Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3386/BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Công văn 1654/BTTTT-ƯDCNTT, 1655/BTTTT-ƯDCNTT hướng dẫn yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho dự án dùng chung
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3386/BTTTT-ƯDCNTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3386/BTTTT-ƯDCNTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Minh Hồng |
Ngày ban hành: | 23/10/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 3386/BTTTT-ƯDCNTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3386/BTTTT-ƯDCNTT | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2009 |
Kính gửi: | - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn “Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu vềnội dung của các dự án dùng chung cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương”.Ngày 27/5/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT, 1655/BTTTT-ƯDCNTT về việc hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho các dự án dùng chung.
Nhằm đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế và phục vụ triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2009-2010 tại Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông côngbố bổ sung, điều chỉnh một số điểm tại công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT,1655/BTTTT-ƯDCNTT, Phụ lục nội dung bổ sung, điều chỉnh kèm theo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì vướng mắc, đề nghị Quý cơ quan phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ ĐIỂM TẠI CÔNG VĂN 1654/BTTTT-ƯDCNTT VÀ 1655/BTTTT-ƯDCNTT
(Kèm theo công văn số: 3386 /BTTTT-ƯDCNTT ngày 23 /10/2009)
I. Hệ thống cổng thông tin điệntử
1) Điều chỉnh nội dung ý 1, điểm3, mục 2.2.a: Cung cấp khả năng quản lý nhiều cổng con hoạt động trong hệ thốngvà có công cụ cho phép việc tạo ra các cổng con cho các đơn vị trực thuộc. Bỏ điểm 2, mục 2.2b.
2) Điều chỉnh nội dung điểm 5, mục2.2.a:
“Tích hợp được nhiều kênh thông tin từ các nguồn khác nhau lên cổng thông tin sử dụng các cơ chế tương tác định chuẩn.
Thông qua chức năng tích hợp cung cấp các chức năng khác phục vụ hoạt động xây dựng cổng, tích hợp các thành phần cung cấp thông tin, đồng thời quy định các khu vực trình bày thông tin.
Định chuẩn cho chức năng tích hợp đối với môi trường Java là Portlet và định chuẩn chức năng tích hợp đối với môi trường .NET là WebPart.
Tích hợp các ứng dụng bên ngoài sử dụng các chuẩnWSRP, web services”.
3) Điều chỉnh nội dung điểm 6, mục2.2.a:
“Tìm kiếm thông tin từng phần hoặc toàn bộ cổng thông tin, hỗ trợ tìm kiếm được nhiều định dạng văn bản như .doc, .xls, .ppt, .pdf...”.
4) Điều chỉnh cụm từ “Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ ứng dụng hành chính“ thành “Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác ứng dụng quản lý hành chính công”.
5) Bổ sung vào điểm 12 “Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác ứng dụng quản lý hành chính công”, mục 2.2.a:“Cho phép kết xuất nội dung bài viết sang các dạng tệp dữ liệu thông dụng như PDF, DOC... và cho phép gửi tới các địa chỉ thư điện tử hoặc cho phép in trực tiếp từ trang web”.
6) Bổ sung thêm chức năng cho“Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác ứng dụng quản lý hành chính công“, mục 2.2.a:
14 | Biểu mẫu điện tử | Có khả năng định nghĩa hồ sơ biểu mẫu và qui trình giải quyết thủ tục hành chính công tương với hồs ơ biểu mẫu. |
Có khả năng quản lý danh mục biểu mẫu | ||
Có khả năng thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo hồ sơ biểu mẫu |
7) Điều chỉnh điểm 1, mục 2.2.b:“Cung cấp khả năng tự động hiển thị thông tin theo các loại thiết bị khác nhau như PDA, Pocket PC, PC, tuân thủ theo các chuẩn HTML v4.01, XHTML v1.1 và WML2.0”
8) Sửa điểm 2, mục 2.2.b:
2 | Cung cấp môi trường làm việc cộng tác | Cho phép người dùng chia sẻ tài liệu, trò chuyện, tổ chức hội thảo… |
9) Điểu chỉnh điểm 3 “cung cấp các kênh dịch vụ thông tin”, mục 2.2.b:
“Các kênh dịch vụ thông tin được tích hợp trực tiếp trên cổng thông tin. Ví dụ thông báo, quảng cáo, thư viện đa phương tiện, liên kết, trưng cầu ý kiến, diễn đàn,các dịch vụ tương tác ứng dụng bản đồ số…”.
10) Các điểm “hội nghị truyền hình”, “tiện ích” được đánh lại số thứ tự.
11) Điều chỉnh điểm 8, mục 3.2.a:
“Thốngnhất tiêu chuẩn tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin:
- XML 1.0
- RSS 2.0/ ATOM 1.0
- RDF
- (JSR168/JSR 286 cho PortletAPI/WebPart)
- SOAP v1.2, WSRP 1.0/WSRP2.0,WSDL (WebService)”
12) Điều chỉnh điểm 13, mục 3.2.a như sau:
13 | Khả năng thiết lập các kênh thông tin dễ dàng lên cổng: | |
Kênh thông tin xuất bản dựa trên tiêu chuẩn trao đổi và chia sẻ | ||
Kênh ứng dụng sử dụng chuẩn tương tác Porlet API (JSR 168/JSR 286) | Chọn 1 trong 2 | |
Kênh ứng dụng sử dụng chuẩn tương tác WebPart | ||
Kênh thông tin trao đổi sử dụng dịch vụ web (WebServices, WSRP 1.0/WSRP 2.0) |
13) Điềuchỉnh điểm 19, mục 3.2.a:
“Hỗ trợ người sử dụng trao đổi thông tin, dữ liệu với cổng trên mạng Internet theo các chuẩn về an toàn thông tin như SSL v3.0, HTTPS, TLS 1.0,...”.
II. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
1) Bổ sung chức năng vào điểm 3.1,mục 2.2: “quản lý in phiếu trình ký văn bản đi.”, chức năng này cho phép tắt hoặc bật chức năng in phiếu trình ký văn bản đi theo một trong ba chế độ: tự động, thủ công hoặc không cần phiếu trình ký.
2) Bổ sung chức năng vào điểm 3.2,mục 2.2: “có khả năng cho phép người sử dụng thu hồi được văn bản đã gửi đi”.
3) Điều chỉnh điểm 7.1, mục 2.2:“In sổ văn bản đến/đi theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ”.
4) Điều chỉnh gạch đầu dòng số 4,mục 3.1 “Nguyên tắc xây dựng”: “Phù hợp với văn bản pháp quy về quản lý văn thư, lưu trữ, định hướng quy trình quản lý chất lượng ISO”.
5) Điều chỉnh điểm 1, mục 3.2.a:
“Phải tuân thủ các yêu cầu quy định pháp luật hiện hành về văn thư, lưu trữ; phù hợp các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ trên thực tế (định hướng áp dụng quy trình cải cách hành chính theo quy trình quản lý chất lượng ISO)”.
6) Điều chỉnh điểm 7, mục 3.2.a:
“Có khả năng kết nối và gửi nhận dữ liệu qua mạng diện rộng, tối thiểu đáp ứng với các hạ tầng đường truyền khác nhau như ADSL, Dial-up, …”.
7) Điểu chỉnh điểm 10, mục 3.2.a:
“Mô hình hệ thống nên có khả năng cài đặt theo mô hình máy chủ chính và máy chủ dự phòng (mô hình load balancing, cluster) để đảm bảo cơ chế cân bằng tải, tự phục hồi, sao lưu dữ liệu tức thời giữa máy chủ chính và máy chủ dự phòng”.
8) Bổ sung yêu cầu về an toàn bảo mật trong mục 3.2.b: “Sử dụng chữ kỹ số để trao đổi văn bản điện tử trong hệ thống”.
9) Bổ sung vào nội dung “Yêu cầu về giao diện” (sau điểm 9, mục 3.2.b): “Hệ thống được thiết kế và xây dựng sửdụng Font tiếng Việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909:2001 thống nhất trong toàn bộ giao diện với người sử dụng và người quản trị hệ thống”.
10) Điều chuyển điểm 6, mục 3.2.b vào nội dung “Yêu cầu về lưu trữ dữ liệu” trong mục 3.2.a.
III. Đối với hệ thống thư điện tử:
1) Đánh lại số thứ tự các điểm từ7 – 27
2) Điều chỉnh nội dung điểm 13,mục 3.2.a:
“Đáp ứng khả năng cài đặt các máy chủ Front End theo mô hình hệ thống Load Balancing, Cluster đảm bảo cơ chế cân bằng tải, tự phục hồi, sao lưu dữ liệu tức thời giữa các máy chủ Front End”.
IV. Đốivới hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện:[q1]
1) Các nội dung trước đây về côngnghệ SD và HD không có sửa đổi.
2) Bổ sung thêm nội dung mới về công nghệ hội nghị trên nền IP
a) Danh sách các tính năng kỹ thuật cần có
STT | Nội dung yêu cầu |
Các yêu cầuchung | |
1 | Phòng ốc phải đảm bảo phục vụ với chất lượng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng trung thực, tự nhiên. Ánh sáng cho một phòng họp hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện phải là loại ánh sáng liên tục và có cường độ sáng tối thiểu 600lux. ánh sáng trong phòng không được chiếu thẳng vàoCamera để tránh hiện tượng ngược sáng cho Camera |
2 | Một cuộc họp giao ban điện tử đa phương tiện đa điểm IP bao gồm các thành phần sau: - Máy chủ hội nghị truyền hình - Thiết bị đầu cuối Codec hoặc máy trạm hội nghị truyền hình và camera, micro. - Cácthành phần hỗ trợ (Thiết bị hiển thị và trình diễn, phần mềm hỗ trợ) |
3 | Yêu cầu về máy chủ hội nghị truyền hình |
Phần mềm máy chủ phải có khả năng đáp ứng nhiều cuộc họp độc lập diễn ra đồng thời trên cùng một hệ thống (đảm bảo hệ thống có khả năng giải quyết được nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau của tổ chức/đơnvị) | |
Dễ dàng mở rộng số điểm tham dự hay thay thế thiết bị đầu cuối mới mà không ảnh hưởng đến cấu hình phiên họp | |
Tương thích với các thiết bị đầu cuối hội nghị truyền hình của các hãng khác nhau như thiết bị camera, micro, hiển thị và trình diễn | |
Hỗ trợ các điểm đầu cuối có tốc độ video và audio khác nhau có thể cùng tham gia chung một cuộc giao ban điện tử đa phương tiện | |
Hỗ trợ nhiều chế độ hội nghị: giao ban, phát biểu,nói chuyện riêng, chủ tọa… | |
Đảm bảo khả năng cập nhật cuộc họp theo thời gian thực như: mời thêm thành viên mới, ngắt quyền tham dự của thành viên đang tham gia, chuyển đổi vai trò phát biểu,… không làm gián đoạn đến cuộc họpđang diễn ra. | |
Có thể tích hợp tốt với hạ tầng mạng IP nhưEthernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, Token Ring, FDDI, ATM, mạng khôngdây | |
Có khả năng trình diễn ứng dụng bất kỳ theo thời gian thực | |
Có khả năng chia sẻ tài liệu trực tuyến với nhiều định dạng khác nhau. | |
4 | Yêu cầu đối với thiết bịđầu cuối |
Thiết bị đầu cuối phải có tối thiểu các thành phần sau: - Codec hoặc máy khách với phần mềm điều khiển máy khách. - Camera - Micro | |
Cho phép kết nối và sử dụng các thiết bị thông dụng như máy tính PC,Laptop và các thiết bị đa phương tiện đi kèm để thiết lập một điểm đầu cuối,ví dụ màn hình, máy chiếu, webcam, máy quay phim, hệ thống trang âm, hệ thốngcamera quan sát … | |
Có khả năng phối hợp các mô hình ứng dụng khác nhau để đảm bảo tính linh hoạt của hội nghị đa phương tiện: như hội trường lớn, phòng họp, máy tính để bàn, máy xách tay. | |
Cho phép ghi lại các nội dung hội nghị đa phương tiện qua mang LAN,WAN, Internet thành các định dạng dữ liệu thông dụng như Windows Media,… | |
Phần mềm điều khiển máy khách hoạt động ổn định, tin cậy; cho phép quản lý và thiết lập tham số hệ thống để điểm đầu cuối tham gia vào cuộc họp; đồng thời cho phép cập nhật, nâng cấp tự động mà không làm gián đoạn cuộc họp đang diễn ra. | |
5 | Hệ thống phải có khả năng hoạt động trên cơ sở đường truyền sẵn có như Leased Line, ADSL… |
Các vấn đề an toàn, bảomật | |
6 | Đảm bảo an ninh, có khả năng ngăn chặn sự thâm nhập trái phép vào cuộc họp, có sử dụng cơ chế đăng nhập xác thực |
7 | Hỗ trợ tính năng mã hóa cuộc họp, mã hóa dữ liệu đường truyền |
8 | Có khả năng kết hợp với các thiết bị an ninh khác như mã hóa, tường lửa (firewall) hoặc tích hợp sẵn cơ chế bảo mật |
Các vấn đề vềchuẩn | |
9 | Tối thiểu đáp ứng chuẩn truyền dẫn trên Internet IP v4, UDP |
10 | Tối thiểu đáp ứng chuẩn truyền thông H.323 |
11 | Tối thiểu đáp ứng chuẩn Video căn bản: H.261 |
12 | Tối thiểu đáp ứng chuẩn Audio căn bản: G.711 |
13 | Đáp ứng các tiêu chuẩn kết nối mạng trên nền IP |
14 | Đáp ứng chuẩn điều khiển camera ở xa: H.281 |
b) Danh sách các tính năng kỹ thuật nên có
STT | Nội dung yêu cầu |
Các yêu cầu chung | |
1 | Yêu cầu với máy chủ hội nghị truyềnhình |
Có khả năng trình diễn ứng dụng bất kỳ theo thời gian thực | |
2 | Công nghệ hội nghị trên nền IP có khả năng kết nối với các hệ thống hội nghị truyền hình hiện đang sử dụng giải pháp MCU cứng. |