Quyết định 877/QĐ-UBND Hà Nội 2020 Quy chế Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 877/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 877/QĐ-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 26/02/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Quyết định 877/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------------- Số: 877/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020
------------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”;
Căn cứ Quyết định số 5803/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 24/2/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020 tại Công văn số 461/SGDĐT-VP ngày 14/02/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Thành phố; Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Thường trực Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Thường trực HĐND Thành phố; - Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản; - Sở Lao động Thương binh và Xã hội; - Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố; - VPUB: PCVP; Đ.H. Giang. V.T.Anh; Các phòng: KGVX, KT, NC, TKBT; - Lưu: VT, KGVX. | CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ 15 NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 877/QĐ-UBND ngày 26/02/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
--------------------
Chương I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG THÀNH PHỐ
Điều 1. Chức năng
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 15 năm 2020 (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 năm 2020 của thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 năm 2020 của thành phố Hà Nội đảm bảo đúng quy định pháp luật và Thành phố.
2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” của Hội đồng cấp huyện, Hội đồng Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn Thành phố đề nghị.
3. Tổ chức thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
4. Tổ chức thăm dò dư luận: Công bố danh sách đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Thành phố, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thời gian là 15 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân, xã hội.
5. Xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” theo quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ.
6. Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ, gửi Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỔNG
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
b) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng.
c) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Hội đồng và các nhiệm vụ đã giao cho từng cá nhân.
d) Phê duyệt Chương trình làm việc của Hội đồng.
e) Triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng. Chuẩn bị nội dung họp Hội đồng; chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng, thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch của Hội đồng.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Ban Thi đua, Khen thưởng Thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch của Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng rà soát các văn bản, quyết định của Hội đồng, đảm bảo đúng luật định, chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Điều 4. Nhiệm Vụ và quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng
Ủy viên Hội đồng gồm các Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành có cá nhân đề nghị xét tặng, đại diện lãnh đạo văn phòng, các phòng chức năng có liên quan của Sở Giáo dục và Đào tạo và một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
2. Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá thành tích, công lao đóng góp, uy tín đối với ngành giáo dục của các nhà giáo đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt không dự họp, Ủy viên Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 5. Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội có Tổ thư ký, do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập (thành lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố).
Tổ thư ký là bộ phận thường trực giúp việc cho Hội đồng, có nhiệm vụ:
a) Dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.
b) Tiếp nhận hồ sơ của các nhà giáo đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” của Hội đồng cấp huyện, cấp Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn thành phố đề nghị.
c) Thẩm định hồ sơ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với qui định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ khi được Chủ tịch Hội đồng phân công.
d) Tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” để lấy ý kiến thăm dò dư luận.
đ) Tổng hợp kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng.
e) Chuẩn bị nội dung, chương trình họp Hội đồng.
g) Tổ chức triển khai thực hiện các kết luận của Hội đồng, giải quyết các công việc chuyên môn nghiệp vụ của Hội đồng.
h) Hoàn thiện hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ, gửi Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương III. NGUYÊN TẲC VÀ CHỂ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
Hội đồng hoạt động theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ.
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tác dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
2. Các cuộc họp của Hội đồng được coi là họp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu.
3. Cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng.
4. Hội đồng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về chủ trương, đối tượng xét duyệt cấp Thành phố; tổ chức xét tặng và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả xét tặng. Hội đồng có trách nhiệm xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy đối với trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” trước khi nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân Thành phố; cơ quan thường trực Hội đồng (Sở Giáo dục và Đào tạo) được sử dụng con dấu của đơn vị (nếu được ủy quyền) trong việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Hội đồng.
Điều 7. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí tổ chức xét tặng để thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai kế hoạch của Hội đồng.
b) Trả thù lao cho thành viên Hội đồng, thư ký Hội đồng và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng.
c) Tổ chức các phiên họp Hội đồng.
d) Công bố kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân, xã hội.
đ) Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng các cấp.
e) Tổ chức Lễ trao tặng.
g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Thành phố.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 8. Quan hệ với Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” các cấp
Quan hệ làm việc giữa Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” Thành phố với Hội đồng cấp quận, huyện, thị xã, Hội đồng Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn thành phố, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là quan hệ cấp trên trực tiếp; căn cứ chỉ đạo của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” Thành phố, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” các cấp, các ngành của Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Các Thành viên Hội đồng và Tổ thư ký của Hội đồng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Quy chế này.
Điều 10. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Tổ thư ký của Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
| CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung |
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGND, NGƯT THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỬ 15 NĂM 2020
--------------
DỰ KIẾN LỊCH LÀM VIỆC
TT | Nội dung công việc | Thời gian | Chủ trì thực hiện | Địa điểm |
1 | Nhận hồ sơ của các đơn vị | Tháng 02 | Sở GDĐT Hà Nội (Đơn vị thường trực) | 81 Thợ Nhuộm |
2 | Thông báo Quyết định thành lập Hội đồng, phổ biến Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ; Công văn số 5651/BGDĐT-TĐKT ngày 16/12/2019 của Bộ GDĐT và các văn bản liên quan | Tháng 02 | - Chủ tịch Hội đồng - Thành viên Hội đồng - Tổ thư ký | Phòng Hội thảo Sở GDĐT - 23 Quang Trung |
3 | Tổng hợp, thẩm định hồ sơ | Tháng 02 | Sở GDĐT Hà Nội |
|
4 | Lấy ý kiến thăm dò dư luận | Tháng 02 (trong 15 ngày làm việc) | - Chủ tịch Hội đồng - Tổ thư ký | Cổng TTĐT |
5 | Các thành viên Hội đồng nghiên cứu bản khai, tóm tắt thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT | Từ ngày 13/3 đến 16/3/2020 | Thành viên Hội đồng |
|
6 | Tổng hợp kết quả thăm dò dư luận | Trước ngày 16/3/2020 | Tổ thư ký |
|
7 | Họp Hội đồng Thành phố thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận, xử lý kiến nghị của các tổ chức cá nhân | Ngày 14/3/2020 | - Chủ tịch Hội đồng chủ trì - Thành viên Hội đồng - Tổ thư ký | Phòng Hội thảo Sở GDĐT- 23 Quang Trung |
8 | Họp Hội đồng Thành phố | Ngày 16/3/2020 | - Chủ tịch Hội đồng chủ trì - Thành viên Hội đồng và Tổ thư ký | Phòng họp UBND TP |
9 | Xin ý kiến Thường trực Thành ủy đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGND (nếu có) | Ngày 17/3/2020 | Tổ thư ký dự thảo văn bản trình Chủ tịch Hội đồng |
|
10 | Hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ GDĐT | Từ ngày 16/3 đến 20/3/2020 | Tổ thư ký |
|
* Lưu ý:
1. Các thành viên Hội đồng bố trí công tác để tham dự đầy đủ các cuộc họp.
2. Lịch này thay cho giấy mời (Trường hợp các đ/c Lãnh đạo, thành viên Hội đồng không thể tham dự họp, đề nghị báo cáo xin ý kiến đ/c Chủ tịch Hội đồng).
3. Khi dự họp Hội đồng, các thành viên mang theo tài liệu đã nhận từ Tổ thư ký./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây