Quy chuẩn QCVN 29:2011/BTTTT Phổ tần, tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh điều biên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 29:2011/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 29:2011/BTTTT Phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM)
Số hiệu:QCVN 29:2011/BTTTTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thôngLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:14/04/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 29:2011/BTTTT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 29:2011/BTTTT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 29:2011/BTTTT

VỀ PHỔ TẦN VÀ TƯƠNG THÍCH

ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT THANH QUẢNG BÁ SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐIỀU BIÊN (AM)

National technical regulation on electromagnetic compatibility and radio spectrum for transmitting equipment for the amplitude modulated (AM) sound broadcasting service

Lời nói đầu

Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 29:2011/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 302 017-2 V1.1.1 (2005-09) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 29:2011/BTTTT do Viện Khoa học Kthuật u điện biên soạn, VKhoa học và Công nghtrình duyệt và được ban hành m theo Thông tư s10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Btrưởng BThông tin Truyền thông.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHỔ TẦN VÀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT THANH QUẢNG BÁ SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐIỀU BIÊN (AM)

National technical regulation

on electromagnetic compatibility and radio spectrum for transmitting equipment for the amplitude modulated (AM) sound broadcasting service

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng cho các thiết bị phát thanh điều biên (AM) sử dụng cho nghiệp vụ phát thanh quảng bá làm việc trong dải tần sóng trung (từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz) và sóng ngắn (từ 3,2 MHz đến 26,1 MHz).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này đưc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nưc ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị phát thanh điều biên (AM) trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6988:2006, Thiết bị tần số Rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và phương pháp đo.

ETSI TR 100 028 (V1.4.1) (all parts): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics”.

ITU-R Recommendation SM.329-10 (2003), “Unwanted emissions in the spurious domain”.

IEC 60489-1 (1983 - including amendments 1 and 2), “Methods of measurement for radio equipment used in the mobile services. Part 1: General definitions and standard conditions of measurement”.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Bậc của hài (harmonic number)

Số nguyên đưc tính bằng tỷ số giữa tần số sóng hài với tần số cơ bản (hài bậc 2 = 2 x tần số cơ bản).

1.4.2. Bức xạ từ vỏ máy (cabinet radiation)

Bức xạ từ vật chứa, từ vỏ thiết bị không tính đến bức xạ của ăng ten hoặc cáp truyền dẫn.

1.4.3. Các thành phần xuyên điều chế (intermodulation products)

Các tần số không mong muốn được tạo ra do xuyên điều chế giữa các sóng mang và/hoặc sóng hài của phát xạ hoặc giữa bất kỳ các dao động được sử dụng để tạo ra sóng mang.

1.4.4. Công suất sóng mang (carrier power)

Công suất trung bình máy phát cung cấp cho cổng ăng ten trong một chu kỳ với điều kiện không thực hiện điều chế.

1.4.5. Cổng ăng ten (antenna port)

Cổng của một thiết bị đưc thiết kế để kết nối đến ăng ten (trong chế độ làm việc bình thưng).

1.4.6. Công suất trung bình (mean power)

Công suất trung bình do máy phát cung cấp tại cổng ăng ten trong khoảng thời gian đủ dài với tần số thấp nhất đã xuất hiện trong đưng bao điều chế ở điều kiện làm việc bình thưng.

1.4.7. Cổng vỏ thiết bị (enclosure port)

Giới hạn vật lí của thiết bị qua đó trưng điện từ có thể phát xạ hoặc bị ảnh hưng.

Ghi chú: Trong trưng hợp thiết bị sử dụng ăng ten liền, cổng này đưc sử dụng chung với cổng ăng ten.

1.4.8. dBc

Decibel tương ứng mức công suất sóng mang chưa đưc điều chế của phát xạ. Chú thích: Trong những trưng hợp không cần sóng mang như trong một số phương pháp điều chế số không thể đo đưc sóng mang, khi đó mức dBc là giá trị dB so với mức công suất trung bình P.

1.4.9. Độ rộng băng cần thiết (necessary bandwidth)

Với mỗi loại bức xạ, đây là độ rộng băng tần đủ để đảm bảo thông tin đưc truyền dẫn với tốc độ và mức chất lưng yêu cầu trong điều kiện xác định.

1.4.10. Độ rộng kênh (channel bandwidth)

Dải tần số có độ rộng xác định, tính cả phần bảo vệ đối với kênh lân cận ở hai phía đối xứng so với tần số sóng mang trung tâm.

1.4.11. Độ rộng băng chuẩn (reference bandwidth) Băng tần mà mức phát xạ giả đã đưc xác định.

1.4.12. Điều kiện môi trường (environmental profile)

Các điều kiện môi trưng hoạt động mà thiết bị phải tuân thủ.

1.4.13. Hài (harmonic)

Thành phần có bậc lớn hơn 1 trong chuỗi Fourier.

1.4.14. Nghiệp vụ/dịch vụ quảng bá (broadcasting service)

Nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó công chúng có thể thu trực tiếp tín hiệu phát.

Chú thích: Nghiệp vụ này bao gồm phát thanh, truyền hình và các dạng dịch vụ khác.

1.4.15. Loại phát xạ (class of emission)

Một tập hợp các đặc điểm của một vật phát xạ đưc xác định bởi các mẫu chuẩn như loại điều chế của sóng mang chính, tín hiệu điều chế, loại thông tin đưc truyền dẫn hay bất cứ đặc điểm nào của tín hiệu.

1.4.16. Phát xạ giả (spurious emission)

Phát xạ tại một hoặc nhiều tần số ở ngoài băng tần cần thiết và có thể giảm mức phát xạ này mà không làm ảnh hưng đến thông tin truyền dẫn.

Chú thích: Phát xgibao gồm phát xhài, phát xký sinh, c sản phẩm xuyên điều chế vàc sản phẩm chuyển đổi tần s nhưng không tính đếnc phát xngoài băng.

1.4.17. Phát xạ không mong muốn (unwanted emission) Gồm phát xạ giả và phát xạ ngoài băng.

1.4.18. Phát xạ ngoài băng (out-of-band emission)

Phát xạ tại một hoặc nhiều tần số ở ngay sát băng tần cần thiết. Đây là kết quả của quá trình điều chế không tính đến phát xạ giả.

1.5. Chữ viết tắt

AF

Tần số audio

Audio Frequency

AM

Điều biên

Amplitude Modulation

dB

Decibel, tỷ số theo loga

deciBel, logarithmic ratio

dBm

dB tương đối so với một mW

dB relative to one milliwatt

EMC

ơng thích điện từ trưng

ElectroMagnetic Compatibility

EUT

Thiết bị cần đo

Equipment Under Test

HF

Tần số cao

High Frequency

LF

Tần số thấp

Low Frequency

LV

Điện áp thấp

Low Voltage

MF

Tần số trung bình

Medium Frequency

Rms

Giá trị hiệu dụng

Root Mean Square

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Điều kiện môi trường

Các thiết bị phải tuân thủ tất cả các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này khi vận hành trong điều kiện môi trưng hoạt động do nhà sản xuất thiết bị công bố.

2.2. Các phép đo cổng ăng ten

2.2.1. Phát xạ giả

2.2.1.1. Định nghĩa

Phát xạ tại một hoặc nhiều tần số ở ngoài băng tần cần thiết và có thể giảm mức phát xạ mà không làm ảnh hưng đến thông tin truyền dẫn. Phát xạ giả bao gồm phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các sản phẩm xuyên điều chế và các sản phẩm chuyển đổi tần số không tính đến các phát xạ ngoài băng.

2.2.1.2. Phương pháp đo

a) Điu kiện đo kiểm

- Môi trưng đo kiểm: Môi trưng hoạt động bình thưng tuân thủ mục 2.1.

- Tần số đo:

+ Tần số hoạt động thấp nhất của thiết bị cần đo (EUT);

+ Tần số hoạt động cao nhất của EUT;

+ Tần số trung bình giữa tần số hoạt động cao nhất và thấp nhất của EUT.

- Thiết lập bài đo (xem Hình A.1):

+ Phép đo phải đưc thực hiện khi máy phát không sử dụng điều chế;

+ Kết nối EUT với tải đo qua thiết bị nối ghép;

+ Kết nối máy phân tích phổ với thiết bị nối ghép.

b) Thủ tục thực hiện

- Kết cuối đầu vào máy phát theo quy định của nhà sản xuất thiết bị;

- Cho EUT hoạt động lần lượt với c tần scần đo đã được c định trong mục a);

- Ghi lại các kết quả đo hiển thị trên máy phân tích phổ.

2.2.1.3. Giá trị giới hạn

Mức phát xạ giả không đưc vưt quá các giá trị cho trong Bảng 1, trên Hình 1, trong dải tần số từ 9 kHz đến 1 GHz.

Bảng 1. Các giá trị giới hạn phát xạ giả

Công suất trung bình của máy phát

Các giá trị giới hạn: Mức công suất trung bình tuyệt đối (dBm) hoặc tương đối (dBc) nhỏ hơn công suất trung bình tại cổng ăng ten trong băng tần tham chiếu (xem Phụ lục A)

Tất cả các dải công suất

-50 dBc và không vưt quá mức công suất trung bình tuyệt đối 50 mW (17 dBm)

Hình 1. Giới hạn phát xạ giả

2.2.2. Ngắt phát xạ khi dịch tần

2.2.2.1. Định nghĩa

Sự triệt tiêu các phát xạ khi máy phát thực hiện thay đổi tần số.

2.2.2.2. Phương pháp đo

a) Điều kiện đo kiểm

- Môi trưng đo kiểm: Môi trưng hoạt động bình thưng tuân thủ mục 2.1.

- Tần số đo: Từ tần số hiện tại đến tần số mong muốn.

- Thiết lập bài đo (xem Hình A.1):

+ Tất cả các cổng không đưc sử dụng trong quá trình đo kiểm phải đưc kết cuối phù hợp;

+ Kết nối EUT ti tải đo qua thiết bị nối ghép;

+ Kết nối thiết bị đo tới thiết bị nối ghép.

b) Thủ tục thực hiện

- Kích hoạt EUT tại tần số hiện tại;

- Thay đổi tần số;

- Quan sát tín hiệu ra trên máy hiện sóng.

2.2.2.3. Yêu cầu đo kiểm

Kết quả đo phải đưc so sánh với các giá trị giới hạn trong mục 2.2.1.3.

2.2.3. Phát xạ ngoài băng

2.2.3.1. Định nghĩa

Phát xạ tại một hoặc nhiều tần số ở ngay sát băng tần cần thiết. Phát xạ này là kết quả của quá trình điều chế không tính đến phát xạ giả.

2.2.3.2. Phương pháp đo

a) Điều kiện đo kiểm

- Môi trưng đo kiểm: Môi trưng hoạt động bình thưng tuân thủ mục 2.1.

- Tần số đo:

+ Tần số hoạt động thấp nht của thiết bị cần đo (EUT);

+ Tần số hoạt động cao nhất của EUT;

+ Tần số trung bình giữa tần số hoạt động cao nhất và thấp nhất của EUT.

- Thiết lập bài đo (xem Hình A.1):

+ Kết nối bộ tạo tín hiệu AF tới EUT;

+ Kết nối EUT tới tải đo qua thiết bị nối ghép;

+ Kết nối máy phân tích phổ tới thiết bị nối ghép.

b) Thủ tục thực hiện

- Điều khiển bộ tạo tín hiệu AF tạo tín hiệu đo như đã xác định trong mục A.3;

- Kích hoạt EUT làm việc ở các tần số đo đã định nghĩa trong mục a);

- Kiểm tra kết quả trên máy phân tích phổ: phép đo phải đưc thực hiện ít nhất là 5 lần và tính giá trị trung bình của các kết quả đo này.

Giới hạn phổ tần đưc mô tả trong mục này sử dụng đối với phát xạ điều biên trong phát thanh quảng bá đưc suy ra từ các phép đo thực hiện đối với máy phát đưc điều chế bởi nhiễu có trọng số với hệ số điều chế hiệu dụng bằng 35% trong điều kiện không thực hiện nén biên độ tín hiệu (xem mục A.3).

2.2.3.3. Giá trị giới hạn

Phát xạ ngoài băng phải không đưc vưt quá các giá trị cho trên Bảng 2. Ngoài ra, các giá trị giới hạn cũng đưc biểu diễn trên Hình 2 trên thang tần số loga và trên Hình 3 theo thang tuyến tính.

Mối quan hệ giữa mức chuẩn 0 dB và mức sóng mang:

Mức chuẩn 0 dB ơng ứng với mật đcông suất có thtồn tại nếu tổng công suất RF (không tính đến công suất sóng mang) đưc phân bđều trên băng tần cần thiết.

Tỷ số αB (dB) giữa mức chuẩn 0 dB trên sóng mang đưc cho theo công thức:

Trong đó: mrms = hệ số điều chế hiệu dụng của máy phát

                 Beff = băng tần bị ảnh hưng bởi nhiễu của máy phân tích

                 F = băng tần cần thiết cho phát xạ

Do vậy, mức chuẩn phụ thuộc vào công suất biên tần Ps đưc xác định bởi công thức:

Trong đó: Pc = công suất sóng mang.

Nếu tần số đưc vẽ trong tọa độ đề các có đơn vị loga và mật độ công suất đưc biểu diễn trên trục tung (dB) thì đưng cong biểu diễn phổ tần ngoài băng phải nằm dưi 2 đưng thẳng xuất phát từ các điểm (0,5 F; 0 dB) và (-0,5 F; 0 dB); chúng có điểm cuối ở (0,7 F; -35 dB) và (-0,7 F; -35 dB) tương ứng. Tính từ các điểm này xuống mức -60 dB, đưng cong này phải nằm dưi 2 đưng thẳng xuất phát từ những điểm cuối ở trên và có độ dốc là 12 dB/octave. Sau đó, đưng cong phải nằm dưi mức -60 dB. Trục tung của đưng cong thể hiện công suất trung bình xác định bởi máy phân tích với băng tần hiệu dụng của nhiễu bằng 100 Hz. Tần số trong băng tần này đưc chỉnh đến tần số đưc biểu diễn trên tọa độ Đề các.

Bảng 2. Giới hạn phát xạ ngoài băng

Tỷ số tần số

(f/F)

Dung sai tần s(f) so với tần strung tâm với băng tần kênh (F) khác nhau (kHz)

Tỷ số công suất (dB)

F = 5

F = 9

±0,1

0,5

0,9

0

±0,5

2,5

4,5

0

±0,7

3,50

6,3

-35

±1,4

7

12,6

-47

±2,8

14

25,2

-59

≥ +2,952 hoặc ≤ - 2,952

14,76

26,57

-60

Ghi chú: Hình 2 biểu diễn các thông số trên Bảng 2. Hình vẽ này không thể hiện đầu ra của máy phân tích phổ. Độ dốc của đồ thị tại các điểm có tần số ngoài phạm vi ±0,7 F là 12 dB/1 octave cho đến khi mật độ công suất đạt giá trị -60 dB.

Hình 2. Phát xạ ngoài băng theo thang tần số lôga

Hình 3. Phát xạ ngoài băng theo thang tuyến tính

2.3. Các phép đo cổng vỏ thiết bị (phát xạ bức xạ)

2.3.1. Bức xạ từ vỏ máy

2.3.1.1. Định nghĩa

Bức xạ từ vật chứa, từ cổng vỏ thiết bị không tính đến bức xạ tại cổng ăng ten.

2.3.1.2. Phương pháp đo

a) Điều kiện đo kiểm

- Môi trưng đo kiểm: Môi trưng hoạt động bình thưng tuân thủ mục 2.1.

- Tần số đo:

+ Tần số hoạt động thấp nhất của thiết bị cần đo (EUT);

+ Tần số hoạt động cao nhất của EUT;

+ Tần số trung bình giữa tần số hoạt động cao nhất và thấp nhất của EUT.

- Thiết lập bài đo (xem Hình A.1):

+ Kết nối máy tạo tín hiệu AF tới EUT;

+ Kết nối EUT tới tải đo;

+ Kết nối máy phân tích phổ tới ăng ten đo.

b) Thủ tục thực hiện

- Điều khiển máy tạo tín hiệu AF phát tín hiệu đo xác định trong mục A.3;

- Kích hoạt EUT tại các tần số đo đã xác định trong mục a);

- Kiểm tra các kết quả đo trên máy phân tích phổ.

CHÚ THÍCH: Việc đo kiểm phải đưc thực hiện ở những phòng đo kiểm đã đưc hiệu chuẩn (trừ những điểm bị hạn chế về mặt địa lý, những trưng hợp này phương pháp đo kiểm theo TCVN 6988:2006):

- Các phép đo phải đưc thực hiện ngoài khoảng ±500% so với băng tần truyền dẫn cần thiết.

- Các phép đo phải đưc thực hiện trong chế độ làm việc có mức phát xạ lớn nhất tại băng tần khảo sát tương ứng với chế độ làm việc bình thưng.

- Thiết bị phi đưc cấu hình ở chế độ làm việc bình thưng.

- Phải thực hiện các thao tác nhằm tạo ra mức phát xạ lớn nhất (ví dụ, bỏ cáp kết nối tới thiết bị).

- Phi ghi li o o o cu hình và chế đm vic khi đang thc hin phép đo.

- Phải ngắt các cổng vào/ra RF.

- Bài đo đưc thực hiện tại địa điểm có điều kiện môi trưng làm việc bình thưng và nguồn cung cấp đảm bảo theo đúng quy định đối với thiết bị.

2.3.1.3. Giá trị giới hạn

Phát xạ bức xạ không đưc vưt quá các giá trị cho trên Bảng 3 (biểu diễn trên Hình 4) trong dải tần từ 30 MHz tới 1 GHz.

Bài đo này phải đưc thực hiện tại khoảng cách 10 m. Khi kích thưc và/hoặc các yêu cầu công suất phải đưc kiểm tra sử dụng các phương tiện của nhà sản xuất thì c khoảng cách đo khác có thđưc sdụng (xem chú thích 1, 2 và 3 i đây).

Bảng 3. Giới hạn bức xạ từ vỏ máy

Giới hạn đỉnh (dBμV/m) tại khoảng cách 10 m

(xem chú thích)

Băng tần

30 dBμV/m ≤ 60 + 10 log10 (P0/2 000) ≤ 70 dBμV/m

30 MHz tới 230 MHz

37 dBμV/m ≤ 67 + 10 log10 (P0/2 000) ≤ 77 dBμV/m

> 230 MHz tới 1 GHz

Chú thích: P0 = công suất sóng mang RF tính theo đơn vị [W].

Chú thích 1: Bài đo đưc thực hiện tại các khoảng cách khác: trong trưng hợp này, các giá trị giới hạn đưc điều chỉnh theo công thức: L(xm) = L(10m) + 20 log (10/x) trong đó x = khoảng cách.

Chú thích 2: Phải lưu ý khi thực hiện đo kiểm với khoảng cách dưi 10 m vì khoảng cách này có thể nằm trong trưng gần.

Chú thích 3: Trong trưng hợp không rõ ràng, đo kiểm phải đưc thực hiện ở cự ly 10 m.

Hình 4. Giới hạn bức xạ từ vỏ máy đối với các máy phát thanh quảng bá

2.4. Sai số phép đo

Sai số phép đo phải đưc tính toán và phải sử dụng các biện pháp để giảm thiểu.

Sai số này phải đưc sử dụng với các giá trị giới hạn và các kết quả đo có giá trị dưi mức giới hạn đưc xác định là tuân thủ quy chuẩn (xem TR 100 028 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu).

3. Quy định về quản lý

c thiết bphát thanh quảng bá sdụng kthuật điều biên thuộc phạm vi điều chỉnh u tại mục 1.1 phải tuân thc quy định kthuật trong Quy chuẩn kthuật y.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy các thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nưc theo các quy định hiện hành.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Cơ quan quản lý nhà nưc về chất lưng dịch vụ bưu chính, viễn thông, bao gồm Cục Quản lý chất lưng Công nghệ thông tin và Truyền thông, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hưng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

5.2. Trong trưng hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật này có sự thay đổi, bổ sung hoặc đưc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

Phụ lục A

(Quy định)

CÁC CẤU HÌNH ĐO

A.1. Cấu hình đo đối với các bài đo tại cổng ăng ten

Hình A.1. Cấu hình đo

Chú thích: Trong các trưng hợp đo phát xạ giả thì không sử dụng bộ lọc và bộ tạo nhiễu trắng.

A.2. Dải tần số đo

Giới hạn đối với phát xạ không mong muốn của các thiết bị vô tuyến đưc áp dụng cho dải tần từ 9 kHz đến 300 GHz. Tuy vậy, đối với các bài đo thực tế, dải tần của phát xạ giả có thể đưc hạn chế. Các tham số đo trong Bảng A.1 dưi đây đưc sử dụng.

Bảng A.1. Dải tần đo

Dải tần cơ bản của máy phát

Dải tần đo phát xạ không mong muốn

Tần số thấp

Tần số cao

9 kHz tới 30 MHz

9 kHz

1 GHz

Sử dụng các băng tần chuẩn dưi đây:

Đối với phát xạ giả:

- Các khoảng 1 kHz trong dải tần từ 9 kHz đến 150 kHz;

- Các khoảng 10 kHz trong dải tần từ 150 kHz đến 30 MHz;

- Các khoảng 100 kHz trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz.

Đối với phát xạ ngoài băng:

- 100 Hz.

Định nghĩa băng tần chuẩn đưc cho trong Khuyến nghị ITU-R SM.329-10. A.3. Tín hiệu điều chế

Nhiễu đưc giới hạn theo các đồ thị cho trên Hình A.2. Tín hiệu chuẩn phải thỏa mãn 2 điều kiện sau để mô phỏng điều chế:

- Cấu trúc phổ phải tương ứng với chương trình phát quảng bá;

- Dải động phải nhỏ hơn kết quả đọc đưc trên thiết bị.

Đường cong A: phổ tần của nhiễu chuẩn (đo bởi các bộ lọc 1/3 octave).

B: đặc tính phổ tần của mạch lọc.

Hình A.2. Điều chế có nhiễu

Phân bố biên độ của tín hiệu âm nhạc hiện đại đưc sử dụng làm tín hiệu cơ bản do nó là chương trình chứa nhiều thành phần tần số cao, xuất hiện thưng xuyên. Tuy vậy, dải động của loại chương trình này quá lớn và không phù hợp với yêu cầu thứ 2 trên đây. Tín hiệu phù hợp với mục đích này là tín hiệu nhiễu màu chuẩn, phân bố biên độ phổ của tín hiệu này gần giống với tín hiệu âm nhạc hiện đại (xem đưng A trên Hình A.2, đưc đo sử dụng bộ lọc 1/3 octave).

Nhiễu màu này có thể đưc tạo ra từ bộ tạo nhiễu trắng bằng cách sử dụng mạch lọc thụ động như trên Hình A.3. Đặc tính tần số của mạch lọc này đưc biểu diễn bằng đưng B trên Hình A.2.

Chú thích: Sự khác biệt giữa đưng A và B trên Hình A.2 là do đưng A đưc vẽ dựa trên kết quả đo của bộ lọc 1/3 octave, bộ lọc này cho phép truyền qua nhiều năng lưng hơn do băng tần của bộ lọc tăng khi tần số tăng.

Phổ tần ở bên ngoài băng tần yêu cầu của nhiễu màu chuẩn phải đưc giới hạn bởi bộ lọc thông thấp với tần số cắt và độ dốc có giá trị sao cho băng tn của tín hiệu điều chế xấp xỉ bằng ½ băng tần phát xạ. Đặc tính biên độ/tần số của tín hiệu âm tần ở giai đoạn điều chế của bộ phát tín hiệu không đưc dao động quá 2 dB so với tần số cắt của bộ lọc thông thấp.

Hình A.3. Mạch lọc nhiễu trắng

A.4. Cấu hình đo đối với phép đo bức xạ

Các ví dụ về cấu hình đo điển hình đưc cho trong tài liệu IEC 60489-1.

A.5. Đặc tính tải đo

Máy phát yêu cầu hoạt động với tải có suy hao phản xạ > 26 dB trong băng tần hoạt động.

Thư mục tài liệu tham khảo

ETSI EN 302 017-2 V1.1.1 (2005-09), Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Transmitting equipment for the Amplitude Modulated (AM) sound broadcasting service; Part 2: Harmonized EN under article 3.2 of the R&TTE Directive.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi