Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 576/BTTTT-CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc vướng mắc khi thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BTTTT
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 576/BTTTT-CNTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 576/BTTTT-CNTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Minh Hồng |
Ngày ban hành: | 26/02/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 576/BTTTT-CNTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 576/BTTTT-CNTT | Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2013 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Phúc đáp công văn số 406/TCHQ-GSQL ngày 16/01/2013 và Công văn số 5504/TCHQ-GSQL ngày 11/10/2012 của Quý Tổng cục về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/7/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến như sau:
1. Về đối tượng áp dụng:
Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, theo đó Danh mục cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hoạt động nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch (quà biếu, tặng) nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới với các nước láng giềng; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ; quá cảnh hàng hóa.
Hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
2. Về thủ tục xác định hàng hóa thuộc đối tượng không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT:
Trong quá trình xây dựng Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa vào dự thảo ban đầu của Thông tư các nội dung quy định về trình tự, thủ tục xem xét những trường hợp không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải thì các nội dung liên quan đến thủ tục này sẽ được bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, do vậy tạm thời chưa quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo, yêu cầu các Bộ, ngành cần phải tăng cường quản lý vấn đề rác thải điện tử trong đó có hoạt động nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng. Theo đó, để hạn chế các hoạt động gian lận thương mại của các doanh nghiệp lợi dụng chính sách của nhà nước nhằm nhập khẩu rác thải điện tử vào Việt Nam, đề nghị Quý Tổng cục hướng dẫn các doanh nghiệp có văn bản gửi xin ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng theo các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT.
Để có cơ sở xác định những trường hợp thuộc các đối tượng không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT, đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị và gửi các tài liệu phù hợp đối với từng trường hợp về Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ xem xét và cho ý kiến, cụ thể như sau:
a) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan, tổ chức;
b) Tài liệu cung cấp thông tin về sản phẩm nhập khẩu bao gồm: chủng loại, mã số HS, số hiệu, số lượng và các thông tin liên quan khác;
c) Các tài liệu khác tương ứng với từng trường hợp không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu như sau:
+ Đối với trường hợp nhập khẩu để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới và tái xuất:
- Hợp đồng, tài liệu ký kết thực hiện dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới sản phẩm CNTT qua sử dụng (nêu rõ chủng loại sản phẩm) với đối tác nước ngoài;
- Hồ sơ kỹ thuật chứng minh doanh nghiệp có dây chuyền thiết bị phù hợp với quá trình thực hiện dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới;
- Tài liệu nêu rõ biện pháp tái xuất khẩu, phương án xử lý, hoặc tiêu hủy phế thải, phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về môi trường hiện hành.
+ Đối với trường hợp nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất hoặc làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển (R&D):
- Tài liệu thể hiện nguồn gốc sản phẩm (hóa đơn mua hoặc hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài, có điều khoản thuê, mượn sản phẩm CNTT đã qua sử dụng phục vụ sản xuất, thiết kế, nghiên cứu - phát triển (R&D));
- Bản báo cáo, giải trình mục đích sử dụng các sản phẩm nhập khẩu phục vụ làm phương tiện sản xuất hoặc làm mẫu phục vụ hoạt động, thiết kế, nghiên cứu - phát triển (R&D).
+ Đối với trường hợp tái nhập khẩu sau khi đưa ra nước ngoài để bảo hành, bảo trì hoặc sửa chữa, làm mới:
- Hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán hoặc tài liệu xác định nguồn gốc tài sản nhập khẩu;
- Tờ khai xuất khẩu;
- Văn bản ký kết hoặc hợp đồng sửa chữa, bảo hành, bảo trì với đối tác nước ngoài;
- Vận đơn, hóa đơn, chứng từ thanh toán dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì (nếu có).
+ Đối với trường hợp nhập khẩu theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một cơ quan, tổ chức:
- Tài liệu chứng minh sản phẩm CNTT nhập khẩu là tài sản và sử dụng làm phương tiện sản xuất của doanh nghiệp nhập khẩu;
- Tài liệu thể hiện nguồn gốc sản phẩm (hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán);
- Quyết định di chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức;
- Tờ khai xuất khẩu (đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài).
+ Đối với trường hợp nhập khẩu sản phẩm CNTT chuyên dùng đã qua sử dụng:
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan chứng minh là sản phẩm CNTT chuyên dùng;
- Hợp đồng hoặc tài liệu khác kèm theo danh mục các thiết bị nhập khẩu thuộc hệ thống, dây chuyền sản xuất trong đó bao gồm các thiết bị CNTT đã qua sử dụng.
+ Đối với trường hợp nhập khẩu sản phẩm CNTT đã được tân trang, làm mới, sản xuất làm mới để phục vụ sản xuất thuộc dự án cụ thể, khi thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội hoặc phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng:
- Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (nếu có);
- Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán theo các quyết định phê duyệt nêu trên (kèm theo danh mục sản phẩm cần nhập khẩu);
- Thuyết minh dự án.
+ Đối với trường hợp nhập khẩu hộp mực in đã qua sử dụng để cung cấp phân phối tại thị trường trong nước hoặc tái xuất sau khi sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới:
- Hồ sơ kỹ thuật chứng minh tổ chức, cá nhân có dây chuyền thiết bị phù hợp với quá trình thực hiện dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới;
- Tài liệu nêu rõ phương án xử lý, hoặc tiêu hủy phế thải, phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về môi trường hiện hành.
3. Về cách xác định thời hạn sản xuất:
Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT quy định đối với sản phẩm CNTT chuyên dụng đã qua sử dụng, có tính năng đặc biệt phải có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở tờ khai không quá 3 năm; Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh (smart phone) và màn hình, máy thu hình IP, dạng LED/OLED có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai hải quan không quá 01 năm. Cách xác định thời hạn sản xuất của các thiết bị này có thể căn cứ vào các thông tin về thông số kỹ thuật, số hiệu của sản phẩm (s/n-serial number; p/n-part number ...) của nhà sản xuất, hoặc tìm hiểu trên các website của hãng sản xuất sản phẩm đó. Vì hiện nay, các thiết bị CNTT đều được thể hiện ngày sản xuất thông qua nhiều cách như ghi trực tiếp trên sản phẩm, hoặc trong phần mềm nhúng của thiết bị, hoặc trên website của nhà sản xuất.
- Trường hợp sản phẩm mà các cơ quan chức năng không thể xác định được ngày, tháng sản xuất mà chỉ xác định được năm sản xuất thì lấy thời điểm 31/12 của năm sản xuất là căn cứ để áp dụng quy định trên.
Trường hợp sản phẩm mà các cơ quan chức năng không thể xác định được năm sản xuất thì sản phẩm đó không được áp dụng quy định loại trừ trên và bị cấm nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Hải quan những thông tin liên quan đến sản phẩm nhập khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đó.
Trên đây là một số nội dung giải đáp vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT để cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp biết để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để được hướng dẫn thêm.
Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng thông báo./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |