Quyết định 4420/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 4420/QĐ-UBND

Quyết định 4420/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4420/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Mạnh Hà
Ngày ban hành:17/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------
Số: 4420/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 08 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
---------------------------------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Căn cứ Chương trình hành động số 27/CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 27/CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;
Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 16/TTr-STTTT ngày 22 tháng 7 năm 2013 về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 5196/SKHĐT-TT ngày 26 tháng 6 năm 2013,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025; trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Mạnh Hà
 
  
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17 tháng 08 năm 2013
 của Ủy ban nhân dân thành phố)
 
 
A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và là nội dung bắt buộc trong quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng công trình giao thông, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Trong những năm qua Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát triển nhanh chóng về hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng phục vụ phát triển thông tin liên lạc, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Theo sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2012, số thuê bao điện thoại di động cả nước tăng từ 45,02 triệu năm 2007 lên 127,3 triệu vào năm 2011, thuê bao điện thoại di động trên 100 dân tăng từ 52,86% năm 2007 lên 144,19% vào năm 2011. Số người sử dụng internet tăng từ 17,72 triệu năm 2007 lên 30,55 triệu vào năm 2011. Số người sử dụng internet trên 100 dân tăng từ 21,05% năm 2007 lên 35,07% vào năm 2011.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có quy mô dân số lớn nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh bình quân gấp 1,5 lần so với cả nước. Ngành công nghệ thông tin, viễn thông trong thời gian phát triển với tốc độ rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên việc phát triển nhanh đã dẫn tới những bất cập trong quản lý, phát triển mạng lưới: phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng ngoại vi dùng riêng; hệ thống đài/trạm BTS không được quy hoạch, hệ thống cáp treo chằng chịt gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới.
- Vì vậy, việc định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải được nghiên cứu, triển khai ngay từ thời điểm này mang tính cấp thiết. Điều này, đòi hỏi Thành phố phải khẩn trương xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn đến năm 2025 nhằm thống nhất quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông đồng bộ giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành trên địa bàn.
B. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2020;
- Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của luật viễn thông;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng;
- Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020;
- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Chỉ thị 422/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Quyết định 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;
- Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển;
- Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
- Chỉ thị 31/2011/CT-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
- Chương trình hành động số 27/CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 27/CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu liên quan và dự báo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh/thành phố lân cận.
C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Lập hệ thống tiêu chí xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
D. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Giới hạn tài liệu nghiên cứu
- Hệ thống văn bản quy phạm phát luật; quy hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các tỉnh/thành phố lân cận; quy hoạch các ngành, lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát có liêu quan đến phát triển ngành thông tin và truyền thông từ năm 2007 - 2012.
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Quy hoạch công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
- Quy hoạch các công trình cột anten thu, phát sóng vô tuyến điện (phát thanh, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu...).
- Quy hoạch hạ tầng cột treo, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy hoạch phát triển ngành, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bao gồm: quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, mạng lưới điện, khu du lịch, khu vực cần bảo tồn kiến trúc… và đề án phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông. Dựa trên việc nghiên cứu các quy hoạch này, dự án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động sẽ có những phương án quy hoạch phù hợp, khoa học và khả thi cao.
2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường
- Tổ chức điều tra, khảo sát thực địa thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2012.
- Điều tra, khảo sát thực địa hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, viễn thông, giao thông... để định hướng cải tạo, sắp xếp và bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trong thời gian đến năm 2025.
3. Phương pháp chuyên gia
- Tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
- Làm việc với các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, FPT, Vinaphone Khu vực 2, Mobifone khu vực 2…
4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
 Lấy ý kiến của các tổ chức, hộ gia đình về bố trí hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
F. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 
Phần I
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
 
I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
a) Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2011 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
b) Dự báo phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
2. Đánh giá tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
a) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển ngành viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hiện trạng phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2007 - 2012
- Định hướng phát triển ngành viễn thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
b) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Hiện trạng phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2011
- Định hướng phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
c) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển giao thông thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Hiện trạng phát triển giao thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2011
- Định hướng phát triển giao thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
d) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển ngành điện thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Hiện trạng phát triển mạng lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2011
- Định hướng phát triển mạng lưới điện thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
e) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2011
- Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
1. Hiện trạng phát triển và phân bố các công trình viễn thông quan trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
2. Hiện trạng phát triển và phân bố điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
3. Hiện trạng phát triển và phân bố cột anten thu, phát sóng vô tuyến điện
4. Hiện trạng phát triển và phân bố hạ tầng cột treo, hầm, hào, cống, bể, ống cáp viễn thông
 
Phần II
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
 
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Vị trí, vai trò của các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng
2. Vị trí, vai trò của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
3. Vị trí, vai trò của các cột ăng ten thu, phát sóng vô tuyến điện
4. Vị trí, vai trò của hạ tầng cột treo, hầm, hào, cống, bể, ống cáp viễn thông.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm cho việc phát triển, khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh;
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu phát triển ngành viễn thông góp phần đưa ngành viễn thông thành phố Hồ Chí Minh trở thành cơ sở hạ tầng của các ngành kinh tế; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông trong quy hoạch xây dựng công trình giao thông, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu xác định các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Mục tiêu phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Mục tiêu phát triển các công trình cột anten thu, phát sóng vô tuyến điện
- Mục tiêu phát triển hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
2. Quan điểm phát triển
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông giữa các doanh nghiệp, đảm bảo mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.
Huy động nguồn lực các thành phần kinh tế vào phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia.
III. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
1. Phương án phát triển các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng
a) Mục đích
b) Yêu cầu
c) Nội dung quy hoạch
- Tên và loại công trình
- Đơn vị quản lý, khai thác
- Định hướng phát triển, xây dựng hạ tầng
- Nhu cầu sử dụng đất và phương án sử dụng đất
2. Phương án phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
a) Mục đích
b) Yêu cầu
c) Nội dung quy hoạch
- Định hướng phát triển, Chính sách của thành phố
- Địa điểm xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Loại điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Quy mô: diện tích sử dụng, quy mô xây dựng, số lượng
3. Phương án phát triển công trình cột anten thu phát sóng vô tuyến điện
a) Mục đích
b) Yêu cầu
c) Nội dung quy hoạch
- Định hướng phát triển, chính sách của thành phố
- Định hướng khu vực, tuyến đường chỉ được lắp đặt cột anten không cồng kềnh; cột anten không cồng kềnh và phù hợp cảnh quan; các loại anten khác
- Xây dựng tiêu chí triển khai sắp xếp, cải tạo hiện trạng cột anten thu phát sóng vô tuyến điện (trạm BTS)
- Xây dựng tiêu chí phát triển mới cột anten thu phát sóng vô tuyến điện
4. Phương án phát triển hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
a) Mục đích
b) Yêu cầu
c) Nội dung quy hoạch
- Định hướng phát triển, chính sách của thành phố
- Tên các khu vực, tuyến đường phải quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm để lắp đặt cáp viễn thông
- Thời gian ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông
 
Phần III
XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
 
I. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền
2. Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường
3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
5. Giải pháp về sử dụng đất
6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
7. Giải pháp về tổ chức thực hiện
II. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
1. Danh mục, công trình đầu tư các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng
2. Danh mục, công trình đầu tư các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
3. Danh mục, công trình đầu tư các cột ăng ten thu phát sóng vô tuyến điện
4. Danh mục, công trình đầu tư hạ tầng cột treo, cống, bể, ống cáp viễn thông./.
 
                                                                                                  ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất