Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn TCVN 9092:2011 Xác định hiệu suất hộp mực cho máy in điện tử đơn sắc và thiết bị chứa thành phần in
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9092:2011
Số hiệu: | TCVN 9092:2011 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2011 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9092:2011
ISO/IEC 19752:2004
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT HỘP MỰC CHO MÁY IN ĐIỆN TỬ ĐƠN SẮC VÀ THIẾT BỊ ĐA NĂNG CHỨA THÀNH PHẦN IN
Information technology - Method for the determination of toner cartridge yield for monochromatic electrophotographic printers and multi-function devices that contain printer components
Lời nói đầu
TCVN 9092:2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9092:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 19752:2004.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT HỘP MỰC CHO MÁY IN ĐIỆN TỬ ĐƠN SẮC VÀ THIẾT BỊ ĐA NĂNG CHỨA THÀNH PHẦN IN
Information technology - Method for the determination of toner cartridge yield for monochromatic electrophotographic printers and multi-function devices that contain printer components
1. Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này được giới hạn về việc đánh giá hiệu suất hộp mực (tức là hộp mực có nhiều thành phần trong một hộp (all-in-one) và hộp mực không quang dẫn) dùng cho máy in sao chép điện tử đơn sắc. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho thành phần in ấn của thiết bị đa năng mà có thể in với đầu vào kỹ thuật số (tức là thiết bị đa năng chứa thành phần in).
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để đo hiệu suất của hộp mực và không đề cập đến việc thử nghiệm về chất lượng, độ tin cậy...
CHÚ THÍCH Việc áp dụng tiêu chuẩn này để đo hiệu suất các hệ thống cấp mực (tức là hệ thống hộp mực và hệ thống bình mực bên trong hệ thống in và không thể thay thế được) yêu cầu một số thay đổi quy trình được quy định trong tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này được dùng cho thiết bị được sử dụng ở văn phòng, không áp dụng đối với các máy in dạng lớn hoặc khổ lớn mà chi phí chính không phải do các vật tư tiêu hao được đo trong tiêu chuẩn này.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
2.1. Phai mực (fade)
Hiện tượng có sự giảm đáng kể độ đồng nhất mật độ mực trên trang in lỗi.
CHÚ THÍCH Trong thử nghiệm này, phai mực được định nghĩa là sắc mực sáng đáng kể trong khoảng rộng từ 3 mm trở lên ở phần văn bản hoặc khối bao quanh chu vi trang in. Để xác định sự thay đổi sắc mực có trên trang in thứ 100 đối với từng hộp mực được thử nghiệm. Ví dụ về phai mực, xem Phụ lục A.
2.2. Quy trình lắc (shake procedure)
Quy trình được quy định trong trường hợp hướng dẫn sử dụng hộp mực chỉ dẫn việc lắc hộp và phương pháp lắc.
CHÚ THÍCH Nếu thử nghiệm có tiến hành lắc thì phải ghi trong báo cáo.
2.3. Báo gần hết mực (toner low)
Tín hiệu của máy in khi phát hiện lượng mực còn lại ở mức cần sớm được thay mực.
CHÚ THÍCH Tín hiệu này không chỉ ra là hệ thống hết mực.
2.4. Báo hết mực (toner out)
Tín hiệu của máy in khi hộp mực trong hệ thống đã rỗng và máy in chắc chắn không thể in khi không có sự can thiệp của người sử dụng.
CHÚ THÍCH Trong thử nghiệm này, tín hiệu hết mực sẽ chỉ được sử dụng nếu nó làm cho máy ngừng in và yêu thay thế hộp mực để tiếp tục in.
2.5. Ngừng hoạt động (end of life)
Khi máy in báo “hết mực”
CHÚ THÍCH 1 Mục đích của chung định nghĩa này là cho phép 2 quy trình lắc khi gần ngừng hoạt động và thông báo ngừng hoạt động tại lần phai mực đầu tiên sau 2 quy trình lắc. Trên danh nghĩa, quy trình lắc được thực hiện khi in phai mực. Tuy nhiên, nếu máy in được trang bị bộ báo gần hết mực, thì có thể thực hiện lần đầu, lần hai hoặc cả hai lần quy trình lắc khi có tín hiệu gần hết mực thay vì chờ phai mực, làm tiện lợi cho người thử nghiệm. Nếu hướng dẫn sử dụng không quy định quy trình lắc thì không thực hiện quy trình lắc và ngừng hoạt động khi xuất hiện phai mực lần đầu tiên.
CHÚ THÍCH 2 Khi xuất hiện phai mực trước lúc báo hết mực và không quy định quy trình lắc, thì sẽ báo ngừng hoạt động tại thời điểm phai mực. Nếu quy định quy trình lắc đối với máy in có bộ báo hết mực thì có thể thực hiện 2 quy trình lắc mực như mô tả ở phần trên khi xuất hiện phai mực trước khi báo hết mực. Trong trường hợp này, nếu xuất hiện phai mực sau 2 quy trình lắc nhưng trước khi báo hết mực, thì thông báo ngừng hoạt động ở lần phai mực thứ ba. Nếu báo hết mực tại bất kỳ thời điểm nào trong khi thử nghiệm, thì hộp mực sẽ được coi là ngừng hoạt động.
CHÚ THÍCH 3 Khi áp dụng cho hệ thống bổ sung mực (hệ thống thay thế hộp mực lớn hoặc hệ thống nhiều hộp mực), mục đích của định nghĩa này là để thông báo tình trạng hộp mực hầu như hết mực tại thời điểm thông lệ đã xác định trước. Nếu máy in được trang bị bộ báo gần hết mực hoặc tín hiệu báo hết mực, thì các thiết bị này có thể được sử dụng tại thời điểm tình trạng hộp mực gần ngừng hoạt động. Trong trường hợp trên, điều kiện trạng thái hết mực được chọn phải được ghi lại ở báo cáo thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 4 Nếu quy trình lắc được tiến hành trong khi thử nghiệm, thì báo cáo thử nghiệm sẽ ghi lại cả thời điểm thực hiện lần đầu và lần thứ hai thử tục lắc khi báo gần hết mực hoặc phai mực. Bất kỳ trang in bị phai mực trong khi thử nghiệm không được tính trong số trang hộp mực in được.
CHÚ THÍCH 5 Áp dụng định nghĩa này có thể làm dễ hiểu biểu đồ thác đổ và các ví dụ có trong Phụ lục B.
2.6. Hiệu suất trang (individual page yield)
Số trang “tệp trang chuẩn” được in từ khi lắp đặt hộp mực cho đến khi ngừng hoạt động (được định nghĩa trong Điều 3.7).
CHÚ THÍCH Đối với các hệ thống bổ sung mực, hiệu suất trang được xác định bằng cách đếm số trang “tệp trang chuẩn” được in khi áp dụng các điều kiện tình trạng hầu như hết mực (được định nghĩa trong Điều 3,5).
2.7. Hiệu suất trang khai báo (declared page yield)
(Xem Điều 5)
3. Thông số và điều kiện thử nghiệm
3.1. Thiết lập
Đặt máy in trên mặt phẳng nằm ngang và lắp đặt máy in theo hướng dẫn lắp đặt có trong sách hướng dẫn sử dụng máy in. Sử dụng trình điều khiển máy in mới nhất của nhà sản xuất. Phiên bản trình điều khiển được quy định cụ thể trong báo cáo thử nghiệm. Tiến hành lắp đặt hộp mực phải theo phần hướng dẫn lắp đặt hộp mực. Nếu như có mâu thuẫn về việc lắp đặt hộp mực trong sách hướng dẫn sử dụng máy in và sách hướng dẫn sử dụng hộp mực, thì ưu tiên sử dụng sách hướng dẫn sử dụng hộp mực trừ khi có khuyến nghị khác đối với máy in hoặc thiết lập trình điều khiển.
Nếu hộp mực sử dụng trong thử nghiệm là loại mực đổ hoặc loại bình mực, trước lúc bắt đầu thử nghiệm, mỗi máy in phải sử dụng hộp mực đầy. Các trang được in cho đến khi hết hộp mực đó không phải ghi lại và việc in này có thể diễn ra ở bất kỳ môi trường nào. Hộp mực này được sử dụng để đưa hệ thống in đạt được điều kiện mức thiết lập mực.
Tất cả các bộ điều chỉnh chất lượng in và hình ảnh nên được đặt cấu hình xuất xưởng đối với máy in và cài đặt điều kiện mặc định cho trình điều khiển. Nếu máy in và trình điều khiến khác nhau, thì sử dụng trình điều khiển mặc định. Trong quá trình thử nên vô hiệu hóa mọi chế độ tiết kiệm mực có thể được lựa chọn bởi người sử dụng.
Nếu máy in chịu thử nghiệm sử dụng trình nội thông dịch PDF, thì có thể sử dụng trình thông dịch này miễn là mặc định máy in không bị thay phông chữ. Nếu sử dụng trình nội thông dịch thì phải ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
Để đảm bảo trang in thử được thể hiện một cách chính xác, thì phải tắt mọi bộ điều chỉnh kích cỡ trang như “Khớp một trang” (Fit to Page), “Căn giữa trang” (Page Centring) và thay đổi phông chữ. Để chắc chắn không xảy ra sự thay đổi phông chữ, các phông chữ nên được tải ở dạng phông TrueType nếu trình điều khiển cung cấp tùy chọn này. Nếu có phần tùy chọn, việc biểu diễn đồ họa nên được thực hiện bởi máy in, chứ không do phần mềm ứng dụng hoặc hệ điều hành. Tệp tin nên được in với các phông chữ đã nhúng trong tệp tin và nên được biểu diễn trên trang có kích cỡ tương ứng với kích thước trong mô tả trang in thử. Bộ điều chỉnh sắp xếp trang như căn giữa trang có thể được sử dụng để đặt ảnh một cách hợp lý trên trang. Nếu có thắc mắc về thiết lập làm ảnh hưởng đến hiệu suất, thiết lập này nên được ghi lại trong báo cáo.
CHÚ THÍCH Phần mềm ứng dụng (như Adobe Reader), trình điều khiển máy in và máy in có thể có các chức năng điều chỉnh kích cỡ trang, như “Khớp một trang” (Fit to Page). Đảm bảo rằng tất cả các chức năng này đều bị vô hiệu hóa.
3.2. Kích cỡ mẫu
Tổ hợp ít nhất ba hộp mực phải được thực hiện trên tổ hợp ít nhất ba máy in (tối thiểu chín hộp mực và ba máy in). Đây là số lượng máy và hộp mực tối thiểu cần sử dụng cho thử nghiệm. Nếu có thể, đề nghị sử dụng thêm các máy và hộp mực bổ sung cho thử nghiệm. Khi thử nghiệm số lượng máy và hộp mực bổ sung nhiều hơn mức tối thiểu, cần cố gắng thử số hộp mực tương đương trên mỗi máy. Ví dụ, nếu thử nghiệm thêm một máy thì số hộp mực tối thiểu được thử nghiệm là 12 (3 hộp mực x 4 máy). Khi thử nghiệm hộp mực cho một sản phẩm được phân phối, nên thử nghiệm các hộp mực và máy in từ nhiều nguồn khác nhau, hoặc chọn từ các lô sản xuất khác nhau. Các máy in và hộp mực phải đang trong thời gian sử dụng như quy định trong sách hướng dẫn sử dụng.
CHÚ THÍCH Nên mua thêm một hộp mực phụ đề phòng khả năng hộp mực bị trục trặc trong quá trình thử.
3.3. Chế độ in
Để báo cáo hiệu suất hộp mực, thử nghiệm phải được thực hiện ở in đơn chế độ liên tục, với đầu ra được in đạt hoặc gần đạt tốc độ in định mức. Tốc độ in thực tế sẽ là bán liên tục bởi vì việc in bị gián đoạn để nạp giấy v.v… Cố gắng thực hiện việc in liên tục từ khi bắt đầu sử dụng hộp đầy mực đến khi hộp hết mực.
3.4. Môi trường in
Nhiệt độ và độ ẩm có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thử nghiệm. Vì vậy, thử nghiệm phải được tiến hành trong các điều kiện sau:
Nhiệt độ:
|
trung bình của phòng thí nghiệm là 23,0oC ± 2oC Biểu thị trung bình vận hành trong 1 giờ với các giá trị được ghi lại ít nhất 15 phút một lần, toàn bộ giá trị nhiệt độ trung bình vận hành máy từ 20,0oC đến 26,0oC. |
Độ ẩm tương đối:
|
trung bình của phòng thí nghiệm là 50 % ± 10 % RH Biểu thị trung bình vận hành trong 1 giờ với các giá trị được ghi lại ít nhất 15 phút một lần, toàn bộ giá trị RH trung bình vận hành máy từ 35 % đến 65 %. |
Ví dụ: dưới đây là bảng kết quả tính toán giá trị nhiệt độ được ghi lại 15 phút/lần khi thử nghiệm trên một hộp mực.
|
t1 |
t2 |
t3 |
t4 |
t5 |
t6 |
t7 |
t8 |
t9 |
T10 |
T11 |
t12 |
|
Nhiệt độ |
24,0 |
23,4 |
20,5 |
24,2 |
23,6 |
22,0 |
25,5 |
24,7 |
22,1 |
20,8 |
22,0 |
23,5 |
Trung bình phòng thử nghiệm |
Trung bình vận hành |
N/A |
N/A |
N/A |
23,0 |
22,9 |
22,6 |
23,8 |
24,0 |
23,6 |
23,3 |
22,4 |
22,1 |
23,0 |
Trung bình vận hành tại ti = (ti-3 + ti-2 + ti-1 + ti)/4
Trung bình phòng thử nghiệm = (t1 + t2 + … + t12)/12
Theo bảng trên, nhiệt độ trung bình của phòng thử nghiệm là 23,0oC, giá trị trung bình vận hành lớn nhất là 24,0oC và giá trị trung bình vận hành nhỏ nhất là 22,1oC. Các giá trị này được đánh dấu trong bảng đo nhiệt độ. Cần lưu ý rằng trung bình phòng thí nghiệm về cả nhiệt độ và RH là giá trị trung bình của tất cả phép đo, không phải là trung bình vận hành.
Trước khi thử nghiệm, máy in, giấy và hộp mực nên được làm ổn định với các điều kiện trên tối thiểu trong 8 tiếng. Trước lúc đó, các vật liệu đóng gói và vận chuyển hàng hải nên được mở ra cẩn thận bảo vệ hộp mực tránh mọi hư hại do tiếp xúc với ánh sáng. Giấy có thể được làm ổn định trong bao ram giấy. Trước khi ổn định lần cuối, tất cả các vật liệu nên được làm ổn định với nhiệt độ của môi trường văn phòng.
Tránh mọi sự ngưng tụ nước khi máy in, giấy và hộp mực được mang đến trong môi trường thử.
3.5. Giấy
Giấy được sử dụng trong thí nghiệm này nên là giấy có định lượng trung bình “thông dụng”, và phải theo danh sách giấy được phép sử dụng của máy in. Thông tin về nhà sản xuất giấy, định lượng và kích cỡ, A4 hoặc tương đương, sử dụng trong thử nghiệm được ghi lại trong báo cáo.
3.6. Bảo dưỡng
Bảo dưỡng máy in phải được thực hiện trong suốt quá trình thử nghiệm hiệu suất theo sách hướng dẫn sử dụng máy in và hộp mực. (Ví dụ, thay thế trục từ hoặc cầu chì).
3.7. Tệp tin in
Tệp tin in thử được quy định chi tiết trong Phụ lục C. Thử nghiệm phải được tiến hành bằng cách sử dụng tệp tin thử điện tử chính thức mới nhất làm đầu vào. Có thể tải tệp tin chính thức mới nhất tại địa chỉ http://www.iso.org/jtc1/sc28. Sử dụng không chính xác thông số kỹ thuật của tệp tin sẽ làm hỏng kết quả thử. Để in ra trang thử, ngoài việc sử dụng tệp tin thử PDF, phải sử dụng phiên bản mới nhất của trình điều khiển máy in. Nếu máy in chịu thử nghiệm sử dụng trình nội thông dịch PDF, có thể sử dụng miễn là mặc định máy in không thay thế phông chữ. Nếu sử dụng trình nội thông dịch,điều này nên được ghi vào báo cáo. Phiên bản tệp tin thử và phiên bản và nhà chế tạo trình đọc PDF cũng được ghi trên báo cáo. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, nên in một tệp tin mẫu để kiểm tra hình ảnh và đảm bảo kích cỡ thích hợp. Phải thực hiện một phép đo giữa với giấy cấp cạnh ngắn A - B và kích thước là 170,0 mm ± 1 %. Đối với giấy cấp cạnh dài nên thực hiện phép đo với loại A - C 250,0 mm ± 1 % như quy định trong Phụ lục C. Điều này được thực hiện bởi vì kéo dãn hình ảnh có thể xảy ra theo chiều cấp giấy mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng mực.
CHÚ THÍCH Để hỗ trợ việc đếm và theo dõi các trang, có thể thêm phần đầu trang hoặc chân trang trên trang in thử. Cố gắng thực hiện bằng cách giảm kích cỡ phần bổ sung này để giảm ảnh hưởng đến hiệu suất tính toán.
Nếu không đạt được dung sai đã cho khi tắt tất cả các bộ điều chỉnh tỉ lệ thì không thể tiếp tục tiến hành thử nghiệm.
4. Phương pháp thử nghiệm
4.1. Quy trình thử
1) Lắp đặt ít nhất ba máy in theo hướng dẫn sử dụng. Nếu hộp mực được sử dụng trong thử nghiệm là loại mực đổ hoặc loại bình mực, thì mỗi máy in sẽ sử dụng một hộp đầy mực trước khi bắt đầu thử nghiệm. Các trang được in từ.
2) Lắp đặt các hộp mực tương ứng theo hướng dẫn. Nếu có mâu thuẫn giữa hướng dẫn sử dụng máy in và hướng dẫn sử dụng hộp mực cho việc lắp đặt hộp mực, thì thực hiện theo hướng dẫn sử dụng hộp mực trừ khi có khuyến nghị cho thiết lập máy in hoặc thiết lập trình điều khiển.
3) Bắt đầu thử nghiệm và bắt đầu theo dõi số trang được thực hiện trên từng hộp mực thử nghiệm.
4) Đối với hộp mực, khi in đến trang thứ 100 thì lưu trang này lại dùng để so sánh độ phai mực.
5) Khi hộp mực nào ngừng hoạt động thì ghi lại hiệu suất trang trong Điều 2.6.
6) Lặp lại các bước từ 2 đến 5 đối với các hộp mực còn lại.
4.2. Quy trình xử lý hộp mực hoặc máy in bị lỗi
Trong quá trình thử, hộp mực và máy in có thể xảy ra trục trặc. Trục trặc này sẽ được xử lý theo cách bên dưới. Trục trặc hộp mực được xác định là sự cố dẫn đến việc phải thay thế trước khi hộp mực đó hết mực. Ví dụ điển hình về trục trặc của hộp mực có thể là hỏng chất quang dẫn, rò rỉ nhiều mực, hỏng kết cấu … Trục trặc máy in được định nghĩa là lỗi không phải do người sử dụng khiến cho máy in hoạt động không bình thường. Ví dụ điển hình về trục trặc của máy in có thể là lỗi tia laze của máy.
4.2.1. Hộp mực bị lỗi
Trong trường hợp hộp mực bị lỗi, trang in cuối cùng và lý do trục trặc của hộp mực phải được ghi lại trong báo cáo. Sau đó hộp mực sẽ được thay thế bằng một hộp mực mới và tiếp tục thử nghiệm. Để tính toán hiệu suất, không sử dụng kết quả của hộp mực lỗi. Để thử nghiệm được coi là hợp lệ thì phải vận hành ít nhất 9 hộp mực cho đến hết như quy định trong Điều 3.2.
4.2.2. Máy in bị lỗi
Trong trường hợp bị lỗi, máy in phải được sửa chữa hoặc thay thế và hộp mực mới phải được sử dụng cho thử nghiệm tiếp theo. Trong báo cáo, trang in cuối cùng của hộp mực sẽ được ghi lại và ghi chú rằng hộp mực được thay thế do trục trặc của máy in. Trục trặc của máy in sẽ được ghi lại và ghi lại số thứ tự của máy in thay thế. Để thử nghiệm được coi là hợp lệ thì phải vận hành ít nhất 9 hộp mực cho đến hết như quy định trong Điều 2.5. Nếu máy in bị lỗi trong quá trình thử, các hộp mực đã hết mực trong thử nghiệm vẫn được tính có giá trị. Không cần phải thử nghiệm thêm ba hộp mực trên máy mới.
Nếu máy in được sử dụng trong thử nghiệm là loại mực đổ hoặc loại bình mực, thì sử dụng một hộp mực đầy trong máy in đã sửa chữa hoặc được thay thế trước khi tiếp tục thử nghiệm. Các trang được in từ hộp mực này không được ghi lại và việc in này có thể tiến hành trong bất kỳ môi trường nào.
5. Xác định giá trị hiệu suất đã khai báo và việc khai báo
5.1. Xác định giá trị hiệu suất đã khai báo
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn sẽ thu được từ thử nghiệm (ví dụ: n = 9).
Giá trị trung bình của mẫu,
Độ lệch chuẩn của mẫu,
Với độ tin cậy 90%, hiệu suất trung bình thực tế của hộp mực là các giá trị nằm trong khoảng giá trị sau:
Khoảng tin cậy dưới =
Khoảng tin cậy trên =
Trong đó:
n là kích thước mẫu. Đối với thử nghiệm n phải ≥ 9.
ta,n-1 có thể tìm trong Bảng phân bố t với n-1 bậc tự do (df hoặc ‘v’) và a = 0,1 (trong ví dụ này thì n - 1 = 9 - 1 = 8). Bảng này quy định khoảng tin cậy hai phía là 90 %. Bảng thống kê giá trị t cụ thế này quy định 8 bậc tự do và độ tin cậy 90 % là ta,n-1 = 1,860. Bảng này có thể chỉ sử dụng trong tính toán trên. Kích thước mẫu khác nhau và/hoặc khoảng tin cậy khác nhau sẽ cho giá trị ta,n-1 khác nhau
Giá trị được khai báo phải được xác định sao giá trị này bằng hoặc nhỏ hơn giá trị thấp hơn độ tin cậy 90 % được tính toán.
5.2. Báo cáo dữ liệu thử nghiệm
Dữ liệu phải được báo cáo như ví dụ trong Phụ lục D. Báo cáo phải được làm sẵn nếu cần.
5.3. Việc khai báo hiệu suất
Khi hiệu suất của hộp mực được khai báo trong sách hướng dẫn sử dụng, tài liệu tiếp thị hoặc trên bao bì sản phẩm thì ít nhất phải có các thông tin sau:
· Mô tả rằng giá trị hiệu suất được khai báo đã được xác định theo TCVN 9092 (ISO/IEC 19752).
· Giá trị hiệu suất được khai báo của hộp mực.
Ví dụ:
Hiệu suất hộp mực: Hiệu suất trung bình của hộp mực 5000 trang chuẩn Giá trị hiệu suất được khai báo là phù hợp với TCVN 9092 (ISO/IEC 19752). |
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ phai mực
CHÚ THÍCH Trang in thử trên đây là của phiên bản cũ, chỉ dùng để minh họa cho hiện tượng phai mực.
Phụ lục B
(tham khảo)
Lưu đồ quy trình và ví dụ
VÍ DỤ 1 - Không quy định quy trình lắc đối với hộp mực và máy in không có thiết bị báo mực in gần hết hoặc mực in đã bị tháo: Hộp mực ngừng hoạt động khi phai mực lần thứ nhất. Số trang in trước khi phai mực sẽ được ghi lại là hiệu suất trang in của hộp mực.
VÍ DỤ 2 - Quy định quy trình lắc đối với hộp mực trừ máy in không có thiết bị báo mực in gần hết hoặc mực in đã bị tháo: Hộp mực ngừng hoạt động khi bị phai mực lần thứ nhất sau hai lần lắc. Quy trình lắc được tiến hành khi phai mực hai lần đầu (tức là quá trình in tiếp tục cho đến khi nhận biết phai mực lần thứ nhất; hộp mực được lắc, hoạt động in bắt đầu trở lại cho đến khi nhận biết phai mực lần thứ hai, hộp mực lại được lắc; hoạt động in lại bắt đầu trở lại cho đến khi nhận biết phai mực lần thứ ba, lúc này hoạt động in kết thúc). Báo cáo thử sẽ ghi lại cả hai lần lắc thứ nhất và thứ hai thực hiện khi in phai mực. Các trang in bị phai bị không được tính vào tổng số trang đếm cuối cùng.
VÍ DỤ 3 - Quy định quy trình lắc đối với hộp mực, máy in có thiết bị báo mực in gần hết và không có thiết bị báo mực in đã bị tháo: Hộp mực ngừng hoạt động khi xảy ra phai mực lần thứ nhất sau 2 lần lắc. Lắc mực có thể được thực hiện hoặc là tại thời điểm in phai mực 2 lần đầu tiên hoặc là 2 lần báo mực in gần hết đầu tiên hoặc kết hợp cả 2 trường hợp trên. Báo cáo thử phải ghi rõ việc cả 2 lần lắc thứ nhất và thứ hai do mực in gần hết hay in phai. Các trang in phai không được tính vào tổng số trang đếm được cuối cùng.
Có một số khả năng thay đổi trình tự trong ví dụ 3 như sau:
Máy in được thiết lập ngừng hoạt động khi mực in gần hết. Khi máy in ngừng hoạt động lần thứ nhất do mực in gần hết, hộp mực được tháo ra và lắc. Vì lắc mực nên thiết bị báo mực in gần hết tắt. Hoạt động in tiếp tục cho đến khi bị ngừng do mực in gần hết lần thứ hai. Hộp mực lại được tháo ra và lắc. Vì lắc mực nên thiết bị báo mực in gần hết tắt. Hoạt động in trở lại bình thường cho đến khi bị ngừng do mực in gần hết lần thứ ba. Máy in được khởi động lại mà không phải tháo hộp mực ra khỏi máy (ví dụ, ấn vào nút “Go”) và hoạt động in tiếp tục cho đến khi in phai mực. Máy sẽ ngừng hoạt động khi phai mực. Báo cáo thử ghi rõ rằng lần lắc mực thứ nhất và thứ hai đều được thực hiện khi mực in gần hết.
Máy in được thiết lập ngừng hoạt động khi hết mực. Ở lần ngừng hoạt động lần thứ nhất do mực in gần hết, hộp mực được tháo ra và lắc. Việc báo mực in gần hết hết hiệu lực. Hoạt động in tiếp tục diễn ra cho đến khi phai mực. Hộp mực được tháo ra và lắc. Hoạt động in tiếp tục diễn ra cho đến khi nhận thấy phai mực lần nữa. Máy in ngừng hoạt động ở lần phai mực này. Báo cáo thử ghi rõ rằng việc lắc mực lần thứ nhất được thực hiện khi được báo mực in gần hết và lần thứ hai khi phai mực.
VÍ DỤ 4 - Quy định quy trình lắc đối với hộp mực, máy in có thiết bị báo mực in gần hết và máy in cũng có thiết bị báo hộp mực đã bị tháo: Hộp mực sẽ ngừng hoạt động khi mực in bị tháo ra khỏi máy hoặc khi in phai mực lần thứ nhất sau hai lần lắc mực dù cho bất cứ vấn đề nào xảy ra trước. Nếu tiến hành lắc mực, thì phải thực hiện hoặc là vào thời điểm 2 lần đầu phát hiện phai mực, hoặc là 2 lần đầu được báo mực in sắp cạn hoặc kết hợp cả 2 trường hợp trên. Báo cáo thử phải ghi rõ cả hai lần lắc mực thứ nhất và thứ hai bất kể việc lắc mực được thực hiện khi mực in gần hết hay phai mực. Các trang in bị phai được tính và trừ đi không tính vào tổng số trang in cuối cùng.
VÍ DỤ 5 - Máy in sử dụng hệ thống mực đổ bổ sung thì không quy định quy trình lắc mực đối với hộp mực, máy in có thiết bị báo mực gần hết và máy in cũng có thiết bị báo mực đã bị tháo. Máy in được mồi bằng một hộp mực thay thế như quy định trong Điều 4.1, Người tiến hành thử nghiệm lựa chọn thời điểm thuận tiện, ở tình trạng gần như ngừng hoạt động, ví dụ mực in gần hết hay không có mực in. Hoạt động in được thực hiện bằng hộp mực mồi cho đến khi máy gần như ngừng hoạt động thì lắp hộp mực thử vào. Hoạt động in tiếp tục trở lại cho đến khi máy gần như ngừng hoạt động lần tiếp theo. Số trang in trong khoảng giữa lần thứ nhất và lần thứ hai xảy ra tình trạng ngừng hoạt động sẽ được ghi lại làm hiệu suất trang in của hộp mực. Tình trạng gần như không hoạt động đối với các hộp mực được thử tiếp theo cũng được xác định như trên. Tình trạng gần như không hoạt động được lựa chọn cho thử nghiệm được ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
Phụ lục C
(quy định)
Trang in thử tiêu chuẩn
Điểm xuất phát của các thành phần trong các hình tròn được quy định trong bảng sau:
|
Vị trí |
|
|
|
|
|
Số |
x |
y |
Ban đầu |
Hướng |
Màu xám |
Đặc điểm |
1 |
0,0 |
0,0 |
C |
0 |
0 |
0,2 x 20 mm đường giao nhau |
2 |
170,0 |
0,0 |
C |
0 |
0 |
0,2 x 20 mm đường giao nhau |
3 |
0,0 |
-10,0 |
UL |
0 |
0 |
10 mm vuông và 5 mm vuông trắng căn giữa |
4 |
150,0 |
0,0 |
UL |
0 |
0 |
10 mm vuông và 5 mm vuông trắng căn giữa |
5 |
10,0 |
-20,0 |
LL |
4 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
6 |
0,9 |
-20,0 |
UL |
-87,5 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
7 |
156,2 |
-10,0 |
UL |
-87,5 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
8 |
12,3 |
-32,9 |
LC |
0 |
0 |
Đường 0,11 mm x 79,2 mm |
9 |
12,3 |
-35,0 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
10 |
93,0 |
-37,0 |
UL |
0 |
0 |
Hình véc tơ (Xem miêu tả bên dưới) |
11 |
117,2 |
-47,2 |
LL |
0 |
0 |
14,11mm (40 điểm) SansSerif-Yield (được nhúng) |
12 |
12,3 |
-60,3 |
LL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
13 |
93,0 |
-54,8 |
LC |
0 |
0,5 |
Dòng 1,1 mm x 50,8 mm |
14 |
118,0 |
-51,6 |
LL |
0 |
0 |
2,47 (7 điểm) SansSerif-Yield (được nhúng) |
15 |
12,3 |
-69,2 |
LL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
16 |
12,3 |
-74,1 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
17 |
12,3 |
-96,9 |
LL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
18 |
12,3 |
--100,9 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
19 |
12,3 |
-128,7 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
20 |
119,2 |
-124,2 |
UL |
0 |
0,9 |
7,1 mm x 34 mm Hình hộp với 0,3 mm viền màu xám 0 |
21 |
130,8 |
-129,9 |
LL |
0 |
0 |
2.82 mm (8 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
22 |
126,3 |
-131,8 |
UL |
0 |
0,7 |
7,1 mm x 26,4 mm Hình hộp với 0,3 mm viền màu xám 0 |
23 |
133,4 |
-139,4 |
UL |
0 |
0,5 |
7,1 mm x 18,.9 mm Hình hộp với 0,3 mm viền màu xám 0 |
24 |
140,5 |
-146,9 |
UL |
0 |
0,3 |
7,1 mm x 11,4 mm Hình hộp với 0,3 mm viền màu xám 0 |
25 |
147,5 |
-154,4 |
UL |
0 |
0,1 |
7,1 mm x 3,8 mm Hình hộp với 0,3 mm viền màu xám 0 |
26 |
12,3 |
-158,3 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
27 |
121,9 |
-161,0 |
LL |
0 |
0 |
2,12 mm (6 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
28 |
129,1 |
-161,0 |
LL |
0 |
0 |
2,12 mm (6 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
29 |
136,2 |
-161,0 |
LL |
0 |
0 |
2,12 mm (6 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
30 |
143,1 |
-161,0 |
LL |
0 |
0 |
2,12 mm (6 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
31 |
150,2 |
-161,0 |
LL |
0 |
0 |
2,12 mm (6 điểm) Serif-BoldItalic-Yield (được nhúng) |
32 |
12,3 |
-178,4 |
LL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
33 |
12,3 |
-195,0 |
UL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
34 |
12,3 |
-214,4 |
LL |
0 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
35 |
10,0 |
-240,0 |
UL |
0 |
0 |
10 mm vuông và 5 mm vuông trắng căn giữa |
36 |
160,0 |
-230,0 |
UL |
0 |
0 |
10 mm vuông và 5 mm vuông trắng căn giữa |
37 |
0,0 |
-250,0 |
C |
0 |
0 |
0,2 x 20 mm đường giao nhau |
38 |
19,9 |
-249,9 |
LL |
4 |
0 |
3,53 mm (10 điểm) Serif-Yield (được nhúng) |
39 |
170,0 |
-250,0 |
C |
0 |
0 |
0,2 x 20 mm đường giao nhau |
C = Căn giữa, LL = Chữ thường trái, UL = Chữ hoa trái, LC = Chữ thường căn giữa
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn là 4,23 mm (12 điểm)
Thông tin về logo
Hình tròn và các bộ phận của hình vuông là 14,8 mm x 14,8 mm và tất cả các bộ phận có chiều rộng là 0,35 mm.
Các hình khác được tham chiếu tới bộ phận số 10 quy định tất cả các phần khác của logo. Các hình này được tô màu đen đặc và được xác định bởi các đường dẫn dưới đây. Để đưa ra một đường dẫn đóng, mỗi đường dẫn bắt đầu tại điểm đầu tiên cho trước và kết thúc tại cùng một điểm.
Phần 1 |
|
Phần 2 |
|
Phần 3 |
|
Phần 4 |
|
Phần 5 |
|||||
X |
Y |
|
X |
Y |
|
X |
Y |
|
X |
Y |
|
X |
Y |
2.03 |
3,60 |
|
2.44 |
0,67 |
|
0,32 |
-5,26 |
|
1,34 |
-4,66 |
|
7,52 |
-2.55 |
2.79 |
3,86 |
|
4,39 |
1,35 |
|
9,64 |
-2,13 |
|
2.44 |
-4,24 |
|
8,62 |
-2.21 |
3,62 |
1,30 |
|
5,60 |
-2,12 |
|
9,70 |
-2.47 |
|
2.76 |
-5,09 |
|
8,94 |
-3,06 |
2.95 |
1,06 |
|
3,63 |
-2.80 |
|
0,49 |
-5,68 |
|
1,59 |
-5,51 |
|
7,77 |
-3,48 |
Phần 6 |
|
Phần 7 |
|
Phần 8 |
|||
X |
Y |
|
X |
Y |
|
X |
Y |
4,64 |
-2,97 |
|
3,26 |
-1,34 |
|
5,09 |
-0,63 |
4,98 |
-2,81 |
|
3,34 |
-1,88 |
|
5,00 |
-1,29 |
5,48 |
-4,55 |
|
3,34 |
-3,74 |
|
4,95 |
-2,39 |
5,09 |
-4,48 |
|
3,42 |
-4,70 |
|
5,24 |
-2,76 |
|
|
|
3,51 |
-5,82 |
|
5,59 |
-3,24 |
|
|
|
3,84 |
-8,30 |
|
5,85 |
-3,67 |
|
|
|
4,13 |
-10,57 |
|
6,15 |
-4,11 |
|
|
|
4,35 |
-11,69 |
|
6,74 |
-4,93 |
|
|
|
4,52 |
-12,74 |
|
7,45 |
-6,01 |
|
|
|
4,79 |
-13,81 |
|
7,70 |
-6,53 |
|
|
|
5,03 |
-15,01 |
|
8,00 |
-6,88 |
|
|
|
5,16 |
-16,08 |
|
8,63 |
-7,88 |
|
|
|
5,55 |
-17,06 |
|
9,24 |
-8,90 |
|
|
|
6,01 |
-18,24 |
|
9,73 |
-9,82 |
|
|
|
6,30 |
-18,58 |
|
10,27 |
-10,75 |
|
|
|
6,40 |
-18,76 |
|
10,81 |
-11,74 |
|
|
|
6,64 |
-18,99 |
|
11,34 |
-12.71 |
|
|
|
6,08 |
-16,81 |
|
11,80 |
-13,62 |
|
|
|
5,63 |
-14,45 |
|
12.06 |
-14,20 |
|
|
|
5,38 |
-13,35 |
|
12.28 |
-14,60 |
|
|
|
5,20 |
-12.23 |
|
13,12 |
-16,70 |
|
|
|
4,96 |
-9,87 |
|
13,17 |
-16,53 |
|
|
|
4,67 |
-7,79 |
|
13,14 |
-15,40 |
|
|
|
4,54 |
-5,35 |
|
12,95 |
-14,91 |
|
|
|
4,44 |
-4,35 |
|
12,85 |
-14,44 |
|
|
|
4,35 |
-3,25 |
|
12,40 |
-13,31 |
|
|
|
4,35 |
-2,58 |
|
11,94 |
-12,38 |
|
|
|
4,02 |
-2,17 |
|
9,89 |
-8,37 |
|
|
|
|
|
|
8,80 |
-6,40 |
|
|
|
|
|
|
8,15 |
-5,30 |
|
|
|
|
|
|
7,81 |
-4,80 |
|
|
|
|
|
|
7,62 |
-4,34 |
|
|
|
|
|
|
6,30 |
-2,44 |
|
|
|
|
|
|
5,99 |
-2,03 |
|
|
|
|
|
|
5,75 |
-1,63 |
· Trang in thử có dạng PDF 1.4
· Các dòng ký tự bao quanh lề của trang dùng để xác định độ phai mực.
· Các dòng ký tự gần lề trang được làm nghiêng để làm giảm khả năng hư hại các thành phần của máy in và hộp mực.
· Các dòng ký tự được đặt trong phạm vi trang để tệp thử tương tự có thể được sử dụng cho máy in chân dung hoặc phong cảnh.
· Các khối ở góc trang thử có thể được sử dụng làm các chuẩn để so sánh cho một hệ thống phát hiện mực phai tự động.
· Các lề trang được thiết kế để thử nghiệm có thể sử dụng được giấy khổ “Letter” hoặc A4
· Tất cả các phông chữ có trong tệp PDF và phải được in ra mà không bị đổi font chữ.
· Tên gọi chung cho trang này là “biểu đồ LSA” (LSA Chart)
· Cần phải chú ý để duy trì kích thước trang được thiết kế. Trước khi in, gỡ bỏ tất cả các bộ sửa đổi kích thước hình ảnh ra khỏi máy, trình duyệt máy in và phần mềm ứng dụng (tức là khớp một trang). Nếu dung sai cho trước không thể đáp ứng tất cả các bộ sửa đổi tỷ lệ tắt thì thử nghiệm không thể tiếp tục thực hiện.
· Độ sáng tuyệt đối của các thanh trong đồ thị thanh có thể thay đổi đối với các họ máy in. Đó là do sự khác biệt trong thiết kế của máy in.
· Để thử nghiệm, chỉ sử dụng tệp PDF từ trang SC28: http://www.iso.org/jtc1/sc28.
Tài liệu tham khảo:
ISO 15930-1:2003(E), Graphic technology - Prepress digital data exchange Use of PDF - 1: Complete exchange using CMYK and spot colour data (PDF/X-1a) (Công nghệ đồ họa - Sử dụng PDF - 1 trao đổi dữ liệu số ép sơ bộ: Trao đổi toàn bộ bằng cách sử dụng CMYK và dữ liệu màu chấm (PDF/X-1a)).
Phụ lục D
(tham khảo)
Phiếu báo cáo mẫu thử
Khai báo hiệu suất:
Hiệu suất hộp mực: Hiệu suất trung bình của hộp mực 5000 trang tiêu chuẩn Giá trị hiệu suất được khai báo phù hợp với ISO/IEC 19752 |
Giá trị trung bình 5130
Độ lệch chuẩn 233
Độ tin cậy dưới 90% 5028
Ngày thử nghiệm: 2001/10/20 - 2001/10/30
Để trả lời các câu hỏi liên quan đến thử nghiệm liên hệ:
Cartridge Testing Associates
123 Electrophotographic Lane
Toner, IL 87484
Số hộp mực được sử dụng trong thử nghiệm 18
Số hộp mực được sử dụng trong tính toán 16
Loại hộp mực All-in-one
Tiến hành lắc? Có, khi được báo mực in gần hết
Chế độ in: Liên tục (500 trang/lệnh in)
Số máy sử dụng trong thử nghiệm 5
Các phương tiện được sử dụng Giấy can HiRight 20lb
Khổ giấy A4
Hướng khay tiếp giấy: Khay cạnh ngắn
Kiểu máy vi tính VectorPC 7155
Phiên bản trình điều khiển Printmat driver Version 1.03b
Hệ điều hành: Linux Build 1001
Phần mềm ứng dụng: Acrobat version 5.0
Phiên bản trang in thử Phiên bản 2.1
Điện (tắt/bật) hàng ngày? Có
Số sản xuất của hộp mực (Loại hộp mực: Printomat 7757):
AS123123 |
AF890933 |
SE989395 |
AW98984 |
AS908584 |
EW989940 |
RE989893 |
RE948999 |
SD89839 AD499444 AB774843 |
AS9849994 AS123124 SE989393 |
WE899893 AX54445 AV03094 |
AD899849 |
Lố sản xuất của máy (Loại máy: Printabunch 4):
ABA7758-555 ASA7789-944 ABA6686-996 ADA8858-885 ASA7785-865
Dữ liệu thử nghiệm hộp mực:
Hộp mực |
Máy |
Nhiệt độ |
Độ ẩm |
Hiệu suất hộp mực |
Hộp mực được sử dụng trong tính toán |
||||
Trung bình |
Tối đa |
Tối thiểu |
Trung bình |
Tối đa |
Tối thiểu |
||||
AS123123 |
ABA7758-555 |
23,5 |
23,5 |
23 |
51 % |
53 % |
47 % |
5320 |
Có |
AS908594 |
ABA7758-555 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
47 % |
4956 |
Có |
SD989839 |
ABA7758-555 |
23,5 |
23,5 |
23 |
52 % |
53 % |
48 % |
5101 |
Có |
AD899849 |
ABA7758-555 |
23,5 |
23,5 |
23 |
49 % |
52 % |
48 % |
5565 |
Có |
AB774843 |
ABA6686-996 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
53 % |
47 % |
4899 |
Có |
AF890933 |
ABA6686-996 |
23,5 |
23,5 |
23 |
48 % |
52 % |
47 % |
5145 |
Có |
AD499444 |
ABA6686-996 |
|
|
|
|
|
|
2158 |
Không |
EW989940 |
ASA7785-865 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
48 % |
5486 |
Có |
AS9849994 |
ASA7785-865 |
23,5 |
23,5 |
23 |
49 % |
53 % |
47 % |
4965 |
Có |
AS123124 |
ASA7789-944 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
48 % |
4874 |
Có |
SE989393 |
ASA7789-944 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
48 % |
4854 |
Có |
SE989395 |
ASA7789-944 |
|
|
|
|
|
|
2340 |
Không |
RE989893 |
ASA7789-944 |
23,5 |
23,5 |
23 |
49 % |
52 % |
47 % |
5142 |
Có |
WE899893 |
ASA7789-944 |
23,5 |
23,5 |
23 |
51 % |
53 % |
48 % |
5265 |
Có |
AX54445 |
ADA8858-885 |
23,5 |
23,5 |
23 |
49 % |
52 % |
47 % |
5421 |
Có |
AV03094 |
ADA8858-885 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
48 % |
5254 |
Có |
AW98984 |
ADA8858-885 |
23,5 |
23,5 |
23 |
48 % |
53 % |
47 % |
4875 |
Có |
RE948999 |
ADA8858-885 |
23,5 |
23,5 |
23 |
50 % |
52 % |
48 % |
4965 |
Có |
Ý kiến: (Khi được yêu cầu):
Hộp mực AD499444 bị ngừng hoạt động sau 2158 trang in thử do trục trặc của máy in ABA6686-996,
Hộp mực này không được sử dụng để tính toán hiệu suất
Hộp mực SE989395 bị ngừng hoạt động sau 2340 trang in thử do rò rỉ mực. Hộp mực này không được sử dụng trong tính toán
Mật độ thấp hơn trên 50 trang đầu tiên của mỗi hộp mực sau đó thì đậm nét hơn và duy trì cho đến khi không hoạt động. Trong phần lớn các trường hợp, lần phai mực thứ hai xảy ra ngay sau lần phai mực thứ nhất. Không sử dụng thiết bị sửa đổi chất lượng in.
Phụ lục E
(tham khảo)
So sánh hiệu suất cho 2 hệ thống in
Có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tiến hành thử nghiệm so sánh hiệu suất, nhưng cần chú ý đảm bảo các kết quả là hợp lệ. Tất cả các quy trình sử dụng trong tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng trong việc so sánh hai hệ thống in. Yêu cầu bổ sung và quy trình phân tích được quy định dưới đây. Một lần nữa, cần lưu ý rằng phương pháp thử nghiệm này chỉ có giá trị đối với thử nghiệm và so sánh hiệu suất của hộp mực, bất kỳ so sánh nào khác đều không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Thiết lập
Khi tiến hành thử nghiệm, mọi thay đổi phải được kiểm soát ngoại trừ thay đổi thuộc về thử nghiệm. Ví dụ, nếu thử nghiệm hai loại hộp mực trong một hệ thống in, các hộp mực phải được thử nghiệm cùng một lúc bằng cách sử dụng các máy in và trình điều khiển được thiết lập các chế độ và in tương tự nhau, được thực hiện trên cùng 1 loại giấy.
Sử dụng phương pháp thử nghiệm này, tổng số 9 hộp mực sẽ được sử dụng cho đến khi ngừng hoạt động trên tổng số 3 máy in đối với mỗi hệ thống in để so sánh. Thống kê cho mỗi hệ thống in có thể được tính bằng cách sử dụng các quy trình trong tiêu chuẩn này. Để xác định xem có sự khác biệt lớn về thống kê trong 2 hệ thống in hay không, sử dụng phương pháp phân tích sau:
Phân tích này kiểm tra sự khác biệt về hiệu suất của hai tập hợp khi không biết các độ lệch chuẩn của tập hợp (so với mẫu) và không thể được giả định các độ lệch chuẩn này là bằng nhau. Các giá trị được tính như sau: Độ tự do,
Trong đó:
n1 và n2 là kích thước mẫu thử của mỗi thử nghiệm (ở đây, n1 = n2 = 9) và
Trong đó s1 và s2 là các độ lệch chuẩn của mẫu của mỗi thử nghiệm (được tính toán trong Mục 6,1). Giá trị t như sau:
Trong đó:
và là các giá trị trung bình mẫu của mỗi thử nghiệm
Nếu - ta,df ≤ t ≤ ta,df thì các hiệu suất của hộp mực sẽ không có thay đổi về mặt thống kê
Nếu t < -ta,df hoặc t > ta,df thì các hiệu suất của hộp mực khác nhau về mặt thống kê.
Trong đó có thể tìm thấy ta,df trong bảng phân bổ t như trong Điều 5.1.
Khi so sánh các giá trị trung bình của 2 loại hộp mực, có thế báo cáo như sau:
VÍ DỤ: Có (không có) sự khác biệt về mặt thống kê trong các hiệu suất trung bình giữa hộp mực XYZ và hộp mực ABC với độ tin cậy 90 %. Hiệu suất trung bình của hộp mực XYZ được tính toán là giữa 9756 đến 10136 trang tiêu chuẩn, hiệu suất in trung bình của mẫu được tính của 9998 trang tiêu chuẩn. Hiệu suất trung bình của hộp mực ABC cartridge được tính giữa 9547 và 9936 trang tiêu chuẩn, với hiệu suất in trung bình của mẫu được tính của 9732 trang đạt tiêu chuẩn. (Ví dụ này giả thiết a = 0,1)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Thuật ngữ và định nghĩa
3. Thông số và điều kiện thử nghiệm
3.1. Cài đặt
3.2. Kích cỡ mẫu
3.3. Chế độ in
3.4. Môi trường in
3.5. Giấy
3.6. Bảo dưỡng
3.7. Tệp tin in
4. Phương pháp thử nghiệm
4.1. Quy trình thử
4.2. Quy trình xử lý hộp mực hoặc máy in bị lỗi
5. Xác định giá trị hiệu suất đã khai báo và việc khai báo
5.1. Xác định giá trị hiệu suất đã khai báo
5.2. Báo cáo dữ liệu thử nghiệm
5.3. Việc khai báo hiệu suất
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ phai mực
Phụ lục B (tham khảo) Lưu đồ quy trình ví dụ
Phụ lục C (quy định) Trang in thử tiêu chuẩn
Phụ lục D (tham khảo) Phiếu báo cáo mẫu thử
Phụ lục E (tham khảo) So sánh hiệu suất cho 2 hệ thống in