BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------- Số: 103/KH-BGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC"
Căn cứKế hoạch số 917/KH/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN-HLHPNVN-HKHVN ngày 31/8/2011 về phối hợp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2011-2012 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam;
Căn cứ kết quả Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày 11/01/2012,
Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua (PTTĐ) ban hành Kế hoạch kiểm tra phong trào thi đua tại các địa phương năm học 2011-2012. thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Đánh giá thực tế việc thực hiện phong trào thi đua tại địa phương;
2. Đánh giá việc phối hợp Liên ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam trong phong trào thi đua;
3. Đánh giá hiệu quả chỉ đạo và các hoạt động trọng tâm của phong trào trong nhà trường;
4. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án có liên quan triển khai ở địa phương.
II. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra thực tế việc triển khai phong trào thi đua tại địa phương; chuẩn bị nội dung cho Hội nghị sơ kết 04 năm thực hiện phong trào.
- Quy mô, số lượng, tỉ lệ trường tham gia.
- Chất lượng, hiệu quả đạt được trong hơn 3 năm theo từng nội dung phong trào.
- Điển hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiêu biểu ở các cấp học của địa phương và những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo triển khai các nội dung của PTTĐ.
2. Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp Liên ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam trong phong trào thi đua.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động trọng tâm trong phong trào qua 3 năm và năm học 2011 - 2012: Tổ chức thực hiện và kết quả về các hoạt động, lưu ý các nội dung sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Công tác triển khai chuyên đề “Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH” (theo công văn số 8277/BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công văn số 295/BGDĐT ngày 07/6/2011 về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên cấp THCS; công văn số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm về GDMN, GDPT, GDTX và GDCN trong năm học 2011-2012);
- Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, phòng chống các hành vi mang tính bạo lực trong nhà trường (nêu cụ thể để làm rõ: môi trường có được đẹp hơn, thuận lợi hơn, giải pháp duy trì, phát triển, giải pháp phòng chống tệ nạn đánh nhau trong trường học,…);
- Tổ chức đổi mới phương pháp dạy và học (thực hiện chương trình giảm tải như thế nào; có sáng kiến gì trong đổi mới phương pháp dạy và học; các phương pháp dạy và học nào được áp dụng có hiệu quả nhất, các giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh);
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học và các hoạt động giáo dục cụ thể nào);
- Tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân gian (đưa dân ca, trò chơi dân gian, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử, môi trường cụ thể như thế nào);
- Tổ chức các hội thi văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian (đã tổ chức các hoạt động cụ thể nào, hiệu quả, phương hướng thời gian tới);
- Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh qua các hình thức Câu lạc bộ học sinh (có các câu lạc bộ nào, chất lượng, hiệu quả hoạt động);
- Tổ chức các ngày lễ lớn trong năm học 2010-2011 (hình thức, thời gian tổ chức cụ thể);
- Kiểm tra về việc bình chọn giáo viên tiêu biểu trong phong trào thi đua. (có thể dự giờ của giáo viên được bình chọn, đề xuất hình thức bầu chọn từ cơ sở).
4. Kiểm tra kết quả thực hiện chương trình “3 đủ” và các giải pháp, kế hoạch thực hiện năm học 2010-2011 (trường, phòng, sở đã đảm bảo “3 đủ” ở mức nào, giải pháp đảm bảo).
5. Kiểm tra đánh giá việc xây dựng điển hình, nhân rộng điển hình và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào của địa phương và báo cáo kết quả tại hội nghị giao ban Bộ (có những mô hình nào, ở đâu, đã đầu tư nhân rộng ra sao, giải pháp thời gian tới).
III. Các bước triển khai
1. Tổ thư ký Ban Chỉ đạo dự thảo kế hoạch tổ chức các đoàn kiểm tra trình lãnh đạo Bộ ký gửi các Ban Chỉ đạo phong trào thi đua các tỉnh, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan từ ngày 18-20/02/2011.
2. Các đơn vị giới thiệu cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra về Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký tổng hợp trình lãnh đạo Bộ ký Quyết định thành lập từ ngày 21-25/02/2011.
3. Các đoàn đi kiểm tra tại địa phương từ ngày 08-31/3/2011.
4. Các đoàn tổng hợp viết đánh giá kết quả kiểm tra và hoàn thiện báo cáo trước ngày 05/4/2011.
5. Tổ thư ký tổng hợp kết quả các đoàn, xây dựng và hoàn thiện báo cáo tổng kết, thông báo kết quả kiểm tra về các địa phương xong trước ngày 15/4/2011.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Tổ thư ký Ban Chỉ đạo, Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Dự án Phát triển giáo dục THCS II phối hợp làm đầu mối triển khai kế hoạch kiểm tra.; viết báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra.
2. Các Ban ngành phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra và có yêu cầu về nội dung kiểm tra.
3. Các Cục,Vụ Viện, cơ quan đại diện phía Nam và đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT bố trí lãnh đạo, cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra.
4. Các Dự án: Phát triển giáo dục THCS II, Phát triển giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Phát triển giáo viên THPT &THCN kết hợp việc kiểm tra Phong trào thi đua với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên các nội dung, chương trình theo yêu cầu của Dự án mình; chuẩn bị kinh phí cho các đoàn kiểm tra.
5. Ban Chỉ đạo phong trào thi đua cấp tỉnh có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Phong trào thi đua tại các cơ sở giáo dục, các trường ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung, kế hoạch đã đề ra; báo cáo chính xác các số liệu về kết quả phong trào thi đua; phản ánh đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phong trào tại địa phương.
V. Chương trình làm việc tại các tỉnh
1. Kiểm tra tại 14 tỉnh thuộc 7 vùng thi đua.
2. Thời gian tại mỗi tỉnh: 02 ngày (trong thời gian đã nêu tại mục III văn bản này).
3. Chương trình, các nội dung làm việc tại địa phương gồm:
- Kiểm tra các văn bản chỉ đạo của địa phương đối với các nhà trường và việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ và liên bộ.
- Nghe báo cáo, phản ánh của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua cấp tỉnh;
- Đi kiểm tra thực tế ngẫu nhiên tại một số trường Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT;
- Thông báo kết quả kiểm tra, biên bản kiểm tra của Đoàn với Ban Chỉ đạo phong trào thi đua cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” các tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch này.
Nơi nhận: - PTTg. Nguyễn Thiện Nhân (để b/c); - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c); - Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (để ph/h); - Thứ trưởng Trần Quang Quý(để ph/h); -Bộ VHTTDL, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPNVN, Hội KH Việt Nam (để ph/h); -Các đơn vị thuộc Bộ, Dự án THCS KKN, Dự án PTGV THPT&THCN (để thực hiện); - Các Sở GD&ĐT (để thực hiện); - Lưu: VT, Vụ CTHSSV, DA THCS II. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển |
PHỤ LỤC 1: Mẫu báo cáo sơ kết 4 năm về triển khai Phong trào thi đua
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH - BGDĐT ngày 17/2/2012)
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ BAN CHỈ ĐẠO PTTĐ “Xây dựng THTT,HSTC” -------- Số: ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......, ngày tháng năm 2012 |
BÁO CÁO CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
I. Về số lượng, tỷ lệ trường tham gia phong trào (số trường đăng ký tham gia/tổng số trường của tỉnh/thành phố tính đến tháng 5/2012)
- Mầm non: ................ trường/………….trường
- Tiểu học: .................. trường/…………trường
- THCS: ...................... trường/………...trường
- THPT: ....................... trường/………..trường
- Trung tâm GDTX: ……….. trung tâm/ tổng số trung tâm (của tỉnh/thành phố)
- Số trường mới đăng ký tham gia từ năm học 2011-2012: …………………..
II. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường:
a) Số trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp: ................trường, trong đó:
+ Mầm non: ................. trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm GDTX: ……..…..
+ Tổng số cây xanh được trồng mới từ năm học 2011-2012: ………………..
b) Số trường có công trình vệ sinh xây mới trong năm học 2011-2012: ..............
+ Mầm non: ................. công trình. + THCS: ...................... công trình
+ Tiểu học: .................. công trình. + THPT: ....................... công trình
+ Trung tâm GDTX: ………. công trình
- Số trường có nhà vệ sinh: ............/ tổng số trường
- Số trường có công trình hợp vệ sinh (CTHVS)/tổng số trường có................. công trình vệ sinh (CTVS)
+ Mầm non: .........CTHVS/........CTVS + THCS: ......CTHVS/..........CTVS
+ Tiểu học: .........CTHVS/….........CTVS + THPT: ........CTHVS/........CTVS
+ Trung tâm GDTX: ..............CTHVS/.................CTVS
- Dự kiến công trình vệ sinh xây dựng trong năm 2012-2013: ………………
c) Số trường có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: ........trường, trong đó:
+ Mầm non: ................. trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm GDTX: ……....trường
d) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở)
- Số trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: Tổng số: ..........................trường, trong đó:
+ Mầm non: ................. trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ Những chuyển biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. Cụ thể: ............................................................
- Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”: ………………
e) Kết quả thực hiện đi học an toàn năm học 2011-2012
- Sự chỉ đạo và giải pháp của địa phương trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau (nêu cụ thể các văn bản chỉ đạo, giải pháp phối hợp liên ngành…):
- Số vụ học sinh đánh nhau xảy ra trong năm học 2011-2012:
- Số học sinh vi phạm, số học sinh bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thội học có thời hạn:
- Sự chỉ đạo và giải pháp về giáo dục an toàn giao thông trong trường học của địa phương hưởng ứng năm an toàn giao thông:
- Công tác phối hợp giữa nhà trường và các ban, ngành có liên quan của địa phương trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:
- Số vụ học sinh bị tai nạn khi tham gia giao thông:
- Số học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ:
- Số học sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật Giao thông:
* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung này.
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
a) Số học sinh bỏ học năm học 2011-2012: ...... học sinh (HS)/tổng số......... HS, chiếm tỷ lệ……. %, trong đó:
+ Tiểu học: .................. HS/tổng số.........HS, gồm bỏ học trong học kì I........., bỏ học trong hè năm 2011..................
+ THCS: ...................... HS/tổng số.........HS, gồm bỏ học trong học kì I........, bỏ học trong hè năm 2011..................
+ THPT: ................ HS/tổng số........... HS, gồm bỏ học trong học kì I..........., bỏ học trong hè năm 2011: ...............
b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2010 đến nay): .......... người/tổng số........... người, trong đó:
+ Mầm non: ......... người/tổng số ...... + THCS: ......... người/tổng số.........
+ Tiểu học: ........ người/tổng số ........ + THPT: ......... người/tổng số..........
+ Trung tâm GDTX: … …...người/tổng số............
c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ( từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012),
Tổng số: ............................ người/ tổng số........, trong đó:
+ Mầm non: ........ người/tổng số ....... + THCS:.......người/tổng số .......
+ Tiểu học: .......... người/tổng số ...... + THPT: .... người/tổng số........
+ Trung tâm GDTX:………..người/tổng số.............
d) Số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: ......... trường, trong đó:
+ Mầm non: ......... trường. + THCS: ............. trường.
+ Tiểu học: ......... trường. + THPT: ........... trường.
+ Trung tâm GDTX: ……….. trường.
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
a) Số trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hoá giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó. Tổng số: ..................trường, trong đó:
+ Mầm non: ................. trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm GDTX: ……...trường.
b) Số trường đã tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh.
Tổng số: .................................. trường, trong đó:
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ......................... trường.
+ THCS: ...................... trường. + Trung tâm GDTX:..….. trường.
Nêu tên các câu lạc bộ đã được tổ chức ở các nhà trường.
c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh.
d) Triển khai công tác phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh:
- Sự phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác này:
- Số học sinh chơi game thường xuyên:
- Số học sinh bị xử lý kỷ luật do chơi gmae:
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
a) Số trường có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Tổng số: ..........................trường, trong đó:
+ Mầm non: ................... trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học: .................... trường. + THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm GDTX: ……..trường.
b) Số trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường.
Tổng số: ..........................trường, trong đó:
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ THCS: ...................... trường. + Trung tâm GDTX: …..trường.
c) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học.
* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
a. Tỉnh đã có tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương chưa?
b. Số trường (phổ thông) nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ hoặc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ.
Tổng số: ..........................trường, trong đó:
+ Tiểu học: .................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ THCS: ...................... trường. + Trung tâm GDTX: …..trường.
- Chăm sóc được:
+ DT LSVH cấp Quốc gia: ........ DT/.......tổng số DT cấp Quốc gia ở tỉnh.
+ DT LSVH cấp tỉnh: ........ DT/..........tổng số DT cấp tỉnh.
+ Số lượng Nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ): ....công trình
+ Số lượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ được nhà trường chăm sóc, hỗ trợ: ........... .
+ Các công trình, đối tượng khác (nêu số lượng và tên của một số công trình, đối tượng chính).
c. Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay.
III. Kết quả phong trào:
1. Kết quả kiểm tra, đánh giá trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2011-2012:
…………………………………………………………………………………
2. Những tập thể (trường, tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua.
- Nội dung sáng kiến: ............................................................
- Kết quả thực hiện sáng kiến: .............................................
3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: …………………………
4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo đài. ............bài ( nêu số lượng bài trên trang web của sở) Nêu địa chỉ trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo (…........................).
5. Những ý kiến khác.
IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào:
1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại địa phương (Nêu rõ kết quả hoạt động của mỗi đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo).
2. Kết quả nổi bật:
3. Đề xuất, kiến nghị:
V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương:
1. Kết quả nổi bật nhất
- Trong năm học 2011-2012 so với năm trước (nêu không quá 3 nội dung).
- Từ khi có PTTĐ (nêu không quá 3 nội dung).
2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực:
a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ trong nhà trường và với gia đình, xã hội. Minh chứng cụ thể.
b) Sự gia tăng tính tích cực của học sinh ở địa phương được biểu hiện như thế nào?
c. Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế,... tại địa phương.
3. Nêu ít nhất 02 sáng kiến của cán bộ, giáo viên, tập thể và và 02 sáng kiến của học sinh đã được thực hiện có hiệu quả nhất ở tỉnh.
4. Nêu mô hình về THTT, HSTC ở bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (nêu tên đơn vị, kèm theo mô tả về mô hình ở các bậc học; mỗi mô hình trình bày không quá 2 trang A4, kèm theo tranh, ảnh, CD, VCD nếu có.
5. Kết quả của công tác xã hội hoá:
- Hỗ trợ học sinh (từ các nguồn khác nhau được thực hiện ở trong và ngoài nhà trường trong toàn tỉnh/thành phố). Tổng số bằng hiện vật và bằng tiền trong 3 năm qua.
- Hỗ trợ của nhà trường (từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước) trong toàn tỉnh/thành phố về cơ sở vật chất, thiết bị và quy ra mức tiền tương đương (nếu có thể) trong 3 năm qua.
- Các đóng góp phi vật chất: Ý tưởng, ủng hộ, tham gia bằng công sức của các lực lượng xã hội (nêu các kết quả nổi bật nhất).
6. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết của tỉnh.
7. Những kiến nghị, đề xuất của Ban chỉ đạo phong trào thi đua của tỉnh đối với Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào thi đua và các kiến nghị đối với lãnh đạo địa phương.
Lưu ý: Báo cáo của Ban chỉ đạo phong trào tỉnh/thành phố phải theo đúng mẫu này để đáp ứng cho việc tổng hợp ở cấp Bộ.