Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6849-1:2001 Máy phát thanh điều biên - Phần 1

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6849-1:2001

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6849-1:2001 Máy phát thanh điều biên - Phần 1: Thông số cơ bản
Số hiệu:TCVN 6849-1:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:01/01/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 6849-1:2001

MÁY PHÁT THANH ĐIỀU BIÊN - PHẦN 1: THÔNG SỐ CƠ BẢN

Amplitude modulation sound broadcasting transmitters (AM) - Part 1: Basic parameters

 

Lời nói đầu

TCVN 6849-1:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E6 Phát thanh - Truyền hình biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY PHÁT THANH ĐIỀU BIÊN - PHẦN 1: THÔNG SỐ CƠ BẢN

Amplitude modulation sound broadcasting transmitters (AM) - Part 1: Basic parameters

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy phát thanh sóng ngắn và máy phát thanh sóng trung dùng trong lĩnh vực phát thanh quảng bá. Tiêu chuẩn này quy định các thông số cơ bản của máy phát thanh điều biên (sau đây gọi tắt là máy phát thanh AM), bao gồm máy phát thanh sóng ngắn làm việc trong dải tần từ 3,2 MHz đến 26,1 MHz và máy phát thanh sóng trung làm việc trong dải tần từ 526,5 kHz đến 1 606,5 kHz.

2. Quy định chung

2.1. Điều kiện làm việc danh định

Nhiệt độ môi trường: (20 ± 5)oC

Độ ẩm tương đối: (65 ±15)%

Áp suất không khí: (8 600 -106 000) Pa

Tần số nguồn điện lưới: (50 ± 1)Hz

Điện áp nguồn điện lưới: Theo công bố của nhà chế tạo

2.2. Điều kiện làm việc mở rộng

Nhiệt độ môi trường xung quanh: (0¸45)oC

Độ ẩm tối đa: 95%

2.3. Điều kiện kỹ thuật chung

2.3.1. Các mạch điều khiển và các hệ thống nguồn cung cấp cho máy phát thanh AM phải là mạch bán dẫn, tầng khuyếch đại công suất cuối cùng (RF) và tầng điều chế cuối cùng có thể dùng đèn điện tử.

2.3.2. Máy phát thanh AM làm mát bằng gió phải có thiết bị lọc bụi còn làm mát bằng nước phải có thiết bị xử lý nước.

2.3.3. Hệ số cos j khi điều chế 100% phải ≥ 0,9

2.3.4. Máy phát thanh AM phải có hệ thống đảm bảo an toàn cho người sử dụng như: công tắc cửa, trang bị nối đất, thiết bị chỉ thị tình trạng đang làm việc để nhận biết (nghe - nhìn) khi có sự cố và phải có các thiết bị đảm bảo an toàn cho máy như bảo vệ quá dòng, quá áp, khi hệ số sóng đứng tăng quá mức cho phép.

2.3.5. Máy phát thanh AM có thể hoạt động liên tục 24 h với độ sâu điều chế trung bình lớn hơn hoặc bằng 60%, khi nhiệt độ bên ngoài từ 0oC đến 45oC.

3. Thông số kỹ thuật cơ bản

Máy phát thanh AM phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Thông số

Chỉ tiêu

Máy phát thanh sóng trung

Máy phát thanh sóng ngắn

1. Dải tần làm việc

(526,5 ¸ 1 606,5) kHz

(3,2 ¸ 26,1) MHz

2. Khoảng cách giữa hai kênh

9 kHz

5 kHz

3. Điều chỉnh tần số và độ ổn định tần số

5 Hz

5 Hz mỗi MHz

4. Loại phát xạ: phát thanh

A3E

A3E

5. Hệ số sóng đứng tối đa (VSWR)

1:1,25

1:1,17

6. Công suất sóng mang

do nhà sản xuất công bố

do nhà sản xuất công bố

7. Các hài RF và phát xạ phụ (thấp hơn mức sóng mang)

- 70 dB

- 70 dB

8. Biến đổi biên độ sóng mang: trong dải điều chế từ 0 đến 100% (điều chế hình sin ở 1 kHz)

< 5%

< 5%

9. Khả năng điều chế:

- Máy phát có thể làm việc liên tục với tín hiệu điều chế là chương trình phát thanh trong dải tần từ 50 Hz đến 10 kHz, đỉnh điều chế dương tới 125%.

- Máy phát có thể làm việc 10 min tại độ sâu điều chế 100% và 50min tại độ sâu điều chế 70%

- Khả năng quá điều chế: Máy chịu được các xung điều chế gấp 3 lần mức tín hiệu điều chế 100% tại 1 kHz

- Có khả năng chịu được quá điều chế tối đa ba lần liên tục trong khoảng thời gian 20 s

- Máy phát có thể làm việc liên tục với tín hiệu điều chế là chương trình phát thanh từ 50 Hz đến 10 kHz với các đỉnh điều chế đạt 100%.

- Máy phát có thể đạt độ sâu điều chế 100% ở bất kỳ tần số nào trong dải từ 60 Hz –10 kHz

- Máy phát có thể đạt độ sâu điều chế 70% tại tần số 50 Hz

10. Mức tín hiệu âm tần đầu vào (trở kháng 600 Ω cân bằng) cho độ sâu điều chế 100% đo ở 1kHz là:

(10 ± 2) dBm

(10 ± 2) dBm

11. Đáp tuyến biên độ tần số từ 50 Hz đến 10 kHz, độ sâu điều chế 50%, tần số chuẩn 1 kHz

- Trong dải tần từ 50 Hz đến 7,5 kHz

- Trong dải tần từ 7,5 kHz đến 10 kHz

 



± 1 dB

± 2 dB

 



± 1 dB

± 2 dB

12. Méo hài và tạp âm:

 

Độ sâu điều chế 90%:

Trong dải tần từ 50 Hz đến 7,5 kHz

< 3%

Trong dải tần từ 100 Hz đến 7,5 kHz

< 3%

13. Tỷ số tín hiệu/tạp âm tại tần số 1 kHz, độ sâu điều chế 100%, bộ lọc không trọng số:

58 dB

55 dB

14. Khả năng thay đổi tần số làm việc:

- Trong cùng băng tần

- Khác băng tần


 

- Không áp dụng

- Không áp dụng

 


< 1 min

≤ 2 min

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi