Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5453:2009 Từ vựng về thông tin và tư liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5453:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5453:2009 ISO 5127:2001 Thông tin và tư liệu-Từ vựng
Số hiệu:TCVN 5453:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5453:2009

ISO 5127:2001

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - TỪ VỰNG

Information and documentation - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 5453 : 2009 thay thế cho TCVN 5453 : 1991

TCVN 5453: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5127 : 2001;

TCVN 5453:2009 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - TỪ VỰNG

Information and documentation - Vocabulary

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nhằm mục đích tạo thuận lợi truyền thông quốc tế trong lĩnh vực thông tin và tư liệu. Tiêu chuẩn này trình bày các thuật ngữ và các định nghĩa của các khái niệm chọn lọc liên quan đến lĩnh vực và nhận dạng từ các mối quan hệ giữa các mục.

Phạm vi của tiêu chuẩn này nhằm chuẩn hóa các hoạt động liên quan đến các thư viện, các trung tâm thông tin và tư liệu, các dịch vụ định chỉ mục và biên soạn tóm tắt, lưu trữ tài liệu, khoa học thông tin và xuất bản.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 704:1987, Các nguyên tắc và phương pháp thuật ngữ

ISO 1087-1:-2000, Công tác thuật ngữ - Từ vựng - Phần 1: Lý thuyết và thực hành

ISO 1087-2:2000, Công tác thuật ngữ - Từ vựng - Phần 2: Các ứng dụng máy tính

ISO 10241:1992, Các tiêu chuẩn thuật ngữ quốc tế - Chuẩn bị và phác thảo

1. Thuật ngữ cơ bản và thuật ngữ khung

1.1. Các thuật ngữ cơ bản của các lĩnh vực liên quan

1.1.1. Các thuật ngữ chung

1.1.1.01. Khái niệm

Đơn vị kiến thức được tạo bởi sự kết hợp đơn nhất các đặc tính (ISO 1087 -1:2000)

CHÚ THÍCH Các khái niệm không giới hạn đối với bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng bị ảnh hưởng bởi các hoàn cảnh xã hội và nền tảng văn hóa.

1.1.1.02. Đối tượng

Bất cứ thứ gì có thể hoặc không thể cảm nhận được [ISO 1087-1:2000]

CHÚ THÍCH Các đối tượng có thể là vật chất (ví dụ: động cơ, tờ giấy, viên kim cương), phi vật chất (ví dụ tỷ lệ quy đổi, lập kế hoạch dự án) hoặc do tưởng tượng (ví dụ “con kỳ lân").

1.1.1.03. Tập hợp

Nhóm đơn vị gồm các đối tượng hoặc các khái niệm được coi là một tổng thể

1.1.1.04. Yếu tố

Đối tượng là thành phần của một tập hợp

1.1.1.05. Quan hệ

Mối quan hệ trí tuệ giữa hai hay nhiều yếu tố

1.1.1.06. Hệ thống

Một tập hợp các khái niệm hay các sự vật liên quan với nhau

1.1.1.07. Lĩnh vực chuyên ngành

Lĩnh vực kiến thức chuyên biệt [ISO 1087- 1:2000]

CHÚ THÍCH Ranh giới của chuyên ngành được xác định từ quan điểm hướng đích

1.1.1.08. Thứ tự

Trạng thái một tập hợp trong đó các mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau đã được nhận biết hoặc thiết lập

1.1.2. Ngôn ngữ và thuật ngữ

1.1.2.01. Ngôn ngữ

Hệ thống các ký hiệu để giao tiếp thường bao gồm một nhóm từ vựng và các quy tắc

1.1.2.02. Ngôn ngữ tự nhiên

Ngôn ngữ hiện đang hoặc đã từng được sử dụng tích cực trong một cộng đồng người, và các quy tắc được suy luận ra từ cách sử dụng đó - xem thêm Ngôn ngữ đặc biệt (ISO 1087- 1:2000)

1.1.2.03. Ngôn ngữ nhân tạo

Ngôn ngữ có các quy tắc được thiết lập rõ ràng trước khi được đưa vào sử dụng (TCVN 7563-1: 2005)

1.1.2.04. Văn bản

Các dữ liệu dưới hình thức các ký hiệu ký tự, từ, cụm từ, đoạn văn, câu, bảng hoặc sự sắp đặt các ký tự khác, nhằm chuyển tải nghĩa và được diễn đạt nghĩa được dựa chủ yếu vào kiến thức của người đọc của một ngôn ngữ tự nhiên hoặc ngôn ngữ nhân tạo (TCVN 7561-1: 2005)

1.1.2.05. Cụm từ thuật ngữ

Kết hợp từ bao gồm ít nhất một thuật ngữ và một số đơn vị từ vựng khác mà việc lựa chọn được giới hạn bi thuật ngữ đang nghiên cứu;

VÍ DỤ Đăng ký một chuyến bay...

1.1.2.06. Chuỗi

Một chuỗi các yếu tố có cùng bản chất, được coi là một tổng thể [ISO 1087- 2:2000]

VÍ DỤ ký tự, bit, xung

1.1.2.07. Từ (1)

Từ (chính tả)

Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhát có nghĩa riêng và có khả năng tồn tại như một đơn vị độc lập trong một câu, xem thêm từ

CHÚ THÍCH Một từ được đánh dấu và ngăn cách bởi khoảng trống hay dấu chấm câu được đặt trước hay sau

1.1.2.08. Từ (2)

Chuỗi ký tự được coi là một đơn vị phục vụ với một mục đích nhất định

CHÚ THÍCH 1 Trích từ TCVN 7561- 4:2005

CHÚ THÍCH 2 TCVN 7561- 4: 2005 cũng đưa ra định nghĩa cho “từ thuộc bảng chữ cái”

1.1.2.09. Ký tự

Đơn vị của một tập hợp các yếu tố được sử dụng để trình bày, tổ chức, hoặc kiểm soát dữ liệu [ISO 1087-2:2001]

CHÚ THÍCH Các ký tự có thể phân loại như các ký tự đồ họa hoặc như các ký tự điều khiển.

1.1.2.10. Sự định danh

Biểu diễn một khái niệm bằng một dấu hiệu biểu thị khái niệm ấy.

CHÚ THÍCH Trong công tác thuật ngữ, ba loại định danh được phân biệt: ký hiệu, thuật ngữ và tên.

1.1.2.11. Ký hiệu

Định danh bằng chữ cái, số, chữ tượng hình hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa các phương tiện này.

1.1.2.12. Thuật ngữ

Định danh bằng lời về một khái niệm cơ bản trong một chuyên ngành xác định [ISO 1087 - 1:2000]

CHÚ THÍCH Một thuật ngữ có thể bao gồm các ký hiệu và có thể có biến thể, ví dụ các hình thức chính tả khác nhau .

1.1.2.13. Tên

Định danh một khái niệm riêng rẽ bằng một biểu đạt ngôn ngữ.

CHÚ THÍCH Trích từ ISO 1087 -1:2000

1.1.2.14. Hệ thuật ngữ

Tập hợp các định danh thuộc một ngôn ngữ chuyên ngành [ISO 1087 -1:2000]

1.1.2.15. Danh pháp

Hệ thuật ngữ được cấu trúc theo các quy tắc định danh đã xác định trước.

CHÚ THÍCH 1: Trích từ ISO 1087 - 1:2000

CHÚ THÍCH 2: Danh pháp được nghiên cứu kỹ lưỡng phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như sinh học, y học, vật lý và hóa học.

1.1.2.16. Tính đồng nghĩa

Mối quan hệ giữa hai hay nhiều thuật ngữ của một ngôn ngữ xác định biểu hiện cùng một khái niệm [ISO 1087 - 1:2000]

DỤ Category - dass; deuterium-heavy hydrogen

1.1.2.17. Tính gần đồng nghĩa

Mối quan hệ giữa hai hay nhiều thuật ngữ của một ngôn ngữ diễn đạt các khái niệm khác nhau với các nghĩa tương tự nhau mà vì mục đích nào đó có thể được coi là những từ đồng nghĩa

1.1.2.18. Tính đa nghĩa

Mối quan hệ giữa các định danh và các khái niệm trong một ngôn ngữ xác định trong đó mỗi định danh diễn đạt hai hay nhiều khái niệm có chung một số đặc tính [ISO 1087-1:2000]

VÍ DỤ Bridge: 1) cấu trúc giúp phương tiện giao thông vượt qua một khoảng trống; 2) Bộ phận của một nhạc cụ dây; 1) Lợi giả (cầu răng)

1.1.2.19. Quan hệ đồng âm

Mối quan hệ giữa các định danh và các khái niệm của một ngôn ngữ xác định, trong đó một định danh diễn đạt hai hay nhiều khái niệm không liên quan với nhau. [ISO 1087-1:2000]

VÍ DỤ: Bark: 1) Tiếng sủa của chó; 2/ vỏ bọc bên ngoài của thân cây gỗ; 1/ Thuyền buồm

1.1.2.20. Tính đồng tự

Đặc tính của hai hay nhiều thuật ngữ có cùng một dạng chữ viết nhưng có nghĩa khác nhau

CHÚ THÍCH Cách diễn đạt khác của định nghĩa này được trình bày trong ISO 1087-2:2000.

1.1.2.21. Tính đồng âm

Đặc tính của hai hay nhiều thuật ngữ có cùng một hình thức phát âm nhưng không có nghĩa liên quan

1.1.2.22. Phiên âm

Thể hiện cách phát âm của một ngôn ngữ xác định bằng các ký tự của một hệ thống ngôn ngữ viết hoặc bằng một hệ thống các ký hiệu được tạo ra đặc biệt

CHÚ THÍCH Các hệ thống đặc biệt này có thể theo bảng chữ cái [ví dụ các ký hiệu của Hiệp hội Ngữ âm Quốc tế (IPA)] hoặc không theo bảng chữ cái (ví dụ ký hiệu của Kenneth trong cuốn sách kinh điển "Ngữ âm" (1941) của mình).

1.1.2.21. Chuyển tự (Chuyển ch)

Thể hiện các ký tự của một hệ thống ngôn ngữ viết, theo bảng chữ cái hay âm tiết, bằng các ký tự tương ứng của một hệ thống ngôn ngữ viết thứ hai

1.1.2.24. Latinh hóa

Thể hiện các hệ ngôn ngữ viết không thuộc hệ La Tinh theo bảng chữ cái La Tinh bằng phương pháp chuyển tự, phiên âm hay cả hai

1.1.2.25. Phiên dịch

Chuyển đổi từ một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác

CHÚ THÍCH Thường các ngôn ngữ như thế này là ngôn ngữ tự nhiên

1.1.2.26. Hệ thống ký hiệu

Tập hợp các ký hiệu thể hiện các con số, số lượng, cường độ và thời lượng âm thanh được sử dụng trong âm nhạc [BSI-DD 247:1998]

1.1.3. Truyền thông và thông tin

1.1.3.01. Truyền thông

Sự chuyển nghĩa bằng cách truyền tín hiệu

1.1.3.02. Dấu hiệu

Bất kỳ hiện tượng vật lý nào được hiểu là có nghĩa

1.1.3.03. Tín hiệu

Biến đổi một đại lượng vật lý để thể hiện dữ liệu [ISO/IEC 2382-1:1993]

1.1.3.04. Nghĩa

Lời giải thích một khái niệm có liên quan với một dấu hiệu

1.3.05. Thông điệp

Dữ liệu được chuẩn bị để truyền thông

1.1.3.06. Lý thuyết truyền thông

Môn khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các quá trình và các hệ thống truyền thông

1.3.07. Hệ thống truyền thông

Hệ thống quản lý các quá trình truyền thông

1.3.08. Thông tin (1)

Tri thức được truyền thông -xem thêm thông tin (2)

CHÚ THÍCH 1: Trích từ ISO 1087-2:2000.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin về các sự việc, khái niệm, sự vật, sự kiện, ý tưởng, quá trình...

1.3.09. Thông tin (2)

Thông điệp nói chung được dùng để trình bày thông tin (1) trong một quá trình truyền thông để tăng kiến thức - xem thêm thông tin (1)

1.3.10. Thông tin được ghi lại

Thông tin (1) được lưu trữ ở trong, ở trên hoặc bằng một phương tiện ghi dữ liệu

1.3.11. Hồ sơ

Tập hợp dữ liệu về một người hay một sự vật, được lựa chọn và trình bày cho một mục đích cụ thể xác định trước (xem thêm hồ sơ)

1.3.12. Hệ thống thông tin

Hệ thống truyền thông hỗ trợ việc truyền và xử lý thông tin (2)

1.3.13. Truy cập

Quyền, cơ hội hay phương tiện tiếp nhận thông tin (1) từ các tài liệu

1.3.14. Tri thức

Sự nhận thức dựa trên lý luận và xác nhận.

1.1.4. Xử lý dữ liệu

1.1.4.01. Dữ liệu

Thể hiện thông tin (1) một cách hình thức hóa phù hợp với truyền thông, giải nghĩa và xử lý [ISO 1087-2:2000]

1.1.4.02. Phương tiện lưu trữ dữ liệu

Trợ giúp

Phương tiện vật lý mà trên hoặc trong đó dữ liệu có thể được ghi lại và từ đó có thể tìm lại dữ liệu [ISO 1087-2:2000]

1.1.4.03. Xử lý dữ liệu

DP

Thực hiện các thao tác một cách hệ thống tác động lên dữ liệu [ISO 1087-2:2000]

VÍ DỤ Các phép tính lô gic hay số học đối với số liệu, nhập hay phân loại dữ liệu, kết hợp hay biên soạn các chương trình, hay các thao tác đối với văn bản, ví dụ như chỉnh sửa văn bản, phân loại, nhập, lưu trữ, tìm kiếm, hiển thị hay in

1.1.4.04. Biến đổi dữ liệu

Chuyển dữ liệu từ một phương tiện lưu trữ dữ liệu này sang một phương tiện lưu trữ dữ liệu khác

VÍ DỤ Chuyển từ giấy sang dạng tài liệu vi hình hoặc vi phim đưa vào máy tính (CIM)

1.1.4.05. Chuyển đổi dữ liệu

Chuyển dữ liệu từ một hình thức thể hiện này sang hình thức thể hiện khác

1.1.4.06. Bộ quy tắc chuyển mã (1)

Tập hợp các quy tắc chuyển đổi từ một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác - xem thêm mã (2)

CHÚ THÍCH Định nghĩa này khác định nghĩa đưa ra tại ISO/IEC 2382-4:1999 (nói về một ứng dụng đặc biệt)

1.1.4.07. Mã (2)

Tập hợp các dữ liệu được chuyển đổi hay biểu diễn thành các hình thức khác nhau theo một tập hợp các quy tắc được xác định trước (xem thêm bộ quy tắc chuyển mã (1)

CHÚ THÍCH Trong ISO 1087-2:2000, “mã” được gọi là “yếu tố nhận dạng”

1.1.4.08. Mã hóa

Quá trình biến đổi dữ liệu hoặc trình bày dữ liệu.

1.1.4.09. Định dạng (1)

Sự xếp đặt (2) định trước các dữ liệu trên một phương tiện lưu trữ dữ liệu (xem thêm Định dạng (2)

CHÚ THÍCH 1 Trích từ ISO 1087 - 2:2000.

CHÚ THÍCH 2 Các định dạng có thể được chia thành các định dạng đầu vào, định dạng lưu trữ và các định dạng đầu ra.

1.1.4.10. Ngân hàng dữ liệu

Tập hợp các hồ sơ (2) hay các cơ sở dữ liệu được kết hợp với một hệ thống lưu trữ (1), một hệ thống xử lý và một hệ thống tìm tin

CHÚ THÍCH Định nghĩa này khác đáng kể so với định nghĩa trong ISO/IEC 2382 -1: 1993

1.1.4.11. Cơ sở dữ liệu

Tập hợp các dữ liệu liên quan, đủ cho một mục đích nhất định hoặc một hệ thống xử lý dữ liệu

CHÚ THÍCH Định nghĩa này khác đáng kể so với định nghĩa trong ISO/IEC 2382 - 1:1991

1.1.4.12. Cơ sở dữ liệu toàn văn

Cơ sở dữ liệu nguồn bao gồm các các tài liệu hoàn chỉnh hoặc các phần cơ bản của tài liệu

1.1.4.13.  Máy chủ

Máy tính lưu giữ các cơ sở dữ liệu có thể tiếp cận được từ các máy tính khác thông qua mạng truyền thông

1.1.4.14. Internet

Các hệ thống kết nối máy tính trên toàn thế giới và các mạng máy tính được kết nối thông qua các cổng giúp chuyển giao dữ liệu giữa các mạng máy tính này.

1.2. Các thuật ngữ cơ bản về thông tin và tư liệu

1.2.01. Công tác tư liệu

Việc thu thập và xử lý một cách hệ thống và liên tục các thông tin ghi lại được vì mục đích lưu trữ, phân loạitìm tin

1.2.02. Tư liệu

Các thông tin được ghi lại hoặc đối tượng vật chất có thể được xử lý như một đơn vị trong quá trình tư liệu hóa

1.2.03. Tư liệu cấp hai

Tư liệu dẫn xuất

Tài liệu bao gồm dữ liệu, thông tin (1) hoặc thông tin (2) về các tư liệu khác

1.2.04. Quản lý thông tin

Lập kế hoạch, kiểm soát và khai thác các nguồn thông tin (1) tại một tổ chức.

1.2.05. Tìm tin

Quá trình tìm lại các thông tin (1) cụ thể hoặc thông tin (2) từ một nguồn lưu trữ.

1.2.06. Tìm tư liệu

Quá trình tìm lại các tư liệu cụ thể từ một nguồn lưu trữ

1.2.07. Tìm tham chiếu/ tra cứu

Tìm tin chỉ giới hạn ở các tham chiếu

1.2.08. Khoa học thông tin

Nghiên cứu các chức năng, cấu trúc và truyền thông tin (1) hoặc các thông tin (2) và quản lý các hệ thống thông tin

1.2.09. Khoa học lưu trữ

Một nhánh của khoa học thông tin được áp dụng trong tổ chức, đơn vị quản lý hành chính

1.2.10. Khoa học thư viện

Một nhánh của khoa học thông tin có liên quan đến việc tổ chức ,quản lý và hoạt động của các thư viện (1) hoặc các thư viện (2)

1.2.11. Công tác thư viện

Ứng dụng nghề nghiệp của khoa học thư viện

1.2.12. Bảo tàng học

Lý thuyết, hoạt động và các kĩ thuật tổ chức bảo tàng (1) hay bảo tàng (2) và việc áp dụng quy định về bảo tàng

1.2.13. Kỹ thuật bảo tàng

Kỹ thuật xác định và mô tả các tư liệu bảo quản trong bảo tàng (1) hoặc bảo tàng (2)

1.2.14. Thư mục học (1)

Các lý thuyết, hoạt động và kỹ thuật xác định và mô tả các tài liệu xem thêm thư mục (2)

1.2.15. Khoa học về sách (2)

Nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất và phổ biến sách (1) và các tập sách

1.2.16. Kỹ thuật sao chép

Sự tái lập hình ảnh của tư liệu bằng các phương tiện kỹ thuật

1.2.17. In

Việc tạo vết in trên một bề mặt từ các chữ in, các bản, các khối, con lăn có bôi mực hay từ máy in phun

1.2.18. Viễn thông

Lý thuyết và các kỹ thuật truyền tín hiệu bằng các phương tiện điện tử và điện từ.

1.2.19. Công tác thuật ngữ

Công tác liên quan đến thu thập, mô tả, xử lý và trình bày các khái niệmđịnh danh của chúng một cách hệ thống [ISO 1087-1:2000]

CHÚ THÍCH Công tác thuật ngữ nên được tiến hành dựa trên các nguyên tắc và phương pháp đã xác định. Công tác này bao gồm trích xuất thuật ngữ, hòa hợp khái niệm và cân đối thuật ngữ

1.3. Các thuật ngữ hành chính và chuyên môn

1.3.01. Đánh giá

Đánh giá tính hiệu quả hay các kết quả của một ứng viên, một nhân viên, một chương trình, một tổ chức/viện, một hoạt động hay các nguồn lực đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của một tổ chức

1.3.02. Chất lượng

Toàn bộ các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp chúng có khả năng đáp ứng các nhu cầu đã rõ hoặc ngụ ý.

CHÚ THÍCH Trích từ ISO 8402:1994

1.3.03. Trắc lượng thư mục

Các phương pháp toán học và thống kê được áp dụng để sử dụng tư liệu và các mẫu xuất bản phẩm

1.3.04. Trắc lượng thông tin

Các phương pháp thống kê và toán học ứng dụng để truyền thông về sử dụng thông tin

1.3.05. Cán bộ lưu trữ

Người được đào tạo về lưu trữ học

1.3.06. Cán bộ bảo quản

Người được đào tạo về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ về các kiến thức và các kỹ năng cần để thực hiện các thao tác vật lý cần thiết đề giữ gìn tính toàn vẹn và giá trị của các đối tượng

1.3.07. Người phụ trách (bảo tàng)

Người có trách nhiệm về một sưu tập (2), bổ sung và giữ gìn tính vẹn toàn của nó.

1.3.08. Cán bộ tư liệu

Người được đào tạo về công tác tư liệu

1.3.09. Người môi giới thông tin

Người đảm nhiệm mà trong đó việc định vị, tìm và cung cấp thông tin (1) hoặc thông tin (2) về bất kỳ đối tượng nào trong lĩnh vực thương mại

1.3.10. Người quản trị thông tin

Người chịu trách nhiệm quản lý thông tin

1.3.11. Cán bộ thư viện

Người được đào tạo nghiệp vụ về công tác thư viện

CHÚ THÍCH Tất cả các kiến thức đào tạo về thư viện phụ thuộc vào chương trình quốc gia

1.3.12. Cán bộ quản lý hồ sơ

Người có nhiệm vụ đảm bảo kinh tế và hiệu quả trong việc tạo ra, sử dụng, duy trì và hủy các hồ sơ lưu trữ

1.3.13. Người chuẩn bị

Người chịu trách nhiệm chuẩn bị, xử lý và sắp đặt về mặt vật lý đối với các đối tượng để trình bày tại một tổ chức

1.3.14. Nhà xuất bản

Tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm xuất bản các xuất bản phẩm

1.3.15. Chuyên gia chuyên ngành

Cán bộ trong biên chế của một tổ chức thông tin (1) và tư liệu với trình độ học vấn về các kiến thức uyên thâm của một chủ đề hay ngành học có trách nhiệm về việc lựa chọn, biên mục chủ đề (bổ sung các tài liệu mới có liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành và về các dịch vụ thông tin kết hợp

1.3.16. Người phụ trách đăng ký

Người đứng đầu bộ phận đăng ký của một tổ chức thông tin (1) và tư liệu

2. Các tài liệu, phương tiện lưu trữ dữ liệu và các hợp phần

2.1. Thuật ngữ chung

2.1.01. Tư liệu gốc

Tư liệu được tạo ra ban đầu được phân biệt với bất kỳ bản nào khác (2) của tư liệu này.

2.1.02. Bản chính

Bản (3) của một tư liệu hay tư liệu gốc mà từ đó các bản (2) khác có thể tạo ra.

2.1.03. Phiên bản

Tư liệu được sao giống hệt một tư liệu khác được coi là tư liệu gốc

2.1.04. Bản sao chép

Phiên bản gần giống với nội dung, hình thức và hình dáng tư liệu gốc, nhưng không nhất thiết phải cùng kích cỡ

2.1.05. Bản (1)

Tư liệu đóng vai trò là vật gốc mà từ đó phiên bản hoặc một tư liệu hoàn chỉnh hơn được soạn thảo (xem thêm bản (2), bản (3))

CHÚ THÍCH Trong ngôn ngữ nói chung, bản (1) thường hàm ý chỉ “bản gốc”.

2.1.06. Bản (2)

Phiên bản hay bản phiên âm của một tư liệu (xem thêm bản (1), bản (3))

2.1.07. Bản cứng

Bản (2), thường làm là bản giấy, có thể đọc được mà không cần sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật

2.1.08. Biểu mẫu

Tư liệu, được in hay sản xuất bằng cách khác, với các khoảng trống được thiết kế sẵn để ghi các thông tin (1) chi tiết

2.1.09. Bản cải biên

Tác phẩm bắt nguồn từ một tác phẩm khác, đặc biệt với mục đích sử dụng cho phương tiện khác hay trong các hình thức văn học hay thể loại âm nhạc khác [BSI-Đ 247:1998]

2.1.10. Bản chuyển thể (1)

Bản cải biên của một tác phẩm để trình bày bằng các giọng hoặc nhạc cụ khác với những tác phẩm được soạn thảo ban đầu, hoặc bởi các nhạc công hay ca sỹ có trình độ khả năng khác với trình độ được dự kiến ban đầu [BSI-DD 247:1998]

2.1.11. Xuất bản phẩm

Tài liệu để phát hành rộng rãi và thường được in thành nhiều bản (2)

2.1.12. Sách (1)

Tác phẩm mang tính trí tuệ được xuất bản dưới dạng viết, in hay điện tử, thường được đánh số trang và hình thành nên một đơn vị vật lý (xem thêm sách (2))

2.1.13. Đơn vị lưu trữ

Đầu sách, đơn vị tài liệu

Một tư liệu hoặc tập hợp các tư liệu trong các kho lưu trữ (2), được coi là một thực thể

2.1.14. Bản (3)

Một bản mẫu của tư liệu trong số nhiều bản khác (xem thêm bản (1), bản (2))

2.1.15. Đơn vị

Đơn vị lưu trữ nhỏ nhất về mặt vật lý không thể phân chia được

2.1.16. Tư liệu hình tượng

Tư liệu trong đó việc thể hiện bằng tranh ảnh là một đặc điểm nổi bật

2.1.17. Tranh

Hình thức thể hiện hai chiều cơ bản của một hay nhiều sự vật hoặc hình dạng

2.1.18. Minh họa

Phần trình bày thêm vào văn bản, giúp hình dung về các vấn đề của văn bản đó bằng các phương tiện không phải là chữ viết.

2.1.19. Tư liệu nghe nhìn

Tư liệu, bao gồm một chuỗi các hình ảnh liên quan với nhau, có thể kèm hoặc không kèm âm thanh, yêu cầu phải sử dụng thiết bị để có thể xem hoặc nghe các nội dung bên trong nó.

2.1.20. Phim đèn chiếu

Một tờ vật chất mang thông tin (2), có thể xem được khi soi trước một nguồn ánh sáng hoặc được chiếu lên một màn ảnh

2.1.21. Ảnh lập thể

Một cặp ảnh về cùng một sự vật được chụp từ các góc độ hơi khác nhau, hợp lại tạo ra một cảm giác 3 D khi được nhìn đồng thời với một kính xem ảnh nổi hoặc kính đặc biệt

2.2. Các tư liệu và các phần tư liệu

2.2.1. Tư liệu

2.2.1.01. Bản thảo

Phiên bản sơ khai của một tư liệu

2.2.1.02. Phụ trương

Tài liệu bổ sung cho chính văn của tư liệu

2.2.1.03. Bản rút gọn

Tài liệu có được từ sự cô đọng thông tin chính của tài liệu khác

2.2.1.04. Bản lược thuật (1)

Bản tóm lược, tóm tắt hay rút gọn nội dung của tư liệu (xem thêm bản rút gọn (2))

2.2.1.05. Bộ sưu tập (1)

Tài liệu được tập hợp với nhau thường dưới một nhan đề chung, các tác phẩm của một hay nhiều tác giả hoặc biên tập viên đối với một hay nhiều chủ đề (xem thêm bộ sưu tập (2), bộ sưu tập (3))

2.2.1.06. Hợp tuyển văn thơ

Các đoạn trích chọn lọc

Tài liệu bao gồm một sưu tập (1) các tư liệu hoặc các đoạn trích, thường là các tác phẩm văn chương.

2.2.1.07. Hồ sơ (1)

Đơn vị tư liệu có tổ chức được nhóm hoặc để người tạo lập sử dụng hiện tại hoặc trong quá trình lưu trữ bản chuyển thể (2) bởi vì chúng liên quan đến cùng một chủ đề, hoạt động hoặc giao dịch, xem tệp tin (2)

2.2.1.08. Hồ sơ công vụ (2)

Tư liệu được tạo ra hay tiếp nhận và được lưu trữ bởi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo các nghĩa vụ pháp lý hoặc trong giao dịch kinh doanh (xem thêm hồ sơ (1))

2.2.1.09. Biên bản ghi nhanh

Hồ sơ (2) chính thức ghi lại những phát biểu và việc làm tại cuộc họp hay hội nghị

2.2.1.10. Kỷ yếu

Kỷ yếu hội nghị

Tài liệu bao gồm các văn bản báo cáo trình ra hội nghị và cũng thường thông báo về nội dung thảo luận phát sinh từ báo cáo đó và các công việc giải quyết có liên quan.

2.2.1.11. Báo cáo

Tư liệu bao gồm bản trình bày các sự việc hoặc hồ sơ (2) của một vài giao dịch, điều tra hoặc sự kiện

2.2.1.12. Nhật ký

Hồ sơ ghi lại (2) theo trình tự thời gian bao gồm các khoản không thuộc cá nhân về các sự kiện, giao dịch diễn ra thường ngày trong một tổ chức hay cơ sở pháp lý (xem thêm nhật ký (2))

2.2.1.13. Bản ghi nhớ

Tư liệu ghi lại thông tin (1) được sử dụng để truyền thông nội bộ và có dụng ý là một vật nhắc nhở.

2.2.1.14. Thư

Tài liệu được gửi đến một cá nhân hay tổ chức nêu tên (địa chỉ)

2.2.1.15. Tài liệu viện dẫn/ tham chiếu

Tài liệu cung cấp khả năng tiếp cận nhanh chóng đến một thông tin (1) cụ thể về một đề tài đã xác định trước

2.2.1.16. Từ điển

Danh sách các từ (2) hoặc một phạm trù các từ của một ngôn ngữ (1.1.2.1.01) được sắp xếp theo thứ tự chữ cái hoặc theo hệ thống và được giải thích bằng ngôn ngữ đó hoặc được dịch thành một hay nhiều ngôn ngữ khác.

2.2.1.17. Từ vựng

Từ điển bao gồm các định danh và các định nghĩa từ một hay nhiều lĩnh vực chuyên ngành cụ thể

CHÚ THÍCH Trích từ ISO 1087-1:2000

CHÚ THÍCH 2 Từ vựng có thể đơn ngữ, song ngữ hoặc đa ngữ

2.2.1.18. Bảng chú giải thuật ngữ

Danh sách các thuật ngữ kỹ thuật hoặc các từ (2) địa phương, từ lạc hậu, khó hiểu

CHÚ THÍCH Định nghĩa này khác với định nghĩa được đưa ra ở ISO 1087-1:2000.

2.2.1.19. Bách khoa thư

Tư liệu tổng hợp kiến thức về tất cả các chủ đề hoặc nhóm chủ đề, được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái hoặc theo hệ thống và thường bao gồm các bài mục mở rộng

2.2.1.20. Sách hướng dẫn (1)

Tư liệu bao gồm các thông tin (1) giới thiệu toàn diện giúp người sử dụng có thể thực hành - xem thêm sách hướng dẫn (2)

2.2.1.21. Sổ tay (hướng dẫn)

Tài liệu tham khảo trình bày kiến thức cơ bản về các đề tài cụ thể

2.2.1.22. Tài liệu hướng dẫn

Sách hướng dẫn (1) chi tiết thực hành, sản xuất, sử dụng hoặc sửa chữa [BSI-Đ 247:1998]

2.2.1.23. Danh mục biên niên (1)

Danh sách, thường theo thứ tự thời gian, các tài liệu đơn lẻ trong cùng một xêri hoặc một môn loại hoặc một loại xác định từ nhiều nguồn khác nhau, với một bản mô tả tóm tắt từng tài liệu - xem thêm lịch (2)

2.2.1.24. Lịch (2)

Tài liệu cung cấp thông tin (1) về việc đo thời gian - xem thêm lịch (1)

CHÚ THÍCH Thường công việc này được thực hiện bằng cách liệt kê ngày, tuần, tháng và năm, thường kèm theo thông tin bổ sung.

2.2.1.25. Niên giám

Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm các tài liệu tra cứu và thường được hiệu đính hàng năm (BSI-DD 247:1998]

2.2.1.26. Danh bạ

Tài liệu tra cứu, được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, thời gian hay hệ thống, đưa ra các thông tin (1) được ghi lại thành từng khoản mục để nhận dạng hay định vị các cá nhân hay sự vật, tổ chức hay địa điểm.

2.2.1.27. Tập bản đồ

sưu tập (1) các bản đồ

2.2.1.28. Bản đồ

Sự trình bày theo quy ước thường là trên mặt phẳng theo một tỷ lệ thu nhỏ, các hiện tượng có thể được xác định vị trí trong không gian và thời gian

2.2.1.29. Sơ đồ

Bản đồ cỡ lớn của một khu vực giới hạn

2.2.1.30. Quả địa cầu

Trình bày dưới dạng cầu một thiên thể

2.2.1.31. Biểu đồ

Tư liệu trình bày các thông tin (1) được xếp thành bảng hoặc được sắp xếp theo một phương pháp nào đó dưới dạng đồ họa

2.2.1.32. Bảng

Tư liệu bao gồm dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự đặc trưng thành hàng và mục (2) và có thể có các đoạn văn bản đi kèm

2.2.1.33. Danh sách cuộn

Tài liệu được lập vì một mục đích xác định nào đó, liệt kê tên người

2.2.1.34. Bản chiếu thư

Thư ngỏ được ban bố bởi văn phòng giáo hoàng và được đóng dấu (1) sáp

2.2.1.35. Sắc lệnh (của giáo hoàng) (1)

Tài liệu mang tính trang trọng cao, được đóng dấu với một ấn tín hình tròn bằng kim loại (2) hoặc có ấn tín này kèm theo - xem thêm con dấu (2)

2.2.1.36. Dấu (1)

Dấu hiệu được thêm vào một tư liệu để nhận dạng rõ ràng một đặc điểm nhất định của tài liệu đó (xem thêm tem (2)

CHÚ THÍCH Các đặc điểm này có thể là nguồn gốc, sở hữu, thời gian được lập, phiên bản....

2.2.1.37. Tổng phổ

Tài liệu bao gồm hệ thống ký hiệu (1) cho một nhạc phẩm với các khuông nhạc của các phần được xắp xếp thành từng trang sao cho các nốt nhạc vang lên đồng thời được gióng theo chiều dọc [BSI-DD 247:1998]

2.2.1.38. Lời nhạc kịch

Tài liệu bao gồm các từ (1) của một nhạc phẩm mở rộng

CHÚ THÍCH 1: Trích từ BSI-DD 247:1998.

CHÚ THÍCH 2: Tác phẩm âm nhạc như thế có thể là một ca kịch

2.2.1.39. Phần giới thiệu trên bìa

Phần mô tả tài liệu của nhà xuất bản [BSI-DD 247:1998]

2.2.2. Các phần của tài liệu

2.2.2.01. Trang nhan đề

Trang trong cuốn sách chứa đầy đủ thông tin thư mục (1)

2.2.2.02. Từ ngữ mở đầu

Từ hoặc cụm từ mở đầu (1) của một bản thảo (1), sách cổ hoặc cuốn sách in thời xưa, đôi khi cho biết nhan đềtên của tác giả

2.2.2.03. Thông tin cuốn sách

Thông tin tổ hợp trong cuốn sách về gốc tích của tác giả, người giữ bản quyền, những chi tiết về việc xuất bản hoặc in ở mặt sau của trang nhan đề hoặc ở cuối cuốn sách

CHÚ THÍCH: Đối với báo thì trang cuối gồm thông tin về ban biên tập của tờ báo.

2.2.2.04. Mục lục

Danh sách các tiêu đềcác phụ đề của các phần của một tư liệu theo thứ tự mà chúng xuất hiện trong sách, thường được ghi số trang hoặc cột (2) ở những chỗ bắt đầu.

2.2.2.05. Lời tựa

Lời phát biểu ở đầu một tư liệu thường nói về mục tiêu và quá trình viết nên tư liệu này.

2.2.2.06. Lời giới thiệu

Phần văn bản ở đầu, lời nói đầu của tư liệu gồm những thông tin chung (1) về cơ sở lý luận, nội dung hoặc cấu trúc của tài liệu này

2.2.2.07. Hình vẽ

Hình minh họa để giải thích hoặc hoàn thiện nội dung

2.2.2.08. Lời thuyết minh

Lời văn đi kèm với hình minh họa và giải thích về chủ đề

2.2.2.09. Chú thích

Lời chỉ dẫn được đặt ở cuối trang hoặc cuối tài liệu hoặc một phần của tài liệu để làm rõ hoặc hoàn thiện thông tin (1) đề cập trong phần nội dung chính (chính văn)

2.2.2.10. Nhãn sách

Nhãn dán vào tài liệu để chỉ quyền sở hữu của tài liệu

2.2.2.11. Phụ lục

Phần bổ sung cho nội dung chính, được đặt ở cuối tài liệu

2.2.2.12. Phụ đính

Phần của tài liệu được xuất bản tiếp sau nhưng để kèm theo, bổ sung hoặc chỉnh sửa chính văn và nêu rõ chức năng chủ định của nó.

2.2.2.13. Tờ đính chính

Phần của tài liệu in sau, chính văn kèm theo dùng để liệt kê ra các lỗi in trong chính văn và cách sửa.

2.3. Các loại tư liệu

2.3.1. Tư liệu thủ công (viết tay)

2.3.1.01. Bản chép tay (1)

Tư liệu được viết hoặc chép bằng tay xem thêm bản thảo

2.3.1.02. Bản đánh máy

Tư liệu in được đánh bằng máy đánh chữ hoặc máy vi tính.

2.3.1.03. Bản thảo (2)

Bản chép tay (1) hoặc bản đánh máy được dùng để xuất bản thành nhiều bản (2) hoặc bản (3), xem thêm bản chép tay (1)

2.3.1.04. Sách cuộn (2)

Tư liệu gồm một hoặc nhiều tờ giấy da hoặc giấy khâu nối với nhau và cuộn lại

2.3.1.05. Bản vẽ

Hình ảnh được vẽ bằng khoáng chất rắn hoặc vật dụng có đầu nhọn.

2.3.1.06. Hình can (đồ lại)

Hình ảnh được thực hiện bằng cách đặt một tờ giấy trong suốt lên một hình ảnh khác và vẽ lên trên những chi tiết đã lựa chọn của bản vẽ sau

2.3.1.07. Hình can màu (1)

Hình ảnh được thực hiện bằng cách di chuyển chất màu từ một bề mặt sang bề mặt khác bằng tiếp xúc trực tiếp

2.3.1.08. Hình can màu nổi (Thác bản)

Hình ảnh được thực hiện bằng cách đặt tờ giấy lên một bề mặt nổi, đã chạm trổ hoặc định hình, chà xát và nén ép tờ giấy với chất màu.

2.3.1.09. Tranh màu nước

Hình ảnh bằng màu nâu đen, nâu sẫm hoặc màu nước pha loãng.

2.3.1.10. Tranh bột màu

Bản vẽ bằng bút chì hoặc mực với lớp bột màu pha nước

2.3.1.11. Hình mẫu

Bản vẽ sơ bộ cho một bức họa, đồ khảm hoặc hình trang trí thường có cùng một kích cỡ và tác phẩm hoàn chỉnh, xem thêm hoạt hình (2)

2.3.1.12. Bức họa

Hình ảnh được vẽ bằng thuốc màu

2.3.1.13. Mônôtip

Hình ảnh duy nhất được tạo ra bằng phương pháp can lại (1) một bức họa bằng cách nén ép.

2.3.1.14. Bức tiểu họa

Hình ảnh vẽ trong bản chép tay (1) hoặc cuốn sách, xem thêm bức tiểu xảo

2.3.1.15. Bức tiểu xảo

Hình ảnh khắc tinh vi trên ngà voi hoặc trên giấy da dê, thường dùng để vẽ chân dung phần nhiều có chiều cao không quá 50 mm

2.3.1.16. Tác phẩm cắt dán

Đồ mỹ nghệ làm từ nhiều vật liệu khác nhau.

2.3.2. Tài liệu in

2.3.2.01. Ảnh in

Bản sao hình ảnh sang một vật liệu cảm quang.

2.3.2.02. Số lượng in

Tất cả các bản (3) của một tài liệu được in cùng một lúc [BSI-DD 247:1998]

2.3.2.03. In thử

Việc in thử hoặc in thêm một số bản in

2.3.2.04. Bản in nổi

Bản in được in từ các phần nổi có mực của bản kẽm, khuôn in hoặc trục lăn.

2.3.2.05. Bản in chìm

Bản in được in từ bản kẽm hoặc trục lăn mà phần cần in sẽ được khắc lõm rồi đ mực so với phần không in

2.3.2.06. In litô (in thạch bản) (1)

Bản in hoặc bằng đá hút ẩm hoặc bằng kim loại được gia công đặc biệt hoặc bằng khuôn in lưỡng kim trên đó mực in chỉ bám vào những hình ảnh đã được thiết kế nhờ đặc tính hút đẩy mực in của bề mặt in - xem thêm phần in litô (2)

2.3.2.07. Bản in lưới

Bản in bằng lưới vải tổng hợp hoặc lụa, mà phần lưới cần in sẽ thấm màu nước

2.3.2.08. Bản in stencil

Bản in được thực hiện bằng việc cho mực in lọt qua các lỗ thủng của khuôn hoặc đổ mực vào những vùng xung quanh khuôn và các phần có thể được giữ bi một vải lưới.

2.3.2.09. Bản in kim

Bản in được tạo ra bởi đầu in gồm rất nhiều phần tử in được sắp xếp thành cột hoặc hàng dưới sự điều khiển của logic điện tử để tạo ra những điểm trình bày đồ hoạ

2.3.2.10. Bản in phun

Bản in được tạo ra bởi thiết bị in có sự hỗ trợ của máy tính, mực in sẽ được phun đều trên giấy theo lệnh sắp chữ và những chỉ dẫn đồ họa khác.

2.3.2.11. Bản in laze

Bản in được tạo ra bi chùm tia laze của thiết bị in có sự hỗ trợ của máy tính với, chùm tia laze này sẽ đốt cháy bột hiện màu trên giấy theo lệnh sắp chữ và những chỉ dẫn đồ họa khác.

CHÚ THÍCH "Laze" là thuật ngữ viết tắt của cụm từ "bức xạ ánh sáng bằng phát kích thích"

2.3.2.12. In bảo mật

Bản in được tạo ra bằng cách kết hợp các quá trình đồ họa hoặc một vài phương pháp sản xuất bí mật để ngăn ngừa việc sao chép giả mạo

2.3.2.13. Bản khắc gỗ

Bản in từ một khúc gỗ, thường được xẻ dọc thớ, trong đó phần không in sẽ bị cắt bỏ đi, chỉ để lại hình ảnh in nổi.

2.3.2.14. Bản khắc nổi kim loại

Bản in từ một khuôn in kim loại, trong đó phần không in sẽ bị cắt bỏ đi, chỉ để lại hình ảnh in nổi.

2.3.2.15. Bản khắc nổi kim loại bằng axit

Bản in từ một khuôn in kim loại, trong đó phần không in bị tẩy axit, chỉ để lại hình ảnh in nổi.

2.3.2.16. Bản in bán sắc độ

Bản in khắc axit mà sự biến đổi màu sắc được thể hiện bằng các điểm với các kích thước khác nhau.

2.3.2.17. Bản chạm gỗ

Bản in từ một khúc gỗ, thường được xẻ ngang thớ, trong đó phần không in được chạm trổ, để lại hình ảnh in nổi.

2.3.2.18. Bản in lino

Bản in từ một tấm vải dầu, phần không in sẽ bị cắt bỏ đi, chỉ để lại hình ảnh in nổi.

2.3.2.19. Bản in khắc (1)

Bản in được làm từ bất kỳ một loại khuôn khắc lõm được khắc bằng tay hoặc máy hoặc bằng axit, phần in sẽ thấp hơn (lõm xuống) so với phần không in, xem thêm bản in khắc kim loại (2)

2.3.2.20. Bản in khắc đồng

Bản in từ một tấm đồng hoặc hoặc đồng tráng thép, phần in sẽ được khắc lõm xuống so với phần không in.

2.3.2.21. Bản khắc thép

Bản in từ một tấm thép, phần in sẽ được khắc lõm xuống so với phần không in.

2.3.2.22. Bản in khắc kim loại (2)

Bản in từ một tấm kim loại, phần in sẽ được khắc bằng các công cụ để cho chúng lõm xuống so với phần không in, xem thêm in khắc (1)

2.3.2.23. Bản in khắc theo hàng

Bản in từ một tấm kim loại, phần in sẽ được khắc bằng dao khắc để cho chúng lõm xuống so với phần không in

2.3.2.24. Bản in khắc nạo

Bản in (từ một tấm kim loại ban đầu được xử lý thô ráp, bằng thiết bị lật đảo, sau đó đem đi đánh bóng ở những chỗ mà phần in cần để trắng hoặc tạo hiệu ứng bán sắc độ

2.3.2.25. Bản khắc ngòi khô

Bản in từ một tấm kim loại, vùng in được khắc bằng mũi thép

2.3.2.26. Bản khắc axít

Bản in từ một tấm kim loại ban đầu có phủ một lớp chống ăn mòn axit, bản thiết kế sẽ được vẽ lên tấm kim loại, dùng axit với những mức độ khác nhau để khắc tấm kim loại đó, phần in sẽ lõm xuống (thấp hơn so với phần không in)

2.3.2.27. Khắc axit có lót giấy

Quá trình khắc axít, trong đó bản thiết kế được vẽ bằng các đường rạch trên một tờ giấy đặt trên tấm kim loại do đó để lộ cho axit ăn mòn với những mức độ khác nhau

2.3.2.28. Bản khắc axit dùng bột nhựa

Bản in từ một tấm kim loại có phủ một lớp nhựa thông hoặc nhựa đường, bản thiết kế được tạo ra bằng cách bỏ đi hoặc thêm vào một phần bột, sau đó khắc bằng axit.

2.3.2.29. In litô (2)

Bản in phẳng từ thuật in đá trên đó bản thiết kế của hình ảnh được vẽ trực tiếp hoặc như bản can lại (1) từ một loại giấy đặc biệt, xem thêm in litô (1)

2.3.2.30. Bản in trực tiếp từ phim

Bản in từ một khuôn in có phủ một lớp giêlatin đicrômat (chất chế tạo ra phim) mà khi để lộ quang dưới một phim âm bản lật ngược thì những phần nhận được ánh sáng sẽ cứng lại và hình thành bề mặt in phẳng có mực in kết dính theo mức độ cứng lại.

2.3.3. Nhiếp ảnh và các tài liệu quang học khác

2.3.3.01. Nhiếp ảnh

ảnh

Hình ảnh có được là nhờ quá trình cố định một hình ảnh trực tiếp và bền trên bề mặt nhạy cảm với ánh sáng bằng các bức xạ điện từ

CHÚ THÍCH Bức xạ đó có thể là ánh sáng, tia X ...

2.3.3.02. Ảnh đaghe

Ảnh dương bản trên tấm đồng phủ bạc

2.3.3.03. Ảnh in cacbon

Hình ảnh in lại trong khi hiện hình trên giấy hoặc trên các vật liệu mang tin khác từ giấy cacbon ban đầu để lộ quang qua một phim âm bản

2.3.3.04. In Collodion

Hình ảnh thu được từ lớp phủ colodion được làm cho nhạy cảm với ánh sáng bằng muối bạc và để lộ quang qua một phim âm bản

2.3.3.05. Ảnh in anbumin

Hình ảnh thu được từ lớp phủ anbumin được làm cho nhạy cảm với ánh sáng bằng muối bạc và để lộ quang qua một phim âm bản

2.3.3.06. Ảnh in trên kính thủy tinh

Ảnh dương bản trên một tấm kính thủy tinh có phủ lớp colodion hoặc anbumin

2.3.3.07. Ảnh in trên sắt

Ảnh dương bản trên các lá sắt mỏng có men nâu thẫm và được phù lớp colodion

2.3.3.08. Ảnh in trên vải

Ảnh dương bản trên vải dầu có phủ lớp colodion

2.3.3.09. Dải phim

một đoạn phim quay ngắn chiếu các ảnh tĩnh

2.3.3.10. Phim điện ảnh

Phim

Phim điện ảnh

Một loạt hình ảnh được ghi lại trên một dải vật liệu trong suốt hoặc trên vật mang dữ liệu điện tử sau đó các hình ảnh được chiếu rất nhanh trên màn hình đem lại một cảm giác giống như là sự chuyển động tự nhiên liên tiếp

2.3.3.11. Bản sao chụp

Bản sao (cứng) được tạo ra trên hoặc qua vật liệu nhạy cảm bằng bức xạ điện từ

CHÚ THÍCH Có một số kỹ thuật đăng ký độc quyền như sao chụp hoặc kỹ thuật sao chụp không dùng mực ướt

2.3.3.12. Vi tài liệu

Tài liệu nhiếp ảnh thường là phim nhiếp ảnh chứa những hình ảnh thu nhỏ

CHÚ THÍCH Trích theo tiêu chuẩn ISO 6196-1:1993

2.3.3.13. Vi phiếu

Vi hình trên một tấm phim mờ đục trong đó các hình ảnh nhỏ được sắp xếp trong một khung lưới

2.3.3.14. Vi phim

Vi hình dưới dạng một dải hay cuộn phim [ISO 61964:1998]

2.3.3.15. Tấm vi phim

Tài liệu vi hình có hình chữ nhật có một hoặc nhiều hình ảnh thu nhỏ được sắp xếp theo kiểu khung lưới với tiêu đề chạy ngang bên trên [ISO 61964:1998]

2.3.3.16. Siêu phim

Tấm vi phim với các hình ảnh giảm xuống hơn 90 lần

2.3.3.17. Ảnh ba chiều

ảnh ba chiều được tạo ra do sự giao thoa giữa các chùm tia sáng đồng nhất

2.3.4. Các tài liệu điện tử, tài liệu điện từ và các vật mang

2.3.4.01. Đĩa

Vật mang dữ liệu có dạng tròn, dẹt chứa thông tin (1) hoặc thông tin (2) được nén trên bề mặt và thông tin này được đọc bởi những thiết bị chuyên dụng

2.3.4.02. Đĩa hát

Đĩa, thường làm bằng vật liệu plastic mà âm thanh được ghi lại dưới dạng các rãnh xoắn và từ đó có thể phát lại

2.3.4.03. Băng từ

Băng, thường làm bằng vật liệu plastic, bề mặt có phủ một lớp từ tính cho phép ghi dữ liệu

2.3.4.04. Băng hình

Băng từ dùng để ghi và phát lại phim quay

2.3.4.05. Đĩa từ

Đĩa dẹt, bề mặt có phủ một lớp từ tính cho phép ghi dữ liệu

2.3.4.06. Đĩa mềm

Đĩa mềm

Đĩa từ làm bằng vật liệu mềm có kích thước nhất định theo tiêu chuẩn để lưu trữ (1) dữ liệu số được thao tác trên máy vi tính

2.3.4.07. Đĩa quang

Đĩa dùng để ghi, phát lại hoặc truy tìm dữ liệu bằng máy quét laze.

2.3.4.08. Đĩa compact (CD)

Đĩa quang nh

CHÚ THÍCH Thông thường đĩa compact có đường kính 11,989 cm (4,72 inch)

2.3.4.09. CD-ROM

Đĩa nén chỉ dùng để đọc

CHÚ THÍCH CD-ROM là từ viết tắt của cụm từ “đĩa nén- bộ nhớ chỉ đọc”

2.3.4.10. Tệp tin (2)

Tập hợp các biểu ghi (1) được lưu trữ và xử lý như một đơn vị, xem thêm hồ sơ (1)

2.3.4.11. Ảnh màn hình

Hình thức trình bày đồ họa của dữ liệu số hoặc analog trên màn hình hoặc trên một thiết bị tương thích

2.3.4.12. Trang chủ

Ảnh màn hình dùng làm điểm truy cập thông tin (1) được cung cấp bởi một nhà cung ứng dữ liệu có thể truy cập trên internet hoặc bất kỳ một mạng nào dựa trên hệ thống siêu văn bản

2.4. Tài liệu theo trạng thái

2.4.01. Tập sách

Sách (2)

Tập hợp được gắn nhiều tờ tạo thành một đơn vị vật lý với nhau bằng việc đóng bìa (2), xem thêm sách (1)

2.4.02. Chuyên khảo

Xuất bản phẩm chuyên khảo

Xuất bản phẩm dưới dạng in hoặc không in, hoặc trọn vẹn trong một tập sách hoặc hoàn chỉnh trong một tập hoặc dự định hoàn chỉnh trong một số tập sách

2.4.03. Tập sách mỏng

Chuyên khảo gồm không quá 48 trang

2.4.04. Lần xuất bản

Tất cả bản sao của cùng một lần in được đặc trưng bởi định tính chung

CHÚ THÍCH Những định tính này có thể là định dạng, hiệu chỉnh...

2.4.05. Chương

Phần được đánh số hoặc nhan đề của một tài liệu nói chung độc lập nhưng có liên quan với các phần trước hoặc phần sau

2.4.06. Tài liệu nhiều kỳ

Xuất bản phẩm nhiều kỳ

xuất bản phẩm dưới dạng in hoặc không in, được phát hành thành những phần kế tiếp, thường có ký hiệu số hoặc theo thứ tự thời gian và có xu hướng dự định tiếp tục vô thời hạn bất kể định kỳ như thế nào

2.4.07. Xuất bản phẩm định kỳ

Tài liệu nhiều kỳ thường được đặc trưng bởi sự đa dạng về nội dung và các cộng tác viên, trong bản thân xuất bản phẩm hoặc từ một số này đến số khác [BSI-DD 247:1998]

2.4.08. Tùng thư (1)

Tài liệu nhiều kỳ bao gồm một nhóm tập sách được đánh số hoặc không, mỗi tập có nhan đề riêng, được gộp lại dưới một nhan đề chung và ấn hành trong một thời gian bất định, xem thêm xêri (2)

2.4.09. Tạp chí (2)

Tài liệu nhiều kỳ hướng vào những độc giả quan tâm đến một chủ đề hoặc một chuyên ngành cụ thể, xem thêm nhật ký (1)

2.4.10. Bản tin

Tài liệu nhiều kỳ từ một tổ chức, thường là gửi cho các thành viên, cung cấp thông tin (1) mới trong lĩnh vực hoạt động của mình

2.4.11. Báo

Tài liệu nhiều kỳ xuất bản định kỳ và cung cấp thông tin (1) mới nhất về các sự kiện thời sự, thường có bình luận.

2.4.12. Mục (1)

Mục xuất hiện đều đặn trong tài liệu nhiều kỳ, xem thêm cột (2)

2.4.13. Tài liệu nhất thời

Tài liệu xuất bản phục vụ một sự kiện cụ thể hoặc một loạt sự kiện, ngừng phục vụ mục đích ban đầu xuất bản trong một thời gian hoặc trong một bối cảnh khác

2.4.14. Sách nhỏ

Tập mỏng có tính nhất thời

2.4.15. Áp phích

Bản in một mặt để trưng bày trên bề mặt phẳng

2.4.16. Hoạt hình (2)

Phim hoạt hình

Các hình ảnh, tạo thành một câu chuyện, thường đi kèm với lời thuyết minh vắn gọn, xem thêm hình mẫu (1)

2.4.17. Bưu thiếp

Thiếp chuyển qua bưu điện, thường có hình ảnh in một mặt

2.4.18. Bản nhạc in

Bản nhạc in xuất bản không có bìa, được in trên những tờ rời hoặc không [BSI-DD 247:1998]

2.4.19. Sách cổ

Cuốn sách được in ở Châu Âu sắp chữ rời và xuất bản trước 1501-01-01

CHÚ THÍCH Tên của xưởng in có thể nhận biết qua phông chữ sử dụng để in.

2.4.20. Bản in trích

Tài liệu là một phần của xuất bản phẩm đầy đủ, được tạo ra từ mẫu in của xuất bản phẩm đó nhưng phát hành riêng

2.4.21. Tờ

Tờ giấy hoặc chất liệu có độ mỏng tương tự có thể ghi thông tin (1)

2.4.22. Trang

Một mặt của tờ [BSI-DD 247:1998]

2.4.23. Cột (2)

Phần chia theo chiều dọc của một trang

CHÚ THÍCH Theo IBSI-DD 247:1998], xem thêm mục (1)

2.4.24. Bài

Văn bản hoàn chỉnh tạo thành một phần của xuất bản phẩm

2.4.25. Đóng bìa (1)

Đóng bìa sách

Bìa đóng vào một mép của tập sách, xem thêm đóng bìa (2)

CHÚ THÍCH Dùng cho các kiểu đóng bìa

3. Các cơ quan tư liệu và vốn tư liệu của chúng

3.1. Các thuật ngữ chung

3.1.01. Tài liệu lưu trữ (1)

Hồ sơ (2) có cùng nguồn gốc sưu tầm bởi một tổ chức hoặc một cá nhân trong quá trình xử lý công việc và được lưu giữ vì có giá trị lâu dài, xem thêm cơ quan lưu trữ (2)

3.1.02. Cơ quan lưu trữ (2), phòng lưu trữ

Một tổ chức hoặc một bộ phận của tổ chức có trách nhiệm chọn lựa, thu thập, bảo quản và đưa ra phục vụ của một hoặc nhiều tài liệu lưu trữ (1)

CHÚ THÍCH Trong một số trường hợp thì lưu trữ (2) có thể để ở dạng danh từ số ít

3.1.03. Sưu tập thư viện/ Kho thư viện (1)

Sưu tập (2) các tài liệu có tổ chức được chọn lọc và sở hữu để một nhóm dân mục tiêu đã được xác định trước sử dụng, xem thêm thư viện (2)

3.1.04. Thư viện (2)

Tổ chức hay bộ phận của tổ chức trong đó các kho thư viện (1) được lập, duy trì và sẵn sàng cho mượn nhờ các dịch vụ của một đội ngũ nhân viên - xem thêm thư viện (1)

3.1.05. Kho bảo tàng (1)

Sưu tập (2)tổ chức các đồ tạo tác tự nhiên có giá trị văn hóa hay khoa học được lưu trữ thường xuyên cho mục đích trưng bày - xem thêm viện bảo tàng (2)

3.1.06. Viện bảo tàng (2)

Tổ chức hay bộ phận của tổ chức chịu trách nhiệm sưu tầm, gìn giữ và triển lãm tài liệu bảo tàng (1)

3.1.07. Sưu tập (2)

Tập hợp tài liệu tương tự dựa tên một số đặc điểm chung mà không quan tâm đến nguồn gốc của chúng - xem thêm sưu tập (1), sưu tập bản thảo (3)

3.1.08. Sưu tập toàn diện

Sưu tập (2) nhằm mục đích hoàn thiện một lĩnh vực chủ đề, cụ thể về thời gian hay nguồn gốc

3.1.09. Sưu tập có phân loại

Sưu tập (2) các biểu ghi truy cập hạn chế

3.1.10. Sưu tập đặc biệt

Phần sưu tập (2) được soạn dựa trên hình thức, loại, chủ đề và khoảng thời gian hay khu vực địa lý và được quản lý tách biệt

3.1.11. Sưu tập tra cứu

Sưu tập tra cứu tại chỗ

Sưu tập (2) và phần sưu tập (2), chủ yếu là các tác phẩm tra cứu và những tài liệu cần đến thường xuyên, truy cập dễ dàng và phần không cho mượn

3.1.12. Sưu tập bản thảo (3)

Toàn bộ vốn tư liệu của một kho bản chép tay (1)

3.1.13. Vốn tư liệu

Toàn bộ tư liệu trong kho của một tổ chức thông tin (1)tư liệu

3.1.14. Sưu tập cơ bản

Sưu tập mức cơ bản

Kho chính

Sưu tập (2) cung cấp những kiến thức cơ bản của một hay nhiều lĩnh vực chủ đề

3.1.15. Sưu tập lưu trữ (1)

Kho lưu trữ tách biệt

Phần sưu tập (2) được lưu trữ tách biệt bi vì ít được sử dụng - xem thêm sưu tập dự trữ (2)

3.1.16. Triển lãm

Tập hợp tài liệu về kĩ thuật, khoa học, lịch sử hay nghệ thuật mà khách xem sẽ di chuyển theo thứ tự lần lượt dựa vào tính thẩm mỹ hoặc tính giáo dục

3.1.17. Phòng tranh

Tổ chức hoặc bộ phận tổ chức triển lãm các bức tranh, tác phẩm điêu khắc và những tác phẩm nghệ thuật khác

3.1.18. Trung tâm thông tin

Tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin

3.1.19. Trung tâm tư liệu

Tổ chức thực hiện các chức năng liên quan đến tài liệu

3.1.20. Phân phối tài liệu

Điểm dịch vụ có nhiệm vụ cung cấp tài liệu do một tổ chức sản xuất hay thu thập được

3.2. Các thư viện

3.2.01. Thư viện tổng hợp

Về nguyên tắc, kho thư viện (1) hay thư viện (2) bao quát tất cả các lĩnh vực chủ đề

3.2.02. Thư viện quốc gia

Thư viện (1) có trách nhiệm thu thập và bảo quản các bản (1) của các xuất bản phẩm của một đất nước

3.2.03. Thư viện bản quyền

Thư viện lưu chiểu ở một đất nước, mà trong đó bản quyền phụ thuộc hay đã phụ thuộc vào luật lưu chiểu chính thức trong một thư viện được chỉ định

3.2.04. Thư viện chuyên ngành

Kho thư viện (1) hay thư viện (2) bao quát một ngành lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể hoặc sự đáp ứng nhu cầu của nhóm người sử dụng cụ thể

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng các tên khác của các loại hình thư viện, ví dụ: “thư viện y học” hay “thư viện thiếu nhi”

3.2.05. Thư viện chuyên đề chính

Thư viện (2) có trách nhiệm đặc biệt thu thập tài liệu trong một lĩnh vực chủ đề cụ thể trên phạm vi toàn quốc

3.2.06. Thư viện nghiên cứu

Kho thư viện (1) hay thư viện (2) cho phép nghiên cứu triệt để về một lĩnh vực chủ đề cụ thể

3.2.07. Thư viện trung tâm (1)

Thư viện (2) cung cấp các dịch vụ theo quy định tới các thư viện khác (2) trong một khu vực hoặc tổ chức, xem thêm thư viện trung tâm (2)

3.2.08. Thư viện trung ương (2)

Thư viện chính

Bộ phận thư viện (2) nơi có các nguồn lực hành chính tập trung và các vốn tư liệu quan trọng nhất và lớn nhất- xem thêm thư viện trung tâm (1)

3.2.09. Thư viện chi nhánh

Bộ phận thư viện (2) không phải là thư viện trung ương (2)

3.2.10. Thư viện lưu giữ

Thư viện (2) cho phép tài liệu được lưu giữ theo các điều kiện nhất định

3.2.11. Thư viện tra cứu

Kho thư viện (1) chỉ cho sử dụng trong tòa nhà của thư viện (2)

3.2.12. Sưu tập dành riêng (2)

Sưu tập sách dành riêng

Sưu tập sách tham khảo được tập hợp trong thời kỳ quá độ về chủ đề cho trước, cho một sự kiện nhất định và chủ yếu để người tham gia sự kin đó sử dụng - xem thêm sưu tập dành riêng (1)

3.2.13. Sưu tập cho mượn

Sưu tập (2) tài liệu có thể cho mượn về nhà

3.2.14. Sưu tập mượn ngắn hạn

Sưu tập sách giáo khoa hay các xuất bản phẩm tương tự sách giáo khoa, thường có nhiều bản để cho sinh viên sử dụng trong một khoảng thời gian có giới hạn

3.2.15. Thư viện công cộng

Thư viện tổng hợp (3) phục vụ một cộng đồng địa phương

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng các tên khác của các loại thư viện. Ví dụ: “thư viện thành phố", “thư viện tỉnh”

3.2.16. Thư viện cơ động

Thư viện (2), hay một bộ phận của thư viện công cộng, sử dụng xe được trang bị đặc biệt và dùng để cung cấp tài liệu trực tiếp cho người sử dụng

3.2.17. Thư viện lưu động

Sưu tập (2) được lưu giữ tạm thời tại điểm dịch vụ, từ đó nó được gửi tới nơi khác, theo chương trình được xác định trước

3.2.18. Thư viện tư nhân

Kho thư viện (1) hoặc thư viện (2) do một người hoặc tập thể làm chủ

3.2.19. Thư viện đại học

Thư viện (2) được thành lập và quản lý bởi các cơ quan giáo dục và nghiên cứu đại học

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng tên các cơ quan giáo dục đại học như “thư viện cao đẳng”, “thư viện khoa”

3.2.20. Thư viện hành chính

Kho thư viện (1) hoặc thư viện (2) được thành lập trong phạm vi cơ quan chính phủ và chủ yếu được sử dụng bởi các nhân viên

3.2.21. Thư viện sách quý hiếm

Sưu tập sách quý hiếm

Kho thư viện (1) hoặc sưu tập đặc biệt bao gồm chủ yếu là các cuốn sách lâu năm hoặc khan hiếm

3.2.22. Thư viện nghệ thuật

Sưu tập (2) tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và phiên bản và tài liệu liên quan

3.3. Cơ quan lưu trữ

3.3.01. Lưu trữ quốc gia

Tài liệu lưu trữ (1) trung ương, chủ yếu xuất phát từ chính quyền trung ương Nhà nước, hoặc các cơ quan lưu trữ (2) chịu trách nhiệm đối với các tài liệu lưu trữ (2) đó

3.3.02. Lưu trữ khu vực

Tài liệu lưu trữ (1) chủ yếu xuất phát từ cấp trung gian của chính phủ, hoặc cơ quan lưu trữ (2) chịu trách nhiệm đối với các tài liệu lưu trữ (1) đó

3.3.03. Lưu trữ địa phương

Tài liệu lưu trữ (1) chủ yếu xuất phát từ chính quyền thành phố hoặc chính quyền địa phương khác, hoặc các cơ quan lưu trữ (2) chịu trách nhiệm đối với các tài liệu trữ (1) đó

3.3.04. Lưu trữ của các Bộ

Tài liệu lưu trữ (1) hoặc cơ quan lưu trữ (2) của các Bộ hoặc cơ quan hành chính, cơ quan hoặc tổ chức thuộc chính phủ

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng tên khác của các loại hình tổ chức, như là "phòng lưu trữ của bệnh viện", "bộ phận lưu trữ của công ty":

3.3.05. Hồ sơ hiện hành

Hồ sơ (1) được sử dụng thường xuyên để tiến hành công việc hiện tại của đại diện (hãng), cơ quan hoặc tổ chức

3.3.06. Hồ sơ không thường xuyên

Hồ sơ (1) được yêu cầu không thường xuyên để tiến hành công việc hiện tại

3.3.07. Hồ sơ không hiện hành

Hồ sơ (1) mà văn phòng thụ lý không cần nữa để tiến hành công việc hiện tại theo nhu cầu bắt nguồn của các công ty

3.3.08. Hồ sơ công

Hồ sơ (1) hoặc tài liệu lưu trữ (1) được các cơ quan của chính phủ tạo ra hoặc nhận được và tích lũy để tiến hành việc công

3.3.09. Giấy tờ

Giấy tờ cá nhân, tài liệu lưu trữ tư nhân

Các tư liệu cá nhân hoặc gia đình được tích lũy một cách tự nhiên

3.3.10. Văn phòng thụ lý

Cơ quan kiểm soát

Tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức mà trong đó nhóm hồ sơ (1) được thiết lập hoặc nhận được và tích lũy trong quá trình tiến hành công việc

3.3.11. Văn phòng quản lý hồ sơ của các Bộ

Bộ phận của tổ chức quản lý các hồ sơ hiện hành hoặc hồ sơ không thường xuyên trong văn phòng thụ lý các hồ sơ đó

3.3.12. Trung tâm hồ sơ

Nơi lưu giữ với chi phí thấp, bảo quản và sử dụng tra cứu các hồ sơ không thường xuyên cho đến lúc hủy bỏ

3.3.13. Phòng đăng ký

bộ phận của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc tạo lập và kiểm soát các hồ sơ hiện hành

3.4. Bảo tàng

3.4.01. Bảo tàng tổng hợp

Về nguyên tắc, kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) bao quát tất cả các lĩnh vực kiến thức

3.4.02. Bảo tàng quốc gia

Viện bảo tàng (2) chịu trách nhiệm trong việc thu nhập và bảo tồn trong kho bảo tàng (1) các tài liệu có ý nghĩa trong đất nước

3.4.03. Bảo tàng chuyên dụng

Kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) nơi mà tất cả khía cạnh của một chủ đề đơn lẻ được trình bày hoặc nhu cầu của một nhóm đối tượng đặc biệt được đáp ứng

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng tên khác của các loại tổ chức như là "bảo tàng biển". "bảo tàng thiếu nhi"

3.4.04. Bảo tàng tỉnh

Bảo tàng tổng hợp được phục vụ một tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương và chịu trách nhiệm thu nhập bổ sung và bảo tồn trong kho bảo tàng (1) các tài liệu có ý nghĩa đối với tỉnh

3.4.05. Bảo tàng khu vực

Bảo tàng tổng hợp phục vụ cho khu vực cụ thể và chịu trách nhiệm thu nhập bổ sung và bảo tồn trong kho bảo tàng (1) các tài liệu có ý nghĩa đối với khu vực

3.4.06. Bảo tàng thành phố

Bảo tàng tổng hợp phục vụ cộng đồng địa phương và chịu trách nhiệm thu nhập và bảo tồn trong kho bảo tàng (1) các tài liệu có ý nghĩa đối với cộng đồng đó

3.4.07. Bảo tàng tư nhân

Kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) do cá nhân hoặc tập thể làm chủ

3.4.08. Bảo tàng đại học

Viện bảo tàng (2) được thành lập và quản lý bởi một trường đại học

CHÚ THÍCH Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng tên khác của các loại cơ quan giáo dục đại học như “bảo tàng đại học”

3.4.09. Bảo tàng nghệ thuật

Phòng tranh nghệ thuật

Kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) chứa đựng các nguyên bản nghệ thuật và các phiên bản

3.4.10. Bảo tàng ngoài trời

Kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) mà sưu tập (2) được triển khai ngoài trời trong phạm vi khu vực địa lý xác định

CHÚ THÍCH Bảo tàng ngoài trời có thể trưng bày các chi tiết kiến trúc và các đồ tạo tác khác trong phạm vi của tòa nhà mà tạo nên một phần của bộ sưu tập

3.4.11. Bảo tàng công nghiệp

Bảo tàng nhà máy

Kho bảo tàng (1) hoặc viện bảo tàng (2) nơi mà tư liệu bảo tàng chính là nhà máy với các máy móc thiết bị được giữ nguyên

4. Quá trình công tác tư liệu

4.1. Hoạch định, phát triển sưu tập

4.1.1. Hoạch định, phát triển sưu tập

4.1.1.01. Phát triển sưu tập

Lĩnh vực áp dụng của một tổ chức thông tin (1) và phát triển vốn tư liệu bao gồm hoạch định, thiết lập, phát triển và duy trì sưu tập (2)

4.1.1.02. Chính sách sưu tập

Công bố của một tổ chức thông tin (1) và tư liệu về các chiến lược phải theo để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phân bổ cho phát triển sưu tập

4.1.1.03. Quản lý sưu tập/ Quản lý vốn tư liệu

Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động cần thiết để triển khai thực hiện chính sách sưu tập

4.1.1.04. Phạm vi chủ đề

Loạt các lĩnh vực chủ đề được bao gồm trong chính sách sưu tập

4.1.1.05. Độ rộng của sưu tập

Mức độ hoàn chỉnh của một sưu tập (2) có liên quan đến phạm vi chủ đề

4.1.1.06. Độ sâu của sưu tập

Mức độ hoàn chỉnh của bộ sưu tập (2) trong từng lĩnh vực chủ đề mà nó bao trùm

4.1.1.07. Tính cập nhật của sưu tập

Mức độ mà tài liệu trong bộ sưu tập (2) phản ánh tri thức cập nhập

4.1.1.08. Độ bao quát

Mức độ đầy đủ của sưu tập (2) theo độ rộng, độ sâu và tính cập nhật của sưu tập

4.1.1.09. Tỷ lệ bao phủ

Số đo chiều sâu của sưu tập có liên quan đến tổng số tài liệu dự tính cho một lĩnh vực chủ đề nhất định

4.1.1.10. Nguồn gốc/ Xuất xứ

Tổ chức hoặc cá nhân tạo lập, tích lũy, duy trì và sử dụng hồ sơ (2)

4.1.1.11. Đánh giá

Quá trình xác định giá trị và do đó loại bỏ các hồ sơ (2) hoặc thu nhận các tư liệu khác

4.1.1.12. Giá trị căn bản

Giá trị mà hồ sơ (2) hoặc tài liệu lưu trữ (1) nhờ nội dung của chúng và do việc tiếp tục các giao dịch công việc tạo nên

4.1.1.13. Giá trị hành chính

Giá trị căn bản của hồ sơ (2) và tài liệu lưu trữ (1) đối với việc tiến hành công việc hành chính

4.1.1.14. Giá trị tài chính

Giá trị căn bản của hồ số (2) và tài liệu lưu trữ (1) đối với việc tiến hành công tác tài chính hoặc làm bằng chứng cho công tác này

4.1.1.15. Giá trị pháp lý

Giá trị căn bản của hồ sơ (2) và lưu trữ (1) đối với việc tiến hành công việc pháp lý hoặc làm bằng chứng pháp lý

4.1.1.16. Giá trị thứ cấp

Giá trị lưu trữ

Giá trị mà các hồ sơ (2) và tài liệu lưu trữ (1) nội dung có được do nội dung của chúng và đối với cá nhân hoặc các tổ chức khác hơn là người tạo lập ra chúng

4.1.1.17. Giá trị bằng chứng

Giá trị thứ cấp của hồ sơ (2) và lưu trữ (1) đối với việc cung cấp các bằng chứng về xuất xứ, chức năng và hoạt động của người tạo lập

4.1.1.18. Giá trị thông tin

Giá trị thứ cấp của hồ sơ (2) và tài liệu lưu trữ (1) đối với việc tra cứu và nghiên cứu xuất phát từ các thông tin (1) mà chúng lưu giữ

4.1.1.19. Giá trị bên trong

Giá trị vốn có của một tài liệu khác hơn là như một nguồn thông tin (1)

CHÚ THÍCH Giá trị như vậy có thể xuất phát từ tuổi thọ, độ sử dụng; hoàn cảnh tạo lập, chữ ký hoặc các con dấu kèm theo

4.1.1.20. Khảo sát hồ sơ

Quá trình thu thập thông tin (1) cơ bn trên hồ sơ (2) của một tổ chức vì mục đích lập kế hoạch quản lý hồ sơ hoặc điều hành và hoạt động lưu trữ

4.1.1.21. Quy trình hồ sơ

Quy trình hủy bỏ

Quy trình lưu giữ

Tài liệu mô tả các hồ sơ (2) của một tổ chức quy định giai đoạn lưu giữ và cấp phép để hủy bỏ chúng

4.1.1.22. Quy trình hồ sơ chung

Quy trình chung

Quy trình hồ sơ chung điều chỉnh các xêri (2) của hồ sơ (2) dùng chung cho một vài hoặc tất cả các cơ quan hoặc đơn vị hành chính của một tổ chức

4.1.1.23. Giai đoạn lưu giữ

Giai đoạn mà hồ sơ (2) nên được lưu giữ tại cơ quan đầu tiên của chúng hoặc tại các hồ sơ trung tâm trước khi chúng chuyển giao thành tổ chức thông tin (1) và tư liệu hoặc nếu không thì được sắp xếp

4.1.1.24. Hủy bỏ

Thanh lý

Hành động liên quan tới hồ sơ (2) tiếp sau đánh giá và sự hết hạn thời gian lưu giữ chúng

CHÚ THÍCH Những hành động này bao gồm hủy hoặc chuyển giao tới cơ quan lưu trữ

4.1.1.25. Lấy mẫu

Sự lựa chọn các hàng mục từ phần chính yếu của hồ sơ (2) đề biểu thị toàn bộ hồ sơ

4.1.1.26. Hồ sơ tạm thời

Hồ sơ (2) được đánh giá như là thiếu giá trị thứ cấp và được phê duyệt hủy bỏ ngay lập tức hoặc là sau thời gian lưu giữ

4.1.1.27. Hồ sơ bị phong tỏa

Hồ sơ tạm thời mà không thể hủy đúng với quy trình hồ sơ bởi vì hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi sự gia hạn tạm thời thời gian lưu giữ được quy định

VÍ DỤ Hoàn cảnh đặc biệt như vậy có thể là yêu cầu của tòa án

4.1.2. Sự thu thập

4.1.2.01. Sự thu thập/ bổ sung

Các hoạt động nhằm lập, phát triển hoặc cập nhật vốn tư liệu của tổ chức thông tin (1) và tư liệu

4.1.2.02. Tài liệu bổ sung

Tài liệu hoặc nhóm các tài liệu bổ sung cho vốn tư liệu của tổ chức thông tin và tư liệu

4.1.2.03. Tài liệu bổ sung thêm

Tài liệu bổ sung vào một xêri (2) đã được một cơ quan lưu trữ lưu trữ (1)

4.1.2.04. Chuyển giao

Hành động liên quan đến thay đổi việc lưu giữ hồ sơ (2) và tài liệu lưu trữ cùng với việc đổi hay không đổi tên hợp pháp, cũng như bản thân hồ sơ (1) và tài liệu lưu trữ được chuyển giao như vậy

4.1.2.05. Sự tích lũy

Quy trình mà hồ sơ (2) và tài liệu lưu trữ (1) được tạo ra khi tiến hành bất kỳ loại công việc nào hoặc kết quả của quy trình đó

4.1.2.06. Tra trùng

Thủ tục kiểm tra để tránh việc thu thập tài liệu một cách trùng lặp

4.1.2.07. Lưu chiểu

Lưu chiểu bản quyền

Quá trình mà tài liệu được bổ sung vào kho của một thư viện đăng ký bản quyền, phù hợp với luật pháp hoặc các tài liệu được đăng ký lưu giữ như vậy

4.1.2.08. Ký thác, lưu chiểu

Tài liệu nhận thường xuyên miễn phí

Chuyển giao (2) tài liệu tới tổ chức thông tin (1) và tư liệu mà không có sự thay đổi quyền sở hữu hoặc tên hợp pháp hoặc các tài liệu được thu thập bổ sung theo cách chuyển giao như vậy

4.1.2.09. Trao đổi

Thu thập bằng sự trao đổi hoặc thanh toán bằng hiện vật

4.1.2.10. Tặng

Tài liệu tặng

Thu nhận mà không phải trả tiền tệ và có sự đổi quyền sở hữu và tên hợp pháp

4.1.2.11. Yêu cầu (1)

Hành động bổ sung tài liệu bằng trao đổi, nhận tặng hoặc ký thác hoặc lưu chiểu, xem yêu cầu (2)

4.1.2.12. Tài liệu đề nghị

Tài liệu do tổ chức thông tin và tư liệu tìm kiếm theo yêu cầu của người sử dụng cụ thể

4.1.2.13. Số lượng thu thập

Số duy nhất được ấn định bởi tổ chức thông tin và tư liệu để nhận dạng một tài liệu hoặc nhóm tài liệu theo đơn đặt

4.1.2.14. Kiểm tra số trang

Quy trình kiểm tra để xác định rằng tài liệu có đầy đủ số trang và không có lỗi về xuất bản

4.1.2.15. Xác thực nội dung

Hành động kiểm tra xác nhận nội dung tài liệu

4.1.2.16. Bổ sung mới

Hoạt động bổ sung một tài liệu mới vào vốn tư liệu của bộ sưu tập

4.1.2.17. Sổ đăng ký tài liệu bổ sung

Bản ghi đăng ký tài liệu bổ sung

Sổ đăng ký tất cả các tài liệu bổ sung được sắp xếp theo thứ tự thời gian căn cứ ngày nhận

CHÚ THÍCH Trong một số trường hợp, thứ tự này có thể theo bảng chữ cái

4.1.2.18. Danh sách thông báo tài liệu mới

Danh sách tài liệu mới được bổ sung vào kho của tổ chức thông tin và tư liệu

4.1.2.19. Danh sách chuyển giao

Danh sách hồ sơ (2) hoặc tài liệu lưu trữ (1) trong một lần chuyển giao (2)

4.1.2.20. Số đăng ký cá biệt

Số hoặc mã (2) duy nhất ấn định cho tài liệu hoặc nhóm tài liệu trong sổ đăng ký tài liệu bổ sung để nhận dạng chúng một cách thường xuyên

4.1.2.21. Đóng dấu

Hành động đặt con dấu nhận dạng trên tài liệu để biểu thị quyền sở hữu, hoặc sự lưu giữ hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân

4.1.2.22. Thời hạn trưng bày trên giá sách (1)

Thời gian cần thiết mà tài liệu trưng bày phục vụ người sử dụng của một tổ chức thông tin (1) và tư liệu

4.1.2.23. Loại bỏ/ Thanh lọc

Hành động loại bỏ tài liệu cá biệt từ sưu tập (2) hoặc một tập hợp trên cơ sở các tiêu chí đã lập ra

CHÚ THÍCH Tiêu chí có thể thiếu giá trị thứ cấp, thiếu thời hạn hoặc điều kiện tự nhiên

4.1.2.24. Bản trùng

Bản trùng của tài liệu đã có trong sưu tập (2)

4.1.2.25. Bản bổ sung

Bản trùng được yêu cầu hoặc lưu giữ trong bộ sưu tập

4.1.2.26. Hồ sơ tiếp tục

Danh sách tất cả các tư liệu, được phát hành thành từng phần, được thu nhận theo các đơn đang đặt

4.1.2.27. Hồ sơ chết

Hồ sơ bổ sung chứa các thông tin (1) trên đựng tài liệu đặt hoặc được yêu cầu nhưng không bao giờ nhận được

4.1.2.28. Đánh giá lại

Đánh giá vốn tài liệu hoặc bộ phận vốn đó của cơ quan lưu trữ văn thư (2) để xác định xem cái gì nên và không nên bổ sung lại

4.1.2.29. Giảm bổ sung

Loại trừ các tài liệu từ sưu tập hoặc tập hợp tài liệu

4.1.2.30. Chuyển nhượng phi pháp

Sự chuyển nhượng (2) hoặc làm mất hồ sơ (2) hoặc tài liệu lưu trữ do người giữ hoặc người sở hữu hồ sơ cho một người khác không có tư cách hợp pháp

4.1.2.31. Sổ đăng ký loại bỏ

hồ sơ (2) các tài liệu bị loại bỏ khỏi sưu tập (2) hoặc tập hợp tài liệu

4.1.2.32. Tài liệu lưu trữ di chuyển

Tài liệu lưu trữ (1) không còn được cất giữ chính thức hoặc được chuyển đến từ một nước mà ban đầu chúng được tập hợp

4.1.2.33. Rút khỏi kho

Việc trả lại tài liệu từ kho cất giữ và bảo quản hợp pháp tài liệu lưu trữ đến văn phòng thụ lý hoặc tổ chức kế thừa hoặc trong trường hợp tài liệu ký thác thì trả về chính chủ

4.1.2.34. Thu hồi

Hành động hợp pháp lấy lại tài liệu bởi tổ chức hoặc cá nhân khiếu nại về quyền sở hữu

4.2. Phân tích, trình bày và mô tả nội dung

4.2.1. Trình bày hình thức

4.2.1.1. Mô tả và biên mục

4.2.1.1.01. Mô tả (1)

Mô tả tài liệu

Thao tác hoặc kết quả, bao gồm nắm bắt phân tích, tổ chức và ghi dữ liệu trên các tài liệu để mà đảm bảo nhận dạng và kiểm soát chúng

4.2.1.1.02. Mô tả thư mục

Mô tả (1) đơn vị thư mục theo các quy tắc được thiết lập, dựa trên các dữ liệu sao lại từ các nguồn lấy thông tin cụ thể chủ yếu trong phạm vi của tài liệu

4.2.1.1.03. Biên mục

Chuẩn bị và duy trì các mục lục

4.2.1.1.04. Biên mục trong xuất bản phẩm

CIP

Mô tả (1) được chuẩn bị bởi nhà xuất bản hoặc cơ quan thư mục trong khi hoặc trước khi phát hành tài liệu

CHÚ THÍCH CIP có thể bao gồm đầu trang chủ đề, thuật ngữ chú dẫn, số phân loại

4.2.1.1.05. Biên mục chia sẻ

biên mục được làm bởi nhiều tổ chức thông tin và tư liệu để tránh sự trùng lặp

4.2.1.1.06. Mục biên tập trung

Biên mục được làm bởi một cơ quan thư mục hoặc thư viện (2) được chỉ định

4.2.1.1.04.2.1. Đơn vị mô tả

Tài liệu và các phần tài liệu hoặc tập hợp được coi như là một thực thể

4.2.1.1.08. Đơn vị thư mục

Đơn vị mô tả được sử dụng trong thư mục mô tả

4.2.1.1.09. Yếu tố thư mục

Đơn vị dữ liệu lôgic nhỏ nhất sử dụng trong mô tả thư mục

4.2.1.1.10.  Mục ghi

Biểu ghi tài liệu

CHÚ THÍCH Mục thường xuyên sử dụng kết hợp với thuật ngữ “mục lục”, “thư mục” và các dạng khác trợ giúp việc tra cứu

4.2.1.1.11. Phiếu thư mục

Mục chứa đựng mô tả thư mục

4.2.1.1.12. Điểm truy cập

Mọi yếu tố mà trong đó các mục của thư mục có thể được tìm kiếm và nhận dạng

CHÚ THÍCH Điểm truy cập có thể là các tên, thuật ngữ, mã...

4.2.1.1.13. Mục mô tả / Khoản mô tả

Khoản mục thư mục có mô tả (1) chi tiết tư liệu

4.2.1.1.14. Phiếu danh mục

Mục trong danh mục

CHÚ THÍCH Các phiếu danh mục thông thường chứa đựng các dữ liệu, thư mục hoặc không, tài liệu tới một sưu tập cụ thể

4.2.1.1.15. Phiếu mô tả chính/ Biểu ghi chính

Phiếu thư mục có mô tả thư mục đầy đủ nhất

4.2.1.1.16. Biểu ghi chuẩn

Biểu ghi trong tệp chuẩn

4.2.1.1.17. Khổ mẫu (2)

Chuỗi các yếu tố mô tả với mã số tương ứng và các quy tắc ứng dụng - xem định dạng (1)

4.2.1.1.18. Mô tả thư mục theo chuẩn quốc tế

ISBD

Quy tắc mô tả thư mục theo chuẩn quốc tế

4.2.1.1.19. Mô tả lưu trữ trong chuẩn quốc tế

ISAD

Quy tắc chuẩn hóa quốc tế mô tả (1) các tài liệu lưu trữ

4.2.1.1.20. Kiểm soát tính chuẩn

Những thao tác để đảm bảo việc phân định các điểm truy cập đã được chuẩn hóa tới các tài liệu trong hệ thống tìm tin

4.2.1.1.21. Tệp chuẩn

Danh sách chuẩn hóa các điểm truy cập bao gồm tên, trong một bộ từ vựng

4.2.1.1.22. Ngôn ngữ đánh dấu

Hệ thống mã hóa cho phép nhận dạng thuộc tính của các yếu tố khác nhau của văn bản đọc máy

4.2.1.1.23. Ngôn ngữ đánh dấu tổng quát hóa chuẩn

SGML

Tiêu chuẩn ứng dụng ngôn ngữ đánh dấu

CHÚ THÍCH Theo ISO 8879: 1986

4.2.1.1.24. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

HTML

Ứng dụng ngôn ngữ đánh dấu tổng quát hóa cho phép liên kết các tài liệu thông qua các điểm truy cập lựa chọn

CHÚ THÍCH HTML là 1 tập con của SGML

4.2.1.1.25. Chỉ số nhận dạng nguồn toàn cầu

URI

Mã (1) nhận dạng địa chỉ của một bản của tài liệu hoặc nguồn khác trên internet

4.2.1.1.26. Chỉ số định nguồn toàn cầu

URL

Mã (1) nhận dạng một bản của tài liệu hoặc nguồn hoặc dịch vụ khác bất kỳ trên internet

4.2.1.1.27. Tên nguồn toàn cầu

URN

Mã nhận dạng dịch vụ hoặc nguồn trên internet

4.2.1.2. Hệ thống đánh số

4.2.1.2.01. Mã sách theo tiêu chuẩn quốc tế

ISBN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng nhan đề hoặc lần xuất bản của sách (1) hoặc chuyên khảo khác

4.2.1.2.02. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ

ISSN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng xuất bản phẩm nhiều kỳ

4.2.1.2.03. Mã số tiêu chuẩn quốc tế về bản nhạc

ISMN

Mã tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng cho những bản nhạc in

4.2.1.2.04. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho bản ghi âm

ISRC

Mã tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng đĩa ghi nhạc

4.2.1.2.05. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho phim

ISFN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng cho phim điện ảnh

4.2.1.2.06. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho báo cáo kỹ thuật

ISRN

Mã tiêu chuẩn quốc tế nhận dạng các báo cáo kỹ thuật

4.2.1.2.07. Mã vạch

Hệ thống mã hóa bao gồm các vạch được quốc tế sử dụng để nhận dạng các loại hàng hóa khác nhau và áp dụng trong các tổ chức thông tin và tư liệu

VÍ DỤ Mã vạch được sử dụng để chuyển giao dữ liệu biên mục trong xuất bản phẩm từ các nhà xuất bản hoặc các nhà phân phối tới các thư viện bằng mt nhãn gắn kèm lên các tài liệu

4.2.1.2.08. Mã số vật phẩm Châu Âu

EAN

Mã tiêu chuẩn sử dụng chủ yếu ở Châu Âu để định dạng các hàng hóa thương mại và chúng cũng được áp dụng tại các thư viện (2)

VÍ DỤ Một vài thư viện sử dụng EAN để nhận dạng sách và xuất bản phẩm định kỳ

4.2.1.3. Tiêu đề

4.2.1.3.01. Tiêu đề

Điểm truy cập đầu tiên tới một mô tả trong hệ thống tìm thông tin

4.2.1.3.02. Tiêu đề tác giả

Tiêu đề dựa vào tên của tác giả

CHÚ THÍCH Tiêu đề tác giả thỉnh thoảng được theo sau bởi chức năng, chức danh hoặc thời gian.

4.2.1.3.03. Tiêu đề hình thức

Tiêu đề thường để sắp xếp các mô tả mục của tài liệu có cùng hình thức thư mục

4.2.1.3.04. Tiêu đề chủ đề

Tiêu đề thường để sắp xếp các mô tả mục của tài liệu có nội dung tương tự nhau

4.2.1.3.05. Tiêu đề phụ

Tiêu đề sử dụng để chia nhỏ các tiêu đề

4.2.1.3.06. Ghi chú theo dõi

Danh sách liệt kê tất c các tiêu đề có liên quan và thay thế lẫn nhau cho nhiều mục mô tả của các tài liệu

4.2.1.3.07. Tra cứu/ Tham chiếu

Chỉ ra trong mục lục hoặc thư mục (2) các điểm truy cập khác mà tại đó các tài liệu liên quan có thể được tìm thấy

4.2.1.4. Các nhan đề

4.2.1.4.01. Nhan đề

Các từ (1) ở phần đầu của tài liệu để nhận dạng nó và phân biệt với các tài liệu khác

4.2.1.4.02. Nhan đề chính

Nhan đề mà được thừa nhận như là nhan đề chính của tài liệu

CHÚ THÍCH Nhan đề chính bao gồm các các nhan đề lựa chọn ngoại trừ các phụ đề và nhan đề song song

4.2.1.4.03. Phụ đề

Phần bổ sung cho nhan đề, thông thường lả giải thích thêm về ý nghĩa chưa rõ ý của nhan đề chính

4.2.1.4.04. Nhan đề song song

Nhan đề bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết khác

4.2.1.4.05. Nhan đề nguyên bản

Nhan đề của bản gốc của tài liệu

4.2.1.4.06. Nhan đề đồng nhất

Nhan đề chuẩn hóa thường để tập hợp các mục mô tả cho tài liệu được biết đến dưới dạng nhan đề khác nhau

4.2.1.4.07. Nhan đề khóa

Nhan đề duy nhất được đưa ra bởi mạng mã số tiêu chuẩn hóa quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ

CHÚ THÍCH Mạng ISSN trước đây là ISSD (Hệ thống dữ liệu quốc tế về xuất bản phẩm nhiều kỳ)

4.2.1.4.08. Nhan đề lựa chọn

Phần thứ hai của nhan đề chính của tài liệu được kết nối tới phân đầu bởi từ “hoặc”

4.2.1.4.09. Nhan đề chung

Phần của nhan đề chung cho một vài đơn vị thư mục mà hình thành phần của một tập hợp

4.2.1.4.10. Nhan đề tập hợp

Nhan đề hoặc phần của nhan đề chung cho vài đơn vị mô tả

4.2.1.4.11. Nhan đề ở trang phụ

Nhan đề thông thường được rút gọn ở mặt sau của tờ giấy và có trước trang nhan đề

4.2.1.4.12. Nhan đề chạy

Nhan đề thông thường được rút ngắn, lặp lại trên mỗi trang văn bản

4.2.1.5. Các yếu tố khác của mô tả

4.2.1.5.01. Thông tin công bố trách nhiệm

Nêu tên tác giả, và cộng tác viên khác và nhiệm vụ của họ trong việc tạo ra tài liệu

4.2.1.5.02. Thông tin tác giả

Nêu tên tác giả của tài liệu

4.2.1.5.03. Tác giả

Người có trách nhiệm đối với việc tạo ra tài liệu

4.2.1.5.04. Bút danh

Tên hư cấu hoặc cách diễn đạt khác của tên tác giả xuất bản tài liệu

4.2.1.5.05. Xuất xứ tác giả

Tập thể mà tác giả gắn kết

4.2.1.5.06. Tác giả tập thể

Tổ chức được coi như là có trách nhiệm đối với việc lập tài liệu

4.2.1.5.07. Người biên tập

Tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm về mặt nội dung trí tuệ đối với xuất bản phẩm

4.2.1.5.08. Tài liệu khuyết danh

Tài liệu không biết hoặc không đề cập đến tác giả

4.2.1.5.09. Thông tin lần xuất bản

Dữ liệu trong lần xuất bản hoặc lần in của tài liệu

4.2.1.5.10. Thông tin về xuất bản

Dữ liệu về địa điểm nhà xuất bản, tên nhà xuất bản và năm xuất bản và in

4.2.1.5.11. Mô tả vật lý

Mô tả (1) kích thước, phương tiện truyền đạt, minh họa, tài liệu kèm theo và dữ liệu của tài liệu liên quan

4.2.1.5.12. Đánh số tờ

Đánh số tờ tài liệu

4.2.1.5.13. Đánh số trang

Đánh số trang tài liệu

4.2.1.5.14. Thông tin tùng thư

Tên tùng thư của một tài liệu thường cũng đưa ra mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ tương ứng

4.2.1.5.15. Phụ chú

Phần mô tả (1) không chính thức

4.2.1.5.16. Phụ chú tiểu sử

Các chú thích tiểu sử của cá nhân

4.2.2. Phân tích và mô tả nội dung

4.2.2.1. Các thuật ngữ chung

4.2.2.1.01. Phân tích nội dung

Phân tích chủ đề

Phân tích tài liệu để xác định các thành phần nội dung của nó cùng với mối quan hệ giữa chúng

4.2.2.1.02. Mô tả nội dung

Mô tả (1) dựa trên dữ liệu rút ra từ tài liệu và kết quả từ việc phân định thuật ngữ chỉ mục hoặc ký hiệu từ ngôn ngữ đánh chỉ số

CHÚ THÍCH mô tả nội dung có thể cũng đạt được thông qua việc thể hiện bằng lời văn và phân định thuật ngữ chỉ mục có thể dẫn xuất từ kiến thức hoặc bằng các chương trình.

4.2.2.1.03. Từ vựng có kiểm soát

Danh sách các từ (1) hoặc cụm từ được chuẩn hóa cho định chỉ mục

4.2.2.1.04. Ngôn ngữ định chỉ mục

Ngôn ngữ nhân tạo được thiết lập để nêu đặc trưng nội dung hoặc dạng tài liệu

4.2.2.1.05. Từ khóa

Từ (1) có nghĩa được rút ra từ nhan đề của văn bản tài liệu để thể hiện nội dung

4.2.2.1.06. Thuật ngữ chỉ mục

Từ (1) hoặc cụm từ trong bảng tra (bảng chỉ mục)

4.2.2.2. Tài liệu và các phần của tài liệu phản ánh sự phân tích và mô tả nội dung

4.2.2.2.01. Bài tóm tắt

Bài trình bày tài liệu đạt được thông qua một quá trình trí tuệ, cung cấp chỉ định chung về nội dung tài liệu

4.2.2.2.02. Bài chú giải

Bài mô tả nội dung ngắn gọn của một tài liệu

CHÚ THÍCH Chú giải thường chỉ gồm một cụm từ hoặc câu.

4.2.2.2.03. Tóm tắt chỉ định

Tóm tắt ngắn gọn cung cấp ý tưởng của nội dung và hình thức của tài liệu

4.2.2.2.04. Tóm tắt thông tin

Tóm tắt cung cấp bản mô tả nội dung của tài liệu đủ để cho phép người dùng quyết định có cần đọc toàn văn tài liệu hay không

4.2.2.2.05. Toát yếu

Bài trình bày tài liệu tuân theo trật tự tuyến tính của nó

4.2.2.2.06. Trích đoạn

Bài trình bày ngắn gọn tài liệu dựa trên việc lựa chọn từ các từ (1), cụm từ hoặc câu của

4.2.2.2.07. Lịch sử hành chính

Phần của một phương tiện trợ giúp tìm tài liệu lưu trữ (2) trình bày lịch sử của một hoặc nhiều tổ chức mà tạo ra hoặc làm giàu một kho tài liệu

4.2.2.2.08. Tài liệu hướng dẫn (2)

Tài liệu trợ giúp tìm tổng quát hoặc mở rộng cho các kho tài liệu của một hay nhiều cơ quan thông tin (1)tư liệu

4.2.2.2.09. Bảng tra vị trí

Sổ đăng ký vị trí

Bảng tra hoặc sổ đăng ký là phương tiện trợ giúp tìm tổng quát các tài liệu lưu trữ (1) và các hồ sơ (2) và như vậy, cung cấp chỉ dẫn về vị trí của chúng

CHÚ THÍCH xem danh sách xếp giá

4.2.2.2.10. Sổ kiểm kê

Phương tiện trợ giúp tìm các tài liệu lưu trữ (1) hoặc các hồ sơ (2) với lớp hoặc xêri (2) là các điểm truy cập chính, thường với lịch sử hành chính và các mô tả chi tiết của những phần khác nhau của kho tài liệu

4.2.2.3. Các hình thức phân loại

4.2.2.3.01. Bảng phân loại

Bảng sắp xếp (2) các ký hiệu biểu thị khái niệm vào các lớp phân loại và các tiểu phân mục của chúng để biểu đạt mối quan hệ phái sinh (giống loài) hoặc các loại quan hệ khác giữa chúng

4.2.2.3.02. Phân loại thư mục

Phân loại thư viện, phân loại sách phân loại tổng hợp được thiết kế để cho phép các thư viện (2) gán nhãn cho mỗi cuốn sách với chỉ một ký hiệu (2)

VÍ DỤ Phân loại thư mục Bliss, 1900-; 1967-.

4.2.2.3.03. Phân loại đơn nguyên tắc

Phương pháp phân loại trong đó điểm giống nhau hoàn toàn của các thuộc tính là tiêu chí phân lớp

4.2.2.3.04. Phân loại đa nguyên tắc

Phương pháp phân loại trong đó điểm giống nhau một phần của các thuộc tính là tiêu chí phân lớp

4.2.2.3.05. Phân loại đứt đoạn

Phương pháp phân loại trong đó mỗi đơn vị mô tả có thể thuộc về một lớp

4.2.2.3.06. Phân loại kết hợp

Phương pháp phân loại cho phép về các đơn vị mô thuộc nhiều lớp

4.2.2.4. Phân loại và các thành tố của nó

4.2.2.4.01. Hệ thống phân loại

Ngôn ngữ định chỉ mục gán kèm các ký hiệu (2)

4.2.2.4.02. Phân loại

Gán cho tài liệu các ký hiệu của lớp (môn loại) được lấy từ một hệ thống phân loại

4.2.2.4.03. Lớp/ môn loại

tập hợp các thành tố có ít nhất một đặc tính chung

4.2.2.4.04. Lớp chính/ Môn loại chính

Cấp phân chia thứ nhất của một hệ thống phân loại

4.2.2.4.05. Lớp con (phụ)

Cấp phân chia thứ hai của lớp

4.2.2.4.06. Dãy

Loạt các lớp trong đó mỗi lớp là cấp dưới của lớp trước nó, trừ lớp đầu tiên trong cấu trúc phân cấp

4.2.2.4.07. Loại

Diện rộng

Cấp phân chia đầu tiên của một hệ thống phân loại chuyên ngành hoặc của lớp chính của một lớp hệ thống phân loại tổng hợp

4.2.2.4.08. Nguyên tắc phân chia

Tiêu chí dùng để phân lớp

4.2.2.4.09. Giống

Khái niệm loài giống

Khái niệm tương ứng với từ hai đối tượng trở lên mà tạo thành một nhóm do có các thuộc tính chung

CHÚ THÍCH Trong từ điển học và từ vựng học, khái niệm chung là thuật ngữ được ưu tiên

4.2.2.4.10. Loài

Khái niệm cụ thể

Khái niệm hẹp hơn trong mối quan hệ giống loài

CHÚ THÍCH Trong từ điển học và đơn vị từ vựng, khái niệm cụ thể là thuật ngữ được ưu tiên

4.2.2.4.11. Diện

Hàng

Các lớp hoặc lớp con tạo thành từ việc áp dụng một tiêu chí phân chia

4.2.2.4.12. Diện con

Lớp con tạo thành từ việc phân chia một trong những tiêu điểm trong một diện

4.2.2.4.13. Tiêu điểm

thành viên của một lớp hoặc lớp con thuộc một diện

4.2.2.4.14. Trật tự trích dẫn

Cách thức diện

Trật tự trong đó các diện khác nhau được trình bày trong một chủ đề phức hợp

4.2.2.4.15. Trật tự trích dẫn chuẩn

Trật tự trích dẫn dựa vào phân tích diện được thiết lập bởi Nhóm Nghiên cứu phân loại (CRG), London

4.2.2.4.16. Nguyên tắc đảo

quan hệ đảo giữa trật tự trích dẫn và trật tự sắp xếp

4.2.2.4.17. Ký hiệu (2)

Hệ thống ký hiệu

Hệ thống ký hiệu thứ tự được sử dụng để biểu đạt các quan hệ giữa các lớp và duy trì trật tự được thiết lập trước của một hệ thống phân loại, xem ký hiệu (1)

4.2.2.4.18. Ký hiệu cơ bản

Tập hợp các đặc trưng của một hệ thống ký hiệu (2)

4.2.2.4.19. Tính diễn đạt

Đặc tính của hệ thống ký hiệu (2) cho phép người dùng có được thông tin bổ sung từ các ký hiệu lớp dưới dạng tổng hợp, các quan hệ hoặc các thuật nhớ

4.2.2.4.20. Tính thân thiện

Đặc tính của hệ thống ký hiệu (2) cho phép dễ đưa vào các chủ đề mới trong một hệ thống phân loại

4.2.2.4.21. Ký hiệu đảo

Phương pháp xây dựng các ký hiệu lớp ở đó các mối quan hệ giữa các diện được thể hiện bằng việc chuyển ký tự từ ký tự này sang ký tự khác có cấp thứ tự thấp hơn

4.2.2.4.22. Hệ thống phân loại liệt kê

Hệ thống phân loại được đặc trưng bởi các mối quan hệ hình thức xác lập trước giữa các khái niệm

4.2.2.4.23. Hệ thống phân loại theo diện

Hệ thống phân loại được đặc trưng bởi việc thiết lập các mối quan hệ hình thức giữa các khái niệm khi định chỉ mục hoặc phân loại

4.2.2.4.24. Bảng chính

Phần của một hệ thống phân loại chứa các lớp chính và các tiểu phân mục riêng của chúng

4.2.2.4.25. Bảng trợ ký hiệu

phần của một hệ thống phân loại chứa các lớp con chung để dùng cho từ hai lớp chính trở lên

4.2.2.5. Các loại quan hệ

4.2.2.5.01. Quan hệ ngữ nghĩa

Quan hệ giữa các khái niệm và giữa các ký hiệu lớp và ý nghĩa của chúng

CHÚ THÍCH Trong từ điển từ chuẩn, các mối quan hệ ngữ nghĩa cho biết tất cả các loại quan hệ giữa các từ mô tả ngôn ngữ

4.2.2.5.02. Quan hệ phái sinh/ Quan hệ loài giống

Quan hệ giữa hai khái niệm trong đó độ mạnh của một khái niệm bao gồm độ mạnh của khái niệm kia và ít nhất có một đặc trưng xác định ranh giới bổ sung [ISO 1087-1:2000]

VÍ DỤ từ-đại từ; phương tiện-ô tô; người-trẻ em.

4.2.2.5.03. Quan hệ bộ phận

Quan hệ giữa hai khái niệm trong đó một khái niệm bao quát một đối tượng như là tổng thể và khái niệm kia là một phần của tổng thể đó.

CHÚ THÍCH Theo tiêu chuẩn ISO 1087-1:2000.

DỤ tuần - ngày; tế bào-nguyên tử

4.2.2.5.04. Quan hệ liên đới

Quan hệ giữa hai khái niệm có sự liên kết chủ để không phân cấp theo kinh nghiệm [ISO 1087-1:2000]

VÍ DỤ giáo dục  -giảng dạy; nướng - lò nướng.

4.2.2.5.05. Quan hệ tình huống

Quan hệ giữa một khái niệm chung và khái niệm riêng

CHÚ THÍCH Khái niệm riêng có thể là một người hoặc một sự vật

4.2.2.5.06. Quan hệ hình thức

Quan hệ giữa các thuật ngữ của một ngôn ngữ định chỉ mục

4.2.2.5.07. Quan hệ phân tích

Quan hệ hình thức tạo nên tính rõ ràng trong các bảng hoặc danh sách thuật ngữ của một ngôn ngữ định chỉ mục

4.2.2.5.08. Quan hệ phân cấp

Quan hệ hình thức giữa các khái niệm trong đó một khái niệm là phân cấp dưới của khái niệm kia

4.2.2.5.09. Quan hệ tổng hợp

Quan hệ hình thức giữa các khái niệm được thiết lập nhờ sử dụng các quy tắc

4.2.2.5.10. Quan hệ đồng bộ

Quan hệ hình thức giữa từ hai lớp chính trở lên khác với những gì đã nêu giữa các loại và diện

4.2.2.5.11. Quan hệ trong diện

Quan hệ hình thức giữa các trọng điểm trong một diện

4.2.2.5.12. Quan hệ giữa các diện

Quan hệ hình thức giữa các trọng điểm trong các diện khác nhau

4.2.2.5.13. Quan hệ tương đương

Quan hệ hình thức trong đó các khái niệm khác nhau được trình bày nhờ cùng một thuật ngữ hoặc ký hiệu lớp ưu tiên

4.2.2.6. Từ điển từ chuẩn và các thành tố của chúng

4.2.2.6.01. Từ điển từ chuẩn

Bộ từ vựng có kiểm soát chứa các thuật ngữ tương đương, mối quan hệ liên đới và các quy tắc áp dụng

4.2.2.6.02. Thuật ngữ mở rộng

BT

Thuật ngữ định chỉ mục của một từ điển từ chuẩn chỉ một khái niệm rộng hơn khái niệm của thuật ngữ định chỉ mục khác trong quan hệ phân cấp dưới nó

4.2.2.6.03. Thuật ngữ hẹp hơn

NT

Thuật ngữ định chỉ mục của một từ điển từ chuẩn chỉ một khái niệm cụ thể hơn khái niệm của thuật ngữ định chỉ mục khác trong quan hệ phân cấp trên nó

4.2.2.6.04. Thuật ngữ ưu tiên

Từ mô tả

Thuật ngữ định chỉ mục của một từ điển từ chuẩn được dùng ưu tiên so với một thuật ngữ dẫn mục lựa chọn tương đương có liên quan với nó

CHÚ THÍCH Quan hệ với thuật ngữ khác có thể là đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa

4.2.2.6.05. Thuật ngữ cao nhất

Thuật ngữ định chỉ mục của một từ điển từ chuẩn biểu thị khái niệm rộng nhất có thể của bất kỳ thuật ngữ định chỉ mục nào khác mà có quan hệ phân cấp ở dưới nó, và không có thuật ngữ rộng hơn

4.2.2.6.06. Thuật ngữ liên quan

RT

Thuật ngữ định chỉ mục với quan hệ ngang hàng và thứ bậc tương đương với thuật ngữ định chỉ mục khác

CHÚ THÍCH Thuật ngữ liên quan có ý nghĩa liên đới nhưng không phải là đồng nghĩa với thuật ngữ khác

4.2.2.6.07. Từ mô tả nội dung

Thuật ngữ ưu tiên được dùng để mô tả chủ đề của một tài liệu

4.2.2.6.08. Từ mô tả hình thức

Thuật ngữ định chỉ mục được dùng đ mô tả hình thức vật lý hoặc thư mục của một tài liệu

4.2.2.6.09. Ghi chú phạm vi

Giải thích ngắn gọn cách thức sử dụng thuật ngữ định chỉ mục như thế nào

4.2.2.6.10. Từ không mô tả

Thuật ngữ không được sử dụng trong từ điển từ chuẩn để trình bày một khái niệm và làm tham chiếu tới một hay nhiều thuật ngữ ưu tiên được dùng thay

4.2.2.6.11. Thuật ngữ tương đương

Thuật ngữ liên quan đến thuật ngữ khác bằng mối quan hệ tương đương

4.2.2.6.12. Phương pháp suy diễn

Phương pháp xây dựng từ điển từ chuẩn dựa vào sự phân tích các nguồn từ vựng

4.2.2.6.13. Phương pháp phân tích

Phương pháp quy nạp

Phương pháp dựa vào sự phân tích tài liệu và sử dụng để xây dựng các bộ từ vựng có kiểm soát

4.2.2.6.14. Từ điển từ chuẩn vĩ mô

Từ điển từ chuẩn có các thuật ngữ định chỉ mục tổng hợp ở mức cao bao quát một lĩnh vực tri thức rộng

4.2.2.6.15. Từ điển từ chuẩn vi mô

Từ điển từ chuẩn bao quát một lĩnh vực tri thức hẹp và sâu

4.2.2.6.16. Từ điển từ chuẩn nguồn

Từ điển từ chuẩn tạo thành nguồn cơ bản trong việc xây dựng một từ điển từ chuẩn song ngữ hoặc đa ngữ

4.2.2.6.17. Từ điển từ chuẩn mục tiêu

Từ điển từ chuẩn được tạo thành từ một từ điển từ chuẩn nguồn

4.2.2.6.18. Từ điển từ chuẩn đơn ngữ

Từ điển từ chuẩn với các thuật ngữ định chỉ mục bằng một ngôn ngữ

4.2.2.6.19. Từ điển từ chuẩn đa ngữ

Từ điển từ chuẩn với các thuật ngữ định chỉ mục và các thuật ngữ tương đương của chúng bằng một số ngôn ngữ

4.2.2.6.20. Trình bày theo phân loại

Trình bày một từ điển từ chuẩn cho thấy các thuật ngữ định chỉ mục theo trật tự có cấu trúc

4.2.2.6.21. Trình bày theo trật tự chữ cái

Trình bày một từ điển từ chuẩn cho thấy các thuật ngữ và các mối quan hệ của chúng với các thuật định chỉ mục và các thuật ngữ tương đương theo trật tự chữ cái, đôi khi còn có cả chú thích phạm vi áp dụng

4.2.2.6.22. Biểu đồ từ điển từ chuẩn

Trình bày đồ họa

Trình bày một từ điển từ chuẩn cho thấy các thuật ngữ đánh chỉ số dưới dạng đồ họa

4.2.2.7.01. Định chỉ mục

Thể hiện nội dung hoặc hình thức của một tài liệu bằng các từ (1), cụm từ hoặc hệ thống ký hiệu (2) theo quy tắc của ngôn ngữ định chỉ mục

4.2.2.7.02. Nguyên tắc đặc thù

Nguyên tắc theo đó việc định chỉ mục phải được thực hiện ở mức đặc thù của tài liệu

4.2.2.7.03. Định chỉ mục dẫn xuất

Phương pháp đánh chỉ số trong đó các thuật ngữ đánh chỉ số được lấy từ tài liệu

4.2.2.7.04. Đánh chỉ số ấn định

Phương pháp định chỉ mục trong đó các thuật ngữ đánh chỉ số được lấy từ ngôn ngữ đánh chỉ số

4.2.2.7.05. Định chỉ mục sâu

Phương pháp định chỉ mục trong đó một vài hoặc tất cả các phần của một tài liệu đều được định chỉ mục, có liên quan đến việc sử dụng một số lượng tương đối cao các thuật ngữ định chỉ mục

4.2.2.7.06. Định chỉ mục nông

Phương pháp định chỉ mục trong đó chỉ có nội dung chính của tài liệu được định chỉ mục, có liên quan đến việc sử dụng một số lượng tương đối hạn chế các thuật ngữ định chỉ mục

4.2.2.7.07. Định chỉ mục tự động

Định chỉ mục được thực hiện bằng chương trình máy tính

4.2.2.8. Đánh giá kết quả định chỉ mục

4.2.2.8.01. Ma trận tài liệu/thuật ngữ

Ma trận biểu thị sự phù hợp giữa các tài liệu và các thuật ngữ định chỉ mục

4.2.2.8.02. Cụm

Phân loại tự động các tài liệuphân loại đa nguyên tắc, không có có trật tự, nhưng thường là độc nhất

4.2.2.8.03. Tài liệu trọng tâm

Tài liệu ảo trình bày một lớp các tài liệu dưới dạng một cụm/cluster

4.2.2.8.04. Định trọng số

Kỹ thuật mà nhờ đó một số thuật ngữ được gán tầm quan trọng hơn các thuật ngữ khác

4.2.2.8.05. Giá trị phân biệt thuật ngữ

Đánh giá chất lượng của một thuật ngữ chỉ mục khi phân biệt các tài liệu này với các tài liệu khác

4.3. Lưu trữ, tìm kiếm và tìm tin

4.3.1. Lưu trữ trực tiếp

4.3.1.1. Các thuật ngữ chung

4.3.1.1.01. Lưu trữ (1)

quá trình sắp xếp và lưu giữ dữ liệu và tài liệu để sử dụng sau - xem lưu trữ (2)

4.3.1.1.02. Lưu trữ trực tiếp

Lưu trữ có trật tự các tài liệu theo kế hoạch lưu trữ

4.3.1.1.03. Kế hoạch lưu trữ

kế hoạch sắp xếp, hệ thống sắp xếp

Kế hoạch của một kho hoặc khu lưu trữ cho biết vị trí xếp giá và các thiết bị khác và việc sử dụng hiện tại và dự kiến của không gian sẵn có

4.3.1.1.04. Lưu trữ ở xa

Lưu trữ các tài liệu ở địa điểm xa

4.3.1.1.05. Lưu trữ trung gian

Lưu trữ (1) các hồ sơ ít dùng ở trung tâm lưu trữ hồ sơ trong khi chưa đến hạn hủy bỏ

4.3.1.1.06. Sắp xếp (2)

Các hoạt động vật lý và trí tuệ để tổ chức và kiểm soát tài liệu

CHÚ THÍCH Sắp xếp thường được dùng để chỉ kết quả của những hoạt động này

4.3.1.1.07. Mức sắp xếp

Chia nhóm phân cấp các hồ sơ (2) với mục đích kiểm soát hành chính hoặc trí thức

CHÚ THÍCH Các mức là kho, nhóm hồ sơ, kho tài liệu hoặc bộ sưu lập, nhóm con, tùng thư, tùng thư con, hồ sơ và tài liệu.

4.3.1.1.08. Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc sắp xếp thứ tự dựa vào nội dung chủ đề của tài liệu

4.3.1.1.09. Nguyên tắc nguồn gốc

Nguyên tắc dựa vào nguồn gốc của tài liệu

4.3.1.1.10. Nguyên tắc tuân thủ trật tự gốc

Nguyên tắc theo đó tài liệu lưu trữ (1) giữ nguyên sự sắp xếp tài liệu của người tạo ra

4.3.1.1.11. Phân loại

Gán ký hiệu các loại cho tài liệu để cho phép sắp xếp (2) trên giá mở theo cách có xem xét đến sự quan tâm của người dùng tin

4.3.1.1.12. Nhóm tài liệu lưu trữ

nhóm hồ sơ

Đơn vị phân chia trong sắp xếp lưu trữ ở mức của cơ quan hoặc tổ chức độc lập ban đầu

4.3.1.1.13. Nhóm hồ sơ đóng

Nhóm tài liệu lưu trữ không chắc sẽ được bổ sung thêm hồ sơ nữa

4.3.1.1.14. Hồ sơ đóng

Hồ sơ (1) chứa các tài liệu đã làm xong thủ tục và với chúng không cần thiết thêm vào các tài liệu bổ sung.

4.3.1.1.15. Nhóm con

Cấp chia nhỏ của nhóm tài liệu lưu trữ đại diện một nhóm con hành chính của một cơ quan hoặc tổ chức ban đầu.

4.3.1.1.16. Xêri (2)

Tài liệu có chung nguồn gốc và chức năng hoặc hình thức.

4.3.1.1.17. Xêri con

Xêri (2) tài liệu có chung cách phân chia theo sự sắp xếp (2), hình thức, loại hình hoặc nội dung

4.3.1.1.18. Lưu trữ toàn văn

Lưu trữ (1) các văn bản hoặc các tài liệu hoàn chỉnh trong một vật mang, có thể đọc máy

4.3.1.1.19. Siêu văn bản

Văn bản lưu trữ (1) tài liệu từ các hồ sơ liên quan có liên kết giữa các điểm truy cập ,cho phép chuyển ngay một tài liệu hoặc từ một tài liệu này sang một tài liệu khác

4.3.1.1.20. Hồ sơ điện t

4.3.1.2. Sắp xếp

4.3.1.2.01. Sắp xếp

Đặt các tài liệu trong một hồ sơ (1) hoặc một tệp (2)

4.3.1.2.02. Xếp thẳng đứng

Đặt các tài liệu trên giá theo vị trí thẳng đứng

4.3.1.2.03. Xếp nằm ngang

Đặt các tài liệu vào vị trí song song với giá sách

4.3.1.3. Xếp giá

4.3.1.3.01. Xếp giá

Lưu trữ trực tiếp các tài liệu trên giá

4.3.1.3.02. Hộp hồ sơ

hộp bảo vệ để dễ xếp giá và xử lý tài liệu

4.3.1.3.03. Tủ bản đồ

Hộp bản đồ

Tủ để lưu trữ (1) các tài liệu quá khổ

CHÚ THÍCH Từ bản đồ thường làm bằng kim loại.

4.3.1.3.04. Danh sách xếp giá/ Mục lục vị trí

Danh sách vốn tài liệu phản ánh vị trí lưu trữ (1)

4.3.1.3.05. Chỗ để trống

Không gian để lại giữa các tài liệu đã xếp giá để tạo thuận lợi cho việc chèn các tài liệu mới đến

4.3.1.3.06. Giá mở

Giá sách mà người sử dụng có thể tiếp cận

4.3.1.37. Giá đóng

giá sách mà thông thường người sử dụng không thể tiếp cận

4.3.1.3.08. Xếp kín đặc/ xếp nén

Phương pháp xếp giá dựa vào thiết bị di động để tiết kiệm không gian và đảm bảo an toàn cao

4.3.1.3.09. Xếp sách tựa gáy

Xếp giá trên hai hàng kệ sách với gáy kề nhau

4.3.1.3.10. Xếp phân cách

Xếp giá ở một hoặc hai mặt kệ được sắp xếp theo phương thẳng đứng và kín ở các bên hông

CHÚ THÍCH Các tài liệu xếp phân cách có thể cho phép truy cập ở cả hai phía.

4.3.2. Lưu trữ trực tiếp và các hệ thống tìm tin

4.3.2.1. Các thuật ngữ chung

4.3.2.1.01. Tìm tin

Quá trình hoạt động tìm lại dữ liệu đã được lưu giữ một cách có chọn lọc

4.3.2.1.02. Hệ thống tìm tin

Hệ thống cho phép truy cập tới các bản mô tả tài liệu, địa chỉ trong kho tài liệu của chúng và bản thân các tài liệu

4.3.2.1.03. Phương tiện trợ giúp tìm kiếm

Hệ thống tìm tin tạo ra để thiết lập sự kiểm soát đối với các hồ sơ (2) hoặc tài liệu lưu trữ (1)

VÍ DỤ Phương tiện trợ giúp tìm kiếm bao gồm tài liệu hướng dẫn, sổ đăng ký tài sản..

4.3.2.1.04. Hệ thống tìm tin thư mục

Hệ thống tìm tin cho phép truy cập tới dữ liệu thư mục

4.3.2.1.05. Cơ sở dữ liệu thư mục

Hệ thống tìm tin thư mục ở dạng cơ sở dữ liệu

CHÚ THÍCH Các Cơ sở dữ liệu thư mục cũng thường chứa cả các mô tả nội dung và các thuật ngữ đánh chỉ số

4.3.2.1.06. Mục lục

Danh sách có tổ chức hoặc hệ thống tìm tin thư mục cho phép truy cập tới dữ liệu và các địa chỉ tài liệu ở trong một hoặc một số sưu tập

4.3.2.1.07. Thư mục (2)

Hệ thống tìm tin thư mục cho phép truy cập tới dữ liệu mà mô tả và nhận dạng duy nhất các tài liệu - xem thư mục (1)

CHÚ THÍCH Các thư mục đôi khi cũng chứa mô tả nội dung tài liệu

4.3.2.1.08. Chỉ mục

Danh sách được sắp xếp hoặc một bộ phận của hệ thống tìm tin cho phép truy cập tới các bộ phận được tổ chức theo cách khác của hệ thống đó tới địa chỉ tài liệu

CHÚ THÍCH Trong các chỉ mục, danh sách của thuật ngữ đề cập đến vị trí tìm ra tài liệu thường được lựa chọn từ chính bản thân tài liệu đó

4.3.2.1.09. Bảng tra chủ đề

Chỉ mục theo thứ tự bảng chữ cái tiêu đề chủ đề cho biết vị trí của chúng trong các bảng của hệ thống tìm tin

CHÚ THÍCH Đôi khi các bảng tra chủ đề được chỉ định loại trừ các tên riêng mà được lập bảng tra riêng.

4.3.2.1.10. Bảng tra dùng dãy ký hiệu

Bảng tra chủ đề được thiết lập thông qua phân tích dãy ký hiệu lớp

4.3.2.1.11. Chỉ mục quan hệ

Tên được gán cho bảng tra chủ đề trong Khung phân loại thập phân Dewey (DDC)

4.3.2.1.12. Trích dẫn

Mục tham chiếu trong một tài liệu sang tài liệu khác hay tới một phần trong tài liệu đó.

4.3.2.1.13. Chỉ mục trích dẫn

Chỉ mục liên kết tài liệu bằng các trích dẫn của chúng

4.3.2.1.14. Kết nối thư mục

Phương pháp định chỉ mục hay phân loại dựa trên đường liên kết được tạo giữa hai tài liệu bằng các trích dẫn chung của một hay nhiều tài liệu khác.

4.3.2.1.15. Đồng trích dẫn

Trích dẫn một tài liệu trong hai hay nhiều tài liệu khác.

4.3.2.1.16. Danh sách chuyển đổi

Danh sách các quan hệ giữa các thuật ngữ của nhiều ngôn ngữ định chỉ mục hay công cụ hỗ trợ tìm kiếm được xắp xếp khác nhau

4.3.2.2. Hệ thống tìm tin, lưu trữ gián tiếp cụ thể

4.3.2.2.01. Chỉ mục tiền kết hợp

Chỉ mục có một chủ đề phức hợp được phân thành nhiều yếu tố cơ bản trong giai đoạn định chỉ mục khi những yếu tố này được kết hợp theo thứ tự định sẵn bằng cách sử dụng ngôn ngữ định chỉ mục theo thứ tự cố định giữa các lớpthuật ngữ

CHÚ THÍCH Theo tiêu chuẩn BSI-DD 247:1998

4.3.2.2.02. Mục lục phân loại

Danh mục với các dẫn mục phân theo hệ thống phân loạibảng tra chủ đề

4.3.2.2.03. Mục lục chủ đề

Mục lục có các dẫn mục lấy từ một danh sách các tiêu đề chủ đề hay một tệp chuẩn được sắp xếp theo các chủ đề hoặc theo bảng chữ cái hay theo thứ tự phân loại

4.3.2.2.04. Mục lục từ điển

Mục lục có các dẫn mục lấy từ một danh sách các tiêu đề chủ đề hay một tệp chuẩn được ghép hay sắp xếp xen kẽ với các dẫn mục tác giả hay nhan đề theo thứ tự bảng chữ cái.

4.3.2.2.05. Mục lục tác giả

Mục lục chỉ có dẫn mục tác giả nhan đềđiểm truy cập

4.3.2.2.06. Mục lục phân loại theo bảng chữ cái

Mục lục dựa theo các lớp lớn xếp theo bảng chữ cái được chia nhỏ theo các chủ đề được sắp xếp theo trật tự chữ cái trong mỗi lớp.

4.3.2.2.07. Chỉ mục hậu kết hợp

Chỉ mục trong đó một chủ đề phức hợp được phân thành nhiều khái niệm cơ bản tại thời điểm định chỉ mục nhưng những khái niệm này không được kết hợp cho đến tận công đoạn tìm kiếm và truy tìm và không sử dụng trật tự cố định cho lớpthuật ngữ

4.3.2.2.08. Hệ thống dẫn mục thư mục

Hệ thống tìm tin nơi điểm truy nhập là tài liệu được thể hiện bằng dữ liệu thư mục.

VÍ DỤ Phiếu lỗ

4.3.2.2.09. Hệ thống dẫn mục thuật ngữ

Hệ thống định chỉ mục hậu kết hợp nơi đối tượng được thể hiện bằng thuật ngữ chỉ mục là điểm truy nhập

DỤ Phiếu l soi

4.3.3. Tìm kiếm và truy tìm thông tin

4.3.3.1. Phương pháp và các yếu tố tìm kiếm

4.3.3.1.01. Tìm kiếm và truy tìm

Các hoạt động để thu thập thông tin (1) về tài liệu qua hệ thống truy tìm thông tin

4.3.3.1.02. Ngôn ngữ tìm kiếm

Ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng để tìm kiếm thường là sự kết hợp của ngôn ngữ định chỉ mục với các thực đơn hay các lệnh của hệ thống phần mềm nhất định

4.3.3.1.03. Mô tả sơ lược yêu cầu

Mô tả (1) một yêu cầu (2) bằng ngôn ngữ tự nhiên cùng với chỉ dẫn về lĩnh vực quan tâm của người sử dụng

4.3.3.1.04. Che khuất

Kỹ thuật tìm kiếm dùng để tổng hợp các từ (2) có cùng một gốc từ.

4.3.3.1.05. Cắt bớt

Sự che khuất phần đầu, phần giữa hay phần cuối của từ (2) được sử dụng trong một truy vấn

4.3.3.1.06. Tìm kiếm tương tác

Phương pháp tìm kiếm cho phép thay đổi chiến lược tìm kiếm khi tương tác trực tuyến với một hệ thống truy tìm

4.3.3.1.07. Tìm kiếm theo đợt

Tìm kiếm theo lô

Phương pháp tìm kiếm trong đó một số  truy vấn cùng tiến hành một đợt công việc của hệ thống tìm tin

4.3.3.1.08. Tìm kiếm theo toán t Boole

Công thức tìm kiếm sử dụng toán tử logic.

4.3.3.1.09. Tìm kiếm theo đơn

Tìm kiếm với công thức truy vấn bằng các lựa chọn được thiết lập trước trong một hệ thống truy tìm

4.3.3.1.10. Tìm kiếm văn bản tự do

Tìm kiếm dùng ngôn ngữ tự nhiên để quét toàn bộ hay một phần tài liệu để tìm sự phù hợp khả dĩ.

4.3.3.1.11. Tìm theo phương pháp thống kê xác suất

Tìm kiếm theo định lý và giả thuyết của Baye trong lĩnh vực tìm tin để đánh giá tính tương thích có thể có của tài liệu trong một sưu tập (2)

4.3.3.1.12. Chức năng so khớp

Chức năng toán học đánh giá mức độ giống nhau giữa tài liệutruy vấn

4.3.3.1.13. Phương pháp tương đồng

Phương pháp lập các nhóm tài liệu và sự khớp nhau giữa các thuật ngữ tìm kiếm

4.3.3.2. Đánh giá dịch vụ tìm kiếm

4.3.3.2.01. Chiến lược tìm kiếm

Đặc trưng chung của quy trình tìm kiếm từ một phạm vi chọn để đáp ứng nhu cầu tin (1)

4.3.3.2.02. Mô tả sơ lược tìm kiếm

Xác định diện yêu cầu trong ngôn ngữ định chỉ mục

4.3.3.2.03. Truy vấn

Tìm kiếm theo một hoặc nhiều bước để có câu trả lời theo dạng tham chiếu hoặc dữ liệu khác từ một hệ thống tìm tin

4.3.3.2.04. Lệnh

Chỉ thị đưa ra cho hệ thống tìm tin bằng ngôn ngữ tìm kiếm

4.3.3.2.05. Kết quả

Câu trả lời thích hợp từ một hệ thống tìm tin khớp với công thức tìm kiếm

4.3.3.2.06. Xếp hạng

Lựa chọn những kết quả trúng bằng chức năng so khớp

4.3.3.2.07. Lịch sử tìm kiếm

Bản ghi các lần tìm kiếm thực hiện trong một truy vấn hoặc phiên truy vấn

4.3.3.2.08. Đánh giá tìm kiếm

Điều tra hiệu quả của các hệ thống tìm tin và kết quả đạt được bằng chiến lược tìm kiếm đã chọn

4.3.3.2.09. Nhiễu tin

Mục hay tài liệu không liên quan tìm được như là câu trả lời cho một truy vấn

4.3.3.2.10. Im lặng

Không tìm được tài liệu liên quan, được xem là không phải câu trả lời cho một truy vấn

4.3.3.2.11. Dư thừa

Kết quả trúng không đáng kể đã được người dùng tin biết đến

4.3.3.2.12. Sự liên quan

Chất lượng của tài liệu tìm ra là kết quả trúng đích mỹ mãn đối với diện yêu cầu

4.3.3.2.13. Sự tương thích

Chất lượng của tài liệu tìm ra là kết quả trúng đích mỹ mãn đối với nhu cầu của người dùng tin

4.3.3.2.14. Mức độ đầy đủ, tỷ lệ truy hồi

Tỷ lệ giữa kết quả trúng so với toàn bộ tài liệu liên quan

4.3.3.2.15. Mức độ đầy đủ thông thường

Mức độ đầy đủ xếp hạng của kết quả trúng so với kết quả có thể tốt nhất và tồi tệ nhất

4.3.3.2.16. Mức độ chính xác

Tỷ lệ giữa các kết quả trúng thật sự so với tất cả các kết quả trúng

4.3.3.2.17. Mức độ chính xác thông thường

Mức độ chính xác của một kết quả trúng so với kết quả có thể tốt nhất hoặc tồi tệ nhất

4.3.3.2.18. Tỷ lệ thất bại

Tỷ lệ giữa những kết quả trúng không liên quan so với tất cả các tài liệu không liên quan

4.3.3.2.19. Tỷ lệ mập mờ

Tỷ lệ giữa những kết quả trúng không liên quan so với tất cả tài liệu

4.3.3.2.20. Nhân tố cơ may

Chất lượng của hệ thống tìm tin tăng cơ hội có được những kết quả trúng đích cho người dùng tin

4.3.3.2.21. Tìm lướt

Phương pháp tìm kiếm dữ liệu bằng cách xem sưu tập (2) tài liệu hoặc qua các biểu ghi (2) trong file dữ liệu (1) theo cách thức chung hơn là theo cách cụ thể để đáp ứng một truy vấn

4.3.3.2.22. Lướt tìm

Lướt tìm trong các mạng

5. Sử dụng thông tin và tài liệu

5.1. Thông tin chung

5.1.01. Sử dụng thông tin

Sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hoặc tài liệu do tổ chức thông tin (1)tư liệu cung cấp

5.1.02. Khả năng truy cập

Khả năng sẵn cótruy cập dễ dàng tài liệu để xem là kết quả của việc ủy quyền hợp pháp và sự tồn tại của các phương tiện trợ giúp tìm kiếm

5.1.03. Kiến thức thông tin

Nhận thức tiềm năng của thông tin (1), thông tin (2) và các nguồn liên quan và khả năng sử dụng chúng

5.1.04. Nhóm dân cư mục tiêu

Những người dùng tin hiện tại hay tiềm năng đối với các dịch vụ thông tin do các tổ chức thông tin (1)tư liệu cụ thể cung cấp

5.1.05. Người dùng tin

Người sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hay tài liệu do các trung tâm thông tin cung cấp

5.1.06. Người sử dụng cuối cùng

Người dùng tin sử dụng những kết quả cuối cùng của những lần tìm kiếm cụ thể do các dịch vụ thông tin thực hiện để đáp ứng nhu cầu thông tin (1) của chính người đó

5.1.07. Người sử dụng thành thạo

Người dùng tin có nhiều kinh nghiệm về các dịch vụ thông tin được cung cấp

CHÚ THÍCH Các dịch vụ thông tin có những chế độ đặc biệt dành cho những người sử dụng thành thạo khác với những chế độ dành cho người sử dụng thông thường

5.1.08. Nhóm người sử dụng

Số người dùng tin có yêu cầu chung

5.1.09. Nhóm người sử dụng khép kín

CUG

Nhóm người sử dụng truy cập riêng tới dữ liệu, thông tin (1) hay thông tin (2) được thực hiện trên mạng công cộng hay trên hệ thống videotex

5.1.10. Mạng dịch vụ thông tin

Nhóm đơn vị làm việc cùng nhau, chia sẻ dịch vụ và các nguồn lực vì lợi ích của người dùng tin

5.1.11. Yêu cầu (2)

Yêu cầu hay nhu cầu của người dùng tin sẽ được gửi đến tổ chức thông tin (1)tư liệu, xem thêm yêu cầu (1)

CHÚ THÍCH Những yêu cầu (2) gồm yêu cầu cho mượn hay tra cứu các tài liệu cụ thể hoặc hỗ trợ dịch vụ tư vấn và thông tin...

5.2. Quản trị

5.2.01. Giờ truy cập

Giờ, ngày và khoảng thời gian của năm khi tổ chức thông tin (1)tư liệu có thể được người dùng tin sử dụng.

5.2.02. Giờ mở cửa

Thời gian mà tổ chức thông tin (1)tư liệu mở cửa cho người dùng tin

5.2.03. Thời gian mượn

Thời gian mà người dùng tin (1) được ủy quyền để giữ lại tài liệu ngoài tòa nhà của tổ chức cho mượn

5.2.04. Thời gian cung cấp tài liệu

Thời gian cần để đáp ứng một yêu cầu (2) về tài liệu của người dùng tin

5.2.05. Thủ tục xuất tài liệu (1)

Thực hiện việc ghi chép đưa tài liệu từ nơi lưu trữ (1) xem thêm sổ xuất tài liệu (2)

5.2.06. S xuất tài liệu (2)

Tài liệu dùng để ghi lại việc làm thủ tục xuất (1), xem thêm thủ tục xuất tài liệu (1)

5.2.07. Người sử dụng có đăng ký

Người dùng tin có dữ liệu được tổ chức thông tin (1)tư liệu ghi chép lại và là người được quyền sử dụng tài liệu của sưu tập (1) của tổ chức thông tin và tư liệu trong hoặc ngoài phạm vi tòa nhà của tổ chức đó

5.2.08. Thẻ nhận dạng người sử dụng

Thẻ đọc

Thẻ nhận dạng được cấp và cho phép truy cập vào tổ chức thông tin (1)tư liệu

5.2.09. Mã của người sử dụng mạng

NUI

Mã cấp cho người đăng ký thuê bao dịch vụ mạng để nhận dạng người đó như một người dùng tin có quyền

5.2.10. Mật khẩu người sử dụng

Từ (2), mã (2) hay tập hợp các ký tự dùng đề nhận dạng người dùng tin và cho phép truy cập hệ thống máy tính cụ thể

5.2.11. Truy cập mở

Truy cập không hạn chế tới thông tin (2), tài liệu hay các dịch cụ thông tin

5.2.12. Truy cập đóng

Truy cập thông tin (2), tài liệu hay các dịch cụ thông tin bị hạn chế do những quy định chung hoặc những quy định cụ thể

5.3. Cơ sở hạ tầng

5.3.01. Khu vực dịch vụ

Khu vực địa lý cho người dân mà một tổ chức cung cấp và đưa ra các dịch vụ thông tin

5.3.02. Mục lục truy cập công cộng trực tuyến

OPAC

Mục lục, nơi thông tin (2) được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống máy tính và có thể được người dùng tin tra cứu trực tiếp thông qua trạm cuối ở nơi xa.

5.3.03. Quầy trợ giúp

Địa điểm, điện thoại hoặc thư điện tử mà tại đó nhân viên có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về một hệ thống đã cho, dịch vụ thông tin hay cơ sở dữ liệu sẵn có cho người dùng tin

5.3.04. Khu vực người đọc

Không gian dành cho người dùng tin trong tổ chức thông tin (1)tư liệu

5.3.05. Phòng đọc

Không gian dành để đọc tài liệu, thường được liên kết với một kho tra cứu trong tổ chức thông tin (1) và tư liệu

5.3.06. Khoang đọc

Không gian làm việc dành cho người dùng tin trong khu vực dành cho người đọc được che chắn ngăn với môi trường xung quanh nhưng không hoàn toàn bị khép kín

CHÚ THÍCH Trong một cabin, tài liệu làm việc có thể được lưu giữ để nghiên cứu tiếp tục

5.3.07. Cabin nghiên cứu (phòng đọc nghiên cứu)

Phòng nghiên cứu hoàn toàn khép kín, nằm ở trong khu vực dành cho người đọc

5.3.08. Thùng trả sách

Hộp hay máy trượt cho phép người dùng tin trả lại tài liệu mà không cần có sự hỗ trợ của nhân viên

5.3.09. Quầy lưu thông tài liệu

Khu vực của tổ chức thông tin (1)tư liệu mà tại đó nhân viên xử lý các sách mượn và làm các thủ tục đến việc mượn

5.4. Các hình thức sử dụng

5.4.01. Sử dụng tài liệu trong nhà

Tra cứu xem tài liệu bên trong tòa nhà của trung tâm thông tin mà không làm thủ tục xuất tài liệu (1)

5.4.02. Sử dụng từ xa

Sử dụng dịch vụ của thư viện trung tâm (2) trên mạng điện tử từ các điểm truy cập ngoài tòa nhà của thư viện đó hay tòa nhà của các thư viện chi nhánh

5.4.03. Mượn

Chuyển giao vật lý (2) tài liệu từ nơi lưu trữ (1) đến một địa điểm khác trong khoảng thời gian xác định

5.4.04. Mượn giữa các thư viện

Chuyển giao (2) tài liệu từ một thư viện (2) hay cơ quan lưu trữ (2) đến một nơi khác trong khoảng thời gian xác định theo các điều kiện cụ thể

5.4.05. Cho mượn phòng đọc

Chuyển giao (2) tài liệu từ nơi lưu trữ (1) đến một vị trí khác bên trong tổ chức thông tin (1)tư liệu phục vụ các mục đích đọc, tra cứu

5.4.06. Khả năng sẵn sàng

Khả năng sẵn có của một tài liệu được yêu cầu mượn và chỉ định điều kiện cho mượn

5.4.07. Khôi phục cabin

5.4.08. Số yêu cầu nội bộ

Số được gán cho yêu cầu (2) mượn bởi một tổ chức thông tin (1)tư liệu cá biệt theo qui ước nội bộ, xác định tất cả các tin nhắn liên quan đến yêu cầu một yêu cầu mượn (2).

5.4.09. Yêu cầu về nơi giữ tài liệu

Yêu cầu (2) để nhận một danh sách các tổ chức đang giữ các bản (3) của một tài liệu được yêu cầu

5.4.10. Yêu cầu gia hạn mượn

Yêu cầu (2) kéo dài thời gian mượn

5.4.11. Giấy báo quá hạn

Thông báo gửi cho người dùng tin nói rằng tài liệu họ mượn đã quá thời hạn mượn và cần phải trả lại ngay

5.4.12. Thông báo thu hồi

Thông báo yêu cầu người dùng tin trả lại tài liệu đã mượn.

5.5. Các dịch vụ

5.5.01. Dịch vụ

Kết quả của các hoạt động tại giao diện giữa nhà cung cấp và khách hàng và của các hoạt động nội bộ của nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

CHÚ THÍCH theo ISO 8402:1994

5.5.02. Dịch vụ thông tin

Lưu, truy nhập, xử lý hoặc phân phát thông tin (1) hay thông tin (2) để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin cụ thể.

CHÚ THÍCH Dịch vụ thông tin có thể bao gồm thư viện truyền thống và các dịch vụ thông tin như xử lý sách, tạp chí, bản lưu trữ, tiêu chuẩn, bằng sáng chế, báo cáo nghiên cứu v.v. và cả các dịch vụ, tài liệu điện tử như quản lý, cất giữ CD-ROM, tài liệu điện tử, đa phương tiện, tìm tin trực tuyến, thông báo tin mới, phân phát tài liệu điện tử v.v.

5.5.03. Chương trình hướng ngoại

Các hoạt động được sắp xếp của tổ chức thông tin (1)tư liệu để giới thiệu với những người dùng tin tiềm năng các dịch vụ thông tin được cung cấp

5.5.04. Dịch vụ hướng ngoại

Dịch vụ mở rộng

Việc cung cấp các dịch vụ thông tin tới người dùng tin tiềm năng và thực tại bên ngoài khu vực phục vụ thường xuyên, nơi thường không có các dịch vụ thông tin khác hoặc người dùng tin không có khả năng tiếp cận một tổ chức thông tin (1)tư liệu

5.5.05. Phỏng vấn tham khảo

Cuộc thảo luận giữa người dùng tin và nhân viên thông tin (2) để xác định chính xác yêu cầu của khách hàng và tạo một chiến dịch tìm kiếm thích hợp

5.5.06. Dịch vụ tra cứu

Việc cung cấp thông tin (2) và hỗ trợ theo yêu cầu (2) của một tổ chức thông tin (1)tư liệu

5.5.07. Dịch vụ chuyển tiếp

Dịch vụ thông tin chỉ cho người dùng tin đến một nguồn tiềm năng khác hay một dịch vụ thông tin khác khi nó không thể cung cấp thông tin (1) hoặc thông tin (2) được yêu cầu

5.5.08. Dịch vụ thông báo tài liệu mới

Cung cấp thường xuyên thông tin (1) về các tài liệu mới có cho người dùng tin liên quan tới yêu cầu của họ

5.5.09. Phổ biến thông tin chọn lọc

SDI

Dịch vụ thông báo tài liệu mới phù hợp với diện tìm kiếm xác định trước của người dùng tin

5.5.10. Dịch vụ sao lưu

Dịch vụ thông tin nối tiếp cung cấp các tài liệu được chọn lọc sau khi tìm kiếm thành công.

5.5.11. Gói lại thông tin

Cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm thông tin theo yêu cầu của các nhóm người dùng tin cụ thể bằng cách sắp xếp lại hoặc gộp lại các tài liệu từ những nguồn khác nhau.

5.5.12. Dịch vụ phân phát

Dịch vụ cung cấp tài liệu

Cung cấp bản sao (1) của tài liệu đang được người dùng tin giữ để không phải cung cấp bản đã cho mượn

CHÚ THÍCH Dịch vụ phân phát tài liệu cũng bao gồm việc mua bán các bản photocopy thường là các bài báo t nhà cung cấp

5.5.13. Dịch vụ tư vấn

Trợ giúp trực tiếp hoặc bng văn bản bởi nhân viên thông tin (2) tới người dùng tin

5.5.14. Đào tạo người sử dụng

Hướng dẫn thư mục

Các chương trình hướng dẫn chính thống được thiết kế để dạy người dùng tin cách sử dụng các nguồn và dịch vụ thông tin có trong thư viện (2), trung tâm tư liệu, hay trong bất kỳ tổ chức thông tin (1)tư liệu nào khác.

5.4.15. Tài liệu hướng dẫn người sử dụng

Các biển báo, áp phích, sách hướng dẫn hoặc tờ rơi, bản đồ hoặc sơ đồ chỉ cho người sử dụng cách sắp xếp phòng ban của tổ chức thông tin (1)tư liệu

5.6. Nghiên cứu người sử dụng

5.6.01. Nghiên cứu người sử dụng

Nghiên cứu khoa học các mẫu sử dụng thông tin, nhu cầu thông tin (1) và yêu cầu thông tin (1) cũng như những hoài vọng của người dùng tin đối với các dịch vụ thông tin

5.6.02. Thành tích dịch vụ

Hiệu quả của dịch vụ thông tin được cung cấp bi tổ chức thông tin (1)tư liệu và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn thông tin được cấp cho tổ chức

5.6.03. Phép đo thành tích

Tỷ số hoặc các phương pháp lượng hóa khác được sử dụng để đánh giá thành tích dịch vụ của tổ chức thông tin (1)tư liệu

CHÚ THÍCH Đối với mục đích thống kê và đánh giá, thành tích có thể được đo bằng cách sử dụng chỉ tiêu thành tích

5.6.04. Chỉ tiêu thành tích

Đại lượng bằng số thể hiện số lượng các hoạt động được thực hiện hoặc dịch vụ được cung cấp, liên quan tới các mục tiêu được xác định trước

5.6.05. Sử dụng sưu tập

Số lần mà sưu tập (2) được tra cứu bởi người dùng tin trong một khoảng thời gian quy định

5.6.06. Tinh sẵn có

Mức độ mà các tài liệu, tiện ích hoặc các dịch vụ thông tin thực sự được cung cấp bởi tổ chức thông tin (1)tư liệu vào thời điểm người dùng tin yêu cầu

5.6.07. Thời gian sử dụng tài liệu

Thời gian người dùng tin tra cứu một tài liệu

5.6.08. Lượng lưu thông

Số tài liệu được tổ chức thông tin (1)tư liệu cho người dùng tin mượn trong một khoảng thời gian quy định

5.6.09. Thời gian nằm trên giá (2)

Thời gian tài liệu nằm trên giá giữa hai kỳ mượn

5.6.10. Tần suất cho mượn

Đại lượng bằng số chỉ ra mức độ tài liệu được mượn thường xuyên trong một thời gian quy định

5.6.11. Tần suất tra cứu tài liệu

Đại lượng bằng số chỉ ra mức độ tài liệu được sử dụng thường xuyên trong thời gian quy định

5.6.12. Tình trạng ít sử dụng

Việc tra cứu tài liệu hoặc nhóm tài liệu bị giảm sút khi chúng đã cũ, bởi vậy, trong một vài trường hợp và đối với các lĩnh vực chủ đề nhất định bị giảm giá trị

5.6.13. Thỏa mãn người sử dụng

Phép do thành tích đưa ra tỷ số giữa yêu cầu thông tin và sự thỏa mãn được người dùng tin thể hiện đối với các dịch vụ thông tin được cung cấp

5.6.14. Thỏa mãn yêu cầu

Phép đo tính năng được thể hiện bằng số hoặc tỷ lệ phần trăm các yêu cầu (2) được giải quyết thành công bởi tổ chức thông tin (1)tư liệu khi so với tổng số các yêu cầu

5.6.15. Phản hồi người sử dụng

5.6.16. Diện người sử dụng

Chỉ ra lĩnh vực quan tâm hoặc xuất xứ cơ quan của người dùng tin

6. Bảo quản tài liệu (Lưu giữ tài liệu)

6.1. Các thuật ngữ chung

6.1.01. Bảo quản

Tất cả các biện pháp, bao gồm cả quyết định tài chính và chiến lược, để duy trì tính toàn vẹn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu hoặc các sưu tập (1)

6.1.02. Giám hộ, chăm sóc

Trách nhiệm đối với bảo quản vật lý các tài liệu

CHÚ THÍCH Điều này không cần thiết phải bao hàm tư cách pháp lý

6.1.03. Bảo toàn, bảo tồn

Sự can thiệp của kỹ thuật để nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc hạn chế sự hư hỏng tài liệu

6.1.04. Sự phục chế

Hành động đưa tài liệu đã bị hư hỏng hoặc phá hủy trở lại càng gần với trạng thái ban đầu càng tốt

CHÚ THÍCH Việc phục hồi lưu trữ, không phải là việc cố gắng tạo lại những đoạn văn bản thiếu, v.v.. và tất cả công việc phục hồi đều phải giữ sáng tỏ, rõ ràng.

6.1.05. Sửa chữa

Biện pháp bảo toànphục chế để khôi phục các tài liệu

6.1.06. Vật mang tin (1)

Chất liệu áp dụng vào một phương tiện lưu trữ dữ liệu để thể hiện thông tin (1), xem vật mang tin (2)

VÍ DỤ Mực, màu sắc, v.v.

6.1.07. Vật mang tin (2)

Thành phần của một phương tiện lưu trữ dữ liệu mà trạng thái của chúng được thay đổi để thể hiện thông tin (1), xem vật mang tin (1)

VÍ DỤ các lớp được từ hóa, đá (trong điêu khắc).

6.1.08. Bảo quản (2)

Các biện pháp bảo quản để tài liệu dưới những điều kiện xác định và cho phép tìm lại chúng hoặc các thông tin bên trong, xem lưu trữ

6.1.09. Gia cố

Củng cố phương tiện lưu trữ dữ liệu bằng cách vào các chất phù hợp

6.1.10. Hồ sơ lưu trữ

Tư liệu hóa tình hình tài liệu hoặc các biện pháp bảo tồnphục chế được áp dụng

6.1.11. Tính thuận nghịch

Đặc tính xử lý bảo tồn mà có thể cho phép tài liệu được trở về trạng thái trước khi xử lý mà không bị phá hỏng

6.1.12. Đặc tính lưu trữ

Đặc tính vật lý vốn có trong tài liệu hoặc các vật liệu sử dụng trong việc bảo tồn hoặc phục chế tài liệu cho phép bảo quản vô hạn và sử dụng chúng trong điều kiện có kiểm soát

6.1.13. Sự hư hỏng

Sự xuống cấp và cuối cùng có thể phá hủy tài liệu phát sinh từ việc gây hại tới các đặc tính vốn có hoặc sự tương tác với các tác động môi trường

6.1.14. Hư hại

Sự thay đổi có hại về điều kiện vật lý của tài liệu do hành động bên ngoài và bên trong

6.1.15. Hỏng

Ngừng khả năng thực hiện chức năng yêu cầu của một đơn vị chức năng ([ISO/IEC 2382- 14:1994)

6.1.16. Lỗi

Khuyết tật

Điều kiện sự cố mà có thể gây ra hỏng hóc

6.1.17. Hư hại do sinh vật

Sự hư hại gây ra bởi các tác nhân sinh học

6.1.18. Hư hại cơ học

Hư hại do tác động lực cơ lý bên trong hoặc lên các đối tượng vật chất, gây ra những thay đổi hình dạng và đặc tính của nó

6.1.19. Hư hại hóa học

Hư hại do sự thay đổi của các chất tạo thành đối tượng vật chất mang lại do sự mất ổn định của bản thân chúng hoặc tương tác với các tác động ảnh hưởng bên ngoài

6.1.20. Hỏng do đội mỏi

Hư hỏng của tài liệu do độ mỏi lặp đi lặp lại theo tiến trình thời gian

6.1.21. Thời gian không còn sử dụng (3)

Thời gian trước khi hư hỏng làm cho vật liệu không thích hợp cho sử dụng, xem thời hạn sử dụng (1), (2)

6.1.22. Sự hóa già

Sự hư hỏng qua thời gian

6.1.23. Thử lão hóa gia tốc

Các phép thử gần đúng tác động lão hóa lên tài liệu bằng việc để nó tiếp xúc dưới điều kiện môi trường gây ra hư hỏng với mức độ ngày một gia tăng

6.1.24. Xử lý

Hành động vật lý đòi hỏi việc bảo quảnsử dụng các tài liệu

6.1.25. Sử dụng

Tra cứu tài liệu, xem tài liệu

CHÚ THÍCH Điều này bao gồm cả xem cá nhân và xem theo nhóm, ví dụ: trong triển lãm.

6.1.26. Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm

Hàm lượng ẩm

Lượng hơi nước thực tế trong một đơn vị thể tích không khí

6.1.27. Độ ẩm tương đối

Tỷ số của lượng hơi nước, trong một đơn vị thể tích không khí nhất định tại một nhiệt độ nhất định, so với lượng hơi nước tối đa mà thể tích không khí sẽ giữ tại nhiệt độ đó, biểu thị bằng phần trăm

6.1.28. Ẩm kế (dụng cụ đo độ ẩm)

Thiết bị để đo độ ẩm tương đối

6.1.29. Máy ghi thủy nhiệt

Thiết bị ghi liên tục nhiệt độ và độ ẩm tương đối

6.1.30. Kế hoạch kiểm soát thảm họa

Các quy trình kế hoạch được chuẩn bị để ngăn ngừa, hạn chế tác động và tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục lại từ những thảm họa do tự nhiên hoặc do con người gây ra

6.2. Các đặc tính vật liệu liên quan tới bảo quản

6.2.01. Tính lâu bền (vĩnh cửu)

Khả năng của vật liệu chống lại thay đổi do hóa chất trong khoảng thời gian dài và ít nhất vài trăm năm mà không bị hư hỏng đáng kể dưới điều kiện môi trường sử dụnglưu giữ (2) bình thường

6.2.02. Độ bền

Khả năng vật liệu chống lại độ hao mòn cơ học lặp đi lặp lại trong một thời gian dài

6.2.03. Khả năng hấp thụ

Đặc tính của vật liệu mà cho phép nó hấp thụ và giữ lại lưu chất (chất lỏng) mà nó tiếp xúc

6.2.04. Khả năng tiếp thu

Đặc tính bề mặt của phương tiện lưu trữ dữ liệu mà cho phép nó nhận chất lỏng

6.2.05. Độ thấm

Đặc tính của vật liệu mà cho phép chất lỏng hoặc khí lọt qua từ bề mặt này sang bề mặt khác

6.2.06. Độ xốp

Đặc tính của vật liệu có khe hở, thông thường biểu thị như tỷ số của thể tích khe hở đến thể tích khối vật liệu

6.2.07. Độ bền màu

Đặc tính của chất màu hoặc thuốc nhuộm mà cho phép duy trì độ màu gốc của nó

6.2.08. Duy trì tính kiềm

Phép đo hợp chất hóa học được thêm vào giấy để trung hòa bất cứ axit nào được tạo ra bởi sự lão hóa tự nhiên hoặc từ sự ô nhiễm khí quyển được xác định bởi điều kiện thử quy định

6.2.09. Độ bền kết dính

Thước đo độ kết dính được xác định bằng các điều kiện thử quy định

CHÚ THÍCH Độ bền kết dính thông thường được biểu thị bằng tải trọng đơn vị yêu cầu để làm đứt rời hai vật liệu được kết dính

6.2.10. Độ bền bục

Thước đo khả năng của vật liệu chịu được áp lực phân bổ đồng nhất vuông góc với bề mặt của vật liệu trong điều kiện thử quy định

6.2.11. Khả năng gấp nếp

Khả năng các tấm vật liệu có thể gấp lại được mà không gây ra nứt gãy

6.2.12. Khả năng chịu gấp

Thước đo khả năng của vật liệu chịu được gấp lại trong điều kiện thử quy định

6.2.13. Tính đàn hồi

Khả năng của một vật liệu trở lại hình dạng ban đầu mà không hư hại sau khi kéo dài

6.2.14. Tính mềm dẻo (linh hoạt)

Khả năng vật liệu trở lại hình dạng ban đầu mà không bị hư hại sau khi uốn cong

6.2.15. Tính tạo hình

Khả năng vật liệu chuyển sang hình dạng mới mà không bị hư hại

6.2.16. Độ bền uốn cong

Thước đo tính mềm dẻo của chất kết dính

6.2.17. Độ co giãn

Khả năng của một tài liệu có thể kéo dãn mà không hư hại

6.2.18. Độ cứng

Khả năng của một đối tượng vật chất hay cấu trúc giữ nguyên hình dạng mà không hư hại khi chịu lực cơ học.

6.2.19. Độ giòn

Khả năng của vật liệu cứng bị gãy bất ngờ khi chịu lực cơ học.

6.2.20. Tính xóa được

Khả năng của một vật mang tin (1) cho phép xóa thông tin được ghi và có khả năng tái sử dụng thông tin cũ.

6.2.21. Sức chống xé, sức bền xé

Thước đo khả năng của một vật liệu chịu đựng xé rách dưới điều kiện thử nghiệm quy định

6.2.22. Tính ổn định kích thước

Khả năng của vật liệu giữ nguyên kích thước và hình dạng dù có những tác động xử lý, môi trường, lão hóacách sử dụng

6.2.23. Độ bền ướt

Thước đo khả năng của một vật liệu khi bão hòa nước chống được đứt gãy hay tách rời dưới điều kiện thử nghiệm quy định

6.2.24. Tính chịu nước

Khả năng của vật liệu chịu được nhưng không hoàn toàn ngăn được tác động hay sự thấm nước

6.2.25. Tính chịu lửa

Thước do khả năng của một vật liệu hay cấu trúc chịu đựng sụp đổ, thâm nhập của lửa và nhiệt độ tăng quá mức trên bề mặt không được tiếp xúc dưới điều kiện thử nghiệm đặc biệt

6.2.26. Tính không cháy nổ

Thước đo khả năng của một vật liệu hay cấu trúc không bị tiêu hao khi bị nung nóng trong không khí dưới điều kiện thử nghiệm quy định

6.2.27. Tính không bắt lửa

Thước đo khả năng của một vật liệu hay cu trúc chịu được lửa khi bị đốt cháy dưới điều kiện thử nghiệm quy định

6.2.28. Giá trị pH

Số đo nồng độ của axit hoặc kiềm của một vật liệu trong dung dịch nước.

CHÚ THÍCH Chỉ số pH được thể hiện bằng thang loga đánh số từ 0 đến 14 với 7,0 là điểm trung hòa, số trên 7,0 chì độ kiềm, dưới 7,0 chỉ độ axit.

6.2.29. Màu sắc

Bất cứ màu sắc nào của cầu vồng hay bất cứ sắc thái hay độ đậm nhạt nào được tạo ra nhờ trộn những màu đó với trắng hoặc đen.

6.2.30. Độ nhẵn

Thước đo mức độ gồ ghề của bề mặt một vật liệu được xác định bởi các điều kiện thử nghiệm đặc biệt.

6.2.31. Độ trắng

Thước đo khả năng bề mặt của một vật liệu phản chiếu ánh sáng

6.2.32. Độ chắn sáng (Độ đục)

Tỉ lệ lượng ánh sáng được phản chiếu lại bởi một vật liệu tương ứng với lượng ánh sáng hấp thụ

6.2.33. Độ trong m

Khả năng của bề mặt vật liệu truyền ánh sáng mà không trong suốt.

6.2.34. Tính trong suốt

Khả năng một vật liệu cho phép nhìn thấy rõ ràng qua phần đặc hoặc phần trống của nó

6.3. Các công đoạn trong quá trình xuất bản hoặc bảo quản các tài liệu

6.3.01. Mạ (Phủ)

Quá trình phủ lên bề mặt vật liệu một hoặc nhiều lớp vật liệu ở dạng lỏng khác

6.3.02. Phết keo (Hồ)

Quá trình thêm các chất hoặc vào nguyên vật liệu, hoặc vào bề mặt của giấy hoặc bìa (1)

CHÚ THÍCH Việc phết keo thường được thực hiện nhằm tăng sức cản đối với hiện tượng thấm hoặc loang của các chất lỏng, như mực, và tăng độ bền bề mặt

6.3.03. Hoàn thiện

Những đặc tính bề mặt được tạo ra bởi các phương pháp cơ học lên giấy hoặc bìa (1)

VÍ DỤ Sự cán láng

6.3.04. Hướng xeo giấy

Hướng thớ

Hướng của các vân trên một tờ giấy hoặc trên một tấm bìa (1) tương ứng hoặc song song với hướng chuyển động của lô giấy trên máy xeo giấy hoặc máy xeo bìa

6.3.05. Hướng ngang

Hướng của vân trên một tờ giấy hoặc trên một tấm bìa (1) vuông góc với hướng máy

6.3.06. Sự tẩy trắng (1)

Quá trình xử lý bột giấy bằng chất hóa học nhằm tăng độ sáng của sản phẩm giấy cuối cùng, xem mất màu (2)sự tẩy trắng (3)

6.4. Các tác nhân gây hư hại các tài liệu

6.4.01. Vi sinh vật

Những sinh vật có kích thước nhỏ, thường không thể nhìn thấy được bằng mắt thường

VÍ DỤ Vi khuẩn hoặc vi rút.

6.4.02. Nấm

Những thực vật không hoa, không có chất diệp lục và sống kí sinh trên các vật chất hữu cơ

CHÚ THÍCH Nấm đa dạng về chủng loại. Loại thường gặp nhất trên các văn bản, tài liệu là mốc và nấm minđiu

6.4.03. Rệp sách

Psocid ăn những loại nấm siêu nhỏ trên các vật liệu có nguồn gốc thực vật

6.4.04. Mọt sách

Ấu trùng của bất kỳ loài bọ cánh cứng tấn công tài liệu

6.5. Những vật liệu sử dụng để tạo hoặc bảo quản tài liệu

6.5.01. Giấy

Một tờ hay cuộn sợi xenlulo cố kết được hình thành trên một lưới mịn bằng cách làm khô bột giấy ở thể huyền phù lỏng

CHÚ THÍCH Thuật ngữ "giấy" có thể được sử dụng để chỉ cả giấy và bìa cát tông. Loại có định lượng trên một mét vuông nhỏ hơn 225g/m2 thường được coi là giấy, còn lại bằng hoặc lớn hơn 225g/m2 được coi là bìa cát tông

6.5.02. Bìa cát tông (1)

Giấyđộ cứng tương đối lớn, xem bìa cát tông (2)

CHÚ THÍCH Thuật ngữ "giấy" có thể được sử dụng để chỉ cả giấy và bìa cát tông Loại có định lượng trên một mét vuông nhỏ hơn 225g/m2 thường được coi là giấy, còn lại bằng hoặc lớn hơn 225g/m2 được coi là bìa cát tông

6.5.03. Giấy phế phẩm, giấy loại

Tất cả loại giấy bị loại bỏ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất

6.5.04. Giấy gỗ nghiền

Giấy làm từ bột gỗ cơ học (không được ưa chuộng)

Giấy làm từ các sợi gỗ bằng các phương tiện cơ học

CHÚ THÍCH Trên phương diện lịch sử, giấy nghiền dễ bị hư do chứa hàm lượng lignin cao

6.5.05. Giấy bột gỗ hóa học

Giấy không chứa lignin

về cơ bản, là giấy chỉ làm từ sợi xenlulo thu được bằng phương pháp hóa học từ gỗ hoặc những các vật liệu thực vật

6.5.06. Giấy không chứa axit

Giấygiá trị pH trung tính hoặc kiềm

6.5.07. Giấy vĩnh cửu

Giấy lưu trữ

Loại giấy không chứa axit, mà các đặc tính của chúng không bị biến dạng hoặc thay đổi trong quá trình lưu trữ (2) lâu dài trong thư viện (2), kho lưu trữ (2) hoặc những môi trường bảo vệ khác ảnh hưởng đến quá trình sử dụng

6.5.08. Giấy được phục chế

Giấy có chứa các sợi hoặc phế liệu thu được trong quá trình sản xuất giấy

6.5.09. Giấy tái chế

Giấy có chứa các sợi thu được từ giấy đã qua sử dụng

6.5.10. Giấy bền

Giấy đáp ứng được những yêu cầu về độ bền dưới những điều kiện đặc biệt trong quá trình thử nghiệm

6.5.11. Giấy in báo

Giấy làm từ giấy bột gỗ cơ học không chứa khoáng chất

6.5.12. Giấy nghệ thuật (1)

Loại giấy vẽ cao cấp, xem giấy mỹ nghệ (2)

6.5.13. Giấy mỹ nghệ (2)

Giấy láng không chứa bột giấy cơ học nhằm mục đích in lưới mịn, xem giấy nghệ thuật (1)

6.5.14. Giấy nghệ thuật mô phỏng

Loại giấy không láng chứa hàm lượng phụ gia (1) cao và được cán láng kỹ với mục đích tạo ra những tính chất của giấy nghệ thuật (2)

6.5.15. Giấy Ấn Độ

Giấy in mỏng, đặc, mờ đục và bền để in sách với kích thước nhỏ gọn

6.5.16. Giấy bản đồ

Giấy có kích cỡ lớn với độ bền cao, đặc biệt là độ bền chống rách, sức bền gấp và chịu mài mòn, và độ ổn định kích thước cao.

6.5.17. Giấy an toàn

Loại giấy có chứa những đặc tính nhận dạng nhằm chống lại việc làm giả

DỤ Giấy dùng để in tiền

6.5.18. Giấy láng

Loại giấy được tráng một lớp sét hoặc những nguyên liệu khác nhằm hoàn thiện

6.5.19. Giấy cán

Loại giấy có bề mặt mịn nhờ lăn qua máy lăn một hoặc nhiều lần

6.5.20. Giấy không hồ

Loại giấy không chứa hồ dán

VÍ DỤ giấy thấm, giấy bồi

6.5.21. Chất màu

Chất thường ở dạng các hạt mịn không hòa tan, dùng để tạo màu lên vật mang tin (1)

6.5.22. Mực

Dung dịch dùng để viết, nó bao gồm bột màu hoặc chất nhuộm, hoặc hỗn hợp của chúng trong dung môi

6.5.23. Thuốc nhuộm

Chất tự nhiên hoặc tổng hợp để tạo ra màu cần thiết cho phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc vật mang (1) nhờ quá trình nhúng thấm

6.5.24. Sơn

Chất màu dạng bột hoặc lỏng tạo một lớp màng dạng đục có đặc tính bảo vệ, trang trí hoặc các tinh chất kỹ thuật quy định khác khi quét lên phương tiện lưu trữ dữ liệu

6.5.25. Dung môi

Các chất, thường là dung dịch, có khả năng hòa tan hoặc pha loãng những chất khác mà không thay đổi thành phần hóa học của chúng

6.5.26. Dung dịch

Sản phẩm của quá trình biến đổi của chất rắn hoặc chất khí thành chất lỏng bằng cách trộn lẫn chúng với một dung môi

6.5.27. Chất dính kết

Chất có khả năng kết dính các vật khác nhờ tác động hóa hoặc cơ học hoặc cả hai

6.5.28. Hồ dán

Chất kết dính làm từ các chất hữu cơ được chuyển hóa từ da và xương động vật hoặc từ các polime hydro cacbon biến đổi nhân tạo

6.5.29. Bột nhão

Chất kết dính dẻo mềm được làm từ tinh bột và nước

6.5.30. Dung dịch hồ

Chất dùng để trộn với bột giấy hoặc phết lên mặt giấy để giảm khả năng hút ẩm và tăng độ bền

6.5.31. Nhôm sunfat

Nhôm sunfat làm giấy dùng để tổng hợp với nhựa thông làm dung dịch hồ

CHÚ THÍCH Đây là một trong những nguồn acid tiềm ẩn trong giấy

6.5.32. Chất đệm

Chất dùng để tạo dự trữ kiềm

6.5.33. Chất phụ gia (1)

Chất trơ gia công được dùng để tạo ra những đặc tính đặc biệt cho sản phẩm, xem chất đệm (2)

DỤ cao lanh trong giấy

6.5.34. Chất đệm (2)

Loại bột nhão hoặc chất lỏng phục hồi được dùng để giảm hư hại đối với đồ vật, xem chất phụ gia (1)

6.5.35. Xenlulôza axetat

Xenlulôza ê te

Vật liệu tổng hợp từ sự kết hợp của muối carbon hydrat và axit acetic

CHÚ THÍCH Xenlulôza axetat được dùng như một phương tiện lưu trữ dữ liệu đối với những tư liệu ảnh

6.5.36. Tấm chắn

Tờ giấy được chèn vào để ngăn chặn sự xâm nhập tác nhân hóa học hoặc sự in lấn từ một trang này sang một trang khác

6.5.37. Giấy da

Nguyên liệu có được do quá trình xử lý da động vật

CHÚ THÍCH thường là da cừu hoặc da dê

6.5.38. Giấy da cừu

Loại giấy da động vật mịn làm từ da bê

6.5.39. Giấy lụa

Loại giấy nhẹ không hồ

6.5.40. Giấy bồi

Loại giấy lụa được sử dụng như một lớp phủ để khôi phục những tài liệu giấy

6.5.41. Giấy lụa Nhật

Loại giấy bồi can được làm từ sợi thực vật

VÍ DỤ: từ lá dâu

6.6. Các dạng hư hại của tài liệu

6.6.01. Sự mòn rách

Hư hại gây ra do lực cơ học trong quá trình xử lýsử dụng tài liệu

6.6.02. Mài mòn

Hư hại gây ra bởi quá trình cọ xát hoặc mài mòn của một vật liệu do tiếp xúc với vật liệu khác

6.6.03. Dính trang

Việc dính trang này với trang khác

6.6.04. Giữ bụi

Khả năng hút bụi giữ bụi của vật liệu

6.6.05. Phồng rộp

Biến dạng lồi cục bộ tại bề mặt của vật liệu gây ra do không khí, khí hoặc chất lỏng bị giữ lại

6.6.06. Giòn

Sự thay đổi tính chất vật liệu từ tính đàn hồi thành tính dễ gãy

6.6.07. Cong vênh

Quá trình thay đổi hình dạng gốc do biến dạng trên một hoặc nhiều mặt phẳng

6.6.08. Nhăn

Hiện tượng cong vềnh trên bề mặt dưới dạng song hoặc gợn sóng

6.6.09. Quăn

Hiện tượng cong vênh của một tấm trên một bề mặt phẳng làm cho tấm này có xu hướng cuộn tròn

6.6.10. Nứt

Hư hại dưới dạng đứt đoạn trên bề mặt hoặc bên trong vật thể

6.6.11. Rạn

Quá trình nứt kéo dài trên toàn bề mặt của một vật thể

6.6.12. Rỉ nước

Sự xuất hiện của các phần tử dưới dạng lỏng trên bề mặt của vật thể

6.6.13. Màu không bền

Chất màu hoặc thuốc nhuộm có độ bền màu thấp

6.6.14. Hiện tượng rão

Hiện tượng biến dạng của một tư liệu dưới dạng mở rộng kích thước theo thời gian do tải trọng liên tục

6.6.15. Hiện tượng tràn dính

Hiện tượng lan rộng của chất kết dính theo thời gian vượt ra ngoài điểm kết dính ban đầu

6.6.16. Hiện tượng trương nở

Hiện tượng biến dạng của một tư liệu dưới dạng tăng kích thước do hấp thụ ẩm

6.6.17. Hiện tượng co

Hiện tượng biến dạng của tư liệu dưới dạng giảm kích thước

6.6.18. Cắt lẹm

Cắt một phần của văn bản do đó kích thước, và có thể bao gồm nội dung thông tin (1) có thể bị thay đổi

6.6.19. Quăn góc

Hiện tượng quấn cong ở góc trang do lỗi sản xuất, hành động cẩu thả hoặc do mòn rách

6.6.20. Loang màu

Hiện tượng tẩy rửa hoặc di chuyển chất màu hoặc thuốc nhuộm sang khu vực lân cận do tiếp xúc với chất lỏng

6.6.21. In lấn

Hiện tượng mực bị dây sang những trang in liền kề hoặc những vật mang (1) khác trong quá trình in, trước khi chúng được làm khô hoặc do hiện tượng di chuyển tiếp theo

6.6.22. Mất trang

Hiện tượng thiếu một phần hoặc cả một văn bản tài liệu

6.6.23. Chỗ khuyết

Hiện tượng mất những thông tin lưu trữ trong văn bản đồ họa

6.6.24. Bong

Vùng bề mặt phết hồ không dính chặt với bề mặt khác

6.6.25. Phai màu

Hiện tượng thay đổi trạng thái hoặc chất lượng của màu sắc

6.6.26. Vết ố

Khu vực bị phai màu do tiếp xúc với dị vật

6.6.27. Vết ố nước

Vết ố gây ra do tiếp xúc với nước

6.6.28. Ố mốc

Hiện tượng phai màu của giấy dưới dạng những đốm nâu nhỏ

CHÚ THÍCH Hiện tượng ố nâu xuất hiện do hoạt động của nấm

6.6.29. Vàng hóa

Hiện tượng phai màu theo thời gian dưới dạng thẫm màu dần dần, cuối cùng ngả thành màu nâu

6.6.30. Mất màu (2)

Hiện tượng phai màu dưới hình thức mất độ mạnh của màu, xem sự tẩy trắng (1), sự ty trắng (3)

6.6.31. Sự bạc màu

Hiện tượng mất màu (2) dần dần

6.6.32. Xuống cấp do ánh sáng

Hiện tượng hư hại do hoạt động của ánh sáng

6.6.33. Biến chất do axit

Hiện tượng hư hại gây ra bởi phản ứng bên trong hoặc bên ngoài của các chất hóa học

6.6.34. Lây axit

Hiện tượng chuyển a xít từ nguyên liệu a xít tới nguyên liệu ít a xít hơn

6.6.35. Ô xi hóa

Ảnh hưởng của các phản ứng hóa học làm thay đổi các thuộc tính của hợp chất do trao đổi electron

CHÚ THÍCH Sự ảnh hưởng này lúc đầu được cho là kết quả của việc hấp thụ oxi.

6.6.36. Bong lớp (1)

Hiện tượng tách rời của lớp mỏng do lỗi kết dính của lớp đó, xem sự phân lớp (2)

CHÚ THÍCH Hiện tượng này có thể bao gồm sự bong lớp tư liệu ảnh hưởng của việc xử lý bảo tồn bằng cán ép.

6.7. Các biện pháp bảo quản

6.7.01. Làm sạch

Loại bỏ các tạp chất khỏi tư liệu

6.7.02. Làm sạch cơ học

Việc làm sạch bụi bẩn khỏi bề mặt tư liệu bằng các phương tiện cơ khí

VÍ DỤ bằng việc quét, thổi và làm sạch chân không

6.7.03. Làm sạch khô

Việc làm sạch sử dụng chất tẩy

6.7.04. Rửa sạch

Việc làm sạch bằng cách nhúng hoặc xoa nước

6.7.05. Enzim

Những chất hữu cơ trong tự nhiên có khả năng hoạt động ngoài các sinh vật sống và làm xúc tác hoặc gia tốc cho các phản ứng hóa sinh cụ thể

CHÚ THÍCH Enzime có thể được dùng để phân hủy trầm tích hữu cơ như protein hoặc các chất béo

6.7.06. Làm sạch sinh học

Việc làm sạch bằng việc áp dụng các enzim

6.7.07. Làm sạch hóa học

Làm sạch bằng việc nhúng vào trong các hóa chất hoặc xử lý trên bề mặt

6.7.08. Sự tẩy trắng (3)

Làm sạch hóa học (6.7.07) bằng cách ô xi hóa hoặc giảm tác nhân, xem sự tẩy trắng (1), mất màu (2)

6.7.09. Khử axit

Phương pháp tăng chỉ số pH của đối tượng vật chất bằng cách cho các chất kiềm tự nhiên để bảo quản đối tượng

6.7.10. Khử axit bằng nước

Hiện tượng khử axit sử dụng dung dịch nước

6.7.11. Khử axit không dùng nước

Hiện tượng khử axit sử dụng các dung dịch không phải là nước

CHÚ THÍCH Việc này cần phải làm khi xử lý những đồ vật bị hư hại do nước

6.7.12. Phết hồ

Kỹ thuật khôi phục lại để tăng độ bền cơ học cho đối tượng bằng cách sử dụng hồ

6.7.13. Thấm

Hiện tượng bơm hoặc hấp thụ chất lỏng vào trong đối tượng vật chất

6.7.14. Diệt vật hại

Việc diệt côn trùng, những loài gặm nhấm nhỏ và các vật hại khác

6.7.15. Khử trùng

Việc tiêu diệt những vi sinh vật gây hại

6.7.16. Xông khói

Quá trình đưa tư liệu vào buồng chân không hoặc kín khí, cho tiếp xúc với khí ga hoặc hơi nước đ khử trùng hoặc diệt vật hại

6.7.17. Làm ẩm (1)

Quá trình làm tăng độ ẩm tương đối trong khi vẫn giữ nhiệt độ ổn định, xem làm ẩm (2)

6.7.18. Làm ẩm (2)

Quá trình xử lý bảo quản để tăng độ ẩm tuyệt đối của đối tượng vật chất bằng cách làm ẩm (1), xem làm ẩm (1)

6.7.19. Giảm ẩm

Quá trình làm giảm độ ẩm tuyệt đối

6.7.20. Tháo dỡ

Quá trình tháo dỡ một tập sách đã đóng bìa

6.7.21. Mềm hóa

Biện pháp bảo quản để giữ văn bản mềm dẻo hơn nhằm khôi phục lại trạng thái gốc hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho việc bảo quản

6.7.22. Cán phẳng

Loại bỏ biến dạng phẳng khỏi văn bản

6.7.23. Lắp giá đỡ

Phương pháp bảo quản trong đó vật mang dữ liệu được ghép vào một văn bản

CHÚ THÍCH Ghép là phương pháp bảo vệ thường áp dụng cho mục đích xử lý hoặc trưng bày.

6.7.24. Gia cố

Việc bổ sung thêm lớp vật liệu củng cố phía sau văn bản để bảo quản văn bản gần với trạng thái gốc

6.7.25. Bọc túi nilon

Bịt kín đối tượng vật chất giữa lớp vật liệu trơ trong suốt

6.7.26. Ép plastic

Ép chặt vật liệu trong suốt vào một hoặc cả hai mặt của một tờ giấy bằng cách dính, để tăng độ bền và bảo vệ nó

6.7.27. Ép lụa

Quá trình ép lớp sử dụng lưới lụa

6.7.28. Ép nhiệt

Quá trình ép lớp trong đó sự kết dính được tạo ra bằng nhiệt độ và áp suất

6.7.29. Ép bằng dung môi

Quá trình ép lớp trong đó sự kết dính được tạo ra bằng phản ứng hóa học

CHÚ THÍCH Thông thường, ép dung dịch sử dụng axeton vào axetat xenluloza.

6.7.30. Tách lớp (2)

Khử các chất cán mỏng bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học, xem thêm phân lớp (1)

6.7.31. Gắn khô

Gắn, ghép sản phẩm bằng chất kết dính không ở dạng lỏng được kích hoạt bằng nhiệt và áp suất

6.7.32. Đóng túi để hở

Gắn làm hai phần, phương tiện lưu trữ dữ liệu và lớp thử hai ở trên để mở qua đó văn bản hay một phần văn bản có thể được nhìn thấy

6.7.33. Bồi vá

Thay thế vật lý các phần còn thiếu của một đối tượng vật chất với các chất liệu phù hợp

6.7.34. Tách giấy

Tách hai mặt của một tờ giấy

CHÚ THÍCH Phân chia giấy tờ để chuẩn bị cho việc chèn một lớp mạnh hơn

6.7.35. Bồi vá chân không

Bồi vá tư liệu giấy với bột giấy bằng hút chân không

6.7.36. Bảo quản hàng loạt

Xử lý đồng thời một số lượng lớn tư liệu bằng các kỹ thuật bảo quản tự động

6.7.37. Nâng cao hình ảnh

Tạo lại nội dung thông tin (1) đã mờ nhạt hay bị thiếu của một tư liệu bằng các kỹ thuật quang học hay điện tử

6.8. Các phần của sách đóng bìa

6.8.01. Đóng sách (2)

Quá trình này các kỹ thuật đóng các tờ với nhau và đính chúng vào các bìa, xem đóng (1)

6.8.02. Ruột sách

Các tờ của cùng một tập sách đã được khâu liền nhau để chuẩn bị đóng (2)

6.8.03. Phần

Tay sách

Số tờ đã gấp được nhóm lại với nhau và được xem là một đơn vị để đóng (2)

6.8.04. Tờ gấp

Tờ đã in được gấp để tạo thành một phần của một tập sách

6.8.05. Chèn

Trang hay tờ gấp được in tách biệt với phần chính và được khâu vào một sách trong quá trình đóng (2)

6.8.06. Dải lề

Một dải vải hay giấy được khâu vào ruột sách cho phép chèn văn bản bổ sung mà không làm xô lệch phần đóng (2), xem thêm bản lề (1)

6.8.07. Gáy sách

Cạnh ghép bìa của ruột sách

6.8.08. Lớp vải lót

Lớp vải được dán vào gáy ruột sách bằng chất kết dính hay vào gáy bìa chưa đóng

6.8.09. Vải lót hồ cứng

Vải thô dán vào gáy hay vào một sách, tạo thành lớp lót đầu tiên của tập sách đóng bìa

6.8.10. Giấy lót hai đầu sách

Tờ giấy gấp đôi gắn vào ruột sách, trang ngoài của nó được dán vào mặt trong của bìa (2) bằng keo dính khi tập sách được lồng bìa

6.8.11. Phần lót dán vào bìa

Một nửa của tờ giấy lót ở hai đầu sách được dán vào mặt trong bìa (2)

6.8.12. Tờ để trắng ở hai đầu sách

Tờ để trắng ở đầu hay cuối của một tập sách nằm giữa tờ lót và phần đầu hoặc cuối

6.8.13. Bìa sách

Vật liệu được gắn vào gáy và các mặt của chồng sách để bảo quản nó khi sử dụng

6.8.14. Bìa chưa đóng

Trang bìa được làm hoàn chỉnh trước khi được gắn vào chồng sách

6.8.15. Bìa mặt (2)

Tấm bìa cat tông (1) được gắn chặt vào cả hai mặt của ruột sách là một phần của bìa, xem thêm bìa cat tông (1)

6.8.16. Bìa đóng sách

Bìa (1) cứng để sử dụng như bìa mặt (2)

6.8.17. Gáy sách

Lưng tập sách và là phần bìa đi qua lưng sách

6.8.18. Mép trước

Cạnh trước của các tờ của một tập sách

6.8.19. Mép đóng bìa

Cạnh sau của các tờ hay phần của một tập sách

6.8.20. Đường nối ngoài

Đường nối ngoài giữa gáy sách và tờ bìa sẽ cong khi bìa mở và đóng

6.8.21. Đường nối trong

Đường nối trong của gáy sách hay các tờ bìa, xem dải lề

6.8.22. Rãnh lề

Khoảng được hình thành giữa hai lề bên trong của các trang đối nhau của một tập sách

6.9. Các hình thức đóng sách

6.9.01. Phủ bìa toàn bộ

Đóng (2) toàn bộ cả gáy và các mặt của một tập sách bằng cùng một chất liệu

CHÚ THÍCH Chất liệu thường dùng là da.

6.9.02. Đóng bìa vải

Đóng bìa hoàn toàn bằng vải độn cat tông (2) cứng

6.9.03. Phủ bìa một nửa

Cách đóng bìa trong đó gáy sách chiếm một phần tư chiều rộng của bìa (1) và hoặc là các góc hoặc là mép trước của bìa được phủ bằng một vật liệu và phần còn lại của các mặt bằng một vật liệu khác

CHÚ THÍCH Thường sử dụng da để đóng gáy sách.

6.9.04. Phủ bìa ba phần tư

Cách đóng tương tự như đóng bìa không thuần nhất nhưng vật liệu đầu tiên chiếm đến ¾ của một nửa chiều rộng của các bìa (2)

6.9.05. Phủ bìa một phần tư

Cách đóng trong đó gáy sách (được phủ bằng một vật liệu còn các mặt sách được phủ bằng một vật liệu khác)

6.9.06. Đóng sách cho thư viện

Đóng (2) để sử dụng rất nhiều lần

6.9.07. Đóng sách linh hoạt

Phương pháp đính các tờ

Cách đóng (2) mà trong đó cách khâu và các vật liệu phủ cho phép m phẳng sách

6.9.08. Đóng sách bằng chất kết dính

Cách đóng (2) mà các tờ rời được dán đính với nhau nhờ các chất kết dính

6.9.09. Đóng sách cơ học

Phương pháp đóng sách (2) sử dụng các thiết bị cơ khí thay thế cho chỉ hoặc các chất kết dính để giữ các tờ với nhau

6.9.10. Đóng sách bằng dây

Cách đóng sách cơ học trong đó một hàng lỗ được khoan qua các tờ và bìa mặt và một sợi dây xoắn ốc liền được xâu qua các lỗ

6.9.11. Đóng sách kiểu răng lược

Cách đóng sách cơ học trong đó các răng uốn cong chạy dài từ gáy nhựa được cài vào các rãnh ở các tờ và bìa mặt

6.10. Quá trình gắn kết

6.10.01. Xếp trang

Tập hợp các tờ hay các phần theo đúng trình tự

6.10.02. Khâu chỉ

Việc nối các phần lại với nhau bằng kim và chỉ

6.10.03. Xâu dây

Kỹ thuật khâu nối các tờ hoặc các phần vào dây hoặc dải băng để tạo thành một ruột sách trong đó sợi dây chạy vòng quanh gáy sách và xuyên thủng các tờ giấy

6.10.04. Mũi khâu

Sợi dây thắt nút được dùng để ghép các phần với nhau bằng các chỉ hoặc dây thép.

6.10.05. Khâu nối

Việc gắn kết các tờ hoặc phần với nhau bằng chỉ hay bằng dây thép

6.10.06. Khâu xuyên cạnh

Phương pháp khâu nối trong đó chỉ hoặc dây được luồn qua toàn bộ chiều dày cuốn sách

6.10.07. Khâu dập ghim

phương pháp khâu nối trong đó các ghim được xuyên qua đường gập giữa của tập sách chỉ có một phần tay sách

6.10.08. Đóng dán mép

Gắn các tờ với nhau bằng một dải keo dọc theo một mép tờ giấy được lồng vào

6.10.09. Lồng bìa

Quá trình bôi chất kết dính vào tờ lót ở ngoài trang ruột sách và lắp ruột sách vào bìa

6.10.10. Tiến trình hoàn tất đóng sách

Cách làm tròn, lót và bọc gáy sách có thể bao gồm cả dán mép tờ lót hai đầu ruột sách

CHÚ THÍCH Đây là các bước gắn kết sau khi sách đã được đóng quyển và trước khi được bọc.

6.10.11. Phết hồ

Quá trình bôi chất kết dính vào gáy ruột sách sau khi khâu

6.10.12. Kẹp sách

Quá trình nén chặt cuốn sách sau khi khâu và phết hồ vào gáy sách để làm giảm sự nở phồng của sách do xổ chỉ

6.10.13. Khía sách

quá trình cắt các rãnh nhỏ qua gáy của ruột sách trước khi sử dụng keo dính để tạo sự bám dính

6.10.14. Làm tròn và lót gáy

Tạo hình cho ruột sách sau khi xén và trước khi tạo lót gáy

CHÚ THÍCH Làm tròn tạo ra gáy lồi và cạnh trước lõm. Còn lót gáy làm cho mép khâu của thếp giấy tạo thành điểm tựa cho bìa sách mở ra đóng vào sau khi đóng sách

7. Khía cạnh pháp lý của thông tin và tài liệu

7.1. Các thuật ngữ chung

7.1.01. Văn khố quốc gia (2)

Các hồ sơ (1) và các văn bản lưu trữ (1) được định danh như vậy trong luật pháp quốc gia; xem thêm tài liệu công (1)

7.1.02. Không thể chuyển nhượng

Không thể xâm phạm

Nguyên tắc trong đó văn khố quốc gia (2) không thể được chuyển nhượng cho bất cư ai không được phép theo pháp luật

7.1.03. Bất khả xâm phạm

Nguyên tắc theo đó văn khổ quốc gia (2) vĩnh viễn phải thu hồi vì chúng là các tài sản công không thể chuyển nhượng được

7.1.04. Chứng nhận (1)

Hành động xác nhận tính chính thức của tài liệu hoặc hoặc một bản sao của nó; xem giấy chứng nhận (2)

7.1.05. Chứng nhận (2)

Tuyên bố trong quá trình kiểm tra xác định mức độ các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu quy định; xem phần chứng nhận (1)

7.1.06. Bản công chứng

Bản sao (2) được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận

7.1.07. Sổ đăng ký

Tài liệu hay một tập trong đó các số liệu được cơ quan pháp luật chính thức nhập vào

7.1.08. Đạo luật

Tài liệu chính thức bao gồm quyết định của cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan công quyền khác

7.1.09. Luật di sản văn hóa

Các hoạt động quy định các việc tiêu thụ và xuất khẩu các giấy tờ và tài liệu khác của tư nhân tạo thành một phần của di sản văn hóa quốc gia

7.1.10. Công báo

Tài liệu được coi như một nguồn thông tin (2) có căn cứ mang tính pháp lý

7.1.11. Dấu (1)

Miếng vật liệu có đầu mềm được đóng với một dụng cụ và được gắn vào một tài liệu để thể hiện thẩm quyền; xem thêm con dấu (2)

7.1.12. Con dấu (2)

Công cụ được sử dụng để tạo ra dấu (1); xem thêm dấu (1)

7.1.13. Ấn tín

Một loại dấu kim loại hình tròn (1) đi kèm theo một tài liệu quan trọng; xem thêm sắc lệnh của giáo hoàng

7.1.14. Cước phí, dấu tem (2)

Một loại dấu được đóng hoặc in cho biết lệ phí chính xác được thanh toán cho một cơ quan có thẩm quyền; xem phần dấu (1)

7.2. Văn chương, nghệ thuật và sở hữu công nghiệp

7.2.1. Các thuật ngữ chung

7.2.1.01. Tác phẩm trí tuệ

nội dung của một tài liệu được tạo nên từ các hoạt động trí tuệ thích hợp để có bản quyền hoặc có quyền sở hữu công nghiệp do tính độc đáo và mới

7.2.1.02. Sự bảo vệ

sự bảo đảm pháp lý quyền tác giả hoặc quyền sở hữu công nghiệp được cấp cho một tác phẩm trí tuệ do tính độc đáo và mới lạ

7.2.1.03. Sử dụng công cộng

Toàn bộ các tác phẩm trí tuệ được sử dụng miễn phí mà không có sự xâm phạm về quyền đạo đức

7.2.1.04. Thông tin ưu tiên

Những thông tin được đưa ra công chúng mô tả bằng văn nói hoặc văn viết (2), bằng cách sử dụng hoặc bằng cách khác trước ngày ưu tiên trong đơn xin cấp bằng sáng chế

7.2.1.05. Tính độc đáo

Tính sáng tạo

Chất lượng của một tác phẩm trí tuệ mà không thể tìm thấy được ngay từ các tác phẩm trí tuệ hiện có khác hoặc một hệ thống các tác phẩm trí tuệ khác.

CHÚ THÍCH Không phải tất cả các tác phẩm nguyên bản đều có tính mới

7.2.1.06. Tính mới lạ

Chất lượng của tác phẩm trí tuệ mà phân biệt được với các tác phẩm trí tuệ khác đang tồn tại

CHÚ THÍCH Không phải tất cả các tác phẩm mới đều độc đáo

7.2.1.07. Tìm tính mới lạ

Tìm các yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến tính sáng tạo hoặc tính độc đáo của một phát minh

7.2.1.08. Phát minh

Tác phẩm trí tuệ liên quan tới một đối tượng, một thiết bị, một kết cấu vật chất hay một quá trình sản xuất đặc trưng sáng chế

7.2.1.09. Khả năng nhận bằng sáng chế

Khả năng của một tác phẩm trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý để nhận bằng sáng chế

7.2.1.10. Giấy phép

Sự cho phép cấp quyền khai thác một tác phẩm trí tuệ với những điều kiện cụ thể

7.2.1.11. Sự chuyển nhượng

Sự chuyển nhượng bản quyền tác giả, quyền sáng chế hay quyền sở hữu công nghiệp cho một người hay một tổ chức khác

7.2.1.12. Tác phẩm phi pháp

Sự vi phạm bản quyền

Sự sao chép, biểu diễn công cộng hoặc sự truyền bá thông tin từ xa cho tác phẩm trí tuệ hoặc tạo ra một tài liệu thứ cấp toàn bộ hay một phần có vi phạm các quyền liên quan đến tác phẩm trí tuệ đó.

7.2.1.13. Đạo văn

Việc trình bày một tác phẩm trí tuệ của một tác giả khác toàn bộ hay một phần như tác phẩm của mình theo cách vay mượn hoặc bắt chước

7.2.1.14. Sự sử dụng hợp pháp, Mỹ

Việc sử dụng miễn phí một tác phẩm trí tuệ trong giới hạn theo quy định của pháp luật hoặc theo công ước cho phép

7.2.2. Quyền tác giả

7.2.2.01. Quyền tác giả

Toàn bộ các quyền ban cho tác giả của một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.02. Bản quyền

Quyền dành riêng để khai thác một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.03. Ghi chú bản quyền

Ghi chú in trên một tác phẩm cho biết năm và người giữ bản quyền của tác phẩm đó

VÍ DỤ: ký hiệu ©

7.2.2.04. Quyền hưởng theo

Quyền tác giả trao cho những người đóng góp cho một tác phẩm văn chương hay một tác phẩm nghệ thuật

7.2.2.05. Quyền xuất bản sau khi chết

Quyền tác giả của người sở hữu một tác phẩm trí tuệ chưa được xuất bản khi tác giả đó qua đời

7.2.2.06. Quyền dịch tác phẩm

Quyền tác giả của người sở hữu một tác phẩm trí tuệ để cho phép nó được dịch sang một ngôn ngữ khác

7.2.2.07. Giấy phép dịch tác phẩm

Quyền được nhà nước cho phép để tiến hành dịch tác phẩm sang ngôn ngữ quốc gia khi không có bản dịch như vậy xuất hiện sau 7 năm kể từ ngày xuất bản lần đầu tác phẩm trí tuệ viết, điều đó chứng minh là không thể nhận được sự cho phép của tác giả dịch thuật

7.2.2.08. Độc quyền

Quyền tác giả có thể loại trừ những người khác làm lợi từ một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.1. Quyền đạo đức của tác giả

7.2.2.1.01. Quyền đạo đức

Phần mang tính bất diệt, không thể chuyển nhượng và không thể xâm phạm được của quyền tác giả

7.2.2.1.02. Quyền được xác nhận, tôn trọng tên gọi hay danh hiệu

Quyền đạo đức của một tác giả để ký tác phẩm trí tuệ như mong muốn và được xác nhận như một tác giả bất cứ khi nào tác phẩm được trích dẫn hay biểu diễn

7.2.2.1.03. Quyền được phản đối các hành vi vi phạm

Quyền được tôn trọng tác phẩm

Quyền đạo đức nhằm bảo vệ một tác phẩm trí tuệ khỏi việc bị thay đổi hay bất cứ hành động vi phạm nào khác

7.2.2.1.04. Quyền công bố tác phẩm

Quyền đạo đức của một tác giả để xuất bản hoặc không xuất bản một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.1.05. Quyền sửa chữa hoặc hủy bỏ

Quyền đạo đức của một tác giả của một tác phẩm trí tuệ nhằm hủy bỏ, sửa đổi hoặc không cho tác phẩm lưu hành vào mọi thời điểm trả bồi thường cho nhà xuất bản

7.2.2.2. Quyền lợi kinh tế của tác giả

7.2.2.2.01. Quyền lợi kinh tế

Quyền tác giả cho phép độc quyền khai thác một tác phẩm trí tuệ vì lợi ích về kinh tế.

7.2.2.2.02. Quyền trình diễn công chúng

Quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả quyết định về việc trình diễn công cộng hoặc truyền thông một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.2.03. Quyền tái xuất bản

Quyền lợi về kinh tế của người sở hữu quyền tác giả để xác định liệu các tác phẩm trí tuệ có được tái xuất bản hay không và dưới hình thức nào

7.2.2.2.04. Quyền cải biên

Quyền lợi về kinh tế của người sở hữu quyền tác giả để xác định việc có thể cho phép sáng tạo tài liệu thứ cấp của một tác phẩm trí tuệ

7.2.2.2.05. Tiền bản quyền tác giả

Quyền lợi về kinh tế của người sở hữu quyền tác giả để nhận một khoản tiền từ việc khai thác một tác phẩm trí tuệ, số tiền này được trả định kỳ

7.2.3. Quyền sở hữu công nghiệp

7.2.3.1. Thuật ngữ chung

7.2.3.1.01. Sở hữu công nghiệp

Sở hữu một phát minh, thiết kế, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ hoặc tên thương mại

7.2.3.1.02. Nhan đề sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp độc nhất được cơ quan cấp bằng sáng chế nhận đơn xin, cấp hoặc đăng ký

7.2.3.1.03. Giấy chứng nhận kiểu dáng hữu ích

Nhan đề sở hữu công nghiệp hữu hạn, thường được cấp trong một thời gian ngắn và trong điều kiện ít khắt khe hơn các điều kiện cấp bằng sáng chế

7.2.3.1.04. Giấy chứng nhận phát minh

Giấy xác nhận sở hữu công nghiệp cho một phát minh sáng chế cấp quyền đạo đức và thù lao sáng chế cho người phát minh nhưng vẫn giữ nguyên quyền lợi kinh tế

7.2.3.1.05. Tên thương mại

Dấu hiệu hoặc ký hiệu sử dụng để phân biệt các sản phẩm của tổ chức kinh doanh

7.2.3.1.06. Thông cáo tên thương mại đã đăng ký

Thông cáo được đóng du trên các mặt hàng chỉ dẫn quyền sở hữu của tên thương mại đã được đăng ký

VÍ DỤ Ký hiệu ® hoặc có thể sau năm đăng ký

7.2.3.1.07. Nhãn hiệu dịch vụ

Dấu hiệu hoặc ký hiệu sử dụng để phân biệt các sản phẩm của tổ chức kinh doanh

CHÚ THÍCH Nhãn hiệu dịch vụ thường bao gồm cả khái niệm tên thương mại

7.2.3.1.08. Thiết kế

Khía cạnh hoặc yếu tố của hình dạng và cấu hình (bên trong và bên ngoài) của toàn bộ hoặc một phần của đối tượng

7.2.3.1.09. Tài liệu thiết kế

Hồ sơ (2) của một thiết kế

CHÚ THÍCH Có thể là một bản vẽ, một tài liệu viết, một bức ảnh, dữ liệu được lưu trong máy tính hay các tài liệu khác

7.2.3.1.10. Bằng sáng chế

Bằng sáng chế cho phát minh độc quyền

Giấy xác nhận sở hữu công nghiệp bảo vệ cho một phát minh, kiểu dáng hữu ích hoặc thiết kế trong khoảng thời gian cụ thể

7.2.3.1.11. Phòng sáng chế

Cơ quan chính phủ hoặc liên chính phủ có trách nhiệm, quản lý luật sở hữu công nghiệp của một hay nhiều quốc gia đặc biệt là việc đăng ký, kiểm tra, cấp và xuất bản nhan đề sở hữu công nghiệp

7.2.3.2. Các loại sáng chế

7.2.3.2.01. Sáng chế gốc

Sáng chế dựa vào đó một hoặc nhiều sáng chế bổ sung được phát minh

7.2.3.2.02. Sáng chế bổ sung

những sáng chế thể hiện những cải tiến và hoặc thay đổi nhỏ của phát minh là chủ đề cho những sáng chế khác, thường là của cùng người chủ sáng chế

7.2.3.2.03. Sáng chế cải tiến

Sáng chế thể hiện những cải tiến của một phát minh và nó đòi hỏi sự đồng ý của chủ nhân sáng chế trước đó trước khi đưa ra ứng dụng

7.2.3.2.04. Sáng chế tầm quốc gia

Sáng chế chỉ có ảnh hưởng trên một quốc gia

7.2.3.2.05. Sáng chế tầm khu vực

sáng chế có ảnh hưởng tại nhiều nước đồng thuận với một hệ thống sáng chế chung

7.2.3.2.06. Sáng chế nhỏ

Sáng chế được chấp nhận sau khi thủ tục xin chứng nhận sáng chế đã được đơn giản hóa và có hiệu lực ngắn

7.2.3.3. Sự tiếp nhận những tựa đề đặc tính kỹ thuật

7.2.3.3.01. Tiết lộ trước

Công bố của cùng một tác giả và cùng một chủ đề lùi lại ngày ưu tiên trong đơn xin cấp bằng sáng chế

7.2.3.3.02. Đơn xin cấp bằng sáng chế

Mô tả sáng chế và tờ khai đã điền để xin cấp bằng sáng chế được nộp để đưa vào hồ sơ cho cơ quan cấp bằng sáng chế có thẩm quyền

CHÚ Ý Thuật ngữ này cũng bao gồm cả nghĩa luật về xin cấp bằng sáng chế theo thủ tục

7.2.3.3.03. Đơn xin từng phần

Đơn xin cấp bằng sáng chế là kết quả của việc phân chia đơn xin ra làm nhiều phần vì đơn này bao hàm nhiều phát minh

7.2.3.3.04. Quyền ưu tiên liên hợp

Quyền cùng một ưu tiên trao cho đơn xin thứ hai để bảo vệ sở hữu công nghiệp được lưu trữ trong phạm vi một quốc gia, là một phần của Hiệp ước Paris, như đã trao cho đơn thứ nhất được lưu trữ ở một quốc gia khác

CHÚ Ý: Hiệp ước Paris (1883) và các bản sửa đổi sau này đảm bảo cho tất cả các chủ thể của mỗi quốc gia tham gia Hiệp ước, trong tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ước khác, về việc bảo vệ và các lợi ích giống như áp dụng cho các công dân của quốc gia này

7.2.3.3.05. Tư liệu sáng chế

Bản tóm tắt bằng sáng chế (1)

Tài liệu do phòng sáng chế cấp để chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp

CHÚ Ý: Trong các trường hợp khác, tư liệu sáng chế là một thuật ngữ mang nghĩa rộng hơn biểu thị một văn bản có niêm phong vì lợi ích của một người nhận cụ thể nhưng hướng đến nhiều người nhằm giới thiệu toàn bộ nội dung của tài liệu, xem bản tóm tắt bằng sáng chế (2)

7.2.3.3.06. Sổ đăng ký bằng sáng chế

sổ ghi các dữ liệu về các đơn xin cấp bằng sáng chế và các bằng sáng chế, tính xác thực và quyền sở hữu của các loại tài liệu này.

7.2.3.3.07. Cấp lại bằng sáng chế

Thủ thục cấp bằng sáng chế lần hai ngay sau khi xem xét lại yêu cầu (2), để sửa các lỗi không cố ý dẫn đến làm sai lệch một phần hoặc toàn bộ phát minh

7.2.3.3.08. Xét lại bằng sáng chế

Thủ tục xem xét lại bằng sáng chế đã cấp trên cơ sở các tài liệu thích hợp không được đề cập trong quá trình kiểm tra trước

7.2.3.3.09. Ngày ưu tiên

Ngày đầu tiên xếp vào hồ sơ đơn xin cấp bằng sáng chế, chỉ rõ ngày có hiệu lực của quyền đi kiềm bằng sáng chế

7.2.3.4. Các phần trong tư liệu sở hữu công nghiệp

7.2.3.4.01. Yêu cầu

Thông tin về các đặc tính kỹ thuật của một phát minh, xác định phạm vi bảo vệ được yêu cầu và nhận được

7.2.3.4.02. Mô tả (2)

Các thông tin đầy đủ và rõ ràng về phát minh cho biết đối tượng của phát minh và nội dung của bản mô tả sáng chế vì mục đích tư liệu hóa, xem mô tả (1)

7.2.3.4.03. Bản tóm tắt bằng sáng chế

Bản mô tả (2) ngắn gọn về một phát minh cho biết đối tượng của phát minh vì mục đích tư liệu hóa, xem tóm tắt bằng sáng chế (1)

7.2.3.4.04. Bản mô tả sáng chế, bản thuyết minh sáng chế

Mô tả (2) và thỉnh cầu có liên quan đến bằng sáng chế

CHÚ Ý: Bản mô tả sáng chế nhìn chung cũng bao gồm các hình vẽ và phần tóm tắt

7.2.3.4.05. Lời mở đầu

Phần đầu của đơn xin cho biết lĩnh vực phát minh

7.2.3.4.06. Phần nêu đặc trưng

Phần thứ hai của một đơn xin cho biết phạm vi bảo vệ đã yêu cầu và đạt được và mô tả cụ thể các phần của phát minh có tính mới lạ hoặc tính độc đáo cần thiết

7.2.3.4.07. Bản công bố chính

Bản công bố đầu tiên chứa định nghĩa rộng nhất có thể về phạm vi bảo vệ

7.2.3.4.08. Công bố riêng

Công bố khác với công bố chính và đề cập đến các vấn đề kỹ thuật không có trong bản công bố đó

7.2.3.4.09. Công bố phụ

Công bố liên quan đến công bố trước và giới hạn cũng như làm rõ phạm vi công bố trước.

7.3. Vi phạm bản quyền và tiếp cận thông tin

7.3.1. Thuật ngữ chung

7.3.1.01. Chủ thể dữ liệu

Cá nhân, mà thông tin cá nhân về họ được ghi lại

7.3.1.02. Đơn vị quản lý dữ liệu

Một cá nhân hoặc một tổ chức được ủy quyền lưu trữ và sử dụng dữ liệu

7.3.1.03. Người xử lý dữ liệu

Cá nhân được quyền thao tác dữ liệu

7.3.1.04. Bên thứ ba

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trừ chủ thể dữ liệu hoặc người sử dụng dữ liệu

7.3.1.05. Người sử dụng dữ liệu

Cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền khai thác dữ liệu

7.3.1.06. Sổ đăng ký hồ sơ dữ liệu

Danh bạ các hồ sơ dữ liệu

Danh sách các bộ sưu tập (1) dữ liệu, nội dung và mục đích của các bộ sưu tập này.

7.3.1.07. Nghĩa vụ thông báo

Nghĩa vụ của người sử dụng dữ liệu là thông báo về việc lưu trữ (1) các dữ liệu cá nhân

7.3.1.08. Sửa đổi dữ liệu

Hình thức thay thế dữ liệu nhằm thay đổi thông tin (2) mà các dữ liệu này thể hiện

7.3.1.09. Liên kết dữ liệu

Quá trình tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau về một chủ thể dữ liệu

7.3.1.10. Tính toàn vẹn của dữ liệu

Chất lượng của dữ liệu đã thu thập, chỉnh sửa, lưu trữ và cập nhật một cách hợp pháp

7.3.2. Loại dữ liệu

7.3.2.01. Dữ liệu cá nhân

Dữ liệu liên quan đến một cá nhân đã được nhận dạng hoặc có thể nhận dạng

CHÚ Ý: Ở một vài quốc gia, thuật ngữ "cá nhân" bao gồm một thời kỳ bảo vệ nhất định trước khi sinh và sau khi chết (điều chỉnh sau khi chết). Có thể áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.

7.3.2.02. Dữ liệu không hạn chế

Dữ liệu thu thập từ các nguồn truy cập công cộng

7.3.2.03. Dữ liệu khuyết danh

Dữ liệu cá nhân được biến đổi sao cho không thể tham chiếu trực tiếp tới chủ thể dữ liệu

7.3.2.04. Dữ liệu nhạy cảm

Dữ liệu có những ảnh hưởng bất lợi một khi bị tiết lộ hoặc lạm dụng

7.3.2.05. Dữ liệu đã được phân loại

Dữ liệu mà việc truy cập bị hạn chế bằng các biện pháp hành chính thay đổi theo mức độ bảo vệ dữ liệu cần có

7.3.1.06. Dữ liệu bí mật

Dữ liệu được giới hạn truy cập cho một số người và được sử dụng hạn chế

7.3.3. Bảo vệ và an ninh dữ liệu

7.3.3.1. Thuật ngữ chung

7.3.3.1.01. Bảo vệ dữ liệu

Áp dụng các phương pháp vật lý, kỹ thuật, hành chính hay luật pháp để tránh được sự truy cập và sử dụng dữ liệu không được phép

7.3.3.1.02. An ninh dữ liệu

Kết quả của các biện pháp bảo vệ dữ liệu bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu

7.3.3.1.03. Tiết lộ

Cung cấp truy cập dữ liệu cho bên thứ 3

7.3.3.1.04. Giấy phép xử lý

Quyền trao cho một người điều khiển dữ liệu hay một người sử dụng dữ liệu để thực hiện thao tác cụ thể đối với dữ liệu được ghi lại

CHÚ THÍCH quá trình vận hành gồm xóa, chỉnh sửa, sao chép hay hiển thị dữ liệu

7.3.3.1.05. Cấp quyền truy nhập

Quyền truy cấp dữ liệu được phân loại cụ thể

7.3.3.1.06. Đổi cấp

Thay đổi mức bảo vệ dữ liệu được phân loại cụ thể

7.3.3.1.07. Hạ cấp

Đổi cấp bằng cách giảm mức bảo vệ dữ liệu đã được phân loại

7.3.3.1.08. Xóa bỏ loại dữ liệu mật

Bỏ hạn chế truy cập dữ liệu đã được phân loại

7.3.3.1.09. Cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu

Cơ quan hay người chính thức chịu trách nhiệm củng cố các quy định hay luật về bảo vệ dữ liệu

7.3.3.2. Các biện pháp an toàn dữ liệu

7.3.3.2.01. Thẩm định

Quyền xử lý dữ liệu nhạy cảm được cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu cấp

7.3.3.2.02. Kiểm soát truy cập

Biện pháp được sử dụng để hạn chế truy cập đối với người sử dụng dữ liệu có quyền truy cập trong một phạm vi nào đó

7.3.3.2.03. Khóa dữ liệu

Phương pháp ngăn chặn đầu vào, xử lý hoặc truyền dữ liệu trong khi giữ

7.3.4. Các quyền bảo vệ dữ liệu

7.3.4.01. Chấp thuận

Thông qua chủ thể dữ liệu được yêu cầu, trừ nơi được luật pháp quy định để người giữ dữ liệu ghi lại dữ liệu cá nhân

7.3.4.02. Quyền biết

Quyền công chúng được thông báo về sự tồn tại các loại dữ được ghi hợp pháp, về các thao tác xử lý được thực hiện và các bên thứ ba được truy cập

7.3.4.03. Quyền được biết (thông tin)

Quyền của chủ thể dữ liệu được thông báo về sự tồn tại nội dung, mục đích và quá trình sử dụng của các dữ liệu cá nhân được ghi lại về họ

7.3.4.04. Quyền kiểm tra

Quyền của chủ thể dữ liệu được kiểm tra dữ liệu cá nhân ghi lại về họ

7.3.4.05. Quyền của tổ chức kiểm tra

Quyền của cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu được xem và kiểm tra dữ liệu

7.3.4.06. Quyền khiếu nại

Quyền của chủ thể dữ liệu hay của một cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu có hành động hợp pháp khi các quy định bảo vệ dữ liệu liên quan tới dữ liệu cá nhân bị vi phạm

7.3.4.07. Quyền chỉnh sửa

Quyền của chủ thể dữ liệu được chỉnh sửa các dữ liệu cá nhân không chính xác liên quan đến các chủ thể đó

7.3.4.08. Quyền xóa dữ liệu

Quyền của chủ thể dữ liệu hay cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu được xóa dữ liệu có bằng chứng vi phạm các quy định hay luật bảo vệ dữ liệu

7.3.4.09. Quyền khóa dữ liệu

Quyền của chủ thể dữ liệu hay cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu được khóa dữ liệu khi thấy có sự bất thường

7.3.4.10. Quyền ghi song hành

Quyền của chủ thể dữ liệu được có phiên biên bản ghi chép dữ liệu cá nhân của chính mình cùng với dữ liệu được người giữ dữ liệu lưu trữ

7.3.5. Truy cập thông tin

7.3.5.01. Truy cập thông tin

Tự do thông tin

Quyền có thông tin (1) chứa trong hồ sơ (2) của các tổ chức chính phủ, theo những điều kiện nhất định

7.3.5.02. Ngày truy cập

Ngày mà các hồ sơ (2) hay tài liệu lưu trữ (1) sẵn sàng cho quá trình điều tra công

CHÚ THÍCH Thông thường, ngày này sẽ được quyết định vị bởi một số năm cụ thể kể từ khi tạo ra các hồ sơ hay tài liệu lưu trữ. Nói chung, nó chỉ áp dụng đối với những nước không có truy cập luật thông tin

7.3.5.03. Hồ sơ truy cập mở

Hồ sơ (2) không hạn chế truy cập công cộng

7.3.5.04. Hồ sơ truy cập hạn chế

Hồ sơ (2) hạn chế truy cập công cộng

7.3.5.05. Hồ sơ truy cập đóng

Hồ sơ (2) không truy cập công cộng

7.3.5.06. Rà soát

Kiểm tra các vốn tư liệu để quyết định sự có mặt của hồ sơ truy cập hạn chế hay hồ sơ truy cập đóng.

MỤC LỤC

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

1. Thuật ngữ cơ bản và thuật ngữ khung

2. Các tài liệu, phương tiện lưu trữ dữ liệu và các hợp phần

3. Các cơ quan tư liệu và vốn tư liệu của chúng

4. Quá trình công tác tư liệu

4.1. Hoạch định, phát triển sưu tập

4.2. Phân tích, trình bày và mô tả nội dung

5. Sử dụng thông tin và tài liệu

5.1. Thông tin chung

5.2. Quản trị

5.3. Cơ sở hạ tầng

5.4. Các hình thức sử dụng

5.5. Các dịch vụ

5.6. Nghiên cứu người sử dụng

6. Bảo quản tài liệu (Lưu giữ tài liệu)

6.1. Các thuật ngữ chung

6.2. Các đặc tính vật liệu liên quan tới bảo quản

6.3. Các quá trình có liên quan đến xuất bản và bảo quản các tài liệu

6.4. Các tác nhân gây hư hại các tài liệu

6.5. Những vật liệu sử dụng để tạo hoặc bảo quản tài liệu

6.6. Các dạng hư hại của tài liệu

6.7. Các biện pháp bảo quản

6.8. Các phần của sách đóng bìa

6.9. Các hình thức đóng sách

6.10. Quá trình gắn kết

7. Khía cạnh pháp lý của thông tin và tài liệu

7.1. Các thuật ngữ chung

7.2. Văn chương, nghệ thuật và sở hữu công nghiệp

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi