Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 124/BTTTT-VP 2022 tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên báo, đài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 124/BTTTT-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 124/BTTTT-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 13/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông, COVID-19 |
tải Công văn 124/BTTTT-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh: Cử tri cho rằng, thời gian qua công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 chưa thật sự hiệu quả, thường xuyên. Cử tri đề nghị, thời gian tới nên thực hiện tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tăng cường phát sóng các chương trình phòng chống dịch trên báo, đài.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Trước những diễn biến mới, phức tạp của dịch Covid-19 đợt thứ 4, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan chức năng định hướng, điều tiết thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên báo chí và trên các nền tảng số, đảm bảo tuyên truyền kịp thời, chính xác về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả; vận động người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; duy trì tỷ lệ tin, bài liên quan đến các giải pháp ổn định kinh tế, sản xuất kinh doanh ở mức cao; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tin, bài gây hoang mang, bảo đảm phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời thông tin thiếu chuẩn xác, chưa kiểm chứng.
- Ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có Tiểu ban Truyền thông. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành các Quyết định về Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban Truyền thông, thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hà Nội; Kế hoạch chung[1] và 07 Kế hoạch tuần[2] để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng giai đoạn.
Cụ thể, tại Kế hoạch chung đã yêu cầu như sau:
+ Giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội: các cơ quan báo chí, truyền thông phải “CHỦ ĐỘNG - CHÍNH XÁC - TRÁCH NHIỆM”, tuyên truyền để người dân “KHÔNG HOANG MANG - TIN TƯỞNG - ỦNG HỘ” đối với các giải pháp phòng, chống dịch Covid -19 của Chính phủ, với mục tiêu lớn là AN DÂN, để người dân được AN TOÀN.
+ Giai đoạn trong trạng thái “bình thường mới”: báo chí, truyền thông “TÍCH CỰC - TRUYỀN CẢM HỨNG”, tuyên truyền để người dân KHÔNG CHỦ QUAN khi dịch bệnh được kiểm soát, luôn đề cao, cảnh giác; tăng cường hướng dẫn người dân về các kỹ năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tạo thói quen phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để người dân SÁNG TẠO, có nhiều ý kiến đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, khích lệ các sáng kiến, giải pháp mới trong lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc sau dịch bệnh Covid-19.
Chuyển biến rõ nét của thông tin báo chí, truyền thông sau khi có các Kế hoạch tuần của Tiểu ban Truyền thông là đã tập trung tuyên truyền đảm bảo thống nhất, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia với phương châm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc; lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, người dân vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện, mọi chính sách; xét nghiệm thần tốc, nhiều vòng nhằm phát hiện sớm nguồn lây, cách ly, khoanh vùng dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa kéo dài trên diện rộng; triển khai quyết liệt các biện pháp điều trị, giảm tử vong”. Công tác truyền thông phòng, chống dịch với mục tiêu để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”; thực hiện hiệu quả phương châm “5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác”; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt; tập trung các tin, bài hướng dẫn kỹ năng, tư vấn, giải đáp liên quan đến kỹ năng chung sống an toàn trong mùa dịch, trong vùng dịch, đề xuất, hiến kế các giải pháp chống dịch; phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng, chống dịch.
- Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất. Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ là một chiến lược ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới được người dân và doanh nghiệp hoan nghênh, đồng tình ủng hộ; tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong phòng, chống dịch; chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong toàn quốc; đặc biệt, giúp cho chính quyền địa phương, những người thực thi nhiệm vụ và người dân thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống dịch, từ đó, hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vai trò quan trọng của từng thành phần tham gia vào công cuộc thích ứng lâu dài, linh hoạt, phòng ngừa và kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh.
- Ngày 28/10/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Trưởng Tiểu ban Truyền thông có văn bản số 27/TBTT đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tiểu ban Truyền thông của địa phương và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 01 tuần/lần. Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia tăng cường phối hợp với Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.
- Ngày 29/10/2021, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tại Hội thảo, Bộ TT&TT đã định hướng các vấn đề báo chí, truyền thông cần tiếp tục triển khai làm tốt trong thời gian tới một số nội dung sau:
+ Thực hiện công tác truyền thông thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, trong đó gồm các nhiệm vụ: Kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới thông qua các biện pháp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm 5K, không lơ là, chủ quan, tự giác, tích cực cùng cộng đồng và xã hội kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh tại nơi sinh sống. Kịp thời tuyên truyền các mô hình hay của địa phương, doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động phục hồi sản xuất kết hợp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
- Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023. Dự thảo Chiến lược xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác truyền thông với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch Covid -19 là:
+ Thường xuyên chủ động cung cấp thông tin chính thống kịp thời, khoa học, chính xác liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
+ Truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 phải hướng tới nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân được nâng lên, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
+ Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội.
+ Nâng cao hơn nữa hiệu quả về truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục sản xuất an toàn.
* Về giải pháp trọng tâm trong thời gian tới:
- Bộ TT&TT, Tiểu ban Truyền thông tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid -19, Kế hoạch chung (Kế hoạch số 03/KH-TBTT) của Tiểu ban truyền thông và tập trung là Kế hoạch số 23/KH-TBTT giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Kế hoạch số 33/KH-TBTT với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”, Kế hoạch 37/KH-TBTT với thông điệp “Phát huy trách nhiệm người đứng đầu, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phòng, chống dịch năm 2021” để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, tăng cường thông tin tích cực là dòng chảy chính, dẫn dắt không gian truyền thông.
- Bộ TT&TT tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo khâu cung cấp thông tin từ gốc thống nhất, chính xác, đánh giá về tác động xã hội, tác động truyền thông từ khâu bàn bạc, tham mưu chính sách.
- Triển khai 24/24 giờ việc rà quét, đo đạc, phát hiện và chủ động điều chỉnh để điều tiết mật độ thông tin, đồng thời kiên quyết xử lý các cơ quan báo chí vi phạm các chỉ đạo về thông tin, tuyên truyền trong tình hình dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở Trung ương và Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố đẩy mạnh rà soát, phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc, nhận diện, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng.
- Bộ TT&TT sẽ tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác truyền thông sau khi “Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023” được ban hành, với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch Covid-19 là:
+ Thường xuyên chủ động cung cấp thông tin chính thống kịp thời, khoa học, chính xác liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
+ Truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 phải hướng tới nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân được nâng lên, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
+ Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội.
+ Nâng cao hơn nữa hiệu quả về truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục sản xuất an toàn.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
[1] Kế hoạch số 03/KH-TBTT.
[2] Kế hoạch số 02/KH-TBTT với thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài”; Kế hoạch số 04/KH-TBTT với thông điệp “Thích ứng an toàn để trở lại cuộc sống bình thường mới”; Kế hoạch số 08/KH-TBTT với thông điệp “Phòng dịch tốt, giám sát hiệu quả, công nghệ thống nhất”; Kế hoạch số 13/KH-TBTT với thông điệp “Xét nghiệm là then chốt, vắc-xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát”; Kế hoạch số 18/KH-TBTT với thông điệp “Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, phục hồi kinh tế-xã hội”; Kế hoạch số 33/KH-TBTT với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”; Kế hoạch 37/KH-TBTT ngày 13/12/2021 với thông điệp “Phát huy trách nhiệm người đứng đầu, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phòng, chống dịch năm 2021” để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới và Kế hoạch giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” (Kế hoạch số 23/KH- TBTT).
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây