Quyết định 49/2013/QĐ-UBND An Giang Quy chế bảo đảm an toàn thông tin số

thuộc tính Quyết định 49/2013/QĐ-UBND

Quyết định 49/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin số trên môi trường mạng trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2013/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hồ Việt Hiệp
Ngày ban hành:31/12/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

Số: 49/2013/-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

An Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN SỐ TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

--------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch Điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

Căn cứ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an Về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;

Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ thông tin cá nhân và các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 62/TTr-STTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013,

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bo đm an toàn tng tin s trong hot động ca cơ quan nhà nưc trên đa bàn tnh An Giang.

Điều 2. Quyết đnh này có hiu lực thi hành sau 10 ngày k t ngày .

Điều 3. Chánh Văn png y ban nhân dân tỉnh, Gm đốc Sở Thông tin và Truyn thông, Gm đc c S, Ban, Ngành, Ch tịch y ban nhân dân các huyn, th xã, thành ph có trách nhiệm thi hành Quyết đnh này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Việt Hiệp

 

 

 

 

QUY CHẾ

BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN SỐ TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 49/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về công tác bảo đảm an toàn thông tin số; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là CBCC-VC), các cơ quan Nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Tổ chức, cá nhân bên ngoài có liên quan khi tham gia sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, để giao tiếp, cung cấp và trao đổi thông tin số với cơ quan nhà nước;

3. Khuyến khích các cơ Đảng, Đoàn thể, Tổ chức Chính trị-xã hội áp dụng quy chế này trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng: theo khoản 4 Điều 2 Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy chế sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Bảo đảm an toàn thông tin số: Là đảm bảo tính tin cậy, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin số, trong đó:

a) Tính tin cậy: Đảm bảo thông tin chỉ có thể được truy cập bởi những người được cấp quyền sử dụng.

b) Tính toàn vẹn: Bảo vệ sự chính xác và đầy đủ của thông tin, thông tin không bị sửa đổi làm sai lệch nội dung.

c) Tính sẵn sàng: Thông tin cung cấp được tới đối tượng sử dụng có thẩm quyền đối với thông tin khi có nhu cầu.

3. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - electronic data interchange): theo khoản 15 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

4. Tài khoản người dùng (User Account): theo khoản 8 Điều 2 Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy chế sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

5. Mạng nội bộ (LAN - Local Area Networks): là mạng máy tính được thiết lập bằng cách kết nối các máy tính trong cùng một cơ quan, đơn vị cùng một trụ sở, nhằm chia sẻ tài nguyên, thiết bị dùng chung (như tập tin, máy in, máy quét...);

6. Mạng diện rộng (WAN) của tỉnh: là mạng máy tính được thiết lập bằng cách kết nối giữa Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh An Giang (Trung tâm Tin học - Sở Thông tin và Truyền thông) với các mạng LAN của các cơ quan, đơn vị thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

7. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước (MTSLCD): là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam xây dựng, vận hành;

8. Mạng Internet: là mạng máy tính toàn cầu, kết nối tới rất nhiều máy tính và mạng máy tính con trên toàn thế giới.

9. Hệ thống thông tin: theo khoản 20 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

10. Ứng cứu sự cố mạng và an toàn thông tin: Là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin trên hệ thống thông tin.

11. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

12. Cơ sở dữ liệu (database): là một hệ thống các thông tin có cấu trúc hoặc không cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp (băng từ, đĩa từ…) nhằm thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình, phần mềm ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau;

13. Phần mềm hệ thống: theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

14. Phần mềm ứng dụng: theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

15. Máy chủ (Server): là máy tính được kết nối với hệ thống mạng LAN, WAN hoặc mạng internet, có năng lực xử lý cao, trên đó cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập, yêu cầu cung cấp các dịch vụ hoặc cơ sở dữ liệu.

Điều 4. CBCC-VC chuyên trách CNTT

1. Phm cht và năng lực CBCC-VC chuyên trách CNTT:

a) Có phm cht tt, có tinh thn trách nhiệm, ý thức t chức k luật, ý thc cảnh gc gi gìn an toàn thông tin.

b) Đưc đào to trình đ cao đng tr lên chuyên ngành v Công ngh thông tin, Lý tin hoc Toán tin và c ngành tương đương ti c cơ s giáo dc thuc h thống giáo dc quc dân hoc tại các cơ s giáo dc hp pháp nưc ngoài.

2. CBCC-VC chuyên trách CNTT có năng lực đáp ng khon 1 Điu này và đưc phân công:

a) Trực tiếp thực hin nhiệm v chuyên môn công ngh thông tin, bao gm c công vic sau:

- Trực tiếp tham gia xây dng c ng dng công nghtng tin như: Cng/Trang tng tin đin tử, phn mm ứng dụng, cơ s d liu,;

- Trực tiếp tham gia vn hành, duy t và khc phc c s c h thng h tng k thut, phn mm ng dụng, cơ s d liệu (CSDL), Cổng/Trang tng tin đin t; vn hành h thống bo đm an toàn, an ninh thông tin, ;

b) Không trực tiếp thực hin nhim v theo điểm a khon 2 Điu này, nhưng trực tiếp tham gia qun lý nhà nưc v ng dụng và phát trin công ngh tng tin ti c cơ quan, đơn v chuyên trách v công ngh tng tin.

Điều 5. Nguyên tắc chung về bảo đảm an toàn thông tin số

1. Các cơ quan, t chc, cá nhân và CBCC-VC chu trách nhiệm tc pháp lut v ni dung thông tin đã chuyn đi trên mng ni b (LAN), mng truyn s liu chuyên dùng ca c cơ quan Đng và Nhà nưc (mng WAN) và mng Internet.

2. Bảo đm an toàn h thống tng tin trong hot đng ca cơ quan nhà nưc;

3. Tuân th các nguyên tắc, các tiêu chun, quy chun k thut v bo mật, an toàn tng tin số;

4. Kết hp nhiu bin pháp bo đm an toàn thông tin s, nhm phát hin và ngăn chn kịp thi các nguy cơ mt an toàn, an ninh thông tin;

5. Khi xy ra s c v an toàn thông tin trong hot động ca cơ quan nhà nưc trên đa bàn tnh, cần tiến hành các bin pháp khc phc nhanh chóng, hn chế thiệt hi ti đơn v, đng thi lp biên bn báo o theo mu Ph lc I, gửi về Sở Thông tin và Truyn thông.

Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm

1. Lưu trữ, dự thảo trên máy tính kết có nối mạng (Internet, Intranet, WAN, LAN) văn bản, tin, tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc những thông tin, tài liệu mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định;

2. Các hành vi phá hoại, sử dụng các phương tiện kỹ thuật gây nguy hại cho hệ thống thông tin, làm rối loạn, tê liệt một phần hoặc toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước;

3. Truy cập, khai thác, sử dụng, phát tán, thay đổi, phá hủy các thông tin số thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác khi chưa được phép của chủ sở hữu;

4. Tạo ra, cài đặt, phát tán vi rút máy tính vào máy tính, mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước;

5. Truy cập vào các trang thông tin điện tử trên Internet bị cấm truy cập như: hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ... và các trang thông tin điện tử khác trên Internet bị cấm truy cập;

6. Xóa bỏ, làm mất tác dụng của các phần mềm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin số được cài đặt trên thiết bị số; tự ý thay đổi các tham số cài đặt của thiết bị số;

7. Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;

8. Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin của tổ chức và cá nhân khác trên môi trường mạng;

9. Tổ chức, cá nhân, CBCC-VC che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước;

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về an ninh thông tin số để gây cản trở hoạt động hợp pháp của các chủ thể tham gia hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tham gia dịch vụ hành chính công trên Internet; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân;

11. Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin; các hành vi khác do các cơ quan quản lý nhà nước quy định nội bộ và pháp luật cấm.

 

Chương II

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN SỐ

 

Điều 7. Các giải pháp vận hành bảo đảm an toàn thông tin số

1. Công tác bảo đảm an toàn thông tin số

a) Đối với các cơ quan nhà nước:

- Trang bị đầy đủ các kiến thức bảo mật cơ bản cho CBCC-VC trước khi cho phép truy nhập và sử dụng hệ thống thông tin;

- Phân công CBCC-VC chuyên trách CNTT, để quản lý kỹ thuật nghiệp vụ về an toàn thông tin tại đơn vị;

- Thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện CBCC-VC chuyên trách CNTT học tập, tiếp thu công nghệ, kiến thức an toàn thông tin;

- Các cá nhân đã chấm dứt hợp đồng, thôi việc, chuyển công tác, … tiến hành hủy các quyền truy cập hệ thống thông tin; thu hồi hoặc hủy các tài sản liên quan tới hệ thống thông tin nếu có (khóa, thẻ nhận dạng,…); đảm bảo việc chuyển đầy đủ quyền truy cập thông tin, dữ liệu số từ các tài khoản cá nhân nêu trên, đến cá nhân khác được giao nhiệm vụ thay thế;

- Hàng năm, xác định các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin hệ thống (mở rộng, nâng cấp trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT, ...), để đề xuất kinh phí đến cơ quan có thẩm quyền hoặc phân bổ kinh phí duy trì hoạt động hệ thống thông tin hiệu quả.

b) Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin do ngân sách nhà nước bảo đảm, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Các giải pháp cơ bản đảm bảo trong vận hành an toàn hệ thống:

a) Hệ thống bảo vệ máy chủ đảm bảo chống sét, hệ thống làm mát,…; đảm bảo cung cấp nguồn điện hoạt động liên tục và ổn định.

b) Quản lý các tài khoản của hệ thống thông tin, tài khoản người dùng bao gồm: Tạo mới, sửa đổi, hủy các tài khoản. Thường xuyên kiểm tra các tài khoản của hệ thống thông tin; triển khai các công cụ để hỗ trợ việc quản lý các tài khoản của hệ thống thông tin;

c) Hệ thống thông tin giới hạn tối đa 03 (ba) lần đăng nhập liên tiếp sai tài khoản người dùng, hệ thống tự động khóa tài khoản hoặc cô lập tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định, để được đăng nhập hệ thống thông tin lần kế tiếp;

d) Kiểm soát và theo dõi tất cả các phương pháp truy cập từ xa tới hệ thống thông tin, triển khai nhiều cơ chế giám sát, cam kết từ các truy cập từ xa; phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu;

đ) Giám sát, kiểm tra truy cập không dây, sử dụng chứng thực, mã hóa để bảo vệ truy cập không dây tới hệ thống thông tin;

e) Thiết lập hệ thống thông tin ghi nhận và lưu vết các sự kiện: Quá trình đăng nhập hệ thống, các thao tác cấu hình hệ thống, quá trình truy xuất hệ thống,...Ghi nhận đầy đủ các thông tin trong các bản ghi nhật ký, thời gian lưu trữ các bản ghi nhật ký hệ thống tối thiểu 01 năm;

g) Cập nhật và lưu trữ cấu hình chuẩn các thành phần của hệ thống, trước khi tiến hành cài đặt, thiết lập cấu hình lại hệ thống thông tin, đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống thông tin; Kiểm soát quá trình cài đặt trên máy chủ;

h) Cấu hình hệ thống thông tin cung cấp những chức năng cơ bản cho người dùng; thiết lập các chế độ phân quyền truy cập theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị;

i) Định kỳ sao lưu (backup) thông tin, dữ liệu của đơn vị và lưu trữ thông tin sao lưu ở nơi an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra thông tin, dữ liệu sao lưu để đảm bảo tính sẵn sàng và toàn vẹn;

k) Triển khai cơ chế phòng, chống vi rút máy tính, các sự cố do tấn công mạng, như: cài đặt tường lửa (firewall), phần mềm diệt vi rút máy tính,....

l) Sử dụng mật khẩu: đặt cho tài khoản sử dụng ở dạng phức tạp (bao gồm chữ hoa, chữ thường trong bảng chữ cái, số hoặc các ký tự đặc biệt), độ dài tối thiểu 8 ký tự. Không tiết lộ, chia sẻ mật khẩu cho người khác, khi kết thúc công việc hoặc chuyển giao máy tính cho người khác sử dụng phải thoát khỏi tài khoản người dùng.

Điều 8. Xây dựng quy chế bảo đảm an toàn thông tin nội bộ

Trên cơ sở quy chế này và hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương, từng CQNN, ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin nội bộ, quy định rõ các vấn đề cơ bản sau:

1. Phân công cụ thể CBCC-VC chuyên trách CNTT, số điện thoại liên hệ khi có sự cố về an toàn thông tin;

2. Phân công CBCC-VC chịu trách nhiệm quản lý máy tính để dự thảo các văn bản, tài liệu có tính mật; việc sử dụng và vận hành máy tính này, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và an toàn thông tin;

3. Thiết lập quy tắc vào ra, quản lý phòng máy chủ; quy tắc cài đặt phần mềm lên máy chủ, máy tính trạm;

4. Quy tắc phân loại và quản lý mức độ ưu tiên đối với các tài nguyên của hệ thống thông tin (phần mềm, dữ liệu, trang thiết bị…);

5. Kiểm tra, rà soát và khắc phục sự cố an toàn an ninh của hệ thống thông tin sử dụng các biện pháp trong Điều 7 của Quy chế này;

6. Quy tắc quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin tại đơn vị; đảm bảo tính toàn vẹn, tính tin cậy, tính thống nhất và tính sẵn sàng của dữ liệu trong quản lý và vận hành trao đổi thông tin.

7. Quy trình xử lý các sự cố ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hệ thống tại đơn vị;

8. Chế độ báo cáo tổng hợp tình hình an toàn, an ninh của hệ thống thông tin.

Điều 9. Quy trình phối hợp ứng cứu sự cố mạng bảo đảm an toàn thông tin số trên địa bàn tỉnh

1. Quy trình xử lý khẩn cấp

Khi phát hiện hệ thống có nguy cơ mất an toàn như: hệ thống hoạt động chậm bất thường, không truy cập được hệ thống ứng dụng, nội dung cổng/trang thông tin điện tử hoặc giao diện ứng dụng bị thay đổi, thực hiện các bước cơ bản:

a) Bước 1: Ngắt kết nối máy chủ ra khỏi hệ thống mạng, báo cáo sự cố đến Thủ trưởng đơn vị, thông báo đến Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông để hỗ trợ khắc phục;

b) Bước 2: Sao chép nhật ký truy cập của người dùng (logfile) và toàn bộ dữ liệu của hệ thống ra thiết bị lưu trữ (phục vụ cho công tác phân tích);

c) Bước 3: Khôi phục lại hệ thống, hoặc sử dụng hệ thống dự phòng và chuyển dữ liệu sao lưu dự phòng (backup) mới nhất để hệ thống hoạt động;

2. Nguyên tắc phối hợp trong ứng cứu sự cố

a) Các đơn vị thực hiện khắc phục các bước ban đầu theo quy chế bảo đảm an toàn thông tin nội bộ.

b) Các sự cố vượt quá khả năng xử lý của đơn vị, lập biên bản ghi nhận và thông báo đến Sở Thông tin và Truyền thông qua thư điện tử (email) sotttt@angiang.gov.vn và ttth@angiang.gov.vn; tùy theo thời điểm và cán bộ phụ trách, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ có thông báo số điện thoại để thông báo sự cố; Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để khắc phục sự cố;

c) Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam, để được hỗ trợ khắc phục các sự cố vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN SỐ

 

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bên ngoài khi tham gia sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, để giao tiếp, cung cấp và trao đổi thông tin số với cơ quan nhà nước

1. Nghm chnh thi hành quy chế này và c quy đnh khác ca pháp lut v bo đm an toàn thông tin s.

2. Khi phát hin s c nh hưng đến an toàn, an ninh h thng tng tin, phi tng báo ngay vi cơ quan Nhà nưc, nơi t chc, nhân đang thực hin giao tiếp.

Điều 11. Trách nhiệm của CBCC-VC trong cơ quan nhà nước

1. Nghiêm chỉnh thi hành quy chế này và các quy định khác của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

2. Khi phát hiện sự cố ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hệ thống thông tin, phải thông báo ngay với đến CBCC-VC chuyên trách CNTT của đơn vị.

3. Các thông tin, tài liệu, văn bản có tính mật theo quy định, phải dự thảo, lưu trữ đúng theo quy định về bảo bảo mật và an toàn thông tin.

4. CBCC-VC chuyên trách CNTT:

a) Triển khai hoặc tham mưu để triển khai thực hiện các nội dung tại Khoản 2 Điều 7 và Điều 9 Quy chế này;

b) Theo nhiệm vụ được Thủ trưởng đơn vị phân công, chịu trách nhiệm tham mưu chuyên môn và vận hành đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của đơn vị;

c) Hướng dẫn, hỗ trợ người dùng tại đơn vị giải pháp phòng, chống vi rút máy tính. Thực hiện việc đánh giá, báo cáo các rủi ro và mức độ các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống thông tin của đơn vị, các giải pháp cơ bản khắc phục các rủi ro;

d) Phối hợp với các các nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn xâm phạm an toàn, an ninh thông tin; tham gia khắc phục các sự cố mất an toàn, an ninh thông tin.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh

1. Cơ quan nhà nước có bị sự cố về an toàn thông tin, thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP.

2. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10 hàng năm) đến Sở Thông tin và Truyền thông, theo mẫu hướng dẫn từ Sở Thông tin và Truyền thông, làm cơ sở để Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Tuân thủ và bảo đảm an toàn thông tin trong ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Tuyên truyền, phổ biến quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về an toàn thông tin trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Tham mưu UBND tỉnh về công tác bảo đảm an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin cấp tỉnh.

2. Xây dựng và triển khai các Kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, đào tạo về an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

3. Tùy theo mức độ sự cố, phối hợp Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các đơn vị có liên quan hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; Cảnh báo các vấn đề về an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

4. Quản lý vận hành, hướng dẫn kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và nhà nước trên địa bàn tỉnh;

5. Hướng dẫn, hỗ trợ sao lưu dự phòng các thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước một cách an toàn.

6. Hướng dẫn, giám sát các đơn vị xây dựng quy chế và thực hiện việc đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin theo quy định; Hướng dẫn các cơ quan về khung báo cáo; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác an toàn thông tin số trên địa bàn tỉnh.

7. Tuyên truyền và định hướng tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền đến các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh về công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện các dự án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

 

Chương IV

CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM AN TOÀN THÔNG TIN SỐ

 

Điều 16. Thanh tra, kiểm tra

1. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực an toàn thông tin.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh phối hợp thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra, thanh tra về an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Điều 17. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Nhà nước, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Thông tin và Truyn tng chtrì, phi hp vi c S, Ban ngành, UBND c huyn, th xã, thành ph và các đơn v có liên quan trin khai thực hin Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hin nếu có phát sinh khó khăn, vưng mc cần sửa đi, b sung c cơ quan, đơn v kp thi báo cáo v Sở Thông tin và Truyn thông tổng hp trình UBND tỉnh xem xét, quyết đnh./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU BIÊN BẢN SỰ CỐ AN TOÀN THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 49/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Đơn vị:
…………………………........
…………………………………
…………………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., Ngày… tháng… m…….

 

· Họ và tên *......................................................................................................

· Cơ quan *........................................................................................................

· Email * ...........................................................................................................

· Điện thoi * ....................................................................................................

1. Thông tin v s c:

· Mô t sơ b v s c *....................................................................................

.........................................................................................................................

........................................................................................................................

· Hình thức phát hin * (đánh du nhng cách thc được s dụng đ phát hin sc)

¨ Qua hệ thống IDS                  ¨ Kiểm tra Log File                   ¨ Quản trị hệ thống

¨ Khác, đó là ..............................................................................................

· Thi gian xy ra s c *: / /……// (ngày/tháng/m/gi/pt)

(Ngày, tng đin đ 02 ch s, m đin đ 04 ch s ,gi, phút đin đ 02 chs theo h 24 gi).

· Thi gian thực hin báo cáo s c *:/ /…/(ngày/tháng/năm/giờ/pt)

· c đa ch IP (IP ni b (LAN) pt hin hoc b phát hin s c) (nếu có)

2. Thông tin về hệ thống xảy ra sự cố:

· Hệ điều hành * .......................................Version *…………………………

· c dch v có trên h thống (đánh du nhng dịch v được s dng tn hthống)

¨ Web server

¨ Mail server

¨ Database server

¨ FTP server

¨ Proxy server

¨ Application server

¨ Dịch vụ khác, đó là .................................................................................

· Các đa ch IP ca h thống (*)

(Ch liệt kê các đa ch IP được s dụng tn Internet, WAN; không cn lit kê các đa ch IP nội b)

........................................................................................................................

........................................................................................................................

· Các tên miền ca h thống (*)

........................................................................................................................

........................................................................................................................

· Mc đích chính s dụng h thng (*) ............................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Chú ý:

- Phải đin đy đ thông tin trong nhng mc đánh du *

- Ký và ghi đy đ h tên, chc v (nếu có) vào cui bn o cáo.

 

 

Ngưi /Đơn v lp biên bn
(Ký và ghi đ h tên)



 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất