Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3485/BTTTT-THH 2020 đẩy nhanh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3485/BTTTT-THH
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3485/BTTTT-THH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 10/09/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 3485/BTTTT-THH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3485/BTTTT-THH | Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu, đến năm 2020, cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất của Chính phủ điện tử, hướng tới mục tiêu cuối cùng là cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu này đặc biệt có ý nghĩa khi cả xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới, hoạt động nhiều hơn trên môi trường mạng; thực hiện mục tiêu kép, vừa đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các Văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (Văn bản số 929/BTTTT-THH ngày 19/3/2020 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Văn bản số 1718/BTTTT-THH ngày 11/5/2020 về triển khai Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 12/02/2020). Tuy nhiên, đến tháng 8/2020, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp bởi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bộ, tỉnh) vẫn còn rất thấp so mới mục tiêu đặt ra. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trung bình cả nước đạt 17,97%; đặc biệt 05 bộ, 22 tỉnh đạt tỉ lệ còn ít hơn 10% (tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của từng bộ, tỉnh gửi kèm theo). Với thực trạng này, nếu không có sự quyết tâm, vào cuộc của lãnh đạo cao nhất cơ quan nhà nước các cấp, thì mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 sẽ không thể đạt được.
Tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 28/8/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, tỉnh đẩy nhanh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỉ lệ tối thiểu 30% trong năm 2020.
Với bối cảnh trên, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, với các nội dung chính sau:
1. Với điều kiện hiện có, khẩn trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020 và xem xét, triển khai theo mô hình nền tảng để tiết kiệm chi phí, thời gian; hướng tới năm 2021, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải hiệu quả, tránh hình thức.
2. Thực hiện kết nối Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với các hệ thống thông tin sau:
- Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc của Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến, giúp nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 lên mức độ 4.
3. Hoàn thành xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh trong tháng 10/2020 và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc, tạo điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
4. Giao đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (đối với các bộ), Sở Thông tin và Truyền thông (đối với các tỉnh) là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai các nội dung trên (trước ngày 20 hàng tháng) gửi báo cáo về hiện trạng tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tại bộ/tỉnh qua phần mềm (tại địa chỉ https://bcudcntt.aita.gov.vn), để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học hóa) để có các giải pháp kịp thời. Thông tin liên hệ: đ/c Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, email: [email protected], điện thoại: 0912.373.907.
Trân trọng./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
TỈ LỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số: 3485/BTTTT-THH ngày 10/9/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TT | Bộ, ngành | Tỉ lệ DVCTT mức 4 |
1 | Bộ Thông tin và Truyền thông | 100% |
2 | Bộ Y tế | 100% |
3 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 51,58% |
4 | Bảo hiểm Xã hội Việt Nam | 48,15% |
5 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 46,22% |
6 | Bộ Xây dựng | 40,82% |
7 | Bộ Tài chính | 37,96% |
8 | Bộ Nội vụ | 35,83% |
9 | Bộ Giao thông vận tải | 30,24% |
10 | Bộ Công Thương | 21,23% |
11 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | 20,88% |
12 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 17,48% |
13 | Bộ Khoa học và Công nghệ | 8,51% |
14 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 8,0% |
15 | Bộ Tư pháp | 7,87% |
16 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 2,53% |
17 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 1,85% |
Ghi chú:
- Những cơ quan nhà nước có chức năng đặc thù, hoặc không cung cấp dịch vụ công trực tuyến (Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; các cơ quan thuộc Chính phủ trừ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) không đưa vào danh sách thống kê;
- Số liệu này được tổng hợp vào ngày 20/8/2020, từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
II. TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TT | Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương | Tỉ lệ DVCTT mức 4 |
1 | Thừa Thiên - Huế | 54,53% |
2 | Tiền Giang | 45,12% |
3 | Nam Định | 41,47% |
4 | Bình Dương | 39,92% |
5 | Lào Cai | 36,49% |
6 | TP. Đà Nẵng | 36,02% |
7 | Quảng Ninh | 36,00% |
8 | Trà Vinh | 34,74% |
9 | An Giang | 33,69% |
10 | Lạng Sơn | 33,13% |
11 | Hòa Bình | 33,01% |
12 | Bình Phước | 32,15% |
13 | Ninh Thuận | 31,19% |
14 | Phú Thọ | 25,70% |
15 | Bắc Ninh | 25,53% |
16 | Bắc Kạn | 24,06% |
17 | TP. Hà Nội | 23,88% |
18 | Vĩnh Long | 23,31% |
19 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 22,83% |
20 | Thái Bình | 22,45% |
21 | Hà Nam | 21,87% |
22 | Đắk Lắk | 21,18% |
23 | Lâm Đồng | 21,16% |
24 | Ninh Bình | 21,11% |
25 | Bến Tre | 20,51% |
26 | Điện Biên | 19,72% |
27 | Cà Mau | 19,59% |
28 | TP. Cần Thơ | 18,39% |
29 | Tuyên Quang | 18,31% |
30 | Long An | 17,83% |
31 | Hưng Yên | 15,89% |
32 | Hà Giang | 15,39% |
33 | TP. Hồ Chí Minh | 15,20% |
34 | Đồng Nai | 15,13% |
35 | Hải Dương | 15,01% |
36 | Thái Nguyên | 14,95% |
37 | Kiên Giang | 12,85% |
38 | Quảng Nam | 12,73% |
39 | Bình Thuận | 12,31% |
40 | Sóc Trăng | 10,54% |
41 | Hậu Giang | 10,36% |
42 | Tây Ninh | 8,90% |
43 | Thanh Hóa | 8,81% |
44 | Gia Lai | 8,09% |
45 | Bạc Liêu | 7,03% |
46 | TP. Hải Phòng | 6,91% |
47 | Kon Tum | 6,90% |
48 | Vĩnh Phúc | 6,51% |
49 | Phú Yên | 6,30% |
50 | Sơn La | 5,42% |
51 | Quảng Trị | 5,06% |
52 | Quảng Ngãi | 4,49% |
53 | Hà Tĩnh | 4,42% |
54 | Yên Bái | 4,31% |
55 | Đồng Tháp | 4,19% |
56 | Nghệ An | 3,98% |
57 | Quảng Bình | 3,64% |
58 | Bình Định | 3,62% |
59 | Lai Châu | 3,59% |
60 | Đắk Nông | 2,50% |
61 | Bắc Giang | 2,25% |
62 | Khánh Hòa | 1,75% |
63 | Cao Bằng | 0,87% |
Ghi chú: Số liệu này được tổng hợp vào ngày 20/8/2020, từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây