Công văn 4854/BTTTT-CBC 2021 chấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu, hoạt động trái pháp luật

thuộc tính Công văn 4854/BTTTT-CBC

Công văn 4854/BTTTT-CBC của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu, hoạt động trái pháp luật
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4854/BTTTT-CBC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành:26/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

Số: 4854/BTTTT-CBC
V/v chấn chnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu, hoạt động trái pháp luật

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- UBND các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hội Nhà báo Việt Nam;
- Các cơ quan ch quản báo chí;
- Tng biên tập các cơ quan báo chí.

 

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được nhiều thông tin, phn ánh v việc có một số cơ quan báo chí, trong đó ch yếu là tạp chí thuộc các t chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lợi dụng danh nghĩa báo chí đhoạt động trái pháp luật, sách nhiu cơ quan, doanh nghiệp, địa phương.

Đó là tình trạng một số cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên có hành vi vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với nhiều cách thức gây phiền hà như: Gửi văn bản yêu cầu giải trình, cung cấp thông tin, c nhà báo, cấp giấy giới thiệu cho phóng viên, cộng tác viên tác nghiệp về những vấn đ không đúng tôn ch, mục đích ghi trong giấy phép; yêu cu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bng cách liên tục gọi điện, nhn tin... Đặc biệt, có hiện tượng một số nhà báo, phóng viên, cộng tác viên lợi dụng việc nm được những thông tin nội bộ một chiều, chưa được kiểm chứng về những tồn tại, sai sót của cơ quan, doanh nghiệp, địa phương đ gợi ý, gây sức ép, thậm chí là đe dọa để sau đó đề nghị ký kết hợp đng truyền thông, qung cáo hoặc thu lợi bất chính; vòi vĩnh cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, nhất là trong giai đoạn gần Tết Ngun đán và những ngày l lớn.

Đây là những hoạt động thiếu chuẩn mực, có du hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái quy định pháp luật; nh hưởng đến hoạt động hợp pháp và gây bức xúc cho cơ quan, doanh nghiệp, địa phương; làm tn hại nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của những cơ quan báo chí, người làm báo chân chính. Hiện tượng này đã tồn tại âm một thời gian, nhưng gần đây có chiều hướng gia lăng, biến tướng phức tạp.

Một phần nguyên nhân là do sự suy thoái, yếu kém về đạo đức; sự buông lng quản lý, giáo dục của cơ quan chủ qun, cơ quan báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí thiếu kiểm soát đ một bộ phận phóng viên, cộng tác viên không thực chất hoạt động nghiệp vụ, lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi. Bên cạnh đó, không loại tr nguyên nhân là kh năng một số lãnh đạo cơ quan báo chí tạo sức ép về làm kinh tế, thậm chí là giao, khoán ch tiêu doanh thu, qung cáo cho văn phòng đại diện, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên; từ đó làm ngơ, dung túng đ những việc làm nhũng nhiễu nêu trên diễn ra.

Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát và x lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí theo Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định x phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bn, trong đó tập trung về các hành vi cơ quan báo chí thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích; hành vi người đứng đầu cơ quan báo chí c hoặc giao quyền cho cấp dưới c nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích; hành vi nhà báo hoạt động báo chí không đúng tôn ch, mục đích ghi trong giấy phép của cơ quan đang công tác. Đối với những vụ việc phức tạp, có dấu hiệu vi phạm hình sự, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chuyn, phối hợp các cơ quan chức năng xem xét, x lý.

Nhm góp phần chấn chnh, hạn chế triệt đ tình trạng nhức nhi nêu trên, cần có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm liên quan. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị:

1. Đối với Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, cơ sở trực thuộc phối hợp, cung cấp, minh bạch thông tin đối với những yêu cu cung cấp thông tin đúng quy định, đúng tôn chỉ, mục đích, bo đm quyn được thông tin của cơ quan báo chí, bảo đảm các cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật; kiên quyết không thực hiện hợp đồng truyền thông, qung cáo khi có dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa báo chí đ sách nhiu, trục lợi.

- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động trái pháp luật hoặc có hiện tượng sách nhiu, lưu lại bng chứng, kịp thời báo cho cơ quan chức năng của địa phương (cơ quan công an, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo cấp tnh...) xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, thông báo kết quả xử lý đ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam có biện pháp chn chnh hoạt động của cơ quan báo chí.

- Chỉ đạo S Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương; thực hiện trách nhiệm qun lý, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, phóng viên thưng trú trên địa bàn theo quy định; chủ động phát huy thẩm quyền được pháp luật giao, nhất là tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bn để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả đối với hoạt động của cơ quan báo chí của Trung ương.

2. Đối với cơ quan ch qun báo chí:

- Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng, của người đứng đầu cơ quan ch quản đối với hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc.

- Quan tâm sâu sát hơn nữa đối với hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc. Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Thường xuyên kiểm tra, giám sát; kim điểm, xem xét, x lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí nếu cơ quan báo chí bị x lý vi phạm hoặc đ nhà báo, phóng viên, cộng tác viên vi phạm quy định pháp luật.

- Tập trung đầu tư, bảo đảm kinh phí thường xuyên và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc. Hàng năm, bố trí ngân sách, nguồn lực đ đặt hàng hoặc hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền.

- Không áp đặt nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan báo chí trực thuộc trái quy định pháp luật.

- Chỉ đạo cơ quan báo chí trực thuộc xây dựng đ thông qua kế hoạch hoạt động theo năm; thường xuyên đôn đốc, kim tra tình hình thực hiện.

3. Đối với người đứng đu cơ quan báo chí:

- Tăng cường k luật, k cương thông tin và công tác quản lý nhà báo, phóng viên, cộng tác viên. Chỉ đạo cơ quan báo chí tổ chức thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép.

- Khi yêu cầu cung cấp thông tin hoặc cấp giấy giới thiệu, nội dung phải phù hợp với tôn ch, mục đích ghi trong giấy phép; giấy giới thiệu phi ghi rõ làm việc với cơ quan, tổ chức nào, nội dung gì, thời gian cụ thể. Không cấp giấy giới thiệu cho người không phải phóng viên cơ quan báo chí; không cấp giấy giới thiệu cho cộng tác viên nhưng ghi chức danh là phóng viên.

- Đối với Trưởng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương, do xa tòa soạn, cần tuyển chọn k lưỡng những nhân sự có phẩm chất tốt về chính trị, đạo đức và theo dõi, giám sát hoạt động một cách thường xuyên, chặt chẽ.

4. Đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam:

- Nâng cao vai trò giáo dục, bồi dưỡng đạo đức ngh nghiệp cho đội ngũ người làm báo.

- Chỉ đạo các Hội Nhà báo cấp tnh, các liên chi hội, chi hội nhà báo đy mạnh theo dõi, giám sát, kiểm tra và kết luận rõ ràng đối với người làm báo vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Quy tc s dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đ làm cơ sở x lý tiếp theo.

Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị liên hệ, phản ánh về Cục Báo chí (Địa ch: Số 7 Yết Kiêu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Sđiện thoại Đường dây nóng: 0865.28.28.28) đ trao đi, hướng dẫn.

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Tuyên giáo Trung ương (đ
b/c);
-
Bộ trưng Nguyễn Mạnh Hùng (để b/c);
- Thứ trư
ng Phạm Anh Tun;
- Các
đồng chí Thứ trưng;
- Lưu: VT, CBC, BTT (300).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Anh Tuấn

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất