Tiêu chuẩn ngành TCN 68-203:2001 Thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hàng hải

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-203:2001

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-203:2001 Thiết bị đầu cuối hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu - GMDSS - Thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hành hải - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCN 68-203:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điệnLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:21/12/2001Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành TCN 68-203:2001

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCN68-203_2001 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Tiêu chuẩn ngành TCN 68-203:2001 PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCN 68 - 203: 2001

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI HỆ THỐNG THÔNG TIN AN TOÀN

VÀ CỨU NẠN HÀNG HẢI TOÀN CẦU - GMDSS

Global maritime distress and safety system (gdmss)

Terminal equipment

THIẾT BỊ ĐIỆN BÁO IN TRỰC TIẾP BĂNG HẸP

THU THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG VÀ HÀNH HẢI

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Narrow-band direct-printing telegraph

equipment for receiving meteorological

and navigational information

Technical Requirements

 

MỤC LỤC

* LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................

1. Phạm vi ............................................................................................................................

2. Định nghĩa và chữ viết tắt .............................................................................................

3. Yêu cầu chung ................................................................................................................

3.1. Cấu trúc ........................................................................................................................

3.2. Các phòng bị an toàn ....................................................................................................

4. Điều kiện đo kiểm ...........................................................................................................

4.1. Yêu cầu chung ..............................................................................................................

4.1.1. Anten giả ...................................................................................................................

4.1.2. Tín hiệu đo kiểm bình thường ..................................................................................

4.1.3. Tín hiệu đo kiểm đưa tới đầu vào máy thu ................................................................

4.2. Nguồn đo kiểm ............................................................................................................

4.3. Điều kiện đo kiểm bình thường ....................................................................................

4.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm .....................................................................................................

4.3.2. Nguồn đo kiểm ..........................................................................................................

4.4. Điều kiện đo kiểm tới hạn ..............................................................................................

4.4.1. Nhiệt độ ......................................................................................................................

4.4.2. Nguồn đo kiểm .........................................................................................................

4.5. Thủ tục đo kiểm ở các nhiệt độ tới hạn ........................................................................

4.6. Thử môi trường ............................................................................................................

5. Máy thu và bộ xử lý tín hiệu ........................................................................................

5.1. Độ nhạy cuộc gọi .........................................................................................................

5.1.1 Định nghĩa ..................................................................................................................

5.1.2 Phương pháp đo .......................................................................................................

5.1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................

5.2. Triệt nhiễu và chống nghẹt ........................................................................................

5.2.1 Định nghĩa ...............................................................................................................

5.2.2 Phương pháp đo .....................................................................................................

5.2.3 Yêu cầu ...................................................................................................................

5.3. Triệt nhiễu cùng kênh ...............................................................................................

5.3.1 Định nghĩa ...............................................................................................................

5.3.2 Phương pháp đo ....................................................................................................

5.3.3 Yêu cầu ...................................................................................................................

5.4. Xuyên điều chế .........................................................................................................

5.4.1 Định nghĩa ..............................................................................................................

5.4.2 Phương pháp đo ....................................................................................................

5.4.3 Yêu cầu ...................................................................................................................

5.5. Phát xạ giả ................................................................................................................

5.5.1 Định nghĩa ..............................................................................................................

5.5.2 Phương pháp đo ...................................................................................................

5.5.3 Yêu cầu ..................................................................................................................

5.6. Bảo vệ mạch vào .....................................................................................................

6. Máy in .......................................................................................................................

6.1. Yêu cầu chung ........................................................................................................

6.2. In ..............................................................................................................................

7. Can nhiễu ..................................................................................................................

7.1. Yêu cầu chung ........................................................................................................

7.2. Phát xạ tạp dẫn vào mạng điện lưới .......................................................................

7.2.1 Các điều kiện đo ..................................................................................................

7.2.2 Phương pháp đo ..................................................................................................

7.2.3 Yêu cầu .................................................................................................................

* TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................

 

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn TCN 68 - 203: 2001 được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETS 300 065 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI).

Tiêu chuẩn TCN 68 - 203: 2001 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do kỹ sư Nguyễn Minh Thoan chủ trì với sự tham gia tích cực của các kỹ sư Dương Quang Thạch, Phan Ngọc Quang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Trụ, Vũ Hoàng Hiếu, Phạm Bảo Sơn, các cán bộ nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện và một số cán bộ kỹ thuật khác trong Ngành.

Tiêu chuẩn TCN 68 - 203: 2001 do Vụ Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế đề nghị và được ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

Tiêu chuẩn TCN 68 - 203: 2001 được ban hành kèm theo bản dịch tiếng Anh tương đương không chính thức. Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.

 

THIẾT BỊ ĐIỆN BÁO IN TRỰC TIẾP BĂNG HẸP

THU THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG VÀ HÀNH HẢI

YÊU CẦU KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết yếu cho máy thu hàng hải in trực tiếp băng hẹp (NBDP) hoạt động trong hệ thống NAVTEX.

Thiết bị phải có một máy thu tần số vô tuyến điện, một bộ xử lý tín hiệu và một máy in.

Dạng bản tin phải phù hợp với Khuyến nghị 625-1 của CCIR [1]. Hệ thống phải phù hợp với Khuyến nghị 540-2 của CCIR [2].

Chức năng thiết bị là thu và in tự động, liên tục các thông báo khí tượng, hành hải, tìm cứu được phát đi từ trạm bờ hệ thống NAVTEX.

Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc chứng nhận hợp chuẩn thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hành hải thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

2. Định nghĩa và chữ viết tắt

- NAVTEX là hệ thống phát quảng bá và thu tự động thông tin an toàn hàng hải bằng các thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp.

Nghiệp vụ NAVTEX quốc tế kết hợp phát quảng bá và thu tự động thông tin an toàn hàng hải trên tần số 518 kHz bằng các thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp sử dụng tiếng Anh.

Nghiệp vụ NAVTEX quốc gia phát quảng bá và thu tự động thông tin an toàn hàng hải bằng các thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp sử dụng các tần số và các ngôn ngữ được quy định bởi cơ quan quản lý (tần số 490 kHz dùng tiếng Việt).

- r.m.s - Căn trung bình bình phương.

- SAR - Tìm kiếm và cứu nạn.

3. Yêu cầu chung

3.1 Cấu trúc

3.1.1 Cấu trúc cơ và điện của thiết bị phải phù hợp với các tiêu chuẩn của thiết bị trên tàu.

3.1.2 Thiết bị sử dụng phải có mác/nhãn rõ ràng. Việc cấp nguồn cho thiết bị phải được chỉ dẫn rõ ràng, chi tiết.

3.1.3 Có thể giảm tới không cường độ của bất kỳ nguồn sáng nào ngoài đèn báo động.

3.1.4 Máy thu tần số vô tuyến hoạt động ở tần số 518 kHz.

3.1.4.1 Khi sử dụng tần số thứ 2 và thứ 3 để thu thông tin an toàn hàng hải, chỉ có thể chọn những tần số này bằng tay.

3.1.5 Thiết bị phải có phương tiện để kiểm tra máy thu vô tuyến, bộ xử lý tín hiệu và máy in.

3.1.6 Để hạn chế số lượng các bản tin được in, có thể chọn các trạm bờ bằng cách phát hiện các ký tự B1 nhận dạng chúng. Các bản tin của các trạm bờ không được chọn phải không được in.

3.1.7 Thiết bị phải hiển thị thông tin chỉ báo các ký tự B1 được lựa chọn hoặc bị loại trừ.

3.1.8 Thiết bị phải có khả năng không in các loại bản tin (xác định bởi các ký tự B2) phát bởi các trạm bờ được chọn mà không phải là các bản tin dẫn đường, các bản tin báo bão và các bản tin SAR. Có thể loại trừ ít nhất bốn loại bản tin khác nhau.

3.1.9 Thiết bị phải có chỉ báo rõ ràng về các loại bản tin bị loại trừ.

3.1.10 Thiết bị phải có các bộ phận để tránh việc in các bản tin thu sai hoặc đã thu đúng trước đó.

3.1.10.1 Một bản tin là thu đúng nếu tỷ số lỗi ký tự thấp hơn 4.10-2. Nhận dạng của mỗi bản tin này được lưu trữ trong bộ nhớ cho đến khi bị xoá.

3.1.10.2 Khi tỷ số lỗi ký tự thu được vượt quá 33.10-2 trong hơn 5 giây, việc in bản tin phải dừng lại, bản tin được xem là thu sai và nhận dạng bản tin không được lưu trữ trong bộ nhớ.

3.1.10.3 Thiết bị phải không in bản tin (trừ như xác định trong mục sau) mà nhận dạng của nó đã được lưu trữ trong bộ nhớ.

3.1.11 Một bản tin phải được in nếu B3B4 = 00.

3.1.12 Thiết bị phải có khả năng lưu trữ ít nhất 100 nhận dạng bản tin trong bộ nhớ.

3.1.12.1 Nếu số nhận dạng bản tin thu được vượt quá dung lượng bộ nhớ, nhận dạng bản tin cũ nhất phải bị xoá.

3.1.12.2 Sau thời gian 60 đến 72 giờ, nhận dạng bản tin phải tự động bị xoá khỏi bộ nhớ.

3.1.13 Thiết bị phải có khả năng báo động khi thu các bản tin SAR. Báo động này chỉ có thể được tắt bằng tay.

3.1.14 Thiết bị phải có bộ phận để lưu trữ toàn bộ các bản tin không được in trực tiếp, trừ các bản tin có nhận dạng B3B4 = 00 và/hoặc B2 = A, B, D hoặc L luôn luôn được in trong khi thu. Nếu trang bị bộ nhớ như vậy, thiết bị phải có khả năng in ra khi yêu cầu và theo nguyên tắc: nhớ sau - in trước.

3.1.15 Thiết bị phải có một báo hiệu chỉ giấy sắp hết hoặc đã hết.

3.1.15.1 Nếu bản tin bất kỳ được in không đầy đủ vì hết giấy thì nhận dạng của bản tin đó không được lưu trữ trong bộ nhớ. Không lưu trữ các nhận dạng bản tin nếu không còn giấy trong máy in.

3.1.16 Thiết bị phải in một dấu sao (*) mỗi khi phát hiện ký tự lỗi.

3.1.17 Thiết bị có thể có các bộ phận phụ để in các bản tin theo ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái không phải là chữ latinh.

3.2 Các phòng bị an toàn

3.2.1 Thiết bị phải có bộ phận đo để tránh ảnh hưởng do sự tăng dòng điện hoặc điện áp và tăng nhiệt độ do hệ thống làm mát bị hỏng.

3.2.2 Thiết bị phải có bộ phận đo để tránh ảnh hưởng do sự thay đổi điện áp tức thời và việc lắp ngược cực tính nguồn điện.

3.2.3 Nối đất các phần kim loại mặt ngoài của thiết bị nhưng không được làm cho bất kỳ cực nào của nguồn bị nối đất.

3.2.4 Tất cả các bộ phận và dây có các điện áp một chiều hoặc xoay chiều, hoặc cả hai mà có điện áp đỉnh lớn hơn 50 V phải được bảo vệ tránh việc ngẫu nhiên trạm phải và phải tự động ngắt khỏi tất cả các nguồn điện khi vỏ bảo vệ được tháo ra.

3.2.5 Thiết bị sẽ được chế tạo sao cho việc chạm vào nguồn điện thế này chỉ được thực hiện khi dùng công cụ riêng. Nhãn cảnh báo phải được gắn vĩnh viễn trên thiết bị và vỏ bảo vệ.

3.2.6 Thông tin trong bộ nhớ do người lập trình phải (xem các mục 3.1.5 và 3.1.7) không bị xoá khi nguồn cung cấp bị ngắt ít hơn 6 giờ.

4. Điều kiện đo kiểm

4.1 Yêu cầu chung

Đo kiểm hợp chuẩn phải được thực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường và các điều kiện đo kiểm tới hạn (khi có chỉ dẫn).

Thiết bị phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này ở các điện áp và nhiệt độ trong các giới hạn xác định.

4.1.1 Anten giả

Anten giả có cấu tạo như sau:

a) Một điện trở 50 W ;

b) Một điện trở 10 W nối tiếp với một điện dung 150 pF.

4.1.2 Tín hiệu đo kiểm bình thường

Tín hiệu đo kiểm bình thường là tín hiệu tần số vô tuyến điều chế F1B ở tần số trung tâm 518 kHz với độ dịch tần ± 85 Hz.

Tín hiệu đo kiểm bình thường gồm các tín hiệu có thông tin lưu lượng sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U - Carriage return (xuống dòng) ( ¬ ) - Line feed (về đầu dòng) ( º ).

Khi đo kiểm, thông tin trên được phát ít nhất 35 lần liên tục.

Khi sử dụng các tần số thu khác tần số NAVTEX quốc tế 518 kHz, tín hiệu đo kiểm ở trên phải có tần số trung tâm ở mỗi tần số thu đó.

4.1.3 Tín hiệu đo kiểm đưa tới đầu vào máy thu

Các nguồn tín hiệu đo kiểm đưa tới đầu vào thiết bị được nối thông qua một mạng có trở kháng đối với thiết bị bằng trở kháng của anten giả (xem mục 4.1.1), trong cả trường hợp một hoặc nhiều tín hiệu đo kiểm được đưa tới thiết bị đồng thời. Nếu có hai hoặc nhiều tín hiệu đo kiểm, tránh ảnh hưởng do sự tương tác giữa các tín hiệu trong các bộ dao động hoặc các nguồn khác.

4.2 Nguồn đo kiểm

Trong khi đo kiểm, nguồn điện phải có khả năng cung cấp các điện áp bình thường và tới hạn như trong các mục 4.3.2 và 4.4. Trở kháng trong của nguồn phải đủ nhỏ để ảnh hưởng không đáng kể tới các kết quả đo. Điện áp nguồn được đo ở các cổng vào của thiết bị.

Trong khi đo kiểm, điện áp nguồn phải được giữ với dung sai ± 3 % so với mức điện áp của nó ở thời điểm bắt đầu mỗi phép đo.

4.3 Điều kiện đo kiểm bình thường

4.3.1 Nhiệt độ và độ ẩm

- Nhiệt độ: + 150C đến + 350C;

- Độ ẩm tương đối: 20 % đến 75 %.

4.3.2 Nguồn đo kiểm

4.3.2.1 Điện áp và tần số mạng điện

Điện áp đo kiểm bình thường là điện áp danh định của mạng điện. Trong Tiêu chuẩn này, điện áp danh định là điện áp được công bố hoặc một trong số các điện áp mà thiết bị sử dụng theo thiết kế.

Tần số của mạng điện là: 50 Hz ± 1 Hz.

4.3.2.2 Nguồn ắc quy

Khi thiết bị sử dụng ắc quy, điện áp đo kiểm bình thường là điện áp danh định của ắc quy (12 V, 24 V,...).

4.3.2.3 Các nguồn điện khác

Khi sử dụng các nguồn điện khác, điện áp đo kiểm bình thường được quy định giữa nhà sản xuất thiết bị và người có thẩm quyền thực hiện đo kiểm.

4.4 Điều kiện đo kiểm tới hạn

4.4.1 Nhiệt độ tới hạn

- Nhiệt độ tới hạn dưới: 00C;

- Nhiệt độ tới hạn trên: 400C.

4.4.2 Các giá trị tới hạn của nguồn đo kiểm

4.4.2.1 Điện áp và tần số tới hạn của mạng điện

Điện áp đo kiểm tới hạn là điện áp danh định của mạng điện ± 10 %.

Tần số của mạng điện là: 50 Hz ± 1 Hz.

4.4.2.2 Nguồn ắc quy

Khi thiết bị sử dụng ắc quy, điện áp đo kiểm tới hạn là 1,3 và 0,9 lần điện áp danh định của ắc quy (12 V, 24 V,...).

4.4.2.3 Các nguồn điện khác

Khi sử dụng các nguồn điện khác, điện áp đo kiểm tới hạn được quy định giữa nhà sản xuất thiết bị và người có thẩm quyền thực hiện đo kiểm.

4.5 Thủ tục đo kiểm ở các nhiệt độ tới hạn

Trước khi các phép đo được thực hiện, thiết bị phải đạt được sự cân bằng nhiệt trong buồng đo. Tắt thiết bị trong thời gian ổn định nhiệt độ. Thứ tự của các phép đo được lựa chọn và độ ẩm trong buồng đo được điều khiển để không xảy ra sự ngưng tụ hơi nước.

4.6 Thử môi trường

Trước khi thực hiện thử môi trường, thiết bị phải được đo kiểm theo những yêu cầu khác của tiêu chuẩn này. Đo kiểm về điện phải được thực hiện ở điện áp đo kiểm bình thường.

Thuật ngữ “kiểm tra chất lượng” trong tiêu chuẩn nghĩa là đo độ nhạy của máy thu như trình bày trong mục 5.1, với mức tín hiệu đo kiểm cao hơn mức tín hiệu đo kiểm bình thường 6 dB.

Các thử nghiệm sau được thực hiện theo điều kiện môi trường như trong tiêu chuẩn “Thử môi trường thiết bị vô tuyến hàng hải”:

- Rung, mục 4;

- Chu kỳ nung khô, mục 5.2;

- Chu kỳ nung ẩm, mục 6;

- Chu kỳ nhiệt độ thấp, mục 7.2.

5. Máy thu và bộ xử lý tín hiệu

5.1 Độ nhạy cuộc gọi

5.1.1 Định nghĩa

Độ nhạy cuộc gọi của máy thu là một mức xác định của tín hiệu tần số vô tuyến mà tại đó máy thu có tỷ số lỗi ký tự nhỏ hơn một giá trị xác định.

5.1.2 Phương pháp đo

Máy thu được nối với anten giả có trở kháng như phần a) mục 4.1.1 và cấp tín hiệu đo kiểm bình thường (mục 4.1.2) ở mức 2 mV.

Sau đó máy thu được nối với anten giả có trở kháng như phần b) mục 4.1.1 và cấp tín hiệu đo kiểm bình thường (mục 4.1.2) ở mức 5 mV.

Các phép đo được thực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn (mục 4.4.1 và 4.4.2).

Lặp lại phép đo ở các tần số thu của thiết bị.

5.1.3 Yêu cầu

Tỷ số lỗi ký tự phải thấp hơn: 4.10-2.

5.2 Triệt nhiễu và chống nghẹt

5.2.1 Định nghĩa

Khả năng của máy thu phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và các tín hiệu không mong muốn trên các tần số nằm ngoài băng thông của máy thu.

5.2.2 Phương pháp đo

Hai tín hiệu được đưa tới máy thu như trong mục 4.1.3.

Máy thu được nối với một anten giả có trở kháng như phần b) mục 4.1.1

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu đo kiểm bình thường ở mức 20 dBmV.

Tín hiệu không mong muốn không được điều chế.

Trong các dải tần số 517 kHz đến 517,5 kHz và 518,5 kHz đến 519 kHz, mức tín hiệu là 40 dBmV.

Trong các dải tần số 515 kHz đến 517 kHz và 519 kHz đến 521 kHz, mức tín hiệu là 60 dBmV.

Trong các dải tần số 100 kHz đến 515 kHz, 521 kHz đến 30 MHz, 156 MHz đến 174 MHz và 450 MHz đến 470 MHz, mức tín hiệu là 90 dBmV.

Đầu ra tần số âm thanh được sử dụng để tìm đáp ứng nhiễu.

Phép đo được thực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường và các điều kiện đo kiểm tới hạn (xem các mục 4.4.1 và 4.4.2).

Lặp lại phép đo ở các tần số thu của thiết bị.

5.2.3 Yêu cầu

Tín hiệu không mong muốn phải không làm tỷ số lỗi ký tự tăng quá: 4.10-2.

5.3 Triệt nhiễu cùng kênh

5.3.1 Định nghĩa

Khả năng của máy thu thu tín hiệu mong muốn trong khi có tín hiệu không mong muốn ở cùng tần số danh định của kênh.

5.3.2 Phương pháp đo

Hai tín hiệu được đưa tới máy thu như trong mục 4.1.3.

Máy thu được nối với anten giả có trở kháng như trong phần b) mục 4.1.1.

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu đo kiểm bình thường ở mức 20 dBmV.

Tín hiệu không mong muốn ở mức 14 dBmV tại tần số danh định của máy thu và không được điều chế.

Lặp lại phép đo ở các tần số thu của thiết bị.

5.3.3 Yêu cầu

Tín hiệu không mong muốn phải không làm tỷ số lỗi ký tự tăng quá: 4.10-2.

5.4 Xuyên điều chế

5.4.1 Định nghĩa

Một quá trình mà các tín hiệu được sinh ra do đồng thời có hai hoặc nhiều tín hiệu trong một mạch phi tuyến.

5.4.2 Phương pháp đo

Ba tín hiệu được đưa tới máy thu như trong mục 4.1.3.

Máy thu được nối với một anten giả có trở kháng như trong phần b) mục 4.1.1.

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu đo kiểm bình thường ở mức 20 dBmV.

Hai tín hiệu không mong muốn không được điều chế có cùng một mức 70 dBmV và nằm ngoài băng tần 516 kHz đến 520 kHz.

Lặp lại phép đo ở các tần số thu của thiết bị.

5.4.3 Yêu cầu

Xuyên điều chế phải không làm tỷ số lỗi ký tự tăng quá: 4.10-2.

5.5 Phát xạ giả

5.5.1 Định nghĩa

Phát xạ tần số vô tuyến tạo ra trong máy thu và bức xạ bởi sự truyền dẫn từ anten hoặc từ các vật dẫn khác nối tới máy thu hoặc bức xạ bởi máy thu.

5.5.2 Phương pháp đo

Máy thu được nối với một anten giả có trở kháng như trong phần a) mục 4.1.1 và sử dụng máy đo có tính chọn lọc để đo các phát xạ giả. Đo giá trị hiệu dụng của các phát xạ giả.

Các phép đo được thực hiện trên toàn bộ dải tần số từ 9 kHz đến 2000 MHz. Lặp lại phép đo ở các tần số thu của thiết bị.

5.5.3 Yêu cầu

Công suất của thành phần rời rạc bất kỳ không được vượt quá: 1 nW (1.10-9 W).

5.6 Bảo vệ mạch vào

Máy thu phải không bị hỏng khi đưa một tín hiệu không điều chế ở mức 30 V (r.m.s) tới đầu vào máy thu như trong mục 4.1.3, trong thời gian 15 phút, trên tần số bất kỳ trong phạm vi từ 100 kHz đến 28 MHz. Sau đó máy thu phải hoạt động bình thường.

Lặp lại phép thử ở các tần số thu của thiết bị.

Để tránh điện áp tĩnh điện ở đầu vào máy thu, điện trở một chiều giữa đầu cuối anten và vỏ không lớn hơn 100 kW.

6. Máy in

6.1 Yêu cầu chung

Nếu máy in sử dụng nguồn xoay chiều, nó phải thoả mãn tất cả các yêu cầu sau trên 2 tần số chính 50 Hz và 60 Hz.

Máy in phải in bản tin thu được trên giấy thao tác thay giấy phải đơn giản. Giấy phải đủ để có thể in được ít nhất 200.000 ký tự.

6.2 In

Máy in phải in các ký hiệu rõ ràng và gây ra mức ồn thấp.

Máy in phải có khả năng in ít nhất 32 ký tự trên một dòng.

7. Can nhiễu

7.1 Yêu cầu chung

Cần đảm bảo tính tương thích điện từ trường giữa thiết bị liên quan và thiết bị hành hải và thông tin vô tuyến khác trên tàu theo các yêu cầu liên quan của Chương IV và Chương V của SOLAS 1974.

7.2 Phát xạ tạp dẫn vào mạng điện lưới

7.2.1 Các điều kiện đo

Cáp nối giữa thiết bị cần đo kiểm và mạng điện lưới giả được bọc kim và không dài quá 0,6 m.

Thiết bị cần đo kiểm được nối với một anten giả không bức xạ.

7.2.2 Phương pháp đo

Các phát xạ tạp dẫn phải được đo trong dải tần số 9 kHz đến 30 MHz như trình bày trong ấn bản 16 của CISPR [4], phần 1 (máy thu đo) và phần 2, các mục 8.1 đến 8.3 (mạng điện lưới giả có trở kháng 50 Ω).

7.2.3 Yêu cầu

Mức của tín hiệu phát xạ tạp dẫn bất kỳ không được vượt quá giá trị trong hình 1 sau:


Hình 1: Mức điện áp cực đại của các phát xạ tạp


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] CCIR Recommendation 625-1: "Direct-printing telegraph equipment employing automatic identification in the maritime mobile service".

[2] CCIR Recommendation 540-2: "Operational and technical characteristics for an automated direct printing telegraph system for promulgation of navigational and meteorological warnings and urgent information for ships".

[3] CEPT Recommendation T/R 34-01: "Specifications for maritime mobile radio equipment".

[4] C.I.S.P.R.16: "Specification for radio interference measuring apparatus and measurement methods". Second Edition 1986.

[5] Solas Convention: "The International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974".

[6] ETS 300 065: “Radio Equipment and System (RES); Narrow-band direct- printing telegraph equipment for receiving meteorological or navigational information (NAVTEX) Technical characteristics and methods of measurement”.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi