Báo cáo 10/BC-BTTTT tình hình thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về Chính phủ điện tử

thuộc tính Báo cáo 10/BC-BTTTT

Báo cáo 10/BC-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/BC-BTTTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáo
Người ký:Nguyễn Huy Dũng
Ngày ban hành:01/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Thông tin-Truyền thông
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

_________

Số: 10/BC-BTTTT

                                                    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2021

 

                                                                    

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025

_______________

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 435/LĐCP ngày 16/10/2019 về việc báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP) tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) xin báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP trong Tháng 02 năm 2021 như sau.

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

- Chính phủ đã quyết nghị về tình hình triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 10/02/2021 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2021. Trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, đề án chuyển đổi số của bộ, tỉnh; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chỉ tiêu về cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ;

- Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì các cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Tại các cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh thanh toán điện tử, tiếp tục thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và các hoạt động trực tuyến; Bộ Y tế phối hợp với Bộ TTTT tiếp tục hoàn thiện ứng dụng công nghệ về khai báo y tế, tiếp tục vận động người dân sử dụng ứng dụng Bluezone;

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ TTTT và một số tỉnh, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử theo Quyết định số 701/QĐ-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh, cụ thể như: Bến Tre, Cao Bằng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Hà Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Long An, Quảng Trị, Bắc Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Lâm Đồng.

2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế

- Về việc xây dựng văn bản hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư công nghệ thông tin, ngày 03/02/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký Quyết định số 129/QĐ-BTTTT ban hành Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Về việc xây dựng Nghị định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức và các văn bản hướng dẫn, Bộ TTTT đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Công văn số 5788/VPCP-KSTT ngày 16/7/2020, Bộ TTTT đã hoàn thiện, gửi Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến các thành viên Chính phủ theo Công văn số 2864/BTTTT-NEAC ngày 04/8/2020. Bộ TTTT đã nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định; đã gửi Bộ Tư pháp dự thảo Nghị định. Hiện nay, Bộ TTTT đang tiếp tục hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định;

- Về việc xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức và các văn bản hướng dẫn, ngày 29/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định. Bộ Công an đang lấy ý kiến các bộ, ngành và đăng tải lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử đối với dự thảo Nghị định;

- Về việc xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định tại Tờ trình số 137/TTr-BLĐTBXH ngày 25/12/2020. Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

3. Xây dựng nền tảng phát triển CPĐT

- Về Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Đến Tháng 12 năm 2020, có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%;

- Về việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng CPĐT:

+ CSDL quốc gia về Dân cư: Bộ Công an đã tổ chức khai trương CSDL quốc gia về Dân cư ngày 25/02/2021.

+ CSDL về Bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục tiến hành làm sạch, đồng bộ dữ liệu, bổ sung thông tin để làm giàu thêm CSDL chuyên ngành BHXH, sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia về Bảo hiểm. Tiếp tục thực hiện tích hợp và trao đổi thông tin với Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Thuế, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở khám chữa bệnh;

+ CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc: Tính đến ngày 18/02/2021, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp đã có 13.661.811 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 5.271.898 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định; 3.120.217 dữ liệu đăng ký kết hôn; 2.140.593 dữ liệu đăng ký khai tử và 4.416.045 dữ liệu khác;

- Bộ TTTT đã chỉ đạo, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt xây dựng các nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, hàng tuần Bộ TTTT giới thiệu, khai trương một nền tảng quan trọng. Đến nay, 38 nền tảng đã được giới thiệu, ra mắt.

4. Xây dựng các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp

a) Các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc

- Trục liên thông văn bản quốc gia: Từ ngày 12/3/2019 đến ngày 23/02/2021, có tổng số hơn 4,4 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia;

- Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e­Cabinet): Từ ngày 24/6/2019 đến ngày 23/02/2021, Hệ thống đã phục vụ 27 Hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 674 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành, in ấn, sao chụp hơn 248 nghìn bộ hồ sơ, tài liệu giấy;

- Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

+ Về tích hợp, kết nối đảm bảo tương tác trực tuyến: Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 Bộ, cơ quan và 37 tỉnh. Tương tác, điều hành trực tuyến thông qua hệ thống mạng dữ liệu của Bộ Quốc phòng, mạng chuyên dùng, Internet với gần 57 điểm cầu tại các bộ, ngành, địa phương như Bộ Quốc phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Kon Tum, Lạng Sơn; kết nối 32 camera giám sát các hồ đập thủy điện.

+ Về kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Xây dựng 10 chuyên mục và cập nhật trên 280 chỉ tiêu thông tin, dữ liệu lên Hệ thống; phối hợp với các bộ cung cấp dữ liệu của 105/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và cung cấp ấn phẩm infographic về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ; cung cấp điểm tin hàng ngày phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với 63/63 tỉnh cung cấp dữ liệu trực tuyến cho 08 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng tháng;

+ Đảm bảo đường truyền kết nối ổn định, thông suốt của 25 thông tin, dữ liệu trực tuyến kết nối với các Bộ, ngành: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

+ Ngoài ra, đã đưa vào thử nghiệm phần mềm bóc băng và nhận diện giọng nói (Speech to Text) phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ từ tháng 8/2020 đến nay.

B0 Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Trong Tháng 02 năm 2021, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4. Tính đến ngày 20/02/2021, tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 đạt 56,36%, trong đó mức độ 3 là 25,18%, mức độ 4 là 31,18%.

- Cổng Dịch vụ công quốc gia: Từ ngày 09/12/2019 đến ngày 23/02/2021, đã tích hợp, cung cấp 2.789 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 109 triệu lượt truy cập, trên 446 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 32 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 840 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 50 nghìn cuộc gọi và hơn 10 nghìn phản ánh, kiến nghị.

5. Về việc xây dựng CPĐT gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ CPĐT tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong Tháng 02 năm 2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ TTTT đã ghi nhận 454 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam; tăng 39,26% so với Tháng 01 năm 2021, và tăng 57,64% so với cùng kỳ Tháng 02 năm 2020.

Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, Bộ TTTT vẫn tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.

Chi tiết tình hình thực hiện các nhiệm vụ của từng bộ, ngành báo cáo tại Phụ lục kèm theo.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Đánh giá chung

Trong Tháng 02 năm 2021, việc triển khai CPĐT nói chung và Nghị quyết số 17/NQ-CP nói riêng tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về CPĐT tiếp tục có những chỉ đạo để phát triển CPĐT. Đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán điện tử, tiếp tục thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và các hoạt động trực tuyến, tiếp tục hoàn thiện ứng dụng công nghệ về khai báo y tế, tiếp tục vận động người dân sử dụng ứng dụng Bluezone. Tại các bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành phát triển CPĐT tiếp tục được quan tâm;

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

- Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ CPĐT tiếp tục được đẩy mạnh;

- Các nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được quan tâm thúc đẩy phát triển; đặc biệt là đã khai trương CSDL quốc gia về Dân cư.

2. Tồn tại, hạn chế

- Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai CPĐT chưa được ban hành (Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh, xác thực điện tử;...);

- Một số CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT triển khai chậm, như CSDL Đất đai quốc gia;

- Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế;

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao;

- Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng chưa đạt mục tiêu đề ra.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để thúc đẩy tiến độ triển khai xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo một số nội dung trọng tâm như sau:

1. Chính phủ xem xét, ban hành các nghị định quan trọng để hoàn thiện thể chế phát triển CPĐT gồm: Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về CPĐT để đánh giá kết quả triển khai CPĐT thời gian qua và định hướng cho giai đoạn mới.

3. Các bộ, ngành, địa phương

a) Tiếp tục tập trung triển khai các công việc, nhiệm vụ được giao về xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính tại Mục 7 Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 10/02/2021 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2021;

b) Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021;

c) Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, đề án chuyển đổi số của bộ, tỉnh theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

d) Khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin CPĐT đã được đầu tư, đặc biệt là việc kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước thông qua các nền tảng như Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Cổng dữ liệu quốc gia;

đ) Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức độ 4 hiệu quả.

4. Các bộ tiếp tục đẩy mạnh triển khai CSDL quốc gia

a) Bộ Công an triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư; đến Tháng 7 năm 2021 khai thác sử dụng chính thức trên toàn quốc;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai, khẩn trương hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia trong Tháng 7 năm 2021.

Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, Bộ TTTT kính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;

- Lưu: VT, THH (CĐS). (145b)

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Huy Dũng

 

 

 

 

 

Phụ lục

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP ĐẾN THÁNG 02 NĂM 2021
(Kèm theo Báo cáo số 10/BC-BTTTT ngày 01/3/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

__________________

 

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Thời gian hoàn thành

Kết quả thực hiện

I

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử

1

Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

Bộ Thông tin và Truyền

thông

Tháng

3/2019

Ngày 05/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2

Xây dựng các văn bản hướng dẫn về phương pháp xác định chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin, mẫu hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin và văn bản hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế và đặc thù ngành công nghệ thông tin

Bộ Thông tin và Truyền

thông

Tháng

7/2019

- Ngày 29/5/2020, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí;

- Bộ TTTT đã có Công văn số 2455A/BTTTT-THH ngày 29/7/2019 hướng dẫn mẫu hợp đồng thuê dịch vụ CNTT;

- Ngày 03/02/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký Quyết định số 129/QĐ-BTTTT ban hành Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3

Xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các văn bản hướng dẫn

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

9/2019

Ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

4

Xây dựng Nghị định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức và các văn bản hướng dẫn

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

9/2019

- Bộ TTTT đã trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định theo Tờ trình số 08/TTr-BTTTT ngày 03/3/2020;

- Bộ TTTT đã nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định; đã gửi Bộ Tư pháp dự thảo Nghị định;

- Hiện nay, Bộ TTTT đang tiếp tục hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định.

5

Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án đẩy mạnh việc cấp chứng thư số cho người dân, doanh nghiệp theo hướng giảm chi phí cấp và duy trì hoạt động chứng thư số để khuyến khích sử dụng trong các giao dịch điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

6/2019

Ngày 25/12/2019, Văn phòng Chính phủ có Công văn số

11739/VPCP-KSTT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Theo đó, Phó Thủ tướng đã đồng ý với phương án đề xuất của Bộ TTTT.

6

Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc sử dụng các thiết bị, máy móc đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng 6/2019

Bộ TTTT đã hoàn thành thủ tục xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các thành viên UBQG về CPĐT; đang tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện hồ sơ theo các ý kiến góp ý để gửi Bộ Tư pháp thẩm định

7

Nghiên cứu, xây dựng mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

6/2019

Ngày 22/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương.

8

Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về sử dụng phần mềm có bản quyền (hệ điều hành, các phần mềm soạn thảo văn bản...) khi mua sắm máy tính và tỷ lệ phần trăm kinh phí dành cho duy trì cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

8/2019

- Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ dự thảo Quyết định về việc sử dụng, mua sắm phần mềm có bản quyền và hoạt động cập nhật phần mềm, duy trì, vận hành, bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin tại Tờ trình số 31/TTr-BTTTT ngày 29/8/2019;

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định; đã hoàn thành thủ tục xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân; đang xin thêm ý kiến các Bộ: TC, KHĐT, TP.

9

Đề án giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

12/2019

- Bộ TTTT đã xây dựng, hoàn thiện Hồ sơ Đề án theo quy định và đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 23/TTr-BTTTT ngày 23/4/2020;

- Bộ TTTT đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ để hoàn thiện Đề án theo Văn bản số 4287/VPCP-KSTT ngày 29/5/2020 của VPCP. Bộ đề xuất lồng ghép nội dung này vào Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

10

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử, các nghị định, văn bản hướng dẫn bảo đảm hành lang pháp lý phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)....

Bộ Thông tin và Truyền thông

2025

Bộ TTTT đang nghiên cứu để xây dựng báo cáo đánh giá, đề xuất

11

Xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức và các văn bản hướng dẫn

Bộ Công an

Quý

I/2021

Bộ Công an đang lấy ý kiến các bộ, ngành và đăng tải lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử.

12

Xây dựng Đề án bảo đảm an ninh mạng trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử

Bộ Công an

Tháng

8/2019

Bộ Công an đã xây dựng hồ sơ Đề án; đang tập hợp ý kiến tham gia, góp ý của các cơ quan bộ, ngành để bổ sung, hoàn thiện Đề án.

13

Xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật An ninh mạng

Bộ Công an

2020

- Ngày 27/12/2019, TTCP đã ký, ban hành NĐ số 04/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (tối mật);

- Đối với NĐ của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng, Bộ Công an đã có Báo cáo số 1076/BC-BCA ngày 19/11/2020 trình TTCP ký thông qua dự thảo NĐ;

- Đối với Quyết định của TTCP ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hiện tại, Bộ Công an đang tập hợp, hoàn thiện Danh mục.

14

Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; các văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu điện tử

Bộ Nội vụ

Tháng

9/2019

Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.

15

Xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Tháng

4/2019

Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

16

Xây dựng Đề án thực hiện nhiệm vụ lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước

Bộ Nội vụ

Tháng

5/2019

Ngày 03/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 458/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”.

17

Xây dựng Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia

Văn phòng Chính phủ

Tháng

3/2019

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án (Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019)

18

Xây dựng Đề án về Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ không giấy tờ (eCabinet)

Văn phòng Chính phủ

Tháng

3/2019

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã phê duyệt Đề án (Quyết định số 168/QĐ-VPCP ngày 27/02/2019)

19

Xây dựng Đề án về Hệ thống tham vấn chính sách (eConsultation)

Văn phòng Chính phủ

Tháng

3/2019

- Ngày 07/6/2019, Văn phòng Chính phủ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VPCP đã chuẩn bị nội dung báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

20

Xây dựng Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Văn phòng Chính phủ

Tháng

12/2019

Ngày 08/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

21

Xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; các văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ thông tin

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng

12/2020

- Bộ LĐTBXH đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định tại Tờ trình số 137/TTr-BLĐTBXH ngày 25/12/2020.

- VPCP đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

22

Xây dựng Đề án triển khai các hệ thống bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước dùng mật mã đáp ứng yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử

Ban Cơ yếu Chính phủ

Tháng

7/2019

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tại Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 22/12/2020.

23

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng vốn đầu tư công trong lập, triển khai dự án, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo hình thức thuê dịch vụ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2020

Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019

II

Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới

1

Hoàn thành cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0)

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng 5/2019

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 (tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT)

2

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông của Việt Nam, làm nền tảng phát triển hệ sinh thái số và đáp ứng cho các dịch vụ mới; nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là tốc độ internet, sử dụng hiệu quả băng tần mạng di động 4G, 5G, mở rộng vùng phủ sóng di động 4G, 5G; nâng cao tốc độ mạng cố định băng rộng; điều chỉnh chính sách khuyến khích nội địa hoá để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm nội địa như thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối thông minh có giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam để tăng tỷ lệ người sử dụng và khả năng truy cập các thiết bị thông minh.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

8/2019

- Về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông, Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT ngày 11/11/2019 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo cảnh quan môi trường;

- Về xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn nâng cao chất lượng dịch vụ Internet, Bộ TTTT đã ban hành các quy chuẩn QCVN số 34:2019/BTTTT, QCVN số 81:2019/BTTTT nhằm nâng cao yêu cầu về chất lượng dịch vụ, tốc độ Internet băng rộng cố định, băng rộng di động;

- Về sử dụng hiệu quả băng tần 4G, 5G; nâng cao tốc độ mạng cố định băng rộng, Bộ TTTT đã cấp giấy phép thử nghiệm 5G cho 03 doanh nghiệp (Viettel, MobiFone VNPT); đã cấp phép lắp đặt 02 tuyến cáp viễn thông trên biển (SJC-2 BtoBE) nhằm tăng cường dung lượng kết nối viễn thông, Internet đi quốc tế; đã chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông nâng cao tốc độ gói cước băng rộng cho người sử dụng với giá không đổi;

- Về điều chỉnh chính sách khuyến khích nội địa hóa, đã được Chính phủ quy định tại Điều 4 Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn NSNN.

3

Xây dựng, phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu... và là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền

thông

2020

Bộ TTTT đã xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác hệ thống Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia NGSP, đã kết nối với các hệ thống LGSP của các bộ, ngành, địa phương.

4

Kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2025

Bộ Thông tin và Truyền

thông

2020

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0) đã được ban hành (Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019).

5

Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối Mạng TSLCD của cơ quan Đảng, Nhà nước đến các hệ thống mạng của các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; rà soát và triển khai mở rộng, kết nối mạng đến cấp phường, xã và các đối tượng theo yêu cầu

Bộ Thông tin và Truyền

thông

2020

- Về triển khai kết nối Mạng TSLCD, các cơ quan, đơn vị có mạng WAN có khả năng kết nối vào Mạng TSLCD theo mô hình tham chiếu (Công văn số

273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020) là 98,41% tỉnh/ thành phố.

- Về nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ Mạng TSLCD, đã bổ sung kết nối bảo đảm dự phòng đường truyền 1+1 cho 39/95 bộ, ngành và UBND các tỉnh/thành phố.

6

Triển khai các giải pháp cải thiện xếp hạng chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông theo phương pháp đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc

Bộ Thông tin và Truyền

thông

2020

Bộ TTTT đã thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ tầng viễn thông (ban hành 1 chỉ thị, 2 thông tư và chỉ đạo các nhà mạng thực hiện). Chỉ số hạ tầng viễn thông Việt Nam đã tăng 31 bậc so với năm 2018 lên thứ 69/193 theo đánh giá của Liên hợp quốc năm 2020.

7

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

Bộ TTTT đã ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia với Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các CSDL quốc gia, chuyên ngành”.

8

Hoàn thành xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0)

Các bộ, ngành, địa phương

Tháng

9/2019

Có 41 tỉnh; 12 bộ đã ban hành (hoàn thành). Các bộ, tỉnh khác đang thực hiện.

9

Triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh đã được ban hành

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Tất cả các bộ, ngành, địa phương đã ban hành và triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử 1.0 và đang triển khai áp dụng Kiến trúc CPĐT 2.0.

10

Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử... với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Có 63/63 tỉnh đã có LGSP và 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã có LGSP kết nối với NGSP của quốc gia.

11

Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Cổng Dịch vụ công của 63 tỉnh, thành phố và đa số Cổng Dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương đã kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

12

Thực hiện tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng CNTT theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam hoặc đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay ưu đãi) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm hoạ, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn, an ninh của các HTTT, CSDL

Các bộ,

ngành, địa phương

2020 -

2025

Hầu hết các bộ, tỉnh hoặc đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu, hoặc thuê dịch vụ trung tâm dữ liệu của các nhà mạng, và triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.

13

Hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tháng

12/2019

Bộ KHĐT đã xây dựng xong CSDLQG về Đăng ký doanh nghiệp, đang khai thác sử dụng.

14

Nâng cấp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản công qua mạng, quản lý thống nhất thông tin, cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2019

Bộ KHĐT đã thực hiện việc nâng cấp Hệ thống mạng đấu thầu (chỉnh sửa, nâng cấp chức năng đăng tải thông tin lựa chọn nhà thầu; đánh giá lựa chọn nhà thầu; quản lý hồ sơ năng lực và kinh nghiệm nhà thầu;... )

15

Xây dựng, triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2020

Bộ KHĐT đã xây dựng xong và đưa vào khai thác tại địa chỉ: htttp://quyhoachquocgia.mpi.gov.vn. Đang tiếp tục triển khai, hoàn thiện

16

Xây dựng, triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án đầu tư; tiếp tục triển khai, hoàn thiện các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đầu tư công, giám sát đánh giá đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2020

Bộ KHĐT đã xây dựng Hệ thống thông tin đầu tư công, đang hoạt động tại địa chỉ https://dautucong.mpi.gov.vn. Bộ KHĐT đã thực hiện chỉnh sửa chức năng Báo cáo kế hoạch đầu tư công; Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;... Đồng thời, Bộ KHĐT đang xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công để phù hợp với Luật Đầu tư công mới năm 2019.

17

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2020

- Bộ LĐTBXH đang tổ chức thực hiện theo nội dung Đề án xây dựng CSDLQG về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

- Bộ đã có kế hoạch thực hiện thí điểm chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt tại Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

18

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin lĩnh vực y tế, doanh nghiệp, thuế, lao động thương binh xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tháng

10/2019

- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm: BHXH Việt Nam tiếp tục tiến hành làm sạch, đồng bộ dữ liệu, bổ sung thông tin để làm giàu thêm CSDL chuyên ngành BHXH để sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia về Bảo hiểm;

- Chia sẻ dữ liệu với các HTTT lĩnh vực y tế, doanh nghiệp, thuế, LĐTBXH: Tiếp tục thực hiện tích hợp và trao đổi thông tin với VPCP, Tổng cục Thuế, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH, cơ sở khám chữa bệnh.

19

Hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng của ngành Tài chính về thuế, hải quan, kho bạc

Bộ Tài chính

Tháng

12/2019

Đã hoàn thành và đưa vào khai thác các CSDL: CSDL quản lý thuế; CSDL về quản lý kho bạc; CSDL chuyên ngành Hải quan.

20

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính

Bộ Tài

chính

Tháng 12/2022

Bộ TC đang thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng CSDL tổng hợp về Tài chính.

21

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ

2020

VPCP đã xây dựng Trung tâm dữ liệu và đang thực hiện thuê dịch vụ cho các HTTT phục vụ chỉ đạo, điều hành của CP, TTCP.

22

Xây dựng triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, chia sẻ, khai thác dữ liệu với hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin khác

Bộ Công an

2020

- Bộ Công an đang triển khai thực hiện các gói thầu thuộc Dự án CSDLQG về Dân cư. Xây dựng, hoàn thiện văn bản QPPL phục vụ triển khai thực hiện Dự án (Luật cư trú, NĐ số 137/2015/NĐ-CP). Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin công dân trong CSDLQG về Dân cư (Tính đến ngày 31/12/2020 đã thu thập được 86.237.392/ 87.306.594 Phiếu DC01 (đạt 98,7%); đã cập nhật được 15.059.117 Phiếu DC02 và đã tiến hành nhập liệu khoảng 14.200.000 Phiếu DC02 vào trong CSDLQG về Dân cư);

- Bộ Công an đã tổ chức khai trương CSDL quốc gia về Dân cư ngày 25/02/2021.

23

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch đô thị

Bộ Công an

2020

Bộ Công an đã hoàn thiện việc đưa tờ khai đăng ký mới đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu lên Cổng DVCQG; đã kết nối trực tiếp với Hải quan sử dụng dữ liệu nguồn gốc điện tử đối với xe nhập khẩu.

24

Tiếp tục triển khai Cơ sở dữ liệu về đất đai quốc gia kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2020

- Bộ TNMT đang triển khai thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và CSDL đất đai” vốn ngân hàng thế giới (Đã phê duyệt báo cáo NCKT tại Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2016);

- Bộ TNMT đã lập Đề án tổng thể xây dựng CSDL đất đai quốc gia, trình TTCP phê duyệt tại Tờ trình số 92/TTr-BTNMT ngày 30/11/2019). Hiện nay, đang tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Đề án để trình lại TTCP xem xét, phê duyệt.

25

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lý quốc gia cung cấp hạ tầng dữ liệu thiết yếu cho vận hành, phát triển Chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến, phát triển đô thị thông minh

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2020

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia” tại Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09/01/2020;

- Bộ TNMT đã phê duyệt dự án “Đầu tư hạ tầng xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phục vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và Chính phủ điện tử” tại Quyết định số 2515/QĐ- BTNMT ngày 06/11/2020.

26

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2020

Ngày 21/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2178/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Hoàn thiện CSDL tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, CSDL của các bộ, ngành, địa phương”.

27

Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc

Bộ Tư pháp

2020

- Ngày 28/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;

- Tính đến ngày 18/02/2021, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp đã có 13.661.811 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 5.271.898 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định; 3.120.217 dữ liệu đăng ký kết hôn; 2.140.593 dữ liệu đăng ký khai tử và 4.416.045 dữ liệu khác;

- Bộ tiếp tục hỗ trợ địa phương triển khai số hóa sổ hộ tịch. Hướng dẫn các tỉnh/thành phố triển khai kết nối, chuyển thông tin đăng ký khai sinh của trẻ dưới 6 tuổi từ HTTT đăng ký và quản lý hộ tịch sang CSDLQG về bảo hiểm để thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ tại 62/63 tỉnh, thành phố đã triển khai Phần mềm Đăng ký khai sinh điện tử.

28

Xây dựng Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Tháng

6/2020

- Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án (Quyết định số 612/QĐ-BNV ngày 04/9/2020).

III

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số

1

Xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia

Văn phòng Chính phủ

Tháng

11/2019

Từ ngày 09/12/2019 đến ngày 23/02/2021, đã tích hợp, cung cấp 2.789 DVCTT; có khoảng 109 triệu lượt truy cập, trên 446 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 32 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 840 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 50 nghìn cuộc gọi và hơn 10 nghìn phản ánh, kiến nghị.

2

Hoàn thiện Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ

Tháng

11/2019

VPCP đã xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ:

https://nguoidan.chinhphu.vn và doanh nghiệp tại địa chỉ: http://doanhnghiep.chinhphu.vn

3

Xây dựng Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Văn phòng Chính phủ

Tháng

10/2020

VPCP đang xây dựng Đề án

4

Thiết lập Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ

Văn phòng Chính phủ

2020

Từ ngày 24/6/2019 đến ngày 23/02/2021, Hệ thống đã phục vụ 27 Hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 674 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành, in ấn, sao chụp hơn 248 nghìn bộ hồ sơ, tài liệu giấy

5

Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và thiết lập Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ

2020

- Về tích hợp, kết nối đảm bảo tương tác trực tuyến: Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 Bộ, cơ quan và 37 tỉnh. Tương tác, điều hành trực tuyến thông qua hệ thống mạng dữ liệu của Bộ Quốc phòng, mạng chuyên dùng, Internet với gần 57 điểm cầu tại các bộ, ngành, địa phương như Bộ Quốc phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Kon Tum, Lạng Sơn; kết nối 32 camera giám sát các hồ đập thủy điện.

Về kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của CP, TTCP: Xây dựng 10 chuyên mục và cập nhật trên 280 chỉ tiêu thông tin, dữ liệu lên Hệ thống; phối hợp với các bộ cung cấp dữ liệu của 105/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của CP, TTCP theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và cung cấp ấn phẩm infographic về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ; cung cấp điểm tin hàng ngày phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với 63/63 tỉnh cung cấp dữ liệu trực tuyến cho 08 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng tháng;

- Đảm bảo đường truyền kết nối ổn định, thông suốt của 25 thông tin, dữ liệu trực tuyến kết nối với các Bộ, ngành: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

- Ngoài ra, đã đưa vào thử nghiệm phần mềm bóc băng và nhận diện giọng nói (Speech to Text) phục vụ phiên họp CP thường kỳ từ tháng 8/2020 đến nay.

6

Tổ chức thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ, tích hợp với Hệ tri thức Việt số hóa

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

- Ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước có quy định về cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân;

- Ngày 31/8/2020, Bộ TTTT đã tổ chức Lễ Khởi động Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn).

7

Tổ chức triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Hệ thống đang được tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu.

8

Xây dựng Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và đưa vào khai thác Cổng Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử.

9

Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo bộ, ngành, địa phương, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 Bộ, cơ quan và 37 tỉnh.

10

Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện

11

Thực hiện kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát thuốc đối với cơ quan quản lý, các cơ sở cung ứng thuốc và cơ sở y tế

Bộ Y tế

2020

- Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn tại Quyết định số 5071/QĐ-BYT ngày 17/8/2018;

Đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai phần mềm quản lý; trong đó có 56.817/61.000 cơ sở kết nối liên thông (nhà thuốc, quầy thuốc) đạt 93,1%; với nhà thuốc, có 21.000/21.000 nhà thuốc đã triển khai phần mềm, đạt 100%; với quầy thuốc, có 31.055/40.000 quầy thuốc đã triển khai phần mềm, đạt 77,6%; có 37.382 nhà thuốc, quầy thuốc đã phát sinh số liệu với cơ sở dữ liệu Dược quốc gia, đạt 71,27%.

12

Xây dựng và triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin cơ bản với dữ liệu quốc gia về dân cư

Bộ Y tế

2020

- Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử tại Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019;

- Bộ Y tế đã triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe tại 08 tỉnh/thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Phú Yên, Bình Dương, Nam Định, Thái Bình, Lâm Đồng, Phú Thọ.

13

Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số

Bộ Tài chính

2020

Bộ Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước (KBNN) chủ trì triển khai thực hiện. KBNN đã xây dựng báo cáo kiến trúc các hệ thống CNTT của KBNN theo hướng hình thành Kho bạc điện tử và Kho bạc số; đang hoàn thành báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống TABMIS và những yêu cầu nghiệp vụ mới.

IV

Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

1

Triển khai giải pháp liên thông giữa Hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng và Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng

5/2019

Bộ TTTT đã ban hành và triển khai Thông tư số 04/2019/TT-BTTTT ngày 05/07/2019 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định về việc liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

2

Xây dựng các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

- Bộ TTTT đã xây dựng và đưa vào khai thác các hệ thống:

+ Hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ chính phủ điện tử;

+ Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam.

- Bộ TTTT đã đưa hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin và hệ thống hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, gửi Bộ KHĐT tổng hợp.

3

Triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin và các thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

Bộ TTTT đã ban hành và triển khai Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa.

4

Hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống nền tảng, hệ thống phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

Bộ TTTT đã ban hành 03 văn bản hướng dẫn:

- Hướng dẫn yêu cầu an toàn thông tin cơ bản đối với hệ thống thông tin kết nối vào mạng TSLCD;

- Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành;

- Hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

5

Triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin và các thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước

Ban Cơ yếu Chính phủ

2020

Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai khoảng 10.000 thiết bị SIM ký số trên thiết bị di động cho hầu hết các bộ, ngành, địa phương, có khoảng 400.000 chữ ký số đã được các cơ quan bộ, ngành, địa phương thực hiện trên thiết bị di động.

6

Tiếp tục phát triển, mở rộng hạ tầng kỹ thuật chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ đáp ứng yêu cầu cung cấp, quản lý và sử dụng chữ ký số phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử

Ban Cơ yếu Chính phủ

2020

Trong giai đoạn 2021­2025, Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục phát triển, mở rộng hạ tầng kỹ thuật Hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ đáp ứng yêu cầu của hạ tầng an ninh, trọng yếu quốc gia, phục vụ cung cấp xác thực, bảo mật cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo an toàn tuyệt đối và hiệu năng cung cấp dịch vụ theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ.

V

Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

1

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực (doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê dịch vụ; hợp tác công tư (PPP); kinh phí sự nghiệp;.. để triển khai các dự án xây dựng Chính phủ điện tử, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Tài chính

Tháng 6/2019

- Ngày 02/12/2019, Bộ Tài chính có Công văn số 14554/BTC-NSNN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để triển khai các dự án xây dựng Chính phủ điện tử;

- Bộ Tài chính đã tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1957/VPCP-KTTH ngày 13/3/2020;

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10305/BTC-NSNN ngày 26/8/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thiện báo cáo giải pháp huy động nguồn lực để triển khai xây dựng Chính phủ điện tử.

2

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai, phát triển Chính phủ điện tử

Bộ Thông tin và Truyền

thông

2020

- Bộ TTTT đã đề xuất chính sách khuyến khích nội địa hóa nhằm hỗ trợ sản xuất các sản phẩm nội địa, nâng cao giá trị sản xuất trong nước, làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm để ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực tại Việt Nam và đã được quy định tại Điều 4 trong Nghị định số 73/2019/NĐ-CP  ngày

05/9/2019;

- Bộ TTTT đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp đạt giải thưởng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các sản phẩm, giải pháp;

- Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Công nghiệp CNTT.

3

Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng CPĐT/Chính quyền điện tử theo hình thức thuê dịch vụ CNTT trọn gói do các doanh nghiệp CNTT cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc để triển khai xây dựng hệ thống CPĐT.

Các bộ, ngành, địa phương

2020 -

2025

Các bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai Nghị định số 73/2019/NĐ-CP để lập kế hoạch ngân sách thuê dịch vụ CNTT cho hoạt động Chính phủ điện tử

4

Xây dựng Chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và làm việc trên môi trường mạng

Các bộ, ngành, địa phương

2020

Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức về ứng dụng CNTT, CPĐT

5

Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu cho các tổ chức quốc tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2020

Bộ GDĐT đang tích cực thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực. Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam đã tăng 3 bậc so với năm 2018 lên thứ 117/193 theo đánh giá của Liên Hợp quốc năm 2020.

6

Tiếp tục triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)...

Bộ Khoa học và Công

nghệ

2020

- Tiếp tục triển khai Chương trình giai đoạn 2021 - 2025;

- Bộ KHCN đang phối hợp thực hiện KC.01.23/16-20 nghiên cứu phát triển nền tảng triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và sẽ triển khai thử nghiệm thực tế, đánh giá tại Cổng TTĐT của Bộ KHCN.

7

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong bộ máy nhà nước

Bộ Nội vụ

2020

Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia về thu hút nhân tài.

8

Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai Chính phủ điện tử; trong việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

2020

Hầu hết các tỉnh/thành phố đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các bưu cục, các điểm Bưu điện Văn hóa xã để thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương. Đã thực hiện chuyển trả hơn 9.330 kết quả cho các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương.

9

Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính phủ điện tử

Bộ TTTT, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt

Nam, Đài

Truyền hình Việt Nam; các bộ, ngành, địa phương

2020

Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí đã tích cực tuyên truyền, hình thành các chuyên mục, trang tin về phát triển CPĐT.

VI

Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi

1

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử; Tổ công tác giúp việc của Trưởng ban

Các bộ, ngành, địa phương

Tháng

3/2019

Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ và 100% tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT, CQĐT

2

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả, chất lượng kết quả thực thi nhiệm vụ triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020

Bộ TTTT đã có Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”, trong đó có nhóm các chỉ số đánh giá về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất