Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2163/BTTTT-VP 2022 xử lý các dịch vụ cho vay nặng lãi trực tuyến
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2163/BTTTT-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2163/BTTTT-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 06/06/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 2163/BTTTT-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2163/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: | - Tổng Thư ký Quốc hội; |
Thực hiện công văn số 1036/TTKQH-GS ngày 23/05/2022 của Tổng Thư ký Quốc hội về việc chuyển Phiếu chất vấn số 16/PCVK3-GS của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn Đại biểu Quốc tỉnh Lâm Đồng tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, có nội dung như sau:
“Mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen; tuy nhiên, ngoài những cách thức cho vay truyền thống, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” chuyển hướng sang sử dụng công nghệ cao để hoạt động thông qua ứng dụng (app) hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh, thiếu niên... vay tiền. Trong khi đó Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng bao gồm việc cho vay qua app.
Vậy Bộ trưởng có giải pháp gì để kiểm tra, xử lý các dịch vụ cho vay nặng lãi trực tuyến nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng “tín dụng đen” trong thời gian tới.”
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến trả lời như sau:
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, đặc biệt thủ đoạn cho vay tiền thông qua ứng dụng (app) hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh, thiếu niên... vay tiền đang có diễn biến phức tạp.
Đối với loại tội phạm này, Bộ Công an và các bộ, ngành chức năng đã và đang đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” hoặc các đối tượng tham gia giới thiệu, tuyên truyền cho tín dụng đen. Hoạt động tín dụng đen trên mạng được triển khai tinh vi, gắn với hoạt động đòi nợ thuê trong đời sống thực, vi phạm luật hình sự nên cần được cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để răn đe.
Dưới góc độ quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả hoạt động “tín dụng đen” trên môi trường mạng, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí:
+ Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tội phạm nói chung và cho vay tài chính “tín dụng đen” nói riêng.
+ Đề xuất xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông phòng, chống tội phạm về tài chính và hoạt động “tín dụng đen”.
- Chỉ đạo, xử lý thông tin trên mạng:
+ Bộ đã chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước tăng cường rà soát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng để ngăn chặn hoạt động vi phạm.
+ Yêu cầu mạng xã hội xuyên biên giới gỡ bỏ các đường link lừa đảo liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”
+ Nghiên cứu áp dụng các công cụ kỹ thuật để rà quét thông tin trên mạng về nội dung “tín dụng đen”, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý thông tin.
- Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về công tác thanh tra với các Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai đồng bộ và tập trung nguồn lực, chủ động phát hiện, xử lý sớm các vi phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói chung và “tín dụng đen” trên môi trường mạng nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin cho các bộ, ban, ngành liên quan như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi phạm tội trên không gian mạng và trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả cụ thể: Trong 5 tháng đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản và áp dụng các hệ thống kỹ thuật riêng để chỉ đạo, điều phối các nhà mạng viễn thông để ngăn chặn, xử lý hơn 15 Website giả mạo các Công ty tài chính chính thông như: Homecredit, LOTTE Finance... để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến.
Trong công tác phối hợp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành xác minh và cung cấp các thông tin cho cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an và các cơ quan liên quan hơn 40 sự vụ liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” thông qua ứng dụng (app) hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, lao động thu nhập thấp công nhân thanh thiếu niên... vay tiền.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông xin gửi tới Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đại biểu./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |