Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế sử dụng phần mềm có bản quyền

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định

Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư
Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông Loại dự thảo:Quyết định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Thông tin và Truyền thôngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm,bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: /-TTg

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  tháng  năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT.

THỦ TƯỚNG

 


 


Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ
Về sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tínhvà hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm,bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày  tháng  năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy địnhvề sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm,bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.

2. Hoạt động duy trì, cập nhật phần mềm,bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư là hoạt động bảo trì nhằm duy trì hoạt động ổn định, an toàn cho hệ thống thông tin(sau đây gọi là bảo trì hệ thống thông tin). Hoạt động bảo trì hệ thống thông tingồm hoạt động bảo trì phần cứng;bảo trì, duy trì, cập nhật phần mềm (bao gồm hoạt động sửa đổi một phần mềm để chỉnh sửa lại các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng hoặc các thuộc tính, chức năng của phần mềm hoặc làm cho phần mềm hoạt động tối ưu trong môi trường đã bị thay đổi; không bao gồm hoạt động thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống phần mềm).

3. Phần mềm thương mại là phần mềm sẵn có; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.

4. Phần mềm nội bộ là phần mềm được xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng theo các yêu cầu riêng của tổ chức hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc thù của tổ chức hoặc người sử dụng đó.

5. Máy tính bao gồm máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) được xácđịnh theo các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trong các cơ quan, đơn vị.

 

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ


Mục 1
SỬ DỤNG PHẦN MỀM CÓ
BẢN QUYỀN

 

Điều 3. Sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính

1. Việc sử dụng phần mềm có bản quyền trong hoạt động của cơ quan, đơn vịphải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luậtvề tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

2. Bản quyền phần mềm được mua sắm đồng thời khi mua sắmmáy tính theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị. Trường hợp máy tính chưa được cài đặt phần mềm bản quyền, cơ quan, đơn vị tổ chức mua sắm bản quyền phần mềm theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

Đơn giá của máy tínhtheo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị không bao gồm chi phí mua sắm bản quyền phần mềm.

3. Cơ quan, đơn vị phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, các cam kết quốc tế về sử dụng phần mềm có bản quyền trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.

Điều 4. Mua sắm bản quyền phần mềm

1. Việc mua sắm bản quyền phần mềm thực hiện theomột trong các phương thức sau:

a)Tổ chức mua sắm tập trung trong phạm vi của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với phần mềm mà nhiều cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc cùng có nhu cầu sử dụng;

b)Tổ chức mua sắm trong nội bộ của đơn vị dự toán các cấp để phục vụ công việc thường xuyên, công tác chỉ đạo, điều hành.

2. Việc mua sắm bản quyền phần mềm phải bảo đảmtuân thủ các quy định có liên quan về nguồn vốn sử dụng để mua sắm.

 

Mục 2
BẢO TRÌ HỆ THỐNG THÔNG TIN

 

Điều 5. Bảo trì hệ thống thông tin

1. Hệ thống thông tin được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được bảo trì hàng năm.

2. Cơ quan, đơn vịđược giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin có trách nhiệmtổ chức thực hiện bảo trì các hệ thống thông tin theo quy định tại Điều6, 7, 8, 9, 10Quy chế này sau khi hết thời hạn bảo hành của hệ thống thông tin.

Điều 6. Bố trí ngân sách thực hiện bảo trì hệ thống thông tin

1. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sáchcủa cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí cho việc bảo trì các hệ thống thông tin là kinh phí được giao để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên, không thực hiện chế độ tự chủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp công lập là nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị).

3. Kinh phí bố trí cho hoạt động bảo trì phải đảm bảo:

a) Đối với phần mềm thương mại: phù hợp chính sách của nhà cung cấptheo hợp đồng mua sắm (nếu có);

b) Đối với phần cứng, phần mềm nội bộ: không thấp hơn 05% giá trị mua sắm, đầu tư của phần cứng, phần mềm nội bộ(bao gồm giá trị đầu tư ban đầu; giá trị đầu tư nâng cấp, mở rộng các hệ thống thông tin (nếu có) và yếu tố trượt giá của giá trị mua sắm, đầu tư tính đến thời điểm lập dự toán bảo trì).

Điều 7. Kế hoạch bảo trì hệ thống thông tin

1. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì hằng năm trên cơ sở hiện trạng của hệ thống thông tin và các tài liệu liên quan.

2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì bao gồm:

a) Tên công việc thực hiện;

b) Thời gian thực hiện;

c) Phương thức thực hiện;

d) Dự toán thực hiện.

3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin xem xét sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì (nếu có).

Điều 8. Lập dự toán kinh phí bảo trì hệ thống thông tin

Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống thông tin xác định dự toán bảo trì trên cơ sở báo giá thị trường phù hợp với nội dung công việc bảo trì cụ thể hoặc trên cơ sở khối lượng các công việc bảo trì và đơn giá, định mức theo quy định để thực hiện khối lượng công việc đó.

Điều 9. Thực hiện bảo trìhệ thống thông tin

1. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin tự thực hiện nếu đủ năng lực hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì hệ thống thông tin.

2. Nội dung công việc bảo trì:

a) Nội dung công việc chung

- Kiểm tra hệ thống thông tin thường xuyên, định kỳ và đột xuất;

- Bảo trìhệ thống thông tin theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì;

- Kiểm định chất lượng hệ thống thông tin khi cần thiết;

- Sửa chữa hệ thống thông tin định kỳ và đột xuất nếu có sự cố.

b) Nội dung công việc bảo trì phần cứng

- Vệ sinh các thiết bị;

- Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị;

- Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát;

- Lấy Bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo;

- Kiểm tra các kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị (nếu có);

- Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị;

- Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ;

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo trì tiếp theo;

- Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo trì;

- Các công việc cần thiết khác.

c) Nội dung công việc bảo trì, duy trì, cập nhật phần mềm

- Đối với phần mềm thương mại:Nội dung các công việc bảo trì theo quy định của nhà cung cấp.

- Đối với phần mềm nội bộ:

+ Kiểm tra, theo dõi hiện trạng hệ thống, sao lưu;

+ Sửa lỗi phần mềm trong khuôn khổ các chức năng đã có của phần mềm; hỗ trợ cập nhật các bản nâng cấp, vá lỗi (không bao gồm nâng cấp,hiệu chỉnh do văn bản pháp lý điều chỉnh, thay đổi);

+ Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm;

+ Các hoạt động tư vấn gồm: hướng dẫn sử dụng phần mềm khi cán bộ sử dụng có nhu cầu; trực tiếp giúp đỡ chỉnh sửa dữ liệu; giải quyết khắc phục sự cố do phần cứng gây ra;

+Hỗ trợ kiểm tra việc sao lưu dữ liệu định kỳ;

+ Các công việc cần thiết khác.

Điều 10. Quản lý chất lượng công việc bảo trì hệ thống thông tin

1. Cơ quan, đơn vịđược giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác bảo trì; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ bảo trì hệ thống thông tin.

2. Tài liệu phục vụ bảo trì hệ thống thông tin bao gồm:

a) Kế hoạch bảo trì được duyệt;

b) Thông tin về thiết bị phần cứng, phần mềm được bảo trì;

c) Bản vẽ chi tiết đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin;

d) Các tài liệu liên quan đến xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm bội bộ;

đ) Các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác có liên quan.

3. Hồ sơ bảo trì bao gồm:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì nêu tại Khoản 2 Điều này;

b) Kết quả thực hiện các nội dung công việc bảo trì;

c) Kết quả kiểm định chất lượng hạng mục công việc bảo trì (nếu có);

d) Các tài liệu khác có liên quan.

 

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện theo nội dung quy định tại Quy chế này vàbảo đảm kinh phí cho hoạt động bảo trì hệ thống thông tin như quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm bố trí kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì hệ thống thông tincủa các cơ quan, đơn vị.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh cần xử lý khác với các quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Thông tin và Truyền thôngtổng hợp, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi