Quy chuẩn QCVN 28:2011/BTTTT Thiết bị Inmarsat-C dùng trên tàu biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2011/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2011/BTTTT Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển
Số hiệu:QCVN 28:2011/BTTTTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thôngLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:14/04/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2011/BTTTT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 28:2011/BTTTT

VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT

INMARSAT-C SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

National technical regulation

on Inmarsat-C ship earth station equipment

Lời nói đầu

QCVN 28:2011/BTTTT được y dựng trên cơ ssoát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-248:2006 “Thiết btrạm mặt đất INMARSAT-C trên tàu biển - u cầu kthuậtban hành theo Quyết định s30/2006/QĐ-BBCVT ngày 05/9/2006 của Btrưởng Bu chính, Viễn thông (nay là BThông tin Truyền thông).

Các yêu cầu kỹ thuật của QCVN 28:2011/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETS 300 460 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 28:2011/BTTTT do Vụ Khoa học và Công nghệ biên soạn, trình duyệt và đưc ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14/4/2011 của Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT INMARSAT-C SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

National technical regulation

on Inmarsat-C ship earth station equipment

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn y quy định c u cầu chất lượng tối thiểu và c đặc tính kthuật cho thiết btrạm mặt đất INMARSAT-C sdụng trên u biển thuộc hthống thông tin an toàn và cu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS). Quy chuẩn y cũng áp dụng cho thiết bgọi chọn nhóm tăng cường (EGC), như theo u cầu của các điều khoản IV/7, IV/8, IV/9 và IV/10 của Công ước quốc tế vAn toàn sinh mạng trên biển SOLAS - 1974, cũng như c sửa đổi, liên quan đến thông tin liên lc vô tuyến áp dụng cho hthống thông tin an toàn và cu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS.

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển sau đây:

Loại 0: một máy thu EGC riêng biệt.

Loại 1: một trạm mặt đất trên tàu cơ bản chỉ cung cấp chức năng trao đổi tin báo bờ- đến- tàu và ngưc lại.

Loại 2: như loại 1 nhưng có máy thu EGC đưc sử dụng như một thiết bị thay thế để chuyển thông tin bờ- đến- tàu bằng cách sử dụng chung máy thu.

Loại 3: như loại 1 nhưng có máy thu EGC sử dụng máy thu độc lập.

Băng tần sử dụng cho Nghiệp vụ lưu động hàng hải qua vệ tinh (MMSS) theo quy định của Thể lệ thông tin vô tuyến điện quốc tế là:

MMSS

Tần số phát, MHz

từ 1626,5 đến 1645,5

Tần số thu, MHz

từ 1525,0 đến 1545,0

Các yêu cầu trong Quy chuẩn này nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của GMDSS, để bảo vệ các đối tưng sử dụng phổ tần số khác khỏi can nhiễu không mong muốn, cho các mục đích an toàn và bảo vệ trạm mặt đất trên tàu khỏi can nhiễu điện từ trưng từ các hệ thống khác.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này đưc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nưc ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6989-1:2003 Quy định kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô

Regulations IV/7, IV/8, IV/9 and IV/10 of the 1988 Amendments to the 1974 SOLAR convention as amended.

ISO/R694 (1968): “Recommendations for the positioning of compasses, Method B”.

NMEA 0183, version 2.01: “Standards for interfacing Marine Electronic Devices”.

EN 55022 (1994): “Limits and methods of measurements of radio disturbance characteristics of information technology equipment”.

IEC 510-2-1 (1978): “Methods of measurement for radio equipment used in satellite earth stations, Part 2: Measurement for sub-system”.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Trạm mặt đất trên tàu (ship earth station)

Một trạm mặt đất lưu động hàng hải (MMES) trên tàu.

1.4.2. Độ rộng băng tần danh đnh (nominated bandwidth)

Độ rộng băng tần danh định bao gồm tất cả phổ truyền dẫn có mức lớn hơn mức phát xạ giả xác định. Độ rộng băng tần danh định phải đủ lớn để đảm bảo ổn định tần số sóng mang phát đi. Độ rộng băng tần danh định phải nằm trong băng tần phát của MMSS, đây là băng tần hoạt động của thiết bị. Nhà sản xuất phải công bố độ rộng băng tần truyền dẫn danh định của thiết bị và ghi lại trong kết quả đo.

1.4.3. Các phát xạ không mong muốn (unwanted emissions)

Trong Quy chuẩn này các phát xạ không mong muốn là các phát xạ nằm ngoài băng tần danh định.

1.4.4. Kiểm tra chất lượng (performance check) Phép kiểm tra chất lưng bao gồm:

- Đối với thiết bị loại 0: thu một tin báo EGC ưu tiên cứu nạn;

- Đối với thiết bị loại 1: phát đi một tin báo cứu nạn;

- Đối với thiết bị loại 2 và 3: phát đi một tin báo cứu nạn và thu một tin báo EGC ưu tiên cứu nạn.

Việc phát một tin báo cứu nạn đưc xem là thành công nếu:

- Thiết bị đo kiểm đặc biệt (STE) đã thu đưc tin báo cứu nạn và diễn giải chính xác tin báo này; và

- Thiết bị cần đo kiểm (EUT) đã chỉ thị chính xác cho đối tưng sử dụng, việc xác nhận lại đã nhận đưc phát từ STE.

Việc thu một tin báo EGC ưu tiên cứu nạn đưc xem là thành công nếu EUT in ra đưc tin báo và đưa ra các chỉ thị thích hợp cho đối tưng sử dụng biết rằng đã thu đưc một tin báo EGC ưu tiên cứu nạn.

1.4.5. Thiết bị đo kiểm đặc biệt (special test equipment (STE)) Thiết bị chuyên dụng để thực hiện phép đo trong Quy chuẩn này.

1.4.6. Thiết bị cần đo kiểm (equipment under test (EUT))

Theo mục đích của Quy chuẩn này, EUT bao gồm tất cả các bộ phận cần thiết cho hoạt động. Các bộ phận này bao gồm:

- Thiết bị gắn bên ngoài (EME);

- Thiết bị gắn bên trong (IME) bao gồm thiết bị đầu cuối số liệu như bàn phím, khối hiển thị VDU (Visual Display Unit), máy in...

- Tất cả cáp đấu nối và dây dẫn nguồn điện.

1.5. Chữ viết tắt

CMF           Chức năng điều khiển và giám sát                             Control and Monitoring Function

EGC           Gọi chọn nhóm tăng cưng                                       Enhanced Group Call

EIRP           Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương            Equivalent Isotropically Radiated Power

EMC           Tương thích điện từ trưng                                       Electro-Magnetic Compatibility

EME           Thiết bị gắn bên ngoài                                               Externally Mounted Equipment

EUT            Thiết bị cần đo kiểm                                                  Equipment Under Test

FARI           Mã nhận dạng đưng lên và xuống                            Forward and Return Identity

GMDSS      Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn                       Global Maritime Distress and

      hàng hải toàn cầu                                                      Safety System

IME            Thiết bị gắn bên trong                                               Internally Mounted Equipment

IMO            Tổ chức Hàng hải Quốc tế                                         International Maritime Organization

MMSS        Nghiệp vụ lưu động hàng hải qua vệ tinh                    Maritime Mobile Satellite Service

NCF            Tính năng điều khiển mạng                                        Network Control Facility

MMSI          Mã nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải                   Maritime Mobile Service Identity

RF              Tần số vô tuyến                                                        Radio Frequency

SOLAS       Công ưc quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển      Safety Of Life At Sea

STE            Thiết bị kiểm tra đặc biệt                                           Special Test Equipment

VDU           Khối hiển thị                                                              Visual Display Unit

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Yêu cầu về thiết bị kiểm tra đặc biệt và báo cáo đo

2.1.1.1. Thiết bị kiểm tra đặc biệt (STE)

Thiết bị kiểm tra đặc biệt này phải đưc nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hệ thống trang bị. Do thiết bị kiểm tra này là chuyên dụng cho từng hệ thống cụ thể, nên Quy chuẩn này không liệt kê chỉ tiêu kỹ thuật chi tiết. Tuy nhiên những yêu cầu cơ bản sau đây phải đưc đáp ứng:

- Phải có bố trí đo kiểm đặc biệt để mô phỏng tín hiệu vệ tinh, qua đó cho phép trạm mặt đất trên tàu phát khi thực hiện phép đo các thông số phát;

- Nhà sản xuất phải công bố các chi tiết kỹ thuật của bố trí đo kiểm đặc biệt có thể có ảnh hưng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thông số kỹ thuật của hệ thống;

- STE phải chặn đưc bất kỳ các bức xạ tín hiệu nào, đưc ngưi vận hành hệ thống chứng nhận là phù hợp với mục đích này;

- Khi sử dụng STE phải đảm bảo không xảy ra phát tín hiệu đến vệ tinh.

2.1.1.2. Báo cáo đo kiểm

Báo cáo đo kiểm phải gồm:

- Giá trị độ rộng băng tần danh định do nhà sản xuất cung cấp;

- Kết quả đo kiểm;

- Tất cả các thông số và các điều kiện vận hành.

2.1.2. Kiểm tra độ chịu đựng môi trường

• Mục đích

Khẳng định rằng thiết bị có khả năng hoạt động liên tục trong các điều kiện biển, độ rung, độ ẩm và nhiệt độ khác nhau giống như thực tế trên tàu thuyển.

• Yêu cầu

Các bộ phận của thiết bị đưc phân biệt và đưc đánh dấu theo hai loại sau:

- IME: thiết bị hoặc các bộ phận phải đưc bảo vệ với thời tiết;

- EME: thiết bị hoặc các bộ phận có thể để ngoài trời.

Thiết bị phải chịu đưc các phép đo như tại Phụ lục A. Các phép đo này phải đưc thực hiện trưc bất kỳ phép đo nào trong quy chuẩn.

Nhà sản xuất phải công bố các bộ phận trong thiết bị thuộc loại nào.

• Thẩm tra

Thiết bị phải thỏa mãn các phép kiểm tra chất lưng với các điều kiện đưc cho trong Phụ lục A.

2.1.3. Chứng chỉ của thiết bị

• Mục đích

Khẳng định rằng trạm mặt đất trên tàu đáp ứng yêu cầu hoạt động trong hệ thống GMDSS).

• Yêu cầu

Trạm mặt đất trên tàu phải công bố đưc hoạt động trong hệ thống vệ tinh để trao đổi thông tin trong GDMSS theou cầu của ngh quyết IMO A.663(16) mục 2, hoặc nghị quyết IMO A.664(16) mục 2.

• Thẩm tra

Kiểm tra công bố của nhà sản xuất.

2.1.4. Nguồn điện

2.1.4.1. Chống đảo chiều nguồn điện

• Mục đích

Đảm bảo rằng thiết bị đưc bảo vệ khi nguồn điện bị đảo chiều.

• Yêu cầu

Phải có phương tiện để bảo vệ thiết bị khi đảo chiều nguồn điện.

• Thẩm tra

Kết nối trạm mặt đất trên tàu với nguồn điện có cực tính đảo ngưc ở mức điện áp danh định.

Nếu cầu chì bảo vbhỏng trong thời gian thực hiện phép đo kiểm thì phải thay thế.

Sau đó khôi phục lại cực tính điện áp cung cấp cho thiết bị, và phải thực hiện thành công phép kiểm tra chất lưng.

2.1.4.2. Bảo vệ khi gián đoạn nguồn cung cấp

• Mục đích

Đảm bảo rằng thiết bị vẫn hoạt động bình thưng sau khi bị nguồn bị gián đoạn.

• Yêu cầu

Bất kỳ sự gián đoạn nguồn trong khoảng thời gian tới 60 s sẽ không cần phải khởi động lại thiết bị bằng tay và không gây ra thay đổi hoặc mất các thông số hoạt động đã đưc lưu lại cũng như không bị mất các tin báo đã đưc nhớ.

• Thẩm tra

Thiết bị đang ở trạng thái chờ, có một tin báo đã đưc lưu lại, làm mất nguồn trong khoảng thời gian 60 s, và sau đó cấp lại nguồn điện.

Trạm mặt đất trên tàu phải tự động trở lại chế độ chờ. Các thông số hoạt động đã đưc nhớ cũng như các tin báo đã thu phải đưc giữ nguyên.

Lặp lại phép đo với nguồn cung cấp bị ngắt trong khi thiết bị thu và phát. Đối với thiết bị loại 0 chỉ thực hiện phép đo trong quá trình thu.

2.1.5. Cấu trúc cơ học

• Mục đích

Nhằm bảo vệ con ngưi và vật dụng khỏi thiết bị không an toàn hoặc không vững chắc.

• Yêu cầu

Chừng nào có thể, thiết bị phải đưc làm từ các vật liệu chống cháy và phải rất vững chắc để đảm bảo an toàn.

Thiết bị phải đưc thiết kế cơ học để tối thiểu hóa khả năng gây tổn thương cho con ngưi, ví dụ cạnh sắc hoặc các góc lồi ra.

• Thẩm tra

Quan sát bằng mắt.

2.1.6. An toàn điện

• Mục đích

Đảm bảo rằng có sự bảo vệ và an toàn đối với con ngưi khi tiếp xúc ngẫu nhiên đến các điện áp nguy hiểm.

• Yêu cầu

Phải ngăn ngừa đưc các tiếp xúc ngẫu nhiên đến các điện áp nguy hiểm. Tất cả các bộ phận, dây dẫn trong có có điện áp AC, DC hoặc cả hai, khác với các điện áp tần số vô tuyến, kết hợp với nhau tạo nên điện áp đỉnh lớn hơn 50 V phải đưc bảo vệ khỏi các truy nhập ngẫu nhiên và phải tự động cô lập với tất cả các nguồn năng lưng điện khi vỏ bọc bảo vệ không còn. Nói cách khác, thiết bị phải có cấu trúc sao cho việc truy nhập đưc các điện áp như vậy chỉ khi sử dụng thiết bị chuyên dụng như cờ lê hoặc tuốc nơ vít. Các nhãn cảnh báo phải đưc thể hiện nổi bật ở cả bên trong và trên mặt bảo vệ thiết bị.

Phải có các phương pháp tiếp đất các phần kim loại để trần của thiết bị. Việc này phải không gây ra tiếp đất nguồn điện.

• Thẩm tra

Kiểm tra bằng mắt sự tuân thủ các yêu cầu về an toàn điện.

2.1.7. Bảo vệ khỏi các bức xạ tần số vô tuyến (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Bảo vệ con ngưi khỏi bức xạ công suất RF nguy hiểm.

• Yêu cầu

Các phần bức xạ của thiết bị (bao gồm cả mặt ngoài của mái che ăng ten hoặc phần bao ăng ten) phải đưc dán nhãn với thông báo cảnh báo có thể nhìn thấy rõ ràng thiết bị ở cấu hình hoạt động bình thưng. Thông báo này phải chỉ ra khoảng cách gần nhất đến phần bức xạ mà con ngưi có thể tiếp cận mà không bị ảnh hưng bởi mức mật độ công suất tần số vô tuyến vưt quá 8 W/m2, trong điều kiện xấu nhất (ví dụ, công suất cực đại, tỷ số bật/tắt cực đại) đưc lấy trung bình trong khoảng thời gian 6 phút. Thông báo này cũng phải chỉ ra rằng trưc khi tiếp cận phần bức xạ trong khoảng cách gần hơn khoảng cách đã chỉ thị, phải tắt trạm mặt đất trên tàu hoặc cấm không cho thiết bị này phát.

Khi phần bức xạ của thiết bị đưc lắp tại vị trí khó nhìn, phải có các cảnh báo trên gắn tàu dễ nhìn đối với ngưi muốn tới gần phần bức xạ của thiết bị.

Trong trưng hợp ăng ten nằm trong mái che hoặc phần bao ăng ten, và khi mật độ phổ công suất RF không lớn hơn 8 W/m2, trong điều kiện xấu nhất (ví dụ, công suất cực đại, tỷ số bật/tắt cực đại) đưc lấy trung bình trong khoảng thời gian 6 phút, thì không cần gắn nhãn cho phần bức xạ. Thay vào đó, phải có nhãn ở bề mặt ngoài của mái che hoặc phần bao ăng ten để thông báo rằng thiết bị phải đưc tắt hoặc dừng phát khi di dời mái che hoặc vỏ bọc ăng ten.

• Thm tra

Thm tra theo văn bn khong cách trong đó mt đcông sut RF t quá 8 W/m2, trong điều kiện xấu nhất (ví dụ, công suất cực đại, tỷ số bật/tắt cực đại) lấy trung bình trong khoảng thời gian 6 phút. Nhà sản xuất phải định lưng đưc các điều kiện xấu nhất.

Kiểm tra bằng mắt sự tuân thủ các yêu cầu về gắn nhãn trên bề mặt ngoài của mái che hoặc phần bao ăng ten và nếu cần thì phải kiểm tra các thông báo của nhà sản xuất.

2.1.8. Các tiện ích bổ sung

• Mục đích

Đảm bảo rằng việc cung cấp các tiện ích bổ sung cho hoạt động bình thưng của thiết bị không hạn chế sự vận hành thiết bị.

• Yêu cầu

Khi bổ sung thêm một tiện ích, thì hoạt động cũng như các trục trặc của tiện ích này phải không làm suy giảm chất lưng của thiết bị thấp hơn các yêu cu tối thiểu trong quy chuẩn.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra tài liệu hoặc thử thực tế.

2.1.9. Tính nguyên vẹn của thiết bị GMDSS

• Mục đích

Để đảm bảo tính nguyên vẹn của hoạt động GMDSS.

• Yêu cầu

Bất kỳ thiết bị phụ trợ nào là một phần của thiết bị GMDSS, như VDU, bàn phím và máy in đều phải đưc bố trí cố định để tránh sự di dời cũng như bị ngắt ra không có thẩm quyền hoặc không có chủ ý.

Các thiết bị phụ trợ này, nếu dùng đưc cho các hệ thống không là GMDSS, phải trở lại phục vụ các yêu cầu chức năng GMDSS ngay lập tức hoặc bằng một lệnh đơn đưc chỉ thị nổi bật và dễ thực hiện.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra và thử thực tế.

2.1.10. Các núm điều khiển hoạt động

• Mục đích

Thiết bị phải có cấu trúc sao cho nó có khả năng hoạt động một cách chính xác và dễ dàng dưi sự điều khiển của ngưi vận hành có đủ trình độ.

• Yêu cầu

Số lưng của các núm thao tác, cách thiết kế chức năng, vị trí, bố trí và kích thưc phải dễ vận hành và đơn giản. Phải bố trí các núm điều khiển sao cho tối thiểu hóa các vận hành sai.

Tất cả các núm điều khiển hoạt động phải điều chỉnh đưc dễ dàng và nhận biết đưc từ vị trí vận hành. Không có khả năng truy nhập dễ dàng vào các núm điều khiển không sử dụng cho hoạt động bình thưng.

Các thiết bị điều khiển dùng để khởi tạo các cảnh báo cứu nạn, phải đưc đánh dấu rõ ràng, dành riêng cho chức năng này và đưc bảo vệ khỏi kích hoạt không chủ ý bằng tối thiểu hai tác động độc lập, ví dụ như phải nâng lên hoặc mở nắp bảo vệ và nhấn một nút. Các phím điều khiển như vậy phải không là bất kỳ phím nào của bảng nhập số liệu đầu vào số của ITU-T hoặc bàn phím tiêu chuẩn của thiết bị.

Khi đã khởi tạo một cảnh báo cứu nạn, thiết bị phải thông báo trạng thái truyền dẫn của cảnh báo này.

Phải có khnăng ngắt và khởi tạo một cảnh o cứu nạn tại bất kthời điểm nào. Thiết bị phải có khả năng điều chỉnh độ chiếu sáng để nhận biết đưc các núm điều khiển và đọc đưc các chỉ dẫn trong điều kiện chiếu sáng yếu. Cũng phải có cách để làm mờ và tắt hẳn bất kỳ nguồn chiếu sáng nào của thiết bị có khả năng gây nhiễu đến việc định vị của tàu. Nếu thiết bị không có khả năng này thì phải ghi lại điều này trong báo cáo đo kiểm.

Thiết bị phải đưc thiết kế sao cho việc sử dụng sai các phím điều khiển không làm hỏng thiết bị và gây nguy hiểm cho ngưi sử dụng.

• Thẩm tra

Bằng văn bản, nếu có thể thì bằng cách kiểm tra thực tế.

2.1.11. Tài liệu cho người sử dụng

• Mục đích

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin lắp đặt, vận hành và bảo dưng thiết bị một cách chính xác cho ngưi sử dụng.

• Yêu cầu

Tài liệu hưng dẫn sử dụng phải đưc viết tối thiểu bằng tiếng Anh và có đủ thông tin để lắp đặt và vận hành chính xác thiết b. Nếu thiết bị đưc thiết kế sao cho thực hiện đưc các chẩn đoán hỏng hóc và sửa chữa ở mức linh kiện, thì phải cung cấp sơ đồ mạch đầy đủ, cách bố trí và danh sách các linh kiện. Nếu thiết bị có các mô đun phức tạp và không thể chẩn đoán và sửa chữa ở mức linh kiện thì phải cung cấp đầy đủ thông tin để có thể định vị, nhận dạng và thay thế đưc mô đun bị hỏng.

i liệu hướng dẫn sdụng phải cung cấp khoảng cách an toàn phù hợp với tiêu chuẩn trong ISO/R694:1968, áp dụng phương pháp B cho tất cc khối của thiết bị.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra tài liệu của nhà sản xuất.

2.1.12. Đánh nhãn thiết bị

• Mục đích

Đảm bảo rằng thiết bị có thể đưc nhận biết một cách dễ dàng.

• Yêu cầu

Mỗi khối thiết bị đều phải đưc đánh dấu rõ ràng bên ngoài với các thông tin như sau, nếu có thể, phải nhìn thấy rõ các thông tin này tại vị trí lắp đặt bình thưng.

- Mã nhận dạng nhà sản xuất;

- Số hiệu loại khối thiết bị, hoặc mã nhận dạng kiểu thiết bị đã đưc kiểm tra hợp chuẩn;

- Số xê ri của khối thiết bị.

• Thẩm tra

Kiểm tra bằng mắt.

2.1.13. Nhận dạng trạm mặt đất trên tàu

• Mục đích

Để tránh các thay đổi một cách ngẫu nhiên hoặc cố ý các nhận dạng trạm mt đất trên tàu.

• Yêu cầu

Ngưi vận hành thiết bị phải không thể truy nhập vào thiết bị điều khiển để thay đổi các nhận dạng trạm mặt đất trên tàu, nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải (MMSI) và nhận dạng đưng lên và đưng xuống (FARI).

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra tài liệu của nhà sản xuất.

2.1.14. Lưu giữ phần mềm

• Mục đích

Đảm bảo rằng các phần mềm cần thiết cho hoạt động của thiết bị đưc lưu giữ ở dạng không dễ hư hỏng.

• Yêu cầu

Bất kỳ tài liệu lập trình hoặc phần mềm là một phần của trạm mặt đất trên tàu cần thiết cho hoạt động GMDSS thì phải đưc cài đặt lâu dài trong thiết bị. Bất kỳ phần mềm nào cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về an toàn và cứu nạn của GMDSS đều phải đưc lưu trong bộ nhớ ổn định và đưc bảo vệ đối với bất kỳ sự truy nhập trái phép, sửa đổi hoặc làm hỏng.

• Thẩm tra

Bằng tài liệu và kiểm tra.

2.1.15. Bảo dưỡng thiết bị

• Mục đích

Đảm bảo rằng việc bảo dưng thiết bị trên tàu, khi có thể, đưc thực hiện ngay mà không cần các thủ tục hoặc thiết bị kiểm tra đặc biệt.

• Yêu cầu

Thiết bị phải đưc thiết kế sao cho việc thay thế các khối thiết bị chính không yêu cầu việc hiệu chỉnh lại cũng như đồng chỉnh lại phức tạp.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra tài liệu.

2.2. Các yêu cầu hoạt động

2.2.1. In các tin báo gọi chọn nhóm tăng cường EGC (chỉ áp dụng cho thiết

bị loại 0, 2 và 3)

• Mục đích

Để đảm bảo rằng tất cả các tin báo EGC quan trọng thu đưc đều đưc in ra.

• Yêu cầu

Thiết bphải có khnăng tạo ra bản in c thông tin thu được. c bản tin EGC thu được có thđược nhớ, với chthrằng bản tin đó đã thu được, đin sau đó, ngoại trc tin o sau đây phải được in ngay khi thu được: c cuộc gọi khẩn cấp hoặc cứu nạn hoặc c cuộc thuộc loại cứu nạn, liên quan đến cảnh o hàng hải, cảnh o khí tượng, c thông tin m kiếm, cứu nạn và bất kc cảnh báo đặc biệt liên quan đến vùng biển mà u đang hoạt động (các mã dịch v04; 14; 24; 31; 34; 44 và tất cc tin o với B2 = A; B hoặc D có mã dịch v13 và các mã ưu tiên 3; 2). Nhà sản xuất phải công bdung lượng nhcực đại có thnhận và nhtrước khi in ra tin o ca trạm mặt đất trên u và ghi li sliệu trong báo cáo đo kiểm.

• Thẩm tra

STE phải khởi tạo một tin o EGC kết hợp của mã dịch vsẵn có và c mã ưu tiên 3 và 2. Phải c nhận rằng EUT tạo ra một bản in cho mỗi tin o và các tin o y được in ra ngay khi nhận được. Tiếp theo, STE khởi tạo một tin báo EGC kết hợp của c mã dịch v04; 14; 24; 31; 44 và tt cc tin o vi B2 = A; B hoặc D có mã dịch v13 và c mã ưu tiên 1 và 0. Phải một lần nữa c nhận rằng EUT tạo ra bản in cho mỗi tin o và c tin o y phải được in ngay khi nhận được.

2.2.2. Các mã dịch vụ (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 0; 2 và 3)

• Mục đích

Để tránh loại bỏ sơ xuất các cảnh báo cứu nạn đưc phát qua hệ thống EGC.

• Yêu cầu

Việc chấp nhận hoặc loại bỏ các mã dịch vụ phải do ngưi vận hành điều khiển ngoại trừ thiết bị không có khả năng loại bỏ các tin báo quan trọng liên quan đến an toàn và cứu nạn, cảnh báo hàng hải, cảnh báo khí tưng, các thông tin tìm kiếm và cứu nạn và bất kỳ các cảnh báo đặc biệt liên quan đến đến vùng biển mà tàu đang hoạt động (các mã dịch vụ 04; 14; 24; 31; 34; 44 và tt cả các tin báo với B2 =A; B hoặc D có mã dịch vụ 13 và các mã ưu tiên 3; 2).

Thiết bị phải có khả năng lựa chọn nhiều hơn một mã dịch vụ.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra tài liệu hưng dẫn đối tưng sử dụng và các chức năng điều khiển của EUT.

Nếu cần thiết, thì kiểm tra hoặc đo thử để xác nhận rằng thiết bị không có khả năng từ chối các mã dịch vụ liên quan.

2.2.3. Giao diện hàng hải

• Mục đích

Đảm bảo cập nhật bằng phương thức tự động và bằng tay thông tin về vị trí trạm mặt đất trên tàu và thời điểm khi xác định đưc vị trí đó, và đảm bảo rằng giao diện hàng hải phù hợp với tiêu chuẩn đã đưc công nhận.

• Yêu cầu

Trạm mặt đất trên tàu phải có phương pháp nhập bằng tay vị trí và thời điểm xác định đưc vị trí của tàu.

Thiết bị cũng phải có phương pháp nhập tự động thông tin này thông qua giao diện hàng hải.

Giao diện hàng hải phải tuân thủ NMEA 0183, ver.2.01.

• Thẩm tra

Bằng cách kiểm tra và công bố của nhà sản xuất.

2.2.4. Khởi tạo các cảnh báo cứu nạn từ hai vị trí (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Đm bảo rằng khởi tạo đưc các cảnh báo cứu nạn tại ít nhất hai vị trí trên tàu.

• Yêu cầu

Phải có phương thức khởi tạo các cảnh báo cứu nạn tại tối thiểu hai vị trí khác nhau. Để phục vụ mục đích này, thiết bị phải có hai phương pháp độc lập để khởi tạo các cảnh báo cứu nạn.

• Thẩm tra

Phải kiểm tra hai phương pháp này bằng cách thực hiện các cảnh báo tại mỗi vị trí. Việc phát đi một cảnh báo cứu nạn đưc xem là thành công khi:

- STE thu đưc tin báo và diễn giải chính xác tin báo đó; và

- EUT phải thông báo chính xác cho đối tưng sử dụng thông tin xác nhận đã nhận đưc cảnh báo cứu nạn từ STE.

2.3. Các phát xạ không mong muốn

2.3.1. Yêu cầu chung

Trong mục này, nếu xảy ra bất kỳ thay đổi giới hạn giữa các băng tần lân cận, thì phải áp dụng giá trị nào thấp hơn tại tần số chuyển đổi.

2.3.2. Các phát xạ không mong muốn ngoài băng 1626,5 đến 1645,5 MHz

• Mục đích

Bảo vdịch vvtinh và mặt đất khỏi c phát xdo trạm mặt đất trên tàu gây ra n ngoài băng tần t1626,5 đến 1645,5 MHz và đsdụng hiệu quphtần số.

• Yêu cầu

Đối với các phát xạ không mong muốn dưi 1 GHz, thì trạm mặt đất trên tàu phải đáp ứng các yêu cầu của EN 55022, loại B.

Các phát xạ không mong muốn của EIRP phải không lớn hơn các giới hạn trong

Bảng 1 theo mọi hưng.

Bảng 1

Dải tần số, MHz

Bật sóng mang

(chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

Tắt sóng mang

(cho tất cả các loại thiết bị)

(Chú thích 3)

Giới hạn EIRP, dBpW

Băng thông đo kiểm, kHz

Giới hạn EIRP, dBpW

Băng thông đo kiểm, kHz

1000 đến 1525

49

100

48

100

1525 đến 1559

49

100

17

3

1559 đến 1600

49

100

48

100

1600 đến 1623,5

74

100

48

100

1623,5 đến 1626,0

74

100

48

100

1626,0 đến 1645,5

84

3

48

100

1645,5 đến 1645,6

104

3

57

3

1645,6 đến 1646,1

84

3

57

3

1646,1 đến 1661,0

74

3

57

3

1661,0 đến 1663,5

74

100

48

100

1663,5 đến 1690,0

74

100

48

100

1690,0 đến 3400,0

49

(Chú thích 1)

100

48

100

3400 đến 10700

55

(Chú thích 2)

100

48

100

10700 đến 21200

61

100

54

100

21200 đến 40000

67

100

60

100

Chú thích 1: Trong băng tần từ 3253,0 đến 3291,0 MHz giá trị EIRP cực đại không đưc vưt quá 82 dBpW với băng thông đo kiểm là 100 kHz.

Chú thích 2: Trong mỗi băng tần t4879,5 đến 4936,5 MHz; t6506,0 đến 6582,0 MHz; và từ 8132,5 đến 8227,5 MHz giá trị EIRP cực đại không đưc vưt quá 72 dBpW với băng thông đo kiểm là 100 kHz. Trong băng tần từ 9759,0 đến 9873,0 MHz công suất cực không đưc vưt quá 61 dBpW với băng thông đo kiểm là 100 kHz.

Chú thích 3: với thiết bloại 0 chthực hiện phép đo với dải tần n đến 21200 MHz.

• Thẩm tra

Phải đo các phát xạ giả do một trạm mặt đất trên tàu đang hoạt động tạo ra.

Phải thực hiện tất cả các phép đo RF trong mục này tại điều kiện môi trưng ở biên và sử dụng điện áp danh định.

Tất cả các phép đo phải đưc thực hiện với máy phát vận hành ở công suất đầy đủ và tốc độ các cụm phát đi cực đại.

Phải kiểm tra toàn bộ hệ thống theo thủ tục đo kiểm có trong Phụ lục B.

Tần số mức trên tại đó thực hiện phép đo phải tối thiểu là hài bậc 10 của tần số cao nhất bộ dao động đổi tần hoặc gấp 10 lần tần số hoạt động cao nhất của thiết bị, tùy theo tần số nào lớn hơn.

Hai tần số phát của trạm mặt đất trên tàu đưc sử dụng trong phép đo này; phải lựa chọn các tần số gần với giới hạn trên và dưi của băng tần phát dành cho thiết bị. Nhà sản xuất phải công bố các giới hạn tần số, và phải ghi lại trong báo cáo đo. Nhà sản xuất phải công bố các giới hạn cực trị trên và dưi của dải điều hưng và ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

2.3.3. Các phát xạ không mong muốn trong băng tần 1626,5 đến 1645,5 MHz (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Bảo vệ các dịch vụ vệ tinh và mặt đất đang hoạt động trong băng tần nói trên.

• Yêu cầu

EIRP của các phát xạ không mong muốn trong bất kỳ băng thông 3 kHz bên trong băng tần từ 1626,5 đến 1645,5 MHz, băng tần hoạt động của thiết bị, nhưng lại nằm ngoài băng tần danh định, phải không đưc vưt quá các giới hạn sau:

- Khi tắt sóng mang: 57 dBpW;

- Khi bật sóng mang thì áp dụng các giá trị trong Bảng 2.

Bảng 2

Độ dịch so với biên của băng tần danh định, kHz

EIRP cực đại, dBpW

0

117

100

104

200

84

Lớn hơn 700

74

• Thẩm tra

Thực hiện phép đo để kiểm tra.

Thiết lập c điều kiện đo kiểm (ví di trường, công suất, điện áp) theo mục 8.2.

Thực hiện phép đo theo một trong hai phương pháp sau đây:

a) Trong phương pháp thứ nhất, phải đo kiểm toàn bộ hệ thống theo thủ tục đo trong Phụ lục B;

b) Trong phương pháp thứ hai, phải đo công suất của các phát xạ không mong muốn tại điểm giao diện giữa ăng ten và EME theo phép đo thay thế trong Phlục B.

Phải đo độ tăng ích theo trục ăng ten với các phương pháp trong IEC 510-2-1. Tính toán EIRP của bức xạ không mong muốn theo hai phương pháp.

2.4. Chức năng điều khiển và giám sát trạm mặt đất trên tàu

2.4.1. Tổng quan

Phần này đưa ra bộ các chức năng điều khiển và giám sát (CMF) tối thiểu mà thiết bị phải có để làm tối thiểu hóa khả năng tạo ra các truyền dẫn không mong muốn có thể làm tăng các can nhiễu có hại.

2.4.2. Giám sát bộ xử lý (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Đảm bảo rằng trạm mặt đất trên tàu có thể dừng phát trong trưng hợp bộ xử lý của hệ thống con bị hỏng.

• Yêu cầu

Trạm mặt đất trên tàu phải kết hợp chức năng giám sát từng bộ xử lý của nó liên quan đến các thao tác lưu lưng và các chức năng giám sát và điều khiển.

Chức năng giám sát bộ xử lý phải phát hiện bất kỳ các sai hỏng về phần mềm, phần cứng của bộ xử lý.

Không đưc chậm hơn 1 giây sau khi xảy ra bất kỳ lỗi nào, phải dừng truyền dẫn cho đến khi chức năng giám sát bộ xử lý xác định rằng trạng thái lỗi đã đưc giải quyết.

• Thẩm tra

Hoạt động của chức năng này phải đưc ngưi vận hành mạng chứng nhận, hoặc đưc thẩm tra qua văn bản và kiểm tra thực tế.

Việc kiểm tra thực tế, nếu cần thiết, phải chỉ ra rằng tất cả các truyền dẫn phải chấm dứt trong vòng 1 giây sau khi bộ xử lý điều khiển đưc bị lỗi (ví dụ bảng mạch bộ xử lý bị cắt điện).

Nhà sản xuất phải có bộ kiểm tra với thủ tục đo để chứng minh việc dừng phát.

2.4.3. Tần số phát của hệ thống con (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Xác nhận sự hoạt động chính xác của hệ thống con tạo tần số phát và hạn chế phát khi hệ thống con hỏng.

• Yêu cầu

Trạm mặt đất trên tàu phải giám sát hoạt động hệ thống con tạo tần số phát.

Sai hỏng của hệ thống con tạo tần số phát kéo dài lâu hơn 5 giây phải dẫn đến dừng phát của hệ thống cho đến khi sai hỏng đưc giải quyết.

• Thẩm tra

Ngưi vận hành mạng phải chứng nhận việc tuân thủ, hoặc phải kiểm tra văn bản và kiểm tra thực tế.

Việc đo kiểm, nếu cần thiết, phải chỉ ra rằng tất cả các truyền dẫn phải chấm dứt trong vòng 6 giây sau khi phát hiện lỗi ở hệ thống con tạo tần số phát của thiết bị (ví dụ thay thế chuẩn tần số).

Nhà sản xuất phải có bkiểm tra vi thtục đo kiểm đchứng minh vic dừng phát.

2.4.4. Truyn dẫn tốc đburst khởi tạo (cháp dụng cho thiết bloại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Hạn chế thời gian và chu kỳ nhiễu loạn tới các dịch vụ khác.

• Yêu cầu

Thời gian truyền dẫn c burst khởi tạo không đưc t quá 1% theo thời gian. Mỗi burst không đưc kéo dài quá 1 giây.

Chtiêu y không đưc áp dụng cho c burst khởi tạo chthưu tiên cứu nạn.

• Thẩm tra

Bằng văn bản và kiểm tra.

2.4.5. Thẩm quyền điều khiển mạng (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

Mục đích

Đảm bảo rằng trạm mặt đất trên tàu không thể phát đưc tin báo trừ khi nó thu đưc một chỉ dẫn thích hợp.

• Yêu cầu

a) Trạm mặt đất trên tàu không thể khởi tạo truyền dẫn tin báo nếu không thu đưc một tín hiệu kích hoạt thích hợp qua một kênh điều khiển có thẩm quyền.

b) Các truyền dẫn không đưc tiếp tục trong khoảng thời gian dài hơn 15 phút trừ khi thu đưc thêm một kích hoạt.

• Thẩm tra

Bằng văn bản hoặc kiểm tra thực tế.

Phải chứng minh đưc rằng trạm mặt đất trên tàu đang phát phải dừng khi nó không thu đưc một kích hoạt thích hợp trong khoảng thời gian lâu hơn 15 phút và phải dừng phát cho đến khi thu đưc một kích hoạt thích hợp.

Phải chứng minh đưc rằng sau khi bật hoặc khởi động lại nguồn thì thiết bị không có khả năng khởi tạo truyền dẫn tin báo cho đến khi thiết bị thu đưc một tín hiệu kích hoạt thích hợp.

2.4.6. Thu tín hiệu điều khin mạng (chỉ áp dụng cho thiết bị loại 1, 2 và 3)

• Mục đích

Đảm bảo rằng trạm mặt đất trên tàu có khả năng:

- Thu và thực hiện các lệnh từ chức năng điều khiển mạng (NCF) qua việc thu chính xác tin báo từ kênh điều khiển thích hợp;

- Phát nhận dạng trạm mặt đất trên tàu dựa vào việc thu một yêu cầu thích hợp.

• Yêu cầu

Thiết bị phải có khả năng kích hoạt hoặc cấm qua các kênh điều khiển. Tuy nhiên, chức năng cấm phải không áp dụng đối với các tin báo cứu nạn và cảnh báo cứu nạn.

Phải dừng phát tin báo khi có lỗi thu (lệnh hoặc tín hiệu) từ kênh điều khiển có thẩm quyền trong một khoảng thời gian lâu hơn 15 phút.

Trạm mặt đất trên tàu phải có khả năng thu và kích hoạt theo các tin báo điều khiển tới nó chứa các thông tin kích hot và cấm phát. Trạm mặt đất trên tàu phải có khả năng phát đi nhận dạng của nó khi thu đưc một tin báo điều khiển thích hợp.

• Thẩm tra

Các yêu cầu phải đưc thẩm tra bằng văn bản và kiểm tra thực tế cho thấy trạm mặt đất trên tàu có khả năng thu tín hiệu thích hợp từ NFC để thực hiện chức năng kích hoạt, cấm và nhận dạng, cũng như phải chứng minh bằng văn bản rằng chức năng cấm không ngăn cản việc phát các tin báo cứu nạn và cảnh bảo cứu nạn.

Nhà sản xuất phải có bộ kiểm tra với thủ tục đo kiểm để chứng minh các chức năng kích hoạt, cấm và nhận dạng.

3. Quy định về quản lý

c thiết btrạm mặt đất INMARSAT-C thuộc phạm vđiều chỉnh u tại mục 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị trạm mặt đất INMARSAT-C sử dụng trên tàu biển và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nưc theo các quy định hiện hành.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Cục Quản lý chất lưng Công nghệ thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hưng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị trạm mặt đất INMARSAT-C sử dụng trên tàu biển theo Quy chuẩn này.

5.2. Quy chuẩn này đưc áp dụng thay thế Tiêu chuẩn ngành TCN 68-248:2006 “Thiết bị trạm mặt đất INMARSAT C trên tàu biển - Yêu cầu kỹ thuật”.

5.3. Trong trưng hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc đưc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

Phụ lục A

(Quy định)

CÁC PHÉP KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG

A.1. Nhiệt độ môi trường

Thiết bị hoặc các khối thiết bị phải đưc kiểm tra theo các thủ tục sau đây, tùy theo loại, IME hay EME.

• Thử nung khô

- IME: Đặt thiết bị trong buồng đo tại nhiệt độ phòng. Tăng nhiệt độ lên đến +55oC ± 3oC, và duy trì nhiệt độ này trong khoảng thời gian 10 giờ 30 phút sau khoảng thời gian trên, bật thiết bị và vận hành liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

- EME: Đặt thiết bị trong buồng đo tại nhiệt độ phòng. Tăng nhiệt độ lên đến +70oC ± 3oC, và duy trì nhiệt độ này trong khoảng thời gian 10 giờ. Khi kết thúc chu kỳ này, làm lạnh đến nhiệt độ +55oC ± 3oC trong khoảng thời gian 30 phút. Sau đó bật thiết bị và vận hành liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

- IME và EME: Thiết bị phải cho phép làm lạnh đến nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian 3 giờ trưc khi tiếp tục phép đo kiểm tiếp theo.

• Thử nhiệt độ thấp

- IME: Đặt thiết bị trong buồng đo tại nhiệt độ phòng. Giảm nhiệt độ xuống - 15oC ± 3oC, và duy trì nhiệt độ này trong khoảng thời gian 10 giờ 30 phút sau khoảng thời gian trên, bật thiết bị và vận hành liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

- EME: Đặt thiết bị trong buồng đo tại nhiệt độ phòng. Giảm nhiệt độ xuống - 25oC ± 3oC, và duy trì nhiệt độ này trong khoảng thời gian 10 giờ 30 phút sau khoảng thời gian này, vẫn duy trì nhiệt độ như vậy bật thiết bị và vận hành liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

- IME và EME: Thiết bị phải cho phép làm nóng đến nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giờ. Phải đặt thiết bị ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ bình thưng tối thiểu là 3 giờ trưc khi tiếp tục phép đo kiểm tiếp theo.

A.2. Độ ẩm tương đối

Thiết bị hoặc các khối thiết bị phải đưc kiểm tra theo các thủ tục sau đây, tùy theo loại, IME hay EME.

• Thử nung ẩm

- IME và EME: Đặt thiết bị trong buồng đo tại độ ẩm và nhiệt độ phòng. Tăng nhiệt độ lên đến + 40oC ± 3oC trong khoảng thời gian 3 giờ và tăng độ ẩm lên đến 93% ± 2%, duy trì điều kiện này trong khoảng thời gian 10 giờ 30 phút sau khoảng thời gian trên, vẫn duy trì điều kiện trên bật thiết bị và vận hành liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Trong khoảng thời gian này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

Khi kết thúc phép đo này, đưa buồng đo trở lại nhiệt độ phòng trong thời gian tối thiểu là 1 gi. Phải đặt thiết bị phải tại điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thưng trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 giờ trưc khi thực hiện phép đo tiếp theo.

A.3. Thử rung

Thiết bị hoặc các khối thiết bị phải đưc kiểm tra theo các thủ tục sau đây, tùy theo loại, IME hay EME.

- IME và EME: Gắn thiết bị lên bàn rung bằng các phương tiện đỡ bình thưng của thiết bị và ở tư thế bình thưng. Tiến hành rung thiết bị hình sin theo chiều thẳng đứng tại tất cả các tần số giữa:

• 5 Hz đến 12,5 Hz, biên độ ± 1,6 mm ± 10%;

• 12,5 Hz đến 25 Hz, biên độ ± 0,38 mm ± 10%;

• 25 Hz đến 50 Hz, biên độ ± 0,1 mm ± 10%.

Thực hiện tối thiểu 15 phút cho mỗi độ tăng quãng tám.

Trong khi thực hiện phép thử này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị. Các yêu cầu dưi đây có thể sử dụng thay thế cho các yêu cu ở trên:

• 5 Hz đến 12,5 Hz, biên độ ± 1,6 mm ± 10%;

• 12,5 Hz đến 50 Hz, với gia tốc không đổi 10 m/s2 ± 10%. Thực hiện tối thiểu 15 phút cho mỗi độ tăng quãng tám.

Trong khi thực hiện phép thử này tiến hành kiểm tra chất lưng thiết bị.

Thực hiện dò cộng hưng trong quá trình thử, nếu tìm đưc tần số cộng hưng nào thì phải lặp lại phép thử tối thiểu 2 giờ tại mỗi tần số tìm đưc.

Phụ lục B

(Quy định)

PHÁT XẠ KHÔNG MONG MUỐN Ở TẦN SỐ TRÊN 1GHZ - THỦ TỤC ĐO

B.1. Giới thiệu

Phần này mô tả thủ tục đo kiểm phát xạ không mong muốn từ 1 GHz đến 40

GHz do trạm mặt đất trên tàu tạo ra trong điều kiện thiết bị đang hoạt động.

B.2. Thiết bị đo

Để thực hiện phép đo, yêu cầu tối thiểu các thiết bị sau đây:

- Một bộ ăng ten chuẩn đã đồng chỉnh có phạm vi hoạt động ở dải tần cần đo;

- Các thiết bị khuếch đại và tiền khuếch đại của ăng ten chuẩn;

- Máy phân tích phổ có tính năng quét/lưu trữ trong dải tần cần đo.

Đối với các thiết bị đo đưc sử dụng phải xác nhận:

- Đáp ứng của thiết bị, bao gồm cả ăng ten và hệ thống khuếch đại đi kèm, với một tín hiệu hình sin biên độ không đổi duy trì trong khoảng ± 1 dB của đồng chỉnh qua dải tần cần đo.

- Chất lưng che chắn của thiết bị đo phải đảm bảo khi tháo anten đo và thiết bị sau ăng ten, che đầu vào thiết bị đo, thì mật độ công suất đo đưc phải thấp hơn giá trị đã đo tối thiểu là 60 dB.

B.3. Thiết lập phép đo

Thực hiện phép đo tại điều kiện môi trưng và điện áp cung cấp danh định.

EME và IEM đưc lắp cách nhau khoảng 0,5 m. Độ dài cáp kết nối giữa hai thiết bị là cực đại theo công bố của nhà sản xuất. Độ cao của cáp khoảng từ 0,5 m đến 1 m. Định vị cáp bằng vật liệu phi kim loại. EME đưc đặt ở cấu hình hoạt động bình thưng trên bàn phi kim loại có độ cao khoảng 0,5 m đến 1 m. IEM cũng đưc đặt trên bàn phi kim loại có độ cao khoảng 0,5 m đến 1 m. Bất kỳ thiết bị đi kèm nào, ví dụ như máy tính xách tay hoặc thiết bị đầu cuối số liệu nếu cần thiết cho hoạt động của thiết bị phải đưc đặt bên cạnh cùng độ cao với IEM.

Phải đặt ăng ten đo kiểm theo mặt phẳng nằm ngang của phần bức xạ của thiết bị. Phải đặt ăng ten bên ngoài trưng gần của ăng ten khác.

Ngoài ra, phải xác nhận rằng vị trí đo kiểm là phù hợp nếu xét theo yêu cầu nhiễu tạp môi trưng phải thấp hơn chỉ tiêu tối thiểu ít nhất là 6 dB.

B.4. Thủ tục đo

Bật EUT và kích hoạt STE (nếu sử dụng). Đặt thiết bị đo tại các băng tần đo kiểm phù hợp và tiến hành đo EIRP trong băng thông xác định. Khi phát hiện phát xạ không mong muốn gần với giới hạn yêu cầu thì băng thông đo kiểm không đưc vưt quá băng tần danh định sẽ sử dụng.

Đặt ăng ten đo kiểm tại độ cao cố định và cách EUT một khoảng thích hợp. Thực hiện phép đo với ăng ten đo kiểm và ăng ten của EUTđưc định hưng sao cho giá trị phát xạ không mong muốn đo đưc là cực đại.

Đầu tiên thực hiện phép đo ở các bưc góc 90o và thay đổi độ cao của ăng ten đo kiểm trong khoảng 1 m và 4 m. Tại các hưng, tần số hoặc dải tần số phát hiện đưc phát xạ không mong muốn mà gần với giới hạn yêu cầu, thực hiện các phép đo bổ sung mỗi khi phát hiện đưc phát xạ bằng cách thay đổi độ cao của ăng ten đo kiểm trong khoảng 1 m và 4 m và quay EUT 360o để tìm giá trị phát xạ không mong muốn cực đại.

Phải thực hiện các phép đo này với ăng ten đo kiểm phân cực trong cả hai mặt phẳng (ngang và đứng) để đảm bảo các giá trị phát xạ không mong muốn đo đưc là cực đại.

Đo mật độ công suất thu đưc trên toàn bộ dải tần cần đo. Khoảng cách giữa EUT và ăng ten chuẩn, tăng ích của ăng ten chuẩn và đc tính khuyếch đại/suy hao của ăng ten chuẩn phía sau cho phép xác định mật độ EIRP không mong muốn bức xạ từ EUT.

B.5. Thủ tục đo kiểm thay thế

Trong trưng hợp muốn đo công suất phát xạ từ trạm mặt đất trên tàu bằng bộ ghép trực tiếp tại điểm giao diện giữa ăng ten và phần còn lại của thiết bị, áp dụng thủ tục đo thay thế này ngoại trừ việc cần thay đổi thiết lập phép đo để ghép trực tiếp thiết bị đo kiểm với ăng ten, và có thể bỏ qua vị trí của ăng ten đo kiểm. Trong phép đo này phải tính đến độ tăng ích cực đại ăng ten của thiết bị tại tần số đo kiểm.

Để thiết lập đưc phép đo này có thể phải bố trí ghép tín hiệu từ STE đến trạm mặt đất trên tàu để thiết lập trạm mặt đất trên tàu ở chế độ hoạt động bình thưng.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ETS 300 460, Satellite earth stations and systems (SES); Maritime Mobile Earth Stations (MMESs) operating in the 1,5/1,6 GHz bands providing Low Bit Rate Data communications (LBRDCs) for the Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS); technical characteristics and methods of measurement

[2] International Telecommunication Union, Radio Regulations (WARC 1992).

[3] ETS 300 495: “Satellity Earth Stations and systems (SES); Network Control Facilities (NFC) for Maritime Mobile Earth Stations (MMESs) operating in the 1,5/1,6 GHz and 11/12/14 GHz bands providing Low Bit Rate Data Communication (LBRDCs)”.

[4] IMO Resolution A.694(17): “General Requirements for Ship borne Radio Equipment forming part of the Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) and for Electronic Navigational Aids”.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi