Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn TCVN 7563-14:2009 Độ tin cậy, khả năng duy trì, tính sẵn có trong CNTT
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7563-14:2009
Số hiệu: | TCVN 7563-14:2009 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2009 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7563-14:2009
ISO/IEC 2382-14:1997
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TỪ VỰNG - PHẦN 14: ĐỘ TIN CẬY, KHẢ NĂNG DUY TRÌ, TÍNH SẴN CÓ
Information Technology – Vocabulary - Part 14: Reliability, Maintainability And Availability
Lời nói đầu
TCVN 7563-14:2009 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 2382-14:1997.
TCVN 7563-14:2009 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TỪ VỰNG - PHẦN 14: ĐỘ TIN CẬY, KHẢ NĂNG DUY TRÌ, TÍNH SẴN CÓ
Information Technology – Vocabulary - Part 14: Reliability, Maintainability And Availability
Mục 1: Khái quát
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này nhằm tạo thuận lợi cho việc truyền thông quốc tế trong công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn trình bày bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh các thuật ngữ và định nghĩa về những khái niệm được lựa chọn liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và xác định những quan hệ giữa các mục.
Để tạo thuận lợi cho việc dịch thuật sang các ngôn ngữ khác, các định nghĩa ở đây được biên soạn sao cho trong chừng mực có thể tránh khỏi mọi dị biệt của một ngôn ngữ.
Tiêu chuẩn này định nghĩa các khái niệm có liên quan đến độ tin cậy, khả năng duy trì và tính sẵn có.
1.2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7563-1:2005, Công nghệ thông tin - từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản.
ISO 2382-2:1976, Xử lý dữ liệu - Từ vựng - Phần 02: Số học và các phép tính.
ISO 8402:1994, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Từ vựng.
ISO/IEC 9126:1991, Công nghệ thông tin - Định giá sản phẩm phần mềm - Đặc điểm chất lượng và hướng dẫn sử dụng.
IEC 50 (191):1990, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 191: Tính đáng tin cậy và chất lượng dịch vụ.
1.3. Nguyên lý và quy tắc
1.3.1. Định nghĩa một mục
Mục 2 gồm một số mục. Mỗi mục gồm có một tập hợp các phần tử cơ bản bao hàm một số hiệu chỉ mục, một thuật ngữ hoặc một vài thuật ngữ đồng nghĩa, và một mệnh đề định nghĩa một khái niệm. Thêm vào đó, một mục có thể bao hàm các ví dụ, chú thích hoặc minh họa nhằm tạo thuận lợi cho việc thông hiểu khái niệm.
Đôi khi, cùng một thuật ngữ có thể được định nghĩa trong các mục khác nhau, hoặc hai hoặc nhiều hơn hai khái niệm có thể được định nghĩa bởi một mục, như đã mô tả tương ứng trong 1.3.5 và 1.3.8.
Các thuật ngữ khác như từ vựng, khái niệm, thuật ngữ, và định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này đã được định nghĩa trong ISO 1087.
1.3.2. Tổ chức của một mục
Mỗi mục bao gồm các phần tử cơ bản được định nghĩa trong 1.3.1 và các phần tử được bổ sung nếu cần thiết. Mục đó có thể bao gồm các phần tử dưới đây theo thứ tự như sau:
a) Số hiệu chỉ mục (chung cho mọi ngôn ngữ sử dụng khi công bố phần này của tiêu chuẩn);
b) Thuật ngữ hoặc thuật ngữ được ưu tiên chung trong ngôn ngữ. Sự vắng mặt của một thuật ngữ được ưu tiên chung cho khái niệm đó trong ngôn ngữ sử dụng sẽ kí hiệu bởi 5 chấm (…..); một dòng các chấm có thể dùng để chỉ báo một từ cần chọn cho mỗi trường hợp cụ thể trong một thuật ngữ;
c) Thuật ngữ được ưu tiên trong một quốc gia cụ thể (được xác định theo các quy tắc của TCVN 7217);
d) Viết tắt của thuật ngữ;
e) (Các) thuật ngữ đồng nghĩa được phép dùng;
f) Văn bản của định nghĩa (xem 1.3.4);
g) Một hoặc một số ví dụ với tiêu đề “(các) Ví DỤ”;
h) Một hoặc một số chú thích đặc tả các trường hợp riêng trong lĩnh vực ứng dụng các khái niệm với tiêu đề “CHÚ THÍCH”;
i) Một hình ảnh, một biểu đồ, hoặc một bảng có thể dùng chung cho vài mục.
1.3.3. Phân loại mục
Một chuỗi số gồm hai chữ số được ấn định cho mỗi phần của bộ tiêu chuẩn này, bắt đầu là 01 cho “Các thuật ngữ căn bản”.
Các mục được phân loại theo các nhóm, mỗi nhóm được ấn định một chuỗi số gồm 4 chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên dùng để chỉ phần của bộ tiêu chuẩn này.
Mỗi mục được ấn định một số chỉ mục gồm 6 chữ số, trong đó 4 chữ số đầu tiên dùng để chỉ phần của bộ tiêu chuẩn này và chỉ nhóm của mục. Những số trên được ấn định cho các hợp phần, các nhóm và các mục một cách giống nhau để các phiên bản của tiêu chuẩn này được nhất quán trong mọi ngôn ngữ sử dụng.
1.3.4. Lựa chọn các thuật ngữ và cách diễn đạt các định nghĩa
Việc lựa chọn các thuật ngữ và cách diễn đạt các định nghĩa, trong mức độ có thể, đã tuân theo cách sử dụng được thiết lập. Những nơi có mâu thuẫn đã được giải quyết thỏa thuận theo đa số phiếu bầu.
1.3.5. Đa nghĩa
Khi một thuật ngữ cho trước có nhiều nghĩa trong một ngôn ngữ làm việc, thì mỗi nghĩa được đưa vào một mục riêng nhằm tạo thuận lợi cho việc dịch thuật sang các ngôn ngữ khác.
1.3.6. Các viết tắt
Như đã nêu trong 1.3.2, các viết tắt hiện sử dụng chỉ được đặt ra cho một số thuật ngữ. Các viết tắt như vậy không được sử dụng trong văn bản của các định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích.
1.3.7. Sử dụng dấu ngoặc đơn
Trong một số thuật ngữ, một hoặc nhiều từ in kiểu chữ đậm được đặt giữa các dấu ngoặc đơn. Những từ này là bộ phận của một thuật ngữ đầy đủ, nhưng có thể lược bỏ chúng khi sử dụng thuật ngữ rút gọn trong một ngữ cảnh kỹ thuật rõ ràng. Trong văn bản của một định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích khác của tiêu chuẩn này, một thuật ngữ như vậy chỉ được sử dụng dưới dạng đầy đủ của nó.
Trong một số mục, các thuật ngữ được theo sau bởi các từ trong ngoặc đơn in với kiểu chữ thường. Những từ này không phải là bộ phận của một thuật ngữ nhưng nêu ra các hướng dẫn để sử dụng thuật ngữ đó, lĩnh vực áp dụng cụ thể hoặc dạng ngữ pháp của thuật ngữ đó.
1.3.8. Sử dụng dấu ngoặc vuông
Khi nhiều thuật ngữ có quan hệ mật thiết có thể được xác định bởi các văn bản chỉ khác nhau một vài từ, những thuật ngữ này và các định nghĩa của chúng sẽ được nhóm thành một mục đơn. Những từ cần thay thế để có các ý nghĩa khác nhau sẽ được đặt trong dấu ngoặc vuông, tức [ ], trong cùng thứ tự như trong thuật ngữ và trong định nghĩa đó. Để xác định rõ ràng các từ cần thay thế, từ cuối cùng mà theo quy tắc nói trên có thể đặt trước dấu ngoặc vuông mở, sẽ được đặt trong dấu ngoặc này ở chỗ bất kỳ có thể, và lặp lại đối với mỗi từ khác.
1.3.9. Sử dụng các thuật ngữ được in theo kiểu chữ nghiêng trong các định nghĩa và việc sử dụng dấu hoa thị
Một thuật ngữ in kiểu chữ nghiêng trong một định nghĩa, ví dụ, hoặc chú thích, sẽ được định nghĩa trong một mục khác thuộc tiêu chuẩn này, mà có thể trong một hợp phần khác. Tuy nhiên, thuật ngữ đó chỉ in kiểu chữ nghiêng khi xuất hiện lần đầu trong mỗi mục.
Kiểu chữ nghiêng cũng được sử dụng cho các dạng ngữ pháp khác của một thuật ngữ, ví dụ danh từ số nhiều và động tính từ.
Các dạng cơ sở của tất cả các thuật ngữ in kiểu chữ nghiêng tại tiêu chuẩn này được liệt kê trong bảng chỉ mục ở cuối tiêu chuẩn (xem 1.3.11).
Dấu hoa thị dùng để tách các thuật ngữ in kiểu chữ nghiêng khi có hai thuật ngữ như thế được tham chiếu trong các mục riêng và đi theo sát nhau (hoặc chỉ được tách bởi dấu ngữ pháp).
Các từ hoặc thuật ngữ in kiểu chữ thường sẽ được hiểu như đã xác định trong các từ điển hiện hành hoặc các bộ từ vựng kỹ thuật chính thức.
1.3.10. Chính tả
Trong phiên bản tiếng Anh của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ, định nghĩa, ví dụ và chú thích đều đánh vần theo kiểu chính tả được ưu tiên ở Mỹ. Các kiểu chính tả khác cũng có thể được sử dụng mà không trái với tiêu chuẩn này.
1.3.11. Tổ chức chỉ mục theo thứ tự ABC
Trong mỗi ngôn ngữ sử dụng sẽ có một chỉ mục xếp theo thứ tự ABC ở cuối hợp phần. Chỉ mục này gồm mọi thuật ngữ được định nghĩa trong hợp phần. Những thuật ngữ đa từ sẽ xuất hiện theo thứ tự ABC dưới mỗi từ khóa của chúng.
Mục 2: Thuật ngữ và định nghĩa
14. Độ tin cậy, khả năng duy trì, tính sẵn có
14.01. Khái niệm chung
14.01.01. (01.01.40)
khối đơn vị chức năng
Thực thể phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thực hiện mục đích cụ thể.
CHÚ THÍCH - Trong IEC 50 (191), thuật ngữ “mục” khái quát hơn được sử dụng thay cho khối đơn vị chức năng. Đôi khi, “mục” có thể bao gồm con người.
14.01.02. Đảm bảo kết quả
Hoạt động và điều khoản để đảm bảo rằng các yêu cầu đã quy định được tính đến khi bắt đầu giai đoạn thiết kế và kết quả cuối cùng có các đặc trưng tương ứng trong suốt vòng đời của nó.
14.01.03. Độ tin cậy
Khả năng của khối đơn vị chức năng thực hiện một chức năng yêu cầu dưới các điều kiện cho trước trong khoảng thời gian xác định.
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ này được sử dụng trong IEV 191-02-06 là “đặc tính độ tin cậy” và giống với định nghĩa ở đây cùng với các chú thích bổ sung.
14.01.04. Tính bền
Khả năng của một khối đơn vị chức năng để thực hiện một chức năng yêu cầu dưới các điều kiện sử dụng và duy trì cho trước, đến khi đạt tới một trạng thái giới hạn.
CHÚ THÍCH
1 Trạng thái giới hạn của khối đơn vị chức năng đặc trưng bởi thời điểm cuối cùng của vòng đời hữu dụng, tính không tương xứng đối với lý do kinh tế hoặc kỹ thuật hoặc các nhân tố liên quan khác.
2 Định nghĩa và chú thích này giống như trong IEV 191-02-02.
14.01.05. Duy trì
Tập các hoạt động nhằm duy trì một khối đơn vị chức năng hoặc khôi phục nó tới một trạng thái mà trong đó nó có thể thực hiện một chức năng yêu cầu.
CHÚ THÍCH
1 Sự duy trì bao gồm các hoạt động như kiểm tra, thử nghiệm, đo lường, thay thế, điều chỉnh, sửa chữa và trong một số trường hợp bao gồm các hành động quản trị.
2 Xem IEV 191-07-01, cách diễn đạt khác biệt không đáng kể.
14.01.06. Khả năng duy trì
Trong các điều kiện sử dụng cho trước, khả năng của một khối đơn vị chức năng được tiếp tục sử dụng hoặc được khôi phục tới một trạng thái mà trong đó nó có thể thực hiện một chức năng yêu cầu khi sự duy trì được thực hiện dưới các điều kiện cho trước và có sử dụng các thủ tục và nguồn đã nêu rõ.
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ này được sử dụng trong IEV 191-02-07 là “đặc tính về khả năng duy trì” và giống với định nghĩa ở đây.
14.01.07. Tính sẵn có
Khả năng của một khối đơn vị chức năng trong một trạng thái để thực hiện một chức năng yêu cầu dưới các điều kiện cho trước tại một khoảng thời gian cho trước hoặc qua một khoảng thời gian cho trước giả định rằng có cung cấp các nguồn bên ngoài được yêu cầu.
CHÚ THÍCH
1 Thuật ngữ này được sử dụng trong IEV 191-02-07 là “đặc tính sẵn có” và định nghĩa đó là giống nhau, cùng với các chú thích bổ sung.
2 Tính sẵn có được định nghĩa ở đây là tính sẵn có nội tại trong đó các nguồn bên ngoài khác với các nguồn duy trì không ảnh hưởng tới tính sẵn có của khối đơn vị chức năng đó. Nói cách khác, tính sẵn có về hoạt động yêu cầu cung cấp các nguồn bên ngoài.
14.01.08 (0206.04). Sai lầm
Sự khác biệt giữa một điều kiện hoặc giá trị được đo, quan sát, tính toán với sự chính xác, điều kiện hoặc giá trị theo lý thuyết hoặc được quy định.
CHÚ THÍCH
1 Cách diễn đạt khác biệt không đáng kể được sử dụng trong IEV 191-05-24.
2 Định nghĩa đó trong ISO 2382-2 là giống nhau.
14.01.09. Sai sót
sai lầm do con người
sai lầm (không sử dụng trong trường hợp này)
Việc hành động hoặc không hành động của con người có thể tạo ra một kết quả không mong đợi.
CHÚ THÍCH - Xem định nghĩa đó trong IEV 191-05-25, có khác biệt không đáng kể.
10.01.10. Lỗi
Điều kiện bất thường có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng thực hiện chức năng yêu cầu của khối đơn vị chức năng.
CHÚ THÍCH - IEV 191-05-01 định nghĩa “lỗi” như một trạng thái đặc trưng bởi việc không có khả năng thực hiện một chức năng yêu cầu, ngoại trừ việc không có khả năng thực hiện chức năng yêu cầu trong khoảng thời gian duy trì phòng ngừa hoặc các hành động có kế hoạch hoặc do thiếu các nguồn bên ngoài. Minh họa hai điểm quan sát đó xem hình 1.
14.01.11. Tình trạng lỗi
Việc kết thúc khả năng thực hiện một chức năng yêu cầu của khối đơn vị chức năng.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đó giống định nghĩa trong IEV 191-04-01, cùng với các chú thích bổ sung tham chiếu tới ý nghĩa khác của thuật ngữ “lỗi”. Xem hình 1.
14.01.12. Dư thừa (trong độ tin cậy, khả năng duy trì và tính sẵn có)
Việc tồn tại một phương tiện bổ sung cho phương tiện đã có đủ khả năng để khối đơn vị chức năng thực hiện chức năng yêu cầu hoặc để dữ liệu biểu diễn thông tin.
Ví dụ: Việc sử dụng thêm bản sao chép các bit chẵn lẻ.
CHÚ THÍCH
1 Dư thừa được sử dụng chủ yếu để nâng cao độ tin cậy và tính sẵn có.
2 Định nghĩa trong IEV 191-I 5-01 không đầy đủ bằng định nghĩa ở đây.
14.02. Độ tin cậy và lỗi
14.02.01. Thời gian trung bình giữa các tình trạng lỗi
Khoảng thời gian trung bình giữa các tình trạng lỗi liên tiếp của một khối đơn vị chức năng dưới các điều kiện cho trước.
CHÚ THÍCH
1 Thời gian trung bình giữa các tình trạng lỗi có thể phát sinh từ mô hình lý thuyết hoặc từ các quan sát
2 Định nghĩa này kết hợp với các định nghĩa trong IEV 191-10-03 và nêu rõ các mục được sửa trong IEV 191-12-08.
14.02.02. Thời gian hoạt động trung bình giữa các tình trạng lỗi
Khoảng thời gian hoạt động trung bình giữa các tình trạng lỗi liên tiếp của một khối đơn vị chức năng dưới các điều kiện cho trước.
CHÚ THÍCH
1 Định nghĩa này kết hợp với các định nghĩa trong IEV 191-10-04 và nêu rõ các mục đã sửa trong IEV 191-12-09.
2 IEV 191-12-09 cũng sử dụng từ viết tắt “MTBF” đối với thuật ngữ này.
14.02.03. Lỗi do chương trình
Lỗi được phát hiện như do việc thi hành trình tự các lệnh nào đó.
CHÚ THÍCH - Theo quan điểm về “lỗi”, định nghĩa này trong IEV 191-05-12 có ý nghĩa khác biệt không đáng kể (xem 14.01.10).
14.02.04. Lỗi do dữ liệu
Lỗi được phát hiện do việc xử lý một mẫu dữ liệu nào đó.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đó trong IEV 191-05-13 có ý nghĩa khác biệt không đáng kể theo quan điểm về “lỗi” (xem 14.01.10).
14.03. Khả năng duy trì
14.03.01. Duy trì hiệu chỉnh
Việc duy trì được tiến hành sau khi xuất hiện tình trạng lỗi hoặc phát hiện lỗi, để khôi phục khối đơn vị chức năng đến một trạng thái mà nó có thể thực hiện một chức năng yêu cầu.
CHÚ THÍCH - Về cơ bản định nghĩa này giống như trong IEV 191-07-08, với sự khác biệt theo quan điểm về “lỗi” (xem 14.01.10).
14.03.02. Duy trì bị trễ
Việc duy trì hiệu chỉnh mà không được khởi tạo ngay sau khi xuất hiện tình trạng lỗi hoặc phát hiện lỗi, mà bị trì hoãn theo các quy tắc duy trì đã cho.
CHÚ THÍCH - Về cơ bản, định nghĩa này giống như trong IEV 191-07-16, với sự khác biệt theo quan điểm về “lỗi” (xem 14.01.10).
14.03.03. Duy trì được kiểm soát
Việc duy trì dựa trên cơ sở một lược đồ kiểm soát theo chất lượng dịch vụ mong muốn được duy trì liên tục với việc giảm bớt hoặc giảm thiểu nỗ lực duy trì.
CHÚ THÍCH - Về cơ bản, khái niệm này được định nghĩa giống như trong IEV 191-07-09, các khác biệt về diễn đạt chủ yếu do các yêu cầu nhất quán trong các tiêu chuẩn ISO/IEC 2382 và các cân nhắc liên quan đến độc giả dự kiến.
14.03.04. Duy trì phòng ngừa
Việc duy trì được thực hiện tại khoảng thời gian đã định theo các tiêu chí quy định để giảm khả năng xảy ra tình trạng lỗi hoặc việc giảm chức năng hoạt động của khối đơn vị chức năng.
CHÚ THÍCH - Về cơ bản, định nghĩa này giống như trong IEV 191-07-07.
14.03.05. Duy trì được lập biểu
Việc duy trì phòng ngừa được tiến hành theo thời gian biểu đã lập.
CHÚ THÍCH
1 Thời gian biểu được thiết lập theo thời gian đã qua hoặc thời gian làm việc hoặc số các sử dụng.
2 Về cơ bản, định nghĩa này giống như trong IEV 191-07-10.
14.03.06. Duy trì từ xa
duy trì trực tuyến
Việc duy trì một khối đơn vị chức năng thông qua các phương tiện viễn thông với sự trợ giúp hoặc dưới sự điều khiển của phương tiện duy trì tại một địa điểm từ xa.
CHÚ THÍCH
1 Theo ngữ cảnh này, các phương tiện viễn thông không bao gồm phương tiện truyền thông trong một mạng cục bộ tại nơi đặt khối đơn vị chức năng đó.
2 Định nghĩa đó trong IEV 191-07-14 đề cập đến việc duy trì đang được thực hiện mà không có sự truy cập vật lý của cá nhân tới khối đơn vị chức năng đó.
14.03.07. Thử nghiệm stress
thử nghiệm biên
kiểm tra biên
Thử nghiệm mà trong đó các điều kiện hoạt động nào đó bị thay đổi về giá trị được ước lượng của chúng để phát hiện hoặc định vị các lỗi tiềm ẩn.
14.03.08. Dò lỗi
Bản ghi các hoạt động nội tại của khối đơn vị chức năng, được thu bởi màn hình phản ánh trình tự các trạng thái tức thời trước khi phát hiện lỗi.
14.03.09. Chuẩn đoán (tính từ)
Gắn liền với việc phát hiện, phân tích hoặc mô tả các lỗi, tình trạng lỗi hoặc sai sót.
14.03.10. Vi chuẩn đoán
Kỹ thuật chuẩn đoán sử dụng một chương trình nhỏ có mục đích đặc biệt được kết hợp trong khối đơn vị chức năng hoặc được thêm ngoài, khi cần.
14.03.11. Chương trình duy trì và thử nghiệm
Chương trình được thiết kế để thử nghiệm khối đơn vị chức năng chủ yếu cho mục đích duy trì hoặc thẩm tra.
14.03.12. Ghi vào nhật ký (động từ)
bản ghi (động từ) (trong độ tin cậy, khả năng duy trì và tính sẵn có)
Lưu trữ trạng thái nội tại của khối đơn vị chức năng vào thiết bị lưu trữ theo sự kiện của lỗi được phát hiện nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc duy trì.
14.04. Tính sẵn có
14.04.01. Khả năng dịch vụ
Khả năng của dịch vụ để đạt được yêu cầu của người sử dụng và để tiếp tục cung cấp trong khoảng thời gian được yêu cầu, theo dung sai quy định và dưới các điều kiện cho trước.
CHÚ THÍCH - Thuật ngữ này được sử dụng trong IEV 191-19-02 là “đặc tính khả năng dịch vụ” và về căn bản là giống nhau.
14.04.02. Chế độ chờ nóng
Cấu hình mà trong đó khối đơn vị chức năng dư thừa có thể lập tức đưa dịch vụ vào làm khối đơn vị chức năng chính không chạy nữa.
14.04.03. Chế độ chờ nguội
Cấu hình mà trong đó khối đơn vị chức năng dư thừa trong khoảng thời gian trễ nào đó có thể đưa dịch vụ vào làm khối đơn vị chức năng chính không chạy nữa.
14.04.04. Cấu hình lại (trong độ tin cậy, khả năng duy trì và tính sẵn có)
Việc điều chỉnh cấu hình của khối đơn vị chức năng tiếp theo việc phát hiện lỗi hoặc sai lầm với mục đích ngăn ngừa tình trạng lỗi hoặc đưa khối đơn vị chức năng đó trở lại trạng thái mà nó có thể thực hiện một chức năng yêu cầu.
14.04.05. Lỗi mềm (tính từ)
Gắn liền với khối đơn vị chức năng tiếp tục chức năng trong chế độ suy giảm bất chấp các lỗi, hoặc các thao tác ngoài quy định bằng tay.
CHÚ THÍCH - Dung sai lỗi là biện pháp để đạt được các thao tác lỗi mềm.
14.04.06. Dung sai lỗi
Khả năng tiếp tục thực hiện một chức năng yêu cầu khi khối đơn vị chức năng có lỗi hoặc sai lầm.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa đó trong IEV 191-15-05 chỉ đề cập tới các lỗi trong mục nhỏ. Xem chú thích trong thuật ngữ “lỗi” ở Điều 14.01.10.
14.04.07. Phục hồi sai lầm
Quá trình chỉnh sửa hoặc bỏ qua tác động của lỗi hoặc sai lầm để cho phép khối đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện chức năng yêu cầu.
14.04.08. Sai lầm không thể phục hồi
sai lầm không thể sửa chữa
Sai lầm mà không thể phục hồi sai lầm đó nếu không sử dụng các kỹ thuật hoặc các nguồn bên ngoài đối với khối đơn vị chức năng bị tác động.
14.04.09. sai lầm nghiêm trọng
Sai lầm tạo thêm lệnh thực thi chương trình đưa ra các kết quả vô nghĩa, nếu có.
14.04.10. Bộ định thời giám sát
Bộ định thời giám sát trạng thái của tín hiệu hoặc khối đơn vị chức năng về tình trạng kém hoạt động hoặc trễ phản hồi ngoài khoảng thời gian quy định.
CHÚ THÍCH - Dựa trên việc mất hiệu lực trong khoảng thời gian quy định, bộ định thời giám sát có thể kích hoạt cảnh báo hoặc khiến khối đơn vị chức năng dư thừa đảm nhiệm thay khối đơn vị chức năng đang giám sát.
14.04.11. Thời gian khôi phục trung bình
thời gian phục hồi trung bình
Đối với một khối đơn vị chức năng cho trước, khoảng thời gian trung bình được yêu cầu để phục hồi hoạt động sau tình trạng lỗi.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa này trong IEV 191-13-08 định nghĩa cùng khái niệm khác nhau và cũng sử dụng từ viết tắt “MTTR” cho các thuật ngữ này.
14.04.12. Thử nóng (1) (danh từ)
Quá trình gia tăng độ tin cậy của khối đơn vị chức năng mới hoặc được tu sửa bằng việc vận hành nó trong một môi trường quy định, việc phát hiện càng nhiều lỗi càng tốt và loại bỏ các lỗi này bằng duy trì hiệu chỉnh.
CHÚ THÍCH - Về căn bản, khái niệm này được định nghĩa giống như trong IEV 191-17-02.
14.04.13. Thử nóng (2) (danh từ)
Kiểm tra trên màn hình thao tác chức năng của khối đơn vị chức năng không thể sửa chữa.
CHÚ THÍCH
1 Kiểm tra trên màn hình nhằm phát hiện và loại bỏ các khối đơn vị chức năng khiếm khuyết hoặc các tình trạng lỗi trước đó (xem IEV 191-1409).
2 Cơ bản định nghĩa này giống như trong IEV 191-17-02.
(L = Mức; i = 1,2,3…; FU = khối đơn vị chức năng) | |
(A) Cấu hình của khối đơn vị chức năng | (B) Quan điểm chung |
(C) Quan điểm theo ISO/IEC 2382-14 | (D) Quan điểm theo IEC 50 (191) |
Như chỉ ra trong hình (A), khối đơn vị chức năng được xem như tổng hợp phân cấp của nhiều mức, mỗi mức có thể lần lượt được gọi là một khối đơn vị chức năng. Trong mức-i, một “nguyên nhân” có thể tự liệt kê như một sai lầm (sai lệch so với giá trị hoặc trạng thái đúng) trong khối đơn vị chức năng này và nếu không được sửa hoặc bị hỏng có thể gây ra cho khối đơn vị chức năng này một tình trạng lỗi, như một kết quả của điều này, nó rơi vào trạng thái “F” ở đây không thể thực hiện tiếp chức năng yêu cầu (xem hình (B)). Trạng thái “F” của khối đơn vị chức năng mức-i lần lượt có thể tự liệt kê như một sai lầm trong khối đơn vị chức năng mức (i-1) và nếu không được sửa hoặc bị hỏng thì có thể gây ra cho khối đơn vị chức năng mức (i-1) một tình trạng lỗi.
Trong chuỗi nguyên nhân - kết quả, cùng một thực thể (“Entity XI”) có thể được xem như một trạng thái (Trạng thái “F”) của khối đơn vị chức năng mức-i, trong đó, nó bị lỗi như kết quả của tình trạng lỗi của nó và cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng lỗi của khối đơn vị chức năng (i-1). Thực thể “Entity X” kết hợp khái niệm “lỗi” trong tiêu chuẩn này để nhấn mạnh vào khía cạnh nguyên nhân của nó như minh họa trong hình (C) và khái niệm “lỗi” trong IEC 50 (191) nhấn mạnh vào khía cạnh trạng thái như minh họa trong hình (D). Trạng thái “F” được gọi là lỗi trong IEC 50 (191) trong khi nó không được xác định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH
Trong một số trường hợp, một tình trạng lỗi hoặc một sai lầm có thể do một sự kiện bên ngoài như nhiễu tĩnh điện hoặc ánh sáng hơn là do lỗi nội tại. Tương tự như vậy, một lỗi (theo cả 2 từ vựng trên) có thể tồn tại mà không có tình trạng lỗi trước đó. Một ví dụ về lỗi như vậy là lỗi thiết kế.
Hình 1 - Mô hình tình trạng lỗi
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1: Khái quát
1.1. Phạm vi áp dụng
1.2. Tài liệu viện dẫn
1.3. Nguyên lý và quy tắc
Phần 2: Thuật ngữ và định nghĩa
14. Độ tin cậy, khả năng duy trì, tính sẵn có
14.01. Khái niệm chung
14.02. Độ tin cậy và lỗi
14.03. Khả năng duy trì
14.04. Tính sẵn có