Quyết định 19/2021/QĐ-UBND Hòa Bình Quy định quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 19/2021/QĐ-UBND

Quyết định 19/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa BìnhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:19/2021/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành:02/07/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

tải Quyết định 19/2021/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 19/2021/QĐ-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 19/2021/QĐ-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

Số: 19/2021/QĐ-UBND

Hoà Bình, ngày 02 tháng 7 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

____________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 giữa Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 giữa Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 75/TTr-STTTT ngày 30/6/2021.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- HĐND tỉnh; các Ban của HĐND tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chánh, Phó Chánh VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

______________________________

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật, kế hoạch, sắp xếp, chỉnh trang, hạ ngầm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý, thiết lập, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan nhà nước gồm: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là đơn vị) tham gia hoạt động quản lý, thiết lập, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mạng cáp treo viễn thông là hệ thống bao gồm cáp treo viễn thông, cột treo cáp viễn thông và các cấu trúc giá đỡ khác.

2. Cáp ngầm là cáp viễn thông được chế tạo để chôn trực tiếp trong đất hoặc đi trong hạ tầng kỹ thuật ngầm.

3. Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.

4. Măng sông cáp là phụ kiện dùng để nối liền cáp, bảo đảm kín nước. Măng sông cáp có nhiều hình dạng khác nhau, có hai hoặc nhiều đầu nối.

5. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp các thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và các công trình viễn thông.

6. Công trình cáp viễn thông là các công trình sử dụng cáp viễn thông (cáp đồng, cáp quang,...) đi treo, đi ngầm (chôn trực tiếp hoặc đi trong hạ tầng kỹ thuật ngầm).

7. Hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông là hệ thống bao gồm cột treo cáp và hạ tầng kỹ thuật ngầm.

8. Hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm cống cáp, bể cáp, hào và tuy nen kỹ thuật) là công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt đất để lắp đặt cáp.

9. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là các công trình xây dựng để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống bao gồm: Cột ăng ten; cột treo cáp; cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; đường hầm bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.

10. Chủ sở hữu cột treo cáp là đơn vị sở hữu hoặc được giao quản lý, khai thác, sử dụng cột treo cáp trên địa bàn tỉnh.

11. Chủ sở hữu cáp treo viễn thông là đơn vị sở hữu hoặc được giao quản lý, khai thác, sử dụng cáp viễn thông treo trên hệ thống cột treo cáp.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý cáp ngoại vi viễn thông

1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan; đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

2. Việc quản lý cáp viễn thông phải phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị. Bất kỳ một bộ phận nào của công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông bị hư hỏng, không còn sử dụng hoặc ngưng sử dụng phải phối hợp với các bên liên quan tiến hành tháo dỡ và thu hồi; cáp viễn thông phải được sắp xếp, chỉnh trang làm gọn.

3. Khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông. Từng bước xây dựng lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông tại các khu vực đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu di tích lịch sử nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường và mỹ quan đô thị.

4. Khi phát triển mạng lưới viễn thông tại các tuyến đường mới trong khu đô thị, khu dân cư mới phải thực hiện xây dựng ngầm 100% mạng cáp, đồng thời tuân thủ nguyên tắc an toàn đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo mỹ quan đô thị.

Chương II

YÊU CẦU KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

Điều 5. Điều kiện lắp đặt đối với cáp treo

Cáp viễn thông đi treo phải thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông QCVN 33:2019/BTTTT (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn QCVN 33:2019/BTTTT) ban hành theo Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp và cáp trong đường hầm

1. Cáp viễn thông trong cống bể, cáp chôn trực tiếp và cáp trong đường hầm phải được lắp đặt tuân thủ yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Quy chuẩn QCVN 33:2019/BTTTT.

2. Không được đi cáp viễn thông ngầm trong lòng mương, cống thoát nước. Trong quá trình thi công không được làm ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng và cây xanh hiện có. Nếu để xảy ra sai sót phải có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan tiến hành khắc phục sự cố.

Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ cáp, hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu

Tủ cáp, hộp cáp phải được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn QCVN 33: 2019/BTTTT.

Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp thuê bao

Cáp thuê bao (treo hoặc ngầm) phải được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn QCVN 33: 2019/BTTTT.

Chương III

KẾ HOẠCH LẮP ĐẶT CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

Điều 9. Xây dựng kế hoạch lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông

1. Các đơn vị viễn thông, đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông hàng quý, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý, theo dõi theo quy định.

2. Thời gian gửi kế hoạch lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông trước ngày 15 của tháng liền kề trước quý.

3. Nội dung kế hoạch bao gồm: Tên tuyến cáp, loại cáp, điểm đầu, điểm cuối, dự kiến thời gian lắp đặt.

4. Trước khi lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông 7 ngày làm việc, đơn vị gửi thông báo về bản vẽ thiết kế tổng thể và chi tiết về tuyến cáp viễn thông đến Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện có tuyến cáp đi qua để theo dõi và quản lý.

Điều 10. Kiểm tra, giám sát việc lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông

1. Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc lắp đặt cáp viễn thông tại các quốc lộ, tỉnh lộ.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp, Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp kiểm tra việc lắp đặt cáp viễn thông tại các khu công nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra việc lắp đặt cáp viễn thông tại các khu vực còn lại.

Chương IV

SẮP XẾP, CHỈNH TRANG VÀ HẠ NGẦM CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

Điều 11. Nội dung sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông treo hiện có

1. Rà soát, thống kê hiện trạng cáp viễn thông hiện có.

2. Thay thế nhiều cáp thuê bao bằng cáp có dung lượng lớn.

3. Gia cố, chỉnh sửa, thay thế cột, tủ cáp, hộp cáp kém chất lượng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan đô thị.

4. Kéo căng, bó gọn cáp treo viễn thông; tháo dỡ và thu hồi cáp thừa không còn sử dụng vẫn treo trên hệ thống cột.

5. Treo thẻ sở hữu cáp và thẻ báo độ cao cáp.

6. Ngầm hóa cáp treo viễn thông hiện có.

Điều 12. Triển khai sắp xếp, chỉnh trang cáp treo viễn thông hiện có

1. Việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông thực hiện đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Quy chuẩn QCVN 33:2019/BTTTT) và các quy định hiện hành.

2. Căn cứ theo Kế hoạch chỉnh trang sắp xếp cáp viễn thông đã được UBND tỉnh phê duyệt, các đơn vị sở hữu cột treo cáp và chủ sở hữu cáp viễn thông có trách nhiệm tổ chức triển khai theo Kế hoạch.

3. Cáp viễn thông và các thành phần liên quan công trình cáp viễn thông không sử dụng, không xác định được chủ sở hữu, xây dựng sai quy định hoặc không được triển khai sắp xếp, chỉnh trang và hạ ngầm đúng thời gian sẽ bị thu hồi và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Điều 13. Triển khai hạ ngầm cáp viễn thông hiện có

1. Các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp và đơn vị sở hữu cáp viễn thông rà soát, xây dựng phương án hạ ngầm cáp viễn thông treo (cả cáp thuê bao) trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì lựa chọn phương án hạ ngầm cáp viễn thông cho từng tuyến đường, lấy ý kiến của Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện về xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi ngầm để hạ ngầm cáp viễn thông hiện có.

3. Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hạ tầng kỹ thuật đi ngầm hoàn thành, tất cả cáp viễn thông phải được ngầm hóa.

Điều 14. Quy định quản lý cáp viễn thông sau khi chỉnh trang, sắp xếp, làm gọn cáp viễn thông đi treo

1. Đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp trên các tuyến đường đã được thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo có trách nhiệm:

a) Thường xuyên kiểm tra, rà soát các đơn vị treo cáp không đúng quy định trên các tuyến đường đã thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo.

b) Chủ động thông báo và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý các đơn vị treo cáp vi phạm quy chuẩn kỹ thuật.

2. Đối với các trường hợp treo cáp viễn thông ngoài bó cáp hoặc ngoài vòng treo trên các tuyến đường đã thực hiện chỉnh trang, làm gọn, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thông báo và yêu cầu đơn vị sở hữu cáp viễn thông và đơn vị liên quan cắt bỏ, tiêu hủy số cáp nói trên. Chủ sở hữu cáp viễn thông tự bỏ kinh phí và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thu hồi cáp đã bị cắt bỏ và khắc phục hệ thống thông tin liên lạc của đơn vị mình.

Điều 15. Xử lý công trình cáp viễn thông hư hỏng

1. Khi cáp viễn thông đứt hoặc tủ cáp, hộp cáp, cống, bể, cột bị hư hỏng, chủ sở hữu phải có mặt kịp thời để phối hợp xử lý tạm thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông và thông tin liên lạc.

2. Khi cáp viễn thông đi treo qua đường bị đứt, hoặc gãy cột, chủ sở hữu cáp, cột có trách nhiệm trồng cột mới (nếu cột bị gãy) hoặc kéo dây gia cường để treo tạm không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường. Trong vòng 2 (hai) ngày khi có sự cố, chủ sở hữu cáp phối hợp với đơn vị quản lý cột có phương án và triển khai chỉnh trang gọn cáp viễn thông.

3. Đối với các trường hợp di dời công trình dùng chung cáp viễn thông (cột cống bể), đơn vị sở hữu công trình dùng chung cáp viễn thông có trách nhiệm thông báo đến các đơn vị sử dụng chung trước thời gian di dời ít nhất 10 ngày. Đơn vị sở hữu công trình dùng chung có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý cáp viễn thông trong trường hợp đơn vị sử dụng chung không phối hợp di dời đồng bộ.

4. Các đơn vị quản lý, sở hữu cột treo cáp và các đơn vị sử dụng cột treo cáp phải thiết lập đường dây nóng (số điện thoại liên hệ), thường trực 24/24h và báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông. Khi có sự cố cũng như các tình huống khẩn cấp, các bên phải phối hợp khắc phục, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường.

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống cống, bể để ngầm hóa mạng cáp treo trên nguyên tắc đàm phán cùng có lợi. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đủ năng lực tham gia xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đi cáp viễn thông để sử dụng chung theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức hiệp thương giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hoặc hướng dẫn khung giá sử dụng chung các hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông và cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông.

c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, cấp phép công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác công trình mạng cáp và hạ tầng kỹ thuật mạng cáp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Sở Giao thông vận tải

a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc rà soát, đối chiếu với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ .

b) Trước khi triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông phải thông báo cho các tổ chức, đơn vị có cơ sở hạ tầng viễn thông nằm trong phạm vi cải tạo, nâng cấp biết và phối hợp di dời.

c) Khi triển khai các dự án xây mới hoặc cải tạo tuyến đường giao thông phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công thương để kết hợp việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đồng bộ .

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp phép thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp theo phạm vi quản lý; đồng thời quản lý sau cấp phép .

e) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông vi phạm an toàn giao thông theo quy định.

3. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông, công trình cáp viễn thông chôn trực tiếp theo phạm vi quản lý, đồng thời quản lý sau cấp phép.

b) Quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại đảm bảo các yêu cầu quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật viễn thông theo quy định. Khi lập quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông như đường cống, bể, hào, hầm, tuynel kỹ thuật, cột treo cáp.

c) Khi triển khai các dự án xây mới, cải tạo các khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công thương để triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đồng bộ.

d) Thực hiện quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong đó có cáp viễn thông theo quy định về quản lý sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật.

e) Chỉ đạo các đơn vị quản lý cùng với các đơn vị thuê hạ tầng treo cáp triển khai sắp xếp, chỉnh trang các tuyến cáp viễn thông treo hiện có trên hệ thống cột điện đúng các yêu cầu kỹ thuật.

4. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố; các đơn vị quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn điện trong quá trình thi công, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan trong việc tổ chức hiệp thương giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung. Trỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc hướng dẫn khung giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

6. Ban Quản lý các khu công nghiệp

a) Quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng các khu công nghiệp, khi lập quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cáp viễn thông như đường cống, bể, hào, hầm, tuynel kỹ thuật, cột treo cáp.

b) Thực hiện quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong đó có cáp viễn thông theo quy định về quản lý sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp.

c) Chỉ đạo các đơn vị quản lý cùng với các đơn vị thuê hạ tầng treo cáp triển khai sắp xếp, chỉnh trang các tuyến cáp viễn thông treo hiện có trong các khu công nghiệp theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.

7. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chủ trì và phối hợp kiểm tra, giám sát việc lắp đặt cáp viễn thông trên địa bàn theo phân cấp.

b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp cáp viễn thông gây mất an toàn, mỹ quan đô thị. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm đối với việc lắp đặt cáp viễn thông vi phạm các quy định trên địa bàn.

c) Hàng năm xây dựng và phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông trên các tuyến đường thuộc quyền quản lý.

8. Các cơ quan nhà nước có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ về nội dung quản lý cáp viễn thông có trách nhiệm vụ triển khai theo quy định này.

Điều 17. Các đơn vị quản lý hệ thống cột để lắp đặt cáp viễn thông

1. Quản lý, bảo trì hệ thống cột, có kế hoạch duy tu hệ thống cột, cải tạo và lắp đặt xà đỡ để đỡ các cáp viễn thông đi treo; thống kê các cột không đảm bảo an toàn và thông báo cho các đơn vị sở hữu cáp viễn thông đi treo phối hợp xử lý; có biện pháp di chuyển, bổ sung cột cho phù hợp và đảm bảo an toàn; thay thế cột cũ không đủ khả năng chịu lực, không đảm bảo mỹ quan.

2. Lập hồ sơ quản lý các tuyến cột điện có treo cáp viễn thông gồm các nội dung: Đơn vị thuê cột; chủng loại và số lượng từng loại cáp treo trên cột; điểm đầu - điểm cuối của tuyến đường đã thỏa thuận; số và ngày ký hợp đồng thuê cột.

3. Phối hợp với đơn vị có cáp viễn thông đi treo trên cột để cải tạo, sắp xếp các cáp viễn thông theo kế hoạch. Tổ chức kiểm tra, phát hiện sự cố cột, các tình huống khẩn cấp, có biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn.

4. Thông báo, phối hợp với các cơ quan liên quan tháo dỡ cáp viễn thông không xác định đơn vị sở hữu hoặc treo không đúng quy định trên cột treo cáp;

5. Thỏa thuận việc sử dụng cột đối với các đơn vị quản lý cáp viễn thông đi treo trên cột theo hợp đồng.

Điều 18. Các đơn vị sở hữu cáp viễn thông hoặc hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông

1. Đầu tư, lắp đặt, quản lý, khai thác cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Triển khai sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông đúng Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Hằng năm, bố trí nhân lực, phương tiện và kinh phí cho việc sắp xếp, chỉnh trang, thu hồi cáp treo bị hỏng, cáp treo không sử dụng, cáp treo không đúng quy định và ngầm hóa cáp viễn thông.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm quy định này, định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo theo quy định).

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành tỉnh xem xét, điều chỉnh Quy định cho phù hợp./.



 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi