Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 7563-3:2008 Công nghệ thiết bị hệ thống xử lý thông tin
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7563-3:2008
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7563-3:2008 ISO 2382-3:1987 Hệ thống xử lý thông tin-Từ vựng-Phần 3: Công nghệ thiết bị
Số hiệu: | TCVN 7563-3:2008 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2008 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7563-3:2008
ISO 2382-3:1987
HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN - TỪ VỰNG PHẦN 3: CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ
Information processing systems - Vocabulary Part 3: Equipment technology
Lời nói đầu
TCVN 7563 - 3 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 2382 - 3 : 1987.
TCVN 7563 - 3 : 2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 154 "Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN - TỪ VỰNG PHẦN 3: CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ
Information processing systems - Vocabulary Part 3: Equipment technology
Mục 1: Khái quát
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin quốc tế về xử lý thông tin. Tiêu chuẩn này trình bày các thuật ngữ và định nghĩa của các khái niệm được lựa chọn liên quan đến lĩnh vực xử lý thông tin và xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm đó.
Để tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch các khái niệm này sang các ngôn ngữ khác, các định nghĩa được soạn thảo nhằm giảm thiểu các tính chất riêng biệt của một ngôn ngữ.
Tiêu chuẩn này đề cập một cách cụ thể về tín hiệu và mạch, chế độ hoạt động và xử lý cũng như các thiết bị logic và thiết bị thiết kế theo chức năng và.
2. Nguyên lý và quy tắc
2.1. Định nghĩa một mục
Mục 2 bao gồm một số của các mục. Mỗi mục bao gồm một bộ các phần tử cần thiết gồm số chỉ mục, thuật ngữ hoặc một vài thuật ngữ đồng nghĩa, cụm từ định nghĩa một khái niệm. Ngoài ra, một mục có thể gồm các ví dụ, chú thích hoặc minh họa nhằm tạo thuận lợi cho việc hiểu khái niệm.
Đôi khi, cùng một thuật ngữ có thể được định nghĩa trong các mục khác nhau, hoặc hai hay nhiều khái niệm có thể nằm trong một mục, như được quy định tương ứng trong 2.5 và 2.8.
Các thuật ngữ khác như là từ vựng, khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa, sử dụng trong tiêu chuẩn này cùng ý nghĩa như được định nghĩa trong ISO/R 1087, Thuật ngữ từ vựng.
2.2. Tổ chức một mục
Mỗi mục bao gồm các phần tử cần thiết được định nghĩa trong 2.1 và các phần tử bổ sung nếu cần. Một mục có thể bao gồm các phần tử sau theo thứ tự:
a) Số chỉ mục (chung cho tất cả các ngôn ngữ mà tiêu chuẩn này được xuất bản);
b) Thuật ngữ hoặc thuật ngữ được ưu tiên trong ngôn ngữ được xuất bản. Nếu thuật ngữ này không tồn tại thì được chỉ ra bởi một ký hiệu bao gồm 5 dấu chấm (…..); một dòng các dấu chấm có thể được sử dụng để chỉ một từ được chọn trong mỗi trường hợp cụ thể;
c) Thuật ngữ ưu tiên trong một quốc gia cụ thể xác định theo các quy tắc của ISO/R 639, ký hiệu cho các ngôn ngữ, các quốc gia và các tổ chức có thẩm quyền);
d) Từ viết tắt của thuật ngữ;
e) (Các) thuật ngữ đồng nghĩa cho phép;
f) Đoạn văn bản định nghĩa (xem 2.4);
g) Một hoặc nhiều ví dụ với tiêu đề “(các) Ví dụ”;
h) Một hoặc nhiều chú thích quy định các trường hợp cụ thể liên quan đến lĩnh vực ứng dụng các khái niệm, với tiêu đề “(CÁC) CHÚ THÍCH”;
i) Hình, sơ đồ hoặc bảng có thể chung cho vài mục.
2.3. Phân loại mục
Một chuỗi số gồm hai chữ số được ấn định cho mỗi phần của bộ tiêu chuẩn này, bắt đầu là 01 cho “ Các thuật ngữ cơ bản”.
Các mục được phân loại theo các nhóm, mỗi nhóm được ấn định một chuỗi số gồm 4 chữ số. Hai chữ số đầu tiên là chỉ phần của tiêu chuẩn này.
Mỗi mục được ấn định một số chỉ mục gồm 6 chữ số, 4 chữ số đầu tiên là chỉ phần của tiêu chuẩn và nhóm.
Để các phiên bản của tiêu chuẩn này được thống nhất trong các ngôn ngữ, các số được ấn định cho các phần, các nhóm và các mục là giống nhau cho tất cả các ngôn ngữ.
2.4. Lựa chọn các thuật ngữ và cách diễn đạt các định nghĩa
Việc lựa chọn các thuật ngữ và cách diễn đạt các định nghĩa, trong mức độ có thể, phải lấy theo cách sử dụng đã được thiết lập. Khi gặp mâu thuẫn, giải pháp được thỏa thuận theo đa số phiếu.
2.5. Đa nghĩa
Trong một ngôn ngữ, một thuật ngữ cho trước có nhiều nghĩa, mỗi nghĩa được đưa ra trong một mục riêng nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác.
2.6. Các từ viết tắt
Như chỉ ra trong 2.2, các viết tắt sử dụng hiện tại được đưa ra cho một vài thuật ngữ. Các viết tắt như vậy không được sử dụng trong các định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích.
2.7. Sử dụng dấu ngoặc đơn
Trong một số thuật ngữ, một từ hoặc các từ dưới dạng kiểu chữ đậm được đặt giữa các dấu ngoặc đơn. Các từ này là bộ phận của thuật ngữ đầy đủ, nhưng chúng có thể lược bỏ khi sử dụng thuật ngữ rút gọn trong một ngữ cảnh kỹ thuật rõ ràng. Trong văn bản định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích khác của tiêu chuẩn này, thuật ngữ như vậy chỉ được sử dụng dưới dạng đầy đủ của nó.
Trong một số mục, các thuật ngữ được theo sau bởi các từ trong ngoặc dưới dạng kiểu chữ thường. Các từ này không phải là một phần của thuật ngữ đó mà chỉ ra các hướng dẫn để sử dụng thuật ngữ đó, các lĩnh vực áp dụng cụ thể của thuật ngữ hoặc dạng ngữ pháp.
2.8. Sử dụng dấu ngoặc vuông
Khi nhiều thuật ngữ có quan hệ mật thiết có thể được xác định bởi các văn bản khác nhau chỉ một vài từ, các thuật ngữ này và các định nghĩa của chúng được nhóm thành một mục đơn. Các từ được thay thế có các ý nghĩa khác nhau được đặt trong dấu ngoặc vuông, tức là [ ], trong cùng thứ tự như trong thuật ngữ và trong định nghĩa.
Để xác định một cách rõ ràng các từ được thay thế, từ cuối cùng phù hợp với quy tắc ở trên có thể được đặt trước dấu ngoặc mở, ở bất kỳ đâu có thể, được đặt trong dấu ngoặc này và lặp lại đối với mỗi từ khác.
2.9. Việc sử dụng các thuật ngữ dưới dạng kiểu chữ nghiêng trong định nghĩa và việc sử dụng dấu hoa thị
Một thuật ngữ dưới dạng chữ in nghiêng trong định nghĩa, ví dụ, hoặc chú thích được xác định trong một mục khác trong tiêu chuẩn này hoặc trong phần tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ xuất hiện dưới dạng in nghiêng trong lần xuất hiện đầu tiên trong mỗi mục.
Kiểu chữ nghiêng cũng được sử dụng cho các dạng ngữ pháp khác của mỗi thuật ngữ, ví dụ, danh từ số nhiều và động tính từ.
Các dạng cơ bản của tất cả các thuật ngữ dưới dạng in nghiêng trong tiêu chuẩn này được liệt kê theo chỉ mục tại cuối tiêu chuẩn (xem 2.11).
Một dấu hoa thị được sử dụng để phân tách các thuật ngữ in nghiêng khi hai thuật ngữ được đề cập trong các mục phân tách và trực tiếp theo sau mỗi thuật ngữ khác ( hoặc chỉ phân tách bởi một dấu chấm hết câu).
Các từ hoặc thuật ngữ dưới dạng chữ thường được hiểu là được xác định trong các từ điển hiện tại hoặc các từ vựng kỹ thuật chính thức.
2.10. Đánh vần
Trong phiên bản tiếng Anh của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ, định nghĩa, ví dụ và chú thích được ưu tiên đưa ra dưới dạng đánh vần ở USA. Các dạng đánh vần đúng khác có thể được sử dụng mà không trái với tiêu chuẩn này.
2.11. Tổ chức chỉ mục theo bảng chữ cái ABC
Đối với mỗi ngôn ngữ được sử dụng, một chỉ mục theo bảng alphabe được cung cấp ở cuối mỗi phần. Chỉ mục này gồm tất cả các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Thuật ngữ đa từ xuất hiện theo thứ tự alphabe dưới mỗi từ khóa của chúng.
Phần 2: Thuật ngữ và định nghĩa
3. Công nghệ thiết bị
3.01. Mạch và Tín hiệu
03.01.01.
Mạch kích khởi
Mạch có một số trạng thái ổn định hoặc trạng thái không ổn định, ít nhất một trạng là ổn định và được thiết kế để có thể khởi tạo một chuyển tiếp mong muốn bằng việc áp dụng một xung phù hợp.
03.01.02.
Trạng thái ổn định
Trạng thái trong mạch kích khởi được mạch đó duy trì cho đến khi áp dụng một xung phù hợp.
03.01.03.
Trạng thái không ổn định
Trạng thái siêu ổn định
Trạng thái tựa ổn định
Trạng thái trong mạch kích khởi được mạch đó duy trì trong khoảng thời gian xác định cho đến cuối giai đoạn này nó chuyển sang một trạng thái ổn định mà không cần áp dụng một xung phù hợp.
03.01.04.
Mạch (kích khởi) hai trạng thái ổn định
Mạch ngài hai trạng thái
Mạch kích khởi có hai trạng thái ổn định.
03.01.05.
Mạch (kích khởi) ổn định đơn
Mạch kích khởi có một trạng thái ổn định và một trạng thái không ổn định.
03.01.06.
Phần tử trễ
Thiết bị mà sau một khoảng thời gian cho trước sẽ sinh ra một tín hiệu đầu ra* tương tự như tín hiệu đầu vào trước đó.
03.01.07.
Đường trễ
Đường hoặc mạng được thiết kế để tạo trễ mong muốn trong việc truyền một tín hiệu.
03.01.08.
Xung
Xung lực
Sự thay đổi giá trị biên độ trong một khoảng thời gian ngắn mà giá trị ban đầu và giá trị cuối bằng nhau.
03.01.09.
Chuỗi xung
Dãy các xung có cùng đặc điểm.
03.01.10.
Tín hiệu đồng hồ
Xung đồng hồ
Tín hiệu tuần hoàn được sử dụng để đồng bộ hóa hoặc đo các khoảng thời gian.
03.01.11.
Phép biến đổi tín hiệu
Việc tạo dạng tín hiệu
Hành động điều chỉnh một hoặc nhiều đặc điểm của một tín hiệu, như giá trị cực đại, dạng tín hiệu hoặc thời gian của nó.
03.01.12.
Phục hồi tín hiệu
Biến đổi tín hiệu nhằm khôi phục một tín hiệu để phù hợp với đặc điểm nguyên thủy của nó.
0.3.01.13.
Tín hiệu cho phép
Tin hiệu cho phép việc xảy ra một sự kiện.
03.01.14.
Tín hiệu cấm
Tín hiệu ngăn ngừa việc xảy ra một sự kiện.
3.02. Chế độ hoạt động và xử lý
03.02.01.
Song song
Gắn liền với một quá trình trong đó tất cả các sự kiện xảy ra trong cùng khoảng thời gian, mỗi sự kiện được điều khiển bởi một đơn vị chức năng tương tự nhưng riêng rẽ.
VÍ DỤ: Việc truyền song song các bít của một từ máy tính theo các đường của một bus nội bộ.
03.02.02.
Nối tiếp
Gắn liền với một quá trình mà trong đó tất cả các sự kiện xảy ra nối tiếp nhau.
VÍ DỤ: Truyền nối tiếp các bít của một ký tự theo như giao thức V24 của CCITT.
03.02.03.
Tuần tự
Gắn liền với một quá trình trong đó tất cả các sự kiện xảy ra liên tiếp mà không có khoảng thời gian trống nào giữa chúng.
03.02.04.
Tương tranh
Gắn liền với các quá trình diễn ra trong cùng một khoảng thời gian giữa chúng mà trong suốt khoảng thời gian này chúng có thể phải chia sẻ lẫn nhau tài nguyên chung.
VÍ DỤ: Một vài chương trình tương tranh, trong chế độ đa chương trình trong máy tính sử dụng chung một khối điều khiển lệnh.
03.02.05.
Đồng thời
Trong một quá trình, liên quan đến hai hoặc nhiều sự kiện xảy ra trong cùng khoảng thời gian, mỗi sự kiện được điều khiển bởi một đơn vị chức năng riêng.
VÍ DỤ: Trong việc thực thi một hoặc nhiều chương trình, một vài thiết bị điều khiển vào-ra bởi các kênh vào-ra, các mạch điều khiển vào-ra và thiết bị ngoại vi, có thể đồng thời với một cái khác, với sự vận hành khác được điều khiển trực tiếp bởi một đơn vị xử lý.
03.02.06.
Liên tiếp
Trong một quá trình, liên quan đến hai sự kiện liên tiếp mà không có sự xuất hiện của bất cứ sự kiện nào khác giữa chúng.
3.03. Thiết kế chức năng
03.03.01.
Thiết kế chức năng
Đặc tả chức năng của các thành phần trong một hệ thống và mối quan hệ công tác giữa chúng.
03.03.02.
Thiết kế logic
Thiết kế chức năng sử dụng các phương pháp mô tả hình thức, ví dụ như logic ký hiệu.
03.03.03.
Sơ đồ logic
Sự biểu diễn bằng đồ họa của thiết kế logic.
03.03.04.
Ký hiệu logic
ký hiệu biểu diễn một toán tử, một chức năng, hoặc một quan hệ chức năng.
3.04. Thiết bị logic
03.04.01.
Thiết bị logic
thiết bị thực hiện phép toán logic.
03.04.02.
Mạch tuần tự
Thiết bị logic mà giá trị đầu ra của nó, tại thời điểm cho trước phụ thuộc vào giá trị đầu vào và trạng thái bên trong tại thời điểm đó và trạng thái bên trong này phụ thuộc vào giá trị đầu vào ngay trước đó và trạng thái bên trong trước đó.
CHÚ THÍCH - mạch tuần tự có thể thừa nhận một số hạn chế các trạng thái bên trong vì vậy chúng được xem xét như một quan điểm trừu tượng.
03.04.03.
Mạch kết hợp
Thiết bị logic mà các giá trị đầu ra của nó tại mọi thời điểm cho trước phụ thuộc vào giá trị đầu vào của nó tại thời điểm đó
CHÚ THÍCH - Một mạch kết hợp là một trường hợp đặc biệt của một mạch tuần tự mà trạng thái bên trong của nó không được tính đến.
03.04.04.
Cổng
Phần tử logic
Mạch kết hợp thực hiện phép toán logic cơ bản.
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ “cổng” nói chung liên quan đến một đầu ra.
03.04.05.
Cổng NOT
Phần tử NOT
Cổng thực hiện phép toán Boolean phủ định.
03.04.06.
Cổng NOT-IF-THEN
Phần tử NOT-IF-THEN
Cổng thực hiện phép toán Boolean loại trừ.
03.04.07.
Cổng AND
Phần tử AND
Cổng thực hiện phép toán Boolean giao.
03.04.08.
Cổng EXCLUSIVE-OR
Phần tử EXCLUSIVE-OR
Cổng thực hiện phép toán Boolean không tương đương.
03.04.09.
Cổng (INCLUSIVE-)OR
Phần tử (INCLUSIVE-)OR
Cổng thực hiện phép toán Boolean tuyển.
0.3.04.10.
Cổng NOR
Phần tử NOR
Cổng thực hiện phép toán Boolean không tuyển.
3.05.11. Cổng IF-AND-ONLY-IF
Phần tử IF-AND-ONLY-IF
Cổng thực hiện phép toán Boolean tương đương.
03.05.12.
Cổng IF-THEN
Phần tử IF-THEN
Cổng thực hiện phép toán Boolean kéo theo.
3.06.13. Công NAND
Phần tử NAND
Cổng thực hiện phép toán Boolean không giao.
3.07.14. Cổng đồng nhất
Phần tử đồng nhất
Cổng thực hiện phép toán đồng nhất
3.08.15. Cổng ngưỡng
Phần tử ngưỡng
Cổng thực hiện phép toán đặt ngưỡng.
3.09.16. Cổng đa số
Phần tử đa số
Cổng thực hiện phép toán lấy đa số
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.