Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 119/BTTTT-VP 2022 hỗ trợ để phủ sóng Internet tới 100% học sinh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 119/BTTTT-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 119/BTTTT-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 13/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 119/BTTTT-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh:
1) Cử tri kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách phù hợp để các bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ để phủ sóng Internet tới 100% học sinh; cải tiến các phần mềm phục vụ giảng dạy trực tuyến sao cho dễ sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn (miễn phí hoặc chi trả bằng nguồn ngân sách); có chính sách phân bổ, điều tiết máy tính, các phương tiện học tập trực tuyến hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.
2) Đề nghị xây dựng các chính sách đồng bộ làm căn cứ để các cấp, các ngành thực hiện Đề án chuyển đổi số quốc gia, cụ thể:
+ Triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình phù hợp;
+ Chuẩn hóa tiêu chuẩn về công nghệ để đảm bảo tính kết nối liên thông 4 cấp và ngang cấp, tránh trường hợp mạnh đơn vị nào đơn vị đấy làm rồi không thể kết nối liên thông được với nhau gây lãng phí.
+ Có cơ chế thống nhất chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh để các tổ chức, doanh nghiệp mỗi lần đi thực hiện thủ tục hành chính công lại phải một lần cung cấp rất nhiều các giấy tờ cá nhân liên quan để đối chiếu, xác minh như hiện nay.
+ Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển hạ tầng số, nền tảng số và kiến tạo thể chế trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
1) Nhóm vấn đề thứ nhất:
a) Về kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách phù hợp để các bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ để phủ sóng Internet tới 100% học sinh:
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Bộ TT&TT thực hiện Chương trình "Sóng và máy tính cho em" để hỗ trợ sóng và máy tính cho học sinh học trực tuyến. Đến nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng được gần 1.000 điểm lõm sóng di động trên toàn quốc, tập trung vào các địa phương bị ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 phải dạy và học trực tuyến, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông lập kế hoạch và đầu tư mở rộng vùng phủ sóng để phủ sóng tất cả điểm lõm sóng còn lại trong thời gian tới. Đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường, Bộ TT&TT sẽ xem xét hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phủ sóng viễn thông theo quy định tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
b) Về cải tiến các phần mềm phục vụ giảng dạy trực tuyến sao cho dễ sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn (miễn phí hoặc chi trả bằng nguồn ngân sách):
Hiện nay, Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT đang phối hợp xây dựng dự thảo văn bản yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông tin mạng cho Nền tảng dạy học trực tuyến gửi các doanh nghiệp nền tảng. Sau đó, sẽ phối hợp tổ chức đánh giá, tuyên bố nền tảng nào đáp ứng được yêu cầu, đồng thời ban hành chính sách yêu cầu các cơ sở đào tạo chỉ sử dụng Nền tảng đáp ứng được yêu cầu và chính sách về tỷ lệ tối thiểu dạy học trực tuyến, ngay cả trong điều kiện bình thường.
Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, hiện đã có 06 doanh nghiệp cam kết cung cấp miễn phí 06 nền tảng dạy học trực tuyến cho các địa phương đang tổ chức dạy học trực tuyến, cụ thể:
+ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp nền tảng Học và thi trực tuyến VNPT E-learning.
+ Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cung cấp nền tảng Mạng xã hội học tập Viettel Study.
+ Tổng công ty Viễn thông Mobifone cung cấp nền tảng Giải pháp trường học trực tuyến toàn diện mobiEdu.
+ Công ty TNHH Giáo dục EDMICRO cung cấp nền tảng Giải pháp tổng thể hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường.
+ Công ty Cổ phần MISA cung cấp nền tảng Giáo dục MISA EMIS.
+ Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ giáo dục cung cấp nền tảng Hệ thống giáo dục HOCMAI.
c) Về kiến nghị có chính sách phân bổ, điều tiết máy tính, các phương tiện học tập trực tuyến hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học”:
Ngày 21/9/2021, Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT đã ký kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (Kế hoạch số 3667/KH-BTTTT-BGDĐT), trong đó Bộ GD&ĐT là đầu mối tiếp nhận và triển khai các thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận đóng góp, hỗ trợ (bao gồm cả đóng góp, hỗ trợ về kinh phí và thiết bị) và có trách nhiệm chỉ đạo, các địa phương phân bổ, điều tiết máy tính, các phương tiện học tập trực tuyến hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo đúng đối tượng trong chương trình. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và tổng hợp số liệu nhu cầu đề xuất ủng hộ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố, chú ý ưu tiên các đối tượng theo thứ tự đối tượng nghèo, cận nghèo và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ là 2.217.996 học sinh. Tại 36 tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ thuộc chương trình là: 1.933.770 học sinh (bao gồm 304.409 học sinh thuộc hộ nghèo, 290.090 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha, mẹ tử vong vì Covid-19 và 718.515 học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác) và đây là cơ sở để Bộ GD&ĐT phân bổ theo đối tượng ưu tiên.
2) Nhóm vấn đề thứ 2
a) Về triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình phù hợp, ngày 29/6/2020, Bộ TT&TT đã có công văn số 2390/BTTTT-THH hướng dẫn khung chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các, bộ, ngành, địa phương. Căn cứ vào đó, các bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng văn bản riêng về chuyển đổi số như chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số hoặc lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế-xã hội của mình một cách phù hợp.
b) Về công tác tiêu chuẩn, bảo đảm tính kết nối liên thông, Bộ TT&TT đã ban hành:
- Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 của Bộ TT&TT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành;
- Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 của Bộ TT&TT về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư";
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ TT&TT về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong CQNN (thay thế cho Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013);
- Thông tư số 18/2019/TT-BTTTT ngày 25/12/2019 của Bộ TT&TT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia với Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành”;
- Thông tư số 02/2021/TT-BTTTT ngày 21/6/2021 của Bộ TT&TT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin báo cáo trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia”;
- Bộ TT&TT đã xây dựng tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009 (ISO/IEC 27001:2005); CNTT - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu. Các bộ, ngành khác dựa trên hướng dẫn chung của Bộ TT&TT, căn cứ nhu cầu của mình đã ban hành các văn bản, hướng dẫn riêng, đặc thù, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu chuyên ngành (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính...).
Thời gian tới, căn cứ nhu cầu thực tế, Bộ TT&TT sẽ rà soát, cập nhật danh mục tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan
c) Về cơ chế thống nhất, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành
Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 và các văn bản liên quan nhằm đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh việc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải cung cấp nhiều lần giấy tờ liên quan để đối chiếu, xác minh như hiện nay.
d) Về ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển hạ tầng số, nền tảng số và kiến tạo thể chế trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn thông tin mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.
Trên đây là nội dung trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng. Bộ TT&TT trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây