Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13812:2023 Internet vạn vật - Từ vựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13812:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13812:2023 ISO/IEC 20924:2021 Internet vạn vật - Từ vựng
Số hiệu:TCVN 13812:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:18/10/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13812:2023

ISO/IEC 20924:2021

INTERNET VẠN VẬT - TỪ VỰNG

Internet of things (IoT) - Vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 13812:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 20924:2021.

TCVN 13812:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

INTERNET VẠN VẬT - TỪ VỰNG

Internet of things (IoT) - Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa về Internet vạn vật và một tập các thuật ngữ và định nghĩa. Tiêu chuẩn này là nền tảng thuật ngữ cho Internet vạn vật.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các thuật ngữ viết tắt

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1  Thuật ngữ chung

3.1.1

Địa chỉ (address)

Giá trị <điểm cuối (endpoint)> được sử dụng để xác định một điểm cuối, có thể định rõ nguồn hoặc đích của dữ liệu đang được truyền.

3.1.2

Ứng dụng (application)

Phần mềm được thiết kế để thực hiện một mục đích cụ thể.

[NGUỒN: 4.1, ISO/IEC 24713-2:2008, đã sửa đổi - “chương trình hoặc một phần” bị xóa khỏi phần đầu của định nghĩa.]

3.1.3

Kiến trúc (architecture)

<Hệ thống> Tập các khái niệm hoặc thuộc tính cơ bản của một hệ thống trong môi trường được thể hiện theo các phần tử, mối quan hệ và theo các nguyên tắc thiết kế và phát triển.

[NGUỒN: 3.2, ISO/IEC/IEEE 42010:2011, đã sửa đổi - Tập các” được thêm vào phần đầu của định nghĩa.]

3.1.4

Tài sản (asset)

Thực thể có giá trị và thuộc sở hữu hoặc dưới sự quản lý của một cá nhân, tổ chức, chính phủ hoặc các nhóm khác.

3.1.5

Tính sẵn sàng (availability)

Thuộc tính có thể truy cập và sử dụng theo nhu cầu bởi thực thể được phân quyền.

CHÚ THÍCH: Các hệ thống IoT có thể bao gồm cả người dùng và các cấu phần dịch vụ là “thực thể được phân quyền”.

[NGUỒN: 3.7, ISO/IEC 27000:2018[1]]

3.1.6

Đặc trưng (characteristic)

Sự rút gọn một thuộc tính của một thực thể hoặc của một tập các thực thể.

[NGUỒN: 3.1.4, ISO 18104:2014]

3.1.7

Tính toán mây[2] (cloud computing)

Phương thức cho phép truy nhập mạng vào một không gian chứa các tài nguyên vật lý hoặc ảo dùng chung có khả năng mở rộng và linh hoạt với sự tự phục vụ và quản trị theo yêu cầu.

[NGUỒN: 3.2.5, TCVN 12480:2019 (ISO/IEC 17788:2014), đã sửa đổi]

3.1.8

Dịch vụ mây (cloud service)

Một hoặc nhiều khả năng được cung cấp thông qua tính toán mây, được gọi qua một giao diện xác định.

[NGUỒN: 3.2.8, TCVN 12480:2019 (ISO/IEC 17788:2014), đã sửa đổi]

3.1.9

Nhà cung cấp dịch vụ mây (cloud service provider)

Bên cung cấp các dịch vụ mây.

[NGUỒN: 3.2.15, TCVN 12480:2019 (ISO/IEC 17788:2014), đã sửa đổi]

3.1.10

Sự tuân thủ (compliance)

Phù hợp với các quy tắc, chẳng hạn như những quy định được xác định bởi luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc chính sách.

3.1.11

Cấu phần (component)

Phần mô đun, có thể triển khai và thay thế của một hệ thống.

[NGUỒN: B.1.31, ISO 14813-5:2010, đã sửa đổi - “tóm lược việc triển khai và hin thị một tập các giao diện đã bị xóa khỏi phần cuối của định nghĩa.]

3.1.12

Tính bí mật (confidentiality)

Thuộc tính mà trong đó thông tin không được chuẩn bị sẵn sàng hoặc được tiết lộ cho các cá nhân, thực thể hoặc quá trình trái phép.

[NGUỒN: 3.10, ISO/IEC 27000:2018]

3.1.13

Dữ liệu (data)

Ký hiệu hoặc các ký hiệu được biểu diễn dưới dạng số và định dạng phù hợp cho việc truyền tải, lưu trữ, diễn giải hoặc xử lý.

3.1.14

Kho dữ liệu (data store)

Kho lưu trữ dữ liệu số có tính chất lâu dài.

CHÚ THÍCH: Một kho dữ liệu có thể được truy cập bởi một thực thể đơn hoặc được chia sẻ bởi nhiều thực thể thông qua mạng hoặc kết nối IoT.

3.1.15

Thực thể số (digital entity)

Phần tử tính toán và/hoặc phần tử dữ liệu.

CHÚ THÍCH: Một thực thể s có thể tồn tại ở nhiều dạng, chẳng hạn một dịch vụ mây hoặc một dịch vụ trong trung tâm dữ liệu hoặc dưới dạng một phần từ mạng hoặc một cổng IoT.

3.1.16

Dịch vụ khám phá (discovery service)

Dịch vụ tìm các tài nguyên, thực thể hoặc dịch vụ dựa trên đặc điểm kỹ thuật của mục tiêu mong muốn.

CHÚ THÍCH: Một dịch vụ khám phá có thể được sử dụng bởi người dùng thật hoặc người dùng số.

3.1.17

Điểm cuối (endpoint)

Cấu phần hiển thị hoặc sử dụng một hoặc nhiều giao diện mạng.

3.1.18

Thực thể (entity)

Vật (vật lý hoặc phi vật lý) tồn tại riêng biệt.

[NGUỒN: 3.1. TCVN 8021-3:2017 (ISO/IEC 15459-3:2014), đã sửa đổi]

3.1.19

Cấu phần chức năng (functional component)

Khối chức năng cần thiết để tham gia vào một hoạt động, được hỗ trợ bởi sự triển khai.

CHÚ THÍCH: Xem thêm “cấu phần”, là một siêu tập hợp chứa tất cả các cấu phần chức năng và các kiểu cấu phần khác có thể triển khai.

[NGUỒN: 3.2.3, TCVN 12481:2019 (ISO/IEC 17789:2014), đã sửa đổi - thêm chú thích.]

3.1.20

Người dùng thật (human user)

Con người sử dụng hệ thống.

3.1.21

Định danh (identifier)

Thông tin phân biệt rõ một thực thể với các thực thể khác trong bối cảnh định danh nhất định.

3.1.22

Bối cảnh định danh (identity context)

Môi trường nơi một thực thể có thể được xác định đầy đủ bằng tập các thuộc tính và giá trị nhất định.

3.1.23

Thông tin (information)

Dữ liệu có ý nghĩa cụ thể trong một bi cảnh nhất định.

3.1.24

Giao diện (interface)

Biên giới giữa hai cấu phần chức năng, được xác định bởi các đặc trưng khác nhau liên quan đến chức năng, kết nối vật lý, trao đổi tín hiệu và các đặc trưng khác.

[NGUỒN: 2.15, ISO/IEC 13066-1:2011, đã sửa đổi - Trong định nghĩa, “các đơn vị” được thay thế bằng “các cấu phần”; “, nếu thích hợp” bị xóa khỏi phần cuối của định nghĩa.]

3.1.25

Tính liên tác (interoperability)

Khả năng của hai hoặc nhiều hệ thống hoặc ứng dụng để trao đổi và sử dụng lẫn nhau thông tin được trao đổi.

[NGUỒN: 3.1.5, TCVN 12480:2019 (ISO/IEC 17788:2014), đã sửa đổi - “tính tương hợp” đổi bằng “tính liên tác”]

3.1.26

Mạng (network)

Hạ tầng kết nối một tập các điểm cuối, cho phép truyền dữ liệu giữa các thực thể số có thể truy cập thông qua các điểm cuối đó.

3.1.27

Thực thể vật lý (physical entity)

Thực thể trong thế giới vật lý có thể là đối tượng cảm biến và/hoặc thi hành.

3.1.28

Kiến trúc tham chiếu (reference architecture)

Khung kiến trúc được sử dụng làm mẫu khi phát triển hoặc kiểm tra hợp lệ một mô tả kiến trúc cho một giải pháp cụ thể.

3.1.29

Tính an toàn (safety)

Tình trạng trong đó rủi ro gây tổn hại (cho con người) hoặc thiệt hại được giới hạn ở mức độ chấp nhận được.

[NGUỒN: 3.34, TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014)]

3.1.30

Dịch vụ (service)

Chức năng riêng biệt được cung cấp bởi một thực thể thông qua các giao diện.

[NGUỒN: 2.2.2.46, ISO/IEC TR 14252:1996, đã sửa đổi - Trong định nghĩa, “phần của chức năng” đã được thay thế bằng “chức năng” và “ở một mặt của giao diện đối với một thực thể ở mặt khác của giao diện” được thay thế bằng “thông qua các giao diện”.]

3.1.31

Nhà cung cấp dịch vụ (service provider)

Một tổ chức quản lý và cung cấp dịch vụ hoặc các dịch vụ cho khách hàng.

[NGUỒN: 3.2.24, ISO/IEC 20000-10:2018]

3.1.32

Bên liên quan (stakeholder)

Cá nhân, nhóm, tổ chức, hoặc các lớp tham dự vào một hệ thống.

[NGUỒN: 3.10, ISO/IEC/IEEE 42010:2011]

3.1.33

Thẻ nhãn (tag)

Nhãn mà con người hoặc máy móc có thể đọc hoặc danh tính số được sử dụng để truyền thông tin về một thực thể.

CHÚ THÍCH: Một thẻ nhãn có thể chứa thông tin mà các cảm biến có thể đọc được để hỗ trợ việc định danh thực thể vật lý.

3.1.34

Tính đáng tin cậy (trustworthiness)

Khả năng đáp ứng kỳ vọng của bên liên quan theo cách có thể chứng minh, kiểm chứng và đo lường.

CHÚ THÍCH 1: Tùy thuộc vào bối cnh hoặc lĩnh vực, cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ, dữ liệu và công nghệ cụ thể được sử dụng, các đặc trưng khác nhau áp dụng và cần xác minh để đảm bảo đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Các đặc trưng của tính đáng tin cậy bao gồm, ví dụ, độ tin cậy, tinh sẵn sàng, khả năng phục hồi, an ninh, sự riêng tư, an toàn, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính toàn vẹn, tính xác thực, chất lượng, tính khả dụng và độ chính xác,

CHÚ THÍCH 3: Tính đáng tin cậy là một thuộc tính có thể được áp dụng cho các dịch vụ, sản phẩm, công nghệ, dữ liệu và thông tin cũng như trong bối cảnh quản trị, cho các tổ chức.

3.1.35

Thực thể ảo (virtual entity)

Thực thể số đại diện cho một thực thể vật lý.

3.1.36

Thiết bị đeo (wearable device)

Thiết bị điện tử được thiết kế để đặt gần, trên hoặc trong cơ thể.

CHÚ THÍCH: Các thiết bị đeo thường có nhiều khả năng cảm biến, nhưng công suất nguồn hạn chế khả năng truyền và xử lý dữ liệu. Là các thiết bị quan trọng của IoT, người ta coi việc truyền giữa các thiết bị đeo và mạng có thể không yêu cầu bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Thiết bị đeo bao gồm các thiết bị điện tử có thể sử dụng được bởi con người, động vật và các sinh vật khác.

3.2  Thuật ngữ về Internet vạn vật

3.2.1

Bộ thi hành (actuator)

<Internet vạn vật > thiết bị IoT có thể thay đổi một hoặc nhiều thuộc tính của một thực thể vật lý đáp ứng đầu vào.

CHÚ THÍCH: Sự thay đổi về bản chất có thể là phi cơ học.

3.2.2

Hệ thống chức năng thu thập dữ liệu (data acquisition functional system)

<lnternet vạn vật > hệ thống thu thập dữ liệu cần thiết từ một nhóm các cảm biến và tập hợp dữ liệu đó thành các thông điệp chuyển đến một cấu phần.

3.2.3

Người dùng số (digital user)

Thực thể số sử dụng hệ thống IoT

CHÚ THÍCH: Người dùng số bao gồm các dịch vụ tự động hóa thay mặt cho người dùng thật.

3.2.4

Internet vạn vật (Internet vạn vật)

IoT

Hạ tầng của các thực thể, con người, hệ thống và tài nguyên thông tin được kết nối với nhau cùng với các dịch vụ xử lý và đáp ứng với thông tin từ thế giới thực và ảo.

3.2.5

Mô hình khái niệm IoT (IoT conceptual model)

Cấu trúc và các định nghĩa chung để mô tả các khái niệm, các mối quan hệ và hành vi trong một hệ thống IoT.

3.2.6

Thiết bị IoT (IoT device)

Thc thể của một hệ thống IoT tương tác và giao tiếp với thế giới vật lý thông qua cảm biến hoặc thi hành.

3.2.7

Miền IoT (IoT domain)

Nhóm chức năng chính của một hệ thống IoT

CHÚ THÍCH: Mọi thực thể trong một hệ thống tham gia vào một hoặc nhiều miền IoT và được cho là bao gồm hoặc chứa bởi miền đó.

3.2.8

Cổng IoT (IoT gateway)

Thực thể của một hệ thống IoT kết nối một hoặc nhiều mạng lân cận và các thiết bị IoT trên các mạng đó với nhau và với một hoặc nhiều mạng truy cập.

3.2.9

Hệ thống IoT (IoT system)

Hệ thống cung cấp các chức năng của IoT.

CHÚ THÍCH: Một hệ thống IoT có thể gồm, nhưng không giới hạn các thiết bị IoT, cổng IoT, cảm biến và bộ thi hành.

3.2.10

Tính đáng tin cậy IoT (IoT trustworthiness)

Tính đáng tin cậy của một hệ thống IoT với các đặc trưng bao gồm an ninh, sự riêng tư, an toàn, độ tin cậy và khả năng phục hồi.

3.2.11

Người dùng IoT (IoT user)

Người dùng của một hệ thống IoT.

3.2.12

Cảm biến (sensor)

<lnternet vạn vật > thiết bị IoT để đo lường một hoặc nhiều thuộc tính của một hoặc nhiều thực thể vật lý và xuất dữ liệu mà có thể được truyền qua mạng.

3.2.13

Tính liên tác vận chuyển (transport interoperability)

Tính liên tác trong đó trao đổi thông tin sử dụng hạ tầng truyền thông đã thiết lập giữa các hệ thống tham gia.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “vận chuyển” không đề cập đến tầng giao vận trong mô hình tiêu chuẩn OSI.

[NGUỒN: 3.1.3, TCVN 13055:2020 (ISO/IEC 19941:2017), đã sửa đổi - thêm chú thích.]

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO/IEC 13066-1:2011, Information technology - Interoperability with assistive technology (AT) - Part 1: Requirements and recommendations for interoperability (Công nghệ thông tin - Tính liên tác với công nghệ hỗ trợ (AT) - Phần 1: Yêu cầu và khuyến nghị về tính liên tác).

[2] ISO/IEC TR 14252:1996, Information technology - Guide to the POSIX Open System Environment (OSE) (Công nghệ thông tin - Hướng dẫn về Môi trường Hệ thống Mở POSIX (OSE)).

[3] TCVN 8021-3:2017 (ISO/IEC 15459-3:2014), Công nghệ thông tin - Mã phân định đơn nhất - Phần 3: Quy tắc chung.

[4] TCVN 12480:2019 (ISO/IEC 17788:2014), Công nghệ thông tin - Tính toán đám mây - Tổng quan và từ vựng.

[5] TCVN 12481:2019 (ISO/IEC 17789:2014), Công nghệ thông tin - Tính toán đám mây - Kiến trúc tham chiếu.

[6] TCVN 13055:2020 (ISO/IEC 19941:2017), Công nghệ thông tin-Tính toán mây-Tính liên tác và tính khả chuyển.

[7] ISO/IEC 20000-10:2018, Information technology - Service management - Part 10: Concepts and vocabulary (Công nghệ thông tin - Quản lý dịch vụ - Phần 10: Khái niệm và từ vựng)

[8] ISO/IEC 24713-2:2008, Information technology - Biometric profiles for interoperability and data interchange - Part 2: Physical access control for employees at airports (Công nghệ thông tin - Cấu hình sinh trắc học cho tính liên tác và trao đổi dữ liệu - Phần 2: Kiểm soát truy cập vật lý cho nhân viên tại sân bay).

[9] ISO/IEC 27000:2018[3], Information technology - Security techniques - Information security management systems - Overview and vocabulary (Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Tổng quan và từ vựng).

[10] TCVN 11780:2017 (ISO/IEC 27032:2012), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn về an toàn không gian mạng.

[11] ISO/IEC/IEEE 42010:2011, Systems and software engineering - Architecture description (Hệ thống và kỹ thuật phần mềm - Mô tả kiến trúc).

[12] ISO 14813-5:2010, Intelligent transport systems - Reference model architecture(s) for the ITS sector - Part 5: Requirements for architecture description in ITS standards (Hệ thống giao thông thông minh - (Các) kiến trúc mô hình tham chiếu cho lĩnh vực ITS - Phần 5: Yêu cầu đối với mô tả kiến trúc trong tiêu chuẩn ITS).

[13] ISO 18104:2014, Health informatics - Categorial structures for representation of nursing diagnoses and nursing actions in terminological systems (Tin học y tế- cấu trúc phân loại để biểu diễn các chẩn đoán điều dưỡng và các hành động điều dưỡng trong các hệ thống thuật ngữ).

[14] TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014), Du lịch mạo hiểm - Hệ thống quản lý an toàn - Yêu cầu.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các thuật ngữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ chung

3.2  Thuật ngữ về Internet vạn vật

Thư mục tài liệu tham khảo

 

[1] Hiện nay, Bộ KHCN đã công bố TCVN 11238:2015 (ISO/IEC 27000:2014)

[2] Trong một số văn bản QPPL “Tính toán mây” được sử dụng là “Điện toán đám mây” và trong một số TCVN trong lĩnh vực này sử dụng là “Tính toán đám mây”.

[3] Hiện nay, Bộ KHCN đã công bố TCVN 11238:2015 (ISO/IEC 27000:2014)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi