Tiêu chuẩn TCVN 7563-10:2008 Kỹ thuật và phương tiện điều hành xử lý dữ liệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7563-10:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7563-10:2008 ISO 2382-10:1979 Xử lý dữ liệu-Từ vựng-Phần 10: Kỹ thuật và phương tiện điều hành
Số hiệu:TCVN 7563-10:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7563-10:2008

ISO 2382-10:1987

XỬ LÝ DỮ LIỆU - TỪ VỰNG - PHẦN 10: KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU HÀNH

Data processing - Vocabulary - Section 10: Operating techniques and facilities

Lời nói đầu

TCVN 7563 -10 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 2382-10 : 1979. TCVN 7563-10 : 2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 154 "Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

XỬ LÝ DỮ LIỆU - TỪ VỰNG - PHẦN 10: KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU HÀNH

Data processing - Vocabulary - Section 10: Operating techniques and facilities

Mục 1 : Khái quát

1.1 Giới thiệu

Tiêu chuẩn này định nghĩa các khái niệm cơ bản nhất liên quan đến phương tiện và kỹ thuật điều hành được sử dụng trong hệ thống xử lý dữ liệu.

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nhằm tạo thuận lợi cho việc giao tiếp quốc tế về xử lý dữ liệu. Nó trình bày các thuật ngữ và định nghĩa về các khái niệm được lựa chọn liên quan đến lĩnh vực xử lý dữ liệu bằng hai ngôn ngữ và định danh quan hệ giữa các mục.

Để tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch các khái niệm này sang các ngôn ngữ khác, các định nghĩa được soạn thảo nhằm tránh tính chất riêng của một ngôn ngữ.

1.3 Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các phạm vi chính liên quan đến xử lý dữ liệu, bao gồm các quá trình chính và các kiểu thiết bị được sử dụng, cách biểu diễn, tổ chức và trình bày dữ liệu, việc lập trình và thao tác máy tính, các thiết bị vào - ra và thiết bị ngoại vi, cũng như các ứng dụng cụ thể khác.

Mục 2 : Nguyên lý và quy tắc

Các điều nhỏ thuộc điều tương ứng với điều này có trong TCVN 7563-1 (ISO/IEC 2382-1) cũng được áp dụng tương tự trong tiêu chuẩn này và không cần đưa ra ở đây. Các điều nhỏ tương ứng như sau:

2.1 Định nghĩa mục

2.2 Tổ chức mục

2.3 Phân loại mục

2.4 Lựa chọn các thuật ngữ và cách diễn đạt các định nghĩa

2.5 Đa nghĩa

2.6 Các từ viết tắt

2.7 Sử dụng dấu ngoặc đơn

2.8 Sử dụng dấu ngoặc vuông

2.9 Việc sử dụng các thuật ngữ dưới dạng kiểu chữ nghiêng trong định nghĩa và việc sử dụng dấu hoa thị

2.10 Đánh vần

2.11 Tổ chức chỉ mục theo bảng chữ cái ABC

Mục 3 : Thuật ngữ và định nghĩa

10 Phương tiện và kỹ thuật điều hành

10.01 Các thuật ngữ cơ bản

10.01.01

Khối chức năng

Thực thể phần cứng phần mềm hoặc cả phần cứng và phần mềm có khả năng hoàn thành một mục đích cụ thể.

10.01.02

Bộ xử lý

Khối chức năng trong máy tính để thông dịch và thực thi* các lệnh

10.01.03

Quá trình (trong hệ thống xử lý dữ liệu)

Tiến trình xuất hiện các sự kiện theo một mục đích hoặc hiệu quả mong đợi.

10.01.04

Xử lý (dữ liệu)

Thực hiện các thao tác trên dữ liệu trong quá trình

10.01.05

Thực thi (danh từ)

Quá trình tiến hành một lệnh hoặc các lệnh của một chương trình máy tính bởi máy tính.

10.01.06

Thực thi (động từ)

Tiến hành thực thi một lệnh của chương trình máy tính

10.01.07

Cấp phát tài nguyên

Việc chỉ định các phương tiện của hệ thống máy tính để hoàn thành các công việc

VÍ DỤ : Việc chỉ định bộ lưu trữ chính, các khối đơn vị vào- ra, các tệp.

10.01.08

Đồng bộ (tính từ)

Gắn liền với hai hoặc nhiều quá trình, phụ thuộc vào việc xuất hiện sự kiện cụ thể như tín hiệu thời gian chung

10.01.09

Ngắt (danh từ)

Việc tạm dừng một quá trình, như quá trình thực thi một chương trình máy tính, do một sự kiện bên ngoài quá trình đó gây ra, và được thực hiện theo cách quá trình có thể được khôi phục lại.

10.01.10

Xen kẽ (động từ)

Sắp xếp các phần trong một trình tự các sự việc hoặc sự kiện sao cho chúng luân phiên với các phần của một hoặc nhiều trình tự cùng bản chất khác và mỗi trình tự giữ lại định danh của nó.

10.01.11

Nối kết (của địa chỉ)

Liên kết một địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ ảo hoặc thẻ định danh thiết bị với một địa chỉ tượng trưng hoặc nhãn trong một chương trình máy tính.

CHÚ THÍCH : Khái niệm này là một trường hợp đặc biệt của 07.05.02.* nối kết (của biến).

10.01.12

Thời gian đáp ứng

Thời gian giữa thời điểm kết thúc một yêu cầu hoặc đòi hỏi và thời điểm bắt đầu đáp ứng của hệ thống máy tính.

VÍ DỤ: Độ dài thời gian giữa thông báo kết thúc một yêu cầu và khi bắt đầu hiển thị ký tự đầu tiên của đáp ứng tại thiết bị đầu cuối của người sử dụng.

10.01.13

Thời gian phản hồi

Thời gian giữa việc đệ trình một công việc và trả về kết quả đầy đủ.

10.01.14

Thông lượng

Phép đo lượng công việc được thực hiện bởi hệ thống máy tính trên một khoảng thời gian cho trước.

VÍ DỤ : Số công việc mỗi ngày

10.02 Phương tiện điều hành

10.02.01

Công việc

Đơn vị công việc được người sử dụng xác định và được hoàn thành bởi máy tính

CHÚ Ý : Thuật ngữ ‘’công việc’’ đôi khi được sử dụng để đề cập tới một biểu diễn công việc. Việc biểu diễn này có thể bao gồm một tập các chương trình máy tính, các tệp và câu lệnh điều khiển đối với hệ điều hành.

10.02.02

Nhiệm vụ

Trong môi trường đa chương hoặc đa xử lý, một hoặc nhiều trình tự các lệnh được xử lý bởi một chương trình điều khiển như một yếu tố công việc được hoàn thành bởi máy tính.

10.02.03

Gửi đi

Phân chia thời gian trên một bộ xử lý cho các công việc hoặc nhiệm vụ sẵn sàng thực thi

10.02.04

Chương trình gửi

Chương trình trong hệ điều hành hoặc một khối chức năng khác, với mục đích là gửi đi.

10.02.05

Lập biểu

Lựa chọn các công việc hoặc nhiệm vụ được gửi đi

CHÚ THÍCH : Trong một vài hệ điều hành, các khối đơn vị khác như khối đơn vị vào ra. Có thể lập biểu các thao tác.

10.02.06

(Công việc) Thi hành

Việc thực hiện một hoặc nhiều công việc.

10.02.07

(Chương trình) Thi hành

Việc thực hiện một hoặc nhiều chương trình

10.02.08

Luồng công việc

Luồng vào

Luồng thi hành

Trình tự các biểu diễn công việc hoặc các phần công việc được thực hiện, khi đệ trình tới hệ điều hành.

10.02.09

Ngôn ngữ lệnh

Ngôn ngữ điều khiển

Tập các toán tử theo thủ tục với cú pháp liên quan, được sử dụng để chỉ ra các chức năng được thực hiện bởi hệ điều hành.

10.02.10

Môđun đối tượng

Khối đơn vị chương trình là một kết quả của chương trình hợp ngữ hoặc chương trình biên dịch và phù hợp với dữ liệu vào của một bộ soạn thảo liên kết

10.02.11

Môđun nạp

Khối đơn vị chương trình phù hợp với việc nạp vào bộ nhớ chính để thực thi chương trình, thường là dữ đầu liệu ra của bộ soạn thảo liên kết.

10.02.12

Bộ soạn thảo liên kết

Trình liên kết

Chương trình máy tính được dùng để tạo một môđun nạp từ một hoặc nhiều môđun nạp hoặc môđun đối tượng riêng rẽ bằng cách dịch* độc lập các tham chiếu chéo giữa các môđun đối tượng đó và có thể bằng cách định vị lại các phần tử.

10.02.13

Hình ảnh lưu trữ

Hình ảnh lõi

Việc biểu diễn một chương trình máy tính và dữ liệu liên quan khi chúng tồn tại ở một thời điểm chúng thường trú trong bộ nhớ chính.

10.02.14

Vùng điều khiển

Vùng bộ nhớ được sử dụng bởi chương trình máy tính để điều khiển thông tin.

10.02.15

Chương trình điều khiển

Chương trình máy tính được thiết kế để lập biểu và giám sát việc thực thi các chương trình trong hệ thống máy tính.

10.02.16

Thường trú (tính từ)

Gắn liền với các chương trình máy tính để duy trì trên một thiết bị lưu trữ cụ thể.

10.02.17

Hạt nhân

Chương trình điều khiển thường trú

Một phần của chương trình điều khiển được thường trú trong bộ nhớ chính.

10.02.18

Khởi tạo hệ thống

Sysgen (từ viết tắt)

Quá trình chọn lựa các phần tùy ý của một hệ điều hành và tạo ra hệ thống thích ứng với các yêu cầu cài đặt việc xử lý dữ liệu.

10.03 Chế độ điều hành

10.03.01

Xử lý khối

Việc xử lý dữ liệu hoặc hoàn thành các công việc được tích lũy trước đó. Trong đó, người dùng không thể tác động thêm vào việc xử lý khi quá trình đang được thực thi.

10.03.02

Xử lý khối từ xa

Việc xử lý khối trong đó các khối đơn vị vào-ra phải truy cập vào máy tính thông qua liên kết dữ liệu

10.03.03

Chế độ đàm thoại Chế độ tương tác Chia sẻ thời gian

Chế độ hoạt động của một hệ thống máy tính trong đó trình tự các mục và các đáp ứng luân phiên giữa một người sử dụng và hệ thống đó diễn ra theo cách tương tự với một đối thoại giữa hai người.

10.03.04

Thời gian thực (tính từ)

Gắn liền với việc xử lý dữ liệu bằng máy tính trong một kết nối với một quá trình bên ngoài máy tính theo các yêu cầu về thời gian được áp đặt bởi quá trình bên ngoài.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “thời gian thực” cũng được sử dụng để mô tả việc hoạt động của các hệ thống ở chế độ và các quá trình đàm thoại có thể bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của con người khi chúng đang được thi hành.

10.03.05

Trực tuyến (tính từ)

Gắn liền với thao tác của một khối chức năng dưới sự điều khiển trực tiếp của máy tính.

10.03.06

Ngoại tuyến (tính từ)

Gắn liền với thao tác của khối chức năng mà không chịu sự điều khiển trực tiếp của máy tính

10.03.07

Thao tác bước đơn

Thao tác từng bước một

Chế độ thao tác máy tính trong đó một lệnh máy tính đơn hoặc một phần lệnh máy tính được thực thi để đáp ứng tín hiệu bên ngoài.

10.04 Kỹ thuật điều hành

10.04.01 Đồng tác

Việc sử dụng bộ lưu trữ phụ như một bộ lưu trữ đệm để giảm thiểu trễ xử lý khi truyền dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và bộ xử lý của máy tính.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này xuất phát từ biểu thức

“Thao tác với thiết bị ngoại vi trực tuyến đồng thời”

10.04.02

Nhập khối từ xa

Việc đệ trình các khối dữ liệu thông qua một khối đơn vị đầu vào, khối đơn vị đầu vào đó phải truy cập vào một máy tính qua một liên kết dữ liệu.

10.04.03

Nhập công việc từ xa

RJE (từ viết tắt)

Việc đệ trình một công việc qua một khối đơn vị đầu vào, khối đơn vị đầu vào đó phải truy cập vào một máy tính thông qua một liên kết dữ liệu.

10.04.04

Chia thời gian

Chia sẻ thời gian (không sử dụng trong trường hợp này)

Chế độ hoạt động trong đó hai hoặc nhiều quá trình được ấn định các mức thời gian trên cùng bộ xử lý.

10.04.05

Chia sẻ thời gian

Chia thời gian (không sử dụng trong trường hợp này)

Kỹ thuật điều hành của một hệ thống máy tính để chèn thời gian của hai hoặc nhiều quá trình vào trong một bộ xử lý.

10.04.06

Đa chương

Chế độ hoạt động đưa ra việc thực thi được chèn của hai hoặc nhiều chương trình máy tính bằng một bộ xử lý đơn.

10.04.07 Đa nhiệm

Chế độ hoạt động cung cấp cho việc thực hiện đồng thời hoặc thực thi * xen kẽ của hai hoặc nhiều nhiệm vụ.

10.04.08 Đa xử lý

Chế độ hoạt động cung cấp cho việc xử lý song song bởi hai hoặc nhiều bộ xử lý của một bộ đa xử lý.

10.04.09

Mô phỏng (động từ)

Mô phỏng một hệ thống theo một hệ thống khác, chủ yếu là phần cứng, do đó, hệ thống mô phỏng phải chấp nhận cùng dữ liệu, thực thi cùng chương trình máy tính, và đạt được cùng kết quả với hệ thống được mô phỏng.

10.05 Quản lý lưu trữ (khái quát)

10.05.01

Danh mục

Thư mục các tệp tin và các thư viện, cùng với tham chiếu đến vị trí của chúng.

CHÚ THÍCH: Một danh mục có thể gồm các thông tin khác như là các kiểu thiết bị trong đó các tệp tin được lưu trữ, mật khẩu, và hệ số tạo khối, v..v

10.05.02

Tạo danh mục

Nhập thông tin về tệp tin hoặc thư viện vào một danh mục.

10.05.03

Việc tạo bộ đệm đơn

Kỹ thuật gán bộ nhớ đệm trong khoảng thời gian thực thi một chương trình máy tính

10.05.04

Việc tạo bộ đệm động

Việc định vị động của vùng lưu trữ đệm

10.05.05

Định vị (nguồn) động

Kỹ thuật định vị trong đó các nguồn được gán cho việc thực thi các chương trình máy tính được xác định bởi tiêu chí áp dụng cho nhu cầu hiện hành.

10.05.06

Tái định vị động

Quá trình gán các địa chỉ tuyệt đối cho một chương trình máy tính trong suốt quá trình thực thi để chương trình đó có thể được thực thi từ một vùng khác nhau của bộ nhớ chính.

10.05.07

Ra bộ nhớ trong

Để truyền các bộ dữ liệu, ví dụ như các tệp tin hoặc các chương trình máy tính với các kích cỡ khác nhau, từ bộ lưu trữ chính tới bộ lưu trữ phụ nhằm giải phóng bộ nhớ chính cho việc sử dụng khác.

10.05.08

Vào bộ nhớ trong

Để khôi phục các bộ dữ liệu của bộ lưu trữ chính mà bị ra khỏi bộ nhớ trong trước đó.

10.05.09

Hoán đổi

Quá tình đổi chỗ các nội dung của vùng lưu trữ chính với các nội dung của vùng lưu trữ phụ.

10.05.10

Bảo vệ

Cắt rời

Sự sắp xếp để hạn chế truy cập hoặc sử dụng toàn bộ, hoặc một phần chương trình máy tính

10.05.11

Bộ lưu trữ ảo

Bộ nhớ ảo

Không gian lưu trữ được xem như bộ lưu trữ chính có thể địa chỉ hóa bởi người sử dụng hệ thống máy tính trong đó các địa chỉ ảo được ánh xạ tới các địa chỉ thực.

CHÚ THÍCH: Kích cỡ của bộ lưu trữ ảo được giới hạn bởi lược đồ địa chỉ của hệ thống máy tính và bởi số lượng bộ lưu trữ hỗ trợ có sẵn, không giới hạn bởi một số vị trí lưu trữ thực.

10.05.12 Địa chỉ ảo

Địa chỉ của vị trí lưu trữ trong bộ lưu trữ ảo

10.05.13

Bộ lưu trữ thực

Bộ lưu trữ chính trong một hệ thống bộ lưu trữ ảo.

CHÚ THÍCH: Theo quy luật tự nhiên, bộ lưu trữ thực và bộ lưu trữ chính là giống nhau. Tuy nhiên, xét về mặt khái niệm, bộ lưu trữ thực chỉ biểu diễn các phần của địa chỉ có sẵn cho người sử dụng hệ thống lưu trữ ảo. Nói theo cách truyền thống, toàn bộ địa chỉ có sẵn cho người sử dụng được cung cấp bởi bộ lưu trữ chính.

10.05.14

Địa chỉ thực

Địa chỉ của bộ lưu trữ trong bộ lưu trữ thực

10.05.15

Bộ dịch địa chỉ

Khối chức năng biến đổi các địa chỉ ảo thành các địa chỉ thực

10.05.16

Trang nhớ (trong hệ lưu trữ ảo)

Khối có độ dài cố định mà có một địa chỉ ảo và được chuyển đổi như một khối đơn vị giữa bộ lưu trữ thực bộ lưu trữ ảo.

10.05.17

Khung trang

Trong bộ lưu trữ thực, một vị trí lưu trữ có kích cỡ của một trang nhớ.

10.05.18

Đánh số trang

Việc truyền các trang giữa bộ lưu trữ thực bộ

10.05.19

Kỹ thuật đánh số trang

Kỹ thuật định vị bộ lưu trữ thực trong đó bộ lưu trữ thực được chia thành các khung trang.

10.05.20

Đánh số trang theo yêu cầu

Việc truyền một trang nhớ từ bộ lưu trữ phụ sang bộ lưu trữ thực tại nhu cầu hiện hành.

10.05.21

Đánh số trang kỳ trước

Việc truyền một trang nhớ từ bộ lưu trữ phụ sang bộ lưu trữ thực trước khi có nhu cầu hiện hành.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi