Hướng dẫn 02-HD/TW 2021 thực hiện Quy định 22-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Hướng dẫn 02-HD/TW

Hướng dẫn 02-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc thực hiện một số nội dung Quy định 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
Cơ quan ban hành: Ban Chấp hành Trung ươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02-HD/TWNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hướng dẫnNgười ký:Võ Văn Thưởng
Ngày ban hành:09/12/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

tải Hướng dẫn 02-HD/TW

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hướng dẫn 02-HD/TW DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Hướng dẫn 02-HD/TW PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

Số: 02-HD/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH SỐ 22-QĐ/TW, NGÀY 28/7/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

_____________

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII;

- Căn cứ Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng,

Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng như sau:

I- Giải thích từ ngữ
1. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao là công việc theo chức danh được phê chuẩn, chỉ định, bổ nhiệm, bầu cử; theo vị trí việc làm, chức trách, cương vị công tác trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mà đảng viên đó là thành viên.
2. Kỷ luật oan là việc tổ chức đảng và đảng viên không vi phạm nhưng bị tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận có vi phạm và kỷ luật theo kết luận.
3. Chức vụ trong Đảng bao gồm chức vụ do tổ chức đảng bầu, chỉ định hoặc bổ nhiệm đối với đảng viên theo quy định của Đảng (kể cả chức vụ kiêm nhiệm).
4. Đối tượng kiểm tra, giám sát: Ngoài các đối tượng quy định tại Khoản 6, Điều 3, còn bao gồm các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng, tổ đảng, tổ công tác, đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra lập ra theo thẩm quyền.
5. Thời hạn làm việc
5.1. Đối với đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật thì thời hạn được tính từ ngày công bố quyết định giải quyết đến ngày thông qua dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh tại hội nghị do tổ chức đảng bị tố cáo, khiếu nại hoặc tổ chức đảng quản lý đảng viên bị tố cáo, khiếu nại.
5.2. Đối với đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra chấp hành, giám sát chuyên đề, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật, kiểm tra tài chính đảng thì thời hạn được tính từ ngày đoàn kiểm tra, giám sát nhận được báo cáo, tài liệu kèm theo của đối tượng kiểm tra, giám sát đến ngày thông qua dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh tại tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát hoặc tổ chức đảng quản lý đảng viên được kiểm tra, giám sát.
5.3. Đối với các đoàn kiểm tra, xem xét thi hành kỷ luật đảng thì thời hạn được tính từ ngày chủ thể kiểm tra công bố quyết định kiểm tra đến ngày thông qua dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tại tổ chức đảng bị kỷ luật hoặc tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷ luật.
6. Tài liệu theo nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Quyết định, kế hoạch, biên bản làm việc và các văn bản thu thập trong quá trình thẩm tra, xác minh, báo cáo, thông báo kết luận.
II- Công tác kiểm tra, giám sát
1. Cấp ủy, tổ chức đảng (Điều 4)
1.1. Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên ở đảng bộ công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chấp hành các nghị quyết về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân; giữa nhiệm kỳ tổ chức sơ kết, cuối nhiệm kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết.
1.2. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thi hành kỷ luật của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc đảng bộ công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đảng viên là cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý). Trường hợp có yếu tố liên quan đến nước ngoài thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, quyết định; nếu có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện.
2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy (Điều 5)
2.1. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao đối với tổ chức đảng và đảng viên, kể cả các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng, tổ công tác, đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập ra theo thẩm quyền.
2.2. Khi được cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng cùng cấp hoặc cấp dưới, đảng viên thuộc diện cấp ủy cùng cấp, cấp dưới quản lý thì cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy xây dựng kế hoạch và sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tiến hành kiểm tra, giám sát hoặc đề nghị Ủy ban kiểm tra cùng cấp, các cơ quan tham mưu, giúp việc khác phối hợp xây dựng kế hoạch, cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát.
3. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn (Điều 6)
3.1. Ngoài các nội dung nêu tại Điều 6, Quy định số 22-QĐ/TW, các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Khoản 31.1, Mục 31, Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng.
3.2. Văn phòng hoặc bộ phận tham mưu, giúp việc ban cán sự đảng, đảng đoàn là đơn vị tham mưu, giúp ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra; thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi và là đầu mối phối hợp giữa ban cán sự đảng, đảng đoàn với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra; giúp tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện.
3.3. Cho chủ trương, quan điểm xử lý kỷ luật (không chỉ đạo cụ thể về hình thức và mức kỷ luật) đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
4. Chi bộ (Điều 7)
4.1. Các chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.
4.2. Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.
4.3. Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Ủy ban kiểm tra các cấp (Điều 8)
5.1. Nguyên tắc tổ chức
5.1.1. Khi phân công, điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác hoặc hội nghị cấp ủy chưa bầu được chức danh chủ nhiệm, thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy phân công một đồng chí phó chủ nhiệm điều hành công việc và ký văn bản cho đến khi cấp ủy bầu được chức danh chủ nhiệm.
5.1.2. Khi thay đổi ủy viên hoặc phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy phải trao đổi, xin ý kiến bằng văn bản với ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ. Trường hợp không cơ cấu chức danh ủy viên ủy ban kiểm tra thì đồng thời thôi tham gia ủy ban kiểm tra đương nhiệm.
5.1.3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, xin ý kiến về nhân sự (ngày văn thư nhận trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến), Ủy ban kiểm tra cấp trên phải có văn bản trả lời. Nếu quá thời hạn mà không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã xin ý kiến. Trường hợp Ủy ban kiểm tra cấp trên không đồng ý hoặc có ý kiến khác thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chuẩn y cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện.
5.1.4. Ủy ban kiểm tra phối hợp với ban tổ chức cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới chuẩn bị về phương hướng, quy hoạch, số lượng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, thẩm định nhân sự Ủy ban kiểm tra cấp dưới trước đại hội, kiện toàn, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh cụ thể, chuẩn y kết quả bầu cử, cho thôi giữ chức vụ,... để báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5.2. Quyền hạn
5.2.1. Ủy ban kiểm tra căn cứ theo các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật để chỉ đạo, hướng dẫn đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới hoặc căn cứ chỉ đạo của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư) để quyết định nội dung chỉ đạo.
5.2.2. Văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác xây dựng Đảng, về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng khi gửi báo cáo cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp trên đồng thời gửi Ủy ban kiểm tra cấp trên để phục vụ nhiệm vụ giám sát thường xuyên theo quy định.
5.2.3. Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, Ủy ban kiểm tra đảng ủy các quân khu, bộ đội biên phòng phối hợp với Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy (chủ trì) tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc đảng bộ quân sự, bộ đội biên phòng địa phương. Khi kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thì Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương để thực hiện.
5.2.4. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy kiểm tra, giám sát (theo chương trình công tác toàn khóa, kế hoạch hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ) đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc đảng bộ công an các tỉnh, thành phố trong việc chấp hành nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
5.3. Đối với những nơi thực hiện thí điểm hợp nhất, kiêm nhiệm chức danh
5.3.1. Nơi thực hiện thí điểm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đồng thời là chánh thanh tra thì số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra giữ nguyên như quy định tại Khoản 2, Điều 8, Quy định số 22-QĐ/TW; cơ cấu ủy viên kiêm chức gồm trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức cấp ủy cùng cấp là cấp ủy viên và phó chánh thanh tra cùng cấp.
5.3.2. Nơi thực hiện thí điểm hợp nhất hai cơ quan ủy ban kiểm tra và thanh tra thì số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra giữ nguyên như quy định tại Khoản 2, Điều 8, Quy định số 22-QĐ/TW; bố trí chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đồng thời là chánh thanh tra và cơ cấu ủy viên kiêm chức là trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức cấp ủy cùng cấp là cấp ủy viên.
5.4. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng
5.4.1. Trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo hoặc phát hiện thêm nội dung vi phạm mới thì ủy ban kiểm tra (hoặc thường trực ủy ban kiểm tra) xem xét, quyết định bổ sung nội dung kiểm tra và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp và chi bộ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cũng thực hiện tương tự như trên).
5.4.2. Trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đoàn (tổ) kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật, đồng thời đối tượng kiểm tra tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn (tổ) kiểm tra báo cáo thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra xem xét, cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng (gọi chung là quy trình kép).
5.4.3. Khi kiểm tra việc thi hành kỷ luật, nếu phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục thì chủ thể kiểm tra căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, ban hành quyết định hoặc yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành, thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật lại đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và ban hành quyết định kỷ luật mới theo thẩm quyền.
5.4.4. Ủy ban kiểm tra các cấp hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát hằng năm; khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và việc phân công, bố trí cán bộ tham gia thành viên các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng; tham mưu cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra.
5.4.5. Ủy ban kiểm tra chủ động phối hợp với ban tổ chức cấp ủy (chủ trì) trong việc tham mưu giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp về thẩm định giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy cấp dưới, khen thưởng hoặc luân chuyển, bổ nhiệm, điều động cán bộ kiểm tra giữ các chức vụ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý, kiện toàn nhân sự, tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp mình và cấp dưới trực thuộc cấp ủy.
5.4.6. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tùy nội dung, tính chất vụ việc hoặc trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra, giám sát có thể thông qua hội nghị, hoạt động trực tuyến hoặc ủy quyền bằng văn bản để thực hiện.
5.4.7. Chậm nhất 5 ngày kể từ khi có kết quả (kết luận) xử lý đảng viên vi phạm, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cùng cấp phải thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu biết (các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, vụ việc).
III- Thi hành kỷ luật
1. Về nguyên tắc thi hành kỷ luật (Điều 9)
1.1. Một số trường hợp liên quan khi xem xét, xử lý kỷ luật
1.1.1. Cán bộ, đảng viên đang trong thời gian kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem xét xử lý kỷ luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu, được cấp có thẩm quyền giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí, thì tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời cho đảng viên đó về nơi cư trú, đồng thời có văn bản thông báo cho tổ chức đảng quản lý đảng viên nơi cư trú biết.
1.1.2. Khi đã có báo cáo đề nghị xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền chưa ra quyết định kỷ luật hoặc báo cáo kiến nghị cấp trên thi hành kỷ luật mà phát hiện có thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc có hành vi vi phạm khác thì tổ chức đảng có thẩm quyền tiếp tục xem xét, quyết định hoặc giao đoàn (tổ) kiểm tra thẩm tra, xác minh bổ sung nội dung vi phạm để đề nghị xem xét lại hình thức kỷ luật.
1.1.3. Cán bộ, đảng viên đang trong thời gian bị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét, xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận thanh tra, giải quyết tố cáo và bị điều tra thì chưa thực hiện quy hoạch, ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại khi đã đến thời hạn bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, thi nâng ngạch, bậc, phong, thăng quân hàm, nâng lương, phong tặng danh hiệu, khen thưởng, từ chức hoặc thôi việc.
1.1.4. Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây đối với các vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ do chi bộ giao, vi phạm chính sách dân số, vi phạm chế độ sinh hoạt đảng, thu nộp đảng phí,... mà chưa được xem xét, xử lý thì tùy theo nội dung vi phạm, tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét giải quyết hoặc ủy quyền cho tổ chức đảng quản lý đảng viên hiện nay hoặc trước đây xem xét, xử lý.
1.1.5. Sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, chậm nhất 5 ngày, tổ chức đảng phải có văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị với các tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự. Chậm nhất 30 ngày, khi nhận được văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị của tổ chức đảng có thẩm quyền, các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên; nếu quá thời hạn trên phải báo cáo rõ lý do với tổ chức đảng đã chỉ đạo hoặc đề nghị.
1.1.6. Các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội khi quyết định đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên là đảng viên (kể cả quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về hành chính của các cấp chính quyền), trong thời hạn 5 ngày phải có văn bản thông báo cho tổ chức đảng quản lý đảng viên biết để kịp thời xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. Nếu có thay đổi hình thức khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thì tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính, đoàn thể cho phù hợp. Trường hợp nếu có quy định khác hoặc hết thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể thì không xem xét lại hình thức kỷ luật nhưng phải báo cáo lại bằng văn bản cho tổ chức đảng có thẩm quyền biết.
1.1.7. Tổ chức đảng bị kỷ luật thì tất cả thành viên trong tổ chức đó đều phải chịu trách nhiệm, phải ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, tổ chức đảng quyết định kỷ luật, nội dung, hình thức kỷ luật đối với tổ chức vào lý lịch của từng thành viên. Những thành viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến quyết định sai trái của tổ chức đảng đó cũng được ghi rõ vào lý lịch đảng viên và được bảo lưu ý kiến (nếu có); các nội dung về quản lý cán bộ đối với đảng viên đó (điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng,...) vẫn được thực hiện theo quy định.
1.1.8. Ngay sau khi quyết định kỷ luật tổ chức đảng có hiệu lực (kể cả quyết định kỷ luật đảng viên, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của tổ chức đảng, đảng viên có hiệu lực) cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên phải thực hiện việc ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên theo đúng quy định.
1.2. Trường hợp được miễn, không xử lý hoặc chưa xem xét, xử lý kỷ luật
1.2.1. Đảng viên chấp hành quyết định của cấp trên nhưng đã kịp thời báo cáo bằng văn bản hoặc bảo lưu ý kiến trước tổ chức đảng có thẩm quyền, cá nhân ra quyết định trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận quyết định đó là vi phạm.
1.2.2. Tổ chức đảng có thẩm quyền bỏ phiếu biểu quyết kỷ luật, đối chiếu kết quả với thời hiệu xử lý kỷ luật nếu đã quá thời hạn theo quy định thì tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm không bị xử lý kỷ luật (thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức đảng, đảng viên thực hiện hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật).
1.2.3. Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của Trung ương, mà không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý, nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
1.2.4. Đảng viên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế về năng lực hành vi dân sự khi xảy ra hành vi vi phạm thì không xử lý kỷ luật; tổ chức đảng có thẩm quyền phải làm thủ tục cho đảng viên ra khỏi Đảng.
1.2.5. Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
1.2.6. Đảng viên bị bệnh nặng đang phải điều trị nội trú tích cực ở bệnh viện để chữa bệnh, nếu có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền thì được hoãn, chờ đến khi sức khỏe hồi phục mới xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Về thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên (Điều 11)
2.1. Trường hợp cấp ủy viên cùng cấp đồng thời là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao, sau khi cấp ủy biểu quyết đề nghị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì báo cáo để ban thường vụ cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; nếu là cấp ủy tỉnh, thành và đảng ủy trực thuộc Trung ương thì báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.2. Trường hợp kỷ luật cách chức, khai trừ cấp ủy viên cùng cấp, sau khi cấp ủy biểu quyết đủ số phiếu theo quy định thì báo cáo ủy ban kiểm tra cấp trên để báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết định. Ở cấp tỉnh, thành và đảng ủy trực thuộc Trung ương thì báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3. Về thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng (Điều 12)
3.1. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy cấp dưới. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới. Đảng ủy cơ sở cấp trên trực tiếp quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận.
3.2. Ủy ban kiểm tra các cấp quyết định thi hành kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cấp dưới (tổ chức đảng cách một cấp trở xuống) khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật, xem xét thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên hoặc qua kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, kiểm tra tài chính đảng.
4. Về trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật (Điều 13)
4.1. Đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền gặp, nghe đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến phải có từ 2 người, ghi biên bản và được báo cáo đầy đủ tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật.
4.2. Trường hợp đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm khi được tổ chức đảng có thẩm quyền mời gặp nhưng không đến mà không có lý do chính đáng thì tổ chức đảng vẫn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo quy định.
4.3. Trường hợp tổ chức đảng hoặc bí thư cấp ủy vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật thì bí thư cấp ủy hoặc đại diện tổ chức đảng đó báo cáo để cấp ủy cấp trên quản lý trực tiếp cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật.
4.4. Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, khi xem xét xử lý kỷ luật phải kiểm điểm ở chi bộ và ở tổ chức đảng nơi đảng viên đó có vi phạm; trường hợp đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu hoặc chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng khác thì do trưởng đoàn kiểm tra hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4.5. Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn hình thức cảnh cáo thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời phải thông báo bằng văn bản nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm, đề xuất hình thức kỷ luật để cấp ủy quản lý đảng viên đó xem xét, quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời báo cáo với cấp ủy cấp trên có thẩm quyền của tổ chức đảng nơi quản lý chính thức đảng viên đó biết và chỉ đạo.
4.6. Đảng viên có vi phạm ở tổ chức đảng sinh hoạt chính thức nhưng sau khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát hiện thì do cấp ủy nơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết.
4.7. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên căn cứ nội dung vi phạm để thực hiện quy trình, thủ tục bỏ phiếu và quyết định thi hành kỷ luật mà không phải làm quy trình, thủ tục từ dưới lên.
4.8. Tổ chức đảng ban hành quyết định kỷ luật không đúng thẩm quyền hoặc quyết định xóa tên, chấp nhận cho xin ra khỏi Đảng, cho miễn nhiệm chức vụ, từ chức hoặc chấp nhận cho rút tên khỏi cấp ủy không đúng quy định thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp yêu cầu tổ chức đảng đó ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định không đúng quy định trước khi xem xét, kỷ luật và phải xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và người đứng đầu tổ chức đảng đó.
4.9. Tổ chức đảng sau khi ban hành quyết định kỷ luật mà phát hiện kỷ luật không đúng thẩm quyền, không đúng quy trình, thủ tục hoặc hành vi vi phạm thì phải chủ động xem xét lại quyết định kỷ luật của mình; nếu không có khiếu nại, chưa gây hậu quả thì không phải xem xét trách nhiệm.
4.10. Tổ chức đảng vi phạm kỷ luật thì cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, cơ quan lãnh đạo (thường trực cơ quan lãnh đạo) hoặc người đứng đầu của tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm (xây dựng báo cáo, dự kiến nội dung, chương trình, thành phần mời dự hội nghị), báo cáo trước hội nghị tổ chức mình để kiểm điểm làm rõ nội dung, mức độ, tính chất, hậu quả, nguyên nhân của vi phạm, xác định trách nhiệm của tổ chức đảng, cá nhân có liên quan, biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức đảng và báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đại diện của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp quản lý tổ chức đảng vi phạm dự và chỉ đạo hội nghị.
4.11. Tổ chức đảng sau khi chuyển giao, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc nhiệm kỳ, kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì người đứng đầu tổ chức đảng nhận chuyển giao, sáp nhập, chia tách, kết thúc hoạt động hoặc tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm và thực hiện các nội dung khác như nêu trên.
4.12. Về kiểm điểm tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật nhưng hết thời hiệu quy định hoặc có vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật:
- Tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật nhưng hết thời hiệu quy định hoặc tổ chức đảng, đảng viên bị tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận có vi phạm, khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải làm bản tự kiểm điểm và xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, khuyết điểm, hậu quả đã gây ra theo kết luận kiểm tra.
- Trường hợp tổ chức đảng, đảng viên do nhiều cấp ủy quản lý phải kiểm điểm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định (kể cả cấp ủy viên).
- Tổ chức đảng trực tiếp quản lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc khắc phục những vi phạm, khuyết điểm. Tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm phải báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền việc chấp hành kết luận kiểm tra, giám sát theo mốc thời gian quy định.
5. Về kỷ luật cách chức đối với đảng viên (Điều 14)
5.1. Cấp ủy có ban thường vụ, trường hợp chỉ cách chức bí thư, phó bí thư thì còn chức ủy viên ban thường vụ. Cách chức ủy viên ban thường vụ thì còn chức cấp ủy viên. Cách chức cấp ủy viên thì không còn chức bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ. Nếu bị cách chức ở nhiệm kỳ trước (một, một số chức vụ hoặc cách tất cả các chức vụ) thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ ở nhiệm kỳ sau hoặc quyết định cho miễn nhiệm chức vụ, từ chức.
5.2. Cách chức chủ nhiệm, phó chủ nhiệm thì vẫn còn là ủy viên ủy ban kiểm tra. Cách chức ủy viên ủy ban kiểm tra thì không còn là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy đó.
5.3. Chi bộ có chi ủy, nếu chỉ cách chức bí thư hoặc phó bí thư chi bộ thì còn chức chi ủy viên; nếu cách chức chi ủy viên thì đồng thời không còn là bí thư hoặc phó bí thư chi bộ.
6. Về trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu thi hành kỷ luật (Điều 15)
6.1. Sau khi thảo luận thống nhất, việc bỏ phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật chỉ thực hiện một lần bằng hình thức bỏ phiếu kín.
6.2. Khi thực hiện kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên về hình thức kỷ luật cụ thể đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thì cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới bỏ phiếu kỷ luật phải theo đúng kết luận của tổ chức đảng cấp trên (về tính chất, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật), không được bỏ phiếu hình thức kỷ luật thấp hơn kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên (trừ trường hợp phát hiện tổ chức đảng, đảng viên có tình tiết mới dẫn đến làm thay đổi bản chất vụ việc). Trường hợp kết quả bỏ phiếu kỷ luật khác so với kết luận của tổ chức đảng cấp trên thì phải báo cáo tổ chức đảng cấp trên xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành quyết định kỷ luật.
6.3. Việc cộng dồn phiếu chỉ thực hiện đối với việc biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật khi phiếu biểu quyết phân tán, không có hình thức kỷ luật cụ thể nào có đủ số phiếu theo quy định; trường hợp đã cộng dồn phiếu nhưng vẫn không có đủ số phiếu để quyết định hình thức kỷ luật theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định (kèm theo hồ sơ liên quan đến việc xem xét, quyết định kỷ luật).
6.4. Đảng viên có nhiều chức vụ thì ghi tất cả các chức vụ trong Đảng từ khi thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét kỷ luật vào phiếu biểu quyết; đối với hình thức kỷ luật chỉ cách chức một, một số chức vụ của đảng viên thì cộng dồn sổ phiếu đã biểu quyết từ hình thức kỷ luật cách chức vụ cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật cách chức vụ liền kề thấp hơn cho đến hình thức cách chức mà kết quả cộng dồn phiếu có đủ số lượng theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định (trừ hình thức kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng).
6.5. Đảng viên vi phạm đến mức phải khai trừ hoặc tổ chức đảng vi phạm đến mức phải giải tán nhưng chưa đủ hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ hoặc thành viên của tổ chức đảng bỏ phiếu đề nghị thì báo cáo và chuyển hồ sơ để tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Về hiệu lực quyết định kỷ luật (Điều 16)
7.1. Chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư chi bộ bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên quản lý trực tiếp để cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết định kỷ luật, chậm nhất 5 ngày chi bộ phải gửi báo cáo kết quả hội nghị (biên bản họp, bản tự kiểm điểm, phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật, biên bản kiểm phiếu của bí thư chi bộ) đến tổ chức đảng có thẩm quyền để ban hành quyết định kỷ luật.
7.2. Hội nghị công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải có đại diện tổ chức đảng ban hành quyết định (hoặc được ủy quyền công bố quyết định), đại diện tổ chức đảng quản lý tổ chức đảng hoặc đảng viên bị kỷ luật, đại diện tổ chức đảng bị kỷ luật hoặc đảng viên bị kỷ luật và lập biên bản lưu hồ sơ. Trường hợp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên bị kỷ luật đã nhận được văn bản mời họp nhưng không đến hoặc có mặt tại hội nghị nhưng không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.
7.3. Đảng viên bị truy nã, bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo giam giữ trở lên thì tổ chức đảng ban hành quyết định kỷ luật ủy quyền hoặc công bố quyết định kỷ luật tại các tổ chức đảng mà đảng viên đã sinh hoạt trước khi bị đình chỉ sinh hoạt đảng.
7.4. Đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì không được cơ cấu vào cấp ủy, bố trí làm cán bộ chủ chốt, bầu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu bầu vào các chức vụ cao hơn khi quyết định kỷ luật chưa hết hiệu lực.
7.5. Trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại hoặc khiếu nại nhưng sau đó rút đơn thì thời gian chấm dứt hiệu lực kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại được tính là sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật cuối cùng đối với tổ chức đảng, đảng viên đó.
7.6. Thay đổi hình thức kỷ luật từ khai trừ đối với đảng viên hoặc hình thức giải tán đối với tổ chức đảng thì thời hạn chấp hành kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật thay thế có hiệu lực.
7.7. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên không đúng với hành vi vi phạm, không đúng thẩm quyền, không đúng quy trình, thủ tục quy định (kể cả giải quyết khiếu nại kỷ luật) thì phải xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu cho tổ chức đảng có thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật nêu trên.
8. Về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật (Điều 17)
8.1. Đảng viên bị tuyên phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, xử lý kỷ luật cho phù hợp.
8.2. Đảng viên có hành vi phạm tội mà cơ quan bảo vệ pháp luật kết luận chưa đến mức xử lý hình sự hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; đã có kết quả xử lý đối với đảng viên có hành vi phạm tội bị khởi tố, bắt tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan bảo vệ pháp luật phải có văn bản thông báo cho cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc việc xử lý theo thẩm quyền luật định.
8.3. Trường hợp không phải làm quy trình, thủ tục từ dưới lên khi thi hành kỷ luật thì Ủy ban kiểm tra báo cáo đề xuất (bằng văn bản) để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định kỷ luật.
9. Về kỷ luật giải tán tổ chức đảng (Điều 18)
9.1. Đảng viên vi phạm thuộc tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán nhưng chưa đến mức phải khai trừ thì tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, hậu quả và nguyên nhân vi phạm của từng đảng viên mà xem xét, xử lý kỷ luật trước khi quyết định chuyển sinh hoạt đảng hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng. Những đảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật khai trừ thì phải khai trừ, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật ra quyết định khai trừ từng đảng viên.
9.2. Đảng viên đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán thì trong thời hạn 30 ngày, tổ chức đảng quản lý hồ sơ của đảng viên phải bàn giao đầy đủ hồ sơ cho tổ chức đảng quản lý đảng viên, cấp ủy viên được chuyển đến sinh hoạt để quản lý và làm thủ tục quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng theo quy định; đối với cấp ủy viên, khi tổ chức đảng bị giải tán thì không còn là cấp ủy viên của tổ chức đảng đó nữa, không phải làm thủ tục cho cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy.
IV- Giải quyết tố cáo
1. Về thẩm quyền giải quyết tố cáo (Điều 19)
Việc giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới do tổ chức đảng cấp trên trực tiếp giải quyết (ủy ban kiểm tra, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy). Việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên theo phân cấp quản lý cán bộ. Ban thường vụ cấp ủy và cấp ủy được quy định là một cấp giải quyết tố cáo, trước hết thuộc trách nhiệm của ban thường vụ cấp ủy; trường hợp thật sự cần thiết ban thường vụ cấp ủy báo cáo và đề nghị cấp ủy trực tiếp giải quyết tố cáo.
2. Về nguyên tắc giải quyết tố cáo (Điều 20)
2.1. Đảng viên mới được phát hiện hoặc bị tố cáo vi phạm trước khi kết nạp vào Đảng hoặc khi cơ quan, tổ chức hợp nhất, sát nhập, chia tách, giải thể thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
2.2. Đơn tố cáo của công dân (kể cả đảng viên) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, ký tên hoặc điểm chỉ, trình bày trung thực sự việc, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng (nếu có) của mình. Nếu tố cáo trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo.
2.3. Tổ chức đảng hoặc đảng viên bị tố cáo phải trình bày trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật có liên quan cho đoàn giải quyết tố cáo; tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng hoặc vu khống; không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho đoàn giải quyết tố cáo, không được truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người tố cáo.
2.4. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức trực tiếp (tại buổi làm việc), trường hợp cần thiết thì trích nội dung kết luận giải quyết tố cáo bằng văn bản hoặc cung cấp biên bản làm việc để trả lời người tố cáo được biết (trừ nội dung tố cáo có liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc liên quan đến các vụ việc, tài liệu chưa được phép công bố).
2.5. Người tố cáo được quyền xin rút một, một số nội dung tố cáo hoặc rút toàn bộ đơn tố cáo bằng văn bản (phải lập biên bản, ký xác nhận của người tố cáo) trước khi tổ chức đảng giải quyết tố cáo ra kết luận.
2.6. Tổ chức đảng có thẩm quyền chấp nhận cho kết thúc giải quyết một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn tố cáo khi người tố cáo có đơn tự nguyện hoặc trong biên bản làm việc xin rút một phần hay rút toàn bộ nội dung đơn tố cáo.
2.7. Nếu người tố cáo xin rút đơn tố cáo hoặc một số nội dung trong đơn tố cáo, nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo có cơ sở thì thực hiện nắm tình hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
2.8. Nếu có cơ sở khẳng định hoặc phát hiện người tố cáo bị ép buộc, đe dọa, mua chuộc thì tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý cho rút đơn tố cáo mà tiếp tục giải quyết tố cáo và phải có biện pháp hoặc yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tố cáo; quyết định kiểm tra hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với người tố cáo bị mua chuộc và người mua chuộc.
2.9. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu phát hiện đối tượng bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đưa nội dung tố cáo thành nội dung kiểm tra vào báo cáo chung về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận; lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo.
2.10. Đơn tố cáo nặc danh, giấu tên, mạo tên có nêu cụ thể địa chỉ, đối tượng bị tố cáo, có nội dung rõ ràng thì tổ chức đảng có thẩm quyền giao nắm tình hình để kiểm tra hoặc giám sát chuyên đề.
2.11. Không giải quyết tố cáo đối với người tố cáo tự nguyện xin rút đơn, đã được tổ chức đảng có thẩm quyền cho rút đơn hoặc đã xem xét, kết luận nhưng tố cáo lại nội dung cũ mà không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc.
2.12. Tổ chức đảng có thẩm quyền phải thông báo cho người tố cáo biết lý do đơn tố cáo không được giải quyết bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp (có biên bản làm việc); làm thủ tục kết thúc việc giải quyết tố cáo theo quy định.
2.13. Tổ chức đảng giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước những trường hợp sau: Truy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, không xem xét, giải quyết tố cáo; bao che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ tên, nơi công tác hoặc cư trú của người tố cáo cho người không có trách nhiệm biết; lợi dụng tố cáo để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc, thông tin sai sự thật, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ.
2.14. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình và vợ (hoặc chồng), cha, mẹ, con của người tố cáo.
2.15. Tổ chức đảng giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của vợ (hoặc chồng), cha, mẹ, con của người tố cáo thuộc quyền quản lý; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2.16. Tổ chức đảng giải quyết tố cáo quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết khi có căn cứ cho thấy vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của vợ (hoặc chồng), cha, mẹ, con của người tố cáo đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử.
V- Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
1. Về thẩm quyền, trách nhiệm (Điều 22)
1.1. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thông thường được tiến hành tuần tự từ dưới lên, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy được quy định là một cấp giải quyết khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại trước hết thuộc trách nhiệm của ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy; trường hợp thật sự cần thiết thì ban thường vụ cấp ủy báo cáo và đề nghị cấp ủy trực tiếp giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.
1.2. Đảng viên là cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý bị chi bộ kỷ luật thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở hoặc ban thường vụ đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ là đảng ủy cơ sở) là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu; đảng viên là cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp trên quản lý bị chi bộ kỷ luật thì ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên quản lý đảng viên đó là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu; nếu là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu.
1.3. Ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy đã quyết định kỷ luật thì ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp Ủy ban Kiểm tra Trung ương giải quyết khiếu nại kỷ luật, quyết định thay đổi bằng hình thức khai trừ, nếu đảng viên có khiếu nại thì Ban Bí thư là cấp giải quyết cuối cùng.
1.4. Chi bộ chỉ có bí thư, nếu bí thư bị chi bộ (trực thuộc đảng bộ cơ sở) kỷ luật có khiếu nại hoặc bí thư chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận bị chi bộ kỷ luật có khiếu nại thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở hoặc ban thường vụ đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ là đảng ủy cơ sở) là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu.
1.5. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật tổ chức đảng
1.5.1. Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo có khiếu nại thì ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng bị kỷ luật là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu; ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên của tổ chức đảng đã giải quyết khiếu nại lần đầu là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật tiếp theo.
1.5.2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán nếu có khiếu nại thì ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên của tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu. Ở Trung ương, cấp giải quyết khiếu nại tiếp theo là Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật cuối cùng.
1.5.3. Ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cùng cấp là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu đối với tổ chức đảng do ủy ban kiểm tra cùng cấp quyết định kỷ luật; Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu của tổ chức đảng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật.
2. Về phạm vi giải quyết khiếu nại (Điều 24)
2.1. Chỉ giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật, về nguyên tắc, thủ tục, quy trình và thẩm quyền thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật; các trường hợp khiếu nại không thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì tổ chức đảng phải chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
2.2. Khi giải quyết khiếu nại phải xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ so với hình thức kỷ luật đã quyết định để thảo luận thống nhất, biểu quyết tập trung không bị phân tán.
2.3. Quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật không đúng thẩm quyền thì tổ chức đảng giải quyết khiếu nại yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
2.4. Đơn vừa khiếu nại, vừa tố cáo thì tổ chức đảng chỉ giải quyết nội dung khiếu nại và hướng dẫn người khiếu nại thực hiện quyền tố cáo theo quy định.
2.5. Nếu đảng viên tự nguyện xin rút đơn khiếu nại (bằng văn bản) thì tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét cho rút đơn khiếu nại và kết thúc việc giải quyết (phải lập biên bản có ký xác nhận của người khiếu nại).
2.6. Đơn khiếu nại về xử lý kỷ luật hành chính, lịch sử chính trị, xác định tuổi đảng, xóa tên trong danh sách đảng viên thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khiếu nại biết bằng văn bản.
2.7. Tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật biết lý do đơn khiếu nại không được giải quyết.
3. Về trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành (Điều 27)
3.1. Biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật bằng phiếu kín chỉ áp dụng đối với việc thay đổi hình thức kỷ luật (tăng, giảm hoặc xóa hình thức kỷ luật); nếu giữ nguyên hình thức kỷ luật như quyết định của cấp dưới thì tổ chức đảng giải quyết khiếu nại trao đổi thống nhất bằng văn bản với tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật, không cần bỏ phiếu lại.
3.2. Đối tượng bị kỷ luật là cấp ủy viên cùng cấp hoặc tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý có khiếu nại thì trưởng đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật là ủy viên ban thường vụ cấp ủy trở lên; ở Trung ương nếu đối tượng khiếu nại là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoặc tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thì trưởng đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật là ủy viên Ban Bí thư hoặc ủy viên Bộ Chính trị.
3.3. Đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy thành lập làm việc với đại diện tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật, đã giải quyết khiếu nại để tiến hành thẩm tra, xác minh; tùy nội dung, tính chất vụ việc, trưởng đoàn giải quyết khiếu nại quyết định nội dung, kế hoạch, lịch làm việc với các tổ chức đảng có thẩm quyền đã quyết định kỷ luật hoặc đã giải quyết khiếu nại (nếu dự kiến có sự thay đổi về nội dung, hình thức kỷ luật hoặc tình tiết mới dẫn đến thay đổi bản chất vụ việc) hoặc tổ chức đảng giải quyết khiếu nại kỷ luật gần nhất (nếu dự kiến giữ nguyên hình thức kỷ luật).
3.4. Trước khi tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định giải quyết khiếu nại họp để xem xét, bỏ phiếu quyết định kỷ luật thì đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền gặp, nghe ý kiến của đối tượng khiếu nại, của đại diện cấp ủy, tổ chức đảng quản lý trực tiếp tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật và báo cáo đầy đủ ý kiến đó tại cuộc họp.
VI- Đình chỉ sinh hoạt đảng
1. Trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt đảng (Điều 28)
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy hoặc tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng hoặc cơ quan pháp luật (thực hiện các nhiệm vụ được giao, tường trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm,...); được đề đạt ý kiến của mình nhưng không được lấy danh nghĩa tổ chức đảng, danh nghĩa cấp ủy viên, chức vụ, công tác đã bị đình chỉ để điều hành công việc. Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy thì đồng thời bị đình chỉ các chức vụ trong Đảng.
- Khi có yêu cầu của cơ quan bảo vệ pháp luật về làm thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên đã làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về địa phương, nơi cư trú hoặc đến đơn vị, địa phương khác, nhưng phát hiện đảng viên đó không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng đến nơi mới theo quy định hoặc quá 3 tháng không tham gia sinh hoạt đảng mà không có lý do, thì tổ chức đảng cấp trên của tổ chức đảng quản lý đảng viên ủy quyền hoặc chỉ đạo tổ chức đảng nơi tiếp nhận làm thủ tục xóa tên đảng viên, trong thời hạn 5 ngày phải thông báo kết quả cho đảng viên, tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đi cho đảng viên và cơ quan bảo vệ pháp luật biết.
2. Về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng (Điều 29)
2.1. Đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Đình chỉ hoạt động của một cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương do Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư quyết định và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đối với cấp ủy các cấp bị đình chỉ hoạt động, sau khi có quyết định đình chỉ thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ngay một cấp ủy lâm thời để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của cấp ủy đã bị đình chỉ hoạt động.
2.2. Cấp ủy, tổ chức đảng bị đình chỉ được quyết định trở lại hoạt động hoặc bị kỷ luật giải tán và đã lập lại tổ chức đảng thì cấp ủy lâm thời đương nhiên giải thể.
2.3. Đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên do chi bộ và đảng ủy cơ sở đề nghị, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ và đảng ủy cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy quản lý cán bộ đó quyết định.
2.4. Trường hợp có thông báo bằng văn bản của cơ quan pháp luật về đảng viên bị truy tố, tạm giam, cấp ủy viên bị khởi tố mà chi bộ, cấp ủy cơ sở chưa đề nghị hoặc không đề nghị tổ chức đảng cấp trên xem xét thì ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên có thẩm quyền căn cứ hồ sơ đề nghị của cơ quan pháp luật để quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy theo quy định.
2.5. Trường hợp đối với đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý (theo phân cấp quản lý cán bộ) thì tổ chức đảng mà đảng viên, cấp ủy viên đó là thành viên hoặc tổ chức đảng nơi đảng viên đó sinh hoạt có văn bản báo cáo, đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định; Ủy viên Trung ương Đảng do Bộ Chính trị quyết định và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2.6. Đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng trở lên, dấu hiệu tham nhũng, khi cần thiết thì ủy ban kiểm tra báo cáo đề nghị ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cùng cấp đình chỉ hoặc yêu cầu đình chỉ chức vụ trong Đảng đối với đảng viên hoặc yêu cầu tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, đảng viên.
VII- Tổ chức thực hiện
Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ và thực hiện kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì báo cáo Ban Bí thư (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương) để xem xét, quyết định.
Giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn những vấn đề thuộc về quy trình, thủ tục và nghiệp vụ phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BAN BÍ THƯ




Văn Thưởng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?
Trường hợp nào hủy quyết định chấp hành án phạt tù?

Tòa án xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù khi người được hoãn án phạt tù thuộc các trường hợp sau:
- Không cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật hoặc thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội;
- Có kết quả giám định xác định họ mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi...

Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù;

- Bản sao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc bản sao trích lục bản án;

- Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;...

Quyết định xét miễn chấp hành án phạt tù gồm nội dung gì?

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

Quyết định xét miễn chấp hành án phạt tù gồm nội dung sau:

- Tên Tòa án ra quyết định;

- Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

- Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án phạt tù; Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định khác (nếu có); số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù;

- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;...

tin liên quan

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi