Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4143/BTTTT-CTS của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất tại các tỉnh Nhóm IV
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4143/BTTTT-CTS
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4143/BTTTT-CTS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 06/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 4143/BTTTT-CTS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4143/BTTTT-CTS | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: | Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. |
Thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Đề án số hóa truyền hình mặt đất) và Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg, các tỉnh gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông sẽ triển khai thực hiện số hóa truyền hình mặt đất và ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trước ngày 31/12/2020. Để chuẩn bị triển khai số hóa truyền hình mặt đất tại các tỉnh nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung chính của Đề án số hóa truyền hình mặt đất như sau:
1. Về việc phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại các tỉnh
Theo quy định tại Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng (TDPS) phát thanh, truyền hình đến năm 2020 việc truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sẽ được thực hiện bởi các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình. Các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TDPS truyền hình số mặt đất có trách nhiệm phủ sóng truyền hình số mặt đất tại các địa bàn đã được phủ sóng bởi các trạm phát sóng chính tương tự mặt đất để truyền tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương.
Hiện nay, một số tỉnh gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lào Cai đã được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 từ các trạm phát sóng chính, Sơn La đã được Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 từ trạm phát sóng chính.
Ngoài ra, Công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng (TDPS) truyền hình số mặt đất tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
2. Phạm vi, địa bàn thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất
Đề án số hóa truyền hình mặt đất là đề án thực hiện chuyển đổi công nghệ phát sóng và thu xem từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất hoặc sang phương thức truyền hình khác. Do đó, chỉ những địa bàn mà người dân thu xem được truyền hình tương tự mặt đất mới thuộc phạm vi tác động của Đề án. Các địa bàn chưa phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất thì không thuộc phạm vi triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất, không thực hiện việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Địa bàn thực hiện số hóa truyền hình cụ thể bao gồm:
- Địa bàn trong đó người dân thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ trạm phát sóng chính.
- Địa bàn người dân thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ các trạm phát lại.
3. Các công tác trọng tâm địa phương cần thực hiện
3.1. Việc truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình thiết yếu của địa phương
Đài Phát thanh truyền hình tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng và đưa các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương phát sóng không khóa mã trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện truyền tải kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất. Chi phí truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình trên sóng truyền hình số mặt đất sẽ được tính trên cơ sở định mức truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình theo Quyết định số 2279/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.2. Xác định vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số
Cục Tần số VTĐ sẽ tính toán vùng phủ sóng truyền hình mặt đất theo lý thuyết và gửi địa phương danh sách địa bàn thuộc vùng dự kiến hỗ trợ (là vùng đang được phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất) đầu thu truyền hình số mặt đất và đầu thu truyền hình số qua vệ tinh.
Trên cơ sở danh sách vùng dự kiến hỗ trợ đầu thu truyền hình số đã được Cục Tần số VTĐ xác định, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh rà soát, xác định lại địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên thực tế. Việc rà soát, xác định được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (DVB-T2)
Vùng hỗ trợ đầu thu DVB-T2 bao gồm các địa bàn đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ các trạm phát sóng chính của Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV1) và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Đối với các địa bàn mà người dân đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ các trạm phát lại, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình số mặt đất của doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thì Sở Thông tin và Truyền thông đưa địa bàn đó vào vùng hỗ trợ đầu thu DVB-T2.
b. Vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH)
Vùng hỗ trợ đầu thu DTH bao gồm các địa bàn hỗ trợ đầu thu truyền hình số còn lại, sau khi đã trừ đi các địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu DVB-T2 được xác định tại mục 3.2/a.
3.3. Lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo cần hỗ trợ đầu thu truyền hình số
Địa phương lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu truyền hình số mặt đất (đối với địa bàn tại mục 3.2/a) và đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (đối với địa bàn tại mục 3.2/b) và gửi danh sách này cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, Cục Tần số vô tuyến điện) để tiến hành công tác hỗ trợ theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.4. Phối hợp trong công tác hỗ trợ đầu thu truyền hình số
Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích - Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện công việc bao gồm: lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ; phối hợp triển khai hỗ trợ, lắp đặt đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo; xác nhận danh sách đối tượng thụ hưởng.
Căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số đối với hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo, cận nghèo của địa phương và các đối tượng chính sách xã hội.
3.5. Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất
Căn cứ kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất, địa phương chủ động bố trí ngân sách, triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình phù hợp với điều kiện của từng địa phương trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn và các video clip, audio clip của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nội dung thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất bao gồm: thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, lợi ích của số hóa truyền hình, kế hoạch chuyển đổi, địa bàn thực hiện số hóa truyền hình mặt đất, địa bàn chuyển sang truyền hình số qua vệ tinh (DTH). Thời gian tập trung thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất nên thực hiện trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại địa bàn từ 06 tháng đến 01 năm để đảm bảo hiệu quả.
Trân trọng./.
Tài liệu kèm theo: Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |