www.dublincore.org/documents/dcmi-terms/

Nhóm làm việc mô tả bộ sưu tập DUBLIN CORE. Lược tả ứng dụng bộ sưu tập Dublin Core [trực tuyến]. DCMI (Sáng kiến Siêu dữ liệu Dublin Core), năm 2007. Có sẵn tại: http://www.dublincore.org/groups/collections/ /collection-application-profile/.

Mô tả lưu trữ mã hóa. Trang web chính thức Phiên bản 2002 [trực tuyến]. 17 tháng 8 năm 2007. Có sẵn tại: http://www.loc.gov/ead/.

Heaney, Michael. Mô hình phân tích các bộ sưu tập và các mục lục của chúng [trực tuyến]. UKOLN, 2002. Định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://www.ukoln.ac.uk/metadata/rslp/model/.

IESR (Đăng ký dịch vụ môi trường thông tin). Siêu dữ liệu [trực tuyến]. [trích dẫn Tháng 2 năm 2008]. Có sẵn tại: http://www.iesr.ac.uk/metadata/.

ISO 27703, Thông tin và Tư liệu - Ký hiệu nhận dạng bộ sưu tập chuẩn quốc tế. (ISCI)

MODS (lược đồ mô tả đối tượng siêu dữ liệu). Trang web chính thức. Thư viện Quốc hội, 24 tháng 1 năm 2008. Có sẵn tại: http: //www.loc.goc/standards/mods/.

NISO Z39.92-200x. Đặc điểm kỹ thuật mô tả bộ sưu tập [trực tuyến]. Dự thảo tiêu chuẩn cho sử dụng thử nghiệm: định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://www.niso.org/standards/resources/Z39-91-DSFTU.pdf.

RSLP (Chương trình thư viện hỗ trợ nghiên cứu). Lược đồ mô tả bộ sưu tập [trực tuyến]. Cập nhật cuối tháng, năm 200. Có sẵn tại: http://www.ukoln.ac.uk/metadata/rslp/schema/.

F.4  Hoạt động

BLOODWORTH, Allison và những người khác. Mạng lịch Berkeley, Đại học California. Báo cáo dự án thạc sĩ chính thức [trực tuyến]. Đại học California, Berkeley, Trung tâm Kỹ thuật tài liệu, 200. Định dạng tài liệu di động và các phiên bản html. Có sẵn tại: http://www.groups.sims.berkeley.edu/EventCalendar/.

EUROCRIS (Hệ thống thông tin nghiên cứu hiện tại). CERIF2006-1.1. Mô hình dữ liệu đầy đủ [trực tuyến]. 2006 (cập nhật 2007). Có sẵn tại trang chủ ca EuroCRIS: http://www.eurocris.org.

JOINT DELOS/DEVELOPMENT GATEWAY. Nhóm làm việc về dự án siêu dữ liệu. Thư trình bày ý kiến. Mô tả dự án [trực tuyến]. DELOS- Mạng xuất sắc về thư viện số, [2002]. Định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://delos-noe.iei.pi.cnr.it/activities/standardizationforum/Projects.pdf

F.5  Khung dịch vụ và các cam kết ràng buộc

DLF (Liên đoàn thư viện số). Khám phá giao diện ILS. Tháng 12, 2008. Có sẵn tại: http://diglib.org/architectures/ilsdi/

ebXML. Trang chủ [trực tuyến]. Có sẵn tại: http://www.ebxml.org/

Khung điện tử cho Giáo dục và Nghiên cứu. Trang chủ [trực tuyến]. 2009. Có sẵn tại: http://www.e-framework.org/

Heaney, Michael. Người dùng và nguồn tin: M rộng mô hình phân tích các bộ sưu tập và mục lục ca chúng vào sử dụng và giao dịch [trực tuyến]. Định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://www.ukoln.ac.uk/cd-focus/model-ext/

ISO 2789, Thông tin và Tư liệu - Thống kê thư viện quốc tế

ISO 11620: 2008, Thông tin và Tư liệu - Bộ ch số hoạt động Thư viện

Thư viện Quốc gia Úc. Khung dịch vụ. V. 0.91. 21 tháng 11 năm 2008. Có sẵn tại:

http: //wiki.nla.gov.ay/display/LABS/3.+Service+framework

OASIS. Ngôn ngữ đánh dấu kiểm soát truy cập mở rộng (XACML) TC. XACML 2.0. Tập hợp đặc điểm kỹ thuật [trực tuyến]. Tháng 5, 2005. Có sẵn tại:

http://www.oasis-open.org/committees/tc_home.php?wg_abbrev=xacml#XACML20

OASIS. UDDI (Mô tả, phát hiện và hội nhập toàn cầu). Bộ tiêu chuẩn phiên bản 2 [trực tuyến]. Tháng 4, 2003. Có sẵn tại: http://www.oasis-open.org/specs/index.php#uddiv3.0.2

Ockham. Đăng ký dịch vụ thư viện. Phiên bản hiện tại 1.0.3. Có sẵn tại: http://ockham.org/registry.php

W3C. Ngôn ngữ mô t các dịch vụ Web (WSDL) phiên bản 2.0. Phần 1L Ngôn ngữ cốt lõi [trực tuyến]. Kiến ngh W3C ngày 26 tháng 6 năm 2007. Có sẵn tại: http://www.w3.org/TR/wsdl20/

F.6  Giao thức

ANSI / NOSI Z39.88-2004: Khung OpenURL cho dịch vụ phụ thuộc ngữ cảnh [trực tuyến]. Có sẵn tại: http://wwwniso.org/stacdards/standard_detail.cfm?std_id=783

BIC (Nhóm cung cấp Công nghiệp Sách). Các định dạng tài liệu EDItEUR EDItX [trực tuyến]. Có sẵn tại: http://www.editeur.org

IPIG (Nhóm thực hiện giao thức mượn liên thư viện). Danh mục dịch vụ mượn liên thư viện. Mô tả dữ liệu danh mục X.500 / LDAP. Phiên bản 1.5, tháng 1 năm 2003

ISO 10161-1, Thông tin và Tư liệu - Đặc điểm kỹ thuật của giao thức ứng dụng mượn liên thư viện - Phần 1: Đặc điểm kỹ thuật ca giao thức

ISO 20775, Thông tin và Tư liệu - Lược đồ cho thông tin về vốn tư liệu

ISO 23950, Thông tin và Tư liệu - Tìm tin (Z39.50) - Định nghĩa dịch vụ ứng dụng và đặc điểm kỹ thuật của giao thức

NISO Sáng kiến thu thập số liệu thống kê sử dụng chuẩn hóa (SUSHI) [trực tuyến]. 2007. Có sẵn tại: http://www.niso.org/committees/SUSHI/SUSHI_comm.html

NISO Z39.50, Lược tả mục lục liên hợp (UCP) [trực tuyến]. 1999. Có sẵn tại: http://www.nla.gov.au/ucp/

NISO Z39.83: 2002, Trao đổi lưu thông: Phần 1. Giao thức (NCIP) [trực tuyến]. Có sẵn tại: http://www.niso.org/standards/index.html

NISO Z39.92-200x. Đặc điểm kỹ thuật mô tả dịch vụ tìm tin [trực tuyến]. Tiêu chuẩn dự thảo cho sử dụng thử nghiệm. Định dạng tài liệu di động. Có sẵn tại: http://www.niso.org/standrads/resources/z39- 92-DSFTU.pdf

OAI (Sáng kiến lưu trữ mở). Giao thức Sáng kiến Lưu trữ m để thu thập siêu dữ liệu (OAI-PMH). [trực tuyến]. Phiên bản 2.0, ngày 14 tháng 6 năm 2002. Có sẵn tại: http://www.openarchives.org/OAI/openarchivesprotocol.html

ZEEREX. The ZeeRex DTD [Online]. 26 February 2004. Available from: http://explain.z3950.org/dtd/index.html

Tin nhắn chuyển yêu cầu. Lược tả sơ cộng đồng OpenURL [trực tuyến]. Tài liệu Word. [trích dẫn ngày 29 tháng hai năm 2008]. Có sẵn tại: http://www.openurl.info/registry/docs/pro/info:ofi/pro:rtm-2007

Tìm kiếm/Truy hồi SRU theo URL. Trang chủ [trực tuyến]. Phiên bản 1.0. Thư viện Quốc hội, ngày 14 tháng 2 năm 2008. Có sẵn tại tại: http://www.loc.gov/standards/sru/

Tìm kiếm SRU /Truy hồi theo URL. Cập nhật biểu ghi SRU [trực tuyến]. Phiên bản 1.0. Thư viện Quốc hội, ngày 08 tháng 6 năm 2007. Có sẵn tại: http://www.loc.gov/standards/sru/record-update/

ZEEREX. ZeeRex DTD [trực tuyến]. Ngày 26 tháng 2 năm 2004. Có sẵn tại: http://explain.z3950.org/dtd/index.html

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 639-1:2002, Codes for the representation of names of languages - Part 1: Alpha-2 code (Mã thể hiện tên các ngôn ngữ - Phần 1: Mã Anpha-2).

[2] ISO 2789, Information and documentation - International library statistics (Thông tin và Tư liệu - Thống kê thư viện quốc tế).

[3] ISO 3166-3:1999, Codes for the representation of names of countries and their subdivisions - Part 3: Code for formerly used names of countries (Mã thể hiện tên nước và các vùng lãnh thổ của chúng- Phần 3: Mã cho tên các nước được sử dụng chính thức).

[4] TCVN 8631 (ISO 8459), Thông tin và Tư liệu - Danh mục yếu tố dữ liệu thư mục dùng để trao đi và tìm dữ liệu).

[5] ISO 10160, Information and documentation - Open Systems Interconnection - Interlibrary Loan Application Service Definition (Thông tin và Tư liệu - Kết nối các hệ thống mở - Định nghĩa dịch vụ ứng dụng mượn liên thư viện).

[6] ISO 10161 (all parts), Information and documentation - Open Systems Interconnection - Interlibrary Loan Application Protocol Specification (Tất cả các phần) Thông tin và Tư liệu - Kết nối các hệ thống mở-Đặc điểm kỹ thuật của giao thức ứng dụng mượn liên thư viện).

[7] ISO 11620, Information and documentation - Library performance indicators (Thông tin và Tư liệu - Bộ ch số hoạt động Thư viện).

[8] ISO 15511, Information and documentation - International standard identifier for libraries and related organizations (ISIL)- (Thông tin và Tư liệu - Ký hiệu nhận dạng tiêu chuẩn quốc tế cho các thư viện và các t chức liên quan (ISIL)).

[9] ISO 20775, Information and documentation - Schema for holdings information (Thông tin và Tư liệu - Lược đồ cho thông tin vốn tư liệu).

[10] ISO 26324, Information and documentation - Digital object identifier system (Thông tin và Tư liệu - Hệ thống ký hiệu nhận dạng đi tượng số).

[11] ISO 27729:2012, Information and documentation - International standard name identifier (Thông tin và Tư liệu - Ký hiệu nhn dạng tên chun quốc tế).

[12] ISO 27730:2012, Intormation and documentation - International standard collection identifier (ISCI). (Thông tin và Tư liệu - Ký hiệu nhận dạng bộ sưu tập chuẩn quốc tế).

[13] NISO standardized Usage Statistics Harvesting Initiative (SUSHI) (Sáng kiến thu thập s liệu thống kê sử dụng chuẩn hóa (SUSHI)).

[14] NISO Z39.91-200X, Collection Description Specification (Đặc điểm kỹ thuật mô tả bộ sưu tập).

[15] NISO Z39.92-200x, Information Retrieval Service Description Specification (Đặc điểm kỹ thuật mô tả dịch vụ tìm tin).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Trình bày

5  Đối tượng đăng ký

6  Bên tham gia

7  Bộ sưu tập

8  Hoạt động

9  Dịch vụ

10  Chính sách truy cập

11  Mô tả dịch vụ

12  Thông tin giao thức

13  Các yếu tố toàn cầu

14  Chi tiết biểu ghi

Phụ lục A (quy định)

Phụ lục B (tham khảo)

Phụ lục C (tham khảo)

Phụ lục D (tham khảo)

Phụ lục E (tham khảo)

Phụ lục F (tham khảo)

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi