Công văn 2129/BTTTT-ƯDCNTT báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 34/2008/CT-TTg

thuộc tính Công văn 2129/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn 2129/BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ năm 2011 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2129/BTTTT-ƯDCNTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành:14/08/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
 

tải Công văn 2129/BTTTT-ƯDCNTT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

Số: 2129/BTTTT-ƯDCNTT
V/v báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ năm 2011

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2012

 

 

Kính gửi: Thủ tướng chính phủ

 

Ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị đến hết năm 2011 (xin trình kèm theo).

Bộ Thông tin và Truyền thông kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo./

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (qua thư điện tử);
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (qua thư điện tử);
- Lưu: VT, ƯDCNTT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Sơn

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34/2008/CT-TTg NGÀY 03/12/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 2129/BTTTT-ƯDCNTT ngày 14/8/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

 

Ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Chỉ thị). Chỉ thị có tác động thúc đẩy các cơ quan nhà nước tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử hướng tới nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm tổ chức đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị. Ngày 18/4/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 22/BC-BTTTT báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị đến hết năm 2010. Ngày 30/9/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 2971/BTTTT-ƯDCNTT gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của cơ quan nhà nước năm 2011 trong đó có nội dung sử dụng hệ thống thư điện tử. Căn cứ báo cáo nhận được từ 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị đến năm 2011 như sau:

I. Đánh giá chung về hiện trạng ứng dụng hệ thống thư điện tử trong các cơ quan nhà nước

1. Về các điều kiện bảo đảm triển khai hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

a. Về hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện cho việc triển khai các ứng dụng CNTT nói chung và hệ thống thư điện tử nói riêng. Cụ thể, tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2011, trung bình có trên 90% cán bộ, công chức đến cấp đơn vị trực thuộc ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được trang bị máy tính phục vụ công việc, tỷ lệ này đối với các địa phương (đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện) là khoảng 68%. Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), kết nối Internet tại cơ quan, đơn vị. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, các Bộ, ngành, địa phương đã phát triển hệ thống thư điện tử của mình. Tỷ lệ các cơ quan đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức (.gov.vn) phục vụ công việc khá cao, năm 2011:

- 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức phục vụ công việc (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do điều kiện đặc thù nên không công bố số liệu).

- 94% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng hệ thống thư điện tử chính thức của cơ quan mình (chỉ còn 04 tỉnh chưa xây dựng hệ thống thư điện tử chính thức là: Hà Giang, Đắk Nông, Quảng Nam, Sóc Trăng).

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng hệ thống thư điện tử chính thức, thì hệ thống này đã được triển khai tới 85% đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, tới 98% Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố và 91% các sở, ban, ngành, quận, huyện. Phần mềm thư điện tử chủ yếu sử dụng là MS Exchange 2007, 2010 (52,6% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 52% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo sử dụng), còn lại sử dụng các phần mềm thư điện tử như MDaemon mail Server, Qmail, TDOffice.

Mặc dù hạ tầng kỹ thuật CNTT đã được cải thiện, tuy nhiên tại một số đơn vị đã triển khai, trong quá trình vận hành hệ thống thư điện tử vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như chất lượng kết nối Internet băng rộng không ổn định (mất tín hiệu, chậm), nhiều đơn vị chưa kết nối mạng diện rộng WAN, các mạng cục bộ (LAN), máy tính của các cán bộ, công chức lạc hậu, cấu hình thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thư điện tử trong công việc hàng ngày.

Tại các cơ quan đã triển khai hệ thống thư điện tử, tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc ngày càng cao, cụ thể:

- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (đến cấp đơn vị trực thuộc) đạt tỷ lệ trung bình khoảng 93%;

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện) đạt tỷ lệ trung bình trên 80%.

Một số cơ quan tiêu biểu, cung cấp hộp thư điện tử cho 100% cán bộ, công chức như các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ; các tỉnh như: Tây Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Nam Định, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai. Tuy nhiên, tại một số địa phương, hệ thống thư điện tử mới được triển khai tại UBND tỉnh, thành phố, chưa triển khai tới các sở, ban, ngành, quận, huyện (như tại Ninh Bình, Lai Châu, Cao Bằng), số lượng cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử chính thức còn hạn chế (như tại Lai Châu là 2%, Gia Lai là 15%, Phú Yên là 13,8%).

Song song với việc phát triển các hệ thống thư điện tử, một số cơ quan đã bắt đầu chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thư điện tử. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 88% số máy tính được trang bị phần mềm diệt virut, 100% các cơ quan đã trang bị phần mềm quét lọc thư rác cho hệ thống thư điện tử. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 72% số máy tính được trang bị phần mềm diệt virut, 64,4% các cơ quan đã trang bị phần mềm quét lọc thư rác cho hệ thống thư điện tử. Ngoài ra, nhiều cơ quan nhà nước đã ban hành các văn bản quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, cụ thể, đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt tỷ lệ 77%, đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ 54%.

Mặc dù công tác bảo đảm an toàn, an ninh tại các Bộ, ngành, địa phương đã được quan tâm đầu tư hơn, nhưng tại một số cơ quan vấn đề an toàn, an ninh vẫn chưa được đảm bảo. Trong số các tỉnh, thành phố đã triển khai hệ thống thư điện tử vẫn còn 35,6% hệ thống thư điện tử chưa được trang bị phần mềm quét lọc thư rác, 64,6% tổng số mạng cục bộ (LAN) chưa được bảo vệ bởi bất kỳ hệ thống phát hiện và phòng chống truy cập trái phép nào. Tỷ lệ máy tính được trang bị phần mềm diệt virut như đã nói ở trên ngày càng cao nhưng phần lớn là những phần mềm miễn phí, không có bản quyền, chưa được cài đặt đồng bộ trên toàn cơ quan, khả năng phòng chống virut, bảo mật không cao. Các phần mềm diệt vi rút thường được sử dụng là phần mềm của các hãng BKAV, Kaspersky, AVG. Việc sử dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn rất hạn chế, khoảng 90% các tỉnh, thành phố chưa sử dụng. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được quan tâm hơn, tuy nhiên cũng như tại các địa phương, việc trang bị đồng bộ phần mềm diệt vi rút có bản quyền còn hạn chế, phần lớn các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử. Bên cạnh đó, nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa ban hành các văn bản quy định về an toàn, an ninh thông tin. Cụ thể, 23% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 46% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành văn bản bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

b. Nguồn nhân lực CNTT

Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo hệ thống thư điện tử trong công việc ngày càng cao. Nhiều cán bộ chuyên trách CNTT được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc, phần lớn các cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ về CNTT từ cao đẳng, đại học trở lên (đối với các Bộ đạt tỷ lệ trên 90%, đối với các tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 70%).

Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng hệ thống thư điện tử nói riêng vẫn còn hạn chế, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước còn thấp. 63,7% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 85,7% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức. Số lượng cán bộ, công chức tham gia, đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt tỷ lệ 7%, đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ 4%.

Một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản quy định về phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT nhưng số lượng còn hạn chế (59% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 54% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành). Phần lớn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao về làm việc, chưa có chế độ khuyến khích, đãi ngộ cán bộ chuyên trách về CNTT, đây cũng là nguyên nhân khiến đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên gia CNTT trong các cơ quan nhà nước còn thiếu, yếu. Hiện nay chỉ có 3 Bộ, cơ quan ngang Bộ (chiếm tỷ lệ 13,6%), 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm tỷ lệ 20,6%) đã ban hành văn bản quy định về chế độ ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về CNTT (bao gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, Hà Nội, Hà Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Khánh Hòa, Lào Cai, Tiền Giang, Vĩnh Phúc).

c. Về môi trường pháp lý

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong đó nhấn mạnh đến nội dung ứng dụng hệ thống thư điện tử phục vụ công việc. Cụ thể như Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ thông tin (2006), Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu qua môi trường mạng; tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008, giai đoạn 2009-2010 và giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009, Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010), đều xác định rõ một trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước chính là ứng dụng hệ thống thư điện tử. Ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Sau khi Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg được ban hành, các Bộ, ngành, địa phương đã từng bước chủ động xây dựng, ban hành các văn bản nhằm thúc đẩy, sử dụng hệ thống thư điện tử phục vụ công việc. Thực hiện theo Công văn hướng dẫn 2125/BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, khoảng 80% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành văn bản quy định về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Để tiếp tục thúc đẩy trao đổi văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước nói chung, ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT- TTg ngày 22/5/2012 về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chỉ thị quy định rõ các loại văn bản được trao đổi trên môi trường mạng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong triển khai.

2. Hiệu quả sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc

Qua thời gian thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhận thức được những hiệu quả to lớn do việc ứng dụng hệ thống thư điện tử, các Bộ, ngành, địa phương đã từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển các hệ thống thư điện tử phục vụ công việc. Số lượng cán bộ, công chức đã được cấp hộp thư điện tử thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ngày càng tăng, trung bình đạt tỷ lệ 88% tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 67% tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một số Bộ, ngành, địa phương điển hình có 100% số lượng cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc, như Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hậu Giang, Đà Nẵng, Bình Thuận, An Giang.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với các yêu cầu đặt ra, các cơ quan nhà nước vẫn chưa tận dụng hiệu quả các điều kiện hiện có để thực hiện trao đổi văn bản qua môi trường mạng nói chung và hệ thống thư điện tử nói riêng. Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua môi trường mạng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ (đến cấp đơn vị trực thuộc) trung bình chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện) trung bình chỉ đạt khoảng 20%. Các loại văn bản thường được trao đổi qua môi trường mạng cũng như qua hệ thống thư điện tử là: giấy mời họp, tài liệu họp, thông báo, báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý về tình hình công tác của đơn vị, lịch công tác, phiếu điều tra, khảo sát, dự thảo văn bản, thông tin chỉ đạo, điều hành.

II. Đánh giá chung tình hình thực hiện Chỉ thị 34/2008/CT-TTg

Căn cứ tình hình thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, có thể thấy rằng, đa số các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã từng bước nỗ lực thực hiện các nội dung Chỉ thị, hệ thống thư điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, góp phần tăng năng suất, hiệu quả công việc.

1. Những kết quả chính đạt được

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước ngày càng được đầu tư, phát triển đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng hệ thống thư điện tử nói riêng. Phần lớn các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử của riêng mình. Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ngày càng cao.

- Nhiều văn bản nhằm thúc đẩy sử dụng hệ thống thư điện tử, trao đổi văn bản qua môi trường mạng được ban hành tại các cấp.

- Các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều khóa học nhằm nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, trong đó có nội dung hướng dẫn sử dụng thư điện tử trong công việc.

2. Tồn tại, hạn chế:

- Vấn đề an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thư điện tử nói riêng tại các Bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

- Lãnh đạo một số các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt sử dụng hiệu quả hệ thống thư điện tử trong công việc.

- Nhiều cán bộ, công chức chưa có thói quen sử dụng thư điện tử trong công việc.

- Nhiều tỉnh, thành phố chưa ban hành quy định về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của cơ quan, chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ có trình độ cao về CNTT về làm việc.

- Kinh phí dành cho ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng hệ thống thư điện tử nói riêng còn hạn hẹp.

III. Đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan và đánh giá chung về tình hình thực hiện Chỉ thị, Bộ Thông tin và Truyền thông xin đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung nhằm thực hiện tốt Chỉ thị trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cụ thể:

1. Tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 trong đó có mục tiêu, nội dung về sử dụng hệ thống thư điện tử.

2. Tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

3. Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, quan tâm đặc biệt đến vấn đề về an toàn, an ninh thông tin.

4. Ưu tiên kinh phí triển khai các hệ thống thư điện tử trong các cơ quan nhà nước.

5. Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức trong việc sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.

Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông kính trình./.

 

PHỤ LỤC

CÁC BẢNG SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 2129/BTTTT-ƯDCNTT ngày 24/8/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

 

I. Hiện trạng sử dụng hệ thống thư điện tử tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ (thống kê đến cấp đơn vị trực thuộc)

Bảng 1: Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc

STT

Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tỷ lệ CBCC được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc

Tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc

1

Bộ Ngoại giao

100%

100%

2

Bộ Công Thương

100%

100%

3

Bộ Xây dựng

100%

100%

4

Bộ Thông tin và Truyền thông

100%

100%

5

Bộ Giáo dục và Đào tạo

100%

100%

6

Bộ Khoa học và Công nghệ

100%

100%

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

100%

100%

8

Thanh tra Chính phủ

100%

100%

9

Bộ Tư pháp

100%

95%

10

Bộ Tài chính

100%

80%

11

Ủy ban Dân tộc

100%

80%

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

100%

78,6%

13

Văn phòng Chính phủ

99%

100%

14

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

99%

90%

15

Bộ Giao thông vận tải

97,6%

90,6%

16

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

91%

80%

17

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

90%

80%

18

Bộ Nội vụ

90%

60%

19

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

60%

90%

20

Bộ Y tế

50%

50%

21

Bộ Quốc phòng

Số liệu không công bố

Số liệu không công bố

22

Bộ Công an

Số liệu không công bố

Số liệu không công bố

II. Hiện trạng sử dụng hệ thống thư điện tử tại các địa phương (thống kê đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện)

Bảng 2: Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc

STT

Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong

Tỷ lệ CBCC được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc

Tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc

1

An Giang

100%

100%

2

Bình Thuận

100%

100%

3

Đà Nẵng

100%

100%

4

Quảng Ninh

100%

100%

5

Thái Bình

100%

100%

6

Thanh Hóa

100%

100%

7

Thừa Thiên Huế

100%

100%

8

Quảng Bình

100%

90%

9

Bắc Ninh

100%

80%

10

Hòa Bình

100%

80%

11

Nghệ An

100%

80%

12

Tây Ninh

100%

80%

13

Bình Định

100%

70%

14

Bắc Kạn

100%

70%

15

Đồng Nai

100%

70%

16

Hải Phòng

100%

70%

17

Thái Nguyên

100%

70%

18

Bình Dương

100%

65%

19

TP Hồ Chí Minh

100%

59%

20

Đắk Lắk

100%

50%

21

Hà Nam

100%

50%

22

Long An

100%

50%

23

Nam Định

100%

50%

24

Ninh Thuận

100%

Chưa có số liệu tổng hợp

25

Bà Rịa - Vũng Tàu

98%

50%

26

Cần Thơ

95%

70%

27

Đồng Tháp

93,2%

83,6%

28

Khánh Hòa

93%

7%

29

Vĩnh Long

90%

63%

30

Quảng Ngãi

90%

55%

31

Lào Cai

89%

83%

32

Bến Tre

88%

92%

33

Bắc Giang

85%

80%

34

Quảng Trị

85%

85%

35

Lạng Sơn

85%

60%

36

Tiền Giang

82%

75%

37

Hà Nội

82%

38%

38

Yên Bái

81%

43%

39

Phú Thọ

80%

85%

40

Sơn La

80%

75%

41

Kiên Giang

80%

70%

42

Bạc Liêu

80%

40%

43

Hưng Yên

80%

30%

44

Ninh Bình

76%

75%

45

Trà Vinh

75%

80%

46

Kon Tum

70%

40%

47

Điện Biên

70%

20%

48

Hậu Giang

67%

100%

49

Lâm Đồng

65%

85%

50

Bình Phước

53%

60%

51

Hà Tĩnh

50%

90%

52

Cao Bằng

50%

35%

53

Vĩnh Phúc

50%

25%

54

Tuyên Quang

50%

10%

55

Hải Dương

30%

80%

56

Cà Mau

27%

5%

57

Gia Lai

15%

40%

58

Phú Yên

13,79%

75%

59

Lai Châu

2%

95%

60

Quảng Nam

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

61

Sóc Trăng

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

62

Đắk Nông

Chưa có hệ thống thư điên tử chính thức

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

63

Hà Giang

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

Chưa có hệ thống thư điện tử chính thức

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất