Thông báo 66/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa-Thông tin
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 66/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 66/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Trần Quốc Toản |
Ngày ban hành: | 10/04/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Thông báo 66/TB-VPCP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 66/TB-VPCP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa-Thông tin
Ngày 05 tháng 3 năm 2007, tại Bộ Văn hóa-Thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với tập thể lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Văn hóa - Thông tin. Cùng dự buổi làm việc với Thủ tướng có đại diện lãnh đạo Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Bưu chính, Viễn thông.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin báo cáo tình hình công tác văn hóa - thông tin giai đoạn 2001-2006, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
1. Trong những năm qua sự nghiệp văn hóa - thông tin nước ta có bước phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa mới và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị - xã hội; đời sống và hưởng thụ văn hóa tiếp tục được nâng cao, kể cả ở những vùng sâu, vùng xa; nếp sống văn hóa - văn minh được quan tâm hơn; các dịch vụ và hoạt động văn hóa - thông tin ngày càng đa dạng, phong phú; báo chí, thông tin về cơ bản đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nêu gương người tốt, việc tốt, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần tạo nên không khí dân chủ, công khai, minh bạch trong xã hội..., các thiết chế văn hóa, cơ sở văn hóa được quan tâm phát triển, kể cả ở vùng núi, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc; hệ thống văn bản pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển văn hóa - thông tin được ban hành tương đối đồng bộ; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có sự phát triển sâu rộng, mang lại kết quả tích cực; công tác xã hội hóa văn hóa - thông tin được đẩy mạnh, nhiều công trình văn hóa, hoạt động văn hóa - thông tin do nhân dân đầu tư phát triển đã có kết quả tích cực; quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa - thông tin ngày càng mở rộng và phát triển, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền về đất nước, con người và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có những mặt bất cập, yếu kém cần khắc phục: quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin còn những bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển (như trong quản lý các dịch vụ văn hóa, quản lý báo chí, thông tin, xuất bản...); tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, một bộ phận thanh niên chưa được ngăn chặn có hiệu quả; sự phát triển của văn hóa - thông tin chưa đi mạnh vào chiều sâu, còn nhiều hoạt động mới mang tính phong trào bề nổi; đời sống văn hóa - thông tin ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc xây dựng lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa trong các mặt hoạt động của đời sống xã họi, trong công sở, cơ quan, đơn vị, nơi công cộng, cộng đồng dân cư... chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động sáng tạo văn hóa còn nhiều bất cập, chưa có nhiều công trình xứng tầm với sự nghiệp của dân tộc, của đất nước; các di tích lịch sử, di sản văn hóa của dân tộc chưa được quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị đúng mức; đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa - thông tin còn nhiều mặt bất cập.
2. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới:
Trong thời gian tới Bộ và ngành văn hóa - thông tin cần chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X và các Nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa - thông tin: đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa 3 lĩnh vực - điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.
b) Để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, nền tảng phát triển bền vững của xã hội; cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 3 nội dung chủ yếu sau:
- Tập trung chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, lối sống văn hóa, môi trường văn hóa - văn minh trong toàn xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ cơ quan, công sở đến đơn vị, xí nghiệp, trường học, nơi công cộng, đến mỗi gia đình, mỗi người. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
- Hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách để khuyến khích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật (cả sáng tạo chuyên nghiệp và sáng tạo quần chúng, dân gian), để tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị, xứng đáng với tầm vóc của đất nước, thành tựu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
- Hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt quy hoạch xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, vừa chú trọng một số công trình văn hóa lớn, tiêu biểu, vừa chú trọng phát triển ở các cơ sở gắn bó trực tiếp với dân cư, phục vụ trực tiếp cho cơ sở; phải làm rất thiết thực, có hiệu quả.
c) Tập trung nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hoá - thông tin; sau khi được phê duyệt phải chỉ đạo triển khai sâu sát, kiên quyết.
Trong đó lưu ý một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sớm hoàn thành dự thảo chiến lược phát triển văn hoá, trình duyệt theo quy định.
- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển báo chí; quy hoạch phát triển mạng phát thanh - truyền hình trong cả nước, theo nhiệm vụ Thủ tướng đã giao.
- Rà soát lại các quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích - lịch sử văn hoá để có sự chỉ đạo triển khai thực sự có hiệu quả.
d) Tập trung chỉ đạo rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách phát triển, cơ chế quả lý đối với các lĩnh vực văn hoá - thông tin, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, như Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Pháp lệnh Quảng cáo ... để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
- Nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích sáng tạo văn hoá (cả sáng tạo chuyên nghiệp và sáng tạo quần chúng); đặc biệt chú trọng phát triển, đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hoá, nghệ thuật;
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển và quản lý đời sống văn hoá (nhất là tại các nơi công cộng, khu dân cư, công sở, đơn vị...);
- Hoàn thiện cơ chế chính sách xây dựng các thiết chế văn hoá, các công trình văn hoá gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển văn hoá - thông tin cơ sở, phục vụ thiết thực cho nhân dân.
Cơ chế chính sách để quản lý vừa đảm bảo phát triển, vừa chấn chỉnh và xử lý kiên quyết các tiêu cực trong hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, sản phẩm văn hoá;
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển - quản lý báo chí, xuất bản. Cần nghiên cứu kỹ các loại hình thông tin, báo chí, xuất bản mới dướci tác động của khoa học công nghệ tiên tiến (như Internet, đa truyền thông ...) của quá trình toàn cầu hoá để xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển và quản lý có hiệu quả, đảm bảo cho báo chí tiếp tục phát triển mạnh theo đúng chức năng của mình, đúng định hướng lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khắc phục những lệch lạc, sai trái, không để bị lợi dụng, tiêu cực;
Bộ Văn hoá-Thông tin cần chủ động phối hợp với Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình Thủ tướng đã phê duyệt để thực hiện các chỉ thị trên về một số vấn để tăng cường quản lý thông tin, báo chí:
- Nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin (làm rõ lĩnh vực nào khuyến khích, lĩnh vực nào hạn chế, lĩnh vực nào không được phép).
đ) Bộ và ngành cần tập trung nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, nhất là trong bối cảnh cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phát huy những tinh hoa văn hoá, tinh thần của nhân loại, kết hợp hài hoà, có hiệu quả giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh tế, du lịch...;
Bộ cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính (phân cấp quản lý chuyển môn, quản lý tài chính, quản lý cán bộ; cải cách thủ tục hành chính; việc cấp các loại cấp giấy phép, nghiên cứu kỹ cái gi cần, cái gì bỏ, quy định rõ các điều kiện...); thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Nhưng công trình, chương trình công tác lớn Bộ Văn hoá-Thông tin, ngành Văn hoá-Thông tin cần tập trung chỉ đạo, triển khai:
- Chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (công trình triển khai chậm, Bộ cần sớm báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện công trình này).
- Cùng Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn trương triển khai xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại Mễ Trì - Mỹ Đình và việc quy hoạch - xây dựng lại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, theo ý kiến đã chỉ đạo của Thủ tướng;
- Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - thông tin theo quan điểm thiết thực, hiểu quả;
- Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh chỉ đạo triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá";
Xây dựng Đề án phát triển văn hoá - thông tin trong bối cảnh Việt Nam tham gai WTO.
3. Về các đề nghị của Bộ Văn hoá-Thông tin:
a) Đồng ý về nguyên tắc kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà hát, cơ sở đào tạo. Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng kế hoạch cụ thể, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các ngành liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Đồng ý chủ trương cho mua 01 ngôi nhà để xây dựng Trung tâm Văn hoá - Thông tin tại Cộng hoà Pháp. Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án cụ thể, trình duyệt theo quy định;
c) Bộ Văn hoá-Thông tin làm việc với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dành quỹ đất để xây dựng một số Trung tâm văn hoá lớn, hiện đại, phục vụ việc tổ chức những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước tại hai thành phố trên;
d) Về việc xây dựng Trường quay điện ảnh: Bộ xây dựng đề án cụ thể theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
đ) Đồng ý chủ trương tiếp tục bảo tồn di sản văn hoá hướng tập trung đầu tư cho các di tích trọng điểm quốc gia gắn với phát triển kinh tế, du lịch (Pác Bó, Côn Đảo, Cát Tiên, Phủ Quốc...). Việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá phải đồng bộ để phát huy giá trị. Vấn đề này cần được triển khai có hiệu quả trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - thông tin và trong các chương trình, dự án khác.
e) Về việc đào tạo bậc cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước cho một số chuyên ngành nghệ thụât (điện ảnh, múa, nhạc, đạo diễn...): giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin xem xét, xử lý theo hướng tạo điều kiện tăng chi tiêu đào tạo một số chuyên ngành nghệ thuật đặc thù trình độ cao ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí của Nhà nước.
Đồng thời Bộ Văn hoá-Thông tin cần chủ động tranh thủ các nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác đào tạo.
g) Về chế độ chính sách đặc thù đối với lao động nghệ thuật:
- Đối với nghệ sĩ biểu diễn ở một số ngành đặc thù (như xiếc, vũ balê...) hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu: Bộ Văn hoá - Thông tin làm việc cụ thể với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để xử lý theo hướng có chế độ nghỉ hưu đặc thù cho loại hình lao động đặc biệt này hoặc có chế độ trợ cấp để tạo việc làm mới;
- Vấn để nhà ở của các gia đình đang sinh sống trong khuôn viên các nhà hát, trụ sở các đoàn nghệ thuật: Bộ Văn hoá-Thông tin làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nộ để xử lý theo các quy định hiện hành.
h) Về việc thành lập Cục Quản lý phát thanh - truyền hình - thông tin trên mạng Internet: Bộ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về yêu cầu và thực tiễn đề xuất phương án hợp lý, làm việc với Bộ Nội vụ, báo cáo Thủ tướng.
i) Về cơ chế chính sách thu hút đầu tư cho các công trình Làng Văn hoá, Du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, Trường quay điện ảnh: Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo xây dựng, đề xuất các chính sách ưu đãi, đặc thù nhằm thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Bộ Văn hoá-Thông tin làm việc với Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc để thực hiện các đề án phát triển văn hoá - thông tin - cơ sở đã được Thủ tướng phê duyệt.
l) Bộ Văn hoá-Thông tin làm việc với Bộ Tài chính về việc thanh lý một số xe công vụ cũ, đã hết khấu hao, không đảm bảo an toàn theo quy định;
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Văn hoá-Thông tin, các Bộ, ngành, Uỷ b an nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ: Văn hoá-Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư, tài chính; - Uỷ ban Dân tộc; - UBND thành phố Hà Nội, - UBND thành phố Hồ Chí Minh; - Ban Tư tướng-Văn hoá Trung ương; - VPCP: BTCN, PCN Trần Quốc Toản, các Vụ: TH, KTTH, NN, KG, CN; Website CP; - Lưu: Văn thư, VX (5b). Hà 32 | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(đã ký)
Trần Quốc Toản |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây