Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT năm 2013 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Quyết định về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT
Số hiệu: | 04/VBHN-BCT |
Ngày ký xác thực: | 15/10/2013 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan hợp nhất: | Bộ Công Thương |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 04/VBHN-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”
Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam”, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,1
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam”.
Điều 22. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BCN ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam”; Quyết định số 01/2006/QĐ-BTM ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thương mại”.
Điều 33. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam”.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho:
1. Những cá nhân làm việc trong nước và nước ngoài đã hoặc đang công tác trong ngành Công Thương (Công nghiệp, Thương mại) hoặc công tác công thương, cụ thể bao gồm:
a) Những cá nhân đã hoặc đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc Bộ;
b) Những cá nhân đã hoặc đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước về công thương ở địa phương;
c) Những cá nhân trực tiếp làm công tác công thương tại các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Công Thương.
2. Những cá nhân làm việc trong nước và nước ngoài công tác ngoài ngành Công Thương nhưng có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Công Thương.
3. Các trường hợp cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định trên cơ sở đề nghị của đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân.
Điều 3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ Công Thương ghi nhận công lao của các cá nhân có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam.
2. Kỷ niệm chương có nội dung, hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Công Thương và phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Điều 4. Nguyên tắc xét tặng
1. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện đúng pháp luật, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục quy định tại Quy chế này, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời.
2. Kỷ niệm chương được tặng cho mỗi cá nhân một lần, không truy tặng.
Chương 2. TIÊU CHUẨN VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng
1. Những cá nhân đã hoặc đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc Bộ; Những cá nhân đã hoặc đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước về công thương ở địa phương; Những người trực tiếp làm công tác công thương tại các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Công Thương đang làm việc hoặc đã chuyển sang ngành khác, đã nghỉ chế độ, nghỉ hưu, có đủ thời gian công tác trong ngành là 20 năm đối với nam, 15 năm đối với nữ và 10 năm đối với những người trực tiếp lao động trong các nghề độc hại, nguy hiểm.
2. Những cá nhân trong ngành Công Thương có từ 03 công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành hoặc có 05 Bằng Lao động sáng tạo được áp dụng vào sản xuất thì thời gian tính thâm niên công tác là 15 năm đối với nam, 10 năm đối với nữ.
3. Những trường hợp sau đây không tính thâm niên công tác khi xét tặng:
a) Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương (đương chức, đã nghỉ chế độ chính sách hoặc chuyển công tác);
b) Những cá nhân đạt danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú công tác trong ngành Công Thương.
Điều 6. Tiêu chuẩn xét tặng đối với người ngoài ngành Công Thương
1. Cá nhân có sáng chế phát minh, công trình khoa học cấp Nhà nước được áp dụng trong sản xuất, được các cơ quan có liên quan và được Bộ Công Thương công nhận đã góp phần vào sự phát triển ngành Công Thương Việt Nam.
2. Cán bộ Lãnh đạo các ngành, các địa phương, các đoàn thể, các hiệp hội (ở trung ương và địa phương) bằng các hoạt động cụ thể hoặc bằng tác phẩm được doanh nghiệp hoặc cơ quan trong ngành đề xuất với Bộ Công Thương.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự phát triển của ngành Công Thương Việt Nam.
4. Cá nhân là người nước ngoài có công xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác ngành Công Thương Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất cho sự phát triển ngành Công Thương Việt Nam.
5. Trường hợp đặc biệt đối với các cán bộ Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các nhân sỹ lớn ở trong và ngoài nước sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Điều 7. Cách tính thời gian công tác trong ngành Công Thương
1. Những cá nhân trong ngành Công Thương được cử đi làm nghĩa vụ quân sự, đi học tập trung dài hạn sau đó lại được điều động về công tác trong ngành Công Thương, khoảng thời gian đó được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Công Thương.
2. Những cá nhân bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên do cơ sở hoặc cấp trên cơ sở quyết định thì thời gian bị kỷ luật không được tính vào thâm niên xét tặng.
Điều 8. Các trường hợp không được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Người đã được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Công nghiệp Việt Nam” theo quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BCN ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam”; Quyết định số 01/2006/QĐ-BTM ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thương mại”.
2. Người bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
3. Người đã tự ý bỏ việc khỏi cơ quan, đơn vị.
4. Người đã hoặc đang bị xử phạt tù, kể cả án treo.
Điều 9. Quyền lợi của người được tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương.
2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được cơ quan, đơn vị (nơi cá nhân công tác) trích quỹ khen thưởng để tặng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Chương 3. QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 10. Quy trình xét tặng
1. Thủ trưởng cơ quan Bộ, Sở Công Thương các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty 91, 90, Công ty, Viện, Trường, Cục, Trung tâm, các Báo, Tạp chí ... thuộc Bộ (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp trong ngành) có cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương lập hồ sơ theo quy định.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tiến hành xét chọn những cá nhân đủ tiêu chuẩn (căn cứ hồ sơ lý lịch và hồ sơ lập sổ bảo hiểm xã hội của từng người trong đơn vị) lập danh sách trích ngang những người được đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương và báo cáo lên cấp trên trực tiếp. Danh sách trích ngang gồm những người đang làm việc tại đơn vị, những người đã làm việc tại đơn vị nhưng nay đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ hoặc đã chuyển công tác ra ngoài ngành Công Thương và những người nước ngoài.
3. Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành có trách nhiệm xét duyệt từng cá nhân do cấp dưới gửi lên, lập danh sách các cá nhân được xét duyệt trình Bộ Công Thương quyết định.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Tờ trình đề nghị khen thưởng theo Phụ lục 1 của Quy chế này.
2. Danh sách và tóm tắt thành tích của các cá nhân được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo Phụ lục 2 của Quy chế này.
3. Bãi bỏ yêu cầu kê khai về “đối tượng” và “quá trình công tác” tại Phụ lục số 2.4
Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ chỉ đạo thực hiện theo Quy chế này.
2. Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp trong ngành chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn nội dung, tiêu chuẩn, đối tượng được xét Kỷ niệm chương cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp mình quản lý.
3. Những cá nhân đã công tác trong ngành Công Thương đủ tiêu chuẩn được xét tặng nhưng đến nay đơn vị trực tiếp quản lý đã giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị đó đề xuất việc xét tặng. Cá nhân có quyền đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị đã giải thể để thực hiện các thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương.
4. Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương là đầu mối tiếp nhận hồ sơ khen thưởng Kỷ niệm chương của các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành có trách nhiệm tổng hợp, đối chiếu với các tiêu chuẩn trong Quy chế trước khi trình Bộ trưởng quyết định.
Điều 13. Tổ chức trao tặng
1. Bộ Công Thương tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương ngành Công Thương đối với một số cán bộ lão thành của ngành, các đồng chí cán bộ Lãnh đạo các cơ quan Trung ương.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành tổ chức trao Kỷ niệm chương ngành Công Thương cho các cá nhân thuộc đơn vị.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr.. | ……………, ngày tháng năm 200… |
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”
Căn cứ Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương” của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định số................/2008/QĐ-BCT ngày..............tháng ........... năm 2008, (1) đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam” cho: .....người, có danh sách, bảng tổng hợp và tóm tắt thành tích của cá nhân kèm theo.
1. Tặng Kỷ niệm chương cho cán bộ, công nhân viên chức trong ngành Công Thương .......người.
Trong đó:
- Đang làm việc: .....người,
- Đã nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ của Nhà nước quy định: ..........người,
- Đã chuyển sang ngành khác: ..........người.
2. Tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân ngoài ngành Công Thương: .......người.
3. Người nước ngoài: ..........người./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị |
(1) Tên Cơ quan đề xuất
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH VÀ TÓM TẮT THÀNH TÍCH
UBND.................................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ....................., ngày tháng năm 200.... |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”
(Kèm theo phụ lục 1)
STT | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác | Chỗ ở hiện nay | Đối tượng5 (được bãi bỏ) | Quá trình công tác6 (được bãi bỏ) | Tổng số năm công tác trong Ngành | Tóm tắt thành tích (ngắn gọn, đầy đủ) | Ghi chú | ||
|
|
| Nam | Nữ |
|
|
| Từ tháng, năm đến tháng, năm | Làm gì ở đâu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
1 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương,
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại như sau:”
2 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.”
3 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
4 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
5 Cột này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
6 Cột này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 08/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 46/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTM ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây