Quyết định 08/2021/QĐ-UBND Quảng Ninh khen thưởng Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 08/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 08/2021/QĐ-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tường Văn |
Ngày ban hành: | 03/02/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Quyết định 08/2021/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 08/2021/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Quảng Ninh, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
__________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 139/TTr-SNV ngày 28 tháng 12 năm 2020 và Báo cáo thẩm định số 237/BC-STP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2021 và thay thế Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
QUY ĐỊNH
Khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
________________
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung thi đua, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền và quy trình, hồ sơ xét duyệt công nhận, khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua).
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Là Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, có thành viên trong Hộ là hội viên Hội Nông dân, có đăng ký phấn đấu hàng năm đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” do Hội Nông dân các cấp phát động.
Chương II. NỘI DUNG THI ĐUA, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THẨM QUYỀN, HỒ SƠ XÉT DUYỆT KHEN THƯỞNG
Điều 3. Nội dung thi đua
1. Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu nâng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, có ý thức xây dựng tổ chức Hội.
2. Thi đua sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, lao động, đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, tăng thu nhập.
3. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tích cực giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Điều 4. Tổ chức phong trào thi đua
1. Căn cứ vào kế hoạch phát động thi đua của tỉnh; Ủy ban nhân cấp huyện, cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế phát động phong trào thi đua tại địa phương. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, tuyên dương, khen thưởng các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Hộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” của cấp mình; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện; sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua.
2. Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến tại địa phương, thực hiện tốt việc khen thưởng theo thẩm quyền.
Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét, đề nghị khen thưởng
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung để xét, đề nghị khen thưởng.
a) Có đăng ký tham gia phong trào thi đua.
b) Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Hội Nông dân các cấp, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
c) Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu nâng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, có ý thức xây dựng tổ chức Hội và được công nhận là Gia đình văn hóa.
d) Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, lao động, đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường nông thôn.
đ) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tích cực giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
e) Có thu nhập gấp 06 lần so với mức thu nhập quy định ở cấp cơ sở.
2. Tiêu chuẩn cụ thể để xét, đề nghị khen thưởng.
Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời có thành tích xuất sắc được Ủy ban nhân dân các cấp xét, khen thưởng phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đối với cấp cơ sở:
Hộ được xét khen thưởng phải có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số những hộ nông dân hàng năm đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp cơ sở.
Có mức thu nhập bình quân hàng năm gấp từ 1,5 lần so với mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới.
b) Đối với cấp huyện:
Hộ được xét khen thưởng phải có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số những hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện.
Có mức thu nhập bình quân hàng năm gấp từ 02 lần so với cấp cơ sở.
c) Đối với cấp tỉnh:
Hộ được xét khen thưởng phải có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong số những hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh.
Có mức thu nhập bình quân hàng năm gấp từ 3,5 lần so với cấp cơ sở.
4. Căn cứ thành tích của các Hộ nông dân trong phong trào thi đua, Hội Nông dân tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan lựa chọn Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có thành tích tiêu biểu xuất sắc, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét, trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen khi sơ kết Phong trào thi đua; trình đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba khi tổng kết Phong trào thi đua.
Điều 6. Thẩm quyền khen thưởng và đề nghị khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét, tặng Giấy khen theo thẩm quyền. Đồng thời xét, chọn những hộ xuất sắc, tiêu biểu đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng. Tỷ lệ xét, chọn không quá 05% số hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp cơ sở. Riêng đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo số hộ được xét khen thưởng không quá 20% tổng số hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp cơ sở.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét, tặng Giấy khen theo thẩm quyền. Đồng thời xét, chọn những hộ xuất sắc, tiêu biểu đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen. Tỷ lệ xét, chọn không quá 5% tổng số hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện. Riêng đối với các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô tỷ lệ xét, chọn không quá 10%.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét, tặng Bằng khen cho các hộ đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Tỷ lệ xét, chọn không quá 05% tổng số hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Đối với cấp cơ sở và cấp huyện: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ các quy định của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương để quy định cụ thể.
2. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Ủy ban nhân cân cấp huyện (bao gồm từ cấp cơ sở).
b) Biên bản họp xét duyệt thi đua của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp trình khen.
c) Báo cáo thành tích có xác nhận của cấp trình khen (áp dụng theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).
3. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng: 02 bộ.
4. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng gửi về Hội Nông dân tỉnh trước 45 ngày tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết biểu dương phong trào thi đua "Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp tỉnh.
Điều 8. Thời gian sơ kết, tổng kết
1. Hội Nông dân tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm/lần, tổng kết 05 năm/lần và khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh vào dịp tháng 10 của năm tiến hành sơ kết, tổng kết.
2. Hội Nông dân cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức sơ kết 03 năm/lần, tổng kết 05 năm/lần và khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện trong Quý II của năm tiến hành sơ kết, tổng kết.
3. Hội Nông dân cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức sơ kết 03 năm/lần, tổng kết 05 năm/lần và khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp xã trong Quý I của năm tiến hành sơ kết, tổng kết.
Điều 9. Kinh phí khen thưởng và tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết
1. Thực hiện quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và theo các quy định hiện hành.
2. Hội Nông dân tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) lập dự toán kinh phí Hội nghị biểu dương, khen thưởng “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, thống nhất với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã lập dự toán kinh phí Hội nghị biểu dương, khen thưởng phong trào “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đảm bảo kinh phí cho hội nghị biểu dương, khen thưởng phong trào “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” theo định kỳ.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua
1. Hội Nông dân tỉnh là Cơ quan thường trực của phong trào thi đua, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) xây dựng kế hoạch tổ chức phát động thi đua, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tập hợp hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét, khen thưởng. Xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng phong trào thi đua báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phong trào tại các địa phương. Đôn đốc, thẩm định hồ sơ, xét chọn, tổng hợp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế phát động, triển khai có hiệu quả phong trào thi đua tại địa phương.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội và các đoàn thể tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ảnh về Cơ quan Thường trực Phong trào thi đua và Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây